ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NAM
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 103/QĐ-UBND
|
Quảng Nam, ngày
17 tháng 01 năm 2024
|
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ
DUYỆT PHƯƠNG ÁN ĐƠN GIẢN HÓA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH NỘI BỘ TRONG HỆ THỐNG HÀNH
CHÍNH NHÀ NƯỚC THUỘC PHẠM VI QUẢN LÝ CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NAM
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NAM
Căn cứ Luật Tổ chức chính
quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ
chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Quyết định số
1085/QĐ-TTg ngày 15/9/2022 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch rà soát,
đơn giản hóa thủ tục hành chính nội bộ trong hệ thống hành chính nhà nước giai
đoạn 2022-2025;
Căn cứ Kế hoạch số
8067/KH-UBND ngày 02/12/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch rà
soát, đơn giản hóa thủ tục hành chính nội bộ của các cơ quan hành chính nhà nước
tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2022-2025;
Căn cứ Quyết định số
1159/QĐ-UBND ngày 06/6/2023 và Quyết định số 2575/QĐ-UBND ngày 30/11/2023 của
Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh công bố Danh mục thủ tục hành chính nội bộ trong
hệ thống hành chính nhà nước thuộc phạm vi quản lý của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng
Nam;
Theo đề nghị của Giám đốc
Trung tâm Phục vụ hành chính công Quảng Nam tại Tờ trình số
150/TTr-TTPVHCC ngày 29/12/2023.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Phương
án đơn giản hóa thủ tục hành chính nội bộ trong hệ thống hành chính nhà nước
thuộc phạm vi quản lý của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam (Chi tiết tại Phụ lục
đính kèm).
Điều 2. Giao Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tư pháp theo lĩnh vực quản lý tham mưu Chủ tịch
Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành văn bản thực thi phương án đơn giản hóa thủ tục
hành chính theo Phụ lục đính kèm.
Điều 3. Chánh Văn phòng
UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tư pháp; Thủ
trưởng các Sở, Ban, ngành; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố; các cơ
quan, đơn vị, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Quyết định này có hiệu lực kể từ
ngày ký./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- VPCP (Cục KSTTHC);
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- CPVP;
- Lưu: VT, TTPVHCC, NCKS.
|
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Hồ Quang Bửu
|
PHỤ LỤC
PHƯƠNG
ÁN ĐƠN GIẢN HÓA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH NỘI BỘ
(Kèm theo Quyết định số 103/QĐ-UBND ngày 17/01/2024 của Chủ tịch UBND
tỉnh Quảng Nam)
1. Thủ tục: “Tham gia ý kiến
về quy hoạch 03 loại rừng đối với các công trình, dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh,
các hồ sơ trả lời các vụ án vi phạm trên địa bàn”.
a) Nội dung đơn giản hóa
Bổ sung quy định rõ về thành phần
hồ sơ, trình tự thực hiện và thời gian giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) nội
bộ "Tham gia ý kiến về quy hoạch 03 loại rừng đối với các công
trình, dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh, các hồ sơ trả lời các vụ án vi phạm trên
địa bàn".
Lý do: chưa quy định
b) Kiến nghị thực thi: ban hành
văn bản hướng dẫn thành phần hồ sơ, trình tự thực hiện và thời gian giải quyết
TTHC nội bộ.
- Lộ trình thực hiện: Quý II,
năm 2024
- Cơ quan tham mưu thực hiện
phương án đơn giản hóa: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
c) Lợi ích phương án đơn giản
hóa: để thuận lợi trong quá trình thực hiện, rõ ràng, minh bạch trong giải quyết
TTHC nội bộ và tạo điều kiện thuận lợi, tiết kiệm thời gian cho các cơ quan
hành chính nhà nước khi thực hiện TTHC nội bộ.
- Chi phí tuân thủ TTHC trước
khi đơn giản hóa:
+ Trường hợp không kiểm tra hiện
trường: 28.160.000 đồng/năm;
+ Trường hợp có kiểm tra hiện
trường: 29.120.000 đồng/năm.
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi
đơn giản hóa:
+ Trường hợp không kiểm tra hiện
trường: 16.240.000 đồng/năm;
+ Trường hợp có kiểm tra hiện
trường: 17.200.000 đồng/năm.
- Chi phí tiết kiệm:
+ Trường hợp không kiểm tra hiện
trường: 11.920.000 đồng/năm;
+ Trường hợp có kiểm tra hiện
trường: 11.920.000 đồng/năm.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: Trung
bình cho 02 trường hợp là 41,6%, trong đó:
+ Trường hợp không kiểm tra hiện
trường: 42,3% ;
+ Trường hợp có kiểm tra hiện
trường: 40,9% .
2. Thủ tục: “Thẩm định
hiện trạng rừng đối với khu vực đầu tư xây dựng các công trình dự án có thực hiện
thủ tục chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác”
a) Nội dung đơn giản hóa
Bổ sung quy định rõ về thành phần
hồ sơ, trình tự thực hiện và thời gian giải quyết TTHC nội bộ “Thẩm định hiện
trạng rừng đối với khu vực đầu tư xây dựng các công trình dự án có thực hiện thủ
tục chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác”
Lý do: chưa quy định
b) Kiến nghị thực thi: ban hành
văn bản hướng dẫn thành phần hồ sơ, trình tự thực hiện và thời gian giải quyết
TTHC nội bộ.
- Lộ trình thực hiện: Quý II,
năm 2024
- Cơ quan tham mưu thực hiện
phương án đơn giản hóa: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
c) Lợi ích phương án đơn giản
hóa: để thuận lợi trong quá trình thực hiện, rõ ràng, minh bạch trong giải quyết
TTHC nội bộ và tạo điều kiện thuận lợi, tiết kiệm thời gian cho các cơ quan
hành chính nhà nước khi thực hiện TTHC nội bộ.
- Chi phí tuân thủ TTHC trước
khi đơn giản hóa: 33.600.000 đồng/năm
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi
đơn giản hóa: 18.240.000 đồng/năm.
- Chi phí tiết kiệm: 15.360.000
đồng/năm.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí:
45,7%.
3. Thủ tục: Công nhận và hủy
bỏ công nhận người giám định tư pháp theo vụ việc, tổ chức giám định tư pháp
theo vụ việc.
a) Nội dung đơn giản hóa (nêu
rõ cần bãi bỏ/hủy bỏ; sửa đổi, bổ sung; thay thế TTHC, mẫu đơn, tờ khai
hay yêu cầu điều kiện để thực hiện TTHC)
Sửa đổi quy định về thẩm quyền
giải quyết
Lý do: nhằm phân rõ nhiệm vụ,
quyền hạn, trách nhiệm, đẩy mạnh phân cấp quản lý nhà nước và giảm thời gian giải
quyết TTHC.
b) Kiến nghị thực thi:
- Sửa đổi khoản 10 Điều 1 Luật
sửa đổi, bổ sung Luật Giám định tư pháp thành “Bộ Xây dựng, Bộ Tài chính, Bộ
Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Kế hoạch và Đầu
tư, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Khoa học và Công nghệ,
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, bộ, cơ
quan ngang bộ khác, cơ quan thuộc Chính phủ và Sở Tư pháp lựa chọn cá nhân, tổ
chức có đủ tiêu chuẩn, điều kiện quy định tại Điều 18 và Điều 19 của Luật này để
ra quyết định công nhận người giám định tư pháp theo vụ việc, tổ chức giám định
tư pháp theo vụ việc ở lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý để đáp ứng yêu cầu
giám định của hoạt động tố tụng”.
- Lộ trình thực hiện: Quý II,
năm 2024
c) Lợi ích phương án đơn giản
hóa
- Chi phí tuân thủ TTHC trước
khi đơn giản hóa: 0 đồng/năm
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi
đơn giản hóa: 0 đồng/năm.
- Chi phí tiết kiệm: 0 đồng/năm.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 0 %.
4. Thủ tục: Thu hồi quyết định
cho phép thành lập Văn phòng công chứng
a) Nội dung đơn giản hóa (nêu
rõ cần bãi bỏ/hủy bỏ; sửa đổi, bổ sung; thay thế TTHC, mẫu đơn, tờ khai
hay yêu cầu điều kiện để thực hiện TTHC)
Sửa đổi quy định về thẩm quyền
giải quyết
Lý do: nhằm phân rõ nhiệm vụ,
quyền hạn, trách nhiệm, đẩy mạnh phân cấp quản lý nhà nước và giảm thời gian giải
quyết TTHC.
b) Kiến nghị thực thi
- Sửa đổi khoản 2 Điều 30 Luật
Công chứng thành “Sở Tư pháp có trách nhiệm kiểm tra, rà soát, lập hồ sơ và
ra quyết định thu hồi quyết định cho phép thành lập Văn phòng công chứng.”
- Lộ trình thực hiện: Quý II,
năm 2024
c) Lợi ích phương án đơn giản
hóa
- Chi phí tuân thủ TTHC trước
khi đơn giản hóa: 0 đồng/năm
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi
đơn giản hóa: 0 đồng/năm.
- Chi phí tiết kiệm: 0 đồng/năm.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 0 %.
5. Thủ tục: Thành lập Phòng
công chứng
a) Nội dung đơn giản hóa (nêu
rõ cần bãi bỏ/hủy bỏ; sửa đổi, bổ sung; thay thế TTHC, mẫu đơn, tờ khai
hay yêu cầu điều kiện để thực hiện TTHC)
Sửa đổi quy định để cắt giảm thời
gian giải quyết, thẩm quyền giải quyết
Lý do: nhằm phân rõ nhiệm vụ,
quyền hạn, trách nhiệm, đẩy mạnh phân cấp quản lý nhà nước và giảm thời gian giải
quyết TTHC.
b) Kiến nghị thực thi
- Sửa đổi khoản 1, 2, 3 Điều 20
Luật Công chứng thành “1. Căn cứ vào nhu cầu công chứng tại địa
phương, Sở Tư pháp chủ trì phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Sở
Nội vụ xây dựng đề án thành lập Phòng công chứng. Sau đó Sở Tư pháp lấy ý kiến,
xem xét và quyết định. Đề án nêu rõ sự cần thiết thành lập Phòng công chứng,
dự kiến về tổ chức, tên gọi, nhân sự, địa điểm đặt trụ sở, các điều kiện vật chất
và kế hoạch triển khai thực hiện.
2. Trong thời hạn 20 ngày
kể từ ngày Sở Tư pháp ra quyết định thành lập Phòng công chứng, Sở Tư pháp
phải đăng báo trung ương hoặc báo địa phương nơi có trụ sở của Phòng công chứng
trong ba số liên tiếp về các nội dung sau đây:
a) Tên gọi, địa chỉ trụ sở của
Phòng công chứng;
b) Số, ngày, tháng, năm ra
quyết định thành lập và ngày bắt đầu hoạt động của Phòng công chứng.
3. Trong trường hợp Sở Tư
pháp quyết định thay đổi tên gọi hoặc địa chỉ trụ sở của Phòng công chứng thì Sở
Tư pháp phải đăng báo những nội dung thay đổi đó theo quy định tại khoản 2 Điều
này.”
- Lộ trình thực hiện: Quý II,
năm 2024
- Giảm thời gian giải quyết: Từ
30 ngày còn 20 ngày.
c) Lợi ích phương án đơn giản
hóa
- Chi phí tuân thủ TTHC trước
khi đơn giản hóa: 9.600.000 đồng/năm
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi
đơn giản hóa: 6.400.000 đồng/năm.
- Chi phí tiết kiệm: 3.200.000
đồng/năm.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 33.3
%.
6. Thủ tục: Chuyển đổi, giải
thể Phòng công chứng
a) Nội dung đơn giản hóa (nêu
rõ cần bãi bỏ/hủy bỏ; sửa đổi, bổ sung; thay thế TTHC, mẫu đơn, tờ khai
hay yêu cầu điều kiện để thực hiện TTHC)
Sửa đổi quy định về thẩm quyền
giải quyết
Lý do: nhằm phân rõ nhiệm vụ,
quyền hạn, trách nhiệm, đẩy mạnh phân cấp quản lý nhà nước và giảm thời gian giải
quyết TTHC.
b) Kiến nghị thực thi
- Sửa đổi khoản 1, 2 Điều 21 Luật
Công chứng thành “1. Trong trường hợp không cần thiết duy trì Phòng công chứng
thì Sở Tư pháp lập đề án và ra quyết định chuyển đổi Phòng công chứng thành Văn
phòng công chứng.
Chính phủ quy định chi tiết
việc chuyển đổi Phòng công chứng thành Văn phòng công chứng.
2. Trường hợp không có khả
năng chuyển đổi Phòng công chứng thành Văn phòng công chứng thì Sở Tư
pháp lập đề án và ra quyết định.
Phòng công chứng chỉ được giải
thể sau khi thanh toán xong các khoản nợ, làm xong thủ tục chấm dứt hợp đồng
lao động đã ký với người lao động, thực hiện xong các yêu cầu công chứng đã tiếp
nhận.
Trong thời hạn 15 ngày kể từ
ngày Sở Tư pháp ra quyết định giải thể Phòng công chứng, Sở Tư pháp phải đăng
báo trung ương hoặc báo địa phương nơi có trụ sở của Phòng công chứng trong ba
số liên tiếp về việc giải thể Phòng công chứng”
- Lộ trình thực hiện: Quý II,
năm 2024
c) Lợi ích phương án đơn giản
hóa
- Chi phí tuân thủ TTHC trước
khi đơn giản hóa: 0 đồng/năm
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi
đơn giản hóa: 0 đồng/năm.
- Chi phí tiết kiệm: 0 đồng/năm.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 0%.
7. Thủ tục: Thu hồi quyết định
cho phép thành lập Văn phòng Thừa phát lại
a) Nội dung đơn giản hóa (nêu
rõ cần bãi bỏ/hủy bỏ; sửa đổi, bổ sung; thay thế TTHC, mẫu đơn, tờ khai hay yêu
cầu điều kiện để thực hiện TTHC)
Sửa đổi quy định để cắt giảm thời
gian giải quyết, thẩm quyền giải quyết
Lý do: nhằm phân rõ nhiệm vụ,
quyền hạn, trách nhiệm, đẩy mạnh phân cấp quản lý nhà nước và giảm thời gian giải
quyết TTHC.
b) Kiến nghị thực thi
- Sửa đổi khoản 2 Điều 31 Nghị
định số 08/2020/NĐ-CP ngày 08/01/2020 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của
Thừa phát lại thành “2. Sở Tư pháp có trách nhiệm kiểm tra, rà soát, lập hồ
sơ và ra quyết định thu hồi Quyết định cho phép thành lập Văn phòng Thừa phát lại”.
- Lộ trình thực hiện: Quý II,
năm 2024
c) Lợi ích phương án đơn giản
hóa
- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi
đơn giản hóa: 0 đồng/năm
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi
đơn giản hóa: 0 đồng/năm.
- Chi phí tiết kiệm: 0 đồng/năm.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 0 %.