ỦY
BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
698/UBND-KH
|
Đà
Nẵng, ngày
10 tháng 02 năm
2020
|
KẾ HOẠCH
PHÒNG NGỪA, ỨNG PHÓ CÁC SỰ CỐ TRONG CÔNG TÁC XỬ LÝ CHẤT THẢI
RẮN SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ
Tình hình quản lý chất
thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố trong thời gian qua có nhiều tác động,
thiếu tính chủ động, sự phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị trong việc ứng phó
các sự cố liên quan đến công tác xử lý chất thải rắn sinh hoạt. Nhằm khắc phục
tình trạng bị động trong ứng phó, cần có
sự chuẩn bị để triển khai, nâng cao công tác phòng ngừa, chủ động ứng phó với
các sự cố liên quan đến xử lý chất thải rắn
trên địa bàn thành phố; giảm thiểu tối đa sự ảnh
hưởng của các sự cố đến môi trường và con người, góp phần ổn định về
môi trường, kinh tế - xã hội, an ninh trật tự trên địa bàn thành phố, UBND
thành phố ban hành Kế hoạch với các nội dung như sau:
I. MỤC
ĐÍCH, YÊU CẦU
- Tăng cường năng lực
phòng ngừa, chủ động ứng phó các trường hợp sự cố về xử lý chất thải rắn
sinh hoạt trên địa bàn thành phố trong các trường hợp như: Sự cố
do thiên tai, rủi ro gây hư hỏng hạ tầng, cơ sở vật chất vận hành của các hạng
mục xử lý chất thải rắn sinh hoạt của thành phố; Sự cố do tổ chức,
cá nhân gây ảnh hưởng, làm gián đoạn hoạt động xử lý chất
thải rắn sinh hoạt của thành phố,...
- Phân công trách nhiệm
cụ thể đối với từng cơ quan, đơn vị trong công tác phối hợp nhằm đảm bảo tính đồng
bộ, hiệu quả trong quá trình thực hiện;
- Kịp
thời triển khai các giải pháp cụ thể theo từng tình huống nhằm đảm bảo công tác
vệ sinh môi trường trên địa bàn thành phố không bị gián đoạn, bị động khi có bất
kỳ sự cố có liên quan nào xảy ra; giảm thiểu các
tác động thấp nhất đến môi trường, kinh tế - xã hội của thành phố.
II.
NGUYÊN TẮC PHÒNG NGỪA, ỨNG PHÓ CÁC SỰ CỐ LIÊN QUAN
1. Về phòng ngừa:
- Đảm bảo năng lực xử
lý chất thải rắn sinh hoạt của thành phố trong bất kỳ các trường hợp sự cố,
rủi ro có liên quan gây ra; không làm gián đoạn, gây bị động đối
với hoạt động xử lý chất thải rắn sinh hoạt, làm ảnh hưởng đến các hoạt động phát
triển kinh tế - xã hội, an ninh trật tự của thành phố;
- Đảm bảo công tác dự
báo, tiếp cận thông tin và điều hành hoạt động quản lý chất thải rắn xuyên suốt;
- Thường xuyên diễn tập,
tập huấn công tác vận hành, quản lý và phối hợp để đảm bảo không xảy ra các sự
cố, trừ các trường hợp bất khả kháng.
- Cán bộ, người lao động
liên quan đến hoạt động vận hành, ứng phó phải năm được thao tác phòng ngừa và ứng
phó với sự cố khi gặp phải, có đủ kỹ năng về phòng tránh rủi ro tai nạn nghề
nghiệp trong quản lý, xử lý CTRSH.
2. Về ứng phó
- Đảm bảo an toàn ở mức
độ cao nhất cho người (tính mạng, sức khỏe);
- Giảm thiểu tối đa
các thiệt hại về vật chất, tài sản và các tác động tiêu cực đến môi trường,
kinh tế xã hội, an ninh trật tự đô thị khi có sự cố xảy ra.
- Các cơ quan, đơn vị,
cá nhân liên quan chủ động thực hiện các nhiệm vụ, quy trình công tác theo các
phương án ứng phó sự cố.
III.
DỰ BÁO, KỊCH BẢN SỰ CỐ VÀ PHÂN CẤP ỨNG PHÓ
1. Dự
báo lượng rác tồn đọng trong trường hợp không thực hiện xử lý CTRSH trên địa
bàn thành phố
Dự báo lượng rác với
các thời gian bị sự cố, nhu cầu diện tích xử lý rác thải tạm thời (chiều cao
chôn lấp 3m) tương ứng với các mốc thời gian như sau:
Bảng
1. Tính toán lượng rác và nhu
cầu diện tích xử lý rác thải tạm thời
Số ngày sự cố (ngày)
|
Năm
2020
|
Năm
2022
|
Năm
2025
|
Lượng
rác cần xử lý
|
Diện
tích chôn lấp (ha)
|
Lượng
rác cần xử lý
|
Diện
tích chôn lấp (ha)
|
Lượng
rác cần xử lý
|
Diện
tích chôn lấp (ha)
|
Tấn
|
m3
|
Tấn
|
m3
|
Tấn
|
m3
|
1
|
1.264
|
2.107
|
0,08
|
1.502
|
2.503
|
0,1
|
2.000
|
3.333
|
0,13
|
2
|
2.529
|
4.214
|
0,16
|
3.004
|
5.007
|
0,2
|
4.000
|
6.666
|
0,26
|
3
|
3.793
|
6.321
|
0,25
|
4.506
|
7.511
|
0,30
|
6.000
|
10.000
|
0,40
|
5
|
6.321
|
10.536
|
0,42
|
7.511
|
12.518
|
0,50
|
10.000
|
16.667
|
0,67
|
7
|
8.850
|
14.750
|
0,59
|
10.515
|
17.525
|
0,70
|
14.000
|
23.333
|
0,93
|
10
|
12.643
|
21.071
|
0,84
|
15.021
|
25.036
|
1,00
|
20.000
|
33.333
|
1,33
|
13
|
16.436
|
27.393
|
1,10
|
19.528
|
32.546
|
1,30
|
26.000
|
43.333
|
1,73
|
15
|
18.964
|
31.607
|
1,26
|
22.532
|
37.554
|
1,50
|
30.000
|
50.000
|
2,00
|
Tùy theo thời điểm xảy
ra sự cố và thời gian kéo dài mà nhu cầu diện tích cho điểm xử lý rác thải tạm
thời khác nhau, trường hợp số ngày bị sự cố trên 15 ngày thì nhu cầu diện tích điểm
xử lý rác tạm thời phải trên 2,0 ha.
2.
Các tình huống có thể xảy ra, dự báo tác động
TT
|
Tình
huống có thể xảy ra
|
Ký
hiệu
|
Mức
độ ảnh hưởng
|
Dự
báo các tác động
|
I
|
KB1.
Sự cố do thiên tai, sự cố môi
trường tại Bãi chôn lấp (cháy, nổ,
sạt lở...)
|
1
|
Thời gian gián đoạn
kéo dài dưới 3 ngày (≤2
ngày)
|
KB1.2N
|
Phạm vi ảnh hưởng trong
khu vực bãi rác
Chưa ảnh hưởng khu vực
xung quanh
|
Bãi không hoạt động
được, nguy cơ gián đoạn kéo dài;
Sẽ tồn đọng chất thải
rắn nếu không giải quyết khắc phục sự cố trong ngày;
|
2
|
Thời gian gián đoạn
kéo dài từ 3 ngày trở lên
|
KB1.3N
|
Nghiêm trọng
Ảnh hưởng
khu vực xung quanh bãi; Ảnh hưởng
chất lượng môi trường, cảnh quan đô thị
|
Ảnh hưởng đến công tác thu gom, vận chuyển rác thải trong đô thị do tồn đọng:
Các khu vực đô thị có nguy cơ ô nhiễm mùi hôi, nhếch nhác; phát sinh các vấn
đề xã hội.
|
II
|
KB2.
Các Nhà máy xử lý chất thải rắn sinh hoạt bị sự cố
|
1
|
Thời gian gián đoạn
kéo dài dưới 5 ngày (≤4 ngày)
|
KB2.4N
|
Phạm vi ảnh hưởng trong
khu vực nhà máy
|
Nhà máy xử lý rác
không hoạt động, nguy cơ gián đoạn kéo dài, chuyển rác xử lý tại Bãi chôn lấp.
Tồn đọng chất thải rắn
nếu không giải quyết khắc phục;
|
2
|
Thời gian gián đoạn
kéo dài từ 5 ngày trở lên
|
KB2.5N
|
Nghiêm trọng
Ảnh
hưởng đến công tác xử lý CTRSH của thành phố
|
Ảnh hưởng đến công
tác thu gom, vận chuyển rác thải trong đô thị do tồn đọng; Các khu vực đô thị
có nguy cơ ô nhiễm mùi hôi, nhếch nhác, phát sinh các vấn đề xã hội.
|
III
|
KB3.
Sự cố do tổ chức, cá nhân gây ảnh hưởng, cản trở, làm gián đoạn toàn bộ hoạt
động xử lý CTRSH của
thành phố
|
1
|
Thời gian gián đoạn
kéo dài dưới 3 ngày (≤2
ngày)
|
KB3.2N
|
Ảnh hưởng
|
Như
KB1.2N
|
2
|
Thời gian gián đoạn
kéo dài từ 3 ngày trở lên
|
KB3.3N
|
Rất nghiêm trọng
|
Như KB1.3N
|
3.
Phân cấp ứng phó
Với các kịch bản
trên, triển khai theo 02 cấp ứng phó như
sau:
- Cấp
1 (Cấp cơ sở): Ứng
phó với các kịch bản KB1.2N, KB2.4N và KB3.2N
- Cấp
2 (cấp thành phố): Ứng
phó các kịch bản KB1.3N, KB2.5N và KB3.3N
TT
|
Kịch
bản
|
Cấp
ứng phó
|
Đơn
vị chủ trì công tác ứng phó
|
Đơn
vị phối hợp
|
1
|
KB1.2N
|
Cấp
1
|
Công
ty Cổ phần Môi trường đô thị Đà Nẵng
|
Các
sở, ngành liên quan
|
2
|
KB1.3N
|
Cấp
2
|
Sở Tài nguyên và Môi
trường
|
UBND các quận, huyện
|
3
|
KB2.4N
|
Cấp
1
|
Nhà
máy xử lý CTR
|
Các
sở, ngành liên quan
|
4
|
KB2.5N
|
Cấp
2
|
Sở Tài nguyên và
Môi trường
|
Công
ty CPMTĐT ĐN và các Nhà máy xử lý CTR
|
5
|
KB3.2N
|
Cấp
1
|
UBND
Phường Hòa Khánh Nam
|
Công
ty CPMTĐT ĐN và các Nhà máy xử
lý CTR
|
6
|
KB3.3N
|
Cấp
2
|
UBND
Quận Liên Chiểu
|
Công
ty CPMTĐT ĐN và các Nhà máy xử lý CTR
|
Ghi
chú: Kế hoạch này không bao gồm các trường hợp sự cố đặc thù do cháy nổ, an
ninh, quốc phòng - do các cơ quan Công An thành phố chủ trì thực hiện các
phương án ứng phó, khắc phục.
IV.
QUY TRÌNH TỔ CHỨC ỨNG PHÓ, CÔNG TÁC CHUẨN BỊ, TRÁCH NHIỆM TRONG QUÁ TRÌNH ỨNG
PHÓ SỰ CỐ SỰ CỐ XẢY RA
1.
Quy trình chung về ứng phó sự cố
2.
Công tác triển khai các phương án ứng phó theo các kịch bản
Phương án ứng phó sự
cố theo các cấp ứng phó tại Phụ lục
2.
3.
Công tác chuẩn bị các điểm tập kết rác tạm thời
a) Điểm
tập kết tăng cường trong đô thị đối với các Sự cố ≤
2 ngày
Khi
được Sở Tài nguyên và Môi trường
thông báo liên quan đến sự cố về xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành
phố, UBND các quận, huyện phối hợp với Công ty cổ phần Môi trường đô thị Đà Nẵng
để xác định các điểm tập kết rác trong các khu vực thuộc địa bàn nhằm tăng cường
thời gian lưu chứa rác trong đô thị hợp lý. Thời gian lưu chứa rác thải tại các
điểm tăng cường không quá 03 ngày. Công tác
vệ sinh môi trường khu vực được tổ chức phải đảm bảo không phát sinh ô nhiễm, dịch
bệnh, ảnh hưởng đến môi trường, cảnh quan đô thị. Đơn vị thu gom, vận chuyển
rác phải thực hiện các giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường tại khu vực tập kết
rác, cụ thể:
- Lót bạt (hoặc vật
liệu khác) tại nền đáy khu vực tập kết rác nhằm hạn chế việc thẩm thấu nước rỉ
rác xuống môi trường đất.
- Đậy kín khu vực khi
tạm dừng đổ rác.
- Thực hiện phun chế
phẩm xử lý mùi hôi phát sinh,...
Dự kiến một số điểm tập
kết được tăng cường như sau:
Bảng
2. Các điểm tập kết trong đô
thị
TT
|
Tên
điểm đổ thuộc tuyến đường
|
Khả
năng chứa rác
|
Ứng
phó sự cố cho khu
vực
|
Thời
gian lưu
|
Khu
vực thu gom
|
Khối
lượng thu gom
|
1
|
Lê Thanh Nghị
|
300
tấn
|
Quận Hải
Châu
|
150
tấn
|
1
ngày
|
Quận Ngũ Hành Sơn
|
100
tấn
|
2
|
Đa Phước
|
200
tấn
|
Quận Hải Châu
|
100
tấn
|
2
ngày
|
3
|
Yên Khê 1
|
350
tấn
|
Quận Thanh Khê
|
175
tấn
|
2
ngày
|
4
|
Ngã 3 Vân Đôn và
Bùi Quốc Hưng
|
700
tấn
|
Quận Sơn Trà
|
200
tấn
|
3
ngày
|
5
|
Trần Nam Trung
|
225
tấn
|
Huyện
Hòa Vang
|
20
tấn
|
2
ngày
|
Quận Cẩm Lệ
|
40
tấn
|
Quận Ngũ Hành Sơn
|
55
tấn
|
6
|
Đinh Liệt
|
225
tấn
|
Huyện Hòa Vang
|
30
tấn
|
2
ngày
|
Quận Cẩm Lệ
|
90
tấn
|
1
|
Nguyễn Xí
|
450
tấn
|
Huyện Hòa Vang
|
50
tấn
|
2
ngày
|
Quận Liên Chiểu
|
170
tấn
|
|
Cộng
|
2.450
tấn
|
|
|
|
Ngoài ra, UBND các quận,
huyện phối hợp trong quá
trình huy động các trạm trung chuyển
trong nội thị góp phần lưu trữ
rác khi sự cố xảy ra như trạm trung chuyển
Nguyễn Đức Trung, Hòa An, Hòa Thọ, Chợ Đầu Mối.
Sơ đồ
vị trí các điểm tập kết tăng cường trong khu vực đô thị tại phụ lục
1.
b) Các
điểm tập kết tạm thời đối với các sự cố
kéo dài (phương án ứng phó cấp 2 trở lên)
Từ nay đến năm 2025,
khi được Sở Tài nguyên và Môi trường thông báo liên quan đến tình hình
sự cố về xử lý chất thải rắn sinh hoạt, UBND huyện Hòa Vang, UBND Quận Cẩm Lệ
phối hợp với Công ty cổ phần Môi trường đô thị Đà Nẵng triển khai công tác chuẩn bị khu vực tập kết tạm thời theo các kịch bản
sự cố về xử lý CTRSH của thành phố.
Hàng năm, giao Sở Tài
nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng, UBND các quận, huyện,
Công ty cổ phần Môi trường đô thị Đà Nẵng tổ chức
khảo sát, rà soát, xác định các địa điểm tập kết rác thải tạm thời phù hợp, đảm
bảo khả năng xử lý các sự cố kéo dài.
Trước mắt, Sở Tài
nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp UBND huyện Hòa Vang, Công ty Cổ phần Môi
trường Đà Nẵng khảo sát chi tiết, lập Sơ đồ thiết kế kỹ
thuật để sẵn sàng dự phòng tại các điểm như sau:
Bảng
3. Các điểm xử lý rác thải tạm thời sử dụng
Stt
|
Điểm
xử lý tạm
|
Địa
bàn
|
Diện
tích sử dụng
|
Ghi
chú
|
1
|
Điểm
R1
|
Xã Hòa Nhơn, huyện
Hòa Vang
|
>
3ha
|
Mỏ khai thác đá đã
hoàn thổ. Giao thông ra vào khá khó khăn, 01 lối vào đi qua khu dân cư,
01 lối vào đi ngang qua khu quân đội.
(Thuộc
Quy hoạch Cụm Công nghiệp Hòa Nhơn nhưng hiện chưa triển khai).
Bản đồ tại phụ lục
kèm theo.
|
2
|
Điểm
R2
|
Xã Hòa Nhơn, huyện
Hòa Vang
|
0,7ha
|
Mỏ khai thác đá
(UBND
Huyện Hòa Vang có đề xuất bổ sung thuộc Quy
hoạch Cụm Công nghiệp Hòa Nhơn nhưng hiện chưa triển khai).
Bản đồ tại phụ lục
kèm theo.
|
3
|
Điểm
R3
|
Xã Hòa Nhơn, huyện
Hòa Vang
|
>
3ha
|
Thuộc quy hoạch Khu
đô thị sinh thái - Biệt thự nhà vườn Hoàng Văn Thái (nhưng hiện tại chưa triển
khai).
Bản đồ tại phụ lục
kèm theo.
|
4
|
Điểm
R4
|
Phường Hòa Phát, quận
Cẩm Lệ
|
1
ha
|
Mỏ khai thác đá (mỏ
đá Hòa Phát), đang triển khai phục hồi môi trường.
|
Sơ đồ
các điểm tập kết tạm thời rác thải đối với sự cố kéo
dài tại phụ lục 1.
4. Trách
nhiệm của tổ chức, cá nhân tham gia công tác ứng phó sự cố
4.1.
Đơn vị chỉ huy hiện trường
- Đánh giá sự cố và đề
ra phương án ứng phó phù hợp;
- Quyết định các
phương án, biện pháp ứng phó tổng thể và triển khai các nguồn lực ứng phó, điều
động các lực lượng tham gia ứng phó;
- Trực tiếp chỉ huy
hoạt động ứng phó tại hiện trường;
- Quyết định việc
cung cấp thông tin về sự cố cho các phương tiện truyền thông;
- Quyết định trưng dụng,
điều động lực lượng và trang thiết bị ứng phó của các ngành, các địa phương,
các đơn vị đóng trên địa bàn thành phố để ứng phó, phối hợp, hỗ trợ trong các trường hợp khẩn cấp;
- Quyết định thiết lập
khu vực hạn chế hoạt động phục vụ cho công tác ứng phó sự cố.
4.2.
Chỉ huy hiện trường
- Chỉ huy, chịu trách
nhiệm trước UBND thành phố công tác ứng phó sự cố;
- Tổ chức ứng phó
theo phương án được Ban chỉ huy hiện trường xác định;
- Đánh giá tình hình
thực tế của quá trình ứng cứu và kiến nghị Ban chỉ huy hiện trường điều động bổ
sung nguồn lực nếu cần thiết;
- Lập báo cáo cho
UBND thành phố về kết quả công tác ứng cứu sự cố.
4.3.
Các lực lượng, người lao động tham gia, phối hợp ứng phó
- Lực lượng ứng phó
phải tuân thủ sự chỉ huy của Chỉ huy hiện trường;
- Lực lượng lao động
được điều động, huy động: Thực hiện công việc cụ thể theo sự phân công của Chỉ
huy hiện trường; tiếp thu kỹ thuật ứng cứu, kỹ thuật an toàn, vệ sinh, chống
cháy nổ từ chỉ huy hiện trường; giữ tinh thần kỷ
luật, tinh thần hợp tác, làm việc theo nhóm.
4.4.
Các cơ quan liên quan
a) Sở Tài nguyên và
Môi trường
- Chủ
trì, tham mưu UBND thành phố trong quá
trình ứng phó sự cố.
- Thông báo về tình
hình sự cố, cung cấp thông tin đến UBND các quận, huyện
để triển khai hướng dẫn việc lưu giữ rác thải trong thời gian sự cố của các hộ
dân, cơ sở trên địa bàn thành phố.
b) Công An thành
phố
- Chủ trì, phối hợp với
các đơn vị liên quan, tham mưu UBND thành phố về công tác đảm bảo an ninh trong
quá trình khắc phục sự cố.
- Chủ trì, phối hợp với
các đơn vị liên quan, tham mưu cho UBND thành phố về công tác phòng chống cháy
nổ trong quá trình khắc phục sự cố;
- Chỉ đạo Cảnh sát
giao thông tổ chức điều tiết phương tiện tại khu vực xảy ra
sự cố;
- Điều động phương tiện,
trang thiết bị và nhân lực để sẵn sàng ứng phó với sự cố cháy, nổ trong quá
trình khắc phục sự cố.
c) Sở Thông tin và
Truyền thông
- Chủ trì, phối hợp với
các đơn vị liên quan đảm bảo thông tin, phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành
trong quá trình khắc phục sự cố;
- Định hướng thông
tin cho các cơ quan thông tấn, báo chí; chỉ đạo hệ thống thông tin cơ sở thực
hiện tuyên truyền, cập nhật tình hình ứng phó sự cố để đông đảo người dân được
biết và theo dõi.
d) Sở Y
tế
Chủ động tham mưu
UBND thành phố công tác y tế trong quá trình ứng phó sự cố và khắc phục sự cố.
đ) Sở Giao thông Vận
tải
Tổ chức thực hiện các
biện pháp, phòng ngừa giảm thiểu tai nạn giao thông, ùn tắc
giao thông khi xảy ra sự cố.
e) Các sở, ngành, đơn
vị liên quan
Phối hợp phục vụ công
tác khắc phục sự cố khi có yêu cầu, đề nghị của các Sở, đơn vị chỉ huy.
g) Cộng đồng dân cư,
người dân ở khu vực có liên quan
Trong nhiều trường hợp,
khu vực sự cố xảy ra ngay tại địa điểm hoạt động kinh
tế của người dân, để đảm bảo việc ứng phó
diễn ra thuận lợi cư dân trong khu vực có trách nhiệm sau:
- Tạo điều kiện thuận
lợi để đơn vị chỉ huy ứng phó thực hiện;
- Tuân theo sự điều động
của chỉ huy hiện trường, không tự ý đi vào khu vực liên quan;
- Hỗ trợ mặt bằng bố
trí trang thiết bị, triển khai hoạt động ứng phó sự cố;
- Cung cấp thông tin
về các thiệt hại môi trường, kinh tế khi được yêu cầu;
- Trong trường hợp cần
thiết tham gia vào công tác ứng phó theo sự điều động của chính quyền.
V.
KINH PHÍ THỰC HIỆN
Các cơ quan, đơn vị
chủ động bố trí, kinh phí được giao thực hiện hàng năm đảm
bảo việc triển khai nhiệm vụ.
VI.
TỔ CHỨC THỰC HIỆN KẾ HOẠCH
1.
Sở Tài nguyên và Môi trường:
- Là cơ quan đầu mối,
tham mưu Ủy ban nhân dân thành phố triển khai các giải pháp phòng ngừa, ứng phó
sự cố, khắc phục sự cố.
- Chủ trì triển khai
công tác ứng phó cấp 2 (đối với các kịch bản KB1.3N và KB2.5N).
- Chỉ đạo các đơn vị,
nhà máy có liên quan tại khu liên hợp xử lý CTR tại Khánh Sơn thường xuyên thực
hiện tốt công tác vận hành, không gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng tạo sự phản
ứng, bức xúc trong nhân dân.
- Chủ trì, theo dõi
việc thực hiện Kế hoạch; tổng hợp, báo cáo UBND thành phố định kỳ hàng năm và đột
xuất.
2. Đề nghị Công an
thành phố:
- Chỉ đạo thường
xuyên công tác nắm bắt tình hình an ninh tại khu vực xử lý CTR của thành phố;
- Tổ
chức lực lượng ngăn ngừa và ứng phó với các tình huống kích động, gây rối an
ninh trật tự khi sự cố xảy ra,
- Tổ chức lực lượng bảo
vệ, xử lý nhanh chóng các trường hợp gây sự cố kéo dài và khó khăn trong việc
giải quyết.
3. Sở Thông tin và
Truyền thông
- Chỉ
đạo công tác thông tin, truyền thông để tăng cường sự phối hợp của hộ dân, cơ sở
trong thời gian diễn ra sự cố.
- Thông tin, tuyên
truyền các chủ trương, chính sách của Thành phố đối với khu vực bãi rác Khánh
Sơn để người dân sinh sống xung quanh khu liên hợp
hiểu, ngăn ngừa các hành vi, hoạt động ngăn cản tiếp nhận rác thải.
4. UBND Quận Liên Chiểu
- Chỉ đạo tổ chức nắm
bắt tình hình an ninh trật tự, xã hội tại khu vực Khu liên hợp xử lý CTR tại
Khánh Sơn.
- Chủ trì triển khai
công tác ứng phó cấp 2 (đối với
kịch bản KB3.3N - Tổ chức, cá nhân có hành vi cản trở hoạt động xử lý CTRSH của
thành phố với thời gian kéo dài).
- Chủ trì tổ chức các
buổi họp, tọa đàm nhằm tuyên truyền, vận động người dân khu vực khu vực Khu liên
hợp xử lý CTR tại Khánh Sơn khi có yêu cầu
của UBND Thành phố.
- Phối hợp với Công
an thành phố đảm bảo an ninh trật tự, cũng như tổ chức lực lượng bảo vệ, cho
thông xe chở rác vào khu vực Khu liên hợp xử
lý CTR tại Khánh Sơn nếu sự cố kéo dài và
khó khăn trong việc giải quyết.
5. UBND huyện Hòa
Vang, UBND quận
Cẩm Lệ
- Đảm
bảo an ninh trật tự tại các điểm xử lý rác thải tạm thời được lựa chọn để ứng
phó sự cố.
- Phối hợp với các
đơn vị có liên quan tổ chức tuyên truyền, giải thích chủ trương của Thành phố về
điểm xử lý rác thải tạm thời để người dân đồng thuận.
6. UBND các quận trên
địa bàn Thành phố
- Tổ chức vận động hộ
dân, cơ sở trên địa bàn thực hiện lưu giữ rác thải trong thời
gian xảy ra sự cố.
- Chỉ đạo các hoạt động
thu gom, vận chuyển rác thải trên địa bàn nhằm đảm bảo vệ sinh môi trường và cảnh
quan đô thị.
7. UBND Phường Hòa
Khánh Nam
- Thường xuyên tổ chức
nắm bắt tình hình an ninh trật tự tại khu vực Khu liên hợp xử lý CTR tại Khánh
Sơn.
- Chủ trì triển khai
công tác ứng phó cấp 1 (đối với kịch bản KB3.2N- Tổ
chức, cá nhân có hành vi cản trở hoạt động xử lý CTRSH của thành
phố trong thời gian dưới 3 ngày).
- Phối hợp chặt chẽ,
thường xuyên với các đơn vị xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại khu vực để theo
dõi, dự báo tình hình trên địa bàn, báo cáo kịp thời đến cấp thẩm quyền xử lý.
8. Công ty Cổ phần
Môi trường đô thị Đà Nẵng,
các doanh nghiệp liên quan đến xử lý CTRSH của thành phố
- Khẩn trương xây dựng
kế hoạch, đầu tư nguồn lực chuẩn bị các phương tiện, vật tư, thiết bị để kịp thời
ứng phó với các tình huống sự cố xảy ra theo Kế hoạch
này và các quy định khác liên quan. Cụ thể: hàng năm lập kế
hoạch về phòng ngừa, ứng phó các sự cố làm cơ sở triển khai; tổ chức đào tạo, tập
huấn, phổ biến thông tin về phòng ngừa, ứng phó sự cố cho các cán bộ, công nhân
viên thuộc đơn vị và các tổ chức, cá nhân có liên quan bên ngoài; tổ chức diễn
tập công tác ứng phó đối với các tình huống có thể xảy ra, báo cáo hoạt động về Sở Tài nguyên và Môi trường để theo
dõi, đánh giá.
- Báo cáo UBND thành
phố, Sở Tài nguyên và Môi trường, các ban ngành có liên quan về tiến
độ, kết quả thực hiện công tác phòng ngừa,
ứng phó với sự cố tại khu vực/nhà máy thuộc Khu liên hợp xử lý
CTR của thành phố theo định kỳ hàng năm hoặc đột xuất theo yêu cầu.
- Thực hiện tốt công
tác quản lý, vận hành, khai thác khu liên hợp;
Hạn chế đến mức thấp nhất việc phát tán mùi hôi của rác thải và nước thải ra
môi trường xung quanh, không gây ảnh hưởng đến người dân sinh sống khu vực.
- Kịp thời thông báo
đến chính quyền địa phương, các cơ quan ban ngành có chuyên môn về sự quản lý,
vận hành không đảm bảo về các tiêu chí vệ sinh môi trường của các dự án nằm
trong khuôn viên và lân cận bãi rác Khánh Sơn.
Trên đây là nội dung
Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó các sự cố về xử lý chất thải rắn
sinh hoạt của thành phố. Trong quá trình triển khai, nếu phát sinh các khó
khăn, vướng mắc hoặc các nội dung chưa phù hợp, đề nghị các sở, ban, ngành,
doanh nghiệp chủ động đề xuất, gửi về Sở Tài nguyên và Môi trường tổng
hợp, trình UBND thành phố xem xét bổ sung, hiệu chỉnh
cho phù hợp với thực tế./.
Nơi nhận:
- TTTU, TT HĐND thành phố;
- CT, các PCT
UBND thành phố;
- Các sở, ban, ngành;
- UBND các quận, huyện;
- Lưu: VT, ĐT-ĐT, STNMT.
|
CHỦ
TỊCH
Huỳnh Đức Thơ
|
PHỤ LỤC 1.
VỊ TRÍ CÁC ĐIỂM TẬP KẾT RÁC THẢI THEO CÁC TRƯỜNG HỢP SỰ CỐ
(Kèm theo Kế hoạch số: 698/KH-UBND
ngày 10 tháng 02 năm
2020 của UBND thành phố Đà Nẵng)
1. Vị trí các điểm tập kết
tăng cường đối với trường hợp sự cố < 3 ngày
Hình
1. Các điểm tập kết tăng cường đối
với trường hợp sự cố <3 ngày
2. Vị trí các điểm tập kết tạm
thời đối với trường hợp sự cố kéo dài
Hình
2. Các điểm tập kết tạm thời đối với trường hợp sự cố kéo dài
Hình
3. Các tuyến đường vận chuyển rác thải về điểm xử lý tạm
Hình
4. Các tuyến đường vận chuyển rác thải từ điểm xử lý tạm về bãi rác Khánh Sơn
PHỤ LỤC 2:
QUY TRÌNH ỨNG PHÓ SỰ CỐ THEO CÁC KỊCH BẢN
(Kèm theo Kế hoạch số:
698/KH-UBND ngày 10 tháng 02
năm 2020 của UBND thành phố Đà Nẵng)
A)
PHƯƠNG ÁN ỨNG PHÓ SỰ CỐ CẤP 1
Gồm
các kịch bản:
- KB1.2N: Sự cố do
thiên tai, môi trường ngay tại Bãi rác, gây gián đoạn hoạt động chôn lắp rác của
thành phố dưới 03 ngày;
- KB2.4N: Nhà máy xử
lý chất thải rắn sinh hoạt bị sự cố (hư hỏng, tạm dừng), làm gián đoạn hoạt động
xử lý rác của thành phố dưới 5 ngày.
-
KB3.2N: Sự cố do các tổ chức, cá nhân gây cản trở, ảnh hưởng
đến hoạt động xử lý CTRSH của thành phố dưới 03 ngày.
- Đơn vị chủ trì ứng
phó: Công ty Cổ phần Môi trường đô thị Đà Nẵng
(KB1.2N), Nhà máy xử lý chất thải rắn (KB2.4N), UBND Phường
Hòa Khánh Nam (KB3.2N).
- Đơn vị theo dõi
giám sát: Sở Tài nguyên và Môi trường,
UBND Quận Liên Chiêu.
- Phạm vi chịu tác động:
Tại Khu liên hợp xử lý CTR của thành phố.
b)
PHƯƠNG ÁN ỨNG PHÓ SỰ CỐ CẤP 2
Gồm các kịch bản:
- KB1.3N: Sự cố do
thiên tai, môi trường ngay tại Bãi rác, gây gián đoạn hoạt động chôn lấp rác của
thành phố trên 03
ngày;
- KB2.5N: Nhà máy xử lý
chất thải rắn sinh hoạt bị sự
cố (hư hỏng, tạm dừng), làm
gián đoạn hoạt động xử lý rác của thành phố trên 5
ngày.
- KB3.3N: Sự cố do
các tổ chức, cá nhân gây cản trở, ảnh hưởng
đến hoạt động xử lý CTRSH của thành phố trên 03
ngày.
- Đơn vị chủ trì công
tác ứng phó: Sở Tài nguyên và Môi trường (đối với các KB1.3N;
KB2.5N), UBND Quận Liên Chiểu (KB3.3N).
- Đơn vị thực hiện ứng
phó: Công ty cổ phần Môi trường đô thị Đà Nẵng (KB
1.3N), Nhà máy xử lý chất thải rắn (KB2.5N), UBND Phường Hòa Khánh Nam
(KB3.3N).
- Phạm vi chịu tác động:
Tại khu vực nhà máy, các khu vực tập kết rác tăng cường trong đô thị và các khu
vực tập kết tạm thời.
Phương
án ứng phó cấp 2 (tiếp theo)
PHỤ LỤC 3.
THÔNG TIN CÁN BỘ ĐẦU MỐI LIÊN HỆ CÁC ĐƠN VỊ LIÊN QUAN
(Kèm theo Kế hoạch số:
698/KH-UBND ngày 10
tháng 02 năm 2020 của UBND thành phố
Đà Nẵng)
TT
|
Đơn
vị
|
Người
đầu mối, chức vụ
|
Địa
chỉ
|
Điện
thoại liên hệ
|
Ghi
chú
|
1.
|
VP Đoàn ĐBQH, HĐND
và UBND Thành phố
|
Nguyễn Hà Nam - Phó
Chánh Văn phòng
|
Tầng 3, Trung tâm
Hành chính thành phố
|
0903.585.161
|
Thường trực
của Lãnh đạo UBND TP
|
2.
|
Sở Tài nguyên và
Môi trường
|
Đinh Quang Cường -
Phó Giám đốc
|
Tầng 15, Trung tâm
Hành chính thành phố
|
02363.810.854
0913.075.072
|
Chủ trì tham mưu
công tác ứng phó ứng phó sự cố cấp 2 (theo các kịch bản)
|
3.
|
Chi cục Bảo vệ Môi
trường
|
Đặng Quang Vinh -
Chi cục trưởng
|
Tầng 31, Trung tâm
Hành chính thành phố
|
0905.023.357
|
Thường trực của Sở
TNMT
|
4.
|
UBND quận Liên Chiểu
|
Nguyễn
Nhường - Phó Chủ tịch UBND quận
|
183 Ngô Thì Nhậm
|
0905.126.472
|
Chủ trì tham mưu
công tác ứng phó ứng phó sự cố cấp 2 (theo kịch bản)
|
5.
|
UBND phường Hòa
Khánh Nam
|
Bùi Trung Khánh -
Phó Chủ tịch UBND phường
|
Đường Tôn Đức Thắng
|
0932.455.336
|
Triển khai công tác
ứng phó ứng phó sự cố cấp 1 (theo kịch bản)
|
6.
|
Công an thành phố
|
Đại tá Trần
Thanh Nhơn - Trưởng phòng Cảnh sát Môi trường
|
80 Lê Lợi, Đà Nẵng
|
02363.3822300;
02363.3860210
0982.707.567
|
|
7.
|
Cảnh sát Phòng cháy
chữa cháy
|
Đại úy
Lê Văn Lưu - Phó Phòng
|
183 Phan Đăng Lưu,
Đà Nẵng
|
02363.3879116
|
|
8.
|
Sở Khoa học và Công
nghệ
|
Trần Văn Hoàng -
Phó Giám đốc Sở
|
Tầng 22 Trung tâm
hành chính
|
0905.140.300
|
|
9.
|
Sở Y tế
|
Nguyễn Út - Phó
Giám đốc Sở
|
Tầng 23, Trung tâm
Hành chính thành phố
|
0913.407.809
|
|
10.
|
Sở Xây dựng
|
Võ Tấn Hà - Phó
Giám đốc Sở
|
Tầng 12, Trung tâm
Hành chính thành phố
|
0915.523.337
|
|
11.
|
Sở Thông tin và
truyền thông
|
Nguyễn Thị Phượng -
Phó Giám đốc Sở
|
Tầng 24, Trung tâm
Hành chính thành phố
|
0905.424.614
|
|
12.
|
Sở Giao thông Vận tải
|
Thanh tra
Sở giao thông Vận tải
|
Tầng 14, Trung tâm
Hành chính thành phố
|
02363.774.666
|
|
13.
|
UBND quận Hải Châu
|
Nguyễn Minh Huy Phó
Chủ tịch UBND quận
|
270 Trần Phú
|
0905.155.352
|
|
14.
|
UBND quận Thanh Khê
|
Lê Trung Minh Tân -
Trường phòng Tài nguyên và Môi trường
|
503 Trần Cao Vân
|
0236.3711.797
|
|
15.
|
UBND quận Cẩm Lệ
|
Võ Thiên Sinh - Phó
Chủ tịch UBND quận
|
40 Ông
ích Đường
|
0914031506
|
|
16.
|
UBND quận Sơn Trà
|
Hoàng Công Thanh -
Phó Chủ tịch UBND quận
|
02 Đông Giang, An Hải
Trung, Sơn Trà
|
|
|
17.
|
UBND quận Ngũ Hành
Sơn
|
Nguyễn Đức Việt -
Phó Chủ tịch UBND quận
|
486 Lê
Văn Hiến
|
0905.158.420
|
|
18.
|
UBND huyện Hòa Vang
|
Đặng Phú
Hành - Phó chủ tịch UBND huyện Hòa Vang
|
Xã Hòa Phong, huyện
Hòa Vang
|
|
|
19.
|
Công ty CP Môi cường
đô thị Đà Nẵng
|
Trần Văn Tiên - Phó
Tổng Giám đốc
|
471 Núi Thành
|
0903.583.752
|
Triển khai
công tác ứng phó ứng phó sự cố cấp 1
(theo kịch bản)
|
20.
|
Công ty CP Môi trường
Việt Nam
|
Nguyễn Văn Tuấn - Tổng
Giám đốc
|
|
|
Triển khai
công tác ứng phó ứng phó sự cố cấp 1
(theo kịch bản)
|