VĂN PHÒNG CHÍNH
PHỦ
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 9562/VPCP-QHĐP
V/v thực hiện kết luận của UBTVQH tại PH thứ
27
|
Hà Nội, ngày 03
tháng 10 năm 2018
|
Kính gửi: Các
Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ.
Trên cơ sở kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại
Phiên họp thứ 27 (thông báo số 2231/TB-TTKQH ngày 25 tháng 9 năm 2018), Thủ tướng
Chính phủ giao, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ nghiên cứu, tiếp
thu:
1. Dự án Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi)
Giao Thanh tra Chính phủ phối hợp với Ủy ban Tư
pháp và các cơ quan hữu quan chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo Luật, Báo cáo giải
trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật để trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 6, cần
lưu ý về việc xử lý tài sản, thu nhập tăng thêm mà người có nghĩa vụ kê khai
không giải trình được hợp lý về nguồn gốc (Điều 57 của dự thảo Luật), tham mưu
giúp Đảng đoàn Quốc hội chuẩn bị báo cáo Bộ Chính trị về 02 phương án:
a) Phương án 1: Thu hồi tài sản, thu nhập tăng thêm
này theo trình tự xem xét, giải quyết tại Tòa án;
b) Phương án 2: Coi tài sản, thu nhập tăng thêm mà
người có nghĩa vụ kê khai không giải trình được hợp lý về nguồn gốc là thu nhập
chưa nộp thuế và Nhà nước sẽ thu thuế thu nhập cá nhân.
2. Dự án Luật Giáo dục (sửa đổi)
Giao Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với
các cơ quan liên quan nghiên cứu, tiếp thu ý kiến Ủy ban Thường vụ Quốc hội chỉnh
lý dự thảo Luật; hoàn thiện hồ sơ trình Quốc hội theo quy định của Luật Ban
hành văn bản quy phạm pháp luật, trình Quốc hội xem xét tại kỳ họp thứ 6 và
thông qua tại kỳ họp thứ 7, tập trung vào các nội dung sau:
a) Về mục tiêu, tính chất, nguyên lý giáo dục (Điều
2, Điều 3 của dự thảo Luật), đề nghị nghiên cứu bổ sung nội dung “văn hóa” nhằm
phát triển toàn diện con người Việt Nam;
b) Đối với các chính sách, nhất là 02 chính sách mới
về không thu học phí đối với trẻ em mầm non 5 tuổi, học sinh trung học cơ sở
trường công lập và hỗ trợ đóng học phí đối với trẻ em, học sinh diện phổ cập tại
cơ sở giáo dục dân lập, tư thục (Điều 95 của dự thảo Luật); về nâng chuẩn trình
độ đào tạo đối với giáo viên mầm non từ trung cấp sư phạm lên cao đẳng sư phạm
(Điều 70 của dự thảo Luật), cần tiếp tục đầu tư đánh giá tác động của các chính
sách mới đối với các đối tượng liên quan; quy định rõ điều kiện, thời điểm, lộ
trình triển khai, dự kiến nguồn lực thực hiện. Làm rõ khả năng bảo đảm ngân
sách, cơ sở vật chất và các điều kiện khác khi bổ sung quy định về chính sách học
phí cho đối tượng phổ cập, chính sách lương nhà giáo, tín dụng sư phạm, giáo dục
hòa nhập...
Ngoài ra, cần tiếp tục đánh giá tác động về tính khả
thi của các chính sách mới được quy định trong dự thảo Luật khi nguồn lực bảo đảm
chỉ giới hạn trong tỷ lệ 20% tổng ngân sách nhà nước chi cho giáo dục đào tạo.
Trong điều kiện ngân sách còn hạn hẹp, trước mắt ưu tiên thực hiện chính sách
trên đối với người học ở vùng miền núi, vùng có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt
khó khăn; trẻ em có hoàn cảnh khó khăn;
c) Về quản trị của cơ sở giáo dục, đề nghị cân nhắc,
nghiên cứu tính khả thi của Hội đồng trường gắn với việc thực hiện quy chế dân
chủ trong các cơ sở giáo dục phổ thông, giáo dục mầm non;
d) Về chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ
thông, để bảo đảm thống nhất trong quan điểm và phương thức triển khai thực hiện,
cần quy định rõ việc lựa chọn sách giáo khoa để sử dụng ổn định trong giảng dạy
và học tập; tránh lãng phí, tạo độc quyền giáo dục trong in, phát hành sách
giáo khoa.
3. Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của
Luật Giáo dục đại học
Giao Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Ủy ban Văn
hóa, Thanh thiếu niên và Nhi đồng tiếp tục rà soát các quy định của dự thảo Luật,
đặc biệt lưu ý các vấn đề sau:
a) Giữ ổn định hệ thống, bao quát được các loại
hình, mô hình cơ sở giáo dục đại học hiện có nhưng đồng thời mở hành lang pháp
lý thuận lợi cho sự phát triển lớn mạnh của các trường;
b) Quy định rõ cơ chế, chính sách, điều kiện bảo đảm
thực hiện tự chủ; phân định rõ ràng, minh bạch và chế định cụ thể các trường được
tự chủ và trường chưa đủ năng lực thực hiện tự chủ. Trong đó, cần làm rõ mối
quan hệ giữa thiết chế Hội đồng trường và Hiệu trưởng, việc phân cấp và ủy quyền
giữa Hội đồng trường và Hiệu trưởng; phân định rõ vị trí, vai trò, quyền hạn và
trách nhiệm của từng chủ thể một cách hài hòa để phát huy tối đa ưu thế của tự
chủ và bảo đảm chế độ trách nhiệm của cá nhân và của tập thể;
c) Cần làm rõ hơn việc phân cấp, phân quyền giữa
các cơ quan quản lý nhà nước ở trung ương, giữa trung ương và địa phương để bảo
đảm thống nhất trong công tác quản lý nhà nước. Chú trọng công tác kiểm định
các cơ sở đào tạo, chương trình đào tạo; quy định rõ điều kiện, tiêu chuẩn,
trách nhiệm của tổ chức kiểm định để bảo đảm và nâng cao chất lượng công tác thẩm
định, đánh giá chất lượng;
d) Ngoài ra, đề nghị rà soát kỹ lưỡng về các thuật
ngữ và kỹ thuật lập pháp nhằm bảo đảm tính khoa học, ngắn gọn, thống nhất trong
cách hiểu; bảo đảm tính tương thích trong hệ thống pháp luật, đặc biệt là với
Luật Giáo dục, Luật Đầu tư; hoàn thiện thêm các nội dung của dự thảo Luật, gửi
xin và tiếp thu ý kiến các Đoàn đại biểu Quốc hội để trình Quốc hội xem xét,
thông qua tại kỳ họp thứ 6.
4. Dự án Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia
Giao Bộ Y tế nghiên cứu, tiếp thu, hoàn chỉnh dự án
Luật theo Báo cáo thẩm tra sơ bộ của Ủy ban về các vấn đề Xã hội và ý kiến Ủy
ban Thường vụ Quốc hội để hoàn thiện, nâng cao chất lượng dự án Luật, bảo đảm
tính khả thi, phù hợp với thực tiễn, trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 6, trong đó
lưu ý một số vấn đề sau:
a) Tiếp tục cân nhắc kỹ về tên gọi của Luật và kinh
phí phục vụ hoạt động phòng, chống tác hại của rượu, bia để trình Quốc hội thảo
luận;
b) Về phạm vi điều chỉnh dự thảo Luật, nghiên cứu để
thể hiện rõ mục tiêu thực hiện các biện pháp bảo vệ sức khỏe người dân khỏi tác
hại của rượu, bia thông qua việc quy định các biện pháp giảm mức tiêu thụ rượu,
bia; quản lý việc cung cấp, hạn chế tính sẵn có, tính có sẵn của rượu, bia; giảm
tác hại và bảo đảm nguồn lực để phòng, chống tác hại của rượu, bia; kinh phí được
dự toán chung trong dự toán ngân sách hằng năm, không nên ưu tiên trích từ số
thu từ thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia;
c) Về điều kiện kinh doanh rượu, bia, đề nghị Ban
soạn thảo rà soát để quy định vấn đề này phù hợp với quy định của Luật Đầu tư về
ngành nghề kinh doanh có điều kiện và các văn bản pháp luật có liên quan;
d) Về rượu thủ công, cần có quy định và lộ trình quản
lý phù hợp để có thể kiểm soát tốt chất lượng, điều kiện bảo đảm vệ sinh, an
toàn thực phẩm đối với rượu thủ công;
đ) Về trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cần quy
định cụ thể hơn về trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc
phòng, chống tác hại của rượu, bia; đặc biệt là cơ chế thực hiện, kiểm tra, quản
lý, giám sát, xử lý vi phạm để đảm bảo tính khả thi của dự thảo Luật;
e) Rà soát lại các quy định của dự thảo Luật để đảm
bảo tính hợp hiến, hợp pháp, tính thống nhất của dự thảo Luật với hệ thống pháp
luật và tính tương thích với điều ước quốc tế có liên quan; tính thống nhất giữa
các quy định trong dự thảo Luật;
g) Tiếp tục hoàn thiện hồ sơ dự án Luật, trong đó,
rà soát và chỉnh lý Báo cáo đánh giá tác động của chính sách, đánh giá tác động
nghiêm túc các chính sách mới của dự án Luật so với chính sách được nêu tại Đề
xuất xây dựng dự án Luật; Báo cáo đánh giá tác động về thủ tục hành chính; Báo
cáo tổng kết thi hành đầy đủ các văn bản pháp luật có liên quan đến phòng, chống
tác hại của rượu, bia; bổ sung dự thảo các văn bản hướng dẫn thi hành Luật theo
quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật;
h) Chủ trì, phối hợp với Ủy ban các vấn đề Xã hội
và các cơ quan hữu quan tiếp tục nghiên cứu, thể chế hóa các quan điểm, đường lối,
chủ trương của Đảng về công tác bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe nhân dân;
khắc phục những vướng mắc, bất cập, hạn chế của pháp luật phòng, chống tác hại
rượu, bia hiện hành.
5. Dự án Luật sửa đổi, bổ sung các luật có quy định
liên quan đến quy hoạch
Giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với
các bộ, cơ quan liên quan thực hiện theo đúng sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ
tại văn bản số 9484/VPCP-PL ngày 01 tháng 10 năm 2018 của Văn phòng Chính phủ về
dự án Luật sửa đổi, bổ sung các luật có quy định liên quan đến quy hoạch.
6. Dự án Luật Đầu tư công (sửa đổi)
Giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư thực hiện theo đúng sự
chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản số 9262/VPCP-PL ngày 25 tháng 9 năm
2018 của Văn phòng Chính phủ về việc báo cáo tiếp thu, giải trình, hoàn thiện dự
án Luật Đầu tư công (sửa đổi).
7. Dự án Luật Quản lý thuế (sửa đổi)
Giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các cơ quan
liên quan thực hiện theo đúng sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản số
9555/VPCP-PL ngày 03 tháng 10 năm 2018 về dự án Luật quản lý thuế (sửa đổi).
8. Việc triển khai chuẩn bị công tác lấy phiếu
tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn
Đề nghị các Thành viên Chính phủ hoàn thiện các thủ
tục liên quan theo yêu cầu của Ban Công tác Đại biểu.
9. Báo cáo của Chính phủ về công tác giải quyết
khiếu nại, tố cáo năm 2018
Trên cơ sở ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và
báo cáo của Thường trực Ủy ban Pháp luật, giao Thanh tra Chính phủ rà soát,
nghiên cứu tiếp thu bổ sung, hoàn chỉnh Báo cáo để trình Quốc hội, trong đó
phân tích làm rõ thêm các số liệu, đánh giá cụ thể hơn về nguyên nhân của tình
hình tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo năm 2018 so với năm 2017 để
làm nổi bật thêm những nỗ lực của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ,
ngành, địa phương; phân tích cụ thể hơn những tồn tại, hạn chế, bất cập trong
những năm qua; đưa ra các giải pháp căn cơ, cốt lõi để khắc phục dứt điểm các tồn
tại, hạn chế, bất cập, phấn đấu làm tốt hơn công tác này trong thời gian tới.
10. Các báo cáo của Chính phủ về công tác phòng,
chống tội phạm và vi phạm pháp luật, công tác thi hành án và công tác phòng, chống
tham nhũng năm 2018
Giao các Bộ: Công an, Tư pháp và Thanh tra Chính phủ
tiếp tục hoàn thiện các báo cáo công tác để trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 6.
11. Phương án phân bổ, sử dụng nguồn kinh phí
còn lại và xử lý vướng mắc trong việc chuyển nguồn kinh phí thường xuyên của
ngân sách trung ương năm 2017
Giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ
quan liên quan thực hiện ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Thường trực Trương
Hòa Bình tại văn bản số 9385/VPCP-KTTH ngày 28 tháng 9 năm 2018 của Văn phòng
Chính phủ về việc triển khai kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
12. Phương án bổ sung kế hoạch đầu tư vốn nước
ngoài giai đoạn 2016-2020 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thực hiện ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Thường
trực Trương Hòa Bình tại văn bản số 9385/VPCP-KTTH ngày 28 tháng 9 năm 2018 của
Văn phòng Chính phủ về việc triển khai kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
13. Báo cáo của Chính phủ về việc thực hiện Nghị
quyết số 76/2014/QH13 về đẩy mạnh thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững đến
năm 2020 (gọi tắt là Nghị quyết 76)
Giao Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội nghiên cứu,
tiếp thu ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, hoàn chỉnh Báo cáo trước khi
trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 6, tập trung vào các nội dung sau:
a) Trong 02 năm tới tập trung chỉ đạo các địa
phương giải quyết dứt điểm số hộ nghèo là gia đình có công với cách mạng; không
cắt giảm, điều chỉnh nguồn lực cho giảm nghèo; thực hiện tốt hơn những chính
sách đã ban hành, không ban hành chính sách mới chưa được dự toán hoặc không có
nguồn lực để thực hiện; nghiên cứu phương án sử dụng nguồn 3.600 tỷ đồng trích
khấu hao của Điện lực Việt Nam để đầu tư trở lại cho đồng bào các tỉnh bị ảnh
hưởng bởi các công trình thủy điện lớn, chú trọng đầu tư cho hạ tầng giao thông
tới thôn, bản; tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức trong cả hệ
thống chính trị, hạn chế tư tưởng trông chờ, ỷ lại; đẩy mạnh công tác phối hợp
liên ngành, nhất là ở địa phương.
b) Trong đó, chú ý rà soát, điều chỉnh, bổ sung số
liệu thống nhất với thời điểm báo cáo 2017-2018; bám sát Nghị quyết 76 để đánh
giá về khả năng đạt được các mục tiêu đến năm 2020, có định hướng, giải pháp cụ
thể để thực hiện các nhiệm vụ có trọng tâm, trọng điểm; kiến nghị thiết thực, hợp
lý với Quốc hội.
c) Thống nhất chủ trương tổ chức hoạt động giám sát
và tổng kết việc thực hiện Nghị quyết 76 vào năm 2020, làm cơ sở xem xét, điều
chỉnh chính sách giảm nghèo trong giai đoạn sau. Giao Ủy ban về các vấn đề Xã hội
tiếp tục giám sát chuyên đề; Hội đồng Dân tộc thúc đẩy việc xây dựng, ban hành
bộ tiêu chí để phân định vùng nghèo, địa phương nghèo theo trình độ phát triển
và đặc điểm về địa lý tự nhiên.
14. Về việc bổ sung kinh phí mua hạt giống cây
trồng dự trữ quốc gia đã xuất cấp năm 2017
Giao Bộ Tài chính tiếp thu ý kiến của Ủy ban Thường
vụ về việc rà soát, sửa đổi Luật Dự trữ quốc gia theo hướng: Chính phủ có thẩm
quyền quyết định sử dụng dự phòng ngân sách trung ương, nên phần sử dụng dự
phòng để mua bù hàng dự trữ quốc gia đã xuất cấp thuộc thẩm quyền của Chính phủ.
Trường hợp Chính phủ sử dụng ngoài phần dự phòng thì mới cần xin ý kiến Ủy ban
Thường vụ Quốc hội và Quốc hội.
15. Về việc chuẩn bị kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa
XIV
Giao các bộ, cơ quan ngang bộ thực hiện theo đúng sự
phân công của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản số 9287/VPCP-QHĐP ngày 26 tháng 9
năm 2018 của Văn phòng Chính phủ về việc chuẩn bị nội dung kỳ họp thứ 6, Quốc hội
khóa XIV.
Văn phòng Chính phủ thông báo để các Bộ trưởng, Thủ
trưởng cơ quan ngang bộ biết, thực hiện (kèm theo bản chụp Thông báo số
2231/TB-TTKQH của Tổng Thư ký Quốc hội)./.
Nơi nhận:
- Như trên;
- Chủ tịch QH (để b/c);
- TTg, các PTTg CP (để b/c);
- HĐDT và các Ủy ban của QH;
- VPQH: Tổng Thư ký QH; các Vụ: TH, CTĐB, PVHĐGS;
- VPCP: BTCN, các PCN; Cổng TTĐT; các Vụ: KTTH, CN, NN, PL, TH, KGVX, TCCV,
NC, V.I, TKBT, QHQT, ĐMDN; Cục KSTTHC;
- Lưu: VT, QHĐP (3b).Th
|
KT. BỘ TRƯỞNG,
CHỦ NHIỆM
PHÓ CHỦ NHIỆM
Nguyễn Văn Tùng
|