ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH SƠN LA
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 773/QĐ-UBND
|
Sơn La, ngày 25
tháng 4 năm 2024
|
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ THÀNH PHỐ SƠN LA ĐẾN
NĂM 2030
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH SƠN LA
Căn cứ Luật Tổ chức chính
quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ
chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Luật Xây dựng số
50/2014/QH13 ngày 18/6/2014; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng
số 62/2020/QH14 ngày 17/6/2020;
Căn cứ Luật Quy hoạch đô thị
30/2009/QH12 ngày 17/6/2009; Luật Quy hoạch 21/2017/QH14 ngày 24/11/2017; Luật
35/2018/QH14 ngày 20/11/2018 sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 Luật có liên
quan đến quy hoạch;
Căn cứ Nghị quyết số
06-NQ/TW ngày 24/01/2022 của Bộ Chính trị về quy hoạch, xây dựng, quản lý và
phát triển bền vững đô thị Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Nghị
quyết số 11-NQ/TW ngày 10/02/2022 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội
và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng trung du và miền núi Bắc Bộ đến năm 2030, tầm
nhìn đến năm 2045;
Căn cứ Nghị quyết số
1210/2016/UBTVQH13 ngày 25/5/2016 của Ủy ban thường vụ Quốc hội về phân loại đô
thị; Nghị quyết số 26/2022/UBTVQH15 ngày 21/9/2022 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội
về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết số 1210/2016/UBTVQH13 ngày
25/5/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về phân loại đô thị;
Căn cứ Nghị định số
11/2013/NĐ-CP ngày 14/01/2013 của Chính phủ về quản lý đầu tư phát triển đô thị;
Nghị định số 35/2013/NĐ-CP ngày 20/6/2023 của Chính phủ sửa đổi bổ sung một số
điều của các Nghị định thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng;
Căn cứ Thông tư số
06/2023/TT-BXD ngày 08/09/2023 hướng dẫn một số nội dung về chương trình phát
triển đô thị;
Căn cứ Quyết định số
1676/QĐ-TTg ngày 25/12/2023 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tỉnh
Sơn La thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050;
Căn cứ Nghị quyết 315/NQ-HĐND
ngày 17/4/2024 của HĐND tỉnh Sơn La thông qua Chương trình phát triển đô thị
thành phố Sơn La đến năm 2030;
Căn cứ các Quyết định UBND tỉnh
về đề cương và Chương trình phát triển đô thị tỉnh Sơn La đến năm 2030 số
2551/QĐ-UBND ngày 08/12/2022;
Quyết định số 2583/QĐ-UBND
ngày 01/12/2023; Quyết định số 383/QĐ-UBND ngày 03/03/2024;
Theo đề nghị của Sở Xây dựng
tại Tờ trình số 58/TTr-SXD ngày 27/02/2024, Báo cáo thẩm định số 92/BC-SXD ngày
27/02/2024 và Báo cáo số 215/BC-SXD ngày 23/4/2024; Kết quả biểu quyết của
Thành viên UBND tỉnh Khóa XV tại Thông báo số 174/TB-VPUB ngày 24/4/2024.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Phê duyệt Chương trình phát triển đô thị thành phố
Sơn La đến năm 2030 (sau đây gọi là Chương trình) với những nội dung
chính như sau:
1. Tên
Chương trình: Chương trình phát triển đô thị thành phố Sơn La đến
năm 2030.
2. Quan điểm,
mục tiêu phát triển
2.1. Quan điểm
- Phát triển đô thị thành phố
Sơn La phù hợp với Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị Quốc gia; định
hướng quy hoạch hệ thống đô thị trong Quy hoạch tỉnh Sơn La thời kỳ 2021 –
2030, tầm nhìn đến năm 2050; Chương trình phát triển đô thị tỉnh Sơn La đến năm
2030 và Quy hoạch chung xây dựng thành phố Sơn La đã được cấp có thẩm quyền phê
duyệt; kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và của thành phố nhằm khai
thác tối đa các động lực phát triển, đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.
- Phát triển đô thị thành phố
Sơn La từng bước nâng cao chất lượng, diện mạo kiến trúc cảnh quan đô thị theo
hướng đô thị xanh, thông minh, hiện đại, bảo tồn và phát huy các giá trị lịch sử,
văn hóa của dân tộc gắn với bảo vệ môi trường, phấn đấu trở thành cực tăng trưởng,
hạt nhân quan trọng trong phát triển kinh tế vùng, trung tâm kinh tế vùng và là
đô thị trung tâm của tiểu vùng Tây Bắc về giáo dục đào tạo, y tế, văn hóa, thể
thao, thương mại, dịch vụ.
- Thực hiện phát triển đô thị
và nông thôn đồng bộ, giải quyết khắc phục các định hướng còn yếu, thiếu của đô
thị, tạo sự liên kết giữa các lĩnh vực, đáp ứng các nhu cầu cơ bản về vật chất,
tinh thần của nhân dân; phát triển hài hòa giữa đô thị, nông thôn, con người và
thiên nhiên; sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, đất đai, tiết kiệm năng lượng
bảo vệ tốt môi trường, giữ gìn cân bằng sinh thái. Xây dựng đồng bộ cơ sở hạ tầng
xã hội và hạ tầng kỹ thuật phù hợp với điều kiện của đô thị miền núi, theo yêu
cầu khai thác, sử dụng và chương trình phát triển của mỗi đô thị. Kết hợp chặt
chẽ với việc bảo đảm an ninh, quốc phòng và an toàn xã hội.
- Đảm bảo tính đồng bộ thống nhất
về xây dựng cơ chế, chính sách và triển khai thực hiện Chương trình. Nâng cao
nhận thức về quản lý quy hoạch, xây dựng và phát triển đô thị.
- Lồng ghép có hiệu quả với các
chương trình, kế hoạch, dự án đang thực hiện hoặc đã được phê duyệt liên quan tới
phát triển đô thị. Các Chương trình kế hoạch phát triển đô thị phải được tích hợp
các yêu cầu về phát triển bền vững, phát triển đô thị xanh, tiết kiệm năng lượng,
ứng phó với biến đổi khí hậu.
2.2. Mục tiêu phát triển
- Cụ thể hóa Chương trình phát
triển đô thị quốc gia, Chương trình phát triển đô thị tỉnh, Nghị quyết Đại hội
Đảng bộ tỉnh Sơn La lần thứ XV, nhiệm kỳ 2020 - 2025 và các chương trình, kế hoạch
phát triển kinh tế - xã hội, kế hoạch đầu tư công trung hạn có liên quan nhằm
phát huy tối đa hiệu quả đầu tư phát triển kinh tế, xã hội.
- Nhằm huy động nguồn lực để đầu
tư xây dựng phát triển đô thị, đảm bảo nâng cao chất lượng, diện mạo kiến trúc
cảnh quan đô thị; từng bước đầu tư xây dựng hoàn chỉnh hệ thống hạ tầng kinh tế,
kỹ thuật và hạ tầng xã hội trên địa bàn kết nối các khu vực phát triển đô thị
hoàn chỉnh, thúc đẩy sự phát triển của đô thị theo từng giai đoạn phát triển;
phân công trách nhiệm cho các tổ chức, cá nhân có liên quan; đồng thời cụ thể
hóa các nhiệm vụ để thực hiện các nội dung của Kết luận số 353-KL/TU ngày
07/9/2021 của Ban Thường vụ tỉnh ủy và Quyết định số 1644/QĐ-UBND ngày
11/8/2022 của UBND tỉnh Sơn La về phát triển thành phố Sơn La theo định hướng
đô thị loại I.
- Từng bước hoàn thiện, nâng
cao chất lượng đô thị, kết hợp quản lý quy hoạch đô thị gắn với phát triển nông
thôn và xây dựng nông thôn mới; giữ gìn và phát huy những giá trị, bản sắc,
tăng cường sức cạnh tranh trong tỉnh và vùng làm cơ sở cho việc phân loại đô thị,
xác định lộ trình đầu tư phát triển đô thị, các khu vực ưu tiên phát triển đô
thị; triển khai các giải pháp và nhiệm vụ thực hiện cho từng giai đoạn nhằm
hoàn thiện cơ chế chính sách, thu hút nguồn vốn và huy động các nguồn lực đầu
tư vào mục tiêu xây dựng đô thị. Đến năm 2025, phấn đấu hoàn thành, nâng cao
các chỉ tiêu, tiêu chí đô thị loại II còn thiếu và yếu; đến năm 2030 hướng tới
cơ bản đạt các tiêu chí đô thị loại I trực thuộc tỉnh.
3. Các chỉ
tiêu chủ yếu phát triển đô thị
3.1. Một số chỉ tiêu chủ yếu
TT
|
Chỉ tiêu
|
Đơn vị
|
Hiện trạng
|
Kế hoạch đến năm
|
2024
|
2025
|
2030
|
1
|
Quy mô dân số
|
Nghìn người
|
127,022
|
130
|
160
|
175
|
2
|
Mật độ dân số toàn đô thị
|
người/km2
|
1.186
|
1.236
|
1.289
|
1.468
|
3
|
Mật độ dân số tính trên diện
tích đất xây dựng đô thị khu vực nội thành
|
người/km2
|
1.321
|
1.377
|
1.435
|
1.635
|
4
|
Tỷ lệ đất xây dựng đô thị trên
diện tích đất tự nhiên toàn đô thị
|
%
|
3,0
|
3,9
|
5,0
|
6,4
|
5
|
Diện tích nhà ở bình quân đầu
người khu vực nội thành nội thị
|
m2/người
|
30,32
|
31,05
|
31,5
|
33,5
|
6
|
Tỷ lệ nhà kiên cố bán kiên cố
khu vực nội thị
|
%
|
97,33
|
97,45
|
97,62
|
98,78
|
7
|
Diện tích cây xanh bình quân
đầu người khu vực nội thành, nội thị
|
m2/người
|
10,2
|
10,3
|
10,5
|
11,1
|
8
|
Diện tích cây xanh toàn đô thị
|
m2/người
|
17,01
|
17,2
|
17,5
|
18,2
|
9
|
Tỷ lệ đất giao thông đô thị
so với đất xây dựng đô thị khu vực nội thành nội thị
|
%
|
15,84
|
15,95
|
16,1
|
16,5
|
10
|
Mật độ đường giao thông đô thị
(tính đến đường có bề rộng mặt đường ≥14m)
|
km/km2
|
6,17
|
6,3
|
6,5
|
6,9
|
11
|
Mức tiêu thụ nước sạch qua hệ
thống cấp nước tập trung bình quân đầu người
|
lít/người/ngày/đêm
|
120
|
123
|
125
|
130
|
12
|
Cấp điện sinh hoạt bình quân
đầu người
|
kwh/người/năm
|
878,5
|
880
|
920
|
1.100
|
13
|
Tỷ lệ nước thải đô thị đạt
quy chuẩn kỹ thuật khu vực nội thành, nội thị
|
%
|
18,86
|
20,5
|
28,5
|
50
|
14
|
Tỷ lệ ngõ, ngách, hẻm được
chiếu sáng
|
(%)
|
62,9
|
65
|
70
|
80
|
15
|
Tỷ lệ chất thải rắn ở đô thị
được thu gom
|
%
|
98,5
|
99
|
99,2
|
100
|
16
|
Tỷ lệ dùng hình thức hỏa táng
|
%
|
15,1
|
16,5
|
19,7
|
>30
|
17
|
Tỷ lệ tuyến phố văn minh đô
thị
|
%
|
51,35
|
55
|
60
|
70
|
18
|
Số thuê bao băng rộng di động
trên 100 dân
|
100 dân
|
77
|
78
|
80
|
85
|
3.2. Về mở rộng địa giới
hành chính
Dự kiến mở rộng địa giới hành
chính thành phố Sơn La bao gồm 07 phường và 05 xã hiện trạng và khu vực mở rộng
thành phố gồm 04 xã (Chiềng Mung, Chiềng Ban, Hát Lót, Mường Bon) của
huyện Mai Sơn, diện tích phần mở rộng về huyện Mai Sơn là khoảng 5.222 ha (trừ
diện tích khoảng 14,15 ha của Trạm Ra đa 37 thuộc địa giới hành chính của xã
Chiềng Mung do phần diện tích này dự kiến sẽ chuyển về địa giới hành chính của
xã Mường Bon, huyện Mai Sơn). Tổng đơn vị hành chính thuộc thành phố dự kiến
sau khi mở rộng địa giới hành chính là 13 đơn vị, gồm: 04 xã (Chiềng Xôm,
Chiềng Ngần, Chiềng Cọ, Chiềng Đen); 09 phường (07 phường hiện trạng Chiềng
An, Tô Hiệu, Chiềng Lề, Quyết Tâm, Quyết Thắng, Chiềng Cơi, Chiềng Sinh; trong
đó, phường Chiềng Sinh sáp nhập thêm một phần diện tích của xã Chiềng Ban) và
02 phường mới (01 phường gồm toàn bộ hiện trạng xã Chiềng Mung, huyện Mai
Sơn hiện nay và một phần của xã Hát Lót; 01 phường Hua La).
4. Chương
trình phát triển cơ sở hạ tầng ưu tiên và kiến trúc cảnh quan
4.1. Giai đoạn đến năm 2025:
Tập trung đầu tư xây dựng tương đối hoàn chỉnh đô thị với các khu vực nội
thị hiện hữu; ưu tiên phát triển các hướng phía Đông Bắc, Tây Nam và hướng Nam,
chủ yếu bám theo các tuyến giao thông đối ngoại chính (QL6, Sơn La - Hát
Lót; cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu - Sơn La; QL279D …), cụ thể:
- Theo hướng Chiềng Cơi - Chiềng
Xôm: Phát triển hai bên bờ suối Nậm La đoạn từ cầu Coóng Nọi đến hết địa giới
hành chính phường Chiềng An.
- Theo hướng Chiềng Sinh - Nà Sản:
Phát triển dọc hai bên tuyến đường Quốc lộ 6.
- Theo hướng Quyết Thắng - Chiềng
Ngần - Chiềng Sinh: Phát triển hai bên đường Chiềng Ngần - Chiềng Sinh; các đoạn
từ phường Tô Hiệu đến hết địa giới hành chính phường Quyết Thắng và đoạn từ bản
Ka Láp - đường Lê Duẩn.
- Theo hướng Tây Nam: Trục Quốc
lộ 6 (tuyến tránh thành phố), gắn với khu đô thị phía Tây Nam thành phố.
- Theo hướng Đông Bắc: Phát triển
khu vực hồ Tuổi trẻ, phường Chiềng Lề và phường Chiềng An.
- Vùng phát triển mở rộng đô thị:
Chủ yếu về phía Đông Nam, khu vực Chiềng Sinh, Chiềng Mung, Hát Lót và Khu đô
thị Chiềng Ngần.
- Vùng bảo vệ sinh thái: Phía
Tây, phía Bắc - xã Chiềng Đen, xã Chiềng Xôm và xã Chiềng Ngần.
- Vùng nông nghiệp sinh thái:
Phía Nam, khu vực Hát Lót, Chiềng Mung, Chiềng Ban, Hua La.
4.2. Giai đoạn 2026 - 2030: Phát
triển theo hướng Nam, Đông Nam theo định hướng mở rộng đô thị Thành phố theo đồ
án quy hoạch chung xây dựng thành phố đến năm 2045 dọc theo tuyến đường QL6; tập
trung hình thành đầu mối giao thông kết hợp với các hoạt động kinh tế phụ trợ tại
khu vực Cảng hàng không Nà Sản.
5. Các
chương trình, dự án trọng điểm ưu tiên: Việc xác định các dự án
trọng điểm ưu tiên dựa trên cơ sở đồ án quy hoạch chung xây dựng thành phố đến
năm 2045, các đồ án quy hoạch phân khu và quy hoạch chi tiết xây dựng đã được cấp
có thẩm quyền phê duyệt; các dự án, công trình mang tính đột phá, lan tỏa để tập
trung thu hút đầu tư, từng bước xây dựng, phát triển thành phố Sơn La theo định
hướng đô thị loại I; kế hoạch đầu tư công trung hạn và dài hạn của tỉnh Sơn La,
của thành phố Sơn La và huyện Mai Sơn (thuộc phạm vi mở rộng địa giới thành
phố). Danh mục các dự án đề xuất làm cơ sở để triển khai thực hiện theo từng
giai đoạn, trong đó đối với các dự án thực hiện trên phần diện tích mở rộng về
phía huyện Mai Sơn khi chưa triển khai thực hiện việc mở rộng địa giới hành
chính sẽ do UBND huyện Mai Sơn thực hiện khi đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
5.1. Giai đoạn đến năm 2025:
(1) Các dự án Khu di tích Quốc gia đặc biệt Nhà tù Sơn La; (2) Phát triển đầu
mối giao thông đường bộ tích hợp với phát triển cảng hàng không lưỡng dụng Nà Sản;
(3) Xây dựng cụm Công nghiệp Hoàng Văn Thụ; (4) Mở rộng, hoàn thiện đấu nối tuyến
đường đi khu công nghiệp Mai Sơn; (5) Nghiên cứu lập quy hoạch chi tiết khu du
lịch Hồ Tiền Phong; (6) Chỉnh trang mở rộng tuyến QL6 và phát triển các tuyến
đường ngang; (7) Hình thành các trung tâm thương mại dịch vụ cấp xã; (8) Khai
thác du lịch cộng đồng hồ bản Mòng; (9) Hoàn thiện kết nối giao thông nông thôn
với hệ thống đường đô thị; (10) Đầu tư xây dựng hạ tầng thoát và phòng chống lũ
suối Nậm La; (11) Triển khai dự án thoát nước thải đô thị và trạm bơm giai đoạn
2; (12) di chuyển Trạm biến áp Sơn La 1 và mạng lưới 110kV ra ngoài nội thị;
(13) Đầu tư nhà máy nước bản Mòng; (14) Cải tạo, nạo vét và thanh thải Suối Nậm
La; (15) Khu nhà ở thương mại, nhà ở xã hội trên địa bàn; (16) Công viên nghĩa
trang thành phố.
5.2. Giai đoạn 2026 - 2030: (1)
Thu hút đầu tư sân Golf 18 lỗ; (2) Khu du lịch hồ Tiền Phong; (3) Mở rộng Khu
công nghiệp Chiềng Mung; (4) Phát triển trung tâm giao thương văn hóa vùng Tây
Bắc; (5) Tuyến đường kết nối trục cảnh quan nối sân Golf, trung tâm thương mại
với các khu vực phát triển kinh doanh sản xuất trên QL6; (6) Kêu gọi thu hút đầu
tư tuyến cao tốc Mộc Châu - Sơn La và đường dẫn đi vào trung tâm thành phố; (7)
Tuyến đường tránh QL6 từ Chiềng Mung đi đường 4G; (8) Khai thác sân bay Nà Sản
(9); Khu vui chơi giải trí tại Chiềng Ngần; (10) Hoàn thiện đồng bộ nhà máy nước
thải số 2, 3; (11) Xây dựng trạm biến áp 110kV Sơn La 2; (12) Nhà máy cấp nước
từ nguồn cấp nước Hồ Chiềng Dong, huyện Mai Sơn.
6. Chương
trình kế hoạch phát triển các khu vực được xác định theo quy hoạch đô thị để tập
trung đầu tư hình thành đồng bộ hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội và kiến trúc cảnh
quan đô thị theo từng giai đoạn
6.1. Khu vực 1 - Khu đô thị
lịch sử:
Phạm vi các phường trung tâm hiện
nay; là phân khu bảo tồn không gian lịch sử của thành phố với quy mô khoảng
1.674,01 ha; các định hướng phát triển không gian gồm: Cập nhật và đồng bộ hoá
hệ thống quy hoạch chi tiết đã và đang triển khai trên địa bàn các phường trung
tâm; cải tạo chỉnh trang không gian tuyến phố, các không gian công cộng; bảo tồn
hệ sinh thái tự nhiên, hạn chế tác động khai thác mở rộng đất; ổn định các khu
dân cư ngoại vi trung tâm, xây dựng và chuẩn bị hạ tầng cho phát triển thương mại,
dịch vụ.
6.2. Khu vực 2 - Khu đô thị
Chiềng Sinh:
Là phân khu phát triển trọng điểm
của thành phố bao gồm phường Chiềng Sinh và một phần xã Chiềng Ban (giới hạn bởi
đường tránh QL6). Tổ chức không gian đô thị theo hướng mở thêm các đường nhánh
kết nối tới 2 tuyến đường giảm tải cho QL6 để gia tăng tập trung dân cư, hình
thành các không gian kinh tế - thương mại - thể thao cấp vùng tại các khu vực
có cảnh quan, thuận lợi tiếp cận giao thông liên vùng, với quy mô khoảng
1.944,66 ha. Định hướng phát triển không gian gồm: cập nhật và đồng bộ các quy
hoạch chi tiết dọc tuyến đường trục chính; phát triển các kết nối giao thông và
hoạt động về hướng Chiềng Ngần và đường tránh QL6 nhằm tạo hướng mở đô thị; tái
tổ chức không gian cảnh quan khu vực trung tâm, giao thương văn hóa vùng Tây Bắc
mang tính kết nối liền mạch với trung tâm tương lai và đường tránh QL6; cải tạo
hệ thống cây xanh, công viên liên tục tạo trục xanh trong lõi các khu vực đang
phát triển; phát triển các chức năng mới về dịch vụ thể thao cao cấp và du lịch.
6.3. Khu vực 3 - Khu đô thị
Chiềng Sinh - Nà Sản:
Là khu vực phát triển chiến lược
của thành phố, đóng vai trò quan trọng trong việc mở rộng phát triển về phía
Đông Nam. Phân khu nằm phần lớn trên địa bàn của xã Chiềng Mung và tiểu khu Tiền
Phong, tiểu khu Nà Sản. Tổ chức không gian theo hướng mật độ xây dựng thấp, tập
trung phát triển các hình thái không gian công nghiệp, khu du lịch và đầu mối
giao thông. Quy mô khoảng 2.128,43 ha. Định hướng phát triển không gian gồm: Phối
hợp nghiên cứu nhằm nâng cao tính khả thi của dự án phát triển sân bay Nà Sản,
khu du lịch Hồ Tiền Phong, công nghiệp Chiềng Mung, các quỹ đất ở sinh thái; kiểm
soát không gian, tổ chức lập quy hoạch chi tiết các khu du lịch nghỉ dưỡng, khu
đô thị, khu vực sân bay, quân sự, khu công nghiệp nhằm kêu gọi triển khai dự án
đầu tư; mở rộng, nắn chỉnh tuyến giao thông QL6 đảm bảo các yếu tố đối ngoại và
đối nội đô thị, kết nối tuyến đường đi khu công nghiệp Mai Sơn hình thành hệ
vành đai cho thành phố.
6.4. Khu vực 4 - Khu đô thị
Chiềng Ngần:
Là khu vực dự trữ mở rộng cho
thành phố khi hoàn chỉnh các chuỗi kết nối giữa Trung tâm hành chính tỉnh, Khu
công nghiệp Mai Sơn và đô thị Hát Lót. Phân khu đóng vai trò như là khu dịch vụ
hậu cần cho các phát triển vận tải, sửa chữa cho kết nối vành đai đô thị đi Mường
La, thủy điện Sơn La và liên kết các đô thị Lai Châu, Yên Bái, Phú Thọ. Quy mô
phân khu khoảng 1.349,78 ha. Định hướng phát triển không gian gồm: Khai thác các
lợi thế kết nối với các cụm, khu công nghiệp và là tuyến vành đai thành phố đi
Mường La; phát triển các không gian văn hóa, làng bản, khu ở sinh thái các chức
năng vui chơi giải trí cho nhu cầu của thành phố; hình thành các tuyến kết nối
với trung tâm kinh tế của thành phố qua các tuyến kết nối qua khu vực Trường Đại
học Tây Bắc, qua khu vực dự kiến phát triển hoạt động thể thao và đào tạo vận động
viên.
6.5. Khu vực 5 - Khu đô thị
sinh thái Hua La:
Là khu chức năng về du lịch nghỉ
dưỡng và trải nghiệm văn hóa bản sắc trong phát triển đô thị. Phân khu được
hình thành dựa trên nền tảng điều kiện tự nhiên của núi rừng và hồ bản Mòng.
Ngoài ra việc phát triển về Hua La còn là điều kiện để tiếp cận tới tuyến cao tốc
Mộc Châu - Sơn La - Điện Biên. Quy mô phân khu khoảng 1.833,40 ha. Các định hướng
phát triển không gian gồm: Khai thác các lợi thế về cảnh quan hồ Bản Mòng; bảo
tồn các không gian làng bản cộng đồng gắn với phát triển hoạt động du lịch trải
nghiệm; phát triển các không gian ở sinh thái, các khu nghỉ dưỡng biệt lập.
6.6. Đối với các khu vực còn
lại, chủ yếu là khu vực ngoại thị:
Tiếp tục đầu tư xây dựng nông
thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu, hướng tới đô thị hóa trong tương
lai. Tập trung làm tốt quy hoạch nông thôn, hướng đến phát triển đô thị, khớp nối
tốt giữa hạ tầng nông thôn mới hiện tại và đô thị trong tương lai, với tầm nhìn
xa, bảo đảm hạ tầng nông thôn mới sau khi xây dựng xong trở thành cơ sở phục vụ
cho đô thị hóa. Nghiên cứu quy hoạch, xây dựng các xã vùng ven đô thị trở thành
vành đai xanh, hạn chế bê tông hóa, có chức năng điều hòa, hướng tới phát triển
đô thị xanh, nông thôn mới kiểu mẫu; quy hoạch một số khu vực nông thôn, thiết
kế nhà mẫu, các công trình công cộng mang sắc thái đặc trưng riêng, độc đáo, nhằm
tái tạo cảnh quan nông thôn truyền thống, vừa là nơi sống tốt của người dân, vừa
phát triển du lịch.
7. Các
Chương trình, đề án trọng tâm để từng bước thực hiện phát triển bền vững đô thị
Thực hiện quy hoạch chung đô thị
thành phố Sơn La, các đồ án quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết, các chương
trình, đề án, kế hoạch đã được duyệt, có khả năng cân đối được nguồn vốn đầu
tư. Bổ sung các dự án, công trình phát huy tiềm năng, lợi thế thành phố sau mở
rộng địa giới hành chính, sắp xếp theo lộ trình thực hiện đầu tư. Các dự án,
công trình hạ tầng kinh tế - kỹ thuật quy mô lớn, tính chất phức tạp, góp phần
hoàn thiện hệ thống hạ tầng khung đô thị thành phố, tạo điểm nhấn cho đô thị
thành phố, động lực phát triển kinh tế - xã hội của thành phố, tỉnh, thực hiện
các dự án trọng điểm theo Nghị quyết số 05-NQ/TU ngày 21/01/2021 của Ban Chấp
hành Đảng bộ tỉnh và Đề án xây dựng và phát triển thành phố Sơn La theo định hướng
đô thị loại I và phát triển xanh, nhanh, bền vững (Quyết định số
1664/QĐ-UBND ngày 11/8/2022 của UBND tỉnh) đưa ra các tiêu chí lựa chọn các
dự án trọng điểm đến 2030, gồm: Dự án, công trình liên quan đến kiến trúc, cảnh
quan phát triển đô thị, quốc phòng - an ninh; Dự án, công trình sử dụng đất có
phạm vi thu hồi đất từ 5 ha trở lên, yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất lúa từ
10 ha trở lên; mức độ ảnh hưởng đến môi trường; Danh mục công trình tập trung
thu hút đầu tư, từng bước xây dựng, phát triển thành phố Sơn La thành đô thị loại
I.
(Chi
tiết tại Phụ lục kèm theo)
8. Nguồn lực
và việc sử dụng nguồn lực, giải pháp, danh mục thứ tự ưu tiên các dự án đầu tư
phát triển đô thị sử dụng nguồn vốn đầu tư công và các nguồn vốn khác ngoài vốn
đầu tư công
8.1. Nguồn ngân sách nhà nước
- Là nguồn vốn có vai trò hết sức
quan trọng để đầu tư các công trình thiết yếu, cấp bách, các công trình phục vụ
lợi ích cộng đồng mà khu vực tư nhân không đầu tư. Do nguồn vốn ngân sách còn hạn
hẹp nên phải đẩy mạnh huy động các nguồn thu vào ngân sách sách nhà nước để đầu
tư phát triển.
- Tiếp tục thực hiện giải pháp
tăng nguồn thu, rà soát lại các nguồn thu trên địa bàn, tập trung khai thác các
nguồn thu mới, đặc biệt là thu từ các dự án phát triển quỹ đất, khu đô thị, nhà
ở thương mại... để góp phần tăng thu ngân sách. Đồng thời, tăng nguồn thu ngân
sách thông qua việc tăng hỗ trợ từ Trung ương, tỉnh đối với những dự án trọng
điểm có mục tiêu, phát sinh ngoài dự toán ngân sách nhưng rất cần cho quá trình
phát triển kinh tế - xã hội của thành phố; tăng tỷ lệ điều tiết ngân sách từ
Trung ương…
- Tiếp tục thực hiện hiệu quả
cơ cấu lại đầu tư công theo hướng giảm đầu tư công trong cơ cấu vốn đầu tư toàn
xã hội, trong đó tập trung vốn vào các ngành, lĩnh vực then chốt của nền kinh tế,
các công trình, dự án trọng điểm, có sức lan tỏa, tạo động lực phát triển kinh
tế - xã hội, tạo điều kiện để thu hút nguồn vốn khu vực tư nhân trong và ngoài
nước, bảo đảm phát triển hài hòa giữa khu vực nội thị và ngoại thị.
8.2. Nguồn lực ngoài Nhà nước
- Tiếp tục thu hút tối đa nguồn
lực đầu tư, đa dạng hóa các hình thức huy động và sử dụng nguồn lực, nhất là
các nguồn lực đầu tư ngoài nhà nước; nguồn lực từ khu vực tư nhân và các thành
phần kinh tế khác để xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội theo
hình thức đối tác công tư (PPP). Ưu tiên thu hút các nguồn lực của xã hội phát
triển khu vực phát triển, mở rộng đô thị, các dự án thu hút đầu tư, phát triển
và chỉnh trang đô thị.
- Thu hút đầu tư vào các hoạt động
du lịch, thương mại, dịch vụ, phát triển các khu đô thị, sản xuất nông nghiệp
nông thôn. Tạo điều kiện thuận lợi để các nhà đầu tư sớm xây dựng và đưa vào
khai thác các dự án lớn, đóng góp cho phát triển kinh tế - xã hội của thành phố:
các nhà máy trong khu công nghiệp; dự án du lịch nghỉ dưỡng sinh thái; sân
golf; các dự án cơ sở lưu trú, trung tâm thương mại, khu vui chơi giải trí, nhà
ở thương mại...
- Tiếp tục nghiên cứu, đổi mới,
triển khai có hiệu quả phương thức “Nhà nước hỗ trợ, nhân dân làm” để thực
hiện chương trình xây dựng nông thôn mới nâng cao; asphalt đường bê tông nội tổ,
bản khu vực nội thị; thực hiện xã hội hoá các hoạt động giáo dục, đào tạo, y tế,
văn hoá và thể dục thể thao.
8.3. Nguồn vốn nước ngoài: Tập
trung thu hút trong thực hiện các dự án sử dụng nguồn vốn ODA; phối hợp tốt với
các bộ, ngành Trung ương đẩy mạnh vận động các đối tác, các nhà tài trợ tiếp tục
cung cấp ODA để phát triển kết cấu hạ tầng, nhất là các công trình về giao
thông, cấp thoát nước, nước sạch vệ sinh môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu.
8.4. Dự kiến nhu cầu kinh
phí, nguồn vốn: Dự kiến nhu cầu kinh phí thực hiện khoảng 63.355 tỷ đồng (Sáu
mươi ba nghìn, ba trăm năm mươi năm tỷ đổng), trong đó:
a) Giai đoạn đến 2025, dự kiến
khoảng 13.418 tỷ đồng
- Nguồn ngân sách trung ương
khoảng: 1.093 tỷ đồng
- Nguồn ngân sách địa phương
khoảng: 3.278 tỷ đồng
- Nguồn vốn hợp pháp khoảng: 9.047
tỷ đồng b) Giai đoạn đến năm 2030 dự kiến khoảng : 49.937 tỷ đồng
- Nguồn ngân sách trung ương
khoảng: 5.687 tỷ đồng
- Nguồn ngân sách địa phương
khoảng 17.058 tỷ đồng
- Nguồn vốn hợp pháp khoảng:
27.192 tỷ đồng
(Tổng mức đầu tư của các dự
án/nhóm dự án sẽ được tính toán và xác định cụ thể trong từng giai đoạn tùy vào
khả năng huy động nguồn vốn, số liệu này không dùng để công bố phục vụ các nội
dung khác ngoài Chương trình phát triển đô thị thành phố Sơn La đến năm 2030)
Điều 2. Tổ
chức thực hiện
1. UBND thành phố Sơn La
1.1. Tổ chức thực hiện
công bố Chương trình phát triển đô thị thành phố Sơn La đến năm 2030, lưu trữ hồ
sơ theo quy định của pháp luật về lưu trữ; chịu trách nhiệm về kết quả rà soát,
đánh giá hiện trạng làm cơ sở xây dựng chỉ tiêu, tiêu chí phát triển đô thị và
nội dung của Chương trình; thực hiện và phối hợp với các Sở, ban, ngành liên
quan để triển khai thực hiện các nội dung của Chương trình đảm bảo theo quy định
của pháp luật. Giải quyết kịp thời hoặc báo cáo, đề xuất cấp có thẩm quyền giải
quyết kịp thời các vấn đề phát sinh, vướng mắc trong quá trình thực hiện. Lồng
ghép các nội dung của Chương trình phát triển đô thị đã được phê duyệt vào kế
hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm và hàng năm trên địa bàn đặc biệt là
các chỉ tiêu phát triển đô thị.
1.2. Tập trung nguồn lực,
tổ chức triển khai các chương trình, dự án đầu tư xây dựng phát triển đô thị,
phát triển cơ sở hạ tầng và kiến trúc cảnh quan đô thị đáp ứng tiêu chí, tiêu
chuẩn phân loại đô thị gắn với thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội,
kế hoạch đầu tư công trung hạn và khả năng huy động nguồn lực từng giai đoạn và
hàng năm.
1.3. Chủ trì rà soát,
xây dựng các nội dung liên quan tới công tác phân loại đô thị đảm bảo theo quy
định, quy hoạch và định hướng phát triển đô thị. Định kỳ hàng năm, tổ chức đánh
giá hiện trạng đô thị, tổng hợp kết quả thực hiện Chương trình, báo cáo UBND tỉnh
(qua Sở Xây dựng) định kỳ hoặc đột xuất theo yêu cầu.
2. Sở Xây dựng: Chủ trì
phối hợp với các Sở, ngành liên quan hướng dẫn Ủy ban nhân dân thành phố thực
hiện Chương trình phát triển đô thị thành phố Sơn La đến năm 2030 được duyệt và
các quy hoạch theo quy định. Theo dõi, giám sát quá trình thực hiện Chương
trình; kịp thời tham mưu, đề xuất, báo cáo UBND tỉnh để điều chỉnh, bổ sung
chương trình phù hợp với tình hình thực tế.
3. Các sở, ban, ngành có
liên quan: Theo chức năng, nhiệm vụ được giao hướng dẫn, phối hợp và kiểm
tra, giám sát việc thực hiện Chương trình phát triển đô thị thành phố Sơn La
theo quy định.
Điều 3.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Thủ trưởng các Sở, ban,
ngành của tỉnh; Chủ tịch UBND thành phố Sơn La, Chủ tịch UBND huyện Mai Sơn; Thủ
trưởng các cơ quan, đơn vị, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết
định này./.
Nơi nhận:
- Bộ Xây dựng (b/c);
- TT Tỉnh uỷ, TT HĐND tỉnh;
- Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh;
- Như Điều 3;
- Văn phòng UBND tỉnh (LĐVP; CVCK);
- Trung tâm Thông tin tỉnh;
- Lưu: VT, KT, Giang18b.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Lê Hồng Minh
|
DANH MỤC
CÁC DỰ ÁN TRỌNG TÂM PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ THÀNH PHỐ SƠN LA
(Kèm theo Quyết định số 773/QĐ-UBND ngày 25/4/2024 của UBND tỉnh Sơn La)
TT
|
Dự án
|
Quy mô
|
Mức vốn đầu tư (triệu đồng)
|
Đơn vị chủ trì
|
Chi chú
|
|
TỔNG MỨC VỐN (Dự kiến)
|
|
42.941.000
|
|
|
I
|
Giao thông
|
|
37.601.000
|
|
|
1
|
Đầu tư xây dựng tuyến cao tốc
Mộc Châu - TP. Sơn La
|
Đầu tư XD tuyến đường đạt quy mô đường cao tốc chiều dài khoảng 105km
|
28.800.000
|
Sở Giao thông Vận tải Sở kế hoạch và Đầu tư
|
Dài hạn
|
2
|
Đầu tư xây dựng ĐT.118 (Chiềng
Xôm - Chiềng Ngần - Mường Bằng - Hát Lót)
|
Chiều dài 40km;
|
1.786.000
|
UBND TP Sơn La
|
Dài hạn
|
3
|
Dự án đường đôi nội thị từ
Chiềng Sinh đến Nà Sản
|
Chiều dài 7km
|
250.000
|
Sở Giao thông Vận tải - UBND thành phố
|
Dài hạn
|
4
|
Đầu tư xây dựng Cảng hàng
không Nà Sản, tỉnh Sơn La
|
249,5ha
|
2.586.000
|
Sở Giao thông Vận tải Sở kế hoạch và Đầu tư
|
Dài hạn
|
5
|
Tuyến đường Chiềng Ngần - Chiềng
Sinh: Nguyễn Văn Cừ - Lê Hồng Phong - Trần Phú
|
5 km; Bn (30-45 m)
|
250.000
|
UBND TP.Sơn La
|
|
6
|
Tuyến đường Lê Đức Thọ - Đại
học Tây Bắc
|
Khoảng 3km; Bn (11,5-25 m)
|
80.000
|
UBND TP.Sơn La
|
|
7
|
Tuyến đường từ Noong Đúc - QL
6 tránh TP.Sơn La
|
1,5 km; Bn (13,5-24,5m)
|
60.000
|
UBND TP.Sơn La
|
|
8
|
Tuyến đường Chu Văn An nhánh
II - QL6 nội thị - tuyến tránh QL6
|
1 km; Bn = 20,5 m
|
45.000
|
UBND TP.Sơn La
|
|
9
|
Tuyến đường từ Nhà hàng Vườn
đào - QL 6 tránh TP
|
2 km; Bn = 16,5 m
|
80.000
|
UBND TP.Sơn La
|
|
10
|
Kè suối Nặm La, thành phố Sơn
La (đoạn từ Viện Dưỡng lão đến trung tâm xã Hua La)
|
2,5km
|
75.000
|
UBND TP.Sơn La
|
|
11
|
Tuyến đường nối từ đường tỉnh
lộ 118 đi bản Nà Ngần, xã Chiềng Ngần (đường vào Công viên nghĩa trang)
|
2km
|
80.000
|
UBND TP.Sơn La
|
|
TT
|
Dự án
|
Quy mô
|
Mức
vốn đầu tư
|
Đơn vị chủ trì
|
Chi chú
|
12
|
Cải tạo nâng cấp QL 279D (Huội
Quảng - TP Sơn La)
|
77,5
|
1.356.000
|
Sở Giao thông Vận tải
|
|
13
|
Đường vành đai đô thị thành
phố Sơn La thị trấn Mai Sơn
|
123
|
2.153.000
|
UBND Thành phố UBND huyện Mai Sơn
|
|
II
|
Thương mại dịch vụ
|
|
400.000
|
|
|
1
|
Trung tâm thương mại phường
Chiềng Sinh, TP Sơn La
|
01ha
|
100.000
|
Sở Công thương
|
|
2
|
Chợ đầu mối nông sản
|
6-10ha
|
300.000
|
Sở Công thương
|
Dài hạn
|
III
|
Lĩnh vực Kết cấu hạ tầng
đô thị
|
|
300.000
|
|
|
1
|
Nhà máy nước sạch và Hệ thống
tuyến ống cấp I-II
|
Công xuất 25000-3000m3/ ngày đêm
|
300.000
|
Nhà đầu tư
|
Dài hạn
|
IV
|
An ninh, quốc phòng
|
|
150.000
|
|
|
1
|
Trụ sở làm việc Công an TP
Sơn La
|
Đầu tư XD Khu làm việc; Khu ở doanh trại CBCS; Đội PCCC&CNCH; Khu
tiếp dân; Kho vật chứng; hạng mục phụ trợ; Trang thiết bị
|
100.000
|
Công an tỉnh
|
|
2
|
Bệnh xá Công an tỉnh Sơn La
|
Đầu tư XD bệnh xá thuộc Công an tỉnh Sơn La đảm bảo quy mô 40 giường bệnh.
|
50.000
|
Công an tỉnh
|
|
V
|
Phát triển nhà ở, công cộng
tại các đô thị, hạ tầng kỹ thuật khu đô thị mới
|
|
3.548.000
|
|
|
1
|
Khu dân cư giải trí cao cấp gắn
với sân Golf
|
Hình thành khu đô thị, dịch vụ thể thao gắn với sân golf, quy mô (diện
tích 30 ha)
|
587.000
|
Nhà đầu tư
|
Dài hạn
|
2
|
Khu dân cư mới phường Chiềng
Cơi
|
Hình thành KĐT mới với quy mô dân số khoảng 900 người (diện tích khoảng
7,5 ha)
|
587.000
|
Nhà đầu tư
|
Dài hạn
|
3
|
Nhà ở xã hội tại bản Lay và Tổ
5 phường Chiềng Sinh
|
Hình thành khu Nhà ở xã hội với quy mô dân số khoảng 600 người (diện
tích 6,54 ha)
|
587.000
|
Nhà đầu tư
|
Dài hạn
|
4
|
Khu đô thị Sân bay Nà Sản
|
Hình thành KĐT mới
|
587.000
|
Nhà đầu tư
|
Dài hạn
|
5
|
Khu đô thị sinh thái Bản Co Pục,
xã Chiềng Ngần, Thành phố Sơn La
|
QH phân khu XD khu đô thị Chiềng Ngần (tại QĐ số 1128/QĐ-UBND ngày
26/6/2023)
|
1.200.000
|
Nhà đầu tư
|
Dài hạn
|
VI
|
Trụ sở của cơ quan quản lý
nhà nước
|
|
200.000
|
|
|
1
|
Trụ sở Ban Chỉ huy Quân Sự (tại
phường Chiềng Sinh)
|
4,1ha
|
200.000
|
Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh
|
|
VII
|
Văn hóa xã hội, cây xanh,
cảnh quan đô thị
|
|
200.000
|
|
|
1
|
Dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi
và phát huy giá trị Di tích quốc gia đặc biệt Nhà tù Sơn La
|
GPMB, tu bổ, phục hồi, HTKT theo quy hoạch
|
100.000
|
Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch
|
|
2
|
Bảo tàng tỉnh
|
0,9ha
|
30.000
|
Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch
|
|
27
|
Nhà hát tỉnh
|
1 ha
|
50.000
|
Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch
|
|
28
|
Thư viện tỉnh
|
1 ha
|
20.000
|
Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch
|
|
VII
|
Lĩnh vực môi trường
|
|
542.000
|
|
|
29
|
Công viên nghĩa trang tại TP
Sơn La
|
120 -180 ha
|
500.000
|
Nhà đầu tư
|
Dài hạn
|
30
|
Cụm Công nghiệp Hoàng Văn Thụ
|
60 ha
|
42.000
|
Nhà đầu tư
|
|