ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH SÓC TRĂNG
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 257/QĐ-UBND
|
Sóc Trăng, ngày
14 tháng 02 năm 2025
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ
VIỆC CÔNG BỐ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH NỘI BỘ LĨNH VỰC TÀI NGUYÊN NƯỚC TRONG TỈNH SÓC
TRĂNG
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH SÓC TRĂNG
Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày
19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính
phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi
trường tỉnh Sóc Trăng tại Tờ trình số 489/TTr-STNMT ngày 12 tháng 02 năm 2025.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này 15 thủ tục hành chính
nội bộ lĩnh vực Tài nguyên nước trong tỉnh Sóc Trăng.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Tài nguyên
và Môi trường, Thủ trưởng các Sở, ban, ngành, tỉnh Sóc Trăng và các tổ chức cá
nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Cục Kiểm soát TTHC (VPCP);
- Cổng TTĐT tỉnh;
- Trung tâm PVHCC;
- Lưu: VT.
|
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Vương Quốc Nam
|
THỦ TỤC HÀNH CHÍNH NỘI BỘ LĨNH VỰC TÀI NGUYÊN NƯỚC
TRONG TỈNH SÓC TRĂNG
(Ban hành kèm
theo Quyết định số 257/QĐ-UBND ngày 14 tháng 02 năm 2025 của Chủ tịch Ủy ban
nhân dân tỉnh Sóc Trăng)
PHẦN
I.
DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH
CHÍNH
STT
|
Tên thủ tục
hành chính
|
Cơ quan thực hiện
|
1
|
Phê duyệt, điều chỉnh chức năng nguồn nước mặt nội
tỉnh
|
UBND tỉnh
|
2
|
Lập Danh mục nguồn nước phải lập hành lang bảo vệ
nguồn nước
|
UBND tỉnh
|
3
|
Điều chỉnh Danh mục nguồn nước phải lập hành lang
bảo vệ nguồn nước hoặc Điều chỉnh phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước
|
UBND tỉnh
|
4
|
Phê duyệt, công bố dòng chảy tối thiểu trên sông,
suối nội tỉnh
|
UBND tỉnh
|
5
|
Điều chỉnh dòng chảy tối thiểu trên sông, suối nội
tỉnh
|
UBND tỉnh
|
6
|
Phê duyệt vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước
sinh hoạt đối với công trình nằm trên địa bàn 01 tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương
|
UBND tỉnh
|
7
|
Phê duyệt kế hoạch bảo vệ nước dưới đất
|
UBND tỉnh
|
8
|
Điều chỉnh kế hoạch bảo vệ nước dưới đất
|
UBND tỉnh
|
9
|
Phê duyệt, điều chỉnh Danh mục vùng cấm, vùng hạn
chế khai thác nước dưới đất
|
UBND tỉnh
|
10
|
Lập danh mục các đập, hồ chứa trên sông, suối phải
xây dựng quy chế phối hợp vận hành thuộc địa bàn 01 tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương
|
UBND tỉnh
|
11
|
Lập danh mục các đập, hồ chứa trên sông, suối phải
xây dựng quy chế phối hợp vận hành thuộc phạm vi từ hai tỉnh, thành phố trực
thuộc trung ương trở lên
|
UBND tỉnh
|
12
|
Phê duyệt quy chế phối hợp vận hành giữa các đập,
hồ chứa trên sông, suối thuộc địa bàn 01 tỉnh, thành phố trực thuộc trung
ương
|
UBND tỉnh
|
13
|
Phê duyệt quy chế phối hợp vận hành giữa các đập,
hồ chứa trên sông, suối thuộc phạm vi từ nội tỉnh, thành phố trực thuộc trung
ương trở lên
|
UBND tỉnh
|
14
|
Lập danh mục hồ, ao, đầm, phá nội tỉnh không được
san lấp
|
UBND tỉnh
|
15
|
Điều chỉnh danh mục hồ, ao, đầm, phá nội tỉnh
không được san lấp
|
UBND tỉnh
|
Tổng cộng: 15
thủ tục.
|
PHẦN
II.
NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA TỪNG
THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
01.Phê duyệt, điều chỉnh chức
năng nguồn nước mặt nội tỉnh
- Trình tự thực hiện:
+ Bước 1: Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức xác định,
điều chỉnh phân vùng chức năng đối với các nguồn nước mặt nội tỉnh.
+ Bước 2: Sở Tài nguyên và Môi trường gửi lấy ý kiến
các Sở: Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giao thông vận tải, Xây
dựng, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ủy ban nhân dân cấp huyện và các cơ quan,
đơn vị có liên quan về kết quả phân vùng chức năng nguồn nước.
+ Bước 3: Trên cơ sở ý kiến góp ý, Sở Tài nguyên và
Môi trường tổng hợp, tiếp thu, giải trình, hoàn chỉnh hồ sơ trình Ủy ban nhân
dân cấp tỉnh xem xét, phê duyệt.
+ Bước 4: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt, điều
chỉnh chức năng nguồn nước mặt nội tỉnh.
+ Bước 5: Trong thời hạn 14 ngày, kể từ ngày phê
duyệt, điều chỉnh phân vùng chức năng nguồn nước, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo
thẩm quyền công bố, đăng tải quyết định phê duyệt, điều chỉnh phân vùng chức
năng nguồn nước trên Cổng Thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
- Cách thức thực hiện: Không quy định.
- Thành phần, số lượng hồ sơ: Không quy định.
- Thời gian thực hiện: Không quy định.
- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Sở
Tài nguyên và Môi trường.
- Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Ủy
ban nhân dân cấp tỉnh.
- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết
định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt/điều chỉnh chức năng nguồn nước mặt
nội tỉnh.
- Phí, lệ phí (nếu có): Không quy định.
- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không quy định.
- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành
chính (nếu có): Không quy định.
- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
+ Luật Tài nguyên nước năm 2023;
+ Thông tư số 03/2024/TT-BTNMT ngày 16/5/2024 của Bộ
trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết thi hành một số điều của
Luật Tài nguyên nước.
02. Lập Danh mục nguồn nước phải
lập hành lang bảo vệ nguồn nước
- Trình tự thực hiện:
+ Bước 1: Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối
hợp với Ủy ban nhân dân cấp huyện lập Danh mục nguồn nước phải lập hành lang bảo
vệ trên địa bàn.
+ Bước 2: Sở Tài nguyên và Môi trường gửi hồ sơ lấy
ý kiến Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công Thương, Sở Xây dựng, Sở
Giao thông vận tải và các sở, ngành có liên quan về Danh mục nguồn nước phải lập
hành lang bảo vệ. Hồ sơ lấy ý kiến theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 26 Nghị
định số 53/2024/NĐ-CP .
+ Bước 3: Sở Tài nguyên và Môi
trường hoàn thiện hồ sơ trên cơ sở ý kiến góp ý, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
xem xét, phê duyệt.
+ Bước 4: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, phê duyệt
Danh mục nguồn nước phải lập hành lang bảo vệ.
+ Bước 5: Trong thời hạn không quá 15 ngày kể từ ngày
phê duyệt, Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức công bố Danh mục nguồn nước phải
lập hành lang bảo vệ trên các phương tiện thông tin đại chúng, đăng tải trên Cổng
Thông tin điện tử của Sở Tài nguyên và Môi trường, thông báo tới Ủy ban nhân
dân cấp huyện và niêm yết công khai tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có
nguồn nước phải lập hành lang bảo vệ.
- Cách thức thực hiện: Không quy định.
- Thành phần, số lượng hồ sơ trình, phê duyệt:
+ Tờ trình phê duyệt Danh mục nguồn nước phải lập
hành lang bảo vệ, bao gồm các nội dung chính sau: thuyết minh về việc lựa chọn
các nguồn nước phải lập hành lang bảo vệ; cơ sở xác định chức năng của từng
hành lang bảo vệ; quá trình tổ chức xây dựng Danh mục.
+ Dự thảo Quyết định phê duyệt Danh mục nguồn nước
phải lập hành lang bảo vệ;
+ Bản tổng hợp, bản chụp ý kiến góp ý của các cơ
quan, đơn vị có liên quan;
+ Tài liệu khác có liên quan.
- Thời gian thực hiện: Không quy định.
- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Sở
Tài nguyên và Môi trường.
- Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Ủy
ban nhân dân cấp tỉnh.
- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết
định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt Danh mục nguồn nước phải lập hành
lang bảo vệ.
- Phí, lệ phí (nếu có): Không quy định.
- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không quy định.
- Yêu cầu, điều kiện thực hiện
thủ tục hành chính (nếu có): Không quy định.
- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
+ Luật Tài nguyên nước năm 2023;
+ Nghị định số 53/2024/NĐ-CP ngày 16/5/2023 quy định
chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên nước.
03. Điều chỉnh Danh mục nguồn
nước phải lập hành lang bảo vệ nguồn nước hoặc điều chỉnh phạm vi hành lang bảo
vệ nguồn nước
- Trình tự thực hiện:
+ Bước 1: Sở Tài nguyên và Môi trường rà soát, đánh
giá lập Danh mục nguồn nước phải lập hành lang bảo vệ trên địa bàn cần điều chỉnh
hoặc các nguồn nước phải điều chỉnh phạm vi hành lang.
+ Bước 2: Sở Tài nguyên và Môi trường gửi hồ sơ lấy
ý kiến Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công Thương, Sở Xây dựng, Sở
Giao thông vận tải và các sở, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện có liên quan về
việc điều chỉnh Danh mục nguồn nước phải lập hành lang bảo vệ hoặc điều chỉnh
phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước. Hồ sơ lấy ý kiến theo quy định tại điểm a
khoản 3 Điều 26 Nghị định số 53/2024/NĐ-CP .
+ Bước 3: Sở Tài nguyên và Môi trường tổng hợp,
trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, phê duyệt.
+ Bước 4: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định
điều chỉnh Danh mục nguồn nước phải lập hành lang bảo vệ hoặc điều chỉnh phạm
vi hành lang bảo vệ nguồn nước.
+ Bước 5: Trong thời hạn không quá 15 ngày kể từ
ngày phê duyệt, Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm tổ chức công bố điều
chỉnh Danh mục nguồn nước phải lập hành lang bảo vệ hoặc điều chỉnh phạm vi
hành lang bảo vệ nguồn nước trên các phương tiện thông tin đại chúng, đăng tải
trên cổng thông tin điện tử của Sở Tài nguyên và Môi trường, thông báo tới Ủy
ban nhân dân cấp huyện và niêm yết công khai tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã
nơi có nguồn nước phải lập hành lang bảo vệ.
- Cách thức thực hiện: Không quy định.
- Thành phần, số lượng hồ sơ trình, phê duyệt:
+ Tờ trình điều chỉnh Danh mục nguồn nước phải lập
hành lang bảo vệ, bao gồm các nội dung chính sau: thuyết minh về việc lựa chọn
các nguồn nước phải lập hành lang bảo vệ; cơ sở xác định chức năng của từng
hành lang bảo vệ; quá trình tổ chức xây dựng Danh mục.
+ Dự thảo Quyết định điều chỉnh Danh mục nguồn nước
phải lập hành lang bảo vệ;
+ Bản tổng hợp, bản chụp ý kiến góp ý của các cơ
quan, đơn vị có liên quan;
+ Tài liệu khác có liên quan.
- Thời gian thực hiện: Không quy định
- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Sở
Tài nguyên và Môi trường.
- Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Ủy
ban nhân dân cấp tỉnh.
- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết
định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt điều chỉnh Danh mục nguồn nước phải
lập hành lang bảo vệ hoặc điều chỉnh phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước.
- Phí, lệ phí (nếu có): Không quy định.
- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không quy định.
- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành
chính (nếu có): Không quy định.
- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
+ Luật Tài nguyên nước năm 2023;
+ Nghị định số 53/2024/NĐ-CP ngày 16/5/2023 của
Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên nước.
04. Phê duyệt, công bố dòng chảy
tối thiểu trên sông, suối nội tỉnh
- Trình tự thực hiện:
+ Bước 1: Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức điều
tra, xác định vị trí, giá trị dòng chảy tối thiểu trên các sông, suối nội tỉnh.
+ Bước 2: Sở Tài nguyên và Môi trường gửi hồ sơ lấy
ý kiến các Sở: Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giao thông vận
tải, Xây dựng, Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các Sở, ban, ngành có liên quan
về dòng chảy tối thiểu trên các sông, suối nội tỉnh.
+ Bước 3: Sở Tài nguyên và Môi trường tổng hợp ý kiến
các Sở, ban ngành, gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường (qua Cục Quản lý tài nguyên
nước) để cho ý kiến.
+ Bước 4: Trên cơ sở ý kiến góp ý, Sở Tài nguyên và
Môi trường tổng hợp, tiếp thu, giải trình, hoàn chỉnh hồ sơ trình Ủy ban nhân
dân cấp tỉnh xem xét, quyết định.
+ Bước 5: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, phê duyệt
về dòng chảy tối thiểu trên các sông, suối nội tỉnh.
+ Bước 6: Trong thời hạn 14 ngày, kể từ ngày quyết
định được phê duyệt, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh công bố, đăng tải Quyết định phê
duyệt dòng chảy tối thiểu kèm theo danh mục dòng chảy tối thiểu trên sông, suối
nội tỉnh trên Cổng Thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
- Cách thức thực hiện: Không quy định.
- Thành phần, số lượng hồ sơ:
+ Tờ trình, Dự thảo Quyết định phê duyệt kèm theo
danh mục dòng chảy tối thiểu trên các sông, suối;
+ Báo cáo thuyết minh việc xác định dòng chảy tối
thiểu;
+ Sơ đồ dòng chảy tối thiểu của hệ thống sông, suối.
- Thời gian thực hiện: Không quy định.
- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Sở
Tài nguyên và Môi trường
- Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Ủy
ban nhân dân cấp tỉnh.
- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết
định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt dòng chảy tối thiểu kèm theo danh mục
dòng chảy tối thiểu trên sông, suối nội tỉnh.
- Phí, lệ phí (nếu có): Không quy định.
- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không quy định.
- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành
chính (nếu có): Không quy định.
- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
+ Luật Tài nguyên nước năm 2023;
+ Thông tư số 03/TT-BTNMT ngày 16/5/2024 của Bộ trưởng
Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài
nguyên nước.
05. Điều chỉnh dòng chảy tối
thiểu trên sông, suối nội tỉnh
- Trình tự thực hiện:
+ Bước 1: Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức điều
tra, rà soát, xác định vị trí, giá trị dòng chảy tối thiểu điều chỉnh trên các
sông, suối nội tỉnh theo định kỳ (05 năm) hoặc khi có sự điều chỉnh nội dung
liên quan đến khai thác, sử dụng tài nguyên nước trong các quy hoạch; có dự án,
công trình khai thác nước mới được hình thành làm thay đổi lớn đến chế độ dòng
chảy trên sông, suối; có sự biến động về điều kiện tự nhiên tác động lớn đến
nguồn nước.
+ Bước 2: Sở Tài nguyên và Môi trường gửi hồ sơ lấy
ý kiến các Sở: Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giao thông vận
tải, Xây dựng,Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các Sở, ban, ngành có liên quan về
hồ sơ điều chỉnh dòng chảy tối thiểu trên các sông, suối nội tỉnh.
+ Bước 3: Trên cơ sở ý kiến góp ý, Sở Tài nguyên và
Môi trường tổng hợp ý kiến các Sở, ban ngành, gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường
(qua Cục Quản lý tài nguyên nước) để cho ý kiến.
+ Bước 4: Sở Tài nguyên và Môi trường tổng hợp, tiếp
thu, giải trình góp ý và hoàn thiện hồ sơ trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
+ Bước 5: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, phê duyệt
quyết định điều chỉnh dòng chảy tối thiểu trên các sông, suối nội tỉnh.
+ Bước 6: Trong thời hạn 14 ngày, kể từ ngày quyết
định được phê duyệt, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh công bố, đăng tải quyết định phê
duyệt điều chỉnh dòng chảy tối thiểu kèm theo danh mục dòng chảy tối thiểu trên
sông, suối nội tỉnh trên Cổng Thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
- Cách thức thực hiện: Không quy định.
- Thành phần, số lượng hồ sơ:
+ Tờ trình, Dự thảo Quyết định phê duyệt điều chỉnh
kèm theo danh mục dòng chảy tối thiểu trên các sông, suối nội tỉnh;
+ Báo cáo thuyết minh việc xác định dòng chảy tối
thiểu;
+ Sơ đồ dòng chảy tối thiểu của hệ thống sông, suối.
- Thời gian thực hiện: Không quy định.
- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Sở
Tài nguyên và Môi trường.
- Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Ủy
ban nhân dân cấp tỉnh.
- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết
định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt điều chỉnh dòng chảy tối thiểu kèm
theo danh mục dòng chảy tối thiểu trên sông, suối nội tỉnh.
- Phí, lệ phí (nếu có): Không quy định.
- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không quy định.
- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành
chính (nếu có): Không quy định.
- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
+ Luật Tài nguyên nước năm 2023;
+ Thông tư số 03/TT-BTNMT ngày 16/5/2024 của Bộ trưởng
Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài
nguyên nước.
06. Phê duyệt vùng bảo hộ vệ
sinh khu vực lấy nước sinh hoạt đối với công trình nằm trên địa bàn 01 tỉnh,
thành phố trực thuộc trung ương
- Trình tự thực hiện:
+ Bước 1: Sở Tài nguyên và Môi trường nơi có công
trình khai thác tổ chức xác định phạm vi vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước
sinh hoạt của công trình trên cơ sở đề xuất phạm vi vùng bảo hộ vệ sinh khu vực
lấy nước sinh hoạt của tổ chức, cá nhân và hiện trạng sử dụng đất.
+ Bước 2: Sở Tài nguyên và Môi trường trình Ủy ban
nhân dân cấp tỉnh phê duyệt vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt của
công trình (trong thời hạn 42 ngày kể từ ngày nhận được giấy phép khai thác tài
nguyên nước).
+ Bước 3: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành Quyết định
phê duyệt vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt của công trình.
+ Bước 4: Trong thời hạn 42 ngày, kể từ ngày có quyết
định phê duyệt vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt, Ủy ban nhân dân
cấp tỉnh chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức việc công bố trên các
phương tiện thông tin đại chúng, trang thông tin điện tử của địa phương và gửi Ủy
ban nhân dân cấp huyện có liên quan tổ chức xác định ranh giới vùng bảo hộ vệ
sinh khu vực lấy nước sinh hoạt trên thực địa.
- Cách thức thực hiện: Không quy định.
- Thành phần, số lượng hồ sơ: Không quy định.
- Thời gian trình, phê duyệt vùng bảo hộ vệ sinh
khu vực lấy nước sinh hoạt của công trình: 42 ngày (kể từ ngày nhận được giấy
phép khai thác tài nguyên nước).
- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Sở
Tài nguyên và Môi trường.
- Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Ủy
ban nhân dân cấp tỉnh.
- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết
định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước
sinh hoạt.
- Phí, lệ phí (nếu có): Không quy định.
- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không quy định.
- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành
chính (nếu có): Không quy định.
- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
+ Luật Tài nguyên nước năm 2023;
+ Thông tư số 03/2024/TT-BTNMT ngày 16/5/2024 của Bộ
trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết thi hành một số điều của
Luật Tài nguyên nước.
07. Phê duyệt kế hoạch bảo vệ
nước dưới đất
- Trình tự thực hiện:
+ Bước 1: Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức thực
hiện việc điều tra, thống kê, tổng hợp thông tin, số liệu và xây dựng dự thảo kế
hoạch bảo vệ nước dưới đất trên địa bàn tỉnh.
+ Bước 2: Sở Tài nguyên và Môi trường gửi lấy ý kiến
bằng văn bản đến Sở: Xây dựng, Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn, Y tế, Ủy ban nhân dân cấp huyện và đại diện một số tổ chức, cá nhân khai
thác, sử dụng nước dưới đất lớn trên địa bàn tỉnh về dự thảo kế hoạch bảo vệ nước
dưới đất.
+ Bước 3: Sở Tài nguyên và Môi trường hoàn chỉnh dự
thảo kế hoạch bảo vệ nước dưới đất trên cơ sở ý kiến của các cơ quan, đơn vị và
gửi lấy ý kiến của Cục Quản lý tài nguyên nước.
+ Bước 4: Sở Tài nguyên và Môi trường hoàn chỉnh dự
thảo kế hoạch bảo vệ nước dưới đất trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, phê
duyệt.
+ Bước 5: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, phê duyệt
kế hoạch bảo vệ nước dưới đất trên địa bàn tỉnh.
+ Bước 6: Sở Tài nguyên và Môi trường cập nhật kế
hoạch bảo vệ nước dưới đất vào Hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu tài nguyên nước
quốc gia trong vòng 07 ngày sau khi được phê duyệt và tổ chức thực hiện.
- Cách thức thực hiện: Không quy định.
- Thành phần hồ sơ: Không quy định.
- Thời gian thực hiện: Không quy định.
- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Sở
Tài nguyên và Môi trường.
- Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Ủy
ban nhân dân cấp tỉnh.
- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Kế
hoạch bảo vệ nước dưới đất trên địa bàn tỉnh.
- Phí, lệ phí (nếu có): Không quy định.
- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không quy định.
- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành
chính (nếu có):
+ Kế hoạch bảo vệ nước dưới đất phải phù hợp với
quy hoạch tổng hợp lưu vực sông liên tỉnh; phải phù hợp với phương án khai
thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước, phòng, chống và khắc phục tác hại do nước
gây ra trong quy hoạch tỉnh.
+ Xác định được phạm vi các khu vực, tầng chứa nước
bị suy thoái, cạn kiệt, ô nhiễm và nguyên nhân gây ra; phương án tổ chức thực
hiện các giải pháp khoanh định hoặc đưa ra khỏi vùng cấm, vùng hạn chế khai
thác nước dưới đất; phương án khai thác nước dưới đất; khu vực cần bổ sung nhân
tạo nước dưới đất; giải pháp bảo vệ chất lượng nguồn nước dưới đất. Ưu tiên bảo
vệ, phục hồi các tầng chứa nước khai thác chính, các tầng chứa nước được khai
thác để cấp nước sinh hoạt.
+ Việc lập kế hoạch bảo vệ nước dưới đất phải dựa
trên cơ sở kết quả điều tra, đánh giá tài nguyên nước dưới đất; thông tin, số
liệu quan trắc tài nguyên nước dưới đất của mạng quan trắc tài nguyên nước dưới
đất, tại công trình khai thác nước dưới đất và các thông tin, số liệu có liên
quan khác từ Hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu tài nguyên nước quốc gia (nếu
có).
+ Trường hợp thông tin, số liệu chưa đảm bảo làm cơ
sở lập kế hoạch bảo vệ nước dưới đất thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định việc
bổ sung công tác điều tra, đánh giá tài nguyên nước dưới đất để phục vụ lập kế
hoạch bảo vệ nước dưới đất.
+ Kế hoạch bảo vệ nước dưới đất phải đồng bộ, phù hợp
với nguồn lực, giải pháp thực hiện; bảo đảm tính khả thi và hiệu quả trong triển
khai thực hiện.
- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
+ Luật Tài nguyên nước năm 2023;
+ Thông tư số 03/2024/TT-BTNMT ngày 16/5/2023 của Bộ
Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài
nguyên nước.
08. Điều chỉnh kế hoạch bảo vệ
nước dưới đất
- Trình tự thực hiện:
+ Bước 1: Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức rà
soát kế hoạch bảo vệ nước dưới đất, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh kết quả rà
soát và kiến nghị điều chỉnh kế hoạch bảo vệ nước dưới đất trên địa bàn tỉnh (nếu
có) theo định kỳ (05 năm) hoặc trong trường hợp cần thiết.
+ Bước 2: Sở Tài nguyên và Môi trường gửi lấy ý kiến
bằng văn bản đến các Sở: Xây dựng, Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn, Y tế, Ủy ban nhân dân cấp huyện và đại diện một số tổ chức, cá nhân khai
thác, sử dụng nước dưới đất lớn trên địa bàn tỉnh về dự thảo điều chỉnh kế hoạch
bảo vệ nước dưới đất.
+ Bước 3: Sở Tài nguyên và Môi trường hoàn chỉnh dự
thảo điều chỉnh Kế hoạch bảo vệ nước dưới đất trên cơ sở ý kiến của các cơ
quan, đơn vị và gửi lấy ý kiến của Cục Quản lý tài nguyên nước.
+ Bước 4: Sở Tài nguyên và Môi trường hoàn chỉnh dự
thảo điều chỉnh Kế hoạch bảo vệ nước dưới đất trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
xem xét, phê duyệt.
+ Bước 5: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, phê duyệt
điều chỉnh Kế hoạch bảo vệ nước dưới đất trên địa bàn tỉnh.
+ Bước 6: Sở Tài nguyên và Môi trường cập nhật điều
chỉnh kế hoạch bảo vệ nước dưới đất vào Hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu tài
nguyên nước quốc gia trong vòng 07 ngày sau khi được phê duyệt và tổ chức thực
hiện.
- Cách thức thực hiện: Không quy định.
- Thành phần, số lượng hồ sơ: Không quy định.
- Thời gian thực hiện: Không quy định.
- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Sở
Tài nguyên và Môi trường.
- Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Ủy
ban nhân dân cấp tỉnh.
- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Điều
chỉnh Kế hoạch bảo vệ nước dưới đất trên địa bàn tỉnh.
- Phí, lệ phí (nếu có): Không quy định.
- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không quy định.
- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành
chính (nếu có):
+ Có sự điều chỉnh của quy hoạch tổng hợp lưu vực
sông liên tỉnh hoặc phương án khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước,
phòng, chống và khắc phục tác hại do nước gây ra trong quy hoạch tỉnh làm thay
đổi cơ bản về định hướng khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước dưới đất;
+ Có biến động lớn về nguồn nước dưới đất trên địa
bàn tỉnh do ảnh hưởng của các yếu tố tự nhiên, nhân tạo.
- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
+ Luật Tài nguyên nước năm 2023;
+ Thông tư số 03/2024/TT-BTNMT ngày 16/5/2023 của Bộ
Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài
nguyên nước.
09. Phê duyệt, điều chỉnh Danh
mục vùng cấm, vùng hạn chế khai thác nước dưới đất
- Trình tự thực hiện:
+ Bước 1: Sở Tài nguyên và Môi trường xây dựng hồ
sơ phê duyệt, điều chỉnh vùng cấm, vùng hạn chế khai thác nước dưới đất; phương
án, lộ trình tổ chức thực hiện việc cấm, hạn chế khai thác nước dưới đất.
+ Bước 2: Sở Tài nguyên và Môi trường gửi hồ sơ lấy
ý kiến về hồ sơ phê duyệt, điều chỉnh vùng cấm, vùng hạn chế khai thác nước dưới
đất bằng văn bản tới các cơ quan, đơn vị liên quan, bao gồm:
. Các Sở: Xây dựng, Công Thương, Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn, Y tế và các sở, ban, ngành khác có liên quan;
. Ủy ban nhân dân cấp huyện có phạm vi thuộc vùng cấm,
vùng hạn chế khai thác nước dưới đất;
. Đại diện cộng đồng dân cư có phạm vi thuộc vùng cấm,
vùng hạn chế khai thác nước dưới đất;
. Các tổ chức, cá nhân có công trình khai thác nước
dưới đất nằm trong phương án.
. Hồ sơ lấy ý kiến theo quy định tại khoản 1 Điều
38 Nghị định số 53/2024/NĐ-CP .
+ Bước 3: Các cơ quan, tổ chức, cá nhân được lấy ý
kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận
được hồ sơ.
+ Bước 4: Sở Tài nguyên và Môi trường hoàn thiện hồ
sơ trên cơ sở ý kiến góp ý của các đơn vị, cơ quan, tổ chức, cá nhân báo cáo Ủy
ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức hội đồng thẩm định với sự tham gia của các sở,
ban, ngành có liên quan và các chuyên gia, nhà khoa học về tài nguyên nước.
+ Bước 5: Sở Tài nguyên và Môi trường hoàn thiện hồ
sơ theo ý kiến hội đồng thẩm định và gửi hồ sơ kèm theo Báo cáo tiếp thu, giải
trình đến Sở Tài nguyên và Môi trường các địa phương liền kề có liên quan và Bộ
Tài nguyên và Môi trường để lấy ý kiến góp ý bằng văn bản.
+ Bước 6: Trong thời hạn không quá 30 kể từ ngày nhận
đủ hồ sơ, Sở Tài nguyên và Môi trường các địa phương liền kề có liên quan và Bộ
Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm trả lời bằng văn bản.
+ Bước 7: Sở Tài nguyên và Môi trường hoàn thiện hồ
sơ theo ý kiến góp ý, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, phê duyệt.
+ Bước 8: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, phê duyệt,
điều chỉnh vùng cấm, vùng hạn chế khai thác nước dưới đất.
+ Bước 9: Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày có Quyết
định phê duyệt, điều chỉnh Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm tổ chức
công bố Danh mục vùng cấm, vùng hạn chế khai thác nước dưới đất và phương án, lộ
trình tổ chức thực hiện việc cấm, hạn chế khai thác nước dưới đất trên các
phương tiện thông tin đại chúng và gửi để đăng tải lên Cổng Thông tin điện tử của
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; thông báo tới Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân
dân cấp xã nơi có vùng cấm, vùng hạn chế khai thác nước dưới đất; thông báo tới
các tổ chức, cá nhân có liên quan để tổ chức thực hiện, đồng thời gửi Bộ Tài
nguyên và Môi trường để tổng hợp.
- Cách thức thực hiện: Không quy định.
- Thành phần, số lượng hồ sơ trình, phê duyệt:
+ Tờ trình kèm theo dự thảo Quyết định phê duyệt,
điều chỉnh;
+ Tờ trình phải bao gồm các nội dung chính sau đây:
quá trình tổ chức thực hiện; thuyết minh về căn cứ, kết quả khoanh định; thuyết
minh phương án, lộ trình tổ chức thực hiện việc cấm, hạn chế khai thác nước dưới
đất đối với từng khu vực, từng công trình nằm trong vùng cấm, vùng hạn chế khai
thác nước dưới đất và việc tiếp thu, giải trình các ý kiến góp ý;
+ Dự thảo Danh mục vùng cấm, vùng hạn chế khai thác
nước dưới đất;
+ Dự thảo Bản đồ phân vùng cấm, vùng hạn chế khai
thác nước dưới đất;
+ Dự thảo phương án, lộ trình tổ chức thực hiện việc
cấm, hạn chế khai thác nước dưới đất;
+ Báo cáo thuyết minh kết quả khoanh định vùng cấm,
vùng hạn chế khai thác nước dưới đất. Báo cáo thuyết minh phải luận chứng, thuyết
minh rõ về căn cứ để khoanh định, phạm vi khoanh định vùng cấm, vùng hạn chế
khai thác nước dưới đất.
+ Bản tổng hợp tiếp thu, giải trình ý kiến góp ý, bản
chụp văn bản góp ý của Bộ Tài nguyên và Môi trường, các đơn vị có liên quan;
+ Tài liệu khác có liên quan.
- Thời gian thực hiện:
+ Thời gian các cơ quan, tổ chức, cá nhân cho ý kiến:
30 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ lấy ý kiến.
+ Thời gian Bộ Tài nguyên và Môi trường cho ý kiến:
không quá 30 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ lấy ý kiến.
- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Sở
Tài nguyên và Môi trường.
- Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Ủy
ban nhân dân cấp tỉnh.
- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết
định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt/điều chỉnh Danh mục vùng cấm, hạn
chế khai thác nước dưới đất.
- Phí, lệ phí (nếu có): Không quy định.
- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không quy định.
- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành
chính (nếu có): Không quy định.
- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
+ Luật Tài nguyên nước năm 2023;
+ Nghị định số 53/2024/NĐ-CP ngày 16/5/2023 của
Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên nước.
10. Lập danh mục các đập, hồ
chứa trên sông, suối phải xây dựng quy chế phối hợp vận hành thuộc địa bàn 01 tỉnh,
thành phố trực thuộc trung ương
- Trình tự thực hiện:
+ Bước 1: Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối
hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công Thương và các đơn vị
liên quan thực hiện rà soát, xác định danh mục các đập, hồ chứa trên sông, suối
thuộc phạm vi quản lý phải xây dựng quy chế phối hợp vận hành.
+ Bước 2: Sở Tài nguyên và Môi trường gửi lấy ý kiến
Bộ Tài nguyên và Môi trường, cơ quan, tổ chức lưu vực sông, tổ chức, cá nhân có
liên quan về dự thảo Danh mục đập, hồ chứa phải xây dựng quy chế phối hợp vận
hành trên các lưu vực sông thuộc phạm vi tỉnh.
+ Bước 3: Sở Tài nguyên và Môi trường tổng hợp,
trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, phê duyệt Danh mục đập, hồ chứa phải
xây dựng quy chế phối hợp vận hành.
+ Bước 4: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt Danh mục
đập, hồ chứa phải xây dựng quy chế phối hợp vận hành.
- Cách thức thực hiện: Không quy định.
- Thành phần, số lượng hồ sơ: Không quy định.
- Thời gian thực hiện: Không quy định.
- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Sở
Tài nguyên và Môi trường.
- Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Ủy
ban nhân dân cấp tỉnh.
- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết
định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt Danh mục đập, hồ chứa phải xây dựng
quy chế phối hợp vận hành.
- Phí, lệ phí (nếu có): Không quy định.
- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không quy định.
- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành
chính (nếu có): Không quy định.
- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
+ Luật Tài nguyên nước năm 2023;
+ Nghị định số 53/2024/NĐ-CP ngày 16/5/2024 của
Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên nước.
11. Lập danh mục các đập, hồ
chứa trên sông, suối phải xây dựng quy chế phối hợp vận hành thuộc phạm vi từ
hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên
- Trình tự thực hiện:
+ Bước 1: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ở hạ du của nguồn
nước liên tỉnh chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì lập Danh mục đập, hồ
chứa trên sông, suối phải xây dựng quy chế phối hợp vận hành thuộc phạm vi từ
hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên.
+ Bước 2: Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối
hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công Thương và các đơn vị
liên quan thực hiện rà soát, xác định danh mục các đập, hồ chứa trên sông, suối
phải xây dựng quy chế phối hợp vận hành thuộc phạm vi từ hai tỉnh, thành phố trực
thuộc trung ương trở lên.
+ Bước 3: Sở Tài nguyên và Môi trường trình Ủy ban
nhân dân cấp tỉnh ở hạ du của nguồn nước liên tỉnh gửi lấy ý kiến Ủy ban nhân
dân cấp tỉnh có liên quan trước khi lấy ý kiến Bộ Tài nguyên và Môi trường, tổ
chức lưu vực sông, và tổ chức, cá nhân có liên quan về dự thảo Danh mục đập, hồ
chứa trên sông, suối phải xây dựng quy chế phối hợp vận hành thuộc phạm vi từ
hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên.
+ Bước 4: Sở Tài nguyên và Môi trường tổng hợp, tiếp
thu, giải trình ý kiến góp ý và hoàn thiện dự thảo Danh mục đập, hồ chứa phải
xây dựng quy chế phối hợp vận hành.
+ Bước 5: Sở Tài nguyên và Môi trường trình Ủy ban
nhân dân cấp tỉnh ở hạ du của nguồn nước liên tỉnh phê duyệt danh mục đập, hồ
chứa phải xây dựng quy chế phối hợp vận hành.
- Cách thức thực hiện: Không quy định.
- Thành phần, số lượng hồ sơ: Không quy định.
- Thời gian thực hiện: Không quy định.
- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Sở
Tài nguyên và Môi trường ở hạ du của nguồn nước liên tỉnh.
- Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Ủy
ban nhân dân cấp tỉnh ở hạ du của nguồn nước liên tỉnh.
- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết
định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ở hạ du của nguồn nước liên tỉnh phê duyệt
Danh mục đập, hồ chứa phải xây dựng quy chế phối hợp vận hành thuộc phạm vi từ
hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên.
- Phí, lệ phí (nếu có): Không quy định.
- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không quy định.
- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành
chính (nếu có); Không quy định.
- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
+ Luật Tài nguyên nước năm 2023;
+ Nghị định số 53/2024/NĐ-CP ngày 16/5/2024 của
Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên nước.
12. Phê duyệt quy chế phối hợp
vận hành giữa các đập, hồ chứa trên sông, suối thuộc địa bàn 01 tỉnh, thành phố
trực thuộc trung ương
- Trình tự thực hiện:
+ Bước 1: Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối
hợp với các Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công Thương, tổ chức, cá
nhân quản lý vận hành đập, hồ chứa và các đơn vị liên quan thực hiện xây dựng
quy chế phối hợp vận hành giữa các đập, hồ chứa trên sông, suối thuộc phạm vi
quản lý.
+ Bước 2: Sở Tài nguyên và Môi trường trình Ủy ban
nhân dân cấp tỉnh gửi lấy ý kiến Bộ Tài nguyên và Môi trường, các cơ quan, tổ
chức lưu vực sông (nếu có) và tổ chức, cá nhân có liên quan về dự thảo quy chế
phối hợp vận hành.
+ Bước 3: Sở Tài nguyên và Môi trường tổng hợp, tiếp
thu, giải trình góp ý và hoàn thiện dự thảo quy chế phối hợp vận hành giữa các
đập, hồ chứa trên sông, suối theo ý kiến góp ý và trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
phê duyệt.
+ Bước 4: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt quy chế
phối hợp vận hành giữa các đập, hồ chứa trên sông, suối thuộc phạm vi tỉnh.
- Cách thức thực hiện: Không quy định.
- Thành phần, số lượng hồ sơ: Không quy định.
- Thời gian thực hiện: Không quy định.
- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Sở
Tài nguyên và Môi trường và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
- Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Ủy
ban nhân dân cấp tỉnh.
- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quy
chế phối hợp vận hành giữa các đập, hồ chứa trên sông, suối.
- Phí, lệ phí (nếu có): Không quy định.
- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không quy
định.
- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành
chính (nếu có): Không quy định.
- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
+ Luật Tài nguyên nước năm 2023;
+ Nghị định số 53/2024/NĐ-CP ngày 16/5/2024 của
Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên nước.
13. Phê duyệt quy chế phối hợp
vận hành giữa các đập, hồ chứa trên sông, suối thuộc phạm vi từ hai tỉnh, thành
phố trực thuộc trung ương trở lên
- Trình tự thực hiện:
+ Bước 1: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ở hạ du của nguồn
nước liên tỉnh chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì xây dựng quy chế phối
hợp vận hành giữa các đập, hồ chứa trên sông, suối thuộc phạm vi từ hai tỉnh,
thành phố trực thuộc trung ương trở lên.
+ Bước 2: Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối
hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công Thương và các đơn vị
liên quan xây dựng quy chế phối hợp vận hành giữa các đập, hồ chứa trên sông,
suối thuộc phạm vi từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên.
+ Bước 3: Sở Tài nguyên và Môi trường trình Ủy ban
nhân dân cấp tỉnh ở hạ du của nguồn nước liên tỉnh gửi lấy ý kiến Ủy ban nhân
dân cấp tỉnh có liên quan, các cơ quan, tổ chức lưu vực sông (nếu có) và tổ chức,
cá nhân có liên quan trước khi lấy ý kiến Bộ Tài nguyên và Môi trường về dự thảo
quy chế phối hợp vận hành.
+ Bước 4: Sở Tài nguyên và Môi trường tổng hợp, tiếp
thu, giải trình và hoàn thiện dự thảo quy chế phối hợp vận hành theo ý kiến góp
ý và hoàn thiện dự thảo quy chế phối hợp vận hành.
+ Bước 5: Sở Tài nguyên và Môi trường trình Ủy ban
nhân dân cấp tỉnh ở hạ du của nguồn nước liên tỉnh phê duyệt quy chế phối hợp vận
hành giữa các đập, hồ chứa trên sông, suối thuộc phạm vi từ hai tỉnh, thành phố
trực thuộc trung ương trở lên.
- Cách thức thực hiện: Không quy định.
- Thành phần, số lượng hồ sơ: Không quy định.
- Thời gian thực hiện: Không quy định.
- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Sở
Tài nguyên và Môi trường ở hạ du của nguồn nước liên tỉnh.
- Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Ủy
ban nhân dân cấp tỉnh ở hạ du của nguồn nước liên tỉnh.
- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quy
chế phối hợp vận hành giữa các đập, hồ chứa trên sông, suối thuộc phạm vi từ
hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên.
- Phí, lệ phí (nếu có): Không quy định.
- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không quy định.
- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành
chính (nếu có): Không quy định.
- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
+ Luật Tài nguyên nước năm 2023;
+ Nghị định số 53/2024/NĐ-CP ngày 16/5/2024 của Chính
phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên nước.
14. Lập danh mục hồ, ao, đầm,
phá nội tỉnh không được san lấp
- Trình tự thực hiện:
+ Bước 1: Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì phối
hợp với Ủy ban nhân dân cấp huyện lập Danh mục hồ, ao, đầm, phá không được san
lấp trên địa bàn tỉnh.
+ Bước 2: Sở Tài nguyên và Môi trường gửi lấy ý kiến
góp ý của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công thương, Sở Xây dựng,
Sở Giao thông vận tải, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở, ngành, Ủy ban nhân
dân cấp huyện có liên quan về hồ sơ xây dựng Danh mục hồ, ao, đầm, phá nội tỉnh
không được san lấp. Hồ sơ gửi lấy ý kiến theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều
57 Nghị định số 53/2024/NĐ-CP .
+ Bước 3: Trên cơ sở ý kiến góp ý, Sở Tài nguyên và
Môi trường tổng hợp, tiếp thu, giải trình và hoàn thiện Hồ sơ trình.
+ Bước 4: Sở Tài nguyên và Môi trường trình Ủy ban
nhân dân cấp tỉnh để trình lấy ý kiến Hội đồng nhân dân cấp tỉnh trước khi phê
duyệt.
+ Bước 5: Căn cứ vào Nghị quyết của Hội đồng nhân dân
cấp tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường hoàn thiện hồ sơ trình Ủy ban nhân dân cấp
tỉnh phê duyệt Danh mục hồ, ao, đầm, phá nội tỉnh không được san lấp trên địa
bàn tỉnh.
+ Bước 6: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt Danh mục
hồ, ao, đầm, phá nội tỉnh không được san lấp trên địa bàn tỉnh.
+ Bước 7: Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày có Quyết
định phê duyệt, Sở Tài nguyên và Môi trường công bố Danh mục hồ, ao, đầm, phá nội
tỉnh không được san lấp trên địa bàn tỉnh; gửi đăng tải lên Cổng Thông tin điện
tử của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và cập nhật vào Hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu
tài nguyên nước quốc gia.
- Cách thức thực hiện: Không quy định.
- Thành phần, số lượng hồ sơ trình, phê duyệt:
+ Tờ trình phê duyệt Danh mục hồ, ao, đầm phá nội tỉnh
không được san lấp;
+ Dự thảo Quyết định phê duyệt Danh mục hồ, ao, đầm
phá nội tỉnh không được san lấp;
+ Báo cáo thuyết minh việc lập Danh mục hồ, ao, đầm,
phá nội tỉnh không được san lấp;
+ Báo cáo tiếp thu giải trình ý kiến của Hội đồng
nhân dân cấp tỉnh;
+ Bản tổng hợp giải trình, tiếp thu các ý kiến góp
ý, kèm theo bản chụp các ý kiến góp ý;
+ Các tài liệu khác liên quan.
- Thời gian thực hiện: Không quy định.
- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Sở
Tài nguyên và Môi trường.
- Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Ủy
ban nhân dân cấp tỉnh.
- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết
định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt Danh mục hồ, ao, đầm, phá nội tỉnh
không được san lấp.
- Phí, lệ phí (nếu có): Không quy định.
- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không quy định.
- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành
chính (nếu có): Không quy định.
- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
+ Luật Tài nguyên nước năm 2023;
+ Nghị định số 53/2024/NĐ-CP ngày 16 tháng 5 năm
2024 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên
nước.
15. Điều chỉnh danh mục hồ,
ao, đầm, phá nội tỉnh không được san lấp
- Trình tự thực hiện:
+ Bước 1: Định kỳ (05 năm một lần) hoặc trong trường
hợp cần thiết, Sở Tài nguyên và Môi trường rà soát, cập nhật danh mục các hồ,
ao, đầm, phá điều chỉnh bổ sung vào Danh mục hồ, ao, đầm, phá không được san lấp
đã phê duyệt.
Riêng đối với trường hợp điều chỉnh đưa ra khỏi
danh mục: trên cơ sở đề xuất của các Sở, ngành hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện,
Sở Tài nguyên và Môi trường lập danh mục các hồ, ao, đầm, phá điều chỉnh đưa ra
khỏi Danh mục hồ, ao, đầm, phá nội tỉnh không được san lấp đã phê duyệt.
+ Bước 2: Sở Tài nguyên và Môi trường gửi lấy ý kiến
góp ý của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công thương, Sở Xây dựng,
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ủy ban nhân dân cấp huyện và cơ quan, tổ chức
có liên quan về hồ sơ đề nghị điều chỉnh Danh mục hồ, ao, đầm, phá nội tỉnh
không được san lấp.
+ Bước 3: Sở Tài nguyên và Môi trường tổng hợp, tiếp
thu, giải trình ý kiến góp ý của các cơ quan, tổ chức và hoàn thiện hồ sơ.
+ Bước 4: Sở Tài nguyên và Môi trường trình Ủy ban
nhân dân cấp tỉnh để trình lấy ý kiến Hội đồng nhân dân cấp tỉnh trước khi phê
duyệt.
+ Bước 5: Căn cứ vào Nghị quyết của Hội đồng nhân
dân cấp tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường hoàn thiện hồ sơ trình Ủy ban nhân
dân cấp tỉnh phê duyệt Quyết định điều chỉnh Danh mục hồ, ao, đầm, phá nội tỉnh
không được san lấp trên địa bàn tỉnh.
+ Bước 6: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt Quyết
định điều chỉnh Danh mục hồ, ao, đầm, phá nội tỉnh không được san lấp trên địa
bàn tỉnh.
+ Bước 7: Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày có Quyết
định điều chỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm tổ chức công bố
Danh mục hồ, ao, đầm, phá nội tỉnh không được san lấp trên địa bàn tỉnh đã được
điều chỉnh; gửi đăng tải lên Cổng Thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
và cập nhật vào Hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu tài nguyên nước quốc gia.
- Cách thức thực hiện: Không quy định.
- Thành phần, số lượng hồ sơ trình, phê duyệt:
+ Tờ trình điều chỉnh Danh mục hồ, ao, đầm phá nội
tỉnh không được san lấp;
+ Dự thảo Quyết định điều chỉnh Danh mục hồ, ao, đầm
phá nội tỉnh không được san lấp;
+ Báo cáo thuyết minh việc lập Danh mục hồ, ao, đầm,
phá nội tỉnh không được san lấp (đối với trường hợp điều chỉnh bổ sung vào danh
mục) hoặc Báo cáo thuyết minh lý do việc đưa ra khỏi Danh mục hồ, ao, đầm, phá
nội tỉnh không được san lấp (đối với trường hợp điều chỉnh đưa ra khỏi danh mục);
+ Báo cáo tiếp thu giải trình ý kiến của Hội đồng
nhân dân cấp tỉnh;
+ Bản tổng hợp giải trình, tiếp thu các ý kiến góp
ý, kèm theo bản chụp các ý kiến góp ý;
+ Các tài liệu khác liên quan.
- Thời gian thực hiện: Không quy định.
- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Sở
Tài nguyên và Môi trường.
- Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Ủy
ban nhân dân cấp tỉnh.
- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết
định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt điều chỉnh Danh mục hồ, ao, đầm,
phá nội tỉnh không được san lấp.
- Phí, lệ phí (nếu có): Không quy định.
- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không quy định.
- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành
chính (nếu có): Không quy định.
- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
+ Luật Tài nguyên nước năm 2023;
+ Nghị định số 53/2024/NĐ-CP ngày 16 tháng 5 năm
2024 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên
nước.