ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 1819/UBND-KTN
V/v triển
khai các biện pháp cấp bách phòng, chống bệnh Dại trên địa bàn Thành phố
|
Hà Nội, ngày 15 tháng 6 năm 2023
|
Kính gửi:
|
- Các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Y
tế; Giáo dục và Đào tạo; Tài chính; Thông tin và Truyền thông;
- Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã.
|
Thực hiện Chỉ thị số 11/CT-TTg ngày 21/4/2023 của Thủ
tướng Chính phủ về việc tăng cường các biện pháp cấp bách phòng, chống bệnh Dại.
UBND Thành phố yêu cầu các Sở, UBND
các quận, huyện, thị xã triển khai có hiệu quả các biện pháp sau:
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Tham mưu UBND Thành phố ban hành kịp thời các văn bản chỉ đạo công tác phòng, chống bệnh
Dại trên động vật theo quy định.
- Tăng cường tuyên truyền sâu rộng Luật Thú y, Luật
Chăn nuôi, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật và
văn bản có liên quan đến công tác phòng, chống bệnh Dại động vật cho các đối tượng liên quan trên địa bàn Thành phố.
- Thường xuyên đôn đốc, kiểm tra công tác phòng, chống bệnh Dại động vật tại các quận, huyện, thị xã.
- Chỉ đạo Chi cục Chăn nuôi và Thú y:
+ Hướng dẫn các quận xây dựng và duy trì vùng an toàn
dịch bệnh Dại theo mục tiêu đã đề ra tại Kế hoạch số 105/KH-UBND ngày 04/4/2022
của UBND Thành phố về thực hiện Chương trình quốc gia phòng, chống bệnh Dại trên địa bàn thành phố
Hà Nội, giai đoạn 2022-2030.
+ Phối hợp với Trung tâm Kiểm soát bệnh tật trong việc
điều tra ổ dịch, trao đổi, chia sẻ thông tin dịch bệnh Dại trên người
và động vật.
+ Điều tra, xác định nguyên nhân và thực hiện các biện
pháp phòng, chống dịch bệnh Dại động vật, đồng thời báo cáo đầy đủ, kịp thời, chính xác số liệu trên Hệ thống báo
cáo dịch bệnh động vật trực tuyến (VAHIS).
+ Đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền, tập huấn cho hệ
thống chính trị ở cơ sở, hệ thống thú y và người nuôi chó, mèo về
các biện pháp phòng, chống bệnh Dại động vật.
2. Sở Y tế
- Tham mưu UBND Thành phố ban hành kịp thời các văn bản
chỉ đạo công tác phòng, chống bệnh
Dại trên người theo quy định.
- Chỉ đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật kịp thời chia
sẻ thông tin với Chi cục Chăn nuôi và
Thú y khi phát hiện hoặc nhận được thông tin về các trường hợp người bị chó, mèo mắc bệnh Dại hoặc nghi mắc bệnh Dại cắn; phối hợp với Chi cục
Chăn nuôi và Thú y điều tra, xác định nguyên nhân và thực hiện các biện pháp
phòng, chống dịch bệnh Dại trên người theo quy định.
- Kiện toàn, mở rộng số lượng điểm tiêm vắc xin và huyết thanh kháng Dại đảm bảo việc dễ tiếp cận vắc xin phòng bệnh cho người, phổ biến địa chỉ các điểm
tiêm phòng bệnh Dại và truyền thông hướng dẫn người bị chó, mèo cắn đến ngay các cơ sở y tế để được điều trị dự phòng kịp thời.
- Kiểm tra và xử lý nghiêm các vi phạm hành chính đối với tổ chức, cá nhân sử dụng các
phương pháp chưa được công nhận, sử dụng thuốc chưa được phép lưu hành để khám, điều trị cho người bị bệnh Dại
hoặc người bị chó, mèo cắn.
- Tổ chức tập huấn nâng cao năng lực cho hệ thống y tế dự phòng các cấp về kỹ năng
giám sát, đánh giá nguy cơ, điều tra và xử lý bệnh Dại trên người; tập huấn,
tuyên truyền cho người dân biết cách xử lý khi bị chó, mèo cắn.
3. Sở Giáo dục và Đào tạo
Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn, Sở Y tế tổ chức xây dựng, thực hiện ngay kế
hoạch truyền thông học đường về phòng,
chống bệnh Dại theo chỉ đạo của UBND Thành phố tại Kế hoạch số 105/KH-UBND ngày
04/4/2022.
4. Sở Tài chính
Trên cơ sở đề xuất của các đơn vị, cân đối, bố trí kinh phí thường xuyên cho các đơn
vị để phục vụ công tác phòng, chống bệnh Dại theo đúng các quy định
hiện hành của Nhà nước và Kế hoạch số 105/KH-UBND ngày 04/4/2022 của UBND Thành
phố, đặc biệt ưu tiên kinh phí mua vắc xin tiêm phòng bệnh Dại hằng năm cho đàn chó, mèo trên địa bàn Thành
phố và kinh phí tập huấn tuyên truyền các biện pháp phòng chống, bệnh Dại động vật cho hệ thống chính trị tại cơ sở và người nuôi
chó, mèo.
5. Sở Thông tin và Truyền thông
- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Y tế, Sở Giáo dục và Đào tạo; UBND các quận,
huyện, thị xã và các đơn vị liên quan,
tăng cường tuyên truyền về phòng, chống bệnh Dại theo tài liệu của Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn và Bộ Y tế để người dân biết và chủ động
phòng tránh.
- Chỉ đạo các cơ quan thông tấn, báo chí và hệ thống
đài truyền thanh cơ sở tổ chức công tác thông tin, tuyên truyền các biện pháp phòng, chống bệnh Dại trên địa bàn Thành phố.
6. Ủy ban nhân dân các quận, huyện,
thị xã
- Thực hiện phòng, chống bệnh Dại ở động vật trên địa
bàn theo đúng quy định của Luật Thú y, Thông tư số 07/2016/TT-BNNPTNT ngày
31/5/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn.
- Chỉ đạo thành lập, duy trì, tăng cường hoạt động có
hiệu quả của các đội bắt chó thả rông và có cơ chế, chính sách cho các đội bắt chó thả rông,
đặc biệt tại các khu vực đô thị.
- Chỉ đạo thực hiện tốt việc quản lý
chó, mèo nuôi; thống kê chính xác đàn chó, mèo
nuôi; cập nhật thông tin và lập sổ quản lý chó nuôi trên địa bàn; tuyên truyền quy định về kê khai hoạt động
chăn nuôi theo quy định tại Thông tư số 23/2019/TT-BNNPTNT ngày 30/11/2019 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn về hướng dẫn một số điều của Luật Chăn nuôi về hoạt động chăn nuôi để người dân được biết và chủ động thực hiện.
- Tiếp tục triển khai xây dựng các quận thành vùng an
toàn dịch bệnh đối với bệnh Dại động vật; các
quận Cầu Giấy, Hoàng Mai phải hoàn thành công nhận vùng an toàn
dịch bệnh Dại trong năm 2023; các quận Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm phải hoàn thành công nhận vùng an toàn dịch bệnh Dại trong năm 2024; duy
trì đầy đủ các điều kiện tại các quận đã được công nhận là vùng an
toàn dịch bệnh Dại.
- Hằng năm,
chỉ đạo các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tổ chức tiêm phòng vắc
xin Dại tại các điểm tập trung ở các
thôn, xóm, tổ dân phố, cụm dân cư... cho đàn chó, mèo vào tháng 3
và tháng 4, đảm bảo tỷ lệ trên 90% tổng đàn theo chỉ đạo của UBND Thành phố tại Kế hoạch số 105/KH-UBND ngày 04/4/2022.
- Bố trí đầy
đủ kinh phí cho các hoạt động phòng, chống bệnh Dại trên người và động vật hằng năm theo đúng phân cấp tài chính tại Kế hoạch số 105/KH-UBND ngày 04/4/2022 của UBND
Thành phố và các văn bản khác có liên quan; đặc biệt ưu tiên bố trí kinh phí
cho hoạt động bắt giữ, xử lý chó thả rông và kinh phí tổ chức tiêm phòng
vắc xin Dại cho đàn chó, mèo.
- Tăng cường áp dụng các chế tài xử lý vi phạm quy định về nuôi chó, về tiêm phòng vắc xin Dại được quy định tại Nghị định số
04/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định số
90/2017/NĐ-CP về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y; xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật
đối với các trường hợp vi phạm về phòng, chống bệnh Dại và quản lý chó, mèo nuôi.
Ủy ban nhân dân Thành phố đề nghị các Sở: Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn; Y tế; Giáo dục và Đào tạo; Tài chính; Thông tin và
Truyền thông và UBND các quận, huyện, thị xã triển khai thực hiện các nội dung
trên. Trong quá trình thực hiện, có khó khăn, vướng mắc báo cáo UBND Thành phố
(qua Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đối với nội dung phòng, chống bệnh
Dại động vật; qua Sở Y tế đối với nội dung phòng, chống bệnh Dại trên người để
tổng hợp chung) để xem xét, giải quyết./.
Nơi nhận:
- Như trên;
- Các Bộ: NN&PTNT, YT;
- Thường trực Thành ủy;
- Thường trực HĐND Thành phố;
- Chủ tịch UBND Thành phố;
- Các PCT UBND Thành phố:
Nguyễn Mạnh Quyền, Hà Minh Hải;
- VPUB: CVP, PCVP N.M.Quân, KTN,
TH;
- Lưu VT, KTN.
|
T/M. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn
Mạnh Quyền
|