ỦY
BAN NHÂN DÂN
QUẬN 11
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 34/KH-UBND
|
Quận
11, ngày 22 tháng 02
năm 2019
|
KẾ HOẠCH
THỰC HIỆN ĐỀ ÁN "TĂNG CƯỜNG PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO NGƯỜI
ĐANG CHẤP HÀNH HÌNH PHẠT TÙ; NGƯỜI BỊ ÁP DỤNG CÁC BIỆN PHÁP TƯ PHÁP HOẶC CÁC BIỆN
PHÁP XỬ LÝ HÀNH CHÍNH, NGƯỜI MỚI RA TÙ TÁI HÒA NHẬP CỘNG ĐỒNG, THANH THIẾU NIÊN
VI PHẠM PHÁP LUẬT, LANG THANG CƠ NHỠ" GIAI ĐOẠN 2018 - 2021 TRÊN ĐỊA BÀN
QUẬN 11
Căn cứ kế hoạch số 178/KH-UBND ngày
07 tháng 01 năm 2019 của Ủy ban nhân dân TP.Hồ Chí Minh về
công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải cơ sở, xây dựng xã, phường, thị
trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật trên địa bàn Thành phố năm 2019;
Căn cứ kế hoạch số 06/KH-HĐPH ngày 22
tháng 01 năm 2019 của Hội đồng PHPBGDPL quận về tổ chức tuyên truyền, phổ biến,
giáo dục pháp luật cho các đối tượng đặc thù trên địa bàn Quận 11 năm 2019;
Căn cứ kế hoạch số 187/KH-CATP-PV01
ngày 21 tháng 01 năm 2019 của Công an TP.Hồ Chí Minh về thực
hiện Đề án "Tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật cho người đang chấp
hành hình phạt tù; người bị áp dụng các biện pháp tư pháp hoặc các biện pháp xử
lý hành chính, người mới ra tù tái hòa nhập cộng đồng, thanh thiếu niên vi phạm
pháp luật, lang thang cơ nhỡ" giai đoạn 2018 - 2021;
Ủy ban nhân dân quận xây dựng kế hoạch
và triển khai thực hiện như sau:
I. MỤC TIÊU, YÊU CẦU
1. Quán triệt đầy đủ sâu sắc chủ
trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, nội dung, ý nghĩa, phạm vi, đối tượng,
các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp của Đề án. Nâng cao hiệu quả, trách nhiệm của
chính quyền các cấp, các ban, ngành, đoàn thể trong lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện,
làm chuyển biến cơ bản về nhận thức và hành động trong việc
thực hiện Đề án.
2. Tăng cường công tác tuyên truyền,
phổ biến, giáo dục pháp luật cho các đối tượng trong Đề án. Tập trung vào các nội
dung được quy định trong Bộ luật Hình sự, Bộ luật Tố tụng hình sự; Luật Thi
hành án hình sự; Luật thi hành tạm giữ, tạm giam; Luật xử lý vi phạm hành
chính; các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về công tác tái hòa nhập cộng
đồng; quyền và nghĩa vụ của Công dân được quy định trong Hiến pháp và các văn bản
quy phạm pháp luật có liên quan... nhằm nâng cao nhận thức, vai trò, trách nhiệm
của các cấp, các ngành, nhân dân và các đối tượng trong Đề án.
3. Tạo chuyển biến mạnh mẽ, tích cực
trong nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật cho các đối tượng trong Đề án.
Đưa công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho các đối tượng nêu trên đi vào chiều
sâu, có trọng tâm, trọng điểm, thiết thực, hiệu quả, tránh hình thức; góp phần
phòng ngừa tội phạm, tái phạm tội và các hành vi vi phạm pháp luật khác do thiếu
hiểu biết về pháp luật; hỗ trợ các đối tượng thuộc phạm vi Đề án tái hòa nhập cộng
đồng một cách hiệu quả, đồng thời đảm bảo quyền được học tập, tìm hiểu pháp luật, được phổ biến các quy định của pháp luật về quyền, nghĩa vụ
của công dân, pháp luật hình sự, thi hành án hình sự, xử lý vi phạm hành
chính...
4. Xác định rõ nhiệm vụ, giải pháp,
phân công trách nhiệm cụ thể và cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa các ban, ngành, tổ
chức đoàn thể, địa phương trong thực hiện Đề án.
5. Mục tiêu cụ thể:
- Đảm bảo 100% đối tượng là người
đang chấp hành án phạt tù, người bị tạm giữ, tạm giam, người bị áp dụng biện pháp
đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, thanh thiếu niên vi phạm pháp luật, lang
thang cơ nhỡ được đưa vào cơ sở trợ giúp xã hội thường xuyên được phổ biến và nắm
được các quy định cơ bản của pháp luật liên quan đến quyền, nghĩa vụ của công
dân nói chung, của đối tượng nói riêng, các hành vi bị nghiêm cấm, tác hại,
trách nhiệm pháp lý khi vi phạm pháp luật và các quy định liên quan.
- Phấn đấu 90% trở lên người bị áp dụng
biện pháp giáo dục tại phường; người đang chấp hành hình phạt cải tạo không
giam giữ, quản chế, người bị phạt tù được hưởng án treo; người được hoãn chấp
hành án phạt tù, người được tha tù trước thời hạn có điều kiện; người được đặc
xá, người mới ra tù tái hòa nhập cộng đồng được phổ biến, giáo dục pháp luật
chuyên biệt theo quy định của pháp luật.
- Nhà tạm giữ đảm bảo 100% lồng ghép
nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật vào chương trình học pháp luật, giáo dục
công dân, chương trình học văn hóa, học nghề, giáo dục tái hòa nhập cộng đồng
cho các đối tượng của Đề án.
- Phấn đấu 80% chủ thể và cá nhân thực
hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật thuộc phạm vi của Đề án được cung cấp,
cập nhật thông tin, tài liệu; tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật, kỹ năng
có liên quan để thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật theo chức năng,
nhiệm vụ được giao.
- Đảm bảo 90% cơ quan, tổ chức, đoàn
thể địa phương, cộng đồng dân cư được giao quản lý, giúp đỡ người bị áp dụng biện
pháp giáo dục tại phường; người đang chấp hành án tại xã phường thị trấn; người
hoãn chấp hành án phạt tù, người được tha tù trước thời hạn có điều kiện, người
được đặc xá, người mới ra tù tái hòa nhập cộng đồng thường xuyên, tích cực, chủ
động phổ biến, giáo dục pháp luật cho số đối tượng này, giúp các đối tượng tự
tin, thuận lợi trong hòa nhập cộng đồng, tránh tái phạm và vi phạm pháp luật.
- Nâng cao nhận thức của các tầng lớp
nhân dân về chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về tái hòa nhập cộng đồng,
góp phần xóa bỏ thái độ kì thị, định kiến phân biệt đối xử với đối tượng của Đề
án.
- Phát huy vai trò của các đoàn thể,
nhà trường, gia đình trong PBGDPL.
- Tăng cường ứng dụng công nghệ,
thông tin trong thực hiện Kế hoạch.
II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI
PHÁP
1. Nâng cao nhận thức, phát huy vai
trò, trách nhiệm của các ban, ngành, địa phương trong phổ biến, giáo dục pháp
luật cho các đối tượng trong Đề án. Tiếp tục triển khai thực hiện nghiêm túc Kết
luận số 04-KL/TW về kết quả thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 09 tháng 12 năm
2003 của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa IX về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng
trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; đưa nội dung tăng cường phổ biến,
giáo dục pháp luật cho các đối tượng của Đề án thành nhiệm vụ ưu tiên thực hiện
trong chương trình công tác hàng năm. Quan tâm chỉ đạo chặt chẽ các cơ quan,
đơn vị, tổ chức, cá nhân được phân công thực hiện nhiệm vụ phổ biến, giáo dục
pháp luật cho các đối tượng thuộc phạm vi Đề án.
2. Tổ chức điều tra, khảo sát công
tác phổ biến, giáo dục pháp luật thông tin pháp luật của các đối tượng thuộc phạm
vi quản lý để xây dựng nội dung, biện pháp phổ biến, giáo
dục pháp luật phù hợp, có trọng tâm, trọng điểm để tạo bước
đột phá. Hình thức điều tra, khảo sát: Tổ chức hội thảo lấy ý kiến; xây dựng,
phát phiếu điều tra; thông qua báo cáo của các đơn vị, địa phương...
3. Tăng cường công tác phối hợp các
cơ quan, ban ngành, đoàn thể có liên quan, phân công thống nhất nhiệm vụ trong
tổ chức thực hiện Đề án; tránh trùng lắp, đảm bảo các mối quan hệ phối hợp được
duy trì và đi vào nề nếp.
Gắn công tác phổ biến, giáo dục pháp luật
với công tác quản lý, giám sát, giúp đỡ đối tượng; hạn chế thấp nhất các trường
hợp tái phạm tội và vi phạm pháp luật. Tổ chức lồng ghép các hoạt động triển
khai thực hiện Kế hoạch với các chương trình, đề án có liên quan mà các ban
ngành, đoàn thể đang thực hiện để tránh chồng chéo và đảm
bảo thống nhất, tiết kiệm nguồn lực thực hiện và đạt hiệu quả cao.
4. Đổi mới nội dung, hình thức phổ biến,
giáo dục pháp luật phù hợp với đặc điểm, tính chất của từng nhóm đối tượng, nhằm
trang bị kiến thức pháp luật, nâng cao ý thức pháp luật cho các đối tượng trong
Đề án. Cần lựa chọn những nội dung tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật
phù hợp với từng nhóm đối tượng, từng thời điểm, gắn với nhu cầu tìm hiểu pháp
luật thiết yếu của đối tượng, tránh dàn trải, nhằm thu hút sự quan tâm của đối
tượng. Tùy theo đặc thù, đặc điểm của từng nhóm đối tượng mà tổ chức các hình
thức tuyên truyền đa dạng, phong phú khác nhau như: tổ chức các lớp học tập
trung; sinh hoạt câu lạc bộ; qua các phương tiện thông tin đại chúng; cung cấp
thông tin, tài liệu pháp luật; giáo dục pháp luật thông qua lồng ghép với các
chương trình, hoạt động khác; giáo dục, tư vấn pháp luật cá biệt khi đối tượng
có yêu cầu ...
5. Tăng cường ứng dụng công nghệ
thông tin, phổ biến, giáo dục pháp luật trên các phương tiện thông tin đại
chúng, tận dụng ưu thế của công nghệ thông tin, kỹ thuật số để tuyên truyền
pháp luật.
6. Xây dựng và nhân rộng mô hình điểm.
Lựa chọn Nhà tạm giữ quận hoặc một số phường để xây dựng mô hình điểm về phổ biến,
giáo dục pháp luật cho đối tượng trong Đề án. Đánh giá hiệu quả các mô hình để
triển khai, nhân rộng.
7. Tổ chức sơ, tổng kết, rút kinh
nghiệm nhằm tháo gỡ những khó khăn, tồn tại để tạo bước đột phá. Kịp thời khen
thưởng, động viên, khuyến khích các tổ chức, cá nhân có nhiều thành tích trong
thực hiện Đề án.
8. Đảm bảo nâng cao chất lượng đội
ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên; tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ, kỹ
năng phổ biến, giáo dục pháp luật; đảm bảo các nhu cầu trang thiết bị, cơ sở vật
chất, kinh phí để tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của Đề án.
III. PHÂN CÔNG TRÁCH NHIỆM
1. Công an quận
- Chủ trì, hướng dẫn các đơn vị trong
việc triển khai thực hiện Đề án; định kỳ tổ chức sơ, tổng kết; đề xuất khen thưởng
tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong tổ chức thực hiện Đề án. Xây dựng
Kế hoạch tổ chức thực hiện Đề án trong lực lượng Công an quận;
- Chủ trì và phối hợp Phòng Tư pháp,
Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức bồi dưỡng, tập huấn kiến thức
pháp luật, kỹ năng tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho đội ngũ báo cáo viên,
tuyên truyền viên pháp luật và lực lượng Công an, nhất là số cán bộ trực tiếp
làm công tác thi hành án hình sự, tạm giữ, tạm giam;
- Chỉ đạo Công an 16 phường tham mưu
cho Ủy ban nhân dân phường triển khai thực hiện các giải pháp phổ biến, giáo dục
pháp luật cho các đối tượng thuộc Đề án;
- Tổ chức khảo sát, đánh giá, xác định
địa bàn trọng tâm, trọng điểm cần ưu tiên thực hiện; nhu cầu tìm hiểu về pháp
luật của các đối tượng do lực lượng Công an quản lý để xây dựng nội dung,
phương pháp tuyên truyền phù hợp nhằm tháo gỡ những khó khăn, tồn tại, tạo bước
đột phá đạt hiệu quả cao;
- Tham mưu Ủy ban nhân dân quận lựa
chọn một số đơn vị địa phương để xây dựng mô hình điểm về phổ biến, giáo dục
pháp luật cho đối tượng thuộc phạm vi của Đề án. Tổ chức đánh giá hiệu quả của
các mô hình và tổ chức triển khai, nhân rộng những mô hình mang lại hiệu quả
thiết thực;
- Chỉ đạo Nhà tạm giữ đảm bảo 100%
người đang chấp hành hình phạt tù, người bị tạm giữ, tạm giam thường xuyên được
phổ biến, giáo dục pháp luật liên quan đến quyền, nghĩa vụ của công dân, các
hành vi bị nghiêm cấm, tác hại, trách nhiệm pháp lý khi vi phạm pháp luật và
các quy định khác liên quan đến từng cá nhân đối tượng;
- Định kỳ kiểm tra, hướng dẫn, chỉ đạo
Công an các phường thực hiện có hiệu quả công tác tham mưu Ủy ban nhân dân phường
chủ động phổ biến, giáo dục pháp luật cho các đối tượng trong Đề án;
2. Phòng Tư pháp
- Phối hợp các ban ngành, đoàn thể trong
công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật để thực hiện nhiệm vụ của Đề
án. Rà soát các văn bản quy phạm pháp luật để kiến nghị cơ quan có thẩm quyền kịp
thời hủy bỏ, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với các quy định mới.
- Phối hợp Công an quận tổ chức bồi
dưỡng, tập huấn kiến thức pháp luật, kỹ năng tuyên truyền, phổ biến pháp luật
cho đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật ở cơ sở, cá nhân được
giao nhiệm vụ quản lý, giúp đỡ các đối tượng của Đề án.
3. Phòng Lao động - Thương binh và
Xã hội
- Xây dựng Kế hoạch thực hiện Đề án
hàng năm và chủ trì thực hiện các giải pháp tăng cường phổ biến, giáo dục pháp
luật cho người bị áp dụng biện pháp giáo dục tại phường, thanh thiếu niên vi phạm
pháp luật, lang thang cơ nhỡ đã được đưa vào cơ sở trợ giúp xã hội; Chỉ đạo, hướng
dẫn, theo dõi việc thực hiện nhiệm vụ được phân công;
- Phối hợp Công an quận, các ban
ngành, đoàn thể, tổ chức xác định, lựa chọn vấn đề, địa bàn trọng tâm, trọng điểm
cần ưu tiên thực hiện, xây dựng mô hình điểm về phổ biến, giáo dục pháp luật
cho đối tượng thuộc Đề án;
- Tổ chức bồi dưỡng, tập huấn kiến thức
pháp luật, kỹ năng tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho chủ thể thực hiện công
tác này thuộc phạm vi quản lý;
- Phối hợp các doanh nghiệp và trường
dạy nghề, trung tâm dịch vụ việc làm ưu tiên tổ chức dạy nghề, tuyển dụng lao động
và tư vấn hỗ trợ việc làm trong và ngoài nước đối với các đối tượng thuộc Đề
án.
4. Phòng Văn hóa Thông tin phối hợp
với Trung tâm văn hóa quận
Chủ trì, phối hợp với các đơn vị, địa
phương liên quan xây dựng và duy trì các chuyên trang, chuyên mục, bài viết về
phổ biến, giáo dục pháp luật thuộc phạm vi của Đề án.
5. Tòa án nhân dân quận, Viện kiểm
sát nhân dân quận
Tích cực phối hợp lồng ghép nội dung
phổ biến, giáo dục pháp luật cho các đối tượng của Đề án thông qua hoạt động
chuyên môn của cơ quan, đơn vị.
6. Ủy ban nhân dân 16 phường
- Chỉ đạo các ban ngành, đoàn thể trực
thuộc thực hiện việc phổ biến, giáo dục pháp luật tại địa phương và các đối tượng
trong Đề án.
- Tổ chức bồi dưỡng, tập huấn kiến thức
pháp luật, kỹ năng tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho đội ngũ báo cáo viên,
tuyên truyền viên pháp luật ở cơ sở, cá nhân được giao nhiệm vụ quản lý, giúp đỡ
các đối tượng của Đề án.
- Vận động và tạo điều kiện thuận lợi
cho các doanh nghiệp, cơ sở, tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh tiếp nhận,
giúp đỡ việc làm cho các đối tượng thuộc phạm vi của Đề án.
7. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc
quận và các đoàn thể
Tham gia phối hợp với các cơ quan chức
năng thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong phạm vi Đề án. Phối
hợp Hội Liên hiệp phụ nữ quận, Quận đoàn chỉ đạo các cơ sở Đoàn, Hội chủ động
xây dựng kế hoạch phối hợp các cơ quan chức năng quản lý, giám sát, giáo dục
triển khai nhân rộng các mô hình phổ biến, giáo dục pháp luật thuộc phạm vi Đề
án.
IV. KINH PHÍ
- Kinh phí tuyên truyền, phổ biến,
giáo dục pháp luật cho nhóm đối tượng người đang áp dụng biện pháp giáo dục tại
phường, người bị phạt tù được hưởng án treo; người đang chấp hành hình phạt tù,
người đang áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc,
cơ sở cai nghiện bắt buộc... sử dụng nguồn kinh phí phổ biến, giáo dục pháp luật
quận, phường năm 2019.
- Đối với các nhóm đối tượng còn lại
thuộc Đề án, các đơn vị căn cứ vào chức năng nhiệm vụ được phân công trong kế
hoạch sử dụng nguồn kinh phí tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật hoạt động
tại đơn vị và các nguồn hỗ trợ, tài trợ hợp pháp khác (nếu có) theo quy định của
pháp luật.
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Căn cứ nội dung của kế hoạch này
các ban ngành, đoàn thể và UBND 16 phường tổ chức triển khai, thực hiện nghiêm
túc, có hiệu quả các nội dung theo tiến độ sau:
a) Giai đoạn 1 (từ nay đến hết năm
2019)
- Xây dựng, ban hành Kế hoạch triển
khai thực hiện Đề án trong giai đoạn 2018 - 2021.
- Tổ chức khảo sát, đánh giá thực trạng,
nhu cầu phổ biến, giáo dục pháp luật cho các đối tượng thuộc phạm vi của Đề án.
- Lựa chọn và xây dựng mô hình điểm về
PBGDPL cho từng nhóm đối tượng của Đề án; tổ chức sơ kết hoạt động của các mô
hình điểm.
- Tổ chức biên soạn, in, cấp phát tờ
rơi, tờ gấp pháp luật cho các đối tượng thuộc phạm vi của Đề án; xây dựng, ghi
âm, ghi hình các tiểu phẩm, chương trình phổ biến pháp luật, sao in thành đĩa
CD để cấp phát cho các cơ sở, địa phương và các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật khác.
- Xã hội hóa công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.
- Tổ chức sơ kết thực hiện kế hoạch.
b) Giai đoạn 2 (từ năm 2020 đến hết
năm 2021)
- Tiếp tục triển khai các hoạt động
phổ biến, giáo dục pháp luật cho các đối tượng của Đề án.
- Nhân rộng các mô hình điểm đạt hiệu
quả cao trong phổ biến, giáo dục pháp luật cho các nhóm đối tượng của Đề án.
- Cấp phát tài liệu (sách hỏi đáp
pháp luật, cẩm nang, những điều cần biết, tờ rơi, tờ gấp) cho các đối tượng được
phổ biến, giáo dục pháp luật của Đề án. Xây dựng, ghi âm, ghi hình các tiểu phẩm,
chương trình phổ biến pháp luật, sao in thành đĩa CD để cấp phát cho các cơ sở,
địa phương.
- Tổ chức bồi dưỡng, cập nhật kiến thức
pháp luật cho cán bộ lãnh đạo, đội ngũ cán bộ trực tiếp thực hiện quản lý, giáo
dục, giúp đỡ các đối tượng thuộc phạm vi của kế hoạch.
- Tổ chức tổng kết, đánh giá kết quả
triển khai thực hiện Đề án.
2. Các ban ngành, đoàn thể và Ủy ban
nhân dân 16 phường chỉ đạo triển khai và tổ chức thực hiện
nghiêm kế hoạch này. Định kỳ hàng năm hoặc đột xuất báo
cáo, đánh giá kết quả việc thực hiện kế hoạch gửi Công an quận để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân quận.
3. Giao Công an quận chủ trì, phối hợp
với các đơn vị có liên quan hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc triển khai, thực
hiện kế hoạch này định kỳ sơ tổng kết đánh giá tình hình, kết quả thực hiện
theo quy định./.
Nơi nhận:
- UBND TPHCM;
- Phòng PV01 CATP;
- TT.Quận ủy, TT.HĐND quận;
- UBND quận (CT, các PCT);
- Các cơ quan, đơn vị trực thuộc UBND quận;
- Thành viên HĐPHPBGDPL quận;
- UBND 16 phường;
- VP.HĐND&UBND quận;
- Lưu VT.
|
KT.CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Trương Quốc Cương
|