Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 1396/BGDĐT-GDTH Loại văn bản: Công văn
Nơi ban hành: Bộ Giáo dục và Đào tạo Người ký: Thái Văn Tài
Ngày ban hành: 27/03/2024 Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1396/BGDĐT-GDTH
V/v triển khai thí điểm Học bạ số

Hà Nội, ngày 27 tháng 03 năm 2024

Kính gửi: Các Sở Giáo dục và Đào tạo

Ngày 11/02/2024, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 04/CT-TTg về việc tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030 tại các bộ, ngành, địa phương năm 2024 và những năm tiếp theo (Chỉ thị số 04/CT-TTg), trong đó, ngành Giáo dục được giao nhiệm vụ triển khai thí điểm Học bạ số trong tháng 6/2024, triển khai toàn quốc từ năm học 2024-2025. Thực hiện Chỉ thị số 04/CT-TTg , Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) đã ban hành Kế hoạch số 213/KH-BGDĐT ngày 01/3/2024 về việc triển khai thí điểm Học bạ số cấp tiểu học (Kế hoạch số 213/KH-BGDĐT) nhằm thực hiện thử nghiệm về giải pháp kỹ thuật làm căn cứ để triển khai chính thức cho bậc phổ thông.

Đ bảo đảm tính liên thông, kết nối và thực hiện chuyển đổi số trong ngành giáo dục theo tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định số 06/QĐ-TTg ngày 06/01/2022 về việc phê duyệt Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030 (Đề án 06), Bộ GDĐT đề nghị các Sở GDĐT thực hiện một số nội dung sau:

1. Tăng cường thực hiện hiệu quả công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức và tầm quan trọng về chuyển đổi số trong ngành giáo dục theo Quyết định số 131/QĐ-TTg ngày 25/01/2022 về việc phê duyệt đề án “Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo giai đoạn 2022 - 2025, định hướng đến năm 2030” gắn với thực hiện Đề án 06, trong đó có việc triển khai thực hiện Học bạ số tại địa phương. Đây là việc mới, lần đầu thực hiện nên cần chuẩn bị chu đáo, kỹ lưỡng. Quá trình triển khai thực hiện cần bám sát kế hoạch, kịch bản của Bộ GDĐT và chủ động, linh hoạt triển khai thực hiện phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương.

2. Xác định rõ nhiệm vụ, trách nhiệm của các cấp để thành lập Ban chỉ đạo, xây dựng kế hoạch thực hiện Học bạ số tại địa phương, trong đó đảm bảo ít nhất 50% cơ sở giáo dục tiểu học tham gia thí điểm Học bạ số theo Kế hoạch số 213/KH-BGDĐT. Trong quá trình thí điểm, cần chú ý vừa thực hiện tốt tại cấp tiểu học, vừa rút ra bài học kinh nghiệm để chuẩn bị các điều kiện thực hiện chính thức cho bậc phổ thông theo tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 04/CT-TTg đối với nội dung triển khai thí điểm Học bạ số trong tháng 6/2024, triển khai toàn quốc từ năm học 2024-2025.

3. Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố bố trí nguồn kinh phí, trang bị cơ sở vật chất nhằm thực hiện thí điểm và triển khai chính thức Học bạ số đúng tiến độ, bảo đảm yêu cầu kỹ thuật đặc tả Học bạ số thí điểm cấp tiểu học được quy định tại phụ lục đính kèm Công văn này để thực hiện liên thông, kết nối trên toàn quốc gắn với nhiệm vụ triển khai thực hiện Đề án 06.

4. Triển khai hệ thống kết nối, chia sẻ dữ liệu về Học bạ số bảo đảm kết nối phục vụ các cơ sở giáo dục báo cáo Học bạ số về Sở GDĐT và phục vụ việc báo cáo dữ liệu Học bạ số từ Sở GDĐT về Bộ GDĐT; ban hành quy chế quản lý, sử dụng Học bạ số trên địa bàn và các cơ sở giáo dục; đánh giá kết quả triển khai thực hiện tại địa phương (đánh giá tác động từ các đối tượng liên quan đến phát hành, quản lý, sử dụng Học bạ số; kinh phí duy trì, vận hành hệ thống Học bạ s;...); thực hiện hiệu quả công tác quản lý nhà nước theo chức năng, nhiệm vụ trong việc thường xuyên kiểm tra, giám sát, hỗ trợ các cơ sở giáo dục triển khai thí điểm Học bạ số.

5. Căn c Nghị định 130/2018/NĐ-CP ngày 27/9/2018 của Chính phủ về quy định chi tiết thi hành Luật Giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số và Công văn số 293/BCY-CTSBMTT ngày 22/8/2023 của Ban cơ yếu Chính phủ về việc cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ sử dụng giải pháp ký số tập trung để lựa chọn giải pháp trang bị chữ ký số cho cán bộ, giáo viên sử dụng trong thực hiện nhiệm vụ và ký số Học bạ số.

6. Chỉ đạo các đơn vị triển khai phương án, giải pháp kỹ thuật, cung cấp dịch vụ tham gia tổ chức thí điểm Học bạ số phải có chức năng, thẩm quyền theo quy định của pháp luật, có đủ năng lực, kinh nghiệm trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ Học bạ số bảo đảm tính liên thông, liên tục, dễ thực hiện; hạn chế phát sinh kinh phí đối với các đối tượng trong quá trình triển khai Học bạ số; cam kết thực hiện chất lượng, đáp ứng các điều kiện của Bộ GDĐT, địa phương và bảo đảm quyền lợi của từng cơ sở giáo dục, từng học sinh.

Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu có những vấn đề vướng mắc, đề nghị các Sở GDĐT phản ánh về Bộ GDĐT (qua Vụ Giáo dục Tiểu học, Cục Công nghệ thông tin) để kịp thời giải quyết./.


Nơi nhận:

- Như trên;
- Bộ trưởng (để b/c);
- TTr. Phạm Ngọc Thưởng (để b/c);
- TTr. Hoàng Minh Sơn (để b/c);
- Cục CNTT, Vụ GDTrH,
Vụ GDTX, Vụ KHTC (để p/h t/h);
- Lưu: VT, Vụ GDTH.

TL. BỘ TRƯỞNG
VỤ TRƯỞNG VỤ GIÁO DỤC TIỂU HỌC




Thái Văn Tài

PHỤ LỤC.

KỸ THUẬT ĐẶC TẢ HỌC BẠ SỐ THÍ ĐIỂM CẤP TIỂU HỌC
(Kèm theo Công văn số 1396/BGDĐT-GDTH ngày 27 tháng 3 năm 2024 của Bộ Giáo dục và Đào tạo)

TÀI LIỆU KỸ THUẬT
ĐẶC TẢ HỌC BẠ SỐ THÍ ĐIỂM CẤP TIỂU HỌC

(Phiên bản 1.0, tháng 3.2024)

MỤC LỤC

I. Mô hình kỹ thuật triển khai học bạ số

1. Mô hình tổng quát

2. Yêu cầu học bạ số đối với phần mềm quản lý trường học

3. Yêu cầu học bạ số đối với Cổng tiếp nhận học bạ số (CSDL học bạ số của Sở GDĐT)

II. Quy định về định dạng dữ liệu học bạ số

1. Phạm vi áp dụng

2. Căn cứ, viện dẫn

3. Thuật ngữ và định nghĩa

4. Quy định chung về các thành phần dữ liệu học bạ số

4.1 Quy định về thẻ XML

4.2 Quy định về biểu diễn dữ liệu

4.3 Quy định về định dạng dữ liệu

4.4 Quy định về mã số quản lý học bạ

4.5 Quy định về định dạng học bạ số

4.6 Quy định về ch ký số

5. Quy định về giao dịch truyền nhận

5.1 Danh sách các loại giao dịch

5.2 Định dạng d liệu giao dịch gửi yêu cầu nộp báo cáo dữ liệu học bạ số

5.3 Định dạng dữ liệu giao dịch truy vấn kết quả nộp báo cáo dữ liệu học bạ số

5.4 Định dạng dữ liệu giao dịch đăng ký chứng thư số

5.5 Định dạng dữ liệu giao dịch truy vấn kết quả đăng ký chng thư số

5.6 Quy định về dung lượng dữ liệu

III. Hướng dẫn tạo lập và phát hành học bạ số tại địa phương

1. Khai báo và đăng ký chứng thư số của Cơ sở giáo dục

2. Tạo lập và phát hành học bạ số

3. Thu hồi học bạ số

4. Khai thác học bạ số tại địa phương

IV. Mô hình luồng giao dịch với Kho học bạ số Bộ GDĐT

1. Mô hình luồng đăng ký chứng thư số

2. Mô hình luồng nộp báo cáo dữ liệu học bạ số

3. Mô hình luồng thu hồi tại Kho học bạ số Bộ GDĐT

PHỤ LỤC 01: CU TRÚC THÔNG TIN HỌC BẠ S CẤP TIU HỌC

PHỤ LỤC 02: HƯNG DẪN HÀM MÃ HÓA DỮ LIỆU TRUYỀN NHẬN

I. Mô hình kỹ thuật triển khai học bạ số

1. Mô hình tổng quát

Mô hình tổng quát các bên tham gia tạo lập, quản lý và sử dụng học bạ số như sau:

Trong đó:

- Các cơ sở giáo dục sử dụng phần mềm quản lý trường học (đã đáp ứng các yêu cầu triển khai học bạ số của Bộ) để tạo lập, quản lý và khai thác sử dụng học bạ số ở nhà trường; đến thời hạn báo cáo học bạ số, nhà trường báo cáo đầy đủ học bạ số lên Cổng tiếp nhận học bạ số (CSDL học bạ số của tỉnh/thành phố) do Sở GDĐT quản lý.

- Sở GDĐT xây dựng Cổng tiếp nhận học bạ số để tiếp nhận, quản lý học bạ số (trong phạm vi địa phương) - đây là CSDL gốc về học bạ số, và báo cáo học bạ số về Bộ GDĐT để phục vụ quản lý nhà nước ở trung ương. Sở GDĐT quy định các nhiệm vụ tham gia của các Phòng GDĐT trên Cổng tiếp nhận học bạ số của mình.

- Bộ GDĐT nâng cấp CSDL ngành giáo dục để tiếp nhận báo cáo học bạ số từ các Sở gửi về để phục vụ các nghiệp vụ quản lý ở trung ương, trong đó có việc chia sẻ khai thác sử dụng học bạ số như là: Kết nối CSDL ngành giáo dục với CSDL quốc gia về dân cư, xây dựng Cổng tra cứu học bạ quốc gia, phối hợp cung cấp thông tin trên ứng dụng VNeID và các ứng dụng khác theo quy định.

2. Yêu cầu học bạ số đối với phần mềm quản lý trường học

Ngoài việc đáp ứng theo yêu cầu ứng dụng CNTT, chuyển đổi số trong quản trị nhà trường theo hướng dẫn của Bộ, theo nhu cầu của nhà trường, để triển khai học bạ số, phần mềm quản lý trường học cần đáp ứng một số yêu cầu như sau:

Về chức năng:

- Cho phép nhà trường tạo lập học bạ số:

+ Cho phép nhập dữ liệu liên quan đến học bạ

+ Cho phép xuất bản, in học bạ theo mẫu của Bộ

+ Học bạ số trước khi phát hành phải có ký số của Hiệu trưởng và ký số của cơ sở giáo dục. Hiệu trưởng quy định và thực hiện quy chế nội bộ về nhập dữ liệu, xác thực nội bộ trong xây dựng tạo lập học bạ số theo thẩm quyền.

- Cho phép kết nối và báo cáo dữ liệu học bạ số lên Cổng tiếp nhận học bạ số của tỉnh/thành phố (CSDL học bạ số ở địa phương); Thực hiện các thao tác thu hồi, thay thế học bạ số với Cổng tiếp nhận học bạ số.

- Cho phép quản lý, lưu trữ và khai thác sử dụng học bạ số theo thẩm quyền của nhà trường

Về kỹ thuật:

- Các chức năng tạo lập, quản lý, sử dụng học bạ số được xây dựng trên cơ sở nâng cấp phần mềm quản lý trường học hiện hành;

- Phần mềm phải đáp ứng các yêu cầu trong tài liệu kỹ thuật đặc tả học bạ số thí điểm cấp tiểu học của Bộ;

- Hệ thống thông tin phải đảm bảo ATTT theo cấp độ được quy định, hướng dẫn tại Thông tư số 12/2022/TT-BTTTT Quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Nghị định số 85/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ về bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ và đảm bảo các quy định về bảo vệ, quản lý, sử dụng dữ liệu cá nhân.

- Đáp ứng chuẩn dữ liệu, kết nối và trao đổi dữ liệu của Bộ (do Cục Công nghệ thông tin và Vụ Giáo dục Tiểu học kiểm tra, đánh giá).

3. Yêu cầu học bạ số đối với Cổng tiếp nhận học bạ số (CSDL học bạ số của Sở GDĐT)

Cổng tiếp nhận học bạ số (CSDL học bạ của tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương) cần đáp ứng các yêu cầu sau:

Mục đích: Cổng tiếp nhận học bạ số do Sở GDĐT tổ chức triển khai nhằm tiếp nhận và quản lý học bạ số ở các tỉnh/thành phố. Dữ liệu học bạ số trong cồng tiếp nhận này là dữ liệu gốc.

Yêu cầu chức năng:

- Tiếp nhận học bạ số: cho phép phần mềm quản lý các trường học trên địa bàn kết nối, chia sẻ dữ liệu (báo cáo) về học bạ số theo quy định.

- Cho phép cơ sở giáo dục thu hồi và thay thế học bạ số trong thời hạn cho phép (khi chưa chốt học bạ số)

- Cho phép quản lý, lưu trữ và khai thác sử dụng theo thẩm quyền (cung cấp các chức năng để Phòng GDĐT tham gia quản lý học bạ số theo thẩm quyền)

- Ngoài ra, căn cứ nhu cầu và khả năng của địa phương có thể xem xét tích hợp CSDL ngành giáo dục của địa phương với Cổng tiếp nhận học bạ số hoặc nâng cấp Công tiếp nhận học bạ số trên hiện trạng CSDL hiện có.

Về kỹ thuật:

- Phần mềm đáp ứng các yêu cầu trong tài liệu kỹ thuật đặc tả học bạ số thí điểm cấp tiểu học của Bộ;

- Hệ thống thông tin phải đảm bảo ATTT theo cấp độ được quy định, hướng dẫn tại Thông tư số 12/2022/TT-BTTTT Quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Nghị định số 85/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ về bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ và đảm bảo các quy định về bảo vệ, quản lý, sử dụng dữ liệu cá nhân.

- Đáp ứng chuẩn dữ liệu, kết nối và trao đổi dữ liệu của Bộ (do Cục Công nghệ thông tin và Vụ Giáo dục Tiểu học kiểm tra, đánh giá).

II. Quy định về định dạng dữ liệu học bạ số

1. Phạm vi áp dụng

Tài liệu này quy định các yêu cầu về đặc tả kỹ thuật, định dạng cấu trúc và thành phần dữ liệu phục vụ việc truyền nhận về học bạ số, sử dụng cho thí điểm học bạ số cấp tiểu học.

Tài liệu này áp dụng cho:

- Cơ quan quản lý giáo dục và đào tạo gồm: Bộ Giáo dục và Đào tạo, các sở giáo dục và đào tạo, các phòng giáo dục và đào tạo;

- Các cơ sở giáo dục, các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến kết nối, chia sẻ dữ liệu với cơ sở dữ liệu giáo dục và đào tạo do Bộ Giáo dục và Đào tạo quản lý.

2. Căn cứ, viện dẫn

Hạ tầng kỹ thuật triển khai thí điểm học bạ số cần đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật trong tài liệu này và tuân thủ các căn cứ sau đây:

STT

Tên tài liệu

Ngày ban hành

Mục đích

1

Luật giao dịch điện tử số 51/2005/QH11 ngày 29/11/2005 do Quốc Hội ban hành

29/11/2005

Quy định về giao dịch điện tử (sẽ được cập nhật sau khi Luật giao dịch điện tử số 20/2023/QH15 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2024)

2

Nghị định số 130/2018/NĐ-CP của Chính phủ

27/09/2018

Quy định chi tiết thi hành luật giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số

Nghị định số 47/2020/NĐ-CP của Chính phủ

09/04/2020

Quản lý, kết nối và chia sẻ dữ liệu số của cơ quan nhà nước

Nghị định số 13/2023/NĐ-CP của Chính phủ..

17/04/2023

Bảo vệ dữ liệu cá nhân

Nghị định số 85/2016/NĐ-CP của Chính phủ

01/7/2016

Về bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ

Thông tư số 12/2022/TT- BTTTT của Bộ Thông tin và truyền thông

12/08/2022

Quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Nghị định số 85/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ về bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ

3

Thông tư số 41/2017/TT-BTTTT của Bộ Thông tin và truyền thông

19/12/2017

Quy định sử dụng chữ ký số cho văn bản điện tử trong cơ quan nhà nước.

4

Thông tư số 27/2020/TT- BGDĐT của Bộ Giáo dục và đào tạo

04/9/2020

Quy định đánh giá học sinh tiểu học

3. Thuật ngữ và định nghĩa

STT

Thuật ngữ/định nghĩa

Mô tả

1.

GDĐT

Giáo dục và đào tạo

2.

CSGD

Cơ sở giáo dục

3.

HBS

Học bạ số

4.

CCCD

Căn cước công dân

5.

CBQL

Cán bộ quản lý

6.

GVCN

Giáo viên chủ nhiệm

7.

GVBM

Giáo viên bộ môn

8.

UUID

Universal Unique Identifier

9.

XML

Extensible Markup Language

4. Quy định chung về các thành phần dữ liệu học bạ số

4.1. Quy định về thẻ XML

- Có 02 loại thẻ được sử dụng để biểu diễn dữ liệu: thẻ phức (thẻ chỉ chứa các thẻ con) (ví dụ: <THONG_TIN_CHUNG><MA_HOC_SINH></MA_HOC_SINH></THONG_TIN_CHUNG >), thẻ đơn (thẻ chỉ chứa dữ liệu) (ví dụ: <Ten>Nguyen Van A</Ten>).

- Tên thẻ được viết không dấu, được viết theo quy tắc sau:

+ Thông tin chữ ký số theo quy định Tiêu chuẩn về chữ ký số (Thông tư số 41/2017/TT-BTTTT);

+ Các trường thông tin khác được viết hoa, mỗi từ sẽ ngăn cách nhau bằng ký tự gạch dưới “_”. Ví dụ: Tên trường - TEN_TRUONG; Mã học sinh - MA_HOC_SINH.

4.2. Quy định về biểu diễn dữ liệu

- Dữ liệu được đặt trong phần nội dung của thẻ (ví dụ: < HO_VA_TEN>Nguyen Van A</ HO_VA_TEN>), trong một số trường hợp có thể đưa vào phần thuộc tính của thẻ đó (ví dụ: <HOC_BA id=”123456789”/>).

- Tiêu chuẩn trình diễn bộ ký tự (Encoding): UTF-8.

- Tiêu chuẩn về bộ ký tự và mã hóa cho tiếng Việt: TCVN 6909:2001 .

4.3. Quy định về định dạng dữ liệu

- Muốn biểu diễn một thẻ có giá trị Null thì không đưa cặp thẻ vào trong cấu trúc XML.

- Định dạng số: Cho phép tối đa 4 chữ số phần thập phân. Sử dụng dấu chấm (dấu .) để phân tách phần nguyên và phần thập phân (nếu có).

- Định dạng ngày tháng, thời gian: YYYY-MM-DDThh:mm:ssTZD.

Ví dụ: 2019-04-24T18:39:30+07:00

Mô tả:

YYYY = 4 số chỉ năm (2019 = năm 2019)

MM = 2 số chỉ tháng (04=Tháng 4)

DD = 2 số chỉ ngày của tháng (24 = ngày 24)

hh = 2 số chỉ giờ (Từ 00 tới 23) (không sử dụng am/pm)

mm = 2 số chỉ phút (00 tới 59) (39)

ss = 2 số chỉ giây (00 tới 59) (30)

TZD = chỉ time zone (Z hoặc +hh:mm hoặc -hh:mm)

4.4. Quy định về mã số quản lý học bạ

- Mã số quản lý học bạ là một số duy nhất UUID (Universal Unique Identifier - Mã số định danh duy nhất) có độ dài 36 ký tự và 4 ký tự gạch ngang. Ví dụ: 123e4567-e89b-42d3-a456-556642440000.

- Sử dụng chuẩn thư viện UUID v4.

4.5. Quy định về định dạng học bạ số

Một học bạ số theo chuẩn XML có cấu trúc thành phần như sau:

Hình 01: Mô tả định dạng dữ liệu file học bạ số XML

Trong đó các thành phần dữ liệu như sau

- Thẻ <HOC_BA> chứa toàn bộ dữ liệu của một học bạ số

- Bên trong thẻ <HOC_BA> được tổ chức thành các thành phần

▪ Thẻ <DU_LIEU_HOC_BA>: Toàn bộ dữ liệu về học bạ số do CSGD tạo lập.

▪ Thẻ <DANH_SACH_THONG_TIN_KY>: Danh sách chữ ký số của giáo viên chủ nhiệm lớp học, chữ ký số hiệu trưởng nhà trường, chữ ký số của cơ sở giáo dục

Thẻ <GVCN>: Thông tin về chữ ký số của giáo viên chủ nhiệm lớp.

▪ Thẻ <CBQL>: Thông tin về chữ ký số của hiệu trưởng nhà trường.

▪ Thẻ < KY_PHAT_HANH>: Thông tin về chữ ký số (tổ chức) của cơ sở giáo dục.

Vùng ký sẽ nằm ở 1 node riêng trong file xml học bạ số, không nằm trong vùng dữ liệu học bạ.

- Bên trong thẻ <DU_LIEU_HOC_BA> gồm 3 phần chính:

▪ Thẻ <THONG_TIN_CHUNG>: Chứa các thông tin về học sinh, nhà trường, mã số quản lý học bạ.

▪ Thẻ <QUA_TRINH_HOC_TAP>: Thông tin về các năm học của học sinh.

▪ Thẻ <TONG_KET>: Thông tin về kết quả học tập của học sinh trong năm học gần nhất.

- Chi tiết về mô tả tên thẻ, nội dung, dữ liệu các thẻ thành phần và quy cách biểu diễn hiển thị nội dung học bạ được quy định theo từng bậc học, đối với cấp tiểu học được quy định căn cứ theo Thông tư số 27/2020/TT-BGDĐT (xem trong Phụ lục 01- cấu trúc học hạ số cấp tiểu học).

4.6. Quy định về chữ ký số

- Chữ ký số được sử dụng là chữ ký điện tử an toàn đáp ứng quy định tại Luật giao dịch điện tử số 51/2005/QH11 ngày 29/11/2005; Nghị định số 130/2018/NĐ-CP ngày 27/9/2018 quy định chi tiết thi hành Luật giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số và các văn bản hướng dẫn. Chữ ký số được đặc tả theo chuẩn XML Signature Syntax and Processing quy định tại Thông tư số 39/2017/TT-BTTTT ngày 15/12/2017 của Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành danh mục tiêu chuẩn kỹ thuật về ứng dụng công nghệ thông tin trong cơ quan nhà nước và Thông tư số 22/2020/TT-BTTTT ngày 07/9/2020 của Bộ thông tin và Truyền thông quy định về yêu cầu kỹ thuật đối với phần mềm ký số, phần mềm kiểm tra chữ ký số.

- Vùng dữ liệu chữ ký số chứa thông tin thời điểm ký số (thẻ SigningTime, được đặt trong thẻ Signature\Object\SignatureProperties\SignatureProperty). Thẻ SigningTime có kiểu dữ liệu là ngày giờ theo quy định tại điểm b, Khoản 2, Mục IV, Phần I quy định này.

- Sử dụng thuộc tính URI của các thẻ Reference của chuẩn XML Signature Syntax and Processing để xác định các vùng dữ liệu cần ký số đối với từng loại dữ liệu bao gồm cả thời điểm ký số.

- Chữ ký số cần đính kèm chứng thư số (thẻ X509SubjectName và thẻ X509Certificate).

5. Quy định về giao dịch truyền nhận

5.1. Danh sách các loại giao dịch

STT

Mã loại giao dịch

Tên

Mô tả

1.

1

Giao dịch gửi yêu cầu nộp báo cáo dữ liệu học bạ số

Sử dụng để đóng gói dữ liệu học bạ số từ Sở GD&ĐT gửi lên Kho học bạ số của Bộ GD&ĐT.

2.

2

Giao dịch truy vấn kết quả phát hành học bạ số

Dùng để kiểm tra trạng thái xử lý của yêu cầu nộp phát hành học bạ số.

3.

3

Giao dịch đăng ký chứng thư số

Sử dụng để Sở GD&ĐT đăng ký chứng thư số Bộ GD&ĐT để quản lý, xác thực giao dịch

4.

4

Giao dịch truy vấn kết quả đăng ký chứng thư số

Sử dụng để Sở GDĐT kiểm tra trạng thái xử lý đăng ký chứng thư số

5.2. Định dạng dữ liệu giao dịch gửi yêu cầu nộp báo cáo dữ liệu học bạ số

Để gửi thông tin giao dịch yêu cầu nộp báo cáo dữ liệu học bạ số từ các Sở GD&ĐT lên CSDL học bạ số Bộ GDĐT, các giao dịch cần phải tuân thủ quy định thống nhất về định dạng dữ liệu giao dịch truyền nhận.

- Đặc tả dữ liệu đầu vào của giao dịch được mô tả theo bảng dưới đây:

Hình 02: Mô tả cấu trúc dữ liệu đầu vào của giao dịch nộp dữ liệu học bạ

Tham số

Mô tả

Kiểu dữ liệu

Ràng buộc

Thông tin của đơn vị giao dịch được bao trong object {authenticationRequest}. Chi tiết như sau:

token

Đoạn mã bảo mật để xác thực phiên giao dịch

String

Bắt buộc

user_name

Thông tin tài khoản được cấp của đơn vị

String

Bắt buộc

password

Mật khẩu của đơn vị (sử dụng hàm băm SHA256)

String

Bắt buộc

ma_don_vi

Mã đơn vị

String

Bắt buộc

nam_hoc

Năm học

Number

Bắt buộc

messageid

ID gói tin

String

Bắt buộc

type

Loại gói tin

String

Bắt buộc

function

Mã chức năng

String

Bắt buộc

Thông tin dữ liệu học bạ số được nén và đóng gói trong tham số “content”. Chi tiết như sau:

content

Đoạn chuỗi mã hoá dữ liệu học bạ số

String

Bắt buộc

Mô tả chi tiết tham số “content”: Là đoạn chuỗi mã hoá dữ liệu của danh sách học bạ số:

- Mỗi học bạ chứa dữ liệu được quy định trong mục 4.5 Quy định về định dạng dữ liệu học bạ số.

- Danh sách học bạ số được nối với nhau trong 1 file xml. Thẻ gốc <DANH_SACH_HOC_BA>, chứa danh sách học bạ.

- Dữ liệu file xml này được xử lý “escape quote”, sau đó nén lại theo hàm mã hoá dữ liệu (trong Phụ lục 02 - Hướng dẫn hàm mã hoá dữ liệu truyền nhận)

- “Signature” là chữ ký số của tổ chức (CSGD/Sở GDĐT) - dùng để ký xác nhận điện tử mỗi giao dịch nộp học bạ.

Hình 03: Mô tả định dạng file xml chứa danh sách học bạ số

Đặc tả dữ liệu đầu ra:

Tham số

Mô tả

Kiểu dữ liệu

Ràng buộc

MessageId

ID gói tin

String

Bắt buộc

Error

Mã lỗi

String

Bắt buộc

ErrorDescription

Tiêu đề mã lỗi

String

Bắt buộc

ResponseCode

Mã phản hồi

String

Bắt buộc

ResponseDescription

Chi tiết phản hồi

String

Bắt buộc

5.3. Định dạng dữ liệu giao dịch truy vấn kết quả nộp báo cáo dữ liệu học bạ số

Đặc tả dữ liệu đầu vào:

Tham số

Mô tả

Kiểu dữ liệu

Ràng buộc

messageid

ID gói tin

String

Bắt buộc

ma_don_vi

Mã đơn vị

String

Bắt buộc

type

Mã chức năng

String

Bắt buộc

function

Loại chức năng

String

Bắt buộc

- Đặc tả dữ liệu đầu ra: Là danh sách trạng thái phê duyệt của từng học bạ số. Chi tiết như sau:

Tham số

Mô tả

Kiểu dữ liệu

Ràng buộc

ma_hoc_sinh

Mã học sinh

String

Bắt buộc

ten_hoc_sinh

Tên học sinh

String

Bắt buộc

so_cccd

Số căn cước công dân

String

Bắt buộc

ma_tra_cuu_uuid

Mã số tra cứu học bạ

String

Bắt buộc

trang_thai

Trạng thái phê duyệt học bạ

1 - phê duyệt

0 - từ chối

Number

Bắt buộc

error

Mã lỗi

String

Bắt buộc

error_field_title

Tiêu đề mã lỗi

String

Bắt buộc

error_description

Thông tin lỗi

String

Bắt buộc

5.4. Định dạng dữ liệu giao dịch đăng ký chứng thư số

- Đặc tả dữ liệu đầu vào:

Tham số

Mô tả

Kiểu dữ liệu

Ràng buộc

messageid

ID của gói tin

String

Bắt buộc

type

Loại gói tin

String

Bắt buộc

function

Mã chức năng

String

Bắt buộc

ma_don_vi

Mã đơn vị - là mã sở theo danh mục do Bộ GDĐT quy định (đang sử dụng trên CSDL : ngành)

String

Bắt buộc

serial_number

Serial của chứng thư số

String

Bắt buộc

ngay_hieu_luc

Ngày có hiệu lực của chứng thư số

Date

Bắt buộc

ma_kieu_chu_ky

Mã kiểu chứng thư số

String

Bắt buộc

nha_phat_hanh

Nhà phát hành chứng thư số

String

Bắt buộc

Danh mục “ma_kieu_chu_ky”:

▪ REMOTE_SIGNING: Chữ ký số Remote Signing

▪ USB_TOKEN: Chữ ký số USB Token

Dữ liệu trong danh mục “ma_kieu_chu_ky” sẽ có thể được bổ sung điều chỉnh thêm. Bộ sẽ cung cấp API trả về danh mục “ma_kieu_chu_ky” được mô tả trong các phiên bản tài liệu tiếp theo.

Danh mục “nha_phat_hanh” nhà cung cấp chứng thư số được bộ thông tin truyền thông cấp phép VD:

▪ VNPT: Nhà phát hành VNPT SMART CA

▪ BKAV: Nhà phát hành BKAV

▪ VIETTEL: Nhà phát hành VIETTEL VIETTEL CA - RS

▪ BAN_CO_YEU: Chữ ký số của Ban cơ yếu Chính phủ

Dữ liệu trong danh mục “nha_phat_hanh” sẽ có thể được bổ sung điều chỉnh thêm. Bộ sẽ cung cấp API trả về danh mục “nha_phat_hanh” được mô tả trong các phiên bản tài liệu tiếp theo.

Đặc tả dữ liệu đầu ra:

Tham số

Mô tả

Kiểu dữ liệu

Ràng buộc

messageid

ID gói tin

String

Bắt buộc

error

Mã lỗi

String

Bắt buộc

error_filed_title

Tiêu đề mã lỗi

String

Bắt buộc

error_description

Thông tin lỗi

String

Bắt buộc

5.5. Định dạng dữ liệu giao dịch truy vấn kết quả đăng ký chứng thư số

Đặc tả dữ liệu đầu vào:

Tham số

Mô tả

Kiểu dữ liệu

Ràng buộc

messageid

MessageId

String

Bắt buộc

ma_don_vi

Mã đơn vị

String

Bắt buộc

ma_nam_hoc

Mã năm học

Number

Bắt buộc

Đặc tả dữ liệu đầu ra:

Tham số

Tên thẻ

Kiểu dữ liệu

Ràng buộc

messageid

MessageId

String

Bắt buộc

ma_don_vi

Mã đơn vị

String

Bắt buộc

serial_number

Serial của chứng thư số

String

Bắt buộc

trang_thai_phe_duyet

Trạng thái phê duyệt của chứng thư số

1 - phê duyệt

0 - từ chối

Number

Bắt buộc

error

Mã lỗi

String

Bắt buộc

error_field_title

Tiêu đề mã lỗi

String

Bắt buộc

error_description

Thông tin lỗi

String

Bắt buộc

5.6. Quy định về dung lượng dữ liệu

- Dung lượng mỗi giao dịch tối đa cho phép là 10MB.

III. Hướng dẫn tạo lập và phát hành học bạ số tại địa phương

1. Khai báo và đăng ký chữ ký số của Cơ sở giáo dục

Các cơ sở giáo dục cần thực hiện việc khai báo và đăng ký chứng thư số (tổ chức) của đơn vị, gửi lên cấp quản lý trực tiếp (Phòng/Sở GDĐT) để kiểm tra và phê duyệt.

Chứng thư số được cấp quản lý (Phòng/Sở GDĐT) phê duyệt mới có đủ hiệu lực để ký phát hành học bạ tại địa phương.

Hệ thống CSDL học bạ số của địa phương kiểm tra, đối sánh thông tin chữ ký số sử dụng trong giao dịch (thẻ <Signature>) và chữ ký số phát hành (thẻ <KY_PHAT_HANH>) trong từng học bạ số đã phát hành với chứng thư số (tổ chức) đã được phê duyệt để kiểm tra tính hợp lệ của từng giao dịch/từng học bạ số.

Các bước thực hiện được mô tả trong bảng bên dưới:

Bước

Mô tả

Ràng buộc

1

Văn thư/quản trị viên nhà trường khai báo thông tin chứng thư số của đơn vị trên phần mềm quản lý học bạ số

Chứng thư số của đơn vị

2

CSGD gửi đăng ký chứng thư số của đơn vị lên CSDL quản lý học bạ số của cấp Sở/Phòng GDĐT[1]

Chứng thư số của đơn vị sẽ dùng để ký phát hành học bạ

3

Sở/Phòng GDĐT kiểm tra thông tin CKS của đơn vị

Chứng thư số của đơn vị sẽ dùng để ký phát hành học bạ

4

Sở/Phòng GDĐT phê duyệt CKS của đơn vị

Chứng thư số của đơn vị sẽ dùng để ký phát hành học bạ

Trạng thái phê duyệt chứng thư số

5

CSGD kiểm tra trạng thái phê duyệt, sẵn sàng sử dụng để ký số học bạ

Chứng thư số của đơn vị

2. Tạo lập và phát hành học bạ số

- Học bạ số được tạo lập tại các cơ sở giáo dục.

- Sở GDĐT các địa phương có trách nhiệm xây dựng CSDL quản lý học bạ tại địa phương để tiếp nhận, lưu trữ, quản lý dữ liệu gốc về học bạ số từ các cơ sở giáo dục.

- Mô hình tiếp nhận học bạ số của CSDL học bạ địa phương:

▪ Các cơ sở giáo dục có thể lựa chọn các đơn vị cung cấp dịch vụ phần mềm học bạ số khác nhau, cần đáp ứng theo các chuẩn học số của Bộ GDĐT, Sở GDĐT quy định.

▪ Sở GDĐT xây dựng hệ thống API tiếp nhận dữ liệu học bạ số từ các Cơ sở giáo dục theo hướng dẫn của Bộ GDĐT.

- Mô tả chi tiết quy trình tạo lập và phát hành học bạ số tại địa phương:

Mô tả chi tiết:

Bước

Nội dung

Thực hiện

Chi tiết/Dữ liệu

1

Nhà trường xác nhận hoàn thành tổng kết

Văn thư/quản trị viên

Dữ liệu tổng kết của học sinh

2

Khởi tạo học bạ số

Văn thư/quản trị viên

Chọn học sinh và thực hiện khởi tạo học bạ số

3

Kiểm tra dữ liệu học bạ

Giáo viên

Giáo viên thực hiện kiểm tra thông tin học bạ của học sinh được khởi tạo

4

Giáo viên ký duyệt

Giáo viên

Giáo viên thực hiện ký duyệt vào học bạ đã khởi tạo

5

Cán bộ quản lý nhà trường ký duyệt

Cán bộ quản lý nhà trường

Sau khi giáo viên đã ký duyệt, lãnh đạo nhà trường thực hiện ký duyệt học bạ số của học sinh.

6

Kiểm tra trạng thái phê duyệt chứng thư số của CSGD

Văn thư/quản trị viên

Chứng thư số của CSGD dùng để ký phát hành học bạ cần được đăng ký và phê duyệt từ đơn vị quản lý trực tiếp (Phòng/Sở GDĐT)

7

Ký số phát hành

Văn thư/quản trị viên

Ký số phát hành học bạ. Đây là chữ ký số (tổ chức) của cơ sở giáo dục.

Tham khảo mục 4.5 quy định về danh sách chữ ký số trong file học bạ số.

8

Xác nhận hoàn thành và gửi dữ liệu lên CSDL

Văn thư/quản trị viên

Xác nhận hoàn thành học bạ số và gửi dữ liệu học bạ số lên CSDL học bạ địa phương do Sở GDĐT quản lý

9

Tiếp nhận học bạ số

Sở GDĐT

Sở GDĐT tiếp nhận học bạ số từ các CSGD

Lưu trữ trên CSDL học bạ địa phương

10

Phát hành học bạ số

Sở GDĐT

Sở GDĐT lưu hành học bạ số trên CSDL quản lý học bạ của địa phương

11

Kiểm tra dữ liệu học bạ số được phát hành

Văn thư/quản trị viên

Kiểm tra dữ liệu học bạ số được phát hành

3. Thu hồi học bạ số

Các cơ sở giáo dục có trách nhiệm khởi tạo học bạ số và nộp dữ liệu về CSDL học bạ địa phương theo thời gian quy định của Bộ GDĐT, của Sở GDĐT. Sau khi nộp dữ liệu, nếu phát hiện có sai sót, học bạ cần thu hồi sẽ áp dụng theo luồng thu hồi học bạ số từ các cơ sở giáo dục lên Sở/Phòng GDĐT. Chi tiết luồng thu hồi như sau:

Các bước thực hiện được mô tả trong bảng bên dưới:

Bước

Nội dung

Thực hiện

Chi tiết/Dữ liệu

1

Cơ sở giáo dục lập danh sách học bạ số cần thu hồi

CSGD

Danh sách mã học bạ

2

Gửi yêu cầu thu hồi học bạ số lên CSDL học bạ số địa phương của Sở/Phòng GDĐT

CSGD

Danh sách học bạ số

3

Sở/Phòng GDĐT tiếp nhận yêu cầu, thực hiện kiểm tra xác minh

Sở/Sở GDĐT

Danh sách học bạ số

4

Sở/Phòng GDĐT phê duyệt yêu cầu thu hồi học bạ

Sở/Sở GDĐT

Danh sách học bạ số

5

Kiểm tra trạng thái phê duyệt thu hồi học bạ số

CSGD

Danh sách học bạ

6

CSGD thực hiện khởi tạo lại các học bạ

CSGD

Danh sách học bạ

4. Khai thác học bạ số tại địa phương

- Sở GDĐT ban hành hướng dẫn quy định khai thác học bạ số tại địa phương.

- Phân quyền các cán bộ, các đơn vị phòng/trường được phép truy cập CSDL học bạ số địa phương.

- Sở GDĐT quản lý học bạ số tại địa phương theo quy định chung của Bộ (tại mục 4. Quy định chung về các thành phần dữ liệu học bạ số), trong đó cung cấp API chia sẻ thông tin học bạ phục vụ giải quyết thủ tục hành chính liên quan tới học sinh (thông tin học bạ chia sẻ từ tỉnh này với tỉnh khác thông qua hệ thống đầu mối (Hub) của Bộ. Chi tiết mô hình và API chia sẻ được mô tả trong các phiên bản tài liệu tiếp theo). Chuẩn trao đổi, kết nối giữa hệ thống quản lý nhà trường của cơ sở giáo dục với CSDL học bạ của địa phương do địa phương quy định (trên cơ sở các quy định của Bộ GDĐT).

- Học bạ số có thể được khai thác sử dụng cho các nghiệp vụ:

▪ Chuyển trường học sinh

▪ Tuyển sinh đầu cấp

▪ Tra cứu, xác thực thông tin học bạ

IV. Mô hình luồng giao dịch với Kho học bạ số Bộ GDĐT

- Sở GDĐT có trách nhiệm xây dựng CSDL học bạ của địa phương, là CSDL gốc về quản lý học bạ. CSDL học bạ cho phép tiếp nhận học bạ từ các nhà trường.

- Sở GDĐT báo cáo toàn bộ dữ liệu về học bạ số về Bộ GDĐT.

- Các giao dịch báo cáo dữ liệu học bạ số cần được ký số giao dịch để đảm bảo bảo mật và lưu vết báo cáo. Sở GDĐT có nhiệm vụ đăng ký chứng thư số của đơn vị lên CSDL học bạ của Bộ.

1. Mô hình luồng đăng ký chứng thư số

- Các Sở GDĐT cần thực hiện khai báo và đăng ký chứng thư số của đơn vị lên Bộ GDĐT để kiểm tra và phê duyệt. Chữ ký số của Sở GDĐT sẽ dùng để ký xác thực điện tử cho mỗi giao dịch nộp dữ liệu học bạ số từ Sở về kho của Bộ GDĐT.

Các bước thực hiện được mô tả trong bảng bên dưới:

Bước

Nội dung

Chi tiết/Dữ liệu

1

Sở GDĐT nhập thông tin chứng thư số

Thông tin chứng thư số của CBNV Sở GDĐT

2

Gửi yêu cầu đăng ký chứng thư số

Thông tin tài khoản của CBNV Sở GDĐT

Thông tin chứng thư số

3

Kho học bạ số tiếp nhận yêu cầu xử lý

Thông tin tài khoản của Sở GDĐT

Thông tin chữ ký số giao dịch

4

Kho học bạ số phản hồi thông báo tiếp nhận yêu cầu cho Sở GDĐT

ID gói tin

Mã lỗi tiếp nhận

5

Sở GDĐT truy vấn trạng thái xử lý đăng ký chứng thư số

ID của gói tin

6

Kho học bạ kiểm tra thông tin truy vấn trạng thái phê duyệt chứng thư số

ID gói tin

Trạng thái phê duyệt chứng thư số

7

Kho học bạ phản hồi thông tin trạng thái phê duyệt chứng thư số

ID gói tin

Trạng thái phê duyệt chứng thư số

2. Mô hình luồng nộp báo cáo dữ liệu học bạ số

Các bước thực hiện được mô tả trong bảng bên dưới:

Bước

Nội dung

Chi tiết/Dữ liệu

1

Sở GDĐT xây dựng CSDL học bạ của địa phương, cho phép tiếp nhận, quản lý báo cáo dữ liệu học bạ từ các CSGD trên địa bàn

Thông tin chung học sinh

Thông tin quá trình học tập

Thông tin kết quả tổng kết

Chữ ký số của GVCN, CBQL, Nhà trường

2

Gửi yêu cầu nộp báo cáo dữ liệu học bạ số từ Sở GDĐT lên kho của Bộ GDĐT

Thông tin tài khoản của Sở GDĐT

Thông tin chữ ký số giao dịch

Danh sách học bạ số

Đặc tả chi tiết dữ liệu đầu vào tại mục 5.2

3

Kho học bạ số tiếp nhận yêu cầu xử lý

Thông tin tài khoản của Sở GDĐT

Thông tin chữ ký số giao dịch

Danh sách học bạ số

4

Kho học bạ số phản hồi thông báo tiếp nhận yêu cầu cho Sở GDĐT

ID gói tin

Mã lỗi tiếp nhận

5

Sở GDĐT truy vấn trạng thái xử lý phát hành học bạ số

ID của gói tin

6

Kho học bạ kiểm tra thông tin truy vấn trạng thái các mã học bạ

Danh sách học bạ

Trạng thái xử lý phát hành thành công/không thành công

7

Kho học bạ phản hồi thông tin trạng thái phát hành các học bạ

Danh sách học bạ

Trạng thái xử lý phát hành thành công/không thành công

3. Mô hình luồng thu hồi tại Kho học bạ số Bộ GDĐT

Trong trường hợp phát hiện có sai sót sau khi sở GDĐT đã nộp báo cáo dữ liệu học bạ về kho học bạ của Bộ GDĐT, sở GDĐT cần thực hiện thu hồi theo quy trình sau đây:

Bước

Nội dung

Thực hiện

Chi tiết/Dữ liệu

1

Cơ sở giáo dục lập danh sách học bạ số cần thu hồi

CSGD

Danh sách mã học bạ

2

Gửi yêu cầu thu hồi học bạ số lên CSDL học bạ số địa phương của Sở/Phòng GDĐT

CSGD

Danh sách học bạ số

3

Sở/Phòng GDĐT tiếp nhận yêu cầu, thực hiện kiểm tra xác minh

Sở GDĐT

Danh sách học bạ số

4

Sở/Phòng GDĐT phê duyệt yêu cầu thu hồi học bạ tại CSDL địa phương.

Gửi yêu cầu thu hồi lên Bộ GDĐT

Sở GDĐT

Danh sách học bạ số

5

Bộ GDĐT tiếp nhận yêu cầu, thực hiện kiểm tra xác minh

Bộ GDĐT

Danh sách học bạ số

6

Bộ GDĐT phê duyệt, thu hồi học bạ trên CSDL học bạ Bộ

Bộ GDĐT

Danh sách học bạ

7

Sở/Phòng GDĐT tiếp nhận trạng thái phê duyệt từ Bộ

Sở GDĐT

Danh sách học bạ

8

Kiểm tra trạng thái phê duyệt thu hồi học bạ số

CSGD

Danh sách học bạ

9

CSGD thực hiện khởi tạo lại các học bạ và gửi lại file học bạ mới

CSGD

Danh sách học bạ

PHỤ LỤC 01:

CẤU TRÚC THÔNG TIN HỌC BẠ SỐ BẬC TIỂU HỌC

Phân cấp thông tin

Ký hiệu trường dữ liệu

Kiểu dữ liệu

Đối tượng thông tin

Trường dữ liệu

Tiếng Việt

Tiếng Anh

Thông tin chung

Phiên bản

PHIEN_BAN

Chuỗi ký tự

String

Thông tư

THONG_TU

Chuỗi ký tự

String

Mã tra cứu

MA_TRA_CUU_UUID

Chuỗi ký tự

String

Tên năm học

TEN_NAM_HOC

Chuỗi ký tự

String

Mã sở giáo dục

MA_SO_GIAO_DUC

Chuỗi ký tự

String

Tên sở giáo dục

TEN_SO_GD

Chuỗi ký tự

String

Mã trường

MA_TRUONG

Chuỗi ký tự

String

Tên trường

TEN_TRUONG

Chuỗi ký tự

String

Tên quận huyện

TEN_QUAN_HUYEN

Chuỗi ký tự

String

Tên xã phường

TEN_XA_PHUONG

Chuỗi ký tự

String

Tên tỉnh thành phố

TEN_TINH_THANH_PHO

Chuỗi ký tự

String

Mã cấp học

MA_CAP_HOC

Chuỗi ký tự

String

Số sổ đăng bộ

SO_SO_DANG_BO

Chuỗi ký tự

String

Họ và tên

HO_VA_TEN

Chuỗi ký tự

String

Số CCCD

SO_CCCD

Chuỗi ký tự

String

Mã học sinh

MA_HOC_SINH

Chuỗi ký tự

String

Giới tính

GIOI_TINH

Chuỗi ký tự

String

Ngày sinh

NGAY_SINH

Chuỗi ký tự

String

Cân nặng

CAN_NANG

Chuỗi ký tự

String

Chiều cao

CHIEU_CAO

Chuỗi ký tự

String

Tổng số buổi nghỉ có phép

TONG_SO_BUOI_NGHI_CO_PHEP

Số

Number

Tổng số buổi nghỉ không phép

THONG_SO_BUOI_NGHI_KHONG_PHEP

Số

Number

Nơi sinh

NOI_SINH

Chuỗi ký tự

String

Quê quán

QUE_QUAN

Chuỗi ký tự

String

Chỗ ở hiện nay

CHO_O_HIEN_NAY

Chuỗi ký tự

String

Dân tộc

DAN_TOC

Chuỗi ký tự

String

Quốc tịch

QUOC_TICH

Chuỗi ký tự

String

Họ và tên cha

HO_VA_TEN_CHA

Chuỗi ký tự

String

Họ và tên mẹ

HO_VA_TEN_ME

Chuỗi ký tự

String

Họ và tên người giám hộ

HO_VA_TEN_NGUOI_GIAM_HO

Chuỗi ký tự

String

Tên giám hiệu ký học bạ

TEN_GIAM_HIEU_KY_HOC_BA

Chuỗi ký tự

String

Số CCCD giám hiệu ký học bạ

SO_CCCD_GIAM_HIEU_KY_HOC_BA

Chuỗi ký tự

String

Địa danh phát hành học bạ

DIA_DANH_PHAT_HANH_HOC_BA

Chuỗi ký tự

String

Ngày tạo học bạ

NGAY_TAO_HOC_BA

Chuỗi ký tự

String

Ngày ký phát hành học bạ

NGAY_KY_PHAT_HANH_HOC_BA

Chuỗi ký tự

String

Ngày ghi học bạ

NGAY_GHI_HOC_BA

Chuỗi ký tự

String

Chức vụ giám hiệu ký học bạ

CHUC_VU_GIAM_HIEU_KY_HOC_BA

Chuỗi ký tự

String

Tên giáo viên chủ nhiệm

TEN_GIAO_VIEN_CHU_NHIEM

Chuỗi ký tự

String

Số CCCD giáo viên chủ nhiệm

SO_CCCD_GIAO_VIEN_CHU_NHIEM

Chuỗi ký tự

String

Mã khối

MA_KHOI

Chuỗi ký tự

String

Tên lớp

TEN_LOP

Chuỗi ký tự

String

Quá trình học tập

Năm học

NAM_HOC

Chuỗi ký tự

String

Tên lớp

TEN_LOP

Chuỗi ký tự

String

Tên trường

TEN_TRUONG

Chuỗi ký tự

String

Ngày trạng thái chuyển đến

NGAY_TRANG_THAI_CHUYEN_DEN

Chuỗi ký tự

String

Tổng kết

Kết quả xếp loại

KET_QUA_XEP_LOAI

Chuỗi ký tự

String

Nội dung được lên lớp

NOI_DUNG_DUOC_LEN_LOP

Chuỗi ký tự

String

Được lên lớp

IS_LEN_LOP

Chuỗi ký tự

String

Nội dung không được lên lớp

NOI_DUNG_KHONG_DUOC_LEN_LOP

Chuỗi ký tự

String

Đã hoàn thành chương trình lớp học

IS_HOAN_THANH_CHUONG_TRINH_LOP_HOC

Chuỗi ký tự

String

Đã hoàn thành chương trình tiểu học

IS_HOAN_THANH_CHUONG_TRINH_TIEU_HOC

Chuỗi ký tự

String

Nội dung khen thưởng

NOI_DUNG_KHEN_THUONG

Chuỗi ký tự

String

Nội dung khen thưởng đột xuất

NOI_DUNG_KHEN_THUONG_DOT_XUAT

Chuỗi ký tự

String

Nhận xét giáo viên chủ nhiệm

NHAN_XET_GVCN

Chuỗi ký tự

String

Nhận xét hiệu trưởng

NHAN_XET_HIEU_TRUONG

Chuỗi ký tự

String

Bảng điểm

Mã môn học

MA_MON_HOC

Chuỗi ký tự

String

Tên môn học

TEN_MON_HOC

Chuỗi ký tự

String

Nhận xét giáo viên

NHAN_XET_GV

Chuỗi ký tự

String

Mức đạt được

MUC_DAT_DUOC

Chuỗi ký tự

String

Điểm kiểm tra định kỳ

DIEM_KIEM_TRA_DINH_KY

Chuỗi ký tự

String

Tên giáo viên bộ môn

TEN_GIAO_VIEN_BO_MON

Chuỗi ký tự

String

Đánh giá năng lực phẩm chất

Năng lực tự chủ tự học

NANG_LUC_TU_CHU_TU_HOC

Chuỗi ký tự

String

Năng lực giao tiếp hợp tác

NANG_LUC_GIAO_TIEP_HOC_TAC

Chuỗi ký tự

String

Năng lực giải quyết vấn đề sáng tạo

NANG_LUC_GIAI_QUYET_VAN_DE_SANG_TAO

Chuỗi ký tự

String

Năng lực ngôn ngữ

NANG_LUC_NGON_NGU

Chuỗi ký tự

String

Năng lực tính toán

NANG_LUC_TINH_TOAN

Chuỗi ký tự

String

Năng lực khoa học

NANG_LUC_KHOA_HOC

Chuỗi ký tự

String

Năng lực công nghệ

NANG_LUC_CONG_NGHE

Chuỗi ký tự

String

Năng lực tin học

NANG_LUC_TIN_HOC

Chuỗi ký tự

String

Năng lực thẩm mĩ

NANG_LUC_THAM_MI

Chuỗi ký tự

String

Năng lực thể chất

NANG_LUC_THE_CHAT

Chuỗi ký tự

String

Phẩm chất yêu nước

PHAM_CHAT_YEU_NUOC

Chuỗi ký tự

String

Phẩm chất nhân ái

PHAM_CHAT_NHAN_AI

Chuỗi ký tự

String

Phẩm chất chăm chỉ

PHAM_CHAT_CHAM_CHI

Chuỗi ký tự

String

Phẩm chất trung thực

PHAM_CHAT_TRUNG_THUC

Chuỗi ký tự

String

Phẩm chất trách nhiệm

PHAM_CHAT_TRACH_NHIEM

Chuỗi ký tự

String

Nhận xét phẩm chất

NHAN_XET_PHAM_CHAT

Chuỗi ký tự

String

Nhận xét năng lực chung

NHAN_XET_NANG_LUC_CHUNG

Chuỗi ký tự

String

Nhận xét năng lực đặc thù

NHAN_XET_NANG_LUC_DAC_THU

Chuỗi ký tự

String

Danh sách thông tin ký

Giáo viên chủ nhiệm

GVCN

Ngày ký

GVCN/NGAY_KY

Chuỗi ký tự

String

Số CCCD

GVCN/SO_CCCD

Chuỗi ký tự

String

Cán bộ quản lý

CBQL

Ngày ký

CBQL/NGAY_KY

Chuỗi ký tự

String

Số CCCD

CBQL/SO_CCCD

Chuỗi ký tự

String

Thông tin ký số phát hành của cơ sở giáo dục

KY_PHAT_HANH

Ngày ký

KY_PHAT_HANH/NGAY_KY

Chuỗi ký tự

String

Thông tin chữ ký số

Chữ ký số

Signature

Chuỗi ký tự

String

Dữ liệu được Ký số và chỉ ra thuật toán được sử dụng trong thành phần SignedInfo.

SignedInfo

Chuỗi ký tự

String

Giá trị của chữ ký số, nó được mã hóa ở dạng base64

SignatureValue

Chuỗi ký tự

String

Khóa cho người nhận, thường sử dụng chứng thư số X.509. KeyInfo (thông tin khóa) là một thành phần cho phép người nhận tìm kiếm khóa xác thực chữ ký số. KeyInfo có thể chứa các khóa, các tên, các chứng thư số và các thông tin quản lý khóa công khai.

KeyInfo

Chuỗi ký tự

String

X509Data

Chuỗi ký tự

String

X509Certificate

Chuỗi ký tự

String

Ví dụ minh họa học bạ số dưới dạng XML như trong tệp đính kèm dưới đây:

PHỤ LỤC 02:

HƯỚNG DẪN HÀM MÃ HOÁ DỮ LIỆU TRUYỀN NHẬN



[1] Việc tổ chức thực hiện tiếp nhận, kiểm tra, phê duyệt chứng thư số do Sở GDĐT phân công thực hiện

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Công văn 1396/BGDĐT-GDTH ngày 27/03/2024 triển khai thí điểm Học bạ số do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


775

DMCA.com Protection Status
IP: 3.144.119.149
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!