ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH CAO BẰNG
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 3349/KH-UBND
|
Cao Bằng, ngày 19 tháng 10 năm 2018
|
KẾ HOẠCH
THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU CÔNG NGHỆ THÔNG TIN GIAI ĐOẠN 2019 -
2020 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CAO BẰNG
Thực hiện Công văn số 2321/BTTTT-KHTC
ngày 19/07/2018 của Bộ Thông tin và Truyền thông V/v xây dựng, đề xuất kế hoạch
thực hiện Chương trình mục tiêu công nghệ thông tin giai
đoạn 2019-2020, UBND tỉnh Cao Bằng xây dựng Kế hoạch thực hiện chương trình mục
tiêu công nghệ thông tin giai đoạn 2019-2020 như sau:
I. THỰC TRẠNG VÀ SỰ
CẦN THIẾT VỀ NỘI DUNG, NHIỆM VỤ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH
1. Hiện trạng về phát triển hạ tầng
và ứng dụng CNTT trên địa bàn tỉnh Cao Bằng
a) Hiện trạng hạ tầng kỹ thuật
- Mạng Internet công cộng đáp ứng nhu
cầu sử dụng của người dân và của các cơ quan nhà nước. Hơn 80% số xã có thể kết
nối Internet tốc độ cao.
- Các cơ quan nhà nước từ tỉnh đến
huyện đều được kết nối internet tốc độ cao, mạng nội bộ đáp ứng cơ bản yêu cầu
trao đổi thông tin, truy cập internet và phục vụ nhu cầu công việc.
- Mạng diện rộng trên địa bàn tỉnh
chưa được đầu tư để phục nhu cầu kết nối và triển khai các
ứng dụng dùng chung.
- Tại cơ quan chuyên môn thuộc UBND
cán bộ công chức, viên chức đều được trang bị đầy đủ máy tính phục vụ công việc
(tỷ lệ đạt 100%); cán bộ công chức tại các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân
dân các huyện, thành phố cũng như cán bộ công chức tại Ủy ban nhân dân các xã,
phường, thị trấn còn chưa được trang bị đầy đủ máy tính để xử lý công việc: Tỷ
lệ cán bộ công chức được trang bị máy tính tại các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy
ban nhân dân các huyện, thành phố đạt 89%; tỷ lệ cán bộ công chức được trang bị
máy tính tại Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn đạt
55%. Tỷ lệ máy tính có kết nối Internet: Tại cơ quan chuyên môn thuộc UBND đạt
99%; tại các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố đạt
97%; tại Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn đạt 95%.
- Mạng truyền dữ liệu chuyên dùng của
các cơ quan Đảng, Nhà nước đã kết nối từ trung tâm tỉnh đến các huyện, thành phố
và các sở, ngành, sẵn sàng đáp ứng các dịch vụ về ứng dụng và khai thác dữ liệu
của các cơ quan. Hiện nay, ngoài phục vụ hội nghị truyền hình trực tuyến, mạng
này chưa được khai thác thêm các dịch vụ khác.
- Trung tâm dữ liệu tỉnh chưa được
xây dựng, các hệ thống thông tin tỉnh đang được thuê chỗ đặt để phục vụ hệ thống
cổng thông tin tỉnh, hệ thống thư điện tử công vụ và các dịch vụ công trực tuyến.
- Hệ thống Hội nghị truyền hình trực
tuyến của tỉnh thông qua hạ tầng mạng truyền số liệu chuyên dùng đảm bảo đáp ứng
nhu cầu họp trực tuyến của UBND tỉnh với UBND cấp huyện, thành phố.
b) Hiện trạng việc ứng dụng CNTT
* Ứng dụng CNTT trong hoạt động các
cơ quan nhà nước
- Phần mềm quản lý văn bản và điều
hành được sử dụng rộng rãi để quản lý văn bản đi, đến và điều hành công việc.
100% các cơ quan nhà nước đã triển khai sử dụng. Tỷ lệ cán bộ, công chức sử dụng
phần mềm quản lý văn bản và điều hành đạt 88%; tỷ lệ văn bản đến qua phần mềm
quản lý văn bản và điều hành đạt 91%; tỷ lệ văn bản đi qua phần mềm quản lý văn
bản và điều hành đạt 70%.
- Ứng dụng Chữ ký số trong việc gửi/nhận
văn bản điện tử giữa các cơ quan bước đầu được triển khai. Có 16/20 cơ quan
chuyên môn thuộc UBND đã triển khai sử dụng, thực hiện ký số với mức độ khác
nhau; Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố phần lớn chưa thực hiện ký số trên
văn bản điện tử.
- Ứng dụng thư điện tử: Hệ thống thư
điện tử đã tạo lập trên 3.000 tài khoản phục vụ nhu cầu trao đổi công việc của
cán bộ, công chức. Tỷ lệ cán bộ công chức được đăng ký cấp hòm thư điện tử công
vụ là 53%, trong đó có 46% cán bộ công chức thường xuyên sử dụng thư điện tử
công vụ phục vụ trao đổi công việc.
- Các phần mềm phục vụ công tác
chuyên môn, nghiệp vụ cơ bản như: Phần mềm quản lý nhân sự, phần mềm quản lý tài chính - kế toán, phần mềm quản lý tài sản cố định,... đã được các sở, ban, ngành, Ủy
ban nhân dân các huyện, thành phố triển khai sử dụng, góp phần hiện đại hóa
công tác quản lý, minh bạch trong quản lý tài chính công, hạn chế tiêu cực
trong việc sử dụng ngân sách.
- Thực trạng tổ chức thực hiện xây dựng
hệ thống các cơ sở dữ liệu của tỉnh: Các thông tin về tất
cả các lĩnh vực của tỉnh đang được lưu trữ rời rạc trên các hệ thống thông tin
khác nhau, nhiều thông tin dữ liệu cần thiết chưa được tạo lập, chuẩn hóa, số
hóa để phục vụ việc tra cứu và khai thác sử dụng như: Dữ liệu về hồ sơ thủ tục
hành chính; dữ liệu về hồ sơ lưu trữ chung của tỉnh; dữ liệu liệu về cán bộ
công chức; các dữ liệu phục vụ công tác quản lý chuyên ngành như: dữ liệu về lý
lịch tư pháp; dữ liệu về dân tộc tôn giáo; dữ liệu về quản lý xây dựng, dữ liệu
về quản lý khoa học, dữ liệu về quản lý phương tiện vận tải, dữ liệu về quản du
lịch...
- Hệ thống số hóa văn bản chưa được đầu
tư. Trong thời gian tới cần sớm đầu
tư hệ thống Số hóa văn bản triển khai cho các sở, ban, ngành và UBND các huyện,
thành phố trong tỉnh phục vụ nhu cầu lưu trữ văn bản dưới dạng số hóa phục vụ cho công tác truy xuất thông tin được
đồng bộ trên môi trường mạng.
* Ứng dụng CNTT phục vụ người dân và
doanh nghiệp
- Đến nay 100%
các cơ quan chuyên môn thuộc tỉnh và UBND các huyện, thành phố có trang tin hoặc
cổng thông tin điện tử. Hầu hết các cơ quan, đơn vị có
trang hoặc cổng thông tin đã thành lập Ban biên tập và Quy chế quản trị, cập nhật
thông tin. Việc cung cấp thông tin trên trang thông tin điện tử của các cơ
quan, đơn vị đã được quan tâm thực hiện, tiêu chí “cung cấp thông tin theo trên
trang thông tin điện tử theo quy định tại Nghị định số 43/2011/NĐ-CP” đã được
đưa vào tiêu chí đánh giá, chấm điểm mức độ ứng dụng CNTT cũng như chỉ số cải
cách hành chính hàng năm nhằm nâng cao hiệu quả cung cấp
thông tin của cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh.
- Bước đầu triển khai Hệ thống một cửa
điện tử tại 20/20 cơ quan chuyên môn tỉnh và 13/13 UBND các huyện, thành phố. Hệ
thống có chức năng cung cấp dịch vụ công trực tuyến ở mức độ 3.
- Về cung cấp dịch vụ công trực tuyến:
Hiện tại, toàn tỉnh có 1.762 dịch vụ công của các cơ quan đơn vị quản lý nhà nước
(trong đó có 1.332 thủ tục hành chính thuộc các sở, cơ
quan trực thuộc UBND tỉnh, 292 thủ tục hành chính thuộc các huyện và 138 thủ tục
hành chính thuộc các xã). Các dịch vụ công hầu hết đã được cung cấp lên cổng
thông tin điện tử của tỉnh và trang thông thông tin điện tử của các Sở, ngành,
UBND các huyện, thành phố ở mức độ 1 và 2, khoảng 10% dịch vụ công được cung cấp
ở mức độ 3, đang xây dựng kế hoạch triển khai cung cấp dịch vụ công trực tuyến
mức độ 4.
c) Công tác đảm bảo an toàn, an ninh
thông tin
Các hệ thống thông tin của tỉnh hầu
như chưa được đầu tư trang bị hệ thống thiết bị, giải pháp đảm bảo an toàn
thông tin: Hệ thống cổng/trang thông tin điện tử tỉnh; Hệ thống thư điện tử
công vụ của tỉnh đang được thuê dịch vụ đặt máy chủ nên hoạt động quản lý, vận
hành gặp nhiều khó khăn. Kinh phí thuê chỗ đặt máy chủ cao
trong khi hoạt động giám sát an toàn thông tin không được đảm bảo, nguy cơ rủi
ro mất an toàn thông tin luôn hiện hữu.
2. Sự cần thiết đầu tư
Xác định công nghệ thông tin là một
trong các động lực quan trọng góp phần thúc đẩy phát triển
kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh. Trong những năm qua, Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã
chỉ đạo các cấp ủy đảng, chính quyền, các đoàn thể trong
toàn tỉnh xây dựng chương trình và kế hoạch triển khai thực hiện đẩy mạnh ứng dụng
CNTT trong quản lý nhà nước và phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.
Từ hiện trạng phát triển và ứng dụng
CNTT trên địa bàn tỉnh như đã nêu trên, có thể thấy việc ứng dụng CNTT trên địa
bàn tỉnh đã đạt một số kết quả nhất định, bước đầu tạo được nền tảng về nhận thức
và hạ tầng CNTT cho việc phát triển ứng dụng trong giai đoạn tiếp theo. Việc ứng
dụng CNTT trong quản lý nhà nước đã phát huy được hiệu quả, Cổng thông tin điện
tử của tỉnh cung cấp các thông tin chỉ đạo điều hành, các văn bản pháp luật, dịch
vụ công trực tuyến mức độ 1, 2 và một số dịch vụ công đạt
mức độ 3 đã tạo điều kiện cho người dân và doanh nghiệp tiếp cận được với thông
tin, làm cho chính quyền gần dân hơn. Tuy nhiên, những kết quả trên vẫn chưa
tương xứng với khả năng và yêu cầu đặt ra trong giai đoạn tới khi mà công tác
chỉ đạo điều hành thông qua Chính quyền điện tử. Hạ tầng CNTT trong các cơ quan
nhà nước đa số còn thiếu và yếu, cán
bộ, công chức chưa được trang bị đủ máy tính làm việc đặc biệt ở cấp huyện, cấp
xã, nhiều đơn vị cấp xã chưa được đầu tư mạng nội bộ, chưa hình thành được mạng diện rộng của tỉnh; Các phần mềm ứng dụng chỉ mới ở
mức cơ bản, còn thiếu đồng bộ, dữ liệu còn phân tán, rời rạc, nhìn chung, cơ sở
dữ liệu của các sở, ngành chưa được tạo lập, lưu trữ và quản lý tập trung. Việc
ứng dụng CNTT chưa đáp ứng được yêu cầu trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại
hóa. Vai trò và tiềm năng to lớn của CNTT chưa được phát huy mạnh mẽ; đầu tư
cho CNTT còn rất hạn chế, phân tán và hiệu quả chưa cao.
Việc đầu tư hạ tầng và triển khai ứng
dụng CNTT đồng bộ sẽ giúp việc lưu trữ, truy xuất, chia sẻ, tìm kiếm thông tin một
cách nhanh chóng và tiện lợi nhất; giúp cơ quan nhà nước giám sát chi phí tối đa cho việc quản lý, nâng cao hiệu quả, hạn chế tiêu
cực trong giải quyết thủ tục hành chính; tạo điều kiện thuận lợi cho người dân
và doanh nghiệp trong việc giải quyết thủ tục hành chính từ đó xây dựng được
môi trường kinh doanh thực sự thông thoáng, minh bạch, hấp dẫn, thuận lợi, tạo
động lực cho thu hút đầu tư và phát triển doanh nghiệp, tạo
bước đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh đã
được xây dựng, việc triển khai các chương trình, nhiệm vụ trong Kiến trúc Chính
quyền điện tử tỉnh là cần thiết và cấp bách, được Bộ Thông tin và Truyền thông
xem xét, phê duyệt các nội dung, nhiệm vụ trong Kế hoạch này là giúp cho Cao Bằng
(một tỉnh thuộc địa bàn khó khăn không tự cân đối được ngân sách) có những bước
tiến trong quá trình xây dựng và hình thành Chính quyền điện tử của tỉnh.
II. CĂN CỨ ĐỀ XUẤT THỰC HIỆN CÁC
MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ
a) Các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của
Đảng, Chính phủ, Bộ Thông tin và Truyền thông:
- Luật Công nghệ thông tin ngày 29
tháng 06 năm 2006;
- Luật Giao dịch điện tử ngày 29
tháng 11 năm 2005;
- Luật An toàn thông tin mạng ngày 19
tháng 11 năm 2015;
- Luật Ngân sách nhà nước ngày 25
tháng 06 năm 2015;
- Luật Đầu tư công ngày 18 tháng 06
năm 2014;
- Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày
01/7/2014 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin
đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế;
- Nghị định số 64/2007/NĐ-CP ngày
10/4/2007 của Chính phủ về ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước;
- Nghị quyết 30c/NQ-CP ngày
08/11/2011 của Chính phủ ban hành Chương trình tổng thể
CCHC nhà nước giai đoạn 2011-2020;
- Nghị quyết số 16/NQ-CP ngày
08/06/2012 của Chính phủ về việc ban hành chương trình hành động thực hiện Nghị
quyết số 13-NQ/TƯ ngày 16/01/2012 của Hội nghị lần thứ 4
Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng
bộ nhằm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo
hướng hiện đại vào năm 2020;
- Nghị quyết số 36a/NQ-CP ngày
14/10/2015 của Chính phủ về Chính phủ điện tử;
- Quyết định số 1819/QĐ-TTg ngày
26/10/2015 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Chương trình quốc gia về ứng CNTT
trong hoạt động của các cơ quan nhà nước giai đoạn 2016-2020;
- Quyết định số 714/QĐ-TTg ngày
22/5/2015 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Danh mục cơ sở dữ liệu quốc gia cần
ưu tiên triển khai tạo nền tảng phát triển chính phủ điện tử;
- Quyết định số 898/QĐ-TTg ngày
27/5/2016 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ đảm
bảo an toàn, an ninh thông tin mạng giai đoạn 2016-2020;
- Nghị quyết số 73/NQ-CP ngày
26/8/2016 của Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư các Chương trình mục tiêu
giai đoạn 2016-2020;
- Quyết định số 80/2014/QĐ-TTg của Thủ
tướng Chính phủ quy định thí điểm về thuê dịch vụ công nghệ thông tin trong cơ
quan nhà nước;
- Quyết định số 153/QĐ-TTg ngày
30/01/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu Công nghệ
thông tin giai đoạn 2016-2020;
- Công văn số 1178/BTTTT-THH ngày
21/4/2015 của Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Khung kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam, phiên bản 1.0.
b) Các văn bản chỉ đạo của Tỉnh ủy và UBND tỉnh
- Chương trình hành động số 56-CTr/TU
ngày 06/05/2015 về Thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 01/7/2014 của Bộ Chính
trị về đẩy mạnh ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu phát
triển bền vững và hội nhập quốc tế;
- Kế hoạch số 3108/KH-UBND ngày
30/10/2015 của UBND tỉnh về triển khai thực hiện Chương trình hành động số
56-CTr/TU của Tỉnh ủy Cao Bằng về thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW của Bộ Chính
trị về đẩy mạnh ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu phát
triển bền vững và hội nhập quốc tế;
- Kế hoạch số 3764/KH-UBND ngày
28/12/2015 của UBND tỉnh về hành động xây dựng Chính quyền điện tử trên địa bàn tỉnh Cao Bằng;
- Quyết định số 1292/QĐ-UBND ngày
18/8/2017 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Kiến trúc chính quyền điện tử tỉnh
Cao Bằng phiên bản 1.0.
III. NỘI DUNG KẾ
HOẠCH THỰC HIỆN CÁC NỘI DUNG, NHIỆM VỤ CỦA CHƯƠNG TRÌNH
1. Mục
tiêu và các chỉ tiêu cụ thể
a) Mục tiêu chung:
- Đến năm 2020, Cao Bằng có hệ thống
thông tin đáp ứng, đảm bảo phục vụ nhu cầu của Chính quyền điện tử tỉnh đáp ứng
các yêu cầu ở hiện tại và tương lai.
- Cung cấp cơ bản các dịch vụ công trực
tuyến mức độ cao, góp phần đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, nâng cao chất
lượng phục vụ công dân và hiệu lực quản lý nhà nước của các cấp chính quyền địa
phương.
b) Mục tiêu cụ thể:
- Xây dựng cơ sở dữ liệu tập trung
cho toàn tỉnh và các ngành; có kiến trúc nền tảng để phát triển các phần mềm ứng
dụng và dịch vụ công để người dân và doanh nghiệp có thể tiếp cận sử dụng các dịch
vụ được cung cấp bởi Chính quyền điện tử.
- 100% văn bản không mật trình UBND
dân tỉnh dưới dạng điện tử (bao gồm cả các văn bản trình song song cùng văn bản
giấy).
- 80% văn bản, tài liệu chính thức giữa
các đơn vị được trao đổi dưới dạng điện tử (bao gồm cả các
văn bản trình song song cùng văn bản giấy).
- 100% các đơn vị tham gia vào hệ thống
Chính quyền điện tử.
- Trên 80% hệ thống thông tin của các
tỉnh được áp dụng phương án bảo đảm an toàn thông tin hệ thống thông tin theo cấp
độ. 50% hệ thống thông tin của tỉnh được giám sát an toàn thông tin mạng.
2. Quy mô đầu tư
2.1. Các nội dung, nhiệm vụ thực
hiện từ vốn đầu tư phát triển của chương trình
Tỉnh Cao Bằng chưa được bố trí vốn để
thực hiện các nội dung, nhiệm vụ thực hiện từ vốn đầu tư phát triển của chương
trình.
2.2. Các nội dung, nhiệm vụ thực
hiện từ vốn sự nghiệp của chương trình
a) Thuê dịch vụ an toàn thông tin cho
hệ thống thông tin của tỉnh:
- Thuê dịch vụ giám sát, thu thập
thông tin và cảnh báo sớm về an toàn thông tin cho hệ thống của tỉnh.
- Triển khai các dịch vụ dò quét, gỡ
bỏ mã độc cho hệ thống, dịch vụ bảo vệ an toàn thông tin cho Cổng thông tin điện
tử tỉnh và trang thông tin điện tử của các cơ quan nhà nước.
- Thuê dịch vụ tư vấn xây dựng phương
án và hỗ trợ ứng cứu sự cố, bảo đảm an toàn thông tin mạng.
- Thuê dịch vụ bảo trì, giám sát và đảm
bảo an toàn thông tin cho các hệ thống thông tin: Cổng thông tin và hệ thống
thư công vụ của tỉnh.
b) Chuẩn hóa quy trình cung cấp dịch
vụ công trực tuyến
Trong 1.762 thủ tục hành chính trong
các nhóm lĩnh vực thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan nhà nước tỉnh Cao Bằng,
cùng với tiêu chí dịch vụ hành chính công có số người sử dụng lớn; dịch vụ có
quy trình nghiệp vụ, hồ sơ yêu cầu không quá phức tạp, dịch vụ thuộc danh mục
ưu tiên cần triển khai theo quy định, chỉ đạo của của Chính
phủ, trong giai đoạn này tỉnh Cao Bằng lựa chọn 169 thủ tục hành chính để chuẩn
hóa quy trình cung cấp dịch vụ công mức độ 4.
c) Chuẩn hóa, tạo lập cơ sở dữ liệu về
công chứng và chứng thực trên địa bàn tỉnh Cao Bằng
Xây dựng cơ sở dữ liệu công chứng, chứng
thực chia sẻ, dùng chung giữa tất cả các tổ chức hành nghề công chứng và UBND cấp
xã trên địa bàn tỉnh Cao Bằng; tạo dựng lịch sử thông tin tài sản, nhằm hạn chế
và ngăn chặn tình trạng thực hiện đồng thời nhiều giao dịch
đối với một tài sản, sử dụng văn bản công chứng, chứng thực giả tham gia giao dịch,
đăng ký biến động, đăng ký giao dịch bảo đảm,... qua đó đảm bảo an toàn pháp lý
cho các bên tham gia hợp đồng, giao dịch, phòng ngừa tranh chấp; bảo đảm tăng
cường sự quản lý nhà nước đối với hoạt động công chứng, nhất là trong quản lý,
khai thác thông tin liên quan đến hoạt động công chứng, góp phần hạn chế rủi
ro, bảo vệ được lợi ích hợp pháp của
tổ chức, cá nhân, phục vụ có hiệu quả công tác quản lý nhà nước, đáp ứng yêu cầu
phát triển kinh tế xã hội của tỉnh nhà.
Cung cấp thêm một kênh thông tin phục
vụ cho công tác quản lý nhà nước của Sở Tư pháp và các sở, ban, ngành có liên
quan đối với hoạt động công chứng, chứng thực trên địa bàn tỉnh; nâng cao hiệu
quả việc xây dựng và khai thác cơ sở dữ liệu công chứng, chứng thực các hợp đồng,
giao dịch; đồng thời tăng cường trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân
có liên quan trong quản lý, cung cấp, cập nhật thông tin vào cơ sở dữ liệu cũng
như trong khai thác sử dụng cơ sở dữ liệu.
d) Số hóa dữ liệu của tỉnh Cao Bằng
Việc lưu trữ tài liệu dạng bản cứng
(bản giấy) sẽ gặp phải những rủi ro như bị thất lạc hư hỏng
tài liệu, sẽ tốn rất nhiều thời gian để tìm kiếm nếu như không được lưu trữ
đúng chỗ và khoa học, mặt khác cần nhiều diện tích để lưu trữ, bảo quản. Trong
khi đó, tài liệu giấy mà các cơ quan, tổ chức phải xử lý trong thời gian qua đã
tăng rất lớn, làm cho việc quản lý dưới dạng tài liệu giấy
càng khó khăn hơn Những thách thức trên đòi hỏi phải tin học hóa qui trình quản
lý bằng một hệ thống phần mềm quản lý tập trung tận dụng dữ
liệu của các hệ thống sẵn có và cho phép truy xuất thông
tin đồng thời từ nhiều bộ phận khác nhau. Mặt khác dự án số hóa được triển khai
sẽ chuẩn hóa qui trình nghiệp vụ, tự động số hóa và lập chỉ mục các loại tài liệu, giảm thời gian truy xuất và tổng hợp thông tin từ kho dữ liệu, nâng cao hiệu suất vận hành và quản
lý, cải thiện tinh thần làm việc của người lao động, từ đó tiết kiệm được các
nguồn lực chung của các đơn vị. Do vậy, việc số hóa tài liệu và quản lý tài liệu
lưu trữ dưới dạng số là một nhu cầu cấp thiết hiện nay.
4. Kinh phí thực hiện
Sử dụng vốn sự nghiệp từ ngân sách
Trung ương để thực hiện Chương trình mục tiêu công nghệ thông tin giai đoạn
2019-2020 trên địa bàn tỉnh Cao Bằng.
Tổng vốn đầu tư: 21.960.000.000 đồng, sử dụng nguồn vốn sự nghiệp của Chương
trình để thực hiện các nội dung, nhiệm vụ sau:
- Kinh phí thuê dịch vụ an toàn thông
tin cho hệ thống thông tin của tỉnh: 960.000.000 đồng.
- Kinh phí thực hiện chuẩn hóa quy
trình cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 4: 4.000.000.000 đồng.
- Kinh phí chuẩn hóa, tạo lập cơ sở dữ
liệu về công chứng và chứng thực trên địa bàn tỉnh Cao Bằng: 5.000.000.000 đồng.
- Kinh phí số hóa dữ liệu tỉnh:
10.000.000.000 đồng.
5. Các giải pháp thực hiện
- Kết hợp chặt chẽ việc triển khai Kế hoạch phù hợp với nội dung, nhiệm vụ của
Kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh trên cơ sở bám sát các nội dung hướng dẫn thực
hiện chương trình mục tiêu về công nghệ thông tin.
- Tăng cường phối hợp giữa các cơ
quan, đơn vị trong tỉnh trong triển khai thực hiện các nhiệm vụ có liên quan.
- Tiếp tục xây dựng, ban hành các văn
bản chỉ đạo, điều hành, cơ chế, chính sách trong phát triển và ứng dụng công
nghệ thông tin phù hợp với yêu cầu thực tiễn.
- Gắn với trách nhiệm của người đứng
đầu trong triển khai nhiệm vụ ứng dụng công nghệ thông tin của từng cơ quan,
đơn vị.
- Triển khai đồng bộ giải pháp kỹ thuật,
công nghệ với việc chuẩn hóa quy trình nghiệp vụ.
- Xem xét cân đối, bố trí kinh phí đối
ứng phù hợp để thực hiện kế hoạch.
6. Tổ chức thực hiện
a) Các sở, ban, ngành, UBND các huyện
thành phố: Xây dựng kế hoạch, kinh phí trình cơ quan có thẩm quyền xem xét, phê
duyệt và tổ chức thực hiện các nội dung, nhiệm vụ và tiến độ thời gian của Kế
hoạch; chịu trách nhiệm quản lý, theo dõi, kiểm tra để công tác triển khai đảm
bảo chất lượng, hiệu quả; thực hiện chế độ thông tin báo cáo tiến độ và kết quả
thực hiện theo hướng dẫn của Sở Thông tin và Truyền thông.
b) Sở Thông tin và Truyền thông:
- Triển khai thực hiện Kế hoạch này đồng
thời hướng dẫn các cơ quan xây dựng kế hoạch chỉnh lý, số hóa
tài liệu; chuẩn hóa quy trình thủ tục, cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 4.
- Tổng hợp nhu cầu, thực hiện các hạng
mục đầu tư kỹ thuật liên quan đến việc số hóa và tạo lập cơ sở dữ liệu; chuẩn
hóa quy trình thủ tục, cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 4, triển khai
giám sát an toàn thông tin trên địa bàn toàn tỉnh.
c) Sở Tài chính: Hằng năm, tham mưu
UBND tỉnh phân bổ kinh phí từ nguồn kinh phí sự nghiệp từ ngân sách trung ương
để thực hiện các nội dung, nhiệm vụ theo Kế hoạch; phối hợp Sở Thông tin và
Truyền thông thẩm định dự toán kinh phí triển khai thực hiện kế hoạch và hướng
dẫn công tác thanh quyết toán kinh phí sự nghiệp thực hiện
Chương trình theo chế độ quy định hiện
hành.
8. Kiến nghị, đề xuất
Đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông
xem xét, ưu tiên cấp toàn bộ kinh phí để thực hiện các nhiệm vụ của Chương trình cho tỉnh Cao Bằng là địa phương rất khó khăn, chưa tự cân đối được
ngân sách.
Trên đây là Kế hoạch thực hiện Chương
trình mục tiêu Công nghệ thông tin giai đoạn 2019-2020 trên địa bàn tỉnh Cao Bằng.
Căn cứ chức năng nhiệm vụ, các cơ quan phối hợp triển khai
thực hiện đảm bảo hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ theo Kế
hoạch./.
Nơi nhận:
- Bộ Thông tin và Truyền
thông;
- CT, các PCT UBND tỉnh; Bản ĐT
- Các sở, ban, ngành tỉnh; Bản ĐT
- UBND các huyện, TP; Bản ĐT
- LĐVP UBND tỉnh; Bản ĐT
- Lưu: VT, VX (G).
|
CHỦ TỊCH
Hoàng Xuân Ánh
|
Biểu 01/TMKH-Phụ lục 2
THUYẾT MINH KẾ HOẠCH THUÊ DỊCH VỤ CÔNG NGHỆ THÔNG
TIN
(Giai đoạn 2019-2020)
Dịch vụ an toàn thông tin cho hệ thống
thông tin của tỉnh
1. Căn cứ lập kế hoạch
- Luật Công nghệ thông tin ngày 29
tháng 06 năm 2006;
- Luật An toàn thông tin mạng ngày 19
tháng 11 năm 2015;
- Nghị định số 64/2007/NĐ-CP ngày
10/4/2007 của Chính phủ về việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của
cơ quan nhà nước;
- Quyết định số 80/2014/QĐ-TTg ngày
30/2/2014 của Thủ tướng Chính phủ quy định thí điểm về thuê dịch vụ công nghệ
thông tin trong cơ quan nhà nước;
- Nghị quyết số 73/NQ-CP ngày
26/8/2016 của Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư các Chương trình mục tiêu
giai đoạn 2016 - 2020;
- Quyết định số 153/QĐ-TTg ngày
30/01/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu Công nghệ
thông tin giai đoạn 2016-2020;
- Nghị định số 85/2016/NĐ-CP ngày
01/07/2016 của Chính phủ về bảo đảm an toàn thông tin theo cấp độ; Thông tư
03/2017/TT-BTTTT ngày 24/04/2017 của Bộ Thông tin và Truyền thông về Quy định
chi tiết và hướng dẫn một số điều của Nghị định số 85/2016/NĐ-CP;
- Quyết định số 05/2017/QĐ-TTg ngày
16/03/2017 của Thủ tướng Chính phủ Ban hành quy định về hệ thống phương án ứng
cứu khẩn cấp bảo đảm an toàn thông tin mạng quốc gia;
- Thông tư số 20/2017/TT-BTTTT ngày
12 tháng 9 năm 2017 của Bộ Thông tin và Truyền thông Quy định về điều phối, ứng
cứu sự cố an toàn thông tin mạng trên toàn quốc.
2. Bối cảnh, dự báo
- Hiện tại hệ thống thông tin hiện có
của tỉnh đang tự vận hành bao gồm: Hệ thống cổng/trang thông tin điện tử tỉnh;
Hệ thống thư điện tử công vụ. Tuy nhiên hệ thống máy chủ
đang được thuê chỗ đặt nên hoạt động quản lý, vận hành gặp nhiều khó khăn. Kinh
phí thuê chỗ đặt máy chủ cao trong khi hoạt động giám sát an toàn thông tin không được đảm bảo, nguy cơ rủi ro mất an toàn thông tin
luôn hiện hữu.
- Về lâu dài cần đưa hệ thống máy chủ
này về đặt tại Trung tâm dữ liệu của tỉnh để thuận tiện
cho việc quản lý, vận hành, chủ động trong hoạt động giám sát đảm bảo an toàn
thông tin cũng như tiết giảm chi phí.
- Khi đưa hệ thống thông tin về tự quản
lý, vận hành vấn đề đảm bảo an toàn thông tin cần được đưa lên hàng đầu. Do điều
kiện về nhân lực cũng như hạ tầng kỹ thuật về an toàn thông tin còn hạn chế nên
cần thiết phải triển khai thuê dịch vụ an toàn thông tin cho hệ thống thông tin
của tỉnh.
3. Mục
tiêu
a) Mục tiêu tổng quát
Hình thành hệ thống an toàn thông tin
mạng để quản lý, giám sát tập trung toàn bộ hệ thống thông tin dùng chung của tỉnh.
b) Mục tiêu cụ thể
- Giám sát toàn bộ các hoạt động truy
cập, khai thác, sử dụng các hệ thống thông tin của tỉnh.
- Phòng, chống truy cập chiếm quyền
kiểm soát hệ thống, đánh cắp và thay đổi các nội dung thông tin quan trọng.
- Hệ thống thông tin quan trọng của tỉnh
được bảo trì định kỳ, giám sát đảm bảo an toàn thông tin.
4. Nhiệm vụ
Triển khai các giải pháp, hệ thống
giám sát và đảm bảo an toàn thông tin đối với hệ thống thông tin dùng chung của
tỉnh:
- Thuê dịch vụ giám sát, thu thập
thông tin và cảnh báo sớm về an toàn thông tin cho hệ thống của tỉnh.
- Triển khai các dịch vụ dò quét, gỡ
bỏ mã độc cho hệ thống, dịch vụ bảo vệ an toàn thông tin cho Cổng thông tin điện
tử tỉnh và trang thông tin điện tử của các cơ quan nhà nước.
- Thuê dịch vụ tư vấn xây dựng phương
án và hỗ trợ ứng cứu sự cố, bảo đảm an toàn thông tin mạng.
- Triển khai diễn tập về bảo đảm an
toàn thông tin trên địa bàn tỉnh với các phương án, kịch bản phù hợp thực tế.
5. Kinh phí
a) Căn cứ lập dự toán
- Nghị định số 102/2009/NĐ-CP ngày
06/11/2009 của Chính phủ về quản lý đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng
nguồn vốn ngân sách nhà nước;
- Thông tư liên tịch số
19/2012/TTLT-BTC-BKH&ĐT-BTTTT ngày 15/02/2012 của Bộ Tài chính - Bộ Kế hoạch
và Đầu tư- Bộ Thông tin và Truyền thông Hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí
thực hiện Chương trình quốc gia về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động
của cơ quan nhà nước;
- Thông tư số 21/2010/TT-BTTTT ngày
08/9/2010 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định về lập đề cương
và dự toán chi tiết đối với hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn
vốn ngân sách nhà nước nhưng không yêu cầu phải lập dự án;
- Thông tư 06/2011/TT-BTTTT ngày 28/02/2011 quy định về việc lập và quản lý chi phí đầu
tư ứng dụng công nghệ thông tin;
b) Dự toán:
- Sử dụng nguồn vốn sự nghiệp của
Chương trình mục tiêu Công nghệ thông tin giai đoạn 2016-2020 cho thực hiện các
nội dung thuê dịch vụ an toàn thông tin cho hệ thống thông tin của tỉnh.
- Kinh phí thực hiện cho giai đoạn
2019-2020: 960.000.000 đồng.
+ Kinh phí thực hiện năm 2019:
560.000.000 đồng.
+ Kinh phí thực hiện năm 2020:
400.000.000 đồng.
6. Thời gian thực hiện
Triển khai thực hiện trong giai đoạn
2019-2020 và các năm tiếp theo khi Chương trình kết thúc.
7. Giải pháp thực hiện
- Kết hợp với các nội dung thuê dịch
vụ, Tỉnh chủ động đầu tư xây dựng hệ thống thiết bị đảm bảo
an toàn thông tin: Hệ thống phát hiện/ngăn chặn xâm nhập; tường lửa; thiết bị
cân bằng tải; thiết bị bảo mật mail...
- Tuyên truyền nâng cao nhận thức về
an toàn thông tin cho cán bộ công chức, viên chức khi sử dụng các thiết bị công
nghệ thông tin.
8. Lộ trình và tổ chức thực hiện
- Năm 2019:
+ Thuê dịch vụ bảo trì, duy trì hoạt động phát huy tối ưu các hiệu năng cho hệ thống Cổng
thông tin và Hệ thống thư công vụ tỉnh.
- Năm 2020:
+ Thuê dịch vụ giám sát đảm bảo an toàn
cho hệ thống Cổng thông tin và Hệ thống thư công vụ tỉnh.
9. Dự kiến hiệu quả và việc hoàn thành mục tiêu của Chương trình
Nội dung triển khai phù hợp với mục
tiêu của Chương trình: Tối thiểu 50% cổng thông tin điện tử của các tỉnh, thành
phố trực thuộc trung ương được giám sát an toàn thông tin mạng, trong đó ưu
tiên cho các tỉnh ở địa bàn khó khăn, chưa tự cân đối được ngân sách.
10. Phương án duy trì thực hiện
thuê dịch vụ sau khi kết thúc Chương trình
Tiếp tục bố trí kinh phí sự nghiệp nhằm
đảm bảo cho hoạt động thuê dịch vụ an toàn thông tin cho hệ thống thông tin của
tỉnh.
11. Đề xuất và kiến nghị
Bộ Thông tin và Truyền thông xem xét
ưu tiên cho các tỉnh Cao Bằng là phương khó khăn, chưa tự cân đối được ngân
sách để thực hiện các nhiệm vụ của Chương trình.
Biểu 02/TMKH-Phụ lục 2
THUYẾT MINH KẾ HOẠCH CHUẨN HÓA QUY
TRÌNH CUNG CẤP DỊCH VỤ CÔNG TRỰC TUYẾN
(Giai đoạn 2019-2020)
Nhiệm vụ chuẩn hóa quy trình
cung cấp dịch vụ công trực tuyến tỉnh Cao Bằng
1. Căn cứ lập kế hoạch
- Nghị định số 64/2007/NĐ-CP ngày 10
tháng 4 năm 2007 của Chính phủ về việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt
động của cơ quan nhà nước;
- Nghị quyết số 73/NQ-CP ngày
26/8/2016 của Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư các Chương trình mục tiêu
giai đoạn 2016 - 2020;
Quyết định số 153/QĐ-TTg ngày
30/01/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu Công nghệ
thông tin giai đoạn 2016-2020;
- Nghị định số 43/2011/NĐ-CP ngày 13
tháng 6 năm 2011 của Chính phủ quy định về việc cung cấp thông tin và dịch vụ
công trực tuyến trên trang thông tin điện tử hoặc cổng
thông tin điện tử của cơ quan nhà nước;
- Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày
23/04/2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một
cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính;
- Thông tư số 32/2017/TT-BTTT ngày
15/11/2017 của Bộ Thông tin và Truyền thông Quy định về việc cung cấp dịch vụ
công trực tuyến và bảo đảm khả năng và bảo đảm khả năng truy cập thuận tiện đối
với trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước.
2. Thực trạng công tác cung cấp dịch
vụ công trực tuyến
Hiện tại, toàn tỉnh có 1.762 dịch vụ
công của các cơ quan đơn vị quản lý nhà nước (trong đó có 1.332 thủ tục hành
chính thuộc các sở, cơ quan trực thuộc UBND tỉnh, 292 thủ tục hành chính thuộc
các huyện và 138 thủ tục hành chính thuộc các xã). Các dịch vụ công hầu hết đã
được cung cấp lên cổng thông tin điện tử của tỉnh và trang thông tin điện tử của
các Sở, ngành, UBND các huyện, thành phố ở mức độ 1 và 2, khoảng 10% dịch vụ
công được cung cấp ở mức độ 3, đang xây dựng kế hoạch triển khai cung cấp dịch
vụ công trực tuyến mức độ 4.
3. Mục
tiêu
a) Mục tiêu tổng quát
Tăng cường cung cấp các dịch vụ công
cơ bản trực tuyến mức độ cao, góp phần đẩy mạnh công tác cải cách hành chính,
nâng cao chất lượng phục vụ công dân và hiệu lực quản lý nhà nước của các cấp
chính quyền địa phương
b) Mục tiêu cụ thể
Chuẩn hóa quy trình cung cấp dịch vụ
công trực tuyến, triển khai cung cấp 169 dịch vụ công trực tuyến mức độ 4:
- Năm 2019 chuẩn hóa quy trình thủ tục,
cung cấp 80 dịch vụ công trực tuyến mức độ 4.
- Năm 2020 chuẩn hóa quy trình thủ tục,
cung cấp 89 dịch vụ công trực tuyến mức độ 4.
4. Nhiệm vụ
a) Nội dung các dịch vụ cần chuẩn
hóa:
Trong 1.762 thủ tục hành chính trong
các nhóm lĩnh vực thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan nhà nước tỉnh Cao Bằng,
cùng với tiêu chí dịch vụ có số người sử dụng lớn; dịch vụ có quy trình nghiệp
vụ, hồ sơ yêu cầu không quá phức tạp, dịch vụ thuộc danh mục ưu tiên cần triển
khai theo quy định, chỉ đạo của của Chính phủ, tỉnh Cao Bằng lựa chọn 169 thủ tục
hành chính để chuẩn hóa cung cấp dịch vụ công mức độ 4, bao gồm:
- 02 thủ tục thuộc lĩnh vực tài
nguyên nước (Sở Tài nguyên môi trường).
- 17 thủ tục thuộc lĩnh vực xây dựng
(Sở Xây dựng).
- 02 thủ tục thuộc lĩnh vực người có công;
08 thủ tục thuộc lĩnh vực việc làm (Sở Lao động, Thương binh và Xã hội).
- 07 thủ tục thuộc lĩnh vực đầu tư;
02 thủ tục thuộc lĩnh vực đấu thầu (Sở Kế hoạch và Đầu tư).
- 01 thủ tục thuộc lĩnh vực giá; 07
thủ tục thuộc lĩnh vực quản lý ngân sách (Sở Tài chính).
- 01 thủ tục thuộc lĩnh vực báo chí
(Sở Thông tin và Truyền thông).
- 05 thủ tục thuộc lĩnh vực lữ hành;
02 thủ tục thuộc lĩnh vực văn hóa; 04 thủ tục thuộc lĩnh vực khách sạn (Sở Văn
hóa, Thể thao và Du lịch).
- 11 thủ tục thuộc lĩnh vực giám định
y khoa, pháp y; 19 thủ tục thuộc lĩnh vực khám chữa bệnh; 1 thủ tục thuộc lĩnh
vực y học cổ truyền; 01 thủ tục thuộc lĩnh vực y tế dự phòng và môi trường; 04
thủ tục thuộc lĩnh vực vệ sinh an toàn thực phẩm và dinh dưỡng; 02 thủ tục thuộc
lĩnh vực HIV/AIDS (Sở Y tế).
- 01 thủ tục thuộc lĩnh vực xử lý đơn
thư (Thanh tra tỉnh).
- 02 thủ tục thuộc lĩnh vực giáo dục
và đào tạo thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và các cơ sở giáo dục khác; 01 thủ
tục thuộc lĩnh vực văn bằng, chứng chỉ; 01 thủ tục thuộc lĩnh vực tuyển sinh (Sở
Giáo dục và Đào tạo).
- 10 thủ tục thuộc lĩnh vực lưu thông
hàng hóa trong nước và xuất khẩu, nhập khẩu; 04 thủ tục thuộc lĩnh vực an toàn
thực phẩm (Sở Công thương).
- 01 thủ tục thuộc lĩnh vực chăn nuôi
và thú y, 1 thủ tục thuộc lĩnh vực kiểm lâm; 02 thủ tục
thuộc lĩnh vực quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản (Sở Nông nghiệp và
phát triển nông thôn).
- 04 thủ tục thuộc lĩnh vực thi đua
khen thưởng; 01 thủ tục thuộc lĩnh vực cán bộ công chức, viên chức; 01 thủ tục thuộc
lĩnh vực văn thư, lưu trữ (Sở Nội vụ).
- 01 thủ tục thuộc lĩnh vực công tác
lãnh sự (Sở Ngoại vụ).
- 26 thủ tục thuộc lĩnh vực đăng ký
thuế (Cục Thuế tỉnh).
- Các thủ tục thuộc thẩm quyền của
UBND huyện, thành phố: 02 thủ tục thuộc lĩnh vực kế hoạch - đầu tư; 01 thủ tục
thuộc lĩnh vực lao động - thương binh và xã hội; 06 thủ tục thuộc lĩnh vực tài
nguyên môi trường; 01 thủ tục thuộc lĩnh vực thi đua khen thưởng; 01 thủ tục
thuộc lĩnh vực tư pháp; 06 thủ tục thuộc lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch.
Các nội dung, nhiệm vụ thực hiện:
- Phân tích mô hình nghiệp vụ liên
thông của các thủ tục hành chính, để thấy được vai trò và
sự kết nối của các cơ quan nhà nước tham gia vào một thủ tục
hành chính công, xác định được những thông tin nào cần trao đổi, chia sẻ giữa
các cơ quan.
- Từ quy trình hiện tại của thủ tục
hành chính, thực hiện mô hình hóa các bước trong từng thủ tục hành chính để thấy
được những điểm yếu, những điểm bất cập mà cần phải ứng dụng
công nghệ thông tin để tin học hóa các quy trình đó.
- Tổng hợp, xác định các yêu cầu cần
phải tin học hóa và các yêu cầu trao đổi thông tin giữa các đơn vị có liên quan trong từng thủ tục hành chính
cần chuẩn hóa.
- Thực hiện chuẩn hóa các quy trình
nghiệp vụ, các dữ liệu liên quan đến thủ tục hành chính.
b) Nội dung khác:
Triển khai công tác tuyên truyền, phổ
biến và hướng dẫn sử dụng dịch vụ công trực tuyến.
5. Kinh phí:
- Sử dụng nguồn vốn sự nghiệp Chương
trình mục tiêu Công nghệ thông tin giai đoạn 2016-2020 thực hiện nội dung chuẩn
hóa quy trình thủ tục, cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 tỉnh Cao Bằng.
- Kinh phí thực hiện cho giai đoạn
2019-2020: 4.000.000.000 đồng.
6. Thời gian thực hiện
Triển khai thực hiện trong giai đoạn
2019-2020.
7. Giải pháp thực hiện
- Giải pháp hành chính: Gắn mức độ
cung cấp dịch vụ công trực tuyến với việc đánh giá công tác cải cách hành chính
của cơ quan, đơn vị.
- Giải pháp kỹ thuật, công nghệ:
+ Nâng cấp các hệ thống mạng, thiết bị
công nghệ thông tin để phục vụ cho việc triển khai cung cấp dịch vụ công trực
tuyến.
+ Chuẩn hóa các quy trình nghiệp vụ để
phù hợp với yêu cầu kỹ thuật của hệ thống dịch vụ công trực tuyến.
+ Thống nhất sử dụng chung một hệ thống
phần mềm một cửa điện tử tích hợp Cổng dịch vụ công trực
tuyến để triển khai cung cấp dịch vụ công trực tuyến trên địa bàn toàn tỉnh.
+ Kết nối, tích hợp các hệ thống để phục vụ thanh toán trực tuyến, phát triển và cập nhật
chức năng thanh toán trực tuyến trên hệ thống cung cấp dịch
vụ của tỉnh phục vụ hoạt động thanh toán trực tuyến.
- Giải pháp chính sách: Xây dựng cơ
chế, chính sách thúc đẩy người dân và doanh nghiệp sử dụng hiệu quả dịch vụ
công trực tuyến.
- Giải pháp kinh phí: Hàng năm, tỉnh
sẽ xem xét cân đối, bố trí kinh phí đối ứng phù hợp để thực hiện kế hoạch.
8. Lộ trình
và tổ chức thực hiện
- Năm 2019: Thực hiện chuẩn hóa quy
trình thủ tục cho 80 dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 kết hợp công tác tuyên
truyền, phổ biến và hướng dẫn sử dụng dịch vụ công trực tuyến.
- Năm 2020: Thực hiện chuẩn hóa quy
trình thủ tục cho 89 dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 kết hợp công tác tuyên
truyền, phổ biến và hướng dẫn sử dụng dịch vụ công trực tuyến.
9. Dự kiến hiệu quả và việc hoàn
thành mục tiêu của Chương trình
- 169 dịch vụ công trực tuyến mức độ
4 được chuẩn hóa, cung cấp phục vụ nhu cầu của cá nhân, tổ chức trong tỉnh.
- Các dịch vụ công được chuẩn hóa,
cung cấp trực tuyến mức độ 4 phù hợp với nội dung Kiến trúc Chính quyền điện tử
tỉnh đã đề ra. Góp phần thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ tổng thể của Chương
trình về tỷ lệ hồ sơ thủ tục hành chính của các địa phương
được xử lý trực tuyến tại mức độ 4, tỷ lệ hồ sơ thủ tục hành chính cần trao đổi
giữa các bộ phận một cửa liên thông được trao đổi qua môi trường mạng.
10. Đề xuất và kiến nghị
Bộ Thông tin và Truyền thông xem xét,
ưu tiên cho tỉnh Cao Bằng là địa phương khó khăn, chưa tự cân đối được ngân sách để thực hiện các nhiệm vụ của Chương trình.
Biểu 03/TMKH-Phụ lục 2
THUYẾT MINH KẾ HOẠCH CHUẨN HÓA, TẠO LẬP,
CHUYỂN ĐỔI CƠ SỞ DỮ LIỆU
(Giai đoạn 2019-2020)
Chuẩn hóa, tạo lập cơ sở dữ
liệu về công chứng và chứng thực trên địa bàn tỉnh Cao Bằng
1. Căn cứ lập kế hoạch
Luật Công chứng năm 2014;
Nghị định số 64/2007/NĐ-CP ngày
10/4/2007 của Chính phủ về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ
quan nhà nước;
Nghị định số 102/2009/NĐ-CP ngày
06/11/2009 của Chính phủ về quản lý đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng
nguồn vốn ngân sách nhà nước;
- Nghị quyết số 73/NQ-CP ngày
26/8/2016 của Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư các Chương trình mục tiêu
giai đoạn 2016 - 2020;
- Quyết định số 153/QĐ-TTg ngày
30/01/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu Công nghệ
thông tin giai đoạn 2016-2020;
- Công văn số 729/BTP-BTTP ngày
09/3/2017 của Bộ Tư pháp về việc xây dựng cơ sở dữ liệu công chứng và ban hành
Quy chế khai thác, sử dụng cơ sở dữ liệu công chứng.
2. Thực trạng công tác quản lý,
chuyển đổi dữ liệu
Theo điều 62, Luật Công chứng năm
2014 thì UBND cấp tỉnh có trách nhiệm xây dựng cơ sở dữ liệu công chứng bao gồm
các thông tin về nguồn gốc tài sản, tình trạng giao dịch của
tài sản và các thông tin về biện pháp ngăn chặn được áp dụng đối với tài sản có
liên quan đến hợp đồng, giao dịch đã được công chứng; ban hành quy chế khai
thác, sử dụng cơ sở dữ liệu công chứng. Một cách đơn giản, với cơ sở dữ liệu
công chứng nói trên thay vì người dân phải tự tìm hiểu thông tin với tài sản
mình cần giao dịch thì nay chỉ bằng thao tác đơn giản, công chứng viên sẽ giúp
họ có thông tin chính xác về việc đó. Với cơ sở dữ liệu công chứng này, người
dân có thể hoàn toàn yên tâm khi thực hiện các giao dịch
mà không lo bị lừa hay bị do thiếu thông tin.
Cơ sở dữ liệu công chứng nếu được triển
khai thực hiện thì sẽ liên thông kết nối trong toàn hệ thống, chia sẻ với các
ngành như Tài nguyên và Môi trường và các ngành khác có liên quan để sử dụng
chung. Cùng với cơ sở dữ liệu công chứng có tác dụng công khai, minh bạch tình
trạng pháp lý của tài sản, công chứng viên sẽ giúp người dân sàng lọc các giao
dịch hợp pháp.
Các địa phương chưa xây dựng được cơ
sở dữ liệu thông tin về bất động sản, chưa có sự kết nối,
chia sẻ thông tin bài bản giữa các tổ chức hành nghề công chứng với nhau và giữa
các tổ chức hành nghề công chứng với văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất về tài sản giao dịch; chưa tạo được cơ chế liên thông giữa
tổ chức hành nghề công chứng, cơ quan thuế, cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm,
văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất và nhà khi thực hiện các thủ tục hành chính
đối với các giao dịch về bất động sản. Đã dẫn đến tình trạng rủi ro trong hoạt động công chứng như một tài sản giao
dịch nhiều lần được công chứng ở nhiều tổ chức hành nghề công chứng khác nhau,
hạn chế các rủi ro, phòng ngừa tranh chấp trong việc công chứng hợp đồng, giao
dịch.
Chính vì vậy, việc sớm xây dựng Cơ sở
dữ liệu công chứng, chứng thực là một việc cần thiết và cấp bách nhằm ngăn ngừa
các giao dịch xấu, hạn chế rủi ro cho các công chứng viên cho hoạt động công chứng
và đặc biệt là đảm bảo an toàn pháp lý cho các tổ chức, cá nhân khi tham gia
các giao dịch dân sự, kinh tế trên địa bàn tỉnh Cao Bằng.
3. Mục tiêu
a) Mục tiêu tổng quát
Xây dựng cơ sở dữ liệu công chứng, chứng
thực chia sẻ, dùng chung giữa tất cả các tổ chức hành nghề
công chứng và UBND cấp xã trên địa bàn tỉnh Cao Bằng; tạo
dựng lịch sử thông tin tài sản, nhằm hạn chế và ngăn chặn
tình trạng thực hiện đồng thời nhiều
giao dịch đối với một tài sản, sử dụng văn bản công chứng, chứng thực giả tham
gia giao dịch, đăng ký biến động, đăng ký giao dịch bảo đảm...
Qua đó đảm bảo an toàn pháp lý cho các bên tham gia hợp đồng, giao dịch, phòng
ngừa tranh chấp; bảo đảm tăng cường sự quản lý nhà nước đối với hoạt động công
chứng, nhất là trong quản lý, khai thác thông tin liên quan đến hoạt động công
chứng, góp phần hạn chế rủi ro, bảo vệ được lợi ích hợp
pháp của tổ chức, cá nhân, phục vụ có hiệu quả công tác quản lý nhà nước, đáp ứng
yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh nhà.
Cung cấp thêm một kênh thông tin phục
vụ cho công tác quản lý nhà nước của Sở Tư pháp và các sở, ban, ngành có liên
quan đối với hoạt động công chứng, chứng thực trên địa bàn tỉnh; nâng cao hiệu
quả việc xây dựng và khai thác cơ sở dữ liệu công chứng, chứng thực các hợp đồng,
giao dịch; đồng thời tăng cường trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân
có liên quan trong quản lý, cung cấp, cập nhật thông tin vào cơ sở dữ liệu cũng
như trong khai thác sử dụng cơ sở dữ liệu.
b) Mục tiêu cụ thể
- Xây dựng hệ thống dữ liệu ngăn chặn
tập trung, khắc phục được tình hình thông tin lưu trữ riêng lẻ; cung cấp thông
tin về dữ liệu ngăn chặn phục vụ yêu cầu của hoạt động công chứng một cách thuận
tiện, chính xác, đầy đủ và kịp thời, đảm bảo sự an toàn, tiện lợi và tiết kiệm
cho tổ chức, công dân, các tổ chức tín dụng, các công chứng viên trong việc
công chứng các hợp đồng, giao dịch.
- Thực hiện theo quy trình thống nhất
các hoạt động tác nghiệp của các tổ chức tín dụng, ngân hàng thương mại và các
tổ chức hành nghề công chứng trong vấn đề xác minh tính pháp lý của các tài sản
được yêu cầu công chứng.
- Cập nhật, quản lý tập trung toàn bộ
dữ liệu về bất động sản đã đưa vào giao dịch thông qua các hoạt động giao dịch
do công chứng viên chứng nhận; dữ liệu
ngăn chặn được sắp xếp một cách khoa học, thống nhất trong cấu trúc cơ sở dữ liệu,
bảo đảm truy cập thống nhất từ mọi tổ chức hành nghề công chứng. Bên cạnh đó vẫn
phải bảo đảm bí mật về nội dung công chứng theo quy định của Luật Công chứng.
- Hệ thống dữ liệu sẽ đáp ứng được khả
năng mở rộng và thay đổi theo sự phát triển cả về số lượng tổ chức hành nghề và
quy mô dữ liệu.
4. Nhiệm vụ
- Tiến hành khảo sát chi tiết tại Sở
Tư pháp và các tổ chức hành nghề công chứng để thu thập thông tin chi tiết về
quy trình quản lý thông tin ngăn chặn, hồ sơ công chứng, cơ sở hạ tầng phục vụ
cho việc triển khai các hệ thống thông tin điện tử đang hoạt động.
- Xây dựng phần mềm cập nhật và khai
thác thông tin ngăn chặn tại Sở Tư pháp và cơ sở dữ liệu dùng chung về thông
tin ngăn chặn tại các Tổ chức hành nghề công chứng.
- Cập nhật hồ sơ lưu của các tổ chức
hành nghề công chứng vào file dữ liệu điện tử.
- Triển khai đào tạo vận hành hệ thống:
cài đặt hệ thống Cơ sở dữ liệu, phần mềm; đào tạo hướng dẫn
sử dụng cho cán bộ chuyên môn, cán bộ quản trị, công chứng viên;...
- Xây dựng quy trình thu thập, cập nhật,
quản lý và sử dụng thông tin, dữ liệu về hợp đồng, giao dịch liên quan đã được
công chứng trên địa bàn tỉnh.
- Đầu tư những thiết bị tin học để phục
vụ cho vận hành hệ thống phần mềm và cơ sở dữ liệu
5. Kinh phí:
a) Căn cứ lập dự toán
- Nghị định số 102/2009/NĐ-CP ngày 06/11/2009
của Chính phủ về quản lý đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn
ngân sách nhà nước;
- Thông tư liên tịch số
19/2012/TTLT-BTC-BKH&ĐT-BTTTT ngày 15/02/2012 của Bộ Tài chính - Bộ Kế hoạch
và Đầu tư- Bộ Thông tin và Truyền thông Hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí
thực hiện Chương trình quốc gia về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động
của cơ quan nhà nước;
- Thông tư số 21/2010/TT-BTTTT ngày
08/9/2010 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định về lập đề cương
và dự toán chi tiết đối với hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn
vốn ngân sách nhà nước nhưng không yêu cầu phải lập dự án;
- Thông tư 194/2012/TT-BTC ngày
15/11/2012 của Bộ Tài chính về hướng dẫn mức chi tạo lập thông tin điện tử nhằm
duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước;
- Thông tư 06/2011/TT-BTTTT ngày
28/02/2011 quy định về việc lập và quản lý chi phí đầu tư ứng dụng công nghệ
thông tin;
- Thông tư số 109/2016/TT-BTC ngày 30
tháng 6 năm 2016 của Bộ Tài chính quy định lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết
toán kinh phí thực hiện các cuộc Điều tra thống kê, Tổng Điều tra thống kê quốc
gia;
- Quyết định số 1595/QĐ-BTTTT ngày
03/10/2011 công bố định mức tạo lập cơ sở dữ liệu trong hoạt động ứng dụng công
nghệ thông tin do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành.
b) Dự toán
- Sử dụng nguồn vốn Chương trình mục
tiêu Công nghệ thông tin giai đoạn 2016-2020 cho thực hiện các nội dung chuẩn
hóa, tạo lập cơ sở dữ liệu về công chứng và chứng thực trên địa bàn tỉnh Cao Bằng.
- Kinh phí thực hiện năm 2019:
5.000.000.000 đồng.
6. Thời gian thực hiện
Triển khai thực hiện trong năm 2019.
7. Giải pháp thực hiện
- Thực hiện đồng bộ việc chuẩn chuẩn
hóa, tạo lập, chuyển đổi dữ liệu với xây dựng phần mềm đáp ứng nhu cầu lưu trữ,
quản lý, cập nhật, khai thác thông tin dữ liệu của tỉnh.
- Phối hợp chặt chẽ giữa đơn vị triển
khai và các đơn vị có liên quan. Căn cứ vào nội dung thực hiện, các đơn vị có
liên quan khảo sát, đánh giá hiện trạng nguồn cơ sở dữ liệu và số lượng dữ liệu cần chuẩn hóa, số hóa do đơn vị quản lý tổng hợp về đơn vị đầu mối triển khai.
8. Lộ trình và tổ chức thực hiện
Quý I/2019:
Tiến hành khảo sát thu thập dữ liệu gốc:
Xây dựng tài liệu hướng dẫn thu thập dữ liệu; thu thập bản gốc các tài liệu.
Quý II/2019-III/2019:
Triển khai công tác nhập dữ liệu: Xây
dựng tài liệu hướng dẫn nhập dữ liệu; nhập dữ liệu.
Quý IV/2019:
Kiểm tra dữ liệu đã tạo lập: Lập tài
liệu hướng dẫn kiểm tra dữ liệu đã tạo lập; kiểm tra dữ liệu đã tạo lập.
9. Dự kiến hiệu quả và việc hoàn
thành mục tiêu của Chương trình
Đầu tư, hoàn thiện và đưa vào sử dụng
có hiệu quả cơ sở dữ liệu về công chứng và chứng thực trên địa bàn tỉnh Cao Bằng
phục vụ hiệu quả cho công tác nghiệp vụ, kết nối liên thông với các hệ thống
thông tin của tỉnh phục vụ như chia sẻ, khai thác và
sử dụng thông tin đáp ứng được mục tiêu của Chương trình đề ra.
10. Đề xuất và kiến nghị
Bộ Thông tin và Truyền thông xem xét
ưu tiên cho các tỉnh Cao Bằng là phương khó khăn, chưa tự cân đối được ngân
sách để thực hiện các nhiệm vụ của Chương trình.
Biểu 04/TMKH-Phụ lục 2
THUYẾT MINH KẾ HOẠCH CHUẨN HÓA, TẠO LẬP,
CHUYỂN ĐỔI CƠ SỞ DỮ LIỆU
(Giai đoạn 2019-2020)
Nhiệm vụ số hóa dữ liệu của
tỉnh Cao Bằng
1. Căn cứ lập kế hoạch
- Nghị định số 64/2007/NĐ-CP ngày 10 tháng
4 năm 2007 của Chính phủ về việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của
cơ quan nhà nước;
- Nghị quyết số 73/NQ-CP ngày
26/8/2016 của Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư các Chương trình mục tiêu
giai đoạn 2016 - 2020;
- Quyết định số 153/QĐ-TTg ngày
30/01/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu Công nghệ
thông tin giai đoạn 2016-2020;
2. Thực trạng công tác quản lý,
chuyển đổi dữ liệu
- Trong bối cảnh xây dựng và phát triển Chính phủ điện tử đặt ra nhu cầu cấp thiết về xây dựng các cơ sở dữ
liệu quốc gia cũng như các cơ sở dữ liệu dùng chung của tỉnh để phục vụ công
tác quản lý, khai thác thông tin, xây dựng các chương trình kế hoạch. Thì hiện
tại đối với tỉnh Cao Bằng vẫn chưa hình thành các kho dữ liệu, cơ sở dữ liệu
dùng chung.
- Các thông tin về tất cả các lĩnh vực
của tỉnh đang được lưu trữ rời rạc trên các hệ thống thông tin khác nhau, nhiều
thông tin dữ liệu cần thiết chưa được tạo lập, chuẩn hóa, số hóa để phục vụ việc
tra cứu và khai thác sử dụng như: Dữ liệu về hồ sơ thủ tục hành chính; dữ liệu
về hồ sơ lưu trữ chung của tỉnh; dữ liệu liệu về cán bộ công chức; các dữ liệu
phục vụ công tác quản lý chuyên ngành như: dữ liệu về lý lịch tư pháp; dữ liệu
về dân tộc tôn giáo; dữ liệu về quản lý xây dựng, dữ liệu về quản lý khoa học,
dữ liệu về quản lý phương tiện vận tải, dữ liệu về quản du lịch...
3. Mục tiêu
a) Mục tiêu tổng quát
Hình thành kho dữ liệu dùng chung phục
vụ công tác quản lý, chỉ đạo điều hành cũng như nhu cầu khai thác thông tin.
b) Mục tiêu cụ thể
Số hóa, xây dựng cơ sở dữ liệu của
các cơ quan nhà nước, Sở, ban ngành trong toàn tỉnh Cao Bằng đang lưu trữ tại
Chi cục Văn thư lưu trữ tỉnh nhằm xây dựng cơ sở dữ liệu tập trung.
4. Nhiệm vụ
Trong quy mô của dự án này sẽ thực hiện
số hóa thí điểm kho lưu trữ hồ sơ của Chi cục Văn thư lưu trữ tỉnh Cao Bằng
(Quét hồ sơ lưu trữ, xây dựng dữ liệu đặc tả, nhập dữ liệu,
kiểm tra dữ liệu đã tạo lập). Đầu tư hệ thống phần cứng nhằm đảm bảo sẵn sàng
cho việc ứng dụng CNTT trong việc khai thác, vận hành hệ thống kho lưu trữ điện tử:
Các nội dung, nhiệm vụ thực hiện:
- Thực hiện hoạt động chuyển đổi, chuẩn
hóa, tạo lập cơ sở dữ liệu bao gồm các công việc số hóa,
chuyển đổi các nguồn dữ liệu truyền
thống (hồ sơ, giấy tờ giấy) sang hồ sơ điện tử trong quản lý hành chính Nhà nước về các lĩnh vực
thuộc các sở, ngành của tỉnh.
- Triển khai hạ tầng công nghệ thông
tin, xây dựng thiết kế ứng dụng cơ sở dữ liệu phục vụ công tác lưu trữ, quản
lý, cập nhật thông tin dữ liệu của tỉnh.
- Tổ chức khai thác, xử lý dữ liệu
liên thông, chia sẻ dữ liệu nhằm bảo đảm hồ sơ được xử lý
trực tiếp; Bảo đảm hồ sơ thủ tục hành chính trao đổi giữa các bộ phận các cấp,
các ngành trên địa bàn tỉnh thông qua môi trường mạng.
- Đào tạo, tập huấn chuyển giao công
nghệ cho các cán bộ của cơ quan trực tiếp quản lý, khai thác kho dữ liệu số
hóa.
5. Kinh phí:
a) Căn cứ lập dự toán
- Nghị định số 102/2009/NĐ-CP ngày
06/11/2009 của Chính phủ về quản lý đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng
nguồn vốn ngân sách nhà nước;
- Thông tư liên tịch số 19/2012/TTLT-BTC-BKH&ĐT-BTTTT
ngày 15/02/2012 của Bộ Tài chính - Bộ Kế hoạch và Đầu tư- Bộ Thông tin và Truyền
thông Hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện Chương trình quốc gia về ứng
dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước;
- Thông tư số 21/2010/TT-BTTTT ngày 08/9/2010 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định về lập
đề cương và dự toán chi tiết đối với hoạt động ứng dụng
công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước nhưng không yêu cầu phải
lập dự án;
- Thông tư 194/2012/TT-BTC ngày
15/11/2012 của Bộ Tài chính về hướng dẫn mức chi tạo lập thông tin điện tử nhằm
duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước;
- Thông tư 06/2011/TT-BTTTT ngày 28/02/2011 quy định về việc lập và quản lý chi phí đầu
tư ứng dụng công nghệ thông tin;
- Thông tư số 109/2016/TT-BTC ngày 30
tháng 6 năm 2016 của Bộ Tài chính quy định lập dự toán, quản
lý, sử dụng và quyết toán kinh phí thực hiện các cuộc Điều tra thống kê, Tổng Điều tra thống kê quốc gia;
- Quyết định số 1595/QĐ-BTTTT ngày
03/10/2011 công bố định mức tạo lập cơ sở dữ liệu trong hoạt động ứng dụng công
nghệ thông tin do bộ trưởng bộ thông tin và truyền thông ban hành.
b) Dự toán
- Sử dụng nguồn vốn Chương trình mục tiêu Công nghệ thông tin giai đoạn 2016-2020 cho thực hiện
các nội dung số hóa dữ liệu của tỉnh Cao Bằng.
- Kinh phí thực hiện năm 2020:
10.000.000.000 đồng.
6. Thời gian thực hiện
Triển khai thực hiện trong năm 2020.
7. Giải pháp thực hiện
- Thực hiện đồng bộ việc chuẩn chuẩn hóa,
tạo lập, chuyển đổi dữ liệu với xây dựng phần mềm đáp ứng nhu cầu lưu trữ, quản
lý, cập nhật, khai thác thông tin dữ liệu của tỉnh.
- Phối hợp chặt chẽ giữa đơn vị triển
khai và các đơn vị có liên quan. Căn cứ vào nội dung thực hiện, các đơn vị có
liên quan khảo sát, đánh giá hiện trạng nguồn cơ sở dữ liệu
và số lượng dữ liệu cần chuẩn hóa, số hóa do đơn vị quản lý tổng hợp về đơn vị
đầu mối triển khai.
8. Lộ trình và tổ chức thực hiện
Quý I/2020:
Thu thập bản gốc: Xây dựng tài liệu
hướng dẫn thu thập dữ liệu; thu thập bản gốc các tài liệu.
Quý II/2020-III/2020:
Nhập dữ liệu: Xây dựng tài liệu hướng
dẫn nhập dữ liệu; nhập dữ liệu.
Quý IV/2020:
Kiểm tra dữ liệu đã tạo lập: Lập tài
liệu hướng dẫn kiểm tra dữ liệu đã tạo lập; kiểm tra dữ liệu đã tạo lập.
9. Dự kiến hiệu quả và việc hoàn
thành mục tiêu của Chương trình
Đầu tư, hoàn thiện và đưa vào sử dụng
có hiệu quả các cơ sở dữ liệu chung của tỉnh phục vụ cho nhu cầu triển khai
Chính quyền điện tử tỉnh, thông tin dữ liệu của cơ quan nhà nước được quản lý tập
trung tiện lợi cho quá trình khai thác sử dụng đồng thời
được kết nối, chia sẻ dữ liệu với các cơ sở dữ liệu quốc gia đáp ứng được mục
tiêu của Chương trình đề ra.
10. Đề xuất và kiến nghị
Bộ Thông tin và Truyền thông xem xét
ưu tiên cho các tỉnh Cao Bằng là địa phương khó khăn, chưa tự cân đối được ngân
sách để thực hiện các nhiệm vụ của Chương trình.