BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU
TƯ
TỔNG CỤC THỐNG KÊ
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 939/QĐ-TCTK
|
Hà Nội, ngày 30
tháng 8 năm 2021
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH PHƯƠNG ÁN KHẢO SÁT MỨC SỐNG DÂN CƯ NĂM 2022
TỔNG CỤC TRƯỞNG TỔNG CỤC THỐNG KÊ
Căn cứ Luật Thống
kê ngày 23 tháng 11 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 97/2016/NĐ-CP
ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định nội dung chỉ tiêu thống kê thuộc
hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia;
Căn cứ Quyết định số 10/2020/QĐ-TTg ngày 18 tháng 3 năm 2020 của Thủ
tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng
cục Thống kê trực thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
Căn cứ Quyết định số 43/2016/QĐ-TTg ngày 17 tháng 10 năm 2016 của Thủ
tướng Chính phủ về việc ban hành Chương trình điều tra thống kê quốc gia;
Căn cứ Quyết định số 1793/QĐ-BKHĐT ngày 12 tháng
12 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc ủy quyền cho Tổng cục
trưởng Tổng cục Thống kê ký quyết định tiến hành điều tra thống kê được phân
công trong Chương trình điều tra thống kê quốc gia;
Căn cứ Quyết định số 738/QĐ-TCTK ngày 23 tháng 6 năm 2021 của Tổng cục
trưởng Tổng cục Thống kê về việc ban hành Kế hoạch điều tra thống kê năm 2022 của
Tổng cục Thống kê;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Thu thập dữ liệu
và ứng dụng công nghệ thông tin thống kê.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Phương án Khảo sát mức sống
dân cư năm 2022 tại 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Điều 2. Giao Cục Thu thập dữ liệu và ứng dụng công nghệ thông tin thống
kê chủ trì, phối hợp với Vụ Thống kê Xã hội và Môi trường, đơn vị có liên quan
của Tổng cục Thống kê và Cục Thống kê tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ
chức thực hiện khảo sát theo đúng Phương án quy định.
Điều 3. Cục trưởng Cục Thu thập dữ liệu và ứng dụng công nghệ thông
tin thống kê, Vụ trưởng Vụ Thống kê Xã hội và Môi trường, Vụ trưởng Vụ Phương
pháp chế độ và Quản lý chất lượng thống kê, Vụ trưởng Vụ Pháp chế và Thanh tra
thống kê, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch tài chính, Chánh Văn phòng Tổng cục, Cục trưởng
Cục Thống kê tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Thủ trưởng các đơn vị có
liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như điều 3;
- Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư (để báo cáo);
- Lãnh đạo Tổng cục Thống kê;
- UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (để phối hợp chỉ đạo);
- Lưu: VT, TTDL (10).
|
TỔNG CỤC TRƯỞNG
Nguyễn Thị Hương
|
PHƯƠNG ÁN
KHẢO
SÁT MỨC SỐNG DÂN CƯ NĂM 2022
(Ban hành kèm theo Quyết định số 939/QĐ-TCTK ngày 30 tháng 8 năm 2021 của Tổng
cục trưởng Tổng cục Thống kê)
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU KHẢO SÁT
1. Mục đích
Khảo sát mức sống dân cư năm 2022 (viết gọn là KSMS
2022) là điều tra mẫu thuộc Chương trình điều tra thống kê quốc gia được thực
hiện nhằm mục đích:
- Thu thập thông tin, tổng hợp và biên soạn các chỉ
tiêu thống kê quốc gia về mức sống hộ dân cư để đáp ứng nhu cầu thông tin thống
kê trong việc đánh giá thực trạng đời sống của dân cư.
- Đo lường nghèo và phân hóa giàu nghèo trong cộng
đồng dân cư phục vụ hoạch định chính sách, kế hoạch, chương trình mục tiêu quốc
gia và phát triển kinh tế - xã hội.
2. Yêu cầu
- Thực hiện khảo sát đúng các nội dung quy định
trong Phương án.
- Bảo mật thông tin thu thập từ các đối tượng khảo
sát theo quy định của Luật Thống kê.
- Quản lý và sử dụng kinh phí của cuộc khảo sát
đúng chế độ hiện hành, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả.
- Kết quả khảo sát phải đáp ứng yêu cầu của người
dùng tin trong và ngoài nước; đảm bảo tính so sánh quốc tế.
II. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG, ĐƠN VỊ
KHẢO SÁT
1. Phạm vi khảo sát
KSMS 2022 được tiến hành trên phạm vi 63 tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương (viết gọn là tỉnh, thành phố).
2. Đối tượng khảo sát
Đối tượng của KSMS 2022 là hộ dân cư (viết gọn là hộ),
các thành viên hộ và các xã có hộ được khảo sát.
Hộ là một hoặc một nhóm người ăn chung, ở chung từ
6 tháng trở lên trong 12 tháng qua và có chung quỹ thu chi.
Thành viên hộ là những người thỏa mãn đồng thời hai
điều kiện sau:
(1) Cùng ăn, ở chung trong hộ từ 6 tháng trở lên
trong 12 tháng qua.
(2) Có chung quỹ thu chi, nghĩa là mọi khoản thu nhập
của thành viên đều được đóng góp vào ngân sách chung của hộ và mọi khoản chi
tiêu của họ đều lấy từ ngân sách đó.
Chủ hộ: Chủ hộ là người có vai trò điều hành, quản
lý gia đình, giữ vị trí chủ yếu, quyết định những công việc của hộ. Thông thường
(nhưng không nhất thiết) chủ hộ là người có thu nhập cao nhất trong hộ, nắm được
tất cả các hoạt động kinh tế và nghề nghiệp của các thành viên khác của hộ. Đa
số chủ hộ theo khái niệm trên trùng với chủ hộ theo đăng ký hộ khẩu, nhưng có
trường hợp chủ hộ trong cuộc khảo sát này khác với chủ hộ theo đăng ký hộ khẩu.
Trong cuộc khảo sát này, có 5 trường hợp ngoại lệ
dưới đây được coi là thành viên của hộ, cụ thể:
(1) Chủ hộ không ăn, ở trong hộ hơn 6 tháng.
(2) Trẻ em sinh ra chưa đầy 6 tháng.
(3) Những người tuy mới ở trong hộ chưa đủ 6 tháng
nhưng tương lai sẽ ở lâu dài trong hộ, kể cả đã có hoặc chưa có giấy chứng nhận
(giấy đăng ký kết hôn, giấy chuyển đến, giấy xuất ngũ về với gia đình...). Những
người này bao gồm: con dâu về nhà chồng, con rể về nhà vợ, người đi làm việc, học
tập, lao động ở nước ngoài hoặc ở các cơ quan xí nghiệp trong nước trở về hộ,
người từ lực lượng vũ trang trở về, về nghỉ hưu, nghỉ mất sức,...
(4) Học sinh, sinh viên, những người đi làm việc,
đi học ở nơi khác trong nước và những người đi chữa bệnh trong/ngoài nước trên
6 tháng nhưng hộ phải nuôi.
(5) Khách, họ hàng đến chơi đã ở trong hộ 6 tháng
trở lên và hộ phải nuôi toàn bộ.
Trong cuộc khảo sát này, có 2 trường hợp ngoại lệ
dưới đây không được coi là thành viên của hộ, cụ thể:
(1) Người giúp việc có gia đình riêng sóng ở nơi
khác, bản thân có quỹ thu chi riêng và đang ở chung nhà, ăn chung với hộ.
(2) Người chuyển khỏi hộ có tính chất lâu dài; người
chết trong 12 tháng qua, mặc dù họ đã từng sống trong hộ hơn 6 tháng.
3. Đơn vị khảo sát
Đơn vị khảo sát trong cuộc khảo sát này là hộ và xã
được chọn khảo sát.
III. LOẠI ĐIỀU TRA
KSMS 2022 là điều tra chọn mẫu, gồm 46.995 hộ;
trong đó, 37.596 hộ thu thập thông tin bằng Phiếu số 1A/KSMS22-HO (viết gọn là
hộ thu nhập) và 9.399 hộ thu thập thông tin bằng Phiếu số 1B/KSMS22-HO (viết gọn
là hộ thu nhập - chi tiêu). Tổng số địa bàn khảo sát được chọn là 3.133 địa bàn
từ dàn mẫu chủ. Dàn mẫu chủ được chọn từ dàn mẫu của Tổng điều tra dân số và
nhà ở năm 2019 được cập nhật khi tiến hành khảo sát. Mẫu của KSMS 2022 được thiết
kế theo 2 bước:
Bước 1. Chọn địa bàn khảo sát
Chọn 3.133 địa bàn trong KSMS 2022, bao gồm: 25% địa
bàn được chọn lại từ các địa bàn chỉ được khảo sát trong KSMS năm 2020,25% địa
bàn được chọn lại từ các địa bàn đã được khảo sát trong cả hai cuộc KSMS năm
2020 và KSMS năm 2021,25% địa bàn được chọn lại từ các địa bàn chỉ được khảo
sát trong KSMS năm 2021 và 25% địa bàn được chọn mới từ dàn mẫu chủ, cụ thể như
sau:
25% ĐBĐT
|
25% ĐBĐT
|
25% ĐBĐT
|
(Chọn mới từ dàn mẫu
chủ)
|
25% ĐBĐT
|
KSMS 2021
|
25% ĐBĐT
|
25% ĐBĐT
|
25% ĐBĐT
|
25% ĐBĐT
|
KSMS 2020
|
|
|
KSMS 2022
|
Bước 2. Chọn hộ khảo sát
+ Đối với địa bàn được chọn lại từ KSMS 2020, KSMS
2021: Chọn tất cả 15 hộ đã được khảo sát năm 2020 và năm 2021 trong các địa bàn
này. Trường hợp hộ trong KSMS 2020, KSMS 2021 không còn tại địa bàn, chọn hộ
thay thế như hướng dẫn tại sổ tay hướng dẫn nghiệp vụ KSMS 2022.
+ Đối với địa bàn được chọn mới: Chọn 20 hộ từ bảng
kê danh sách các hộ của địa bàn được chọn (sau khi đã được cập nhật) theo
phương pháp ngẫu nhiên hệ thống. Từ 20 hộ được chọn này, chọn 15 hộ chính thức
(12 hộ thu nhập và 3 hộ thu nhập - chi tiêu) và 5 hộ dự phòng (3 hộ thu thập và
2 hộ thu nhập - chi tiêu), chi tiết về chọn mẫu được đề cập trong sổ tay hướng
dẫn nghiệp vụ KSMS 2022.
Cục Thu thập dữ liệu và ứng dụng thông tin thống kê
(viết gọn là Cục TTDL) thực hiện chọn địa bàn khảo sát. Cục Thống kê tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương (viết gọn là Cục Thống kê) thực hiện rà soát, cập
nhật danh sách hộ của các địa bàn được chọn theo hướng dẫn.
Địa bàn và mẫu khảo sát phân bổ cho 12 kỳ để tổ chức
thu thập thông tin hàng tháng, cụ thể ở cấp độ toàn quốc như sau:
Thời gian khảo
sát
|
Số địa bàn (địa
bàn)
|
Số hộ (hộ)
|
Tổng số
|
Hộ thu nhập
|
Hộ thu nhập -
chi tiêu
|
Tổng số
|
3.133
|
46.995
|
37.596
|
9.399
|
Chia ra:
|
|
|
|
|
Tháng 1/2022
|
261
|
3.915
|
3.132
|
783
|
Tháng 2/2022
|
261
|
3.915
|
3.132
|
783
|
Tháng 3/2022
|
261
|
3.915
|
3.132
|
783
|
Tháng 4/2022
|
261
|
3.915
|
3.132
|
783
|
Tháng 5/2022
|
261
|
3.915
|
3.132
|
783
|
Tháng 6/2022
|
262
|
3.930
|
3.144
|
786
|
Tháng 7/2022
|
261
|
3.915
|
3.132
|
783
|
Tháng 8/2022
|
261
|
3.915
|
3.132
|
783
|
Tháng 9/2022
|
261
|
3.915
|
3.132
|
783
|
Tháng 10/2022
|
261
|
3.915
|
3.132
|
783
|
Tháng 11/2022
|
261
|
3.915
|
3.132
|
783
|
Tháng 12/2022
|
261
|
3.915
|
3.132
|
783
|
Cục TTDL phân bổ và gửi danh sách các địa bàn đã chọn
theo từng kỳ khảo sát cho Cục Thống kê để rà soát, cập nhật phục vụ việc chọn hộ
khảo sát. Danh sách hộ của các địa bàn được chọn phải lưu giữ tại Cục Thống kê
và tải lên Trang thông tin điện tử của KSMS 2022 vào ngày 25 tháng trước của kỳ
khảo sát để thực hiện chọn hộ.
IV. THỜI ĐIỂM, THỜI GIAN VÀ
PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT
1. Thời điểm khảo sát
Thời điểm khảo sát thu thập thông tin là ngày điều
tra viên (ĐTV) trực tiếp phỏng vấn và ghi phiếu tại hộ (đối với phiếu hộ), nhân
trắc viên trực tiếp cân đo các thành viên hộ dưới 16 tuổi và ghi thông tin vào
phiếu (đối với nội dung về nhân trắc), đội trưởng phỏng vấn và ghi phiếu tại xã
(đối với phiếu xã) trong khoảng thời gian khảo sát được quy định tại Phần IV, Mục
3 Phương án này.
2. Thời kỳ thu thập thông tin
Các chỉ tiêu thời kỳ trong cuộc khảo sát này có thời
kỳ khảo sát (tham chiếu) là 30 ngày hoặc 12 tháng trước thời điểm khảo sát. Thời
kỳ khảo sát được quy định cụ thể tại phiếu khảo sát.
3. Thời gian khảo sát
KSMS 2022 được tiến hành trong 12 kỳ, bắt đầu từ
tháng 01 đến tháng 12 năm 2022. Thời gian thu thập thông tin tại địa bàn mỗi kỳ
là 15 ngày (bao gồm cả thời gian di chuyển), bắt đầu vào ngày 05 hàng tháng,
riêng tháng 02 bắt đầu từ ngày 07.
4. Phương pháp khảo sát
KSMS 2022 áp dụng phương pháp phỏng vấn và cân đo
trực tiếp. ĐTV, nhân trắc viên và đội trưởng sử dụng phiếu điện tử được cài đặt
trên thiết bị điện tử thông minh (CAPI) để thu thập thông tin.
- ĐTV có trách nhiệm đến gặp trực tiếp chủ hộ và những
thành viên trong hộ có liên quan để phỏng vấn và điền thông tin vào phiếu CAPI.
- Nhân trắc viên cân đo trực tiếp thành viên dưới
16 tuổi của hộ khảo sát và ghi thông tin vào phần nhân trắc trong phiếu CAPI.
- Đội trưởng đội khảo sát phỏng vấn lãnh đạo xã và
người có liên quan, điền thông tin vào phiếu phỏng vấn xã trên CAPI.
Để bảo đảm chất lượng thông tin thu thập, ĐTV, nhân
trắc viên và đội trưởng không được sao chép thông tin từ các nguồn có sẵn khác
vào phiếu điện tử.
V. NỘI DUNG, PHIẾU KHẢO SÁT
1. Nội dung khảo sát đối với
hộ
- Thông tin định danh của hộ.
- Thông tin của thành viên hộ về nhân khẩu học,
giáo dục, y tế, nhân trắc, việc làm và tiền lương, tiền công.
- Thông tin về hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch
vụ tạo thu nhập và thu nhập khác của hộ.
- Thông tin về chi tiêu của hộ, gồm: chi cho ăn, mặc,
ở, đi lại, giáo dục, y tế, văn hóa,... và chi khác.
- Thông tin về điều kiện sống của hộ gồm: nhà ở, điện,
nguồn nước sử dụng, điều kiện vệ sinh và đồ dùng lâu bền.
- Thông tin về tiếp cận các chương trình an sinh xã
hội và tình hình đời sống của hộ.
2. Nội dung khảo sát đối với
xã
Thu thập thông tin phản ánh điều kiện sống trong phạm
vi xã ảnh hưởng đến mức sống của hộ, gồm:
- Tình hình chung về nhân khẩu, dân tộc.
- Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội chủ yếu: hiện trạng
điện, đường, trường học, trạm y tế, chợ, bưu điện và nguồn nước.
- Tình trạng kinh tế: tình hình sản xuất nông nghiệp
(đất đai, xu hướng và nguyên nhân tăng giảm sản lượng các cây trồng chính, các
điều kiện hỗ trợ phát triển sản xuất như tưới tiêu, khuyến nông); cơ hội việc
làm phi nông nghiệp.
- Một số thông tin cơ bản về trật tự an toàn xã hội,
môi trường, tín dụng và tiết kiệm.
3. Phiếu khảo sát
Cuộc khảo sát sử dụng bốn loại phiếu khảo sát:
- Phiếu số 1A/KSMS22-HO: Phiếu phỏng vấn hộ (thu nhập).
- Phiếu số 1B/KSMS22-HO; Phiếu phỏng vấn hộ (thu nhập
và chi tiêu).
- Phiếu số 2/KSMS22-XA: Phiếu phỏng vấn xã.
- Phiếu số 3/KSMS22-PT: Phiếu phúc tra hộ.
Cuộc khảo sát sử dụng hai loại mẫu tài liệu dưới
đây cho việc tổ chức, kiểm tra, giám sát công tác thu thập thông tin tại địa
bàn, bao gồm:
- Mẫu số 4A/KSMS22-GS: Báo cáo công tác kiểm tra
giám sát tại địa bàn,
- Mẫu số 4B/KSMS22-GS; Bảng tổng hợp kết quả dự phỏng
vấn hộ.
VI. PHÂN LOẠI THỐNG KÊ SỬ DỤNG
TRONG KHẢO SÁT
KSMS năm 2022 sử dụng các danh mục và bảng phân loại
thống kê sau:
1. Danh mục các dân tộc Việt Nam ban hành kèm theo Quyết
định số 121- TCTK/PPCĐ ngày 02 tháng 3 năm 1979 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thống
kê.
2. Danh mục các đơn vị hành chính Việt Nam ban hành
kèm theo Quyết định số 124/2004/QĐ-TTg ngày
08 tháng 7 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ cập nhật đến thời điểm khảo sát.
3. Danh mục giáo dục, đào tạo của Hệ thống giáo dục
quốc dân được ban hành kèm theo Quyết định số 01/2017/QĐ-TTg
ngày 17 tháng 01 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ.
4. Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam ban hành kèm
theo Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg ngày 06
tháng 7 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ.
5. Danh mục nghề nghiệp Việt Nam ban hành kèm theo Quyết
định số 34/2020/QĐ-TTg ngày 26 tháng 11 năm
2020 của Thủ tướng Chính phủ.
VII. QUY TRÌNH XỬ LÝ VÀ TỔNG HỢP
KẾT QUẢ KHẢO SÁT
1. Quy trình xử lý thông tin
Sau khi hoàn thành việc điền thông tin của hộ khảo
sát; xã khảo sát vào phiếu điện tử, ĐTV, nhân trắc viên và đội trưởng đồng bộ dữ
liệu về hệ thống máy chủ của Tổng cục Thống kê.
Giám sát viên các cấp thực hiện việc giám sát, phúc
tra, kiểm tra thông tin, nghiệm thu số liệu và tổng kết công tác khảo sát theo
các mẫu phiếu tương ứng được quy định và hướng dẫn trong sổ tay hướng dẫn nghiệp
vụ KSMS 2022.
2. Tổng hợp kết quả khảo sát
Vụ Thống kê Xã hội và Môi trường (Vụ XHMT) chủ trì,
phối hợp với các đơn vị liên quan để thiết kế biểu tổng hợp kết quả đầu ra và
hướng dẫn cách tính chi tiết cho từng chỉ tiêu tương ứng với biểu và phiếu phỏng
vấn.
Cục TTDL chủ trì xây dựng phần mềm, công cụ để tổng
hợp các chỉ tiêu theo mẫu biểu.
VIII. KẾ HOẠCH TIẾN HÀNH
KSMS 2022 được thực hiện theo kế hoạch sau:
STT
|
Nội dung công
việc
|
Thời gian thực
hiện/hoàn thành
|
Đơn vị chủ trì
|
Đơn vị phối hợp
|
1
|
Xây dựng và hoàn thiện Phương án khảo sát
|
Tháng 6 - 8/2021
|
Cục TTDL
|
Vụ XHMT; Đơn vị liên quan
|
2
|
Thiết kế và hoàn thiện phiếu khảo sát
|
Tháng 6 - 9/2021
|
Cục TTDL
|
Vụ XHMT
|
3
|
Thiết kế biểu đầu ra và hướng dẫn cách tính
|
Tháng 8 - 10/2021
|
Vụ XHMT
|
Cục TTDL
|
4
|
Xây dựng sổ tay nghiệp vụ và các tài liệu khác
|
Tháng 7 - 10/2021
|
Cục TTDL
|
Vụ XHMT
|
5
|
Chọn và phân bổ địa bàn khảo sát
|
Tháng 11/2021
|
Cục TTDL
|
Vụ XHMT
|
6
|
Xây dựng các chương trình phần mềm (bao gồm xây dựng
yêu cầu về thiết kế bảng hỏi, yêu cầu chức năng của các phần mềm)
|
Tháng 9 - 11/2021
|
Cục TTDL
|
Vụ XHMT
|
7
|
In tài liệu
|
Tháng 11/2021
|
Cục TTDL, CTK
|
Đơn vị liên quan
|
8
|
Tổ chức hội nghị tập huấn cấp trung ương và cấp tỉnh
|
Tháng 12/2021
|
Cục TTDL, CTK
|
Vụ XHMT, VPTC, Đơn vị liên quan
|
9
|
Rà soát, cập nhật bảng kê hộ của các địa bàn khảo
sát và chọn hộ khảo sát
|
Ngày 25 hàng tháng
(từ tháng 12/2021 đến tháng 11/2022)
|
CTK
|
Cục TTDL
|
10
|
Thu thập thông tin tại địa bàn
|
Hàng tháng
|
CTK
|
Cục TTDL, Đơn vị liên quan
|
11
|
Kiểm tra, phúc tra, giám sát việc khảo sát tại địa
bàn
|
Hàng tháng
|
Cục TTDL, CTK
|
Vụ XHMT, Vụ PCTT; Đơn vị liên quan
|
12
|
Kiểm tra, nghiệm thu dữ liệu
|
Hàng tháng
|
Cục TTDL, CTK
|
Vụ XHMT
|
13
|
Xử lý số liệu khảo sát
|
Tháng 01/2022 -
3/2023
|
Cục TTDL
|
Vụ XHMT
|
14
|
Tổng hợp kết quả sơ bộ
|
Tháng 3, 6, 9,
12/2022
|
Cục TTDL
|
Vụ XHMT
|
15
|
Tổng hợp kết quả
|
Tháng 02-3/2023
|
Cục TTDL
|
Vụ XHMT
|
16
|
Chuẩn bị công bố kết quả khảo sát
|
Tháng 4/2023
|
Vụ XHMT
|
Cục TTDL
|
IX. TỔ CHỨC ĐIỀU TRA
1. Công tác chuẩn bị
a) Chọn, rà soát và cập nhật mẫu khảo sát
Cục TTDL thực hiện chọn, phân bổ và gửi danh sách
các địa bàn mẫu theo từng kỳ khảo sát tới Cục Thống kê.
Cục Thống kê rà soát, cập nhật danh sách hộ của các
địa bàn được chọn khảo sát theo hướng dẫn.
b) Tuyển chọn điều tra viên, nhân trắc viên
và đội trưởng
Cuộc khảo sát có nội dung phức tạp, liên quan đến
nhiều lĩnh vực của đời sống, xã hội, trong đó có các lĩnh vực nhạy cảm nên ĐTV
và đội trưởng phải là người có trình độ chuyên môn nghiệp vụ thống kê, có kinh
nghiệm phỏng vấn khai thác thông tin, thông thạo địa bàn, có tinh thần trách
nhiệm cao, nhiệt tình và có sức khoẻ. Nhân trắc viên là người có kiến thức về y
tế, có phương tiện để thực hiện cân đo và có thể thực hiện việc cân, đo nhân trắc,
ưu tiên nhân viên tại trạm y tế xã/phường/thị trấn.
Tại mỗi quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh
có địa bàn khảo sát cần lập 01 đội khảo sát gồm 02 - 03 ĐTV, 01 nhân trắc viên
và 01 đội trưởng. Đội trưởng là lãnh đạo hoặc công chức có kinh nghiệm của Chi
cục Thống kê quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (viết gọn là Chi cục Thống
kê cấp huyện) hoặc của Cục Thống kê.
ĐTV có trách nhiệm trực tiếp đến các hộ được phân
công để thu thập thông tin và điền trực tiếp vào phiếu khảo sát điện tử.
Nhân trắc viên có trách nhiệm trực tiếp đến các hộ
được phân công để đo chiều cao, cân nặng của các thành viên hộ dưới 16 tuổi và
điền trực tiếp vào phiếu khảo sát điện tử.
Đội trưởng có trách nhiệm tổ chức thực hiện toàn bộ
công việc khảo sát tại địa bàn được phân công; dự phỏng vấn của ĐTV; kiểm tra,
duyệt và nghiệm thu toàn bộ dữ liệu khảo sát do ĐTV, nhân trắc viên thu thập;
thu thập thông tin xã và điền vào phiếu điện tử.
c) Tập huấn nghiệp vụ
Tổ chức tập huấn hai cấp:
- Cấp Trung ương
Tổng cục Thống kê tổ chức hội nghị tập huấn nghiệp
vụ phiếu thu nhập trong thời gian 02 ngày; hội nghị tập huấn nghiệp vụ phiếu
thu nhập - chỉ tiêu trong thời gian 02 ngày và hội nghị tập huấn sử dụng Trang
thông tin điện tử của KSMS 2022 và các phiếu điện tử trong thời gian 01 ngày.
Thành phần tham gia tập huấn gồm:
- Tổng cục Thống kê: Lãnh đạo và công chức, viên chức
của Cục TTDL; Vụ XHMT; Vụ Phương pháp chế độ và Quản lý chất lượng thống kê; Vụ
Kế hoạch tài chính; Vụ Pháp chế và Thanh tra thống kê và các đơn vị liên quan
khác thuộc Tổng cục Thống kê.
- Cục Thống kê: Lãnh đạo Cục, lãnh đạo phòng và
công chức của Phòng Thu thập thông tin thống kê; lãnh đạo phòng và công chức của
Phòng Thống kê Xã hội.
- Cấp tỉnh
Cục Thống kê tổ chức các hội nghị tập huấn nghiệp vụ
phiếu thu nhập trong thời gian 02 ngày; hội nghị tập huấn nghiệp vụ phiếu thu
nhập - chi tiêu trong thời gian 02 ngày và hội nghị tập huấn sử dụng Trang
thông tin điện tử của KSMS 2022 và các phiếu điện tử trong thời gian 01 ngày
cho lực lượng tham gia khảo sát ở địa phương, gồm: giám sát viên, lãnh đạo Chi
cục Thống kê cấp huyện có địa bàn khảo sát, đội trưởng, nhân trắc viên và ĐTV.
Nội dung tập huấn gồm: Quán triệt Phương án khảo
sát, kế hoạch thực hiện tại địa phương, hướng dẫn chọn hộ, kỹ năng giao tiếp, kỹ
thuật phỏng vấn, kỹ thuật cân nặng và đo chiều cao, cách cài đặt trang thông
tin và các phiếu điện tử vào thiết bì thông minh, cách điền thông tin vào các
phiếu điện tử, cách đồng bộ dữ liệu, kiểm tra và nghiệm thu dữ liệu trực tuyến
và các chức năng khác liên quan.
Đặc biệt ở các hội nghị tập huấn cả hai cấp Trung
ương và cấp tỉnh cần dành thời gian thích hợp để thảo luận những điểm cần rút
kinh nghiệm trong chỉ đạo, thực hiện KSMS các năm trước; tăng kỹ năng thực hành
phỏng vấn và điền phiếu điện tử cũng như xử lý các lỗi thường gặp.
d) Công tác tuyên truyền
Tổng cục Thống kê phát hành Thư gửi hộ tham gia khảo
sát và giao ĐTV giới thiệu đầy đủ nội dung Thư và chuyển tới hộ để động viên,
làm rõ mục đích và ích lợi của cuộc khảo sát nhằm giúp hộ xác định được trách
nhiệm và vinh dự, sẵn sàng phối hợp và cung cấp thông tin chính xác cho ĐTV và
nhân trắc viên.
Ủy ban Nhân dân xã, phường, thị trấn (viết gọn là
UBND xã) có địa bàn khảo sát tổ chức tuyên truyền, vận động các hộ được chọn
tham gia khảo sát bằng các hình thức thích hợp.
đ) Tài liệu khảo sát
Tài liệu khảo sát bao gồm Thư gửi hộ, các tài liệu
hướng dẫn nghiệp vụ, hướng dẫn sử dụng trang thông tin, sử dụng các phiếu điện
tử do Tổng cục Thống kê biên soạn. Cục Thống kê chủ động in và phân phối tại địa
phương bảo đảm đủ, đúng thời gian quy định.
e) Chương trình phần mềm
Chương trình phần mềm sử dụng trong khảo sát bao gồm:
Chương trình phần mềm phục vụ rà soát và cập nhật đơn vị khảo sát; chương trình
chọn mẫu đơn vị khảo sát; chương trình khảo sát trên CAPI; các chương trình quản
lý giám sát, kiểm tra và duyệt phiếu điện tử, chương trình tổng hợp kết quả khảo
sát...
2. Thu thập thông tin
Cục Thống kê thực hiện thu thập thông tin tại địa
bàn khảo sát của các kỳ theo 12 tháng trong năm 2022.
Tại mỗi xã, phường, thị trấn có địa bàn khảo sát, đội
trưởng báo cáo và thống nhất với UBND kế hoạch tổ chức thu thập thông tin tại địa
phương. Sau khi thống nhất, đội trưởng và cán bộ thôn, ấp, bản, tổ dân phổ
thông báo kế hoạch phỏng vấn đến hộ để chủ hộ và các thành viên có liên quan
trong hộ chủ động sắp xếp công việc, có mặt ở nhà tiếp ĐTV, nhân trắc viên. Kế
hoạch phỏng vấn phải thông báo trước thời điểm ĐTV, nhân trắc viên đến phỏng vấn,
cân nặng và đo chiều cao khoảng 3-5 ngày.
Đội trưởng lập bảng phân công khối lượng công việc
cho từng ĐTV, nhân trắc viên và báo cáo Cục Thống kê để bố trí kế hoạch kiểm
tra, giám sát ở địa bàn.
Căn cứ vào kế hoạch do đội trưởng bố trí, ĐTV phải
trực tiếp gặp chủ hộ và thành viên trong hộ để phỏng vấn thu thập thông tin,
không sử dụng bất kỳ một tài liệu sẵn có nào để thay thế cho phỏng vấn trực tiếp.
Căn cứ vào kế hoạch do đội trưởng bố trí, nhân trắc
viên phải trực tiếp gặp các thành viên dưới 16 tuổi của hộ để cân nặng và đo
chiều cao, không sử dụng bất kỳ một tài liệu sẵn có nào để lấy thông tin nhân
trắc.
ĐTV và nhân trắc viên phải tuân thủ quy trình phỏng
vấn hộ được quy định trong Sổ tay hướng dẫn nghiệp vụ KSMS 2022.
Quy định từ khâu thu thập thông tin đến khi hoàn
thiện phiếu được nghiệm thu, mỗi ĐTV hoàn thành 01 hộ trong 02 ngày đối với phiếu
phỏng vấn hộ thu nhập - chi tiêu và 1,5 ngày đối với phiếu phỏng vấn hộ thu nhập;
mỗi nhân trắc viên hoàn thành 01 địa bàn trong 05 ngày; mỗi đội trưởng hoàn
thành 1 phiếu xã trong 02 ngày.
3. Công tác kiểm tra, giám
sát
Nhằm bảo đảm chất lượng của cuộc khảo sát, công tác
kiểm tra, giám sát được thực hiện ở tất cả các khâu của cuộc khảo sát.
Cục TTDL chịu trách nhiệm xây dựng trình Lãnh đạo Tổng
cục và tổ chức thực hiện kế hoạch kiểm tra, giám sát của Tổng cục Thống kê đối với
KSMS 2022. Lực lượng giám sát, kiểm tra bao gồm lãnh đạo và công chức, viên chức
của Cục TTDL, Vụ XHMT, Vụ Kế hoạch tài chính và các đơn vị liên quan.
Cục trưởng Cục Thống kê chịu trách nhiệm xây dựng,
tổ chức thực hiện kế hoạch kiểm tra, giám sát của Cục Thống kê đối với KSMS
2022 tại địa phương. Lực lượng kiểm tra, giám sát ở địa phương là lãnh đạo,
công chức Phòng Thu thập thông tin thống kê, Phòng Thống kê Xã hội và các phòng
liên quan khác.
Nội dung kiểm tra, giám sát tập trung vào việc tổ
chức và thực hiện các quy trình khảo sát, quy trình cân đo, thực hiện quy định
đến phỏng vấn đúng hộ, cân đo đúng đối tượng đã phân công cho ĐTV và nhân trắc
viên, cách phỏng vấn, kỹ thuật cân đo và điền phiếu điện tử của ĐTV và nhân trắc
viên, việc chấp hành các thủ tục hành chính như: việc điền các mẫu phiếu kiểm
soát chất lượng, kiểm tra, giám sát tại địa bàn và các quy định khác trong
Phương án khảo sát.
Đội trưởng chịu trách nhiệm dự phỏng vấn của ĐTV, dự
cân đo của nhân trắc viên để kiểm tra kỹ năng giao tiếp, việc thu thập, việc
cân đo và điền thông tin vào phiếu khảo sát điện tử; kiểm tra tất cả phiếu khảo
sát đã hoàn thành của đội; hỗ trợ ĐTV, nhân trắc viên về chuyên môn nghiệp vụ
cũng như kỹ năng liên quan đến các phiếu điện tử.
Giám sát viên kiểm tra và đôn đốc việc thực hiện khảo
sát của các đội khảo sát theo đúng kế hoạch, kiểm tra thông tin của các hộ khảo
sát đã được đội trưởng xác nhận hoàn thành, hỗ trợ ĐTV, nhân trắc viên và đội
trưởng về chuyên môn nghiệp vụ cũng như kỹ năng liên quan đến các phiếu điện tử.
Giám sát viên cấp Trung ương kiểm tra và đôn đốc việc
thực hiện khảo sát của các Cục Thống kê theo đúng kế hoạch, kiểm tra thông tin
của các hộ khảo sát đã được giám sát viên cấp tỉnh xác nhận nghiệm thu hoặc đội
trưởng đội khảo sát xác nhận hoàn thành, hỗ trợ ĐTV, nhân trắc viên, đội trưởng
và giám sát viên cấp tỉnh về chuyên môn nghiệp vụ cũng như kỹ năng liên quan đến
các phiếu điện tử và Trang thông tin của KSMS 2022.
4. Công tác phúc tra
Cục Thống kê chọn ngẫu nhiên 10% số hộ đã phỏng vấn
để phúc tra nhằm đánh giá chất lượng cuộc khảo sát. Để bảo đảm chất lượng của
phúc tra, Cục Thống kê cần lựa chọn người có kinh nghiệm, nắm vững nghiệp vụ, sử
dụng thành thạo các phiếu điện tử KSMS 2022, có trách nhiệm cao trực tiếp tới hộ
được chọn để phúc tra. Có thể sử dụng ĐTV, nhân trắc viên đã thu thập thông tin
tại địa bàn được chọn làm phúc tra viên nhưng không phân công người này phúc
tra những hộ do chính họ đã khảo sát, cân đo để bảo đảm tính khách quan. Khi
làm việc này, phúc tra viên tuyệt đối không để lộ thông tin của hộ khảo sát,
ngay cả đối với chính quyền địa phương.
5. Nghiệm thu và xử lý thông
tin và công bố kết quả
a) Nghiệm thu phiếu khảo sát
- Cục TTDL chủ trì nghiệm thu dữ liệu khảo sát hàng
kỳ trên phạm vi cả nước.
- Cục Thống kê chủ trì việc nghiệm thu dữ liệu khảo
sát hàng kỳ trên phạm vi tỉnh, thành phố.
Quy trình nghiệm thu như sau:
(i) Đội trưởng nghiệm thu và xác nhận từng phiếu khảo
sát điện tử đã hoàn thành của các ĐTV, nhân trắc viên trong đội.
(ii) Giám sát viên cấp tỉnh kiểm tra và nghiệm thu
dữ liệu khảo sát của tất cả các địa bàn khảo sát trên Trang thông tin điện tử
KSMS 2022.
(iii) Giám sát viên cấp Trung ương kiểm tra và nghiệm
thu dữ liệu khảo sát cấp tỉnh.
b) Xử lý thông tin
Cục TTDL chủ trì phối hợp với Vụ XHMT và Cục Thống
kê thực hiện kiểm tra, làm sạch và hoàn thiện cơ sở dữ liệu khảo sát phục vụ tổng
hợp và phân tích kết quả khảo sát; thực hiện tính quyền số và tổng hợp kết quả
đầu ra theo yêu cầu.
c) Công bố kết quả khảo sát
Kết quả sơ bộ của KSMS 2022 được công bố vào tháng
02/2023, kết quả chính thức được công bố vào tháng 4/2023.
6. Chỉ đạo thực hiện
a) Cục TTDL: Chủ trì, phối hợp với Vụ
XHMT và các đơn vị liên quan tổ chức triển khai KSMS 2022 gồm: Xây dựng phương
án khảo sát; phiếu khảo sát; thiết kế và chọn mẫu; xây dựng các chương trình phần
mềm (bao gồm việc yêu cầu xây dựng chương trình và kiểm thử phần mềm); biên soạn
các tài liệu hướng dẫn nghiệp vụ khảo sát và hướng dẫn sử dụng phần mềm; tổ chức
tập huấn; kiểm tra, giám sát; nghiệm thu dữ liệu khảo sát; tính quyền số suy rộng;
thiết kế mẫu biểu sử dụng chung và tổng hợp kết quả khảo sát;...
b) Vụ XHMT: Chủ trì xây dựng mẫu biểu
tổng hợp kết quả đầu ra, kiểm tra hệ biểu tổng hợp kết quả đầu ra, phân tích và
công bố kết quả khảo sát. Phối hợp với với Cục TTDL và các đơn vị liên quan
trong việc xây dựng phương án, phiếu khảo sát; xây dựng các tài liệu hướng dẫn
nghiệp vụ khảo sát; tổ chức tập huấn; kiểm tra, giám sát; nghiệm thu, làm sạch
và hoàn thiện cơ sở dữ liệu;...
c) Vụ Kế hoạch tài chính: Chủ trì, phối
hợp với Cục TTDL, Vụ XHMT dự trù kinh phí khảo sát; hướng dẫn sử dụng, quản lý
và quyết toán kinh phí khảo sát.
d) Văn phòng Tổng cục Thống kê: Phối
hợp với Cục TTDL và các đơn vị liên quan tổ chức hội nghị tập huấn cấp Trung
ương, thực hiện công tác giám sát, biên soạn, phát hành báo cáo kết quả khảo
sát.
đ) Vụ Pháp chế và Thanh tra thống kê:
Chủ trì thực hiện công tác tuyên truyền và thanh tra đối với cuộc khảo sát trên
phạm vi cả nước theo đúng quy định, đồng thời hướng dẫn về nghiệp vụ thanh tra
để các Cục Thống kê tổ chức kiểm tra, thanh tra thực hiện Phương án khảo sát.
e. Cục Thống kê: Tổ chức, chỉ đạo
toàn diện cuộc khảo sát trên địa bàn tỉnh, thành phố từ khâu rà soát cập nhật
đơn vị khảo sát; tuyển chọn; tập huấn cho ĐTV, nhân trắc viên và GSV; thu thập
thông tin; giám sát, kiểm tra; phúc tra; nghiệm thu phiếu khảo sát...
f) Chi cục Thống kê cấp huyện: Chịu
trách nhiệm triển khai thực hiện khảo sát tại các xã, phường, thị trấn được chọn
thuộc phạm vi phụ trách.
g) UBND xã, phường, thị trấn có địa bàn khảo
sát: Có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi cho đội khảo sát hoàn thành
nhiệm vụ, thực hiện công tác tuyên truyền để quán triệt mục đích khảo sát và động
viên các hộ tích cực tham gia cung cấp thông tin theo yêu cầu của cuộc khảo sát.
Đối với các xã vùng sâu, vùng xa, địa bàn gặp khó khăn cần giao trách nhiệm cho
Trưởng thôn, ấp, bản, tổ dân phố trực tiếp đến các hộ được chọn để vận động các
hộ tích cực tham gia cuộc khảo sát.
X. KINH PHÍ KHẢO SÁT
Kinh phí KSMS 2022 do Ngân sách Nhà nước bảo đảm
cho các hoạt động quy định trong Phương án này. Việc quản lý, sử dụng và quyết
toán kinh phí được thực hiện theo Thông tư số 109/2016/TT-BTC
ngày 30/6/2016 của Bộ Tài chính quy định về lập dự toán, quản lý, sử dụng và
quyết toán kinh phí thực hiện các cuộc Điều tra thống kê, Tổng điều tra thống
kê quốc gia và các quy định có liên quan.
Tổng cục Thống kê có trách nhiệm hướng dẫn việc quản
lý, sử dụng và quyết toán kinh phí khảo sát theo đúng quy định của văn bản hiện
hành.
Trong phạm vi dự toán được giao, Thủ trưởng các đơn
vị được giao nhiệm vụ chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện tốt cuộc KSMS 2022
theo đúng nội dung của Phương án khảo sát, văn bản hướng dẫn của Tổng cục và
các chế độ tài chính hiện hành./.