HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH HÀ TĨNH
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 46/2017/NQ-HĐND
|
Hà
Tĩnh, ngày 15 tháng 7 năm 2017
|
NGHỊ QUYẾT
VỀ NHIỆM
VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI 6 THÁNG CUỐI NĂM 2017
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH HÀ TĨNH
KHÓA XVII, KỲ HỌP THỨ 4
Căn cứ Luật tổ chức chính quyền địa
phương năm 2015;
Căn cứ Luật ban hành văn bản quy
phạm pháp luật năm 2015;
Xét Tờ trình số 229/TTr-UBND, ngày
30 tháng 6 năm 2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh; báo cáo thẩm tra của các Ban Hội đồng nhân dân tỉnh và ý kiến thảo luận của đại biểu
Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp,
QUYẾT NGHỊ:
Hội đồng nhân dân tỉnh cơ bản nhất
trí nội dung báo cáo của Ủy ban nhân dân tỉnh về tình hình kinh tế - xã hội 6
tháng đầu năm, nhiệm vụ và giải pháp 6 tháng cuối năm 2017, đồng thời nhấn mạnh
một số nội dung chủ yếu sau:
Điều 1. Tình hình kinh tế xã hội 6
tháng đầu năm
1. Kết quả đạt được
Tuy gặp rất nhiều khó khăn, nhất là ảnh
hưởng của sự cố môi trường biển, biến đổi khí hậu, nhưng được sự quan tâm, hỗ
trợ kịp thời của Trung ương, cùng nỗ lực của cả hệ thống
chính trị từ tỉnh đến cơ sở, của nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp, 6 tháng đầu
năm tỉnh ta đã đạt kết quả trên một số lĩnh vực, kinh tế, xã hội. Công tác bồi
thường thiệt hại cho nhân dân bị ảnh hưởng sự cố môi trường biển cơ bản đảm bảo
theo kế hoạch Trung ương giao; xây dựng nông thôn mới tiếp tục được quan tâm;
công nghiệp tăng trưởng khá; kim ngạch xuất khẩu vượt chỉ tiêu; tiếp tục thu
hút được các nguồn lực cho đầu tư phát triển. Văn hóa - xã hội đạt kết quả khá
toàn diện; an sinh xã hội được đảm bảo; công tác quản lý nhà nước trên một số
lĩnh vực có bước chấn chỉnh, tăng cường. An ninh chính trị, trật tự an toàn xã
hội được tập trung chỉ đạo, cơ bản giữ vững ổn định tình hình.
2. Những hạn chế, tồn tại
Tốc độ tăng trưởng
kinh tế còn thấp; hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn gặp khó khăn; xử
lý tồn đọng về công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng các dự án đầu tư còn chậm;
thu ngân sách đạt thấp. Sản xuất lúa vụ Xuân mất mùa trên diện rộng; chăn nuôi
lợn thua lỗ, một số mô hình kinh tế sản xuất khó khăn. Tiến độ xây dựng nông
thôn mới còn chậm, nguồn lực hạn chế. Cải cách hành chính chưa đáp ứng yêu cầu. Quản lý nhà nước trên một số lĩnh vực còn yếu kém. Giải quyết các vụ
việc tồn đọng còn chậm trễ, kéo dài. An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội
tiềm ẩn phức tạp. Ngoài nguyên nhân khách quan thì chủ yếu
vẫn do sự thiếu quyết liệt, thiếu
kiên trì, sâu sát, thiếu thông suốt trong chỉ đạo và tổ chức thực hiện nhiệm vụ;
tinh thần trách nhiệm người đứng đầu chưa cao, một số mặt, lĩnh vực còn buông lỏng
quản lý...
Điều 2. Một số nhiệm vụ, giải pháp
trọng tâm 6 tháng cuối năm
1. Tập trung chỉ đạo quyết liệt các
giải pháp thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế
a) Phục hồi, phát triển sản xuất nông
nghiệp, đảm bảo tốc độ tăng trưởng so với năm 2016. Tiếp tục tập trung chỉ đạo
thực hiện Chỉ thị số 13-CT/TU, ngày 27 tháng 12 năm 2016 của Ban Thường vụ Tỉnh
ủy về đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp năm 2017, trọng tâm là khôi phục sản xuất,
kiên trì chỉ đạo cơ cấu lại nông nghiệp, chuỗi liên kết sản xuất, bảo đảm sản
xuất gắn kết chặt chẽ với nhu cầu thị trường. Tổ chức rà soát, đánh giá toàn diện
quy hoạch, kế hoạch, đề án các mô hình phát triển kinh tế trong lĩnh vực nông
nghiệp. Chỉ đạo thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các giải pháp tháo gỡ khó khăn
ngành chăn nuôi; kiểm soát chặt chẽ môi trường, tăng cường công tác phòng chống
dịch bệnh. Tập trung chỉ đạo sản xuất vụ Hè Thu, vụ Đông vượt cả 3 chỉ tiêu về
diện tích, năng suất và sản lượng. Phát triển và nhân rộng các vùng nuôi tôm tập
trung gắn với bảo vệ môi trường sinh thái bờ biển; kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ
dịch bệnh thủy sản. Tháo gỡ khó khăn, xử lý dứt điểm các
vướng mắc, tồn đọng về giao đất, giao rừng; hoàn thành xây dựng và triển khai
thực hiện hiệu quả Đề án khai thác tiềm năng, lợi thế rừng, đất lâm nghiệp. Chấn
chỉnh, nâng cao hiệu quả công tác quản lý chất lượng giống, vật tư nông nghiệp;
b) Bảo đảm tăng trưởng cao khu vực
công nghiệp, trọng tâm là công nghiệp chế biến chế tạo và sản xuất phân phối điện,
nhất là các sản phẩm chiếm tỷ trọng lớn và đang có tăng trưởng cao như điện,
thép. Tiếp tục thu hút các dự án đầu tư vào Khu kinh tế Vũng Áng;
c) Đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu
tư 6 tháng cuối năm, cả vốn đầu tư của doanh nghiệp và vốn ngân sách. Tập trung
công tác giải phóng mặt bằng, đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm tại Khu kinh tế Vũng Áng; sớm hoàn thiện công tác chuẩn bị khởi công dự án Nhà máy nhiệt điện
Vũng Áng 2, dự án Ngàn Trươi Cẩm Trang giai đoạn 2; đẩy
nhanh tiến độ dự án Nhà máy chế biến gỗ HDF - MDF, dự án Nhà máy sản xuất thức
ăn gia súc của Công ty Dabaco, các dự án nhà ở xã hội. Đảm bảo tiến độ thi công
và giải ngân 100% các công trình, dự án đầu tư từ vốn ngân sách;
d) Thực hiện đồng bộ các giải pháp
thúc đẩy tăng trưởng các ngành thương mại dịch vụ. Tập trung tuyên truyền quảng
bá du lịch, chuyển đổi mô hình và nâng cao hiệu quả hoạt động các chợ, triển
khai các hoạt động xúc tiến thương mại, kích cầu tiêu dùng, bảo đảm nguồn cung ứng
hàng hóa cuối năm. Tăng cường quản lý thị trường, an toàn vệ sinh thực phẩm;
đ) Hoàn thành bồi thường thiệt hại
sau sự cố môi trường biển. Triển khai hiệu quả kế hoạch thực hiện các chính
sách khôi phục sản xuất, chuyển đổi nghề, tạo việc làm và đảm bảo an sinh xã hội
cho người dân bị ảnh hưởng theo Quyết định số 12/QĐ-TTg, ngày 06 tháng 01 năm
2017 của Thủ tướng Chính phủ;
e) Tập trung xây dựng kế hoạch phát
triển kinh tế, xã hội năm 2018 đảm bảo khoa học, thực tiễn,
gắn với thực hiện các chỉ tiêu của kế hoạch 5 năm 2015-2020.
2. Tiếp tục quán triệt, nâng cao nhận
thức, kiên trì và quyết tâm trong xây dựng nông thôn mới.
a) Rà soát, sửa đổi một số nội dung
trong bộ tiêu chí xã đạt chuẩn nông thôn mới trên địa bàn tỉnh tại Quyết định số
05/2017/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh. Xây dựng khung kế hoạch, lộ trình thực
hiện các tiêu chí của các xã thực hiện Chương trình nông thôn mới đến năm 2020;
b) Thực hiện cơ chế đặc thù trong quản
lý đầu tư các dự án, công trình thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo
và nông thôn mới đến năm 2020. Xây dựng và ban hành nguyên tắc, tiêu chí, định
mức phân bổ vốn ngân sách địa phương, cân đối nguồn lực bảo đảm đủ đối ứng cho
Chương trình mục tiêu quốc gia nông thôn mới giai đoạn 2017 - 2020 theo Quyết định
số 12/2017/QĐ-TTg, ngày 22 tháng 4 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ. Đồng thời,
tăng cường kiểm tra, giám sát việc tổ chức thực hiện cơ chế, chính sách đảm bảo
sử dụng có hiệu quả các nguồn lực;
c) Xây dựng, thực hiện Đề án mỗi xã một
sản phẩm. Chỉ đạo kiểm tra, phúc tra các xã đạt chuẩn giai đoạn 2013 - 2015.
Phát triển nhân rộng mô hình sản xuất hiệu quả, khu dân cư mẫu, vườn mẫu vì mục
đích thiết thực nâng cao đời sống nhân dân;
d) Triển khai Đề án xây dựng nông
thôn mới trong quá trình đô thị hóa trên địa bàn cấp huyện giai đoạn 2017 -
2020 theo Quyết định số 676/QĐ-TTg ngày 18 tháng 5 năm 2017 của Thủ tướng Chính
phủ.
3. Đẩy mạnh cải cách hành chính, cải
thiện môi trường kinh doanh và huy động các nguồn lực đầu tư
a) Phát huy hiệu quả hoạt động của
Trung tâm Hành chính công tỉnh; đẩy nhanh tiến độ Trung tâm Hành chính công thí
điểm cấp huyện; sắp xếp kiện toàn các Ban quản lý dự án, đơn vị sự nghiệp; tăng
cường thanh tra, kiểm tra công tác tổ chức cán bộ, chấn chỉnh kỷ luật, kỷ cương
và đạo đức công vụ; thực hiện nghiêm túc quy định về xây dựng văn hóa công sở;
b) Tiếp tục thực hiện Nghị quyết số
19-2017/NQ-CP, ngày 06/02/2017 của Chính phủ về cải thiện môi trường kinh
doanh; nâng cấp Cổng thông tin điện tử tỉnh; tổ chức đối
thoại doanh nghiệp theo tinh thần Nghị quyết 35/NQ-CP, ngày 16/5/2016 của Chính
phủ; chấn chỉnh công tác thanh tra, kiểm tra đối với doanh nghiệp. Hoàn thiện
quy định về quy trình thủ tục đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi cho địa phương,
doanh nghiệp và nhà đầu tư trong quá trình tìm hiểu, xúc tiến và triển khai dự
án đầu tư. Tiếp tục rà soát, nắm bắt và tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để đẩy
nhanh tiến độ triển khai các dự án đã đăng ký đầu tư có sử dụng đất;
c) Tăng cường kỷ cương, kỷ luật trong
lĩnh vực đầu tư công gắn với kế hoạch đầu tư công trung hạn. Tập trung thu hồi
vốn ứng trước kế hoạch; trả nợ vốn vay tín dụng ưu đãi; bố trí vốn thanh toán nợ
đọng xây dựng cơ bản; ưu tiên bố trí vốn đối ứng các công
trình, dự án ODA và các dự án đầu tư theo hình thức đối tác công - tư. Đẩy mạnh
đầu tư theo hình thức đối tác công - tư theo Nghị định số 15/2015/NĐ-CP, ngày
14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ; thu hút các nguồn vốn
tư nhân vào đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng.
4. Thực hiện tốt nhiệm vụ thu, chi
ngân sách
a) Chỉ đạo các ngành, địa phương thực
hiện đồng bộ các giải pháp, phấn đấu hoàn thành cao nhất dự toán thu ngân sách
đã được Hội đồng nhân dân tỉnh giao. Rà soát lại các nguồn thu đạt thấp để có
biện pháp khắc phục, chỉ đạo và đôn đốc thu nộp kịp thời; tăng cường công tác
giám sát kê khai thuế; có giải pháp xử lý dứt điểm nợ đọng thuế, hạn chế thấp
nhất nợ mới phát sinh;
b) Tăng cường quản lý chi ngân sách;
hạn chế tối đa ứng trước ngân sách; triệt để tiết kiệm chi thường xuyên, cắt giảm
chi thường xuyên đối với nhiệm vụ đã có trong dự toán nhưng đến 30/6/2017 chưa
phân bổ hoặc đã phân bổ nhưng chưa triển khai thực hiện; bảo đảm nguồn dự phòng
để thực hiện các nhiệm vụ đột xuất, phòng chống thiên tai, dịch bệnh, bảo đảm
an sinh xã hội trong 6 tháng cuối năm. Triển khai xây dựng Kế hoạch tài chính
ngân sách giai đoạn 2018 - 2020 và Kế hoạch đầu tư công
trung hạn 5 năm (2016-2020) nguồn ngân sách tỉnh; đẩy nhanh lộ trình giao tự chủ
tài chính đơn vị sự nghiệp.
5. Tiếp tục phát triển toàn diện các
lĩnh vực văn hóa, xã hội
a) Tổ chức tốt năm học 2017-2018; xây
dựng và triển khai Đề án phát triển giáo dục và đào tạo giai đoạn 2017-2025;
b) Thực hiện có hiệu quả các đề án,
chính sách phát triển văn hóa, thể thao, du lịch đã ban hành; triển khai xây dựng
Đề án bảo tồn di sản văn hóa đã được UNESCO vinh danh, Đề án xây dựng văn hóa,
con người Hà Tĩnh trong giai đoạn mới;
c) Tiếp tục nâng cao chất lượng khám
chữa bệnh, phát triển dịch vụ chăm sóc sức khỏe; nâng cao tỷ lệ bao phủ bảo hiểm
y tế; quan tâm thực hiện các chỉ tiêu về công tác dân số;
d) Quan tâm công tác đào tạo nghề, xuất
khẩu lao động, hỗ trợ giải quyết việc làm, nhất là lao động bị ảnh hưởng bởi sự cố môi trường biển, người dân bị thu hồi đất. Tổ chức phong trào đền
ơn đáp nghĩa; xử lý hồ sơ tồn đọng, bảo đảm quyền lợi cho người có công; thực hiện tốt các chính
sách an sinh xã hội;
đ) Tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước,
định hướng kịp thời hoạt động thông tin; thực hiện tốt các
đề án, chính sách về phát triển công nghệ thông tin.
6. Chú trọng ứng dụng các tiến bộ về
khoa học, công nghệ; tăng cường quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường và phòng
chống thiên tai, biến đổi khí hậu
a) Triển khai có hiệu quả các chính
sách phát triển khoa học công nghệ về giống cây trồng, vật nuôi; về cải tạo đất,
xử lý chất thải, khắc phục và bảo vệ môi trường; về bảo quản và chế biến nông sản;
về chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cộng đồng, phòng chống có hiệu quả bệnh dịch cho
người và gia súc;
b) Tập trung chỉ đạo giải quyết thủ tục
thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất, giao đất, tạo điều kiện thuận lợi triển
khai các dự án đầu tư. Tăng cường quản lý và tháo gỡ khó khăn trong khai thác
khoáng sản. Thực hiện nghiêm túc kết luận giám sát của Hội đồng nhân dân tỉnh về
công tác quản lý nhà nước về đất đai và môi trường trên địa bàn. Tiếp tục kiểm
soát chặt chẽ công tác bảo đảm môi trường tại dự án Formosa; phối hợp đánh giá
toàn diện, khách quan, khoa học về Dự án khai thác và tuyển quặng mỏ sắt Thạch
Khê đảm bảo phát triển bền vững;
c) Chủ động các phương án ứng phó
thiên tai, bão lũ, hạn hán, xâm nhập mặn, sạt lở; diễn tập tìm kiếm, cứu hộ cứu
nạn trước mùa mưa bão; kiểm tra an toàn đê, kè, hồ đập; kiểm soát chặt chẽ quy
trình vận hành xả lũ; nâng cao công tác dự báo, cảnh báo. Tăng cường công tác
tuyên truyền nâng cao ý thức phòng chống thiên tai cho người
dân; bảo đảm nguồn dự phòng ứng phó sự cố thiên tai.
7. Tập trung giải quyết tồn đọng, nhất
là các vụ việc phức tạp, kéo dài
a) Tiếp tục rà soát lại các vụ việc tồn
đọng ở cả 3 cấp; trọng tâm là giải quyết các vụ việc đã có kết luận; xây dựng
khung lộ trình, phân công trách nhiệm, xác định thời hạn cụ thể để xử lý dứt điểm
các vụ việc tồn đọng, kéo dài. Đẩy nhanh tiến độ và nâng cao chất lượng giải
quyết, xét xử các loại án.
b) Các địa phương chủ động rà soát,
đánh giá toàn diện việc xử lý các vụ việc tồn đọng, đơn
thư khiếu nại thuộc thẩm quyền; phân loại, có phương án xử lý cụ thể, dứt điểm
đối với từng vụ việc thuộc trách nhiệm giải quyết của từng cấp; không né tránh,
đùn đẩy trách nhiệm. Kịp thời báo cáo xin ý kiến chỉ đạo đối
với các vụ việc, vấn đề phức tạp, nhiều vướng mắc, vượt thẩm quyền.
8. Bảo đảm an ninh chính trị, trật tự
an toàn xã hội; nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại
a) Xây dựng hoàn thiện, triển khai các
phương án bảo đảm an ninh trật tự, an ninh nông thôn, an toàn giao thông và các
mục tiêu, khu vực trọng yếu; kịp thời xử lý các vụ việc phức tạp ngay từ cơ sở;
không để xảy ra điểm nóng; giữ vững ổn định tình hình. Tấn
công trấn áp mạnh mẽ đối với các loại tội phạm, tệ nạn xã hội; điều tra xử lý
nghiêm minh, kịp thời các vụ án hình sự, nhất là các vụ án tồn đọng. Thực hiện
nghiêm túc quy chế tiếp dân, giải quyết đơn thư, khiếu nại,
tố cáo và quy định về đối thoại với Nhân dân của chính quyền cơ sở;
b) Tiếp tục mở rộng hội nhập, hợp tác
quốc tế trên các lĩnh vực; tăng cường quảng bá hình ảnh, xúc tiến thu hút đầu
tư vào địa bàn tỉnh.
9. Đẩy mạnh phong trào thi đua, nâng
cao chất lượng công tác tuyên truyền
a) Phát động phong trào thi đua hoàn
thành xuất sắc các mục tiêu, nhiệm vụ, kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội, đảm
bảo an ninh, quốc phòng năm 2017 để tạo đà thuận lợi cho
năm 2018 và những năm tiếp theo;
b) Đổi mới nội dung, đa dạng hóa hình
thức tuyên truyền, tạo sự đồng thuận trong Nhân dân và xã hội. Phát huy vai trò
của Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể các cấp trong tuyên truyền, vận động các tầng lớp
nhân dân đoàn kết, tin tưởng và tích cực tham gia thực hiện các chủ trương,
chính sách của Đảng và Nhà nước, phát huy sức mạnh của toàn xã hội.
Điều 3. Tổ chức thực hiện
1. Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức và chỉ
đạo các cấp, các ngành triển khai thực hiện Nghị quyết này.
2. Thường trực Hội đồng nhân dân, các
Ban Hội đồng nhân dân, các Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng
nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết.
3. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh và
các tổ chức thành viên tham gia vận động đoàn viên, hội viên tích cực thực hiện
Nghị quyết.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân
dân tỉnh Khóa XVII, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 15 tháng 7
năm 2017 và có hiệu lực từ ngày 25 tháng 7 năm 2017./.
Nơi nhận:
- Ủy ban Thường vụ Quốc
hội;
- Ban Công tác đại biểu UBTVQH;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Chính phủ, Website Chính phủ;
- Kiểm toán nhà nước khu vực II;
- Bộ Tư lệnh Quân khu IV;
- Cục kiểm tra văn bản - Bộ Tư pháp;
- TT Tỉnh ủy, HĐND, UBND, UBMTTQ tỉnh;
- Đại biểu Quốc hội đoàn Hà Tĩnh;
- Đại biểu HĐND tỉnh;
- Văn phòng Tỉnh ủy;
- Văn phòng Đoàn ĐBQH tỉnh;
- Văn phòng HĐND tỉnh;
- Văn phòng UBND tỉnh;
- Các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh;
- TT HĐND, UBND các huyện, thành phố, thị xã;
- Trung tâm Công báo - tin học VP UBND tỉnh;
- Trang thông tin điện tử tỉnh;
- Lưu: VT.
|
CHỦ
TỊCH
Lê Đình Sơn
|