Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 2454/QĐ-BKHCN 2022 Chương trình khoa học quốc gia đổi mới quản lý khoa học công nghệ

Số hiệu: 2454/QĐ-BKHCN Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệ Người ký: Bùi Thế Duy
Ngày ban hành: 05/12/2022 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

BỘ KHOA HỌC VÀ
CÔNG NGHỆ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2454/QĐ-BKHCN

Hà Nội, ngày 05 tháng 12 năm 2022

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN CẤP QUỐC GIA GIAI ĐOẠN ĐẾN NĂM 2030 “NGHIÊN CỨU ĐỔI MỚI QUẢN LÝ KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ VÀ ĐỔI MỚI SÁNG TẠO Ở VIỆT NAM”, MÃ SỐ: KX.07/21-30

BỘ TRƯỞNG BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

Căn cứ Luật khoa học và công nghệ ngày 18/6/2013;

Căn cứ Nghị định số 95/2017/NĐ-CP ngày 16/8/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Khoa học và Công nghệ;

Căn cứ Thông tư s05/2015/TT-BKHCN ngày 12/3/2015 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định tổ chức quản lý các chương trình khoa học và công nghệ cp quốc gia;

Thực hiện Nghị quyết số 37-NQ/TW ngày 09/10/2014 của Bộ Chính trị về công tác lý luận và định hướng nghiên cu đến năm 2030;

Thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2021-2030;

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc tái cơ cấu các Chương trình khoa học và công nghệ cấp quốc gia giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030 tại Công văn số 1066/TTg-KGVX ngày 05/8/2021;

Thực hiện Quyết định số 569/QĐ-TTg ngày 11 tháng 5 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chiến lược phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo đến năm 2030;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính và Giám đốc Học viện Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Chương trình khoa học xã hội và nhân văn cấp quốc gia giai đoạn đến năm 2030: “Nghiên cứu đổi mới quản lý khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo ở Việt Nam” (sau đây gọi tắt là Chương trình), mã số: KX.07/21-30. Mục tiêu, nội dung, dự kiến sản phẩm, yêu cầu đối với sản phẩm khoa học và chỉ tiêu đánh giá của Chương trình quy định tại Phụ lục kèm theo.

Điều 2. Cơ chế quản lý và tài chính của Chương trình được thực hiện theo quy định hiện hành.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính, Giám đốc Học viện Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo, Giám đốc Văn phòng các Chương trình trọng điểm cấp nhà nước và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng Chính phủ

báo cáo);
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Ch
ính ph;
- Bộ trưởng (để báo cáo);
- UBND các t
nh, thành phố;
- Văn phòng Chính phủ;
-
Ủy ban KHCNMT của Quốc hội;
- Văn phòng Trung ương Đ
ng;
- Lưu VT, KHTC.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG





Bùi Thế Duy

PHỤ LỤC

MỤC TIÊU, NỘI DUNG, DỰ KIẾN SẢN PHẨM, YÊU CẦU ĐỐI VỚI SẢN PHẨM KHOA HỌC VÀ CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ CỦA CHƯƠNG TRÌNH KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN CẤP QUỐC GIA GIAI ĐOẠN ĐẾN NĂM 2030 “NGHIÊN CỨU ĐỔI MỚI QUẢN LÝ KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ VÀ ĐỔI MỚI SÁNG TẠO Ở VIỆT NAM”, MÃ SỐ: KX.07/21-30
(Kèm theo Quyết định s
ố 2454/QĐ-BKHCN ngày 05 tháng 12 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ)

I. Mục tiêu

Mục tiêu tổng quát: Nghiên cu lý luận và tổng kết thực tiễn làm sáng tỏ những vn đ mi v mô hình quản lý khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo (KH,CN&ĐMST) phù hợp thông lệ quốc tế và điều kiện thực tế Việt Nam, góp phn phục vụ kịp thời công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng và Nhà nước nhằm thực hiện thành công Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội và Chiến lược phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo giai đoạn 2021-2030.

Mục tiêu cthể:

1. Nghiên cứu tổng kết kinh nghiệm trong nước và quốc tế làm sáng tỏ cơ sthực tiễn, căn cứ đề xuất các giải pháp đổi mới mô hình quản lý và hoàn thiện thchế quản lý KH,CN&ĐMST tại Việt Nam; góp phần cụ thể hóa và triển khai thực hiện thng lợi nghị quyết Đại hội XIII của Đng và Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội, Chiến lược phát triển KH,CN&ĐMST giai đoạn 2021-2030.

2. Nghiên cứu lý luận và tng kết thực tin, làm sáng tỏ các vn đlý luận mới về nội hàm và mô hình quản lý KH,CN&ĐMST, thể chế và các điều kiện cần thiết để phát huy vai trò động lực của KH,CN&ĐMST trong phát triển kinh tế xã hội nhằm cung cấp cơ sở khoa học cho việc xây dựng và hoạch định đường lối, chính sách của Nhà nước trong giai đoạn tới, phục vụ xây dựng các văn kiện trình Đại hội XIV, Đại hội XV của Đảng.

3. Đxuất được các quan điểm, đnh hướng và gii pháp đổi mới, hoàn thiện mô hình, thể chế quản lý KH,CN&ĐMST; các (khung) chương trình, tài liệu đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ quản lý KH,CN&ĐMST phù hợp với chuẩn mực quốc tế và điều kiện thực tế Việt Nam; góp phần hoàn thiện thể chế và nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ quản lý KH,CN&ĐMST nhằm thúc đy và phát huy vai trò động lực của KH,CN&ĐMST phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đt nước.

II. Nội dung

1. Các vấn đề lý luận chung, kinh nghiệm quốc tế về phát triển và quản lý KH,CN&ĐMST

- Nghiên cu làm rõ những vn đề lý luận về phát triển KH,CN&ĐMST ở 03 giai đoạn: Nghiên cứu cơ bản - Nghiên cu ứng dụng/triển khai thnghiệm - Thương mại hóa kết quả nghiên cu; nội hàm và các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển KH,CN&ĐMST, cũng như các điều kiện để biến KH,CN&ĐMST thành động lực quan trọng để phát triển đất nước. Tập trung vào các vấn đề lý luận về tạo lập môi trường cho phát triển và quản lý KH,CN&ĐMST.

- Nghiên cứu làm rõ những vn đề lý luận và nội hàm về quản lý KH,CN&ĐMST (về nội dung quản lý, chủ thể quản lý, công cụ quản lý, đối tượng quản lý), mô hình và các nhân tảnh hưởng đến quản lý KH,CN&ĐMST trong 03 giai đoạn ở cả cấp quốc gia, cấp bộ/ngành, địa phương, cấp học viện/trường đại học/viện nghiên cứu, các tổ chức KH&CN và cấp doanh nghiệp.

- Nghiên cứu có chọn lọc kinh nghiệm quốc tế và tổng kết thành những bài học cho Việt Nam trong phát triển và qun lý KH,CN&ĐMST; phân tích được bối cảnh mới nhằm dự báo được những xu thế quốc tế ảnh hưởng đến phát triển KH,CN&ĐMST và những yêu cầu mới đặt ra đối với phát triển KH,CN&ĐMST; đi mới quản lý KH,CN&ĐMST; làm rõ những vấn đề lý luận và thực tin mới cần bổ sung, hoàn thiện trong phát triển và quản lý KH,CN&ĐMST ở Việt Nam.

2. Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về KH,CN&ĐMST ở Việt Nam và đề xuất các định hướng, giải pháp đổi mới và hoàn thiện trong bối cảnh mới

- Nghiên cu, đánh giá thc trạng vhệ thống quản lý KH,CN&ĐMST, bộ máy qun lý nhà nước về KH,CN&ĐMST và đề xuất các định hướng, giải pháp khc phục các bất cập, đổi mới, hoàn thiện theo các vấn đề; quản lý nhà nước, bộ máy quản lý về KH,CN&ĐMST ở cấp quốc gia, bộ/ngành và đa phương trong bối cnh chuyển đổi số và cách mạng công nghiệp lần th 4.

- Nghiên cu, đánh giá thực trạng hệ thống luật pháp, chiến lược, quy hoạch kế hoạch, chính sách liên quan đến quản lý KH,CN&ĐMST và tập trung đề xuất các định hướng, giải pháp đổi mới, khắc phục bất cập, hoàn thiện trong bối cảnh mới theo các vấn đề: hệ thống luật pháp, cơ chế chính sách liên quan đến quản lý, đầu tư, tài chính và phát triển KH,CN&ĐMST; hệ thống cơ chế, quy trình, thủ tục về quản lý hoạt động, qun nhiệm vụ KH,CN&ĐMST sử dụng ngân sách nhà nước trong các tổ chức KH&CN, trong doanh nghiệp nhà nước, trong doanh nghiệp ngoài nhà nước, doanh nghiệp khi nghiệp ĐMST; hội nhập quốc tế về KH,CN&ĐMST...

- Nghiên cu, đánh giá thực trạng hệ thống tổ chức KH&CN, tổ chức ĐMST và tập trung đề xuất các định hướng, chính sách, giải pháp đổi mới và mô hình trong bi cnh mới theo các vấn đề; tiềm lực, trình độ, hoạt động, cơ chế chính sách phát triển KH,CN&ĐMST của tổ chức KH&CN, tổ chức ĐMST công lập; tổ chức KH&CN, tổ chức ĐMST ngoài công lập; mô hình thực tiễn, hệ thống cơ chế chính sách thúc đy phát triển hệ thống ĐMST quốc gia, hệ thống ĐMST ngành, hthống ĐMST vùng/địa phương gắn với các mô hình kinh tế điển hình như chui giá trị ngành hàng, sn phẩm; khởi nghiệp ĐMST và hoạt động của một số hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST; công cụ, phương pháp đo lường hoạt động KH&CN, hoạt động ĐMST.

- Nghiên cứu, đánh giá về nguồn lực dành cho hoạt động KH,CN&ĐMST và quản lý KH,CN&ĐMST theo các vn đề: nguồn nhân lực tham gia hoạt động KH,CN&ĐMST và quản lý KH,CN&ĐMST các cấp quốc gia/cấp đa phương; nguồn vốn và tài sản dành cho hoạt động KH,CN&ĐMST và quản lý KH,CN&ĐMST; năng lực của các tổ chức hoạt động KH&CN và quản lý các tổ chức hoạt động KH,CN&ĐMST; các nguồn lực xã hội, nguồn lực quốc tế khác để phát triển và quản lý KH,CN&ĐMST. Tập trung các kiến nghị về giải pháp, chính sách, mô hình nhm khai thác, phát huy nguồn lực dành cho KH,CN&ĐMST.

2.3. Phân tích, đánh giá thực trạng quản trị hoạt động KHCN&ĐMST trong doanh nghiệp ở Việt Nam và đề xuất các định hướng chính sách

- Nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế về qun trị hoạt động KH,CN&ĐMST trong doanh nghiệp và rút ra mô hình, bài học cho doanh nghiệp Việt Nam.

- Đánh giá thực trạng về quản trị hoạt động KH,CN&ĐMST trong doanh nghiệp Việt Nam theo các vn đ: mô hình, phương thức quản trị hoạt động KH,CN&ĐMST trong doanh nghiệp; thực hiện cơ chế chính sách, pháp luật khuyến khích KH,CN&ĐSMT trong khu vực doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp KH&CN, doanh nghiệp công nghcao, doanh nghiệp khi nghiệp...; đxuất giải pháp, đxuất thí điểm chính sách (sandbox) thúc đẩy hoạt động KH,CN&ĐMST trong khu vực doanh nghiệp;...

- Nghiên cu phương pháp, công cụ đánh giá, đo lường hoạt động ĐMST của doanh nghiệp; triển khai đánh giá thực trạng hoạt động ĐMST của doanh nghiệp.

2.4. Đánh giá thực trạng công tác đào tạo, bồi dưỡng về quản lý KH,CN&ĐMST và đề xuất định hướng, giải pháp đi mới và hoàn thiện.

- Nghiên cứu đánh giá thực trạng công tác đào tạo, bồi dưỡng về quản lý KH,CN&ĐMST và đề xuất các định hướng, giải pháp đổi mới và hoàn thiện cơ chế chính sách cho hoạt động đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức, viên chức quản lý KH,CN&ĐMST ở các cấp.

- Nghiên cứu đánh giá thực trạng công tác đào tạo, bồi dưỡng về qun trị KH,CN&ĐMST, cơ chế chính sách của nhà nước đối với hoạt động đào tạo, bi dưng về qun trị KH,CN&ĐMST trong doanh nghiệp; đề xuất cơ chế, chính sách khuyến khích, hỗ trợ hoạt động đào tạo, bồi dưỡng về KH,CN&ĐMST đối với doanh nghiệp.

- Nghiên cứu xây dựng khung các chương trình đào tạo, bồi dưỡng về quản lý, qun trị KH,CN&ĐMST phù hợp chuẩn mực quốc tế và điều kiện thực tế Việt nam; xây dựng một sbộ giáo trình, bài giảng, tài liệu giảng dạy về quản lý KH,CN&ĐMST và tổ chức một số khóa đào tạo cho đội ngũ làm công tác quản lý KH,CN&ĐMST các cấp ở Trung ương và địa phương, các doanh nghiệp và tổ chức KH&CN.

2.5. Tổng hợp các kết quả nghiên cứu của Chương trình và đxuất các mô hình, giải pháp tổng thể và giải pháp cụ thể nhằm đổi mới quản lý nhà nước về KHCN&ĐMST ở nước ta trong bối cảnh mới.

- Nghiên cu triển khai thí điểm mô hình, giải pháp, chính sách đổi mới về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo phù hợp với định hưng của Đảng và Nhà nước.

- Tổ chức nghiên cứu, tổng hợp đề xuất các mô hình phát triển, giải pháp cụ thể, chính sách phù hợp phục vụ quá trình thể chế hóa việc đổi mới quản lý KH,CN&ĐMST, góp phần gii quyết những bất cập hiện nay trong hoạt động KH,CN&ĐMST để KH,CN&ĐMST thực sự là động lực phát triển kinh tế-xã hội.

III. Dự kiến sản phẩm

- Các báo cáo, sn phẩm khoa học cung cấp luận cđể đổi mới, hoàn thiện công tác quản lý KH,CN&ĐMST, góp phần triển khai thành công Chiến lược phát triển KH,CN&ĐMST giai đoạn 2021-2030; cung cấp luận cứ cho việc xây dựng văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XIV, Đại hội Đảng lần thứ XV về phát triển KH,CN&ĐMST.

- Các báo cáo, sản phẩm khoa học cung cấp luận cứ khoa học phục vụ công tác xây dựng, ban hành và hoàn thiện cơ chế chính sách, qui trình, đề xuất mô hình quản lý KH,CN&ĐMST của Việt Nam và hưng dn quản lý KH,CN&ĐMST các bộ, ngành, địa phương phục vụ mục tiêu phát triển đất nước.

- Báo cáo tổng hợp các kết quả nghiên cứu của Chương trình và đề xuất đnh hưng, chính sách, giải pháp đổi mới, hoàn thiện mô hình quản lý KH,CN&ĐMST; công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý KH,CN&ĐMST đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

- Các bài báo khoa học công bố trong nước và quốc tế, các sách chuyên khảo; dự tho (khung) các chương trình đào tạo, bồi dưỡng, tài liệu về quản lý KH,CN&ĐMST; kết quả đào tạo nghiên cứu sinh, thạc sỹ chuyên ngành về quản lý KH,CN&ĐMST; kết quđào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ làm công tác quản lý KHCN&ĐMST ở trung ương và địa phương, các doanh nghiệp và tổ chức KH&CN.

IV. Yêu cầu đối với sản phẩm khoa học

- Đáp ứng được yêu cầu đặt hàng cụ th cho tng đtài; bảo đm có tính mới, tính kế thừa về khoa học; khả thi thực hiện chuyển giao và ng dụng để phục vụ xây dựng và ban hành chủ trương, chính sách phát triển KH,CN&ĐMST, phục vụ công tác đào tạo, bồi dưỡng và nghiên cứu khoa học.

- Các sản phẩm của chương trình đảm bo tính liêm chính trong học thuật, được công bố, đăng tải và quản lý theo đúng qui trình hiện hành về quản lý nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia.

V. Chỉ tiêu đánh giá

1. Về ứng dụng vào thực tiễn:

- 50% snhiệm vụ nghiên cứu có kết quả (các kiến nghị, giải pháp, mô hình và sản phẩm khoa học khác) đóng góp trực tiếp, cung cấp các luận ckhoa học cho việc hoạch định đường lối, chính sách của Đng và Nhà nước;

- 80% số nhiệm vụ có kết quả (các kiến nghị, giải pháp, công cụ đánh giá, mô hình và sn phẩm khoa học khác) góp phần giải quyết những vấn đề của thực tiễn, đổi mới và hoàn thiện cơ chế quản lý, chính sách bộ, ngành, địa phương, tổ chức khoa học và công nghệ, doanh nghiệp,

- 60% số nhiệm vụ có kết quả cung cấp những luận giải cho việc nâng cao nhận thức lý luận và thực tin, góp phần phát triển khoa học qun lý.

- Bộ tài liệu giảng dạy và học tập của chương trình đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cán bộ quản lý KH,CN&ĐMST.

2. Về trình độ khoa học:

- 100% số nhiệm vụ có kết quả được công bố trên các tạp chí khoa học thuộc Danh mục tạp chí khoa học được tính điểm của Hội đồng Giáo sư ngành, liên ngành được phê duyệt theo Quyết định của Hội đồng giáo sư nhà nước.

- 40% số nhiệm vụ có bài báo quốc tế đăng trên các tạp chí thuộc danh mục Web of Science/Scopus.

- Ít nhất 80% đề tài có kết quả được xuất bản thành sách.

3. Về đào tạo, bồi dưng nhân lực:

- 80% số nhiệm vụ có hỗ trợ hoạt động đào tạo sau đại học; hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý KH,CN&ĐMST./.

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 2454/QĐ-BKHCN ngày 05/12/2022 phê duyệt Chương trình khoa học xã hội và nhân văn cấp quốc gia giai đoạn đến năm 2030 “Nghiên cứu đổi mới quản lý khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo ở Việt Nam”, mã số: KX.07/21-30 do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


1.987

DMCA.com Protection Status
IP: 18.219.209.144
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!