BỘ TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC THUẾ
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 4133/TCT-KK
V/v điều chỉnh nghĩa vụ thuế
sau khi cơ quan thuế kiểm tra
|
Hà
Nội, ngày 24 tháng 10 năm 2018
|
Kính
gửi: Công ty TNHH Thạch Bàn
(Địa chỉ: Thôn Thượng, xã An Châu, huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang)
Trả lời công văn số 105/TBI-CV ngày
20/8/2018 của Công ty TNHH Thạch Bàn (MST 2400767766) về việc điều chỉnh kê
khai thuế và quyết định xử lý vi phạm thủ tục hành chính theo Phụ lục hợp đồng
số 02/01.2016/HĐ-TBI ngày 07/5/2018 của Hợp đồng số 01.2016/HĐ-TBI ngày
01/01/2016, Tổng cục Thuế có ý kiến như sau :
1. Về điều chỉnh hợp đồng bằng phụ lục
hợp đồng:
- Căn cứ quy định tại Luật Doanh nghiệp
số 68/2014/QH13:
+ Điểm e Khoản 2 Điều
81:
“2. Giám đốc hoặc Tổng giám đốc có
các quyền và nghĩa vụ sau đây:
e) Ký kết hợp đồng nhân danh công ty,
trừ trường hợp thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch
công ty;”.
+ Khoản 2 Điều 159:
“2. Thành viên Hội đồng quản trị, Kiểm
soát viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người quản lý khác của công ty phải
kê khai các lợi ích liên quan của họ với công ty, bao gồm:
a) Tên, mã số doanh nghiệp, địa chỉ
trụ sở chính, ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp mà họ có sở hữu phần vốn
góp hoặc cổ phần; tỷ lệ và thời điểm sở hữu phần vốn góp hoặc cổ phần đó;
b) Tên, mã số doanh nghiệp, địa chỉ
trụ sở chính, ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp mà những người có liên
quan của họ cùng sở hữu hoặc sở hữu riêng phần vốn góp hoặc cổ phần trên 10% vốn
điều lệ;”.
+ Khoản 1 Điều 162:
“1. Hợp đồng, giao dịch giữa công ty
với các đối tượng sau đây phải được Đại hội đồng cổ đông hoặc Hội đồng quản trị
chấp thuận:
a) Cổ đông, người đại diện ủy quyền của
cổ đông sở hữu trên 10% tổng số cổ phần phổ thông của công ty và những người có
liên quan của họ;
b) Thành viên Hội đồng quản trị, Giám
đốc hoặc Tổng giám đốc và người có liên quan của họ;
c) Doanh nghiệp quy định tại Khoản 2 Điều
159 Luật này.”.
- Căn cứ quy định tại Điều
389 và Điều 408 Bộ Luật Dân sự số 33/2005/QH11:
“Điều 389. Nguyên tắc giao kết hợp đồng
dân sự
Việc giao kết hợp đồng dân sự phải
tuân theo các nguyên tắc sau đây:
1. Tự do giao kết hợp đồng nhưng
không được trái pháp luật, đạo đức xã hội;
2. Tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp
tác, trung thực và ngay thẳng.”;
“Điều 408. Phụ lục hợp đồng
1. Kèm theo hợp đồng có thể có phụ lục
để quy định chi tiết một số điều khoản của hợp đồng. Phụ lục hợp đồng có hiệu lực
như hợp đồng. Nội dung của phụ lục hợp đồng không được trái với nội dung của hợp
đồng.
2. Trong trường hợp phụ lục hợp đồng
có điều khoản trái với nội dung của điều khoản trong hợp đồng thì điều khoản
này không có hiệu lực, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Trong trường hợp các
bên chấp nhận phụ lục hợp đồng có điều khoản trái với điều khoản trong hợp đồng
thì coi như điều khoản đó trong hợp đồng đã được sửa đổi.”.
- Căn cứ quy định tại Bộ Luật Dân sự
số 91/2015/QH13:
+ Khoản 1 và Khoản 2 Điều
420:
“Điều 420. Thực hiện hợp đồng khi
hoàn cảnh thay đổi cơ bản
1. Hoàn cảnh thay đổi cơ bản khi có đủ
các điều kiện sau đây:
a) Sự thay đổi hoàn cảnh do nguyên
nhân khách quan xảy ra sau khi giao kết hợp đồng;
b) Tại thời điểm giao kết hợp đồng,
các bên không thể lường trước được về sự thay đổi hoàn cảnh;
c) Hoàn cảnh thay đổi lớn đến mức nếu
như các bên biết trước thì hợp đồng đã không được giao kết hoặc được giao kết
nhưng với nội dung hoàn toàn khác;
d) Việc tiếp tục thực hiện hợp đồng
mà không có sự thay đổi về nội dung hợp đồng sẽ gây thiệt hại nghiêm trọng cho
một bên;
đ) Bên có lợi ích bị ảnh hưởng đã áp
dụng mọi biện pháp cần thiết trong khả năng cho phép, phù hợp với tính chất của
hợp đồng mà không thể ngăn chặn, giảm thiểu mức độ ảnh hưởng đến lợi ích.
2. Trong trường hợp hoàn cảnh thay đổi
cơ bản, bên có lợi ích bị ảnh hưởng có quyền yêu cầu bên kia đàm phán lại hợp đồng
trong một thời hạn hợp lý.”.
+ Điều 421:
“Điều 421. Sửa đổi hợp đồng
1. Các bên có thể thỏa thuận sửa đổi
hợp đồng.
2. Hợp đồng có thể sửa đổi theo quy định
tại Điều 420 của Bộ luật này.
3. Hợp đồng sửa đổi phải tuân theo
hình thức hợp đồng ban đầu.”.
- Căn cứ hướng dẫn tại Thông tư số
39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số
51/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 và Nghị định số 04/2014/NĐ-CP ngày 17/01/2014 của
Chính phủ quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ:
+ Khoản 3 Điều 20:
“3. Trường hợp hóa đơn đã lập và giao
cho người mua, đã giao hàng hóa, cung ứng dịch vụ, người bán và người mua đã kê
khai thuế, sau đó phát hiện sai sót thì người bán và người mua phải lập biên bản
hoặc có thỏa thuận bằng văn bản ghi rõ sai sót, đồng thời người bán lập hóa đơn
điều chỉnh sai sót. Hóa đơn ghi rõ điều chỉnh (tăng, giảm) số lượng hàng hóa,
giá bán, thuế suất thuế giá trị gia tăng (GTGT)..., tiền thuế GTGT cho hóa đơn
số..., ký hiệu... Căn cứ vào hóa đơn điều chỉnh, người bán và người mua kê khai
điều chỉnh doanh số mua, bán, thuế đầu ra, đầu vào. Hóa đơn điều chỉnh không được
ghi số âm (-).”.
+ Điểm 2.8 Phụ lục 4:
“2.8. Tổ chức, cá nhân mua hàng hóa,
người bán đã xuất hóa đơn, người mua đã nhận hàng, nhưng sau đó người mua phát
hiện hàng hóa không đúng quy cách, chất lượng phải trả lại toàn bộ hay một phần
hàng hóa, khi xuất hàng trả lại cho người bán, cơ sở phải lập hóa đơn, trên hóa
đơn ghi rõ hàng hóa trả lại người bán do không đúng quy cách, chất lượng, tiền
thuế GTGT (nếu có).
Trường hợp người mua là đối tượng
không có hóa đơn, khi trả lại hàng hóa, bên mua và bên bán phải lập biên bản
ghi rõ loại hàng hóa, số lượng, giá trị hàng trả lại theo giá không có thuế
GTGT, tiền thuế GTGT theo hóa đơn bán hàng (số ký hiệu, ngày, tháng của hóa
đơn), lý do trả hàng và bên bán thu hồi hóa đơn đã lập.”.
Căn cứ các quy định và hướng dẫn
trên, Công ty và Công ty cổ phần tập đoàn Thạch Bàn (Công ty mẹ sở hữu 100% vốn
của Công ty) có quyền điều chỉnh Hợp đồng đã ký giữa hai Công ty bằng Phụ lục hợp
đồng, đồng thời Công ty có quyền căn cứ vào Phụ lục hợp đồng để lập Hóa đơn điều
chỉnh giảm doanh thu và thuế GTGT của Hóa đơn đã lập theo Hợp đồng đã ký trước
đó.
2. Về kê khai hóa đơn điều chỉnh giảm
hóa đơn đã lập trước đó:
- Căn cứ quy định tại Khoản
1 Điều 34 Luật Quản lý thuế:
“1. Trước khi cơ quan thuế công bố
quyết định kiểm tra thuế, thanh tra thuế tại trụ sở người nộp thuế, người nộp
thuế phát hiện hồ sơ khai thuế đã nộp có sai sót gây ảnh hưởng đến số thuế phải
nộp thì được khai bổ sung hồ sơ khai thuế.”.
- Căn cứ quy định tại Khoản
2 Điều 5 Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22/7/2013 của Chính phủ quy định
chi tiết thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế và Luật sửa đổi, bổ sung một
số điều của Luật Quản lý thuế:
“2. Người nộp thuế phải khai chính
xác, trung thực, đầy đủ các nội dung trong tờ khai thuế và nộp đủ các chứng từ,
tài liệu quy định trong hồ sơ khai thuế với cơ quan quản lý thuế.
Trường hợp sau khi hết hạn nộp hồ sơ
khai thuế theo quy định, người nộp thuế phát hiện hồ sơ khai thuế đã nộp cho cơ
quan thuế có sai sót thì được khai bổ sung, điều chỉnh hồ sơ khai thuế. Hồ sơ
khai thuế bổ sung, điều chỉnh được nộp cho cơ quan thuế vào bất cứ ngày làm việc
nào, không phụ thuộc vào thời hạn nộp hồ sơ khai thuế của lần tiếp theo, nhưng
phải trước khi cơ quan thuế, cơ quan có thẩm quyền công bố quyết định kiểm tra
thuế, thanh tra thuế.
Khi cơ quan thuế, cơ quan có thẩm quyền
đã ban hành kết luận, quyết định xử lý về thuế sau kiểm tra, thanh tra; nếu người
nộp thuế phát hiện hồ sơ khai thuế đã nộp và được kiểm tra, thanh tra (liên
quan đến thời kỳ, phạm vi kiểm tra, thanh tra) còn sai sót thì người nộp thuế
được tự khai bổ sung, điều chỉnh; việc xử lý căn cứ chế độ quy định và nguyên
nhân khách quan, chủ quan của việc khai sót, chưa đúng phải điều chỉnh.”.
- Căn cứ hướng dẫn tại Khoản
1 Điều 5 Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn
thi hành Nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26/12/2013 của Chính phủ quy định và
hướng dẫn thi hành Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN):
“1. Doanh thu để tính thu nhập chịu
thuế được xác định như sau:
Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế
là toàn bộ tiền bán hàng hóa, tiền gia công, tiền cung cấp dịch vụ bao gồm cả khoản
trợ giá, phụ thu, phụ trội mà doanh nghiệp được hưởng không phân biệt đã thu được
tiền hay chưa thu được tiền.
- Căn cứ hướng dẫn tại Điều
3 Thông tư số 96/2015/TT-BTC ngày 22/6/2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn về
thuế TNDN tại Nghị định số 12/2015/NĐ-CP ngày 12/2/2015 của Chính phủ quy định
chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế và sửa
đổi bổ sung một số điều của các Nghị định về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều
của Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014, Thông tư số 119/2014/TT-BTC ngày
25/8/2014, Thông tư số 151/2014/TT-BTC ngày 10/10/2014 của Bộ Tài chính:
“2. Thời điểm xác định doanh thu để
tính thu nhập chịu thuế được xác định như sau:
a) Đối với hoạt động bán hàng hóa là
thời điểm chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng hàng hóa cho người mua.
b) Đối với hoạt động cung ứng dịch vụ
là thời điểm hoàn thành việc cung ứng dịch vụ hoặc hoàn thành từng phần việc
cung ứng dịch vụ cho người mua trừ trường hợp nêu tại Khoản 3 Điều
5 Thông tư số 78/2014/TT-BTC, Khoản 1 Điều 6 Thông tư số
119/2014/TT-BTC.
c) Đối với hoạt động vận tải hàng
không là thời điểm hoàn thành việc cung ứng dịch vụ vận chuyển cho người mua.
d) Trường hợp khác theo quy định của
pháp luật.”.
- Căn cứ hướng dẫn tại Điểm
a Khoản 5 Điều 10 Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 của Bộ Tài
chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế; Luật sửa đổi, bổ
sung một số điều của Luật Quản lý thuế và Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày
22/7/2013 của Chính phủ:
“5. Khai bổ sung hồ sơ khai thuế
a) Sau khi hết hạn nộp hồ sơ khai thuế
theo quy định, người nộp thuế phát hiện hồ sơ khai thuế đã nộp cho cơ quan thuế
có sai sót thì được khai bổ sung hồ sơ khai thuế.
Đối với loại thuế có kỳ quyết toán
thuế năm: Trường hợp chưa nộp hồ sơ khai quyết toán thuế năm thì người nộp thuế
khai bổ sung hồ sơ khai thuế tạm nộp của tháng, quý có sai sót, đồng thời tổng
hợp số liệu khai bổ sung vào hồ sơ khai quyết toán thuế năm. Trường hợp đã nộp
hồ sơ khai quyết toán thuế năm thì chỉ khai bổ sung hồ sơ khai quyết toán thuế
năm. Trường hợp hồ sơ khai bổ sung hồ sơ quyết toán thuế năm làm giảm số thuế
phải nộp nếu cần xác định lại số thuế phải nộp của tháng, quý thì khai bổ sung
hồ sơ khai tháng, quý và tính lại tiền chậm nộp (nếu có).
Hồ sơ khai thuế bổ sung được nộp cho
cơ quan thuế vào bất cứ ngày làm việc nào, không phụ thuộc vào thời hạn nộp hồ
sơ khai thuế của lần tiếp theo, nhưng phải trước khi cơ quan thuế, cơ quan có
thẩm quyền công bố quyết định kiểm tra thuế, thanh tra thuế tại trụ sở người nộp
thuế; nếu cơ quan thuế, cơ quan có thẩm quyền đã ban hành kết luận, quyết định
xử lý về thuế sau kiểm tra, thanh tra thì người nộp thuế được khai bổ sung, điều
chỉnh:
- Người nộp thuế phát hiện hồ sơ khai
thuế đã nộp còn sai sót nhưng không liên quan đến thời kỳ, phạm vi đã kiểm tra,
thanh tra thì người nộp thuế được khai bổ sung, điều chỉnh và phải nộp tiền chậm
nộp theo quy định.
- Người nộp thuế phát hiện hồ sơ khai
thuế đã nộp còn sai sót liên quan đến thời kỳ đã kiểm tra, thanh tra nhưng
không thuộc phạm vi đã kiểm tra, thanh tra thì người nộp thuế được khai bổ
sung, điều chỉnh và phải nộp tiền chậm nộp theo quy định.
- Người nộp thuế phát hiện hồ sơ khai
thuế đã nộp còn sai sót liên quan đến thời kỳ, phạm vi đã kiểm tra, thanh tra dẫn
đến phát sinh tăng số thuế phải nộp, giảm số thuế đã được hoàn, giảm số thuế được
khấu trừ, giảm số thuế đã nộp thừa thì người nộp thuế được khai bổ sung, điều
chỉnh và bị xử lý theo quy định như đối với trường hợp cơ quan thuế, cơ quan có
thẩm quyền kiểm tra, thanh tra phát hiện.
Trường hợp cơ quan thuế, cơ quan có
thẩm quyền đã ban hành kết luận, quyết định xử lý về thuế liên quan đến tăng,
giảm số thuế GTGT còn được khấu trừ thì người nộp thuế thực hiện khai điều chỉnh
vào hồ sơ khai thuế của kỳ tính thuế nhận được kết luận, quyết định xử lý về
thuế theo kết luận, quyết định xử lý về thuế của cơ quan thuế, cơ quan có thẩm
quyền (người nộp thuế không phải lập hồ sơ khai bổ sung).”.
Căn cứ các quy định và hướng dẫn trên:
a) Đối với Công ty cổ phần tập đoàn
Thạch Bàn: Trường hợp Cục Thuế thành phố Hà Nội chưa thanh tra, kiểm tra về thuế
GTGT và thuế TNDN kỳ tính thuế năm 2016 tại trụ sở Công ty thì Công ty được
khai bổ sung hồ sơ khai thuế GTGT, TNDN kỳ tính thuế có liên quan thuộc năm
2016 theo hướng dẫn tại Điểm a Khoản 5 Điều 10 Thông tư số
156/2013/TT-BTC nêu trên.
b) Đối với Công ty TNHH Thạch Bàn: Việc
Cục Thuế tỉnh Bắc Giang không chấp nhận hồ sơ khai bổ sung hồ sơ khai thuế của
kỳ tính thuế GTGT quý 3/2016 và quý 4/2016 cũng như kỳ tính thuế TNDN năm 2016
là phù hợp với hướng dẫn tại Thông tư số 156/2013/TT-BTC nêu trên. Tuy nhiên,
Công ty đã có kiến nghị về việc tạm dừng Hợp đồng đã ký với Công ty cổ phần tập
đoàn Thạch Bàn tại Biên bản kiểm tra thuế ngày 22/01/2018 nhưng Cục Thuế không
giải quyết dứt điểm trước khi ra Quyết định xử lý vi phạm pháp luật về thuế sau
kiểm tra thuế. Do vậy, Công ty được xác định lại nghĩa vụ thuế GTGT, TNDN năm
2016 đã được Đoàn kiểm tra của Cục Thuế nêu tại Biên bản kiểm tra thuế đối với
hợp đồng có liên quan. Đề nghị Công ty liên hệ với Cục Thuế để được kiểm tra
xác định cụ thể.
Tổng cục Thuế thông báo để Công ty
TNHH Thạch Bàn được biết, liên hệ với Cục Thuế tỉnh Bắc Giang để được hướng dẫn
cụ thể./.
Nơi nhận:
- Như trên;
- Các Vụ: PC, CST (BTC);
- Các Vụ: PC, CS, DNL, TTr (TCT);
- Cục Thuế tỉnh Bắc Giang;
- Website TCT;
- Lưu: VT, KK.
|
KT.
TỔNG CỤC TRƯỞNG
PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG
Nguyễn Đại Trí
|