Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Kế hoạch 60/KH-UBND 2021 cơ cấu lại ngành nông nghiệp tỉnh Thái Nguyên

Số hiệu: 60/KH-UBND Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Tỉnh Thái Nguyên Người ký: Dương Văn Lượng
Ngày ban hành: 30/03/2021 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THÁI NGUYÊN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 60/KH-UBND

Thái Nguyên, ngày 30 tháng 3 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

CƠ CẤU LẠI NGÀNH NÔNG NGHIỆP TỈNH THÁI NGUYÊN GIAI ĐOẠN 2021-2025

Thực hiện Quyết định số 255/QĐ-TTg ngày 25/02/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2021-2025; Nghị quyết số 10-NQ/TU ngày 21/10/2019 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển nông nghiệp tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2019-2025, định hướng đến năm 2030, sau khi xem xét Văn bản số 546/SNN-KHTC ngày 12/3/2021 của Sở Nông nghiệp và PTNT, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2021-2025, cụ thể như sau:

I. DỰ BÁO, ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN TRONG THỜI GIAN TỚI

Trong giai đoạn 2021-2025, nông nghiệp vẫn là ngành sản xuất quan trọng, cung cấp nhu cầu thị trường về lương thực, thực phẩm, phát triển nông nghiệp, nông thôn gắn với công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, đảm bảo việc làm cho khu vực nông thôn, giảm khoảng cách thu nhập giữa nông thôn và thành thị, cải thiện chất lượng môi trường sinh thái, sẵn sàng ứng phó với biến đổi khí hậu, xây dựng nông thôn văn minh hiện đại. Sự bùng nổ của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 và thời đại kinh tế số tiếp tục mang đến nhiều cơ hội cũng như khó khăn, thách thức cho sự phát triển của kinh tế nông nghiệp, nông thôn.

Tỉnh ủy đã ban hành Nghị quyết số 10-NQ/TU ngày 21/10/2019 về phát triển nông nghiệp tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2019-2025, định hướng đến năm 2030; HĐND tỉnh ban hành các Nghị quyết: số 05/2019/NQ-HĐND ngày 23/7/2019 về quy định chính sách khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; số 33/NQ-HĐND ngày 23/7/2019 thông qua Đề án mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2019-2025; số 15/2020/NQ-HĐND ngày 11/12/2020 thông qua Đề án phát triển sản phẩm nông nghiệp chủ lực tỉnh giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030; ... với các nhiệm vụ, giải pháp, chính sách cụ thể làm cơ sở chỉ đạo, điều hành phát triển nông nghiệp. Tuy nhiên phát triển nông nghiệp, nông thôn trong giai đoạn tới còn khá nhiều khó khăn, như:

- Kinh tế hộ gia đình vẫn còn chiếm tỷ trọng cao, thực hiện tích tụ ruộng đất còn khó khăn liên quan đến sở hữu đất đai; phát triển hợp tác xã còn hạn chế, cần sự vào cuộc quyết liệt, chủ động của chính quyền địa phương.

- Hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng, cạnh tranh ngày càng gay gắt, nhất là thị trường tiêu thụ các sản phẩm nông sản, yêu cầu khắt khe về chất lượng, mu mã, vệ sinh an toàn thực phẩm.

- Biến đổi khí hậu, dịch bệnh, thiên tai xuất hiện và diễn biến phức tạp.

- Quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa đang diễn ra theo chiều rộng, tất yếu dn đến giảm diện tích đất và tài nguyên nước cho sản xuất nông nghiệp; làm cho nông nghiệp phải cạnh tranh nguồn lực phát triển với khu vực, lĩnh vực khác.

- Chưa có sự bứt phá về ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất nông nghiệp. Công nghiệp chế biến nông sản và công nghiệp phụ trợ có tốc độ phát triển chậm.

- Nguồn lực đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn còn hạn chế so với nhu cầu; các nguồn lực cho tăng trưởng khó khăn như: Quỹ đất sản xuất nông nghiệp; lao động có xu hướng chuyển dịch sang công nghiệp, dịch vụ; nguồn vốn đầu tư công,...

II. MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN

1. Mục tiêu tổng quát

Xây dựng nông nghiệp theo hướng hàng hóa, hiện đại, sản xuất an toàn, hu cơ, hợp tác, liên kết theo chuỗi giá trị bền vững. Tập trung phát triển các cây trồng, vật nuôi có lợi thế của tỉnh; thu hút doanh nghiệp và mọi thành phần kinh tế đầu tư vào nông nghiệp, hình thành chuỗi liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp chlực, đáp ứng yêu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu; phát triển kinh tế tập th, kinh tế trang trại; nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho người dân nông thôn, góp phần đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới và phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.

2. Mc tiêu cthể đến năm 2025

- Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng bình quân từ 3,5%/năm trở lên.

- Giá trị sản phẩm thu được trên 1 ha đất trồng trọt đạt 135 triệu đồng.

- n định tỷ lệ che phủ rừng từ 46% trở lên; có 98% người dân ở nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hp vệ sinh.

III. NHIỆM VỤ ĐẾN NĂM 2025

Tiếp tục rà soát quy hoạch các vùng sản xuất hàng hóa tập trung gắn với phát triển các sản phẩm chủ lực và sản phẩm OCOP của tỉnh.

Thực hiện Đề án phát triển sản phẩm nông nghiệp chủ lực giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 đã được UBND tỉnh phê duyệt, trong đó lựa chọn 06 sản phẩm nông nghiệp chủ lực để đầu tư phát triển, gồm 05 sản phẩm nằm trong nhóm sản phẩm chủ lực quốc gia: Chè; quả (na, nhãn, bưởi); thịt lợn; thịt gà và trứng gà; 01 sản phẩm không nằm trong nhóm sản phẩm chủ lực quốc gia: Quế.

1. Cơ cấu lại theo 03 nhóm sản phẩm

a) Nhóm sản phm chủ lực quốc gia; sản phm chủ lực cấp tỉnh

Thực hiện theo định hướng phát triển các nhóm sản phẩm chủ lực quốc gia theo Quyết định 225/QĐ-TTg ngày 25/02/2021 của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn tỉnh, gồm:

- Lúa gạo (sn phm chủ lực quốc gia): Nâng cao hiệu quả sử dụng đất lúa; sử dụng linh hoạt quỹ đất lúa, trong đó duy trì diện tích gieo cấy lúa toàn tỉnh hàng năm đạt 65.400 ha trở lên để đảm bảo sản lượng đạt trên 350.000 tấn lúa/năm đảm nhu cầu tiêu dùng lương thực trong tỉnh. Phát triển vùng sản xuất lúa tập trung quy mô lớn, sử dụng giống lúa có năng suất, chất lượng; cánh đồng sản xuất một giống, áp dụng kỹ thuật thâm canh, canh tác lúa SRI, 3 giảm - 3 tăng, tiếp tục nhân rộng các mô hình sản xuất các sản phẩm gạo đặc sản có thương hiệu như: Nếp Vải Phú Lương, nếp Thầu Dầu Phú Bình, gạo Bao Thai Định Hóa. Phát triển mrộng các vùng sản xuất lúa hữu cơ tại các huyện Phú Bình, Đại Từ; mở rộng diện tích gieo cấy các giống lúa năng suất, chất lượng cao, hữu cơ, đặc sản đến 2025 đạt trên 50% diện tích gieo cấy toàn tỉnh.

- Chè (sn phm chủ lực quốc gia, sản phẩm chủ lực cấp tỉnh): Giai đoạn 2021-2025 trồng mới 1.100 ha để mở rộng diện tích chè đến năm 2025 đạt 23.500 ha; 80% diện tích chè sản xuất tập trung được áp dụng theo tiêu chuẩn GAP, hữu cơ. Tiếp tục chuyn đi cơ cấu giống chè, trong đó trồng mới và trồng thay thế giống chè già ci, năng suất chất lượng thấp, đến năm 2025 diện tích chè giống mới chiếm 85% tng diện tích chè toàn tỉnh. Kiểm soát chặt chẽ chất lượng vật tư đầu vào (giống, phân bón, thuốc BVTV). Tăng cường áp dụng các quy trình kỹ thuật tiên tiến trong sản xuất, chế biến chè; đa dạng hóa sản phẩm đáp ứng yêu cầu thị trường; nâng cao sức cạnh tranh thương hiệu Chè Thái Nguyên thị trường tiềm năng trong nước và đẩy mạnh xuất khẩu.

- Cây ăn quả (sản phẩm chủ lực quốc gia, sản phẩm chủ lực cấp tỉnh): Phát triển cây ăn quả tập trung vào những loại cây ăn quả có thế mạnh, đặc sản của tỉnh (na, nhãn, bưởi); sử dụng giống mới có năng suất, chất lượng cao phù hợp với điều kiện của tỉnh; mở rộng diện tích hình thành các vùng sản xuất tập trung, thâm canh; áp dụng quy trình trồng, chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh hại tiên tiến, hiệu quả; sản xuất theo tiêu chuẩn an toàn, GAP, hữu cơ; áp dụng tiến bộ kỹ thuật canh tác rải vụ. Dự kiến đến năm 2025: Cây na diện tích 1.530 ha, sản lượng 13.300 tấn; cây nhãn diện tích 2.360 ha, sản lượng 9.850 tấn; cây bưởi diện tích 2.370 ha, sản lượng 21.500 tấn.

- Rau (sản phẩm chủ lực quốc gia): Diện tích gieo trồng rau đến năm 2025 đạt 15,6 nghìn ha. Đẩy mạnh phát triển một số vùng sản xuất rau tập trung chủ yếu tại thành phố Thái Nguyên, thành phố Sông Công, thị xã Phổ Yên, huyện Phú Bình, huyện Đại Từ; áp dụng quy trình sản xuất an toàn, hữu cơ, đảm bảo an toàn thực phẩm.

- Thịt lợn (sản phẩm chủ lực quốc gia, sản phẩm chủ lực cấp tỉnh): Phát triển chăn nuôi lợn với các giống cao sản theo hướng tăng tỷ trọng chăn nuôi trang trại; chú trọng công tác phòng chống dịch bệnh, môi trường chăn nuôi; nâng cao chất lượng con ging trong chăn nuôi nông hộ; ng dụng khoa học công nghệ, công nghệ cao, chăn nuôi an toàn sinh học và an toàn thực phẩm với vùng sản xuất chăn nuôi tập trung (chủ yếu ở các huyện có quỹ đất rộng: Đại Từ, Định Hóa, Phú Lương, Đồng Hỷ, Phú Bình, thị xã Ph Yên, ...). Đến năm 2025, tổng đàn lợn 750 nghìn con, sản lượng thịt hơi 110 nghìn tấn (trong đó sản lượng thịt hơi thuộc các trang trại chiếm 40% tng sản lượng); tỷ lệ đàn nái ngoại, nái lai đạt 80%.

- Thịt và trứng gia cầm (sản phẩm chủ lực quốc gia, sản phẩm chủ lực cấp tnh): Lựa chọn đầu tư phát triển theo hướng tăng tỷ trọng chăn nuôi trang trại, công nghiệp; chăn nuôi an toàn sinh học; xây dựng vùng an toàn dịch bệnh. Đầu tư, cải tạo chất lượng, phát triển các giống gà lông màu, gà bản địa có chất lượng và giá trị kinh tế cao; đến năm 2025 tổng đàn gà 15 triệu con, sản lượng thịt gà hơi 52,5 nghìn tn (sản lượng thịt hơi thuộc các trang trại chiếm 45% tng sản lượng); sản lượng trứng gà đạt 450 triệu quả.

- Gỗ, sản phẩm từ gỗ, lâm sản ngoài gỗ (sản phẩm chủ lực quốc gia, sản phm chlực cp tỉnh): Đẩy mạnh trồng rừng gỗ lớn nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế rừng, gn trồng rừng gỗ lớn với chương trình bảo vệ và phát triển rừng, phát triển công nghiệp chế biến gỗ và cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững. Giai đoạn 2021-2025 trồng rừng gỗ lớn 2 nghìn ha, chuyn hóa rừng gỗ nhỏ sang rừng glớn 5 nghìn ha. Năng suất rừng trồng đạt trên 12 m3/ha/năm, trữ lượng trên 150 m3/ha/chu kỳ 12 năm.

- Quế (sản phẩm chủ lực cấp tỉnh): Hình thành vùng trồng quế tập trung, theo hướng sản xuất hàng hóa, nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững tạo ra sản phẩm có chất lượng cao; quảng bá thương hiệu quế và sản phẩm chế biến từ quế đáp ứng nhu cầu của thị trường trong nước và ngoài nước. Đến năm 2025 diện tích cây quế đạt 6,5 nghìn ha.

b) Nhóm sản phẩm đặc sản địa phương

Triển khai các nội dung, cơ chế chính sách, giải pháp để nâng cao chất lượng sản phẩm theo Nghị quyết số 33-NQ/HĐND ngày 23/7/2021 của HĐND tỉnh; hoàn thiện sản phẩm theo tiêu chun, quy chun kỹ thuật, gắn với truy xuất nguồn gốc, thương hiệu địa phương và nhãn hiệu hàng hóa; tăng cường áp dụng công nghệ số trong quản lý và thương mại sản phẩm. Đến năm 2025 có ít nht 120 sản phẩm OCOP được chng nhận, trong đó có 6 sản phẩm OCOP đạt hạng 5 sao.

2. Cơ cấu lại sản xuất theo lĩnh vực

a) Lĩnh vực trng trọt

Rà soát xác lập các vùng sản xuất tập trung để định hướng phát triển đối với các cây trồng chủ lực như: Chè, lúa, rau, hoa, cây ăn quả; tập trung dồn điền, đi thửa, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến, mở rộng diện tích sử dụng các giống có năng suất cao, chất lượng tốt và quy trình canh tác an toàn, hu cơ. Tăng tỷ trọng cây ăn quả, rau nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của thị trường, góp phần đảm bảo an ninh lương thực quốc gia trong tình hình mới.

Quản lý và sử dụng hiệu quả đất chuyên trồng lúa. Phát triển nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sinh thái để đáp ứng nhu cầu của thị trường và phục vụ du lịch. Tốc độ tăng giá trị sản xuất bình quân giai đoạn 2021-2025 từ 1,6%/năm trở lên; đến năm 2025, giá trị sản phẩm thu được trên 1 ha đất trồng trọt đạt khoảng 135 triệu đồng.

b) Lĩnh vực chăn nuôi, thủy sản

Đẩy mạnh phát triển chăn nuôi trang trại tập trung theo quy mô công nghiệp ở các vùng xa khu dân cư theo hướng an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh, bảo vệ môi trường. Giảm chăn nuôi nhỏ lẻ quy mô hộ; phát triển chăn nuôi gắn với quản lý, xây dựng hệ thống cơ sở giết mổ, kinh doanh động vật, sản phẩm động vật; tiếp tục hình thành một số mô hình chui sản xuất, giết mổ, tiêu thụ sản phẩm. Tốc độ tăng giá trị sản xuất bình quân giai đoạn 2021-2025 từ 3,5%/năm trở lên. Đến năm 2025, quy mô chăn nuôi trang trại tập trung chiếm 50% tổng đàn; chăn nuôi lợn, gà an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh, an toàn thực phẩm chiếm 70% tng đàn; phấn đấu 100% các sản phẩm động vật tại các chợ được kiểm soát giết m.

Phát triển sản xuất thủy sản tại các hồ chứa thủy lợi (đảm bảo an toàn, bảo vệ môi trường); khuyến khích, đầu tư tăng diện tích nuôi thâm canh đối với ao gia đình bng các loại giống cá có năng suất và giá trị kinh tế cao; đẩy mạnh phát triển các vùng nuôi, trồng thủy sản thâm canh tập trung đối với doanh nghiệp, HTX, thợp tác. Tốc độ tăng giá trị sản xuất bình quân giai đoạn 2021-2025 từ 5,6%/năm trở lên. Diện tích nuôi thủy sản thâm canh đến năm 2025 đạt 2.000 ha.

c) Lĩnh vực lâm nghiệp

Phát triển rừng gỗ lớn gắn với quản lý rừng bền vững; đẩy mạnh việc sử dụng giống cây lâm nghiệp theo phương pháp nuôi cấy mô; triển khai thực hiện trồng rừng gỗ lớn, cung cấp nguyên liệu gỗ có chứng chỉ quản lý rừng bền vững; tạo vùng nguyên liệu ổn định, đáp ứng nhu cầu công nghiệp chế biến gỗ.

Tốc độ tăng giá trị sản xuất bình quân giai đoạn 2021-2025 từ 6%/năm trở lên; Đến năm 2025 diện tích rừng gỗ lớn và diện tích được cấp chứng chỉ rừng bền vững đạt 10% tng diện tích trồng rừng sản xuất.

3. Cơ cấu lại sản xuất theo vùng

Phát triển các vùng sản xuất cây trồng trên cơ sở rà soát hiện trạng đất đai, lợi thế của từng địa phương đđẩy mạnh liên kết vùng trong sản xuất nông nghiệp bền vững, hình thành các vùng sản xuất tập trung, chuyên canh các sản phẩm chủ lực, cụ thể:

- Định hướng vùng sản xuất tập trung đối với cây chè: Thành phố Thái Nguyên (Tân Cương, Phúc Xuân, Phúc Trìu, Thịnh Đức, Phúc Hà, Sơn Cm), thành phố Sông Công (Bình Sơn, Bá Xuyên), thị xã Phổ Yên (Phúc Thuận, Phúc Tân, Bắc Sơn, Thành Công, Vạn Phái, Minh Đức), huyện Đại Từ (Tân Linh, Phú Lạc, Yên Lãng, Hoàng Nông, Tiên Hội, PCường, Phúc Lương, Bản Ngoại, La Bng, TT Quân Chu, Tân Thái, Phú Xuyên, Đức Lương, Minh Tiến, Bộc Nhiêu, Bình Yên, Phú Thịnh), huyện Đồng Hỷ (Văn Hán, Khe Mo, Sông Cầu, Minh Lập, Hòa Bình, Hóa Trung, Hóa Thượng, Văn Lăng, Nam Hòa, Hp Tiến), huyện Phú Lương (Tức Tranh, Vô Tranh, Yên Lạc, Phú Đô, Động Đạt, Yên Ninh, Yên Trạch, CLũng), huyện Định Hóa (Bình Thành, Sơn Phú, Điềm Mặc, Thanh Định, Phú Đình, Thanh Định, Bộc Nhiêu, Bình Yên), huyện Võ Nhai (Liên Minh, Tràng Xá),

- Định hướng các vùng sản xuất cây ăn quả tập trung:

+ Cây na: Huyện Võ Nhai (La Hiên, Lâu Thượng, Phú Thượng, Tràng Xá, Dân Tiến, Bình Long), huyện Đồng Hỷ (Quang Sơn, Tân Long), huyện Phú Lương (Yên Lạc, Yên Đ, Yên Ninh), huyện Định Hóa (Phượng Tiến, Tân Dương).

+ Cây nhãn: Thị xã Phổ Yên (Phúc Thuận, Phúc Tân, Minh Đức, Thành Công, Bắc Sơn), huyện Đại Từ (Cát Nê, xã Quân Chu, thị trấn Quân Chu), huyện Đng Hỷ (Hóa Thượng, Hóa Trung, Tân Long, Khe Mo, Quang Sơn, Hợp Tiến), huyện Võ Nhai (La Hiên, Lâu thượng, Phú Thượng, Dân Tiến, Tràng Xá), huyện Phú Lương (Phn M, Động Đạt, Yên Đ, Yên Ninh, Ôn Lương, Hợp Thành).

+ Cây bưởi: Thị xã Phổ Yên (Phúc Thuận, Phúc Tân, Minh Đức, Thành Công, Bắc Sơn, Vạn Phái), huyện Đại Từ (Tiên Hội, Bản Ngoại, Hoàng Nông, xã Quân Chu, thị trn Quân Chu), huyện Võ Nhai (Tràng Xá, Dân Tiến, Liên Minh, Phương Giao, Phú Thượng, Lâu Thượng), huyện Phú Lương (Phấn M, Động Đạt, Yên Đ, Yên Ninh, CLũng, thị trn Đu), huyện Đng Hỷ (Hợp Tiến, Văn Hán, Khe Mo, Văn Lăng, Cây Thị, Tân Lợi, Tân Long, Nam Hòa), huyện Phú Bình (Tân Đức, Tân Khánh, Tân Kim, Tân Hòa, Tân Thành, Bàn Đạt), thành phố Sông Công (Bình Sơn, Bá Xuyên, Tân Quang).

- Định hướng vùng sản xuất chăn nuôi tập trung: Vùng chăn nuôi tập trung, trang trại theo quy hoạch phát triển chăn nuôi của các huyện, thành phố, thị xã; thực hiện nghiêm chỉnh quy định về vùng không được phép chăn nuôi, dịch chuyn chăn nuôi ra xa đô thị, khu dân cư, khu công nghiệp, khu du lịch, vùng nước đầu nguồn, các vùng quy hoạch sản xuất chè tập trung có thương hiệu nổi tiếng của tỉnh. Chủ yếu phát triển ở các huyện có quỹ đất rộng như: Đại Từ, Định Hóa, Võ Nhai, Phú Lương, Đồng Hỷ, Phú Bình, thị xã Phổ Yên...

- Định hướng vùng sản xuất gỗ, sản phẩm từ gỗ: Trồng rừng gỗ lớn tập trung vào các địa phương có diện tích rừng sản xuất lớn, theo hướng trồng cây gỗ lớn, chuyn hóa rừng gỗ nhỏ sang rừng gỗ lớn. Định hướng vùng sản xuất tập trung thuộc các huyện: Định Hóa, Võ Nhai, Đồng Hỷ, Phú Lương, Đại Từ, Phú Bình, thị xã PhYên, thành phố Sông Công. Sản xuất theo hướng trồng cây gỗ lớn, chuyn hóa rừng gỗ nhỏ sang rừng gỗ lớn (kéo dài chu kỳ sản xuất cây keo).

- Định hướng các vùng trồng quế: Vùng sản xuất tập trung tại các xã thuộc huyện Định Hóa: Xã Bộc Nhiêu, xã Lam Vĩ, xã Trung Lương, xã Phúc Chu, xã Phú Tiến, xã Trung Hội, xã Phượng Tiến, xã Bảo Linh, xã Bảo Cường, xã Kim Phượng, xã Quy Kỳ, xã Bình Thành...; huyện Võ Nhai: xã Vũ Chấn, xã Cúc Đường, xã Nghinh Tường, xã Sảng Mộc.

IV. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo, thông tin tuyên truyền

Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, điều hành của các cấp chính quyền trong triển khai thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đã đra trong Nghị quyết số 10-NQ/TU ngày 21/10/2019 của Ban chp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển nông nghiệp tỉnh Thái Nguyên, giai đoạn 2019 - 2025 và định hướng đến năm 2030; các Nghị quyết của HĐND tỉnh: số 33/NQ-HĐND ngày 23/7/2019 thông qua Đề án “Mỗi xã một sản phẩm” tỉnh Thái Nguyên, giai đoạn 2019-2025; số 15/2020/NQ-HĐND ngày 11/12/2020 thông qua Đề án phát triển sản phẩm nông nghiệp chủ lực tỉnh Thái Nguyên, giai đoạn 2021-2025, đnh hướng đến năm 2030; thực hiện hiệu quả chính sách thu hút các thành kinh tế đầu tư phát triển các sản phẩm chủ lực của tỉnh.

2. Công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng phục vụ các vùng sản xuất sản phẩm nông nghiệp chủ lực

Rà soát lại hiện trạng đất đai, lợi thế của từng địa phương để xây dựng quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2021-2030, kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2021-2025 đảm bảo không chồng lấn với diện tích quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất vào mục đích khác, đảm bảo bố trí đủ quỹ đất phục vụ kế hoạch phát triển các vùng sản xuất tập trung đối với các sản phẩm nông nghiệp chủ lực; xây dựng kế hoạch dồn điền đổi thửa, chuyển đổi đất lúa, đất rừng sản xuất và các loại đất khác đphát triển mở rộng các vùng sản xuất sản phẩm nông nghiệp chủ lực; có giải pháp bảo vệ và phát triển quỹ đất cho đầu tư phát triển các sản phẩm nông nghiệp chủ lực của tỉnh.

3. Đẩy mạnh chuyển giao ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ, công nghệ cao vào sản xuất sản phẩm nông nghiệp

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ sinh học, vật liệu mới, công nghệ thông tin, cơ khí hóa, tự động hóa, công nghệ tưới tiết kiệm. Sản xuất, sử dụng giống cây trồng vật nuôi mới có năng suất, chất lượng cao, thích ứng biến đổi khí hậu, đề kháng mạnh với sâu bệnh hại trên cây trồng, dịch bệnh trên đàn vật nuôi; đẩy mạnh áp dụng quy trình sản xuất an toàn, chất lượng.

4. Phát triển công nghiệp chế biến, bảo quản

Lựa chọn công nghệ chế biến, bảo quản tiên tiến, hiệu quả phù hợp với sản phẩm chủ lực. Gn chế biến sản phẩm với vùng nguyên liệu tập trung và công nghệ bảo quản sản phẩm; ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong giết m, chế biến đa dạng hóa sản phẩm thịt lợn, gà đnâng cao giá trị gia tăng gn với chui cung ứng sản phẩm an toàn.

5. Xây dựng thương hiệu, xúc tiến thương mại tiêu thụ sản phẩm

Tập trung xây dựng và phát triển thương hiệu cho các sản phẩm chủ lực của tỉnh: Các sản phẩm chè, cây ăn quả (na, nhãn, bưởi), sản phẩm thịt lợn, gà và sản phẩm g, quế theo hướng xây dựng “thương hiệu mạnh”, đảm bảo ưu thế cạnh tranh trên thị trường. Hợp tác liên kết giữa doanh nghiệp, hợp tác xã, nông hộ trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm; kết hợp xây dựng và quảng bá thương hiệu, tiêu thụ sản phm với các hoạt động văn hóa, du lịch; đẩy mạnh quảng bá, xúc tiến thương mại tiêu thụ sản phẩm với nhiu hình thức thiết thực, hiệu quả.

6. Phát triển và nâng cao hiệu quả các hình thức tổ chức sản xuất trong nông nghiệp, nâng cao chất Iượng nguồn nhân lực

Rà soát, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh và quản trị của các hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hiện có. Khuyến khích, hỗ trợ để đy mạnh thành lập mới các hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã tại các vùng sản xuất sản phẩm nông nghiệp chủ lực tập trung: các vùng sản xuất chè, quả, chăn nuôi lợn, gà, sản phẩm OCOP,... xây dựng và thực hiện hiệu quả các dự án hợp tác, liên kết giữa doanh nghiệp, hợp tác xã, nông hộ trong sản xuất, chế biến tiêu thụ sản phm gắn với chui cung ứng thực phẩm an toàn.

Nâng cao chất lượng công tác đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn, đặc biệt gn với chuyn đi sứng dụng công nghệ thông tin trong sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông sản, tập trung đào tạo nghề sản xuất sản phẩm nông nghiệp hàng hóa đi với lao động trong các doanh nghiệp, hợp tác xã.

7. Phát triển kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp

Tiếp tục đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất; ưu tiên đầu tư phát triển hệ thng đường giao thông, công trình thủy lợi, điện,... trong vùng sản xuất tập trung các sản phẩm chủ lực của tỉnh để thu hút đầu tư.

8. Giải pháp về cơ chế chính sách khuyến khích hỗ trợ phát triển sản phẩm nông nghiệp chủ lực

Thực hiện hiệu quả cơ chế chính sách đã ban hành, nguồn kinh phí hỗ trợ từ ngân sách nhà nước và các nguồn vốn hợp pháp khác. Tiếp tục rà soát điều chỉnh, bổ sung chính sách mới nhằm thúc đy phát triển các sản phẩm chủ lực theo hướng hỗ trợ tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc về đất đai trong sản xuất nông nghiệp, chuyn đi đất lúa, đất rng sản xuất, bố trí đất đai phát triển chăn nuôi tập trung; ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ sản xuất sản phẩm hàng hóa, an toàn, chất lượng, hỗ trợ phát triển chế biến sâu, chế biến tinh, chế biến công nghệ cao và bảo quản sản phẩm; hỗ trợ xây dựng thương hiệu, quảng bá, xây dựng liên kết, sản xuất, tiêu thụ sản phẩm; tiếp tục tăng cường đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng các vùng sản xuất tập trung (hạ tầng giao thông, thủy lợi, giống cây trồng, vật nuôi).

Đẩy mạnh, khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư vào sản xuất sản phẩm nông nghiệp chủ lực.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Chủ trì, phối hợp với các đơn vị, địa phương hướng dẫn tổ chức triển khai thực hiện Đề án phát triển sản phẩm nông nghiệp chủ lực của tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2021-2025, định hướng đến 2030.

Hướng dẫn chuyên môn kỹ thuật, cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi, thời vụ, quy trình kỹ thuật sản xuất; chuyển giao ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ, chuyn đi số; tham mưu, chỉ đạo xây dựng kế hoạch sản xuất giống cây trồng, vật nuôi, kế hoạch cung ứng vật tư đầu vào cho sản xuất;

Chủ trì, theo dõi việc thực hiện Kế hoạch này, định kỳ tng hp tham mưu báo cáo UBND tỉnh theo quy định.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư

Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT, các sở ngành liên quan và Ủy ban nhân dân huyện, thành phố, thị xã trên cơ sở mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp của Kế hoạch này, tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm, kế hoạch kinh tế - xã hội 5 năm, kế hoạch vốn đầu tư, tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.

Ch trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT hàng năm rà soát, tham mưu ban hành danh mục các dự án khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn và tổ chức các hoạt động xúc tiến, thu hút các doanh nghiệp, hợp tác xã đầu tư phát triển các sản phẩm nông nghiệp chủ lực của tỉnh; rà soát, điu chỉnh, bổ sung cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển nông, lâm nghiệp và thủy sản.

3. Sở Tài chính

Phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT hướng dẫn thực hiện cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển các sản phẩm nông nghiệp chủ lực; tham mưu, báo cáo UBND tỉnh cân đối, bố trí nguồn vốn sự nghiệp hỗ trợ thực hiện các chính sách phục vụ cơ cấu lại ngành nông nghiệp, khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp, nông phù hợp với quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn.

4. Sở Tài nguyên và Môi trường

Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất theo hướng tạo điều kiện thuận lợi để thu hút đầu tư vào nông nghiệp; hướng dẫn chuyển đổi mục đích sử dụng đất; quản lý, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đáp ứng nhu cầu phát triển sản phẩm nông nghiệp của tỉnh.

5. Sở Công Thương

Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, UBND các huyện, thành phố tham mưu triển khai các chính sách hỗ trợ và thu hút đầu tư phát triển công nghiệp chế biến, bảo quản nông, lâm, thủy sản trên địa bàn tỉnh; xây dựng kế hoạch xúc tiến thương mại và khuyến công; xây dựng các kênh tiêu thụ, kết nối cung cầu giữa vùng sản xuất với hệ thống phân phối trong và ngoài nước; hỗ trợ nông dân kết nối với các doanh nghiệp chế biến, hệ thống tiêu thụ sản phẩm, từng bước hình thành mạng sản xuất và chuỗi cung ứng khép kín từ sản xuất đến tiêu thụ; hỗ trợ xây dựng bao bì, nhãn mác, tem truy xuất nguồn gốc; phối hợp hỗ trợ xây dựng một số điểm giới thiệu, tiêu thụ sản phẩm tại một số địa phương trong và ngoài tỉnh; quảng bá, xúc tiến xuất khẩu đi với sản phẩm nông nghiệp đặc biệt là sản phẩm nông nghiệp chủ lực của tỉnh.

6. Sở Khoa học và Công nghệ

Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu, khảo nghiệm, thử nghiệm, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ, hiệu quả trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp đối với sản xuất, chế biến, bảo quản sản phm nông nghiệp; ưu tiên bố trí nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học của tỉnh và trung ương phục vụ chuyn giao, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ, công nghệ cao đphát triển các sản phẩm nông nghiệp chủ lực của tỉnh; nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước, tăng cường tập huấn, kiểm tra, hướng dẫn, hỗ trợ các tổ chức, cá nhân thực hiện sở hữu trí tuệ, quản lý, sử dụng thương hiệu sản phẩm nông nghiệp.

7. Sở Lao động, Thương binh và Xã hội

Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT, Ủy ban nhân dân huyện, thành phố, thị xã xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện đào tạo nghề nông nghiệp và phát triển nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

8. Liên minh Hợp tác xã

Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT, các cơ quan liên quan tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn, hỗ trợ thành lập mới, nâng chất lượng, hiệu quả hoạt động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã nông nghiệp; thực hiện hiệu quả chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã; hỗ trợ phát triển mô hình hợp tác, liên kết doanh nghiệp, hợp tác xã, nông hộ trong sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.

9. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh

Tăng cường vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh trong thực hiện công tác tuyên truyền, vận động, giám sát, phản biện xã hội và phát huy vai trò của mọi tầng lớp nhân dân trong cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh.

10. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã

Căn cứ Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XX, nhiệm kỳ 2020-2025; Chương trình hành động số 01-CTr/TU ngày 23/11/2020 của BCH Đảng bộ tỉnh về thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XX, nhiệm kỳ 2020-2025; Nghị quyết số 10-NQ/TU ngày 21/10/2019 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển nông nghiệp tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2019-2025, định hướng đến năm 2030; các Nghị quyết của HĐND tỉnh: số 33/NQ-HĐND ngày 23/7/2019 thông qua Đề án “Mi xã một sản phẩm” tỉnh Thái Nguyên, giai đoạn 2019-2025; số 15/2020/NQ-HĐND ngày 11/12/2020 thông qua Đề án phát triển sản phẩm nông nghiệp chủ lực tỉnh Thái Nguyên, giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 và Kế hoạch này chỉ đạo Phòng Nông nghiệp và PTNT, Phòng Kinh tế tham mưu, xây dựng và tổ chức thực hiện nhiệm vụ cơ cấu lại nông nghiệp tại địa phương.

Trên đây là Kế hoạch của UBND tỉnh thực hiện cơ cấu lại ngành nông nghiệp tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2021-2025./.

 


Nơi nhận:
- Bộ Nông nghiệp và PTNT (b/c);
- TT Tỉnh ủy, HĐND tỉnh (b/c);
- Chủ tịch, các Phó chủ tịch UBND tỉnh;
- Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh;
- Các Sở, Ban
, ngành đoàn thể của tỉnh;
- Các hội, hiệp hội doanh nghiệp t
nh;
- Huyện ủy, Thành ủy, Thị ủy;
- UBND các huyện, thành phố, thị xã;
- Đài PTTH tỉnh, Báo Thái Nguyên;
- Trung tâm Thông tin tỉnh;
- LĐ VP UBND tỉnh;
- Lưu: VT, TH, CNN.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Dương Văn Lượng

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Kế hoạch 60/KH-UBND ngày 30/03/2021 về cơ cấu lại ngành nông nghiệp tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2021-2025

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


1.434

DMCA.com Protection Status
IP: 18.220.112.210
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!