ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẮC NINH
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
553/QĐ-UBND
|
Bắc
Ninh, ngày 10 tháng 5 năm 2017
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN HỖ TRỢ NHÀ Ở ĐỐI VỚI HỘ NGHÈO THEO
CHUẨN NGHÈO TIẾP CẬN ĐA CHIỀU GIAI ĐOẠN 2016-2020 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC NINH
CHỦ TỊCH UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC NINH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền
địa phương năm 2015;
Căn cứ Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg
ngày 19/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành chuẩn nghèo tiếp cận
đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020;
Căn cứ Nghị quyết số 07-NQ/TU
ngày 10/4/2017 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bắc Ninh về việc thực hiện công tác giảm
nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, giai đoạn 2017-2020;
Căn cứ kết luận số 84-KL/TU
ngày 24/4/2017 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bắc Ninh về việc tiếp tục thực hiện Đề
án hỗ trợ xây dựng nhà cho hộ nghèo và hộ người có công năm 2017;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở
Xây dựng Bắc Ninh tại Tờ trình số 470/TTr-SXD ngày 28/4/2017,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Đề án hỗ trợ nhà ở đối với
hộ nghèo theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh
Bắc Ninh”.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.
Điều 3. Thủ trưởng các cơ quan: Văn phòng UBND tỉnh; các Sở, ban,
ngành thuộc UBND tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố; Chủ tịch
UBND các xã, phường, thị trấn; các tổ chức, cá nhân có liên quan căn cứ Quyết định
thi hành./.
Nơi nhận:
- Như điều 3;
- Bộ Xây dựng (b/c);
- TTTU, TT HĐND tỉnh (b/c);
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- VP UBND tỉnh: XDCB, KTTH, LĐVP;
- Lưu: VT, KGVX.
|
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Văn Phong
|
ĐỀ ÁN
HỖ TRỢ NHÀ Ở ĐỐI VỚI HỘ NGHÈO NĂM 2017 THEO CHUẨN NGHÈO TIẾP
CẬN ĐA CHIỀU GIAI ĐOẠN 2016 - 2020 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC NINH
I. SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG ĐỀ
ÁN
Trong những năm qua, công tác
giảm nghèo của tỉnh Bắc Ninh đã được các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ban,
ngành, đoàn thể quan tâm chỉ đạo và đạt được những kết quả tích
cực, nhiều chủ trương, chính sách về an sinh xã hội đi trước so với mặt bằng
chung của cả nước, cụ thể như: Chính sách hỗ trợ về nhà ở,
chuyển đổi ngành nghề, chính sách ưu đãi tín dụng, các chính sách về giáo dục,
y tế, đào tạo nghề, giải quyết việc làm,... tạo điều kiện cho người nghèo, cận
nghèo có cơ hội tiếp cận các dịch vụ xã hội.
Các văn bản, chính sách hỗ trợ,
trợ giúp người nghèo, người cận nghèo được ban hành đúng pháp luật, đáp ứng được
yêu cầu mục tiêu chung của Chương trình giảm nghèo và phù hợp điều kiện phát
triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Thực hiện Quyết định số
33/2015/QĐ-TTg ngày 10/8/2015 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nhà ở
đối với hộ nghèo theo chuẩn nghèo giai đoạn 2011-2015. Năm 2016, tỉnh Bắc Ninh
đã hỗ trợ xây dựng nhà ở cho 684 hộ nghèo, với tổng kinh phí trên 30,825 tỷ đồng,
về trước thời gian 04 năm theo Đề án của Chính phủ. Toàn tỉnh có 401 hộ/684 hộ
được hỗ trợ xây dựng nhà ở đã vươn lên thoát nghèo...
Thực hiện
Chương trình quốc gia về giảm nghèo bền vững giai đoạn
2016-2020, UBND tỉnh đã xây dựng Kế
hoạch rà soát hộ nghèo, hộ cận
nghèo theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều. Tính đến hết năm 2016, toàn tỉnh có 8.266 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 2,59%; 8.980
hộ cận nghèo, chiếm tỷ lệ 2,81%. Nhóm hộ nghèo thiếu hụt về thu nhập và tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản là: 6.699 hộ,
chiếm tỷ lệ 61,5%; nhóm hộ nghèo thiếu hụt về thu nhập nhưng đảm bảo các tiêu
chí về tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản là 2835 hộ, chiếm tỷ lệ 26,0%; nhóm hộ nghèo không thiếu hụt về thu nhập nhưng thiếu hụt về tiếp cận các dịch vụ xã hội
cơ bản là 1.367 hộ, chiếm tỷ lệ 12,5% .
Tuy nhiên, công tác giảm nghèo trên địa bàn tỉnh còn bộc lộ một số bất cập, tồn
tại, như: kết quả giảm nghèo chưa bền vững, chưa phát huy hết các nguồn lực xã
hội và chính bản thân người nghèo. Trên địa bàn tỉnh vẫn còn một số bộ phận gia
đình có hoàn cảnh khó khăn về nhà ở, nhà ở bị hư hỏng, cũ nát không có điều kiện
cải tạo, nâng cấp...
Nguyên nhân chủ yếu của những bất cập,
hạn chế: công tác tuyên
truyền, vận động nhân dân về giảm nghèo bền vững, về tự thân vận động phát triển
kinh tế vươn lên thoát nghèo của hộ nghèo chưa sâu rộng, chưa thường xuyên. Một
số hộ nghèo còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào các chính sách ưu đãi của Đảng và
Nhà nước và các nguồn trợ cấp khác, chưa có ý thức vươn lên thoát nghèo. Phần lớn hộ nghèo là hộ hưởng chính sách bảo trợ xã hội hoặc có thành
viên hưởng chính sách bảo trợ xã hội.
Thực hiện Nghị quyết số
07-NQ/TU ngày 10/4/2017 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về thực hiện công tác giảm
nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2017-2020, UBND tỉnh Bắc
Ninh đã xây dựng Chương trình giảm nghèo bền vững giai đoạn 2017-2020.
Để thực hiện hoàn thành mục
tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân mỗi năm 0,1% trở lên, phấn đấu đến năm 2020, tỷ lệ hộ nghèo theo
tiêu chí đa chiều trên địa bàn tỉnh giảm còn 2,2%; thực hiện hỗ trợ
kinh phí cho 100% hộ nghèo đủ điều kiện xây mới hoặc sửa chữa nhà ở; phấn đấu hoàn thành xây mới 854 nhà cấp 4 dột
nát, xuống cấp cho hộ nghèo tại các huyện, thị xã, thành phố trong năm 2017, việc xây dựng Đề án hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở theo tiêu chí nghèo đa
chiều 2016-2020 trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh là nhiệm vụ cần thiết và cấp bách.
II. CĂN CỨ PHÁP
LÝ
Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg ngày
19/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều
áp dụng cho giai đoạn 2016-2020;
Nghị quyết số 07-NQ/TU ngày
10/4/2017 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bắc Ninh về việc thực hiện công tác giảm
nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, giai đoạn 2017 - 2020;
Kết luận số 84-KL/TU ngày
24/4/2017 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bắc Ninh về việc tiếp tục thực hiện Đề án hỗ
trợ xây dựng nhà cho hộ nghèo và hộ người có công năm 2017.
III. NỘI DUNG ĐỀ
ÁN
1. Mục tiêu,
nguyên tắc hỗ trợ
1.1. Mục tiêu hỗ trợ
Tập trung phấn đấu giải quyết cơ bản
tình trạng nhà ở dột nát, hư hỏng lớn cho 854 hộ nghèo trên địa bàn toàn tỉnh
theo chuẩn nghèo đa chiều (giai đoạn 2016-2020) xong trong năm 2017; đảm bảo
sau khi hỗ trợ các hộ xây dựng được nhà ở an toàn, ổn định, từng bước nâng cao
mức sống, góp phần giảm nghèo bền vững.
1.2. Nguyên tắc hỗ trợ
- Bảo đảm công bằng, công khai và
minh bạch đến từng hộ gia đình trên cơ sở pháp luật và chính sách của Nhà nước,
đồng thời phù hợp với phong tục tập quán của địa phương và điều kiện thực tiễn,
gắn với quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương;
- Huy động từ nhiều nguồn vốn xã hội
để thực hiện, kết hợp giữa Nhà nước và nhân dân. Thực hiện hỗ trợ theo nguyên tắc:
hỗ trợ từ ngân sách của tỉnh và quỹ vì người nghèo; hỗ trợ từ các tổ chức,
doanh nghiệp, cộng đồng; hộ gia đình tự tổ chức xây dựng nhà ở.
- Tổ chức tốt việc rà soát bình
xét dân chủ sát thực từ cơ sở, đảm bảo đúng đối tượng, sự công bằng và giữ được
đoàn kết trong từng địa bàn dân cư. Thực hiện phương châm ưu tiên theo thứ tự hộ
khó khăn hơn làm trước.
2. Yêu cầu về
diện tích và chất lượng nhà ở
- Sau khi được hỗ trợ, các hộ gia đình
phải xây dựng được nhà ở mới hoặc sửa chữa, nâng cấp nhà ở đang có, đảm bảo diện
tích sử dụng tối thiểu 24m2 (đối với những hộ độc thân không
nơi nương tựa, có thể xây dựng nhà ở có diện tích sử dụng nhỏ hơn nhưng không
thấp hơn 18m2) và theo phương châm “3 cứng” (nền cứng, khung - tường
cứng, mái cứng); đảm bảo an toàn khi xảy ra bão, lốc, tuổi thọ căn nhà từ 10
năm trở lên.
- Trên cơ sở tiêu chuẩn, quy chuẩn
hiện hành, Sở Xây dựng xây dựng thiết kế mẫu với kinh phí xây dựng tối thiểu
khoảng 45 triệu đồng/nhà.
3. Mức hỗ trợ
- Mức hỗ trợ xây mới là 45 triệu đồng/nhà.
+ Ngân
sách của tỉnh hỗ trợ 33 triệu đồng/nhà.
+ Quỹ Vì
người nghèo các cấp hỗ trợ 12 triệu đồng/nhà.
- Ngoài mức
hỗ trợ nêu trên, nếu các hộ có nhu cầu xây dựng lớn hơn thiết kế mẫu, thì được
hỗ trợ vay thêm tối đa 25 triệu đồng/hộ từ Ngân hàng Chính sách xã hội theo Quyết
định số 33/2015/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
- Để tăng thêm hỗ trợ cho các hộ
nghèo xây dựng nhà Đại đoàn kết, UBMTTQ cấp xã, Ban công tác Mặt trận tại địa
bàn dân cư tích cực vận động các đoàn thể, gia đình, dòng họ, các tổ chức, cá
nhân hỗ trợ ngày công, kinh phí, tặng hộ nghèo các đồ dùng sinh hoạt...
4. Đối tượng
được hỗ trợ
4.1. Đối tượng
- 854 hộ trong danh sách hộ nghèo
năm 2017 có nhu cầu xây dựng nhà ở do UBMTTQ tỉnh tổng hợp (UBND và UBMTTQ cấp
huyện chịu trách nhiệm cung cấp danh sách số nhà ở hư hỏng nặng hoặc chưa có
nhà ở).
4.2. Điều kiện, thủ tục
hỗ trợ
Theo hướng dẫn tại văn bản số
10/KH-UBMTTQ ngày 12/4/2017 của Thường trực UBMTTQ tỉnh về việc lập kế hoạch
xây dựng nhà Đại đoàn kết.
5. Phạm vi áp
dụng
Chính sách hỗ trợ nhà ở đối với hộ
nghèo được áp dụng đối với các hộ thuộc đối tượng quy định tại Quyết định
59/2015/QĐ-TTg đang cư trú ở khu vực nông thôn hoặc tại các thôn, làng thuộc địa
bàn xã, phường, thị trấn các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh Bắc
Ninh.
6. Số lượng hộ
nghèo cần được hỗ trợ xây dựng nhà ở
Tổng số hộ: 854 hộ (Danh sách do
UBMTTQ tỉnh cung cấp). Cụ thể như sau:
TT
|
Đơn vị
|
Số lượng
|
TT
|
Đơn vị
|
Số lượng
|
1
|
Thành phố Bắc Ninh
|
71
hộ
|
5
|
Huyện Quế Võ
|
159
hộ
|
2
|
Thị xã Từ Sơn
|
35
hộ
|
6
|
Huyện Thuận Thành
|
154
hộ
|
3
|
Huyện Tiên Du
|
105
hộ
|
7
|
Huyện Gia Bình
|
94
hộ
|
4
|
Huyện Yên Phong
|
113
hộ
|
8
|
Huyện Lương Tài
|
123
hộ
|
7. Nguồn vốn
thực hiện
- Vốn ngân sách tỉnh và Quỹ “Vì
người nghèo” các cấp.
- Vốn huy động:
+ Vốn của hộ
gia đình được huy động từ gia đình, dòng họ;
+ Huy động nguồn vốn xã hội hóa từ
các tổ chức, cá nhân khác.
8. Xác định tổng số vốn thực hiện và phân khai nguồn vốn thực hiện
Tiếp
tục thực hiện Đề án phê duyệt năm 2016, trong đó ngân sách
tỉnh: 33 triệu đồng/nhà; Quỹ “Vì người nghèo”: 12 triệu đồng/nhà, thời gian thực
hiện thực hỗ trợ trong năm 2017. Tổng số tiền thực hiện: 38.430.000.000đ
(Ba mươi tám tỷ bốn trăm ba mươi triệu đồng).
Bảng
xác định tổng số vốn thực hiện và phân khai nguồn vốn
TT
|
Nguồn vốn
|
Đơn vị tính
(Tỷ đồng)
|
Diễn giải
|
1
|
Dự kiến vốn ngân sách tỉnh hỗ trợ
|
28,182
|
(33trđ/hộ x 854
hộ)
|
2
|
Dự kiến vốn hỗ trợ từ Quỹ “Vì người nghèo” các
cấp
|
10,248
|
(12trđ/hộ x
854hộ)
|
Tổng nguồn vốn
thực hiện
|
38,43
|
|
9. Quy trình và cách thức thực
hiện
9.1. Xây dựng Đề án
- UBMTTQ tỉnh tổng hợp và gửi danh sách về Sở
Xây dựng;
- Sở Xây dựng lập Đề án hỗ trợ báo cáo UBND tỉnh.
9.2. Cấp vốn
- Ngân sách tỉnh chuyển kinh phí hỗ trợ từ nguồn
ngân sách về Quỹ “Vì người nghèo” của tỉnh. UBMTTQ tỉnh chuyển tiền từ Quỹ “Vì
người nghèo tỉnh” về Quỹ “Vì người nghèo” cấp huyện theo Đề án; UBMTTQ cấp huyện
cấp vốn tới UBMTTQ cấp xã để thực hiện; UBMTTQ cấp xã thực hiện quản lý, cấp
phát, thực hiện thanh quyết toán việc xây dựng nhà ở theo từng giai đoạn xây dựng
do Ban Giảm nghèo cấp xã tổng hợp đề xuất.
- Khi có kinh phí được hỗ trợ từ nguồn xã hội
hóa, UBMTTQ tỉnh tiếp nhận, hoàn trả ngân sách Quỹ “Vì người nghèo”.
9.3. Thực hiện xây dựng nhà ở
UBMTTQ cấp xã phối hợp với UBND cùng cấp thực hiện;
giao Ban Giảm nghèo cấp xã hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các hộ gia đình xây dựng
nhà ở, vận động các hộ dân tự xây dựng nhà ở. Đối với hộ gia đình có hoàn cảnh
khó khăn (già cả, neo đơn, tàn tật…) không thể tự xây dựng nhà ở thì UBND,
UBMTTQ cấp xã vận động dòng họ xây dựng nhà ở, trong trường hợp dòng họ không
có khả năng xây dựng nhà ở thì Ban Giảm nghèo cấp xã tổ chức xây dựng nhà ở cho
các đối tượng hộ gia đình này.
10. Tiến độ thực hiện
Chương trình hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo
được thực hiện từ tháng 4 đến hết năm 2017; tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện
vào Quý I/ 2018.
IV. TỔ CHỨC
THỰC HIỆN
1. UBND tỉnh
Chỉ đạo các cơ quan liên quan,
các cấp chính quyền địa phương phối hợp với các tổ chức, đoàn thể trên địa bàn
tổ chức thực hiện và vận động cộng đồng ủng hộ, giúp đỡ hộ nghèo xây dựng nhà ở.
2. Ban Chỉ đạo thực hiện chính sách hỗ trợ nhà
ở tỉnh
Căn cứ mục tiêu, nhiệm vụ được giao, Ban Chỉ đạo
thực hiện chính sách hỗ trợ nhà ở tỉnh có nhiệm vụ:
- Chỉ đạo công
bố công khai các tiêu chuẩn, đối tượng và chỉ đạo bình xét, lập danh sách các hộ
nghèo, khó khăn về nhà ở trên địa bàn; phân loại ưu tiên
thực hiện hỗ trợ cho các đối tượng theo quy định. Chỉ đạo công tác lập dự toán,
quản lý, cấp phát, thanh toán, quyết toán nguồn vốn hỗ trợ theo hướng dẫn của Bộ
Tài chính;
- Chỉ đạo các cơ quan liên quan,
các cấp chính quyền địa phương phối hợp với các tổ chức, đoàn thể trên địa bàn
vận động cộng đồng giúp đỡ hộ nghèo xây dựng nhà ở;
- Thường xuyên kiểm tra việc thực
hiện, đảm bảo chính sách đến được từng hộ nghèo có khó khăn về nhà ở; đảm bảo
các hộ nghèo có nhà ở sau khi được hỗ trợ theo quy định;
- Tổ chức sơ kết, rút kinh nghiệm,
kịp thời kiến nghị các biện pháp giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong quá
trình thực hiện để trình các cấp, các ngành có thẩm quyền xem xét, giải quyết.
2.1. Sở Xây
dựng
+ Là cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo
thực hiện chính sách hỗ trợ nhà ở tỉnh;
+ Lập dự toán chi phí hoạt động của
Ban Chỉ đạo thực hiện chính sách hỗ trợ nhà ở theo đề án, hàng năm gửi Sở Tài
chính để cân đối, bố trí kinh phí thực hiện;
+ Chủ trì, phối hợp với các Sở: Tài
chính; Kế hoạch và Đầu tư; Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn; Tài nguyên và
Môi trường; Lao động, Thương binh và Xã hội; UBMTTQ tỉnh, Chi nhánh Ngân hàng
Chính sách xã hội tỉnh hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra các huyện, thị xã, thành phố
thực hiện chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở theo đúng mục tiêu và yêu cầu; tổng
hợp kết quả thực hiện, định kỳ báo cáo UBND tỉnh;
+ Cung cấp thiết kế mẫu cho Ban Chỉ
đạo các huyện, thị xã, thành phố.
2.2. Sở Tài chính
Chủ trì, phối hợp với các cơ quan,
đơn vị liên quan tham mưu giúp UBND tỉnh bố trí vốn ngân sách thực hiện hỗ trợ
theo kế hoạch được duyệt tại Đề án;
2.3. Sở Thông tin và Truyền
thông
Chỉ đạo công tác tuyên truyền, phổ
biến chính sách về hỗ trợ cải thiện nhà ở cho đối tượng hộ nghèo của tỉnh,
thông tin thường xuyên về kết quả thực hiện Đề án theo Quyết định phê duyệt.
2.4. Các Sở, ngành liên
quan: theo chức năng, nhiệm vụ, có kế hoạch phối hợp
thực hiện theo nhiệm vụ Đề án.
3. Ủy ban Mặt
trận Tổ quốc tỉnh
- Phối hợp rà
soát cung cấp danh sách hộ nghèo được hỗ trợ nhà ở;
- Phối hợp với Sở
Tài chính thực hiện việc tiếp nhận, phân bổ, hoàn trả kinh phí khi có Quyết định
của UBND tỉnh và khi có sự hỗ trợ từ các tổ chức, cá nhân;
- Tiếp tục đẩy mạnh
vận động ủng hộ Quỹ “Vì người nghèo”;
+ Phối hợp với
các cấp, các ngành trong việc kiểm tra, giám sát quá trình triển khai thực hiện
chính sách hỗ trợ nhà ở đối với hộ nghèo đảm bảo đúng mục tiêu và yêu cầu của
Ban chỉ đạo.
4. UBND các
huyện, thị xã, thành phố
- Kiện toàn Ban
Chỉ đạo hoặc Ban Điều phối thực hiện chính sách hỗ trợ nhà ở thuộc cấp quản lý
để chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện hỗ trợ nhà ở đối với hộ nghèo tại
địa phương.
- Chỉ đạo các
ngành liên quan phối hợp chặt chẽ với UBND cấp xã tổ chức công khai các cơ chế,
chính sách hỗ trợ nhà ở đối với hộ nghèo, giới thiệu rộng rãi các mẫu thiết kế
nhà ở để các hộ dân lựa chọn;
- Định kỳ tổng hợp
báo cáo tiến độ thực hiện về Sở Xây dựng và UBMTTQ tỉnh trước ngày 20 hàng
tháng, ngày 20 của tháng cuối Quý, tháng cuối năm và đột xuất (nếu có).
- Chỉ đạo UBND cấp
xã, phường, thị trấn:
+ Kiện toàn Ban
Chỉ đạo thực hiện chính sách hỗ trợ nhà ở cấp xã để thực hiện Chính sách hỗ trợ
hộ nghèo về nhà ở; tổ chức công bố, công khai rộng rãi các chính sách có liên
quan đến Chương trình hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở;
+ Chỉ đạo công
tác bình xét đảm bảo dân chủ, công khai; niêm yết danh sách đối tượng được xét
duyệt tại trụ sở UBND xã và nhà sinh hoạt cộng đồng thôn, làng, khu dân cư;
+ Tổ chức xây dựng
và nghiệm thu từng công trình nhà ở hỗ trợ;
+ Chỉ đạo các tổ
chức đoàn thể chính trị - xã hội tại địa phương giúp đỡ các hộ gia đình nghèo
xây dựng hoặc sửa chữa nhà ở; phát huy cao nhất nguồn lực từ cộng đồng và khả
năng vận động của hộ gia đình để khai thác các vật liệu như cát, đá, gỗ hoặc
ngày công lao động để tiết kiệm giá thành xây dựng nhà ở, nâng cao chất lượng
nhà.
+ Chỉ đạo các
thôn, làng, khu phố:
Tổ chức phổ biến đến từng hộ gia
đình dân cư trên địa bàn về các chủ trương, chính sách hỗ trợ nhà ở cho hộ
nghèo; tổ chức bình xét, lập danh sách và kế hoạch tổ chức thực hiện, báo cáo
UBND cấp xã để tổng hợp, lập phương án chung của xã;
Trực tiếp tổ chức xây dựng và nghiệm
thu từng công trình nhà ở được hỗ trợ tại địa phương./.