BỘ KẾ HOẠCH
VÀ ĐẦU TƯ
-------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 1782/BKHĐT-KTĐPLT
V/v
Sơ kết đánh giá Chương trình mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội các vùng
giai đoạn 2016-2020.
|
Hà Nội,
ngày 21 tháng 3 năm 2019
|
Kính gửi: Ủy ban nhân
dân các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.
Khoản 2, Điều 80, Luật
Đầu tư công
quy định đối với Chương trình đầu tư công phải thực hiện đánh giá giữa kỳ
hoặc giai đoạn. Đồng thời tại khoản 7, Điều 1, Quyết định số
1256/QĐ-TTg ngày 21/8/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương
trình mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội các vùng giai đoạn 2016 - 2020 (sau
đây gọi là Chương trình) quy định tổ chức sơ kết, đánh giá kết quả thực hiện Chương
trình.
Tại Thông báo kết luận số 458/TB-KTNN
ngày 20/9/2018, Kiểm toán Nhà nước đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư: “tổ chức
sơ kết đánh giá tình hình thực hiện mục tiêu của Chương trình mục tiêu phát triển
kinh tế - xã hội các vùng giai đoạn 2016 - 2020 trên toàn quốc”. Tại văn bản
số 541/VPCP-KTTH ngày 18/01/2019 của Văn phòng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính
phủ Vương Đình Huệ đã giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư: “chủ trì phối hợp với
các cơ quan liên quan sơ kết đánh giá việc triển khai Chương trình tại Quyết định
số 1256/QĐ-TTg ngày 21/8/2017 của
Thủ tướng Chính phủ; trên cơ sở đó, đề xuất báo cáo Thủ tướng Chính phủ phương
án xử lý
phù
hợp theo đúng quy định”.
Căn cứ các nội dung nêu trên, Bộ Kế hoạch
và Đầu tư đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực
hiện sơ kết, đánh giá tình hình thực hiện Chương trình theo đề cương và phụ biểu kèm theo
và gửi về Bộ Kế hoạch và Đầu tư trước ngày 30/3/2019 để tổng hợp, báo cáo Thủ
tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
(Bản mềm xin gửi về địa chỉ email: diaphuong@mpi.gov.vn. Mọi thông
tin xin liên hệ Vụ Kinh tế địa phương và lãnh thổ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Điện
thoại 08044779).
Bộ Kế hoạch và Đầu tư mong nhận được sự
hợp tác của Quý Ủy ban./.
Nơi nhận:
- Như trên;
- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ trưởng (để b/c);
- Thứ trưởng Lê Quang Mạnh;
- Kiểm toán nhà nước;
- Sở KHĐT các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Các Vụ: THKTQD, KTDV, KHGDTNMT (để có báo cáo);
- Lưu: VT, Vụ KTĐP<,
|
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Nguyễn Đức Trung
|
ĐỀ CƯƠNG
SƠ KẾT ĐÁNH
GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN KT-XH CÁC VÙNG GIAI ĐOẠN
2016-2020
I. Đánh giá những kết quả đạt được
trong thực hiện CTMT phát triển KT-XH các vùng giai đoạn 2016-2020
1. Về ban hành
các giải pháp, chính sách thực hiện Chương trình:
- Về ban hành giải pháp, chính sách ở cấp Trung
ương.
+ Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
+ Chính phủ và các Bộ, ngành Trung
ương.
- Về ban hành giải pháp, chính sách ở cấp địa
phương.
- Về ban hành nhóm các giải pháp: giải pháp về
chính sách thực hiện1, giải pháp về nguồn lực2, giải
pháp về thực hiện, quản lý, giám sát Chương trình3, giải
pháp về hợp tác quốc tế.
- Sự phù hợp của các chính sách ban
hành đối với các mục tiêu, nhiệm vụ, đối tượng và phạm vi thực hiện Chương
trình phê duyệt tại Quyết định số 1256/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
2. Về huy động và
phân bổ nguồn lực thực hiện Chương trình:
2.1. Về huy động nguồn lực
thực hiện Chương trình giai đoạn 2016-2020, tổng nguồn vốn
đầu tư thực hiện Chương trình, trong đó:
- Vốn trong nước:
+ Nguồn vốn NSTW hỗ trợ (số liệu theo
các Quyết định giao Kế hoạch đầu tư công trung hạn của Thủ tướng Chính phủ và Bộ
Kế hoạch và Đầu tư).
+ Nguồn vốn huy động khác:
Nguồn lực từ ngân sách địa phương.
Nguồn lực từ các nguồn ngoài
ngân sách Nhà nước.
- Vốn ngoài nước (nếu có).
Đánh giá chung về khả năng cân đối nguồn
lực hàng năm và giai đoạn trong giai đoạn 2016-2019 cũng như dự kiến cả giai đoạn
2016-2020 so với mục tiêu của Chương trình, khả năng huy động các nguồn lực
khác để bổ sung cho Chương trình.
2.2. Về kết quả
phân bổ các nguồn lực của Chương
trình giai đoạn 2016- 2019, phân loại theo:
Theo ngành, lĩnh vực (giao thông, thủy
lợi, giáo dục đào tạo, quản lý nhà nước ...): số dự án, số vốn.
Theo quy mô dự án: dự án nhóm A, nhóm
B, nhóm C...: số dự
án, số vốn.
Theo tính chất dự án: dự án chuyển tiếp
giai đoạn 2011 -
2015,
dự án khởi công mới giai đoạn 2016-2020, dự án chuẩn bị đầu tư: số dự án, số vốn.
Đánh giá chung về việc triển khai phân
bổ nguồn lực Chương trình, so sánh với giai đoạn 2011-2015.
II. Đánh giá tình hình
thực hiện Chương trình trong giai đoạn 2016-2018 và dự kiến 2016-2020.
1. Về nguồn lực huy động
thực hiện Chương trình.
- Số vốn đã huy động thực hiện Chương
trình trong giai đoạn 2016-2019 và dự kiến 2016-2020 so với mục tiêu đã được
phê duyệt.
- Kết quả giải ngân thực tế giai đoạn
2016-2018 và dự kiến năm 2019.
- Nhu cầu vốn còn lại của Chương trình trong
năm 2020 và dự kiến giai đoạn sau 2020.
2. Về tổ chức thực
hiện Chương trình:
Phối hợp với các bộ, ngành hướng dẫn
các tổ chức, cá nhân thực hiện Chương trình.
Tổ chức tập huấn để nâng cao năng lực
cho các cơ quan, tổ chức và cán bộ liên quan trong việc quản lý, sử dụng nguồn
vốn của Chương trình.
Nghiên cứu sửa đổi, bổ sung hoặc đề xuất
các chính sách đảm bảo thực hiện các mục tiêu của Chương trình.
Kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện
chương trình, tình hình báo cáo thực hiện Chương trình.
Quản lý, đánh giá, nghiệm thu kết quả
thực hiện các dự án thuộc Chương trình do địa phương quản lý.
Tổ chức vận hành khai thác, sử dụng và
bố trí kinh phí duy tu, bảo dưỡng công trình.
3. Về các mục tiêu
và kết quả đạt được.
3.1. Đánh giá mục tiêu tổng quát của Chương
trình ở từng địa phương.
3.2. Đánh giá mục tiêu cụ thể.
Số dự án hoàn thành trong giai đoạn 2016-2018
(số dự án đã được đưa vào sử dụng, số dự án đã quyết toán), năng lực tăng thêm.
Số dự án hoàn thành dự kiến trong giai
đoạn 2016-2020, năng lực tăng thêm dự kiến.
Số vốn hoàn trả được ứng trước ngân
sách trung ương, số nợ đọng xây dựng cơ bản được xử lý trong giai đoạn
2016-2019 và dự kiến 2016-2020.
Số dự án dự kiến phải chuyển tiếp sang
giai đoạn 2021-2025, số vốn dự kiến phải tiếp tục bố trí sau giai đoạn 2020.
3.3. Đánh giá theo đối tượng.
Đánh giá sự phù hợp của các dự án đã
có trong Chương trình với đối tượng của Chương trình tại điểm 3,
Điều 1, Quyết định số 1256/QĐ-TTg ngày 21/8/2017 của Thủ tướng Chính phủ.
3.4. Đánh giá tình hình thực hiện so với
ý kiến của các cơ quan thanh tra, kiểm tra, giám sát Chương trình: Kiểm toán
Nhà nước, Thanh tra..ý kiến bổ
sung khác.
III. Những khó khăn và nguyên nhân
1. Những khó khăn, vướng mắc trong thực
hiện Chương trình trong kế hoạch đầu tư công giai đoạn 2016-2020.
2. Những khó khăn, vướng mắc triển
khai kết luận của Kiểm toán nhà nước đối với Chương trình4.
3. Nguyên nhân: nguyên nhân khách
quan, chủ quan và các nguyên nhân khác.
IV. Kiến nghị và đề xuất
1. Đối với Chính phủ, Bộ, ngành Trung
ương:
Kiến nghị cho giai đoạn 2019-2020
- Những giải pháp cần thiết để tổ chức
thực hiện Chương trình.
- Đề xuất việc điều chỉnh Chương trình
(nếu cần thiết).
- Kiến nghị đối với ý kiến của Kiểm
toán Nhà nước.
Kiến nghị cho giai đoạn sau 2020
2. Đối với địa phương.
3. Các kiến nghị đề xuất khác.
FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN
|