ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐIỆN BIÊN
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 1072/QĐ-UBND
|
Điện Biên, ngày
27 tháng 5 năm 2025
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ
VIỆC CÔNG BỐ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH NỘI BỘ GIỮA CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC
LĨNH VỰC GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP VÀ LĨNH VỰC CHẾ ĐỘ, CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NHÀ GIÁO
THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CỦA SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH ĐIỆN
BIÊN
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐIỆN BIÊN
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày
19 tháng 02 năm 2025;
Căn cứ Quyết định số 1085/QĐ-TTg ngày 15 tháng 9
năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ Ban hành Kế hoạch rà soát, đơn giản hóa thủ tục
hành chính nội bộ trong hệ thống hành chính nhà nước giai đoạn 2022-2025;
Căn cứ các Quyết định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục
và Đào tạo: số 1280/QĐ-BGDĐT ngày 12 tháng 5 năm
2025 về việc công bố thủ tục hành chính nội bộ trong hệ thống hành chính nhà nước
lĩnh vực chế độ, chính sách đối với nhà giáo thuộc phạm vi chức năng quản lý của
Bộ Giáo dục và Đào tạo; số 1284/QĐ-BGDĐT ngày 13 tháng 5 năm 2025 về việc công
bố thủ tục hành chính nội bộ trong hệ thống hành chính nhà nước lĩnh vực giáo dục
nghề nghiệp thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo
tại Tờ trình số 1456/TTr-SGDĐT ngày 22/5/2025.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này thủ tục hành chính nội bộ giữa
các cơ quan hành chính nhà nước lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp và lĩnh vực chế độ,
chính sách đối với nhà giáo thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Sở
Giáo dục và Đào tạo tỉnh Điện Biên (có Danh mục và nội dung cụ thể kèm
theo).
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ
ngày ký.
Bãi bỏ 06 thủ tục hành chính đã công
bố tại Quyết định số 598/QĐ-UBND ngày 26/3/2025 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân về
việc công bố Danh mục thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung lĩnh vực giáo dục nghề
nghiệp thuộc phạm vi, chức năng quản lý của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Điện
Biên (có Danh mục thủ tục hành chính bãi bỏ kèm theo).
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy
ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo,
Giám đốc Sở Nội vụ; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, địa phương và các tổ chức,
cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Cục Kiểm soát TTHC (VP CP);
- HTTT giải quyết TTHC tỉnh (Sở KH&CN);
- Cổng Thông tin điện tử tỉnh;
- Lưu: VT, KSTT(NTVA).
|
CHỦ TỊCH
Lê Thành Đô
|
DANH MỤC VÀ NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH NỘI BỘ LĨNH
VỰC GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP VÀ LĨNH VỰC CHẾ ĐỘ, CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NHÀ GIÁO THUỘC
PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CỦA SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH ĐIỆN BIÊN
(Kèm
theo Quyết định số: 1072/QĐ-UBND ngày 27 tháng 5 năm 2025
của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên)
PHẦN I. DANH
MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
1. Danh mục
thủ tục hành chính nội bộ giữa các cơ quan hành chính nhà nước lĩnh vực Giáo dục
nghề nghiệp, lĩnh vực Chế độ, chính sách đối với nhà giáo
STT
|
Tên thủ tục
hành chính
|
Cơ quan thực hiện
|
I
|
Lĩnh vực Giáo dục nghề nghiệp
|
1
|
Thành lập hội đồng trường cao đẳng công lập trực
thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
|
UBND tỉnh
|
2
|
Thay thế chủ tịch, thư ký, thành viên hội đồng
trường cao đẳng công lập trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
|
UBND tỉnh
|
3
|
Miễn nhiệm, cách chức chủ tịch, thư ký, thành
viên hội đồng trường cao đẳng công lập trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
|
UBND tỉnh
|
4
|
Thành lập hội đồng trường trung cấp công lập
|
Sở Giáo dục và Đào tạo; UBND tỉnh
|
5
|
Thay thế chủ tịch, thư ký, thành viên hội đồng
trường trung cấp công lập
|
Sở Giáo dục và Đào tạo; UBND tỉnh
|
6
|
Miễn nhiệm, cách chức chủ tịch, thư ký, thành
viên hội đồng trường trung cấp công lập
|
Sở Giáo dục và Đào tạo; UBND tỉnh
|
II
|
Lĩnh vực Chế độ, chính sách đối với nhà giáo
|
7
|
Xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giảng viên
cao đẳng sư phạm chính (hạng II)
|
Sở Giáo dục và Đào tạo; Sở Nội vụ; UBND tỉnh
|
8
|
Xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giảng viên
cao đẳng sư phạm cao cấp (hạng I)
|
Sở Giáo dục và Đào tạo; Sở Nội vụ; UBND tỉnh
|
9
|
Xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giảng viên
chính (hạng II)
|
Sở Giáo dục và Đào tạo; Sở Nội vụ; UBND tỉnh
|
10
|
Xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giảng viên
cao cấp (hạng I)
|
Sở Giáo dục và Đào tạo; Sở Nội vụ; UBND tỉnh
|
2. Danh mục
thủ tục hành chính bị bãi bỏ
STT
|
Mã thủ tục hành chính
|
Tên thủ tục hành chính
|
1
|
1.010587.000.00.00.H18
|
Thành lập hội đồng trường cao đẳng công lập trực
thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
|
2
|
1.010588.000.00.00.H18
|
Thay thế chủ tịch, thư ký, thành viên hội đồng
trường cao đẳng công lập trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
|
3
|
1.010589.000.00.00.H18
|
Miễn nhiệm, cách chức chủ tịch, thư ký, thành
viên hội đồng trường cao đẳng công lập trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
|
4
|
1.010590.000.00.00.H18
|
Thành lập hội đồng trường trung cấp công lập
|
5
|
1.010591.000.00.00.H18
|
Thay thế chủ tịch, thư ký, thành viên hội đồng
trường trung cấp công lập
|
6
|
1.010592.000.00.00.H18
|
Miễn nhiệm, cách chức chủ tịch, thư ký, thành
viên hội đồng trường trung cấp công lập
|
PHẦN II. NỘI
DUNG CỤ THỂ CỦA TỪNG THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
A. LĨNH VỰC
GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP
1. Thủ tục
thành lập hội đồng trường cao đẳng công lập trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
1.1. Trình tự thực hiện
1.1.1. Thành lập hội đồng trường nhiệm kỳ đầu
tiên
Bước 1: Xác định số lượng, cơ cấu thành viên hội đồng
trường
Hiệu trưởng hoặc người được giao quản lý, phụ
trách, điều hành trường tổ chức và chủ trì cuộc họp gồm các phó hiệu trưởng, bí
thư tổ chức Đảng, chủ tịch công đoàn, bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí
Minh, đại diện nhà giáo và một số phòng, khoa, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch
vụ của trường (nếu có) để xác định số lượng và cơ cấu thành viên hội đồng trường.
Bước 2: Bầu đại diện tham gia hội đồng trường
Các tổ chức theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều
11 Luật Giáo dục nghề nghiệp tổ chức cuộc họp của tổ chức mình để bầu đại diện
tham gia hội đồng trường.
Bước 3: Đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh cử đại diện
tham gia hội đồng trường.
Bước 4: Bầu chủ tịch hội đồng trường, thư ký hội đồng
trường
Hiệu trưởng hoặc người được giao quản lý, phụ
trách, điều hành trường tổ chức và chủ trì cuộc họp bầu chủ tịch, thư ký hội đồng
trường.
Bước 5: Quyết định thành lập hội đồng trường
- Trên cơ sở quyết nghị tại cuộc họp xác định số lượng,
cơ cấu thành viên hội đồng trường, cuộc họp bầu chủ tịch, thư ký hội đồng trường,
hiệu trưởng hoặc người được giao quản lý, phụ trách, điều hành trường gửi hồ sơ
tới Ủy ban nhân dân tỉnh đề nghị thành lập hội đồng trường.
- Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ
hồ sơ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định thành lập hội đồng trường. Quyết
định thành lập hội đồng trường phải ghi rõ chức danh của các thành viên trong hội
đồng trường. Trường hợp không quyết định thành lập hội đồng trường phải có văn
bản trả lời và nêu rõ lý do.
1.1.2. Thành lập hội đồng trường nhiệm kỳ kế
tiếp
Trước khi hết nhiệm kỳ 03 (ba) tháng, chủ tịch hội
đồng trường đương nhiệm thực hiện các nội dung sau:
Bước 1: Xác định số lượng, cơ cấu thành viên hội đồng
trường
Chủ tịch hội đồng trường đương nhiệm tổ chức họp để
xác định số lượng, cơ cấu thành viên hội đồng trường.
Bước 2: Bầu đại diện tham gia hội đồng trường
Chủ tịch hội đồng trường đương nhiệm đề nghị các tổ
chức theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 11 Luật Giáo dục nghề nghiệp tổ chức
cuộc họp của tổ chức mình để bầu đại diện tham gia hội đồng trường.
Bước 3: Đề nghị UBND tỉnh cử đại diện tham gia hội
đồng trường.
Bước 4: Bầu chủ tịch hội đồng trường, thư ký hội đồng
trường.
Bước 5: Quyết định thành lập hội đồng trường
Hội đồng trường đương nhiệm gửi hồ sơ tới Ủy ban
nhân dân tỉnh đề nghị thành lập hội đồng trường.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định thành lập
hội đồng trường nhiệm kỳ kế tiếp theo. Quyết định thành lập hội đồng trường phải
ghi rõ chức danh của các thành viên trong hội đồng trường. Trường hợp không quyết
định thành lập hội đồng trường phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
1.2. Cách thức thực hiện: Gửi hồ sơ qua dịch
vụ công trực tuyến hoặc qua bưu điện hoặc gửi trực tiếp.
1.3. Thành phần, số lượng hồ sơ
1.3.1. Thành phần hồ sơ
- Văn bản của trường cao đẳng đề nghị thành lập hội
đồng trường nhiệm kỳ đầu tiên hoặc nhiệm kỳ kế tiếp (Mẫu số 01 Phụ lục ban hành
kèm theo Thông tư số 15/2021/TT-BLĐTBXH).
Văn bản cử đại diện tham gia hội đồng trường của
các tổ chức quy định tại điểm a khoản 3 Điều 11 Luật Giáo dục nghề nghiệp.
- Văn bản cử đại diện tham gia hội đồng trường của Ủy
ban nhân dân tỉnh.
- Biên bản họp bầu hội đồng trường (Mẫu số 02 Phụ lục
ban hành kèm theo Thông tư số 15/2021/TT-BLĐTBXH).
- Bản sao văn bằng, chứng chỉ của người được đề nghị
giữ chức danh chủ tịch hội đồng trường.
1.3.2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
1.4. Thời hạn giải quyết: 15 ngày làm việc kể
từ ngày nhận đủ hồ sơ.
1.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Trường
cao đẳng công lập trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh.
1.6. Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Ủy
ban nhân dân tỉnh.
1.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết
định thành lập hội đồng trường cao đẳng công lập trong đó ghi rõ chức danh và
nhiệm vụ của các thành viên trong hội đồng trường.
1.8. Lệ phí: Không.
1.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai
- Văn bản của trường cao đẳng đề nghị thành lập hội
đồng trường nhiệm kỳ đầu tiên (Mẫu số 01 Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số
15/2021/TT-BLĐTBXH, được sửa đổi, bổ sung bởi Mẫu số 35 ban hành kèm theo Thông
tư số 08/2023/TT-BLĐTBXH có hiệu lực từ ngày 12/10/2023).
- Văn bản của hội đồng trường đề nghị thành lập hội
đồng trường nhiệm kỳ kế tiếp (Mẫu số 01 Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số
15/2021/TT-BLĐTBXH).
- Biên bản họp bầu hội đồng trường (Mẫu số 02 Phụ lục
ban hành kèm theo Thông tư số 15/2021/TT-BLĐTBXH).
1.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành
chính
- Hội đồng trường có số lượng thành viên là số lẻ,
gồm: Chủ tịch, thư ký và các thành viên.
- Thành phần tham gia hội đồng trường theo quy định
tại điểm a khoản 3 Điều 11 Luật Giáo dục nghề nghiệp, gồm:
+ Hiệu trưởng, các phó hiệu trưởng, bí thư tổ chức
đảng cơ sở, chủ tịch công đoàn, bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, đại
diện nhà giáo và một số đơn vị phòng, khoa, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ
của nhà trường (nếu có);
+ Đại diện Ủy ban nhân dân tỉnh;
- Thành viên hội đồng trường là đại diện Ủy ban
nhân dân tỉnh phải đáp ứng điều kiện:
+ Đang hoạt động trong lĩnh vực khoa học, công nghệ,
sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của nhà trường.
+ Không có quan hệ bố, mẹ, vợ, chồng, con, anh, chị,
em ruột với các thành viên khác trong hội đồng trường.
- Chủ tịch hội đồng trường không là hiệu trưởng và
được bầu trong số các thành viên của hội đồng trường theo nguyên tắc đa số, bỏ
phiếu kín và được trên 50% tổng số thành viên của hội đồng trường đồng ý và phải
đáp ứng tiêu chuẩn sau:
+ Có phẩm chất, đạo đức tốt, đã có ít nhất là 05
năm làm công tác giảng dạy hoặc tham gia quản lý giáo dục nghề nghiệp.
+ Có bằng thạc sỹ trở lên.
+ Đã qua đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lý
giáo dục nghề nghiệp.
+ Có đủ sức khỏe; bảo đảm độ tuổi để tham gia ít nhất
một nhiệm kỳ.
- Thư ký hội đồng trường do chủ tịch hội đồng trường
giới thiệu trong số các thành viên của hội đồng trường và được hội đồng trường
thông qua với trên 50% tổng số thành viên của hội đồng trường đồng ý và không
kiêm nhiệm chức vụ hiệu trưởng hoặc phó hiệu trưởng.
1.11. Căn cứ pháp lý
- Luật Giáo dục nghề nghiệp.
- Nghị quyết số 190/2025/QH15 ngày 19 tháng 02 năm
2025 của Quốc hội quy định về xử lý một số vấn đề liên quan đến sắp xếp tổ chức
bộ máy nhà nước.
- Thông tư số 15/2021/TT-BLĐTBXH ngày 21 tháng 10
năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định Điều lệ trường
cao đẳng.
- Thông tư số 08/2023/TT-BLĐTBXH ngày 29 tháng 8
năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội sửa đổi, bổ sung, bãi
bỏ một số điều của các Thông tư, Thông tư liên tịch có quy định liên quan đến
việc nộp, xuất trình sổ hộ khẩu giấy, sổ tạm trú giấy hoặc giấy tờ có yêu cầu
xác nhận nơi cư trú khi thực hiện thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực quản lý nhà
nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
2. Thủ tục thay thế chủ tịch,
thư ký, thành viên hội đồng trường cao đẳng công lập trực thuộc Ủy ban nhân dân
cấp tỉnh
2.1. Trình tự thực hiện
Bước 1: Hội đồng trường đương nhiệm tổ chức họp,
quyết nghị việc thay thế chủ tịch, thư ký và thành viên hội đồng trường.
Bước 2: Hội đồng trường quyết nghị việc thay thế chủ
tịch, thư ký và thành viên hội đồng trường bảo đảm cơ cấu, thành phần theo quy
định.
Bước 3: Đề nghị bổ sung, kiện toàn hội đồng trường
Trên cơ sở kết quả họp hội đồng trường, quyết nghị
về việc thay thế thành viên hội đồng trường, hội đồng trường đương nhiệm đề nghị
cơ quan chủ quản trường bổ sung, kiện toàn hội đồng trường bảo đảm cơ cấu,
thành phần theo quy định.
Bước 4: Bổ sung, kiện toàn hội đồng trường
- Hội đồng trường đương nhiệm gửi hồ sơ tới UBND tỉnh
bổ sung, kiện toàn hội đồng trường.
- Chủ tịch UBND tỉnh quyết định thay thế chủ tịch,
thư ký, thành viên hội đồng trường. Trường hợp không đồng ý phải có văn bản trả
lời và nêu rõ lý do.
2.2. Cách thức thực hiện: Gửi hồ sơ qua dịch
vụ công trực tuyến hoặc qua bưu điện hoặc gửi trực tiếp.
2.3. Thành phần, số lượng hồ sơ
2.3.1. Thành phần hồ sơ
- Văn bản của hội đồng trường đề nghị thay thế chủ
tịch, thư ký, thành viên hội đồng trường (Mẫu số 03 Phụ lục ban hành kèm theo
Thông tư số 15/2021/TT-BLĐTBXH).
- Biên bản họp hội đồng trường về việc thay thế chủ
tịch, thư ký, thành viên hội đồng trường (Mẫu số 04 Phụ lục ban hành kèm theo
Thông tư số 15/2021/TT-BLĐTBXH).
- Trường hợp thay thế chủ tịch hội đồng trường thì
bổ sung bản sao văn bằng, chứng chỉ của người được đề nghị giữ chức danh chủ tịch
hội đồng trường.
2.3.2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ
2.4. Thời hạn giải quyết: 15 ngày làm việc kể
từ ngày nhận đủ hồ sơ.
2.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Trường
cao đẳng công lập trực thuộc UBND tỉnh.
2.6. Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Ủy
ban nhân dân tỉnh.
2.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết
định thay thế chủ tịch, thư ký, thành viên hội đồng trường.
2.8. Lệ phí: Không.
2.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai
- Văn bản của hội đồng trường đề nghị thay thế chủ
tịch, thư ký, thành viên hội đồng trường (Mẫu số 03 Phụ lục ban hành kèm theo
Thông tư số 15/2021/TT-BLĐTBXH được sửa đổi, bổ sung bởi Mẫu số 36 ban hành kèm
theo Thông tư số 08/2023/TT-BLĐTBXH có hiệu lực từ ngày 12/10/2023).
- Biên bản họp hội đồng trường về việc thay thế chủ
tịch, thư ký, thành viên hội đồng trường (Mẫu số 04 Phụ lục ban hành kèm theo
Thông tư số 15/2021/TT-BLĐTBXH).
2.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành
chính
- Thành phần tham gia hội đồng trường theo quy định
tại điểm a khoản 3 Điều 11 Luật Giáo dục nghề nghiệp, gồm:
+ Hiệu trưởng, các phó hiệu trưởng, bí thư tổ chức
đảng cơ sở, chủ tịch công đoàn, bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, đại
diện nhà giáo và một số đơn vị phòng, khoa, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ
của nhà trường (nếu có);
+ Đại diện UBND tỉnh.
- Thành viên hội đồng trường là đại diện UBND tỉnh
phải đáp ứng điều kiện:
+ Đang hoạt động trong lĩnh vực khoa học, công nghệ,
sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của nhà trường.
+ Không có quan hệ bố, mẹ, vợ, chồng, con, anh, chị,
em ruột với các thành viên khác trong hội đồng trường.
- Chủ tịch hội đồng trường không là hiệu trưởng và
được bầu trong số các thành viên của hội đồng trường theo nguyên tắc đa số, bỏ
phiếu kín và được trên 50% tổng số thành viên của hội đồng trường đồng ý và phải
đáp ứng tiêu chuẩn sau:
+ Có phẩm chất, đạo đức tốt, đã có ít nhất là 05
năm làm công tác giảng dạy hoặc tham gia quản lý giáo dục nghề nghiệp.
+ Có bằng thạc sỹ trở lên.
+ Đã qua đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lý
giáo dục nghề nghiệp.
+ Có đủ sức khỏe; bảo đảm độ tuổi để tham gia ít nhất
một nhiệm kỳ.
- Thư ký hội đồng trường do chủ tịch hội đồng trường
giới thiệu trong số các thành viên của hội đồng trường và được hội đồng trường
thông qua với trên 50% tổng số thành viên của hội đồng trường đồng ý và không
kiêm nhiệm chức vụ hiệu trưởng hoặc phó hiệu trưởng.
2.11. Căn cứ pháp lý
- Luật Giáo dục nghề nghiệp.
- Nghị quyết số 190/2025/QH15 ngày 19 tháng 02 năm
2025 của Quốc hội quy định về xử lý một số vấn đề liên quan đến sắp xếp tổ chức
bộ máy nhà nước.
- Thông tư số 15/2021/TT-BLĐTBXH ngày 21 tháng 10
năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định Điều lệ trường
cao đẳng.
- Thông tư số 08/2023/TT-BLĐTBXH ngày 29 tháng 8
năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội sửa đổi, bổ sung,
bãi bỏ một số điều của các Thông tư, Thông tư liên tịch có quy định liên quan đến
việc nộp, xuất trình sổ hộ khẩu, sổ tạm trú hoặc giấy tờ có yêu cầu xác nhận
nơi cư trú khi thực hiện thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
3. Thủ tục miễn nhiệm, cách
chức chủ tịch, thư ký, thành viên hội đồng trường cao đẳng công lập trực thuộc Ủy
ban nhân dân cấp tỉnh
3.1. Trình tự thực hiện
Bước 1: Hội đồng trường tổ chức họp xem xét việc miễn
nhiệm, cách chức chủ tịch, thư ký và thành viên hội đồng trường
Bước 2: Hội đồng trường quyết nghỉ việc miễn nhiệm,
cách chức chủ tịch, thư ký và thành viên hội đồng trường.
Bước 3: Đề nghị miễn nhiệm, cách chức chủ tịch, thư
ký, thành viên hội đồng trường
Trên cơ sở kết quả họp hội đồng trường, quyết nghị
về việc miễn nhiệm, cách chức chủ tịch, thư ký và thành viên hội đồng trường, hội
đồng trường đương nhiệm đề nghị UBND tỉnh miễn nhiệm, cách chức chủ tịch, thư
ký, thành viên hội đồng trường.
Bước 4: Quyết định miễn nhiệm, cách chức chủ tịch,
thư ký thành viên hội đồng trường
- Hội đồng trường đương nhiệm gửi hồ sơ tới UBND tỉnh.
- Chủ tịch UBND tỉnh quyết định miễn nhiệm, cách chức
chủ tịch, thư ký và thành viên hội đồng trường. Trường hợp không miễn nhiệm,
không cách chức phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
3.2. Cách thức thực hiện: Gửi hồ sơ qua dịch
vụ công trực tuyến hoặc qua bưu điện hoặc gửi trực tiếp.
3.3. Thành phần, số lượng hồ sơ
3.3.1. Thành phần hồ sơ
- Văn bản của hội đồng trường đề nghị miễn nhiệm,
cách chức chủ tịch, thư ký, thành viên hội đồng trường, trong đó nêu rõ lý do
miễn nhiệm, cách chức (Mẫu số 05 Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số
15/2021/TT-BLĐTBXH).
- Biên bản họp hội đồng trường về việc miễn nhiệm,
cách chức chủ tịch, thư ký, thành viên hội đồng trường (Mẫu số 06 Phụ lục ban
hành kèm theo Thông tư số 15/2021/TT-BLĐTBXH).
- Các văn bản, giấy tờ chứng minh liên quan.
* Chủ tịch, thư ký và thành viên hội đồng trường là
công chức, viên chức: Chủ tịch, thư ký và thành viên hội đồng trường có quyết định
thôi giữ chức vụ, miễn nhiệm, cách chức theo các quyết định về nhân sự thì hội
đồng trường có văn bản đề nghị cơ quan chủ quản trường quyết định miễn nhiệm,
cách chức trong hội đồng trường.
3.3.2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ
3.4. Thời hạn giải quyết: 15 ngày làm việc kể
từ ngày nhận đủ hồ sơ.
3.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Trường
cao đẳng công lập trực thuộc UBND tỉnh.
3.6. Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Ủy
ban nhân dân tỉnh.
3.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết
định miễn nhiệm, cách chức chủ tịch, thư ký và thành viên hội đồng trường.
3.8. Lệ phí: Không.
3.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai
- Văn bản của hội đồng trường đề nghị miễn nhiệm,
cách chức chủ tịch, thư ký, thành viên hội đồng trường, trong đó nêu rõ lý do
miễn nhiệm, cách chức (Mẫu số 05 Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số
15/2021/TT-BLĐTBXH).
- Biên bản họp hội đồng trường về việc miễn nhiệm,
cách chức chủ tịch, thư ký, thành viên hội đồng trường (Mẫu số 06 Phụ lục ban
hành kèm theo Thông tư số 15/2021/TT-BLĐTBXH).
3.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành
chính
- Chủ tịch, thư ký và thành viên hội đồng trường bị
miễn nhiệm nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
+ Có đề nghị bằng văn bản của cá nhân xin thôi tham
gia hội đồng trường.
+ Bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.
+ Sức khỏe không đủ khả năng đảm nhiệm công việc được
giao, đã phải nghỉ làm việc để điều trị quá 06 (sáu) tháng mà khả năng lao động
chưa hồi phục.
+ Có trên 50% tổng số thành viên của hội đồng trường
kiến nghị bằng văn bản đề nghị miễn nhiệm.
+ Vi phạm các quy định đến mức phải miễn nhiệm quy
định tại quy chế tổ chức, hoạt động của trường.
- Chủ tịch, thư ký và thành viên hội đồng trường bị
cách chức nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
+ Sử dụng giấy tờ không hợp pháp để được bổ nhiệm.
+ Không hoàn thành nhiệm vụ quản lý, điều hành theo
sự phân công mà không có lý do chính đáng để xảy ra hậu quả nghiêm trọng, bị phạt
tù, cho hưởng án treo hoặc cải tạo không giam giữ.
+ Vi phạm ở mức độ nghiêm trọng quy định của pháp
luật về phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, bình đẳng
giới, phòng, chống tệ nạn xã hội.
+ Vi phạm các quy định đến mức phải cách chức quy định
tại quy chế tổ chức, hoạt động của trường.
3.11. Căn cứ pháp lý
- Luật Giáo dục nghề nghiệp.
- Nghị quyết số 190/2025/QH15 ngày 19 tháng 02 năm
2025 của Quốc hội quy định về xử lý một số vấn đề liên quan đến sắp xếp tổ chức
bộ máy nhà nước.
- Thông tư số 15/2021/TT-BLĐTBXH ngày 21 tháng 10
năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định Điều lệ trường
cao đẳng.
4. Thủ tục thành lập hội đồng
trường trung cấp công lập
4.1. Trình tự thực hiện
4.1.1. Thành lập hội đồng trường nhiệm kỳ đầu
tiên
Bước 1: Xác định số lượng, cơ cấu thành viên hội đồng
trường
Hiệu trưởng hoặc người được giao quản lý, phụ
trách, điều hành trường tổ chức và chủ trì cuộc họp gồm các phó hiệu trưởng, bí
thư tổ chức Đảng, chủ tịch công đoàn, bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí
Minh, đại diện nhà giáo và một số phòng, khoa, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch
vụ của trường (nếu có) để xác định số lượng và cơ cấu thành viên hội đồng trường.
Bước 2: Bầu đại diện tham gia hội đồng trường
Các tổ chức theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều
11 Luật Giáo dục nghề nghiệp tổ chức cuộc họp của tổ chức mình để bầu đại diện
tham gia hội đồng trường.
Bước 3: Đề nghị cơ quan chủ quản trường cử đại diện
tham gia hội đồng trường.
Bước 4: Bầu chủ tịch hội đồng trường, thư ký hội đồng
trường.
Hiệu trưởng hoặc người được giao quản lý, phụ
trách, điều hành trường tổ chức và chủ trì cuộc họp bầu chủ tịch, thư ký hội đồng
trường.
Bước 5: Quyết định thành lập hội đồng trường
- Trên cơ sở quyết nghị tại cuộc họp xác định số lượng,
cơ cấu thành viên hội đồng trường, cuộc họp bầu chủ tịch, thư ký hội đồng trường,
hiệu trưởng hoặc người được giao quản lý, phụ trách, điều hành trường gửi hồ sơ
tới cơ quan chủ quản trường đề nghị thành lập hội đồng trường.
- Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ
hồ sơ, người đứng đầu cơ quan chủ quản trường quyết định thành lập hội đồng trường.
Quyết định thành lập hội đồng trường phải ghi rõ chức danh của các thành viên
trong hội đồng trường. Trường hợp không quyết định thành lập hội đồng trường phải
có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
4.1.2. Thành lập hội đồng trường nhiệm kỳ kế
tiếp
Trước khi hết nhiệm kỳ 03 (ba) tháng, chủ tịch hội
đồng trường đương nhiệm thực hiện các nội dung sau:
Bước 1: Xác định số lượng, cơ cấu thành viên hội đồng
trường
Chủ tịch hội đồng trường đương nhiệm tổ chức họp để
xác định số lượng, cơ cấu thành viên hội đồng trường.
Bước 2: Bầu đại diện tham gia hội đồng trường
Chủ tịch hội đồng trường đương nhiệm đề nghị các tổ
chức theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 11 Luật Giáo dục nghề nghiệp tổ chức
cuộc họp của tổ chức mình để bầu đại diện tham gia hội đồng trường.
Bước 3: Đề nghị cơ quan chủ quản trường hoặc cơ sở
sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có liên quan cử đại diện tham gia hội đồng trường.
Bước 4: Bầu chủ tịch hội đồng trường, thư ký hội đồng
trường.
Bước 5: Quyết định thành lập hội đồng trường.
- Hội đồng trường đương nhiệm gửi hồ sơ tới cơ quan
chủ quản trường để nghị thành lập hội đồng trường.
- Người đứng đầu cơ quan chủ quản trường quyết định
thành lập hội đồng trường nhiệm kỳ kế tiếp. Quyết định thành lập hội đồng trường
phải ghi rõ chức danh của các thành viên trong hội đồng trường. Trường hợp
không quyết định thành lập hội đồng trường phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý
do.
4.2. Cách thức thực hiện: Gửi hồ sơ qua dịch
vụ công trực tuyến hoặc qua bưu điện hoặc gửi trực tiếp.
4.3. Thành phần, số lượng hồ sơ
4.3.1. Thành phần hồ sơ
- Văn bản của trường trung cấp đề nghị thành lập hội
đồng trường nhiệm kỳ đầu tiên hoặc nhiệm kỳ kế tiếp (Mẫu số 01 Phụ lục ban hành
kèm theo Thông tư số 14/2021/TT-BLĐTBXH).
- Văn bản cử đại diện tham gia hội đồng trường của
các tổ chức quy định tại điểm a khoản 3 Điều 11 Luật Giáo dục nghề nghiệp.
- Văn bản cử đại diện tham gia hội đồng trường của
cơ quan chủ quản trường.
- Biên bản họp bầu hội đồng trường (Mẫu số 02 Phụ lục
ban hành kèm theo Thông tư số 14/2021/TT-BLĐTBXH).
- Bản sao văn bằng, chứng chỉ của người được đề nghị
giữ chức danh chủ tịch hội đồng trường.
4.3.2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
4.4. Thời hạn giải quyết: 15 ngày làm việc kể
từ ngày nhận đủ hồ sơ.
4.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính
- Trường trung cấp công lập thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh;
- Trường trung cấp công lập thuộc Sở Giáo dục và
Đào tạo.
4.6. Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính
- Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện thủ tục hành chính
đối với trường trung cấp công lập thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
- Sở Giáo dục và Đào tạo thực hiện thủ tục hành
chính đối với trường trung cấp công lập thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo.
4.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết
định thành lập hội đồng trường trung cấp công lập trong đó ghi rõ chức danh và
nhiệm vụ của các thành viên trong hội đồng trường.
4.8. Lệ phí: Không.
4.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai
- Văn bản của trường trung cấp đề nghị thành lập hội
đồng trường (Mẫu số 01 Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 14/2021/TT-BLĐTBXH
được sửa đổi, bổ sung bởi Mẫu số 31 ban hành kèm theo Thông tư số
08/2013/TT-BLĐTBXH có hiệu lực từ ngày 12/10/2023).
- Biên bản họp bầu hội đồng trường (Mẫu số 02 Phụ lục
ban hành kèm theo Thông tư số 14/2021/TT-BLĐTBXH).
4.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành
chính
- Hội đồng trường có số lượng thành viên là số lẻ,
gồm chủ tịch, thư ký và các thành viên.
- Thành phần tham gia hội đồng trường theo quy định
tại điểm a khoản 3 Điều 11 Luật Giáo dục nghề nghiệp, gồm: Hiệu trưởng, các phó
hiệu trưởng, bí thư tổ chức đảng cơ sở, chủ tịch công đoàn, bí thư Đoàn Thanh
niên Cộng sản Hồ Chí Minh, đại diện nhà giáo và một số đơn vị phòng, khoa, cơ sở
sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của nhà trường (nếu có).
+ Đại diện cơ quan chủ quản hoặc đại diện cơ sở sản
xuất, kinh doanh, dịch vụ có liên quan.
- Thành viên hội đồng trường là đại diện cơ quan chủ
quản hoặc đại diện cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có liên quan phải đáp ứng
điều kiện:
+ Đang hoạt động trong lĩnh vực khoa học, công nghệ,
sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của nhà trường
- Không có quan hệ bố, mẹ, vợ, chồng, con, anh, chị,
em ruột với các thành viên khác trong hội đồng trường.
- Chủ tịch hội đồng trường không là hiệu trưởng và
được bầu trong số các thành viên của hội đồng trường theo nguyên tắc đa số, bỏ
phiếu kín và được trên 50% tổng số thành viên của hội đồng trường đồng ý và phải
đáp ứng tiêu chuẩn sau:
+ Có phẩm chất, đạo đức tốt, đã có ít nhất là 05
năm làm công tác giảng dạy hoặc tham gia quản lý giáo dục nghề nghiệp.
+ Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên.
+ Đã qua đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lý
giáo dục nghề nghiệp.
+ Có đủ sức khỏe, bảo đảm độ tuổi để tham gia ít nhất
một nhiệm kỳ.
- Thư ký hội đồng trường do chủ tịch hội đồng trường
giới thiệu trong số các thành viên của hội đồng trường và được hội đồng trường
thông qua với trên 50% tổng số thành viên của hội đồng trường đồng ý và không
kiêm nhiệm chức vụ hiệu trưởng hoặc phó hiệu trưởng.
4.11. Căn cứ pháp lý
- Luật Giáo dục nghề nghiệp.
- Nghị quyết số 190/2025/QH15 ngày 19 tháng 02 năm
2025 của Quốc hội quy định về xử lý một số vấn đề liên quan đến sắp xếp tổ chức
bộ máy nhà nước.
- Thông tư số 14/2021/TT-BLĐTBXH ngày 21 tháng 10 năm
2021 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định Điều lệ trường
trung cấp.
- Thông tư số 08/2023/TT-BLĐTBXH ngày 29 tháng 8
năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội sửa đổi, bổ sung,
bãi bỏ một số điều của các Thông tư, Thông tư liên tịch có quy định liên quan đến
việc nộp, xuất trình sổ hộ khẩu, sổ tạm trú hoặc giấy tờ có yêu cầu xác nhận
nơi cư trú khi thực hiện thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
5. Thủ tục thay thế chủ tịch,
thư ký, thành viên hội đồng trường trung cấp công lập
5.1. Trình tự thực hiện
Bước 1: Hội đồng trường đương nhiệm tổ chức họp,
quyết nghị việc thay thế chủ tịch, thư ký và thành viên hội đồng trường.
Bước 2: Hội đồng trường quyết nghị việc thay thế chủ
tịch, thư ký và thành viên hội đồng trường bảo đảm cơ cấu, thành phần theo quy
định.
Bước 3: Đề nghị bổ sung, kiện toàn hội đồng trường
Trên cơ sở kết quả họp hội đồng trường, quyết nghị
về việc thay thế thành viên hội đồng trường, hội đồng trường đương nhiệm đề nghị
cơ quan chủ quản trường bổ sung, kiện toàn hội đồng trường bảo đảm cơ cấu,
thành phần theo quy định.
Bước 4: Bổ sung, kiện toàn hội đồng trường
- Hội đồng trường đương nhiệm gửi hồ sơ tới cơ quan
chủ quản trường bổ sung, kiện toàn hội đồng trường.
- Người đứng đầu cơ quan chủ quản trường quyết định
thay thế chủ tịch, thư ký, thành viên hội đồng trường. Trường hợp không đồng ý
phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
5.2. Cách thức thực hiện: Gửi hồ sơ qua dịch
vụ công trực tuyến hoặc qua bưu điện hoặc gửi trực tiếp.
5.3. Thành phần, số lượng hồ sơ
5.3.1. Thành phần hồ sơ
- Văn bản của hội đồng trường đề nghị thay thế chủ
tịch, thư ký, thành viên hội đồng trường (Mẫu số 03 Phụ lục ban hành kèm theo
Thông tư số 14/2021/TT-BLĐTBXH);
- Biên bản họp hội đồng trường về việc thay thế chủ
tịch, thư ký, thành viên hội đồng trường (Mẫu số 04 Phụ lục ban hành kèm theo
Thông tư số 14/2021/TT-BLĐTBXH);
- Trường hợp thay thế chủ tịch hội đồng trường thì
bổ sung bản sao văn bằng, chứng chỉ của người được đề nghị giữ chức danh chủ tịch
hội đồng trường.
5.3.2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ
5.4. Thời hạn giải quyết: 15 ngày làm việc kể
từ ngày nhận đủ hồ sơ.
5.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính
- Trường trung cấp công lập thuộc Ủy ban nhân dân cấp
tỉnh;
- Trường trung cấp công lập thuộc Sở Giáo dục và
Đào tạo.
5.6. Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính
- Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện thủ tục hành chính
đối với trường trung cấp công lập thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
- Sở Giáo dục và Đào tạo thực hiện thủ tục hành
chính đối với trường trung cấp công lập thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo.
5.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai
- Văn bản của hội đồng trường đề nghị thay thế chủ
tịch, thư ký, thành viên hội đồng trường (Mẫu số 03 Phụ lục ban hành kèm theo
Thông tư số 14/2021/TT-BLĐTBXH được sửa đổi, bổ sung bởi Mẫu số 32 ban hành kèm
theo Thông tư 08/2023/TT-BLĐTBXH có hiệu lực từ ngày 12/10/2013).
- Biên bản họp hội đồng trường về việc thay thế chủ
tịch, thư ký, thành viên hội đồng trường (Mẫu số 04 Phụ lục ban hành kèm theo
Thông tư số 14/2021/TT-BLĐTBXH).
5.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành
chính
- Thành phần tham gia hội đồng trường theo
quy định tại điểm a khoản 3 Điều 11 Luật Giáo dục nghề nghiệp, gồm:
+ Hiệu trưởng, các phó hiệu trưởng, bí thư tổ chức
đảng cơ sở, chủ tịch công đoàn, bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, đại
diện nhà giáo và một số đơn vị phòng, khoa, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ
của nhà trường (nếu có);
- Đại diện cơ quan chủ quản hoặc đại diện cơ sở sản
xuất, kinh doanh, dịch vụ có liên quan.
- Thành viên hội đồng trường là đại diện cơ quan chủ
quản phải đáp ứng điều kiện:
+ Đang hoạt động trong lĩnh vực khoa học, công nghệ,
sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của nhà trường.
+ Không có quan hệ bố, mẹ, vợ, chồng, con, anh, chị,
em ruột với các thành viên khác trong hội đồng trường.
- Chủ tịch hội đồng trường không là hiệu trưởng và
được bầu trong số các thành viên của hội đồng trường theo nguyên tắc đa số, bỏ
phiếu kín và được trên 50% tổng số thành viên của hội đồng trường đồng ý và phải
đáp ứng tiêu chuẩn sau:
+ Có phẩm chất, đạo đức tốt, đã có ít nhất là 05
năm làm công tác giảng dạy hoặc tham gia quản lý giáo dục nghề nghiệp.
+ Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên.
+ Đã qua đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lý
giáo dục nghề nghiệp.
+ Có đủ sức khỏe, bảo đảm độ tuổi để tham gia ít nhất
một nhiệm kỳ.
- Thư ký hội đồng trường do chủ tịch hội đồng trường
giới thiệu trong số các thành viên của hội đồng trường và được hội đồng trường
thông qua với trên 50% tổng số thành viên của hội đồng trường đồng ý và không
kiêm nhiệm chức vụ hiệu trưởng hoặc phó hiệu trưởng.
5.11. Căn cứ pháp lý
- Luật Giáo dục nghề nghiệp.
- Nghị quyết số 190/2025/QH15 ngày 19 tháng 02 năm
2025 của Quốc hội quy định về xử lý một số vấn đề liên quan đến sắp xếp tổ chức
bộ máy nhà nước.
- Thông tư số 14/2021/TT-BLĐTBXH ngày 21 tháng 10
năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định Điều lệ trường
trung cấp.
- Thông tư số 08/2023/TT-BLĐTBXH ngày 29 tháng 8
năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội sửa đổi, bổ sung,
bãi bỏ một số điều của các Thông tư, Thông tư liên tịch có quy định liên quan đến
việc nộp, xuất trình sổ hộ khẩu, sổ tạm trú hoặc giấy tờ có yêu cầu xác nhận
nơi cư trú khi thực hiện thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
6. Thủ tục miễn nhiệm, cách chức
chủ tịch, thư ký, thành viên hội đồng trường trung cấp công lập
6.1. Trình tự thực hiện
Bước 1: Hội đồng trường tổ chức họp xem xét việc miễn
nhiệm, cách chức chủ tịch, thư ký và thành viên hội đồng trường
Bước 2. Hội đồng trường quyết nghị việc miễn nhiệm,
cách chức chủ tịch, thư ký và thành viên hội đồng trường.
Bước 3: Đề nghị miễn nhiệm, cách chức chủ tịch, thư
ký, thành viên hội đồng trường
Trên cơ sở kết quả họp hội đồng trường, quyết nghị
về việc miễn nhiệm, cách chức chủ tịch, thư ký và thành viên hội đồng trường, hội
đồng trường đương nhiệm đề nghị miễn nhiệm, cách chức chủ tịch, thư ký, thành
viên hội đồng trường.
Bước 4: Quyết định miễn nhiệm, cách chức chủ tịch,
thư ký thành viên hội đồng trường
- Hội đồng trường đương nhiệm gửi hồ sơ tới cơ quan
chủ quản trường bổ sung, kiện toàn hội đồng trường.
- Người đứng đầu cơ quan chủ quản trường quyết định
miễn nhiệm, cách chức chủ tịch, thư ký và thành viên hội đồng trường. Trường hợp
không miễn nhiệm, không cách chức phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
6.2. Cách thức thực hiện: Gửi hồ sơ qua dịch
vụ công trực tuyến hoặc qua bưu điện hoặc gửi trực tiếp.
6.3. Thành phần, số lượng hồ sơ
6.3.1. Thành phần hồ sơ
- Văn bản của hội đồng trường đề nghị miễn nhiệm,
cách chức chủ tịch, thư ký, thành viên hội đồng trường, trong đó nêu rõ lý do
miễn nhiệm, cách chức (Mẫu số 05 Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số
14/2021/TT-BLĐTBXH).
- Biên bản họp hội đồng trường về việc miễn nhiệm,
cách chức chủ tịch, thư ký, thành viên hội đồng trường (Mẫu số 06 Phụ lục ban
hành kèm theo Thông tư số 14/2021/TT-BLĐTBXH).
- Các văn bản, giấy tờ chứng minh liên quan.
* Chủ tịch, thư ký và thành viên hội đồng trường là
công chức, viên chức. Chủ tịch, thư ký và thành viên hội đồng trường có quyết định
thời giữ chức vụ, miễn nhiệm, cách chức theo các quyết định về nhân sự thì hội
đồng trường có văn bản đề nghị cơ quan chủ quản trường quyết định miễn nhiệm,
cách chức trong hội đồng trường.
6.3.2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ
6.4. Thời hạn giải quyết: 15 ngày làm việc kể
từ ngày nhận đủ hồ sơ
6.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính
- Trường trung cấp công lập thuộc Ủy ban nhân dân cấp
tỉnh;
- Trường trung cấp công lập thuộc Sở Giáo dục và
Đào tạo.
6.6. Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính
- Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện thủ tục hành chính
đối với trường trung cấp công lập thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
- Sở Giáo dục và Đào tạo thực hiện thủ tục hành
chính đối với trường trung cấp công lập thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo.
6.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết
định miễn nhiệm, cách chức chủ tịch, thư ký và thành viên hội đồng trường.
6.8. Lệ phí: Không
6.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai
- Văn bản của hội đồng trường đề nghị miễn nhiệm,
cách chức chủ tịch, thư ký, thành viên hội đồng trường, trong đó nêu rõ lý do
miễn nhiệm, cách chức (Mẫu số 05 Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số
14/2021/TT-BLĐTBXH).
- Biên bản họp hội đồng trường về việc miễn nhiệm,
cách chức chủ tịch, thư ký, thành viên hội đồng trường (Mẫu số 06 Phụ lục ban
hành kèm theo Thông tư số 14/2021/TT-BLĐTBXH).
6.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành
chính
- Chủ tịch, thư ký và thành viên hội đồng trường bị
miễn nhiệm nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
+ Có đề nghị bằng văn bản của cá nhân xin thôi tham
gia hội đồng trường.
+ Bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.
- Sức khỏe không đủ khả năng đảm nhiệm công việc được
giao, đã phải nghỉ việc để điều trị quá 06 (sáu) tháng mà khả năng lao động
chưa hồi phục.
+ Có trên 50% tổng số thành viên của hội đồng trường
kiến nghị bằng văn bản đề nghị miễn nhiệm.
- Vi phạm các quy định đến mức phải miễn nhiệm quy
định tại quy chế tổ chức, hoạt động của trường.
- Chủ tịch, thư ký và thành viên hội đồng trường bị
cách chức nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
+ Sử dụng giấy tờ không hợp pháp để được bổ nhiệm.
+ Không hoàn thành nhiệm vụ quản lý, điều hành theo
sự phân công mà không có lý do chính đáng để xảy ra hậu quả nghiêm trọng, bị phạt
tù, cho hưởng án treo hoặc cải tạo không giam giữ.
+ Vi phạm ở mức độ nghiêm trọng quy định của pháp
luật về phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, bình đẳng
giới, phòng, chống tệ nạn xã hội.
+ Vi phạm các quy định đến mức phải cách chức quy định
tại quy chế tổ chức, hoạt động của trường.
6.11. Căn cứ pháp lý
- Luật Giáo dục nghề nghiệp.
- Nghị quyết số 190/2025/QH15 ngày 19 tháng 02 năm
2025 của Quốc hội quy định về xử lý một số vấn đề liên quan đến sắp xếp tổ chức
bộ máy nhà nước.
- Thông tư số 14/2021/TT-BLĐTBXH ngày 21 tháng 10
năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định Điều lệ trường
trung cấp.
B. LĨNH VỰC CHẾ ĐỘ, CHÍNH SÁCH ĐỐI
VỚI NHÀ GIÁO
7. Thủ tục xét
thăng hạng chức danh nghề nghiệp giảng viên cao đẳng sư phạm chính (hạng II)
7.1. Trình tự thực hiện
- Bước 1: Ủy
ban nhân dân tỉnh (hoặc cơ quan được phân cấp, ủy quyền tổ
chức xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp) chủ trì xây dựng Đề án tổ chức xét
thăng hạng chức danh nghề nghiệp giảng viên cao đẳng sư phạm chính (hạng II). Nội
dung của Đề án gồm:
a) Số lượng, cơ cấu viên
chức theo chức danh nghề nghiệp hiện có của đơn vị sự nghiệp công lập, số lượng
viên chức ứng với chức danh nghề nghiệp xét thăng hạng còn thiếu theo yêu cầu của
vị trí việc làm và đề xuất chỉ tiêu thăng hạng chức danh nghề nghiệp (theo Mẫu
số 05 ban hành kèm theo Nghị định số 115/2020/NĐ-CP);
b) Danh sách viên chức đủ
tiêu chuẩn, điều kiện được cử xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp (theo Mẫu số
06 ban hành kèm theo Nghị định số 115/2020/NĐ-CP);
c) Dự kiến thành viên
tham gia Hội đồng xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp;
d) Tiêu chuẩn, điều kiện,
nội dung, hình thức xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp;
đ) Dự kiến thời gian, địa
điểm và các nội dung khác để tổ chức kỳ xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp.
Bước 2: Tổ chức xét thăng
hạng
Ủy ban nhân dân tỉnh chủ trì
tổ chức xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp hạng II thành lập Hội đồng xét
thăng hạng chức danh nghề nghiệp, tổ chức xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp
theo quy định của pháp luật.
Bước 3: Thông báo kết quả
xét thăng hạng
Trong thời hạn 15 ngày kể
từ ngày hoàn thành việc thẩm định hồ sơ, Hội đồng xét thăng hạng chức danh nghề
nghiệp viên chức báo cáo người đứng đầu cơ quan, đơn vị tổ chức xét thăng hạng
chức danh nghề nghiệp viên chức phê duyệt kết quả kỳ xét thăng hạng và danh
sách viên chức trúng tuyển.
Chậm nhất 05 ngày làm việc
kể từ ngày có quyết định phê duyệt kết quả kỳ xét thăng hạng chức danh nghề
nghiệp, Hội đồng xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức có trách nhiệm
thông báo kết quả xét và danh sách viên chức trúng tuyển bằng văn bản tới cơ
quan, đơn vị cử viên chức tham dự kỳ xét thăng hạng; đồng thời công khai trên
trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử của cơ quan, đơn vị tổ chức
xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức.
Bước 4: Bổ nhiệm và xếp
lương chức danh nghề nghiệp đối với viên chức trúng tuyển kỳ xét thăng hạng chức
danh nghề nghiệp
Trong thời hạn 15 ngày kể
từ ngày nhận được danh sách viên chức trúng tuyển trong kỳ xét thăng hạng chức
danh nghề nghiệp, người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tổ chức xét thăng hạng
hoặc người được phân cấp, ủy quyền phải thực hiện việc bổ nhiệm và xếp lương ở
chức danh nghề nghiệp mới đối với viên chức trúng tuyển theo quy định.
Trường hợp viên chức đã
trúng tuyển trong kỳ xét thăng hạng nhưng sau đó bị xem xét xử lý kỷ luật hoặc
bị kỷ luật hoặc bị khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử thì chưa ra quyết định bổ
nhiệm và xếp lương ở chức danh nghề nghiệp trúng tuyển.
Khi hết thời hạn xử lý kỷ luật mà
không bị kỷ luật hoặc hết thời gian thi hành quyết định kỷ luật hoặc sau khi có
quyết định của cấp có thẩm quyền đối với trường hợp bị khởi tố, điều tra, truy
tố, xét xử thì căn cứ vào cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp đã được
phê duyệt tại thời điểm xem xét, quyết định bổ nhiệm, cấp có thẩm quyền quyết định
việc bổ nhiệm và xếp lương chức danh nghề nghiệp đối với viên chức trúng tuyển
trong kỳ xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp. Thời điểm hưởng lương mới, thời
gian xét nâng bậc lương lần sau, việc kéo dài thời gian nâng bậc lương (nếu có)
thực hiện theo quy định của pháp luật.
7.2. Cách thức thực hiện: Không quy định.
7.3. Thành phần và số lượng hồ sơ
7.3.1. Thành phần hồ sơ
Hồ sơ đăng ký xét thăng hạng chức
danh nghề nghiệp bao gồm:
a) Sơ yếu lý lịch viên chức theo quy
định hiện hành được lập chậm nhất là 30 ngày trước thời hạn cuối cùng nộp hồ sơ
xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp, có xác nhận của cơ quan, đơn vị sử dụng
viên chức;
b) Bản nhận xét, đánh giá của người đứng
đầu đơn vị sự nghiệp công lập sử dụng viên chức hoặc của người đứng đầu cơ quan
có thẩm quyền quản lý đơn vị sự nghiệp công lập về các tiêu chuẩn, điều kiện
đăng ký xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp của viên chức theo quy định;
c) Bản sao các văn bằng, chứng chỉ
theo yêu cầu của chức danh nghề nghiệp xét thăng hạng.
Trường hợp yêu cầu về ngoại ngữ ở hạng
chức danh nghề nghiệp xét thăng hạng không có sự thay đổi so với yêu cầu ở hạng
chức danh nghề nghiệp đang giữ thì không phải nộp chứng chỉ ngoại ngữ.
Trường hợp có một trong các văn bằng,
chứng chỉ quy định tại khoản 3 Điều 9 Nghị định 115/2020/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ
sung tại Nghị định số 85/2023/NĐ-CP) thì được sử dụng thay thế chứng chỉ ngoại
ngữ,
d) Các yêu cầu khác theo quy định của
tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp xét thăng hạng.
7.3.2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ hồ sơ.
7.4. Thời hạn giải quyết: 35 ngày kể từ ngày hoàn thành việc thẩm định hồ sơ xét thăng hạng và
xác định danh sách người trúng tuyển, người đứng đầu cơ quan, đơn vị có thẩm
quyền tổ chức xét thăng hạng hoặc người được phân cấp, ủy quyền phải thực hiện
việc bổ nhiệm và xếp lương ở chức danh nghề nghiệp mới đối với viên chức trúng
tuyển.
7.5. Đối tượng thực hiện thủ tục
hành chính: Giảng viên trong các trường cao đẳng sư phạm
trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh
7.6. Cơ quan thực hiện thủ tục
hành chính: Ủy ban nhân dân tỉnh
7.7. Kết quả thực hiện thủ tục
hành chính: Quyết định bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp.
7.8. Lệ phí: Không
7.9. Tên mẫu đơn, tờ khai: Không
7.10. Điều kiện thực hiện thủ tục
hành chính
Viên chức giảng dạy trong các trường
cao đẳng sư phạm được đăng ký dự xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giảng
viên cao đẳng sư phạm chính (hạng II), mã số V.07.08.21 khi có đủ các tiêu chuẩn,
điều kiện sau:
a) Trường cao đẳng sư phạm có nhu cầu,
có vị trí việc làm còn thiếu ứng với hạng chức danh nghề nghiệp viên chức xét
thăng hạng và được cấp có thẩm quyền cử tham dự kỳ xét thăng hạng,
b) Đang giữ chức danh nghề nghiệp giảng
viên cao đẳng sư phạm (hạng III), mã số V.07.08.22;
c) Được xếp loại chất lượng ở mức
hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên trong năm công tác liền kề trước năm dự xét
thăng hạng chức danh nghề nghiệp giảng viên cao đẳng sư phạm chính (hạng II),
mã số V.07.08.21; có phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp tốt, không trong
thời hạn xử lý kỷ luật, không trong thời gian thực hiện các quy định liên quan
đến kỷ luật theo quy định của Đảng và của pháp luật;
d) Đáp ứng yêu cầu về thời gian công
tác tối thiểu giữ chức danh nghề nghiệp giảng viên cao đẳng sư phạm (hạng III),
mã số V.07.08.22, đáp ứng tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng và năng lực
chuyên môn, nghiệp vụ của chức danh nghề nghiệp giảng viên cao đẳng sư phạm
chính (hạng II), mã số V.07.08.21 quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 5 Thông tư
số 35/2020/TT-BGDĐT và được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 04/2022/TT-BGDĐT.
7.11. Căn cứ pháp lý
- Luật Viên chức;
- Luật sửa đổi, bổ sung một
số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức;
- Nghị định số
115/2020/NĐ-CP ngày 25/9/2020 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý
viên chức;
- Nghị định số
85/2023/NĐ-CP ngày 07/12/2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của
Nghị định số 115/2020/NĐ-CP;
- Thông tư số
35/2020/TT-BGDĐT ngày 01 tháng 10 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp, bổ nhiệm và xếp lương đối với
viên chức giảng dạy trong các trường cao đẳng sư phạm công lập;
- Thông tư số
04/2012/TT-BGDĐT ngày 04 tháng 3 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 36 35/2020/TT-BGDĐT ngày 01 tháng
10 năm 2020 quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp, bổ nhiệm và xếp
lương đối với viên chức giảng dạy trong các trường cao đẳng sư phạm công lập và
Thông tư số 40/2020/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 10 năm 2020 quy định mã số, tiêu chuẩn
chức danh nghề nghiệp, bổ nhiệm và xếp lương đối với viên chức giảng dạy trong
các cơ sở giáo dục đại học công lập;
- Thông tư số
05/2024/TT-BGDĐT ngày 29 tháng 3 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
quy định tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức
giảng dạy trong các cơ sở giáo dục đại học công lập và trường cao đẳng sư phạm.
8. Thủ
tục xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giảng viên cao đẳng sư phạm cao cấp (hạng
I)
8.1. Trình tự thực hiện
Bước 1: Xây dựng đề án
xét thăng hạng
Ủy ban nhân dân tỉnh (hoặc cơ quan được phân cấp, ủy quyền tổ
chức xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp) chủ trì xây dựng Đề án tổ chức xét
thăng hạng chức danh nghề nghiệp giảng viên cao đẳng sư phạm cao cấp (hạng I).
Nội dung của Đề án gồm:
a) Số lượng, cơ cấu viên
chức theo chức danh nghề nghiệp hiện có của đơn vị sự nghiệp công lập, số lượng
viên chức ứng với chức danh nghề nghiệp xét thăng hạng còn thiếu theo yêu cầu của
vị trí việc làm và đề xuất chỉ tiêu thăng hạng chức danh nghề nghiệp (theo Mẫu
số 05 ban hành kèm theo Nghị định số 115/2020/NĐ-CP);
b) Danh sách viên chức đủ
tiêu chuẩn, điều kiện được cử xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp (theo Mẫu số
06 ban hành kèm theo Nghị định số 115/2020/NĐ-CP);
c) Dự kiến thành viên
tham gia Hội đồng xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp;
d) Tiêu chuẩn, điều kiện,
nội dung, hình thức xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp;
đ) Dự kiến thời gian, địa
điểm và các nội dung khác để tổ chức kỳ xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp.
Bước 2: Tổ chức xét thăng
hạng
Ủy ban nhân dân tỉnh chủ
trì tổ chức xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp hạng I thành lập Hội đồng xét
thăng hạng chức danh nghề nghiệp, tổ chức xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp
theo quy định của pháp luật.
Bước 3: Thông báo kết quả
xét thăng hạng
Trong thời hạn 15 ngày kể
từ ngày hoàn thành việc thẩm định hồ sơ, Hội đồng xét thăng hạng chức danh nghề
nghiệp viên chức báo cáo người đứng đầu cơ quan, đơn vị tổ chức xét thăng hạng
chức danh nghề nghiệp viên chức phê duyệt kết quả kỳ xét thăng hạng và danh
sách viên chức trúng tuyển.
Chậm nhất 05 ngày làm việc
kể từ ngày có quyết định phê duyệt kết quả kỳ xét thăng hạng chức danh nghề
nghiệp, Hội đồng xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức có trách nhiệm
thông báo kết quả xét và danh sách viên chức trúng tuyển bằng văn bản tới cơ
quan, đơn vị cử viên chức tham dự kỳ xét thăng hạng; đồng thời công khai trên
trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử của cơ quan, đơn vị tổ chức
xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức.
Bước 4: Bổ nhiệm và xếp
lương chức danh nghề nghiệp đối với viên chức trúng tuyển kỳ xét thăng hạng chức
danh nghề nghiệp
Trong thời hạn 15 ngày kể
từ ngày nhận được danh sách viên chức trúng tuyển trong kỳ xét thăng hạng chức
danh nghề nghiệp, người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tổ chức xét thăng hạng
hoặc người được phân cấp, ủy quyền phải thực hiện việc bổ nhiệm và xếp lương ở
chức danh nghề nghiệp mới đối với viên chức trúng tuyển theo quy định.
Trường hợp viên chức đã
trúng tuyển trong kỳ xét thăng hạng nhưng sau đó bị xem xét xử lý kỷ luật hoặc
bị kỷ luật hoặc bị khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử thì chưa ra quyết định bổ
nhiệm và xếp lương ở chức danh nghề nghiệp trúng tuyển. Khi hết thời hạn xử lý
kỷ luật mà không bị kỷ luật hoặc hết thời gian thi hành quyết định kỷ luật hoặc
sau khi có quyết định của cấp có thẩm quyền đối với trường hợp bị khởi tố, điều
tra, truy tố, xét xử thì căn cứ vào cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp
đã được phê duyệt tại thời điểm xem xét, quyết định bổ nhiệm, cấp có thẩm quyền
quyết định việc bổ nhiệm và xếp lương chức danh nghề nghiệp đối với viên chức
trúng tuyển trong kỳ xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp. Thời điểm hưởng
lương mới, thời gian xét nâng bậc lương lần sau, việc kéo dài thời gian nâng bậc
lương (nếu có) thực hiện theo quy định của pháp luật.
8.2. Cách thức thực hiện:
Không quy định.
8.3. Thành phần và số
lượng hồ sơ
8.3.1. Thành phần hồ
sơ
Hồ sơ đăng ký xét thăng hạng
chức danh nghề nghiệp bao gồm:
a) Sơ yếu lý lịch viên chức
theo quy định hiện hành được lập chậm nhất là 30 ngày trước thời hạn cuối cùng
nộp hồ sơ xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp, có xác nhận của cơ quan, đơn vị
sử dụng viên chức;
b) Bản nhận xét, đánh giá
của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập sử dụng viên chức hoặc của người đứng
đầu cơ quan có thẩm quyền quản lý đơn vị sự nghiệp công lập về các tiêu chuẩn,
điều kiện đăng ký xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp của viên chức theo quy định;
c) Bản sao các văn bằng,
chứng chỉ theo yêu cầu của chức danh nghề nghiệp xét thăng hạng.
Trường hợp yêu cầu về ngoại
ngữ ở hạng chức danh nghề nghiệp xét thăng hạng không có sự thay đổi so với yêu
cầu ở hạng chức danh nghề nghiệp đang giữ thì không phải nộp chứng chỉ ngoại ngữ.
Trường hợp có một trong
các văn bằng, chứng chỉ quy định tại khoản 3 Điều 9 Nghị định 115/2020/NĐ-CP
(được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 85/2013/NĐ-CP) thì được sử dụng thay thế
chứng chỉ ngoại ngữ,
d) Các yêu cầu khác theo
quy định của tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp xét thăng hạng.
8.3.2. Số lượng hồ
sơ: 01 bộ hồ sơ.
8.4. Thời hạn giải quyết:
35 ngày kể từ ngày hoàn thành việc thẩm định hồ sơ xét
thăng hạng và xác định danh sách người trúng tuyển, người đứng đầu cơ quan, đơn
vị có thẩm quyền tổ chức xét thăng hạng hoặc người được phân cấp, ủy quyền phải
thực hiện việc bổ nhiệm và xếp lương ở chức danh nghề nghiệp mới đối với viên
chức trúng tuyển.
8.5. Đối tượng thực hiện
thủ tục hành chính: Giảng viên trong các trường cao đẳng
sư phạm trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh.
8.6. Cơ quan thực hiện
thủ tục hành chính: Ủy ban nhân dân tỉnh
8.7. Kết quả thực hiện
thủ tục hành chính: Quyết định bổ nhiệm chức danh nghề
nghiệp.
8.8. Lệ phí: Không.
8.9. Tên mẫu đơn, tờ
khai: Không.
8.10. Điều kiện thực
hiện thủ tục hành chính
Viên chức giảng dạy trong
các trường cao đẳng sư phạm được đăng ký dự xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp
giảng viên cao đẳng sư phạm cao cấp (hạng I), mã số V.07.08.20 khi có đủ các
tiêu chuẩn, điều kiện sau:
a) Trường cao đẳng sư phạm
có nhu cầu, có vị trí việc làm còn thiếu ứng với hạng chức danh nghề nghiệp
viên chức xét thăng hạng và được cấp có thẩm quyền cử tham dự kỳ xét thăng hạng;
b) Đang giữ chức danh nghề
nghiệp giảng viên cao đẳng sư phạm chính (hạng II), mã số V.07.08.21;
c) Được xếp loại chất lượng
ở mức hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên trong năm công tác liền kề trước năm dự
xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giảng viên cao đẳng sư phạm cao cấp (hạng
1), mã số V.07.08.20, có phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp tốt, không
trong thời hạn xử lý kỷ luật; không trong thời gian thực hiện các quy định liên
quan đến kỷ luật theo quy định của Đảng và của pháp luật;
đ) Đáp ứng yêu cầu về thời
gian công tác tối thiểu giữ chức danh nghề nghiệp giảng viên cao đẳng sư phạm
chính (hạng II), mã số V.07.08.21, đáp ứng tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi
dưỡng và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của chức danh nghề nghiệp giảng viên
cao đẳng sư phạm cao cấp (hạng I), mã số V.07.08.20 quy định tại khoản 2, khoản
3 Điều 6 Thông tư số 35/2020/TT-BGDĐT và được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số
04/2012/TT-BGDĐT.
8.11. Căn cứ pháp lý
- Luật Viên chức;
- Luật sửa đổi, bổ sung một
số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức;
- Nghị định số
115/2020/NĐ-CP ngày 25/9/2020 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý
viên chức;
- Nghị định số
85/2023/NĐ-CP ngày 07/12/2023 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số
115/2020/NĐ-CP;
- Thông tư số
35/2020/TT-BGDĐT ngày 01 tháng 10 năm 2020 quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh
nghề nghiệp, bổ nhiệm và xếp lương đối với viên chức giảng dạy trong các trường
cao đẳng sư phạm công lập;
- Thông tư số
04/2012/TT-BGDĐT ngày 04 tháng 3 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 36 35/2020/TT-BGDĐT ngày 01 tháng
10 năm 2020 quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp, bổ nhiệm và xếp
lương đối với viên chức giảng dạy trong các trường cao đẳng sư phạm công lập và
Thông tư số 40/2020/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 10 năm 2020 quy định mã số, tiêu chuẩn
chức danh nghề nghiệp, bổ nhiệm và xếp lương đối với viên chức giảng dạy trong
các cơ sở giáo dục đại học công lập;
- Thông tư số
05/2024/TT-BGDĐT ngày 29 tháng 3 năm 2024 quy định tiêu chuẩn, điều kiện xét
thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục đại
học công lập và trường cao đẳng sư phạm.
9. Thủ
tục xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giảng viên chính (hạng II)
9.1. Trình tự thực hiện
Bước 1: Xây dựng đề án
xét thăng hạng
Ủy ban nhân dân tỉnh (hoặc cơ quan được phân cấp, ủy quyền tổ
chức xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp) chủ trì xây dựng Đề án tổ chức xét
thăng hạng chức danh nghề nghiệp giảng viên chính (hạng II). Nội dung của Đề án
gồm:
a) Số lượng, cơ cấu viên
chức theo chức danh nghề nghiệp hiện có của đơn vị sự nghiệp công lập, số lượng
viên chức ứng với chức danh nghề nghiệp xét thăng hạng còn thiếu theo yêu cầu của
vị trí việc làm và đề xuất chỉ tiêu thăng hạng chức danh nghề nghiệp (theo Mẫu
số 05 ban hành kèm theo Nghị định số 115/2020/NĐ-CP);
b) Danh sách viên chức đủ
tiêu chuẩn, điều kiện được cử xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp (theo Mẫu số
06 ban hành kèm theo Nghị định số 115/2020/NĐ-CP);
c) Dự kiến thành viên
tham gia Hội đồng xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp;
d) Tiêu chuẩn, điều kiện,
nội dung, hình thức xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp;
đ) Dự kiến thời gian, địa
điểm và các nội dung khác để tổ chức kỳ xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp.
Bước 2: Tổ chức xét thăng
hạng
Ủy ban nhân dân tỉnh chủ
trì tổ chức xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp hạng II thành lập Hội đồng xét
thăng hạng chức danh nghề nghiệp, tổ chức xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp
theo quy định của pháp luật.
Bước 3: Thông báo kết quả
xét thăng hạng
Trong thời hạn 15 ngày kể
từ ngày hoàn thành việc thẩm định hồ sơ, Hội đồng xét thăng hạng chức danh nghề
nghiệp viên chức báo cáo người đứng đầu cơ quan, đơn vị tổ chức xét thăng hạng
chức danh nghề nghiệp viên chức phê duyệt kết quả kỳ xét thăng hạng và danh
sách viên chức trúng tuyển.
Chậm nhất 05 ngày làm việc
kể từ ngày có quyết định phê duyệt kết quả kỳ xét thăng hạng chức danh nghề
nghiệp, Hội đồng xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức có trách nhiệm
thông báo kết quả xét và danh sách viên chức trúng tuyển bằng văn bản tới cơ
quan, đơn vị cử viên chức tham dự kỳ xét thăng hạng; đồng thời công khai trên
trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử của cơ quan, đơn vị tổ chức
xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức.
Bước 4: Bổ nhiệm và xếp
lương chức danh nghề nghiệp đối với viên chức trúng tuyển ký xét thăng hạng chức
danh nghề nghiệp
Trong thời hạn 15 ngày kể
từ ngày nhận được danh sách viên chức trúng tuyển trong kỳ xét thăng hạng chức
danh nghề nghiệp, người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tổ chức xét thăng hạng
hoặc người được phân cấp, ủy quyền phải thực hiện việc bổ nhiệm và xếp lương ở
chức danh nghề nghiệp mới đối với viên chức trúng tuyển theo quy định.
Trường hợp viên chức đã
trúng tuyển trong kỳ xét thăng hạng nhưng sau đó bị xem xét xử lý kỷ luật hoặc
bị kỷ luật hoặc bị khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử thì chưa ra quyết định bổ
nhiệm và xếp lương ở chức danh nghề nghiệp trúng tuyển. Khi hết thời hạn xử lý
kỷ luật mà không bị kỷ luật hoặc hết thời gian thi hành quyết định kỷ luật hoặc
sau khi có quyết định của cấp có thẩm quyền đối với trường hợp bị khởi tố, điều
tra, truy tố, xét xử thì căn cứ vào cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp
đã được phê duyệt tại thời điểm xem xét, quyết định bổ nhiệm, cấp có thẩm quyền
quyết định việc bổ nhiệm và xếp lương chức danh nghề nghiệp đối với viên chức
trúng tuyển trong kỳ xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp. Thời điểm hưởng
lương mới, thời gian xét nâng bậc lương lần sau, việc kéo dài thời gian nâng bậc
lương (nếu có) thực hiện theo quy định của pháp luật.
9.2. Cách thức thực hiện:
Không quy định.
9.3. Thành phần, số lượng
hồ sơ
9.3.1. Thành phần hồ
sơ
Hồ sơ đăng ký xét thăng hạng
chức danh nghề nghiệp bao gồm:
a) Sơ yếu lý lịch viên chức
theo quy định hiện hành được lập chậm nhất là 30 ngày trước thời hạn cuối cùng
nộp hồ sơ xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp, có xác nhận của cơ quan, đơn vị
sử dụng viên chức;
b) Bản nhận xét, đánh giá
của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập sử dụng viên chức hoặc của người đứng
đầu cơ quan có thẩm quyền quản lý đơn vị sự nghiệp công lập về các tiêu chuẩn,
điều kiện đăng ký xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp của viên chức theo quy định;
c) Bản sao các văn bằng,
chứng chỉ theo yêu cầu của chức danh nghề nghiệp xét thăng hạng;
Trường hợp yêu cầu về ngoại
ngữ ở hạng chức danh nghề nghiệp xét thăng hạng không có sự thay đổi so với yêu
cầu ở hạng chức danh nghề nghiệp đang giữ thì không phải nộp chứng chỉ ngoại ngữ.
Trường hợp có một trong
các văn bằng, chứng chỉ quy định tại khoản 3 Điều 9 Nghị định 115/2020/NĐ-CP
(được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 85/2023/NĐ-CP) thì được sử dụng thay thế
chứng chỉ ngoại ngữ;
d) Các yêu cầu khác theo
quy định của tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp xét thăng hạng.
9.3.2. Số lượng hồ
sơ: 01 bộ hồ sơ.
9.4. Thời hạn giải quyết:
35 ngày kể từ ngày hoàn thành việc thẩm định hồ sơ xét
thăng hạng và xác định danh sách người trúng tuyển, người đứng đầu cơ sở giáo dục
đại học hoặc người được phân cấp, ủy quyền phải thực hiện việc bổ nhiệm và xếp
lương ở chức danh nghề nghiệp mới đối với viên chức trúng tuyển.
9.5. Đối tượng thực hiện
thủ tục hành chính: Giảng viên của các cơ sở giáo dục
đại học trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh.
9.6. Cơ quan thực hiện
thủ tục hành chính: Ủy ban nhân dân tỉnh.
9.7. Kết quả thực hiện
thủ tục hành chính: Quyết định bổ nhiệm chức danh nghề
nghiệp.
9.8. Lệ phí: Không.
9.9. Tên mẫu đơn, mẫu
tờ khai: Không
9.10. Điều kiện thực
hiện thủ tục hành chính
Viên chức giảng dạy trong
các cơ sở giáo dục đại học công lập được đăng ký dự xét thăng hạng chức danh
nghề nghiệp giảng viên chính (hạng II), mã số V.07.01.02 khi có đủ các tiêu chuẩn,
điều kiện sau:
a) Cơ sở giáo dục đại học
công lập có nhu cầu, có vị trí việc làm còn thiếu ứng với hạng chức danh nghề
nghiệp viên chức xét thăng hạng và được cấp có thẩm quyền cử tham dự kỳ xét
thăng hạng;
b) Đang giữ chức danh nghề
nghiệp giảng viên (hạng III), mã số V.07.01.03;
c) Được xếp loại chất lượng
ở mức hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên trong năm công tác liền kề trước năm dự
xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giảng viên chính (hạng II), mã số
V.07.01.02; có phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp tốt, không trong thời hạn
xử lý kỷ luật, không trong thời gian thực hiện các quy định liên quan đến kỷ luật
theo quy định của Đảng và của pháp luật;
d) Đáp ứng yêu cầu về thời
gian công tác tối thiểu giữ chức danh nghề nghiệp giảng viên (hạng III), mã số
V.07.01.03; đáp ứng tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng và năng lực
chuyên môn, nghiệp vụ của chức danh nghề nghiệp giảng viên chính (hạng II), mã
số V.07.01.02 quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 6 Thông tư số 40/2020/TT-BGDĐT
và được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 04/2022/TT-BGDĐT.
9.11. Căn cứ pháp lý
- Luật Viên chức;
- Luật sửa đổi, bổ sung một
số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức;
- Nghị định số
115/2020/NĐ-CP ngày 25/9/2020 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý
viên chức;
- Nghị định số
85/2023/NĐ-CP ngày 07/12/2023 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số
115/2020/NĐ-CP;
- Thông tư số
40/2020/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 10 năm 2020 quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh
nghề nghiệp, bổ nhiệm và xếp lương đối với viên chức giảng dạy trong các cơ sở
giáo dục đại học công lập;
- Thông tư số
35/2020/TT-BGDĐT ngày 01 tháng 10 năm 2020 quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh
nghề nghiệp, bổ nhiệm và xếp lương đối với viên chức giảng dạy trong các trường
cao đẳng sư phạm công lập;
- Thông tư số
04/2012/TT-BGDĐT ngày 04 tháng 3 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 36 35/2020/TT-BGDĐT ngày 01 tháng
10 năm 2020 quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp, bổ nhiệm và xếp
lương đối với viên chức giảng dạy trong các trường cao đẳng sư phạm công lập và
Thông tư số 40/2020/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 10 năm 2020 quy định mã số, tiêu chuẩn
chức danh nghề nghiệp, bổ nhiệm và xếp lương đối với viên chức giảng dạy trong
các cơ sở giáo dục đại học công lập;
- Thông tư số
05/2024/TT-BGDĐT ngày 29 tháng 3 năm 2024 quy định tiêu chuẩn, điều kiện xét
thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục đại
học công lập và trường cao đẳng sư phạm.
10.
Thủ tục xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giảng viên cao cấp (hạng I)
10.1. Trình tự thực hiện
Bước 1: Xây dựng đề án
xét thăng hạng
Ủy ban nhân dân tỉnh chủ
trì (hoặc cơ quan, đơn vị được phân cấp, ủy quyền) tổ chức xét thăng hạng chức
danh nghề nghiệp hạng I) xây dựng Đề án tổ chức xét thăng hạng chức danh nghề
nghiệp giảng viên cao cấp (hạng I). Nội dung của Đề án gồm:
a) Số lượng, cơ cấu viên
chức theo chức danh nghề nghiệp hiện có của đơn vị sự nghiệp công lập, số lượng
viên chức ứng với chức danh nghề nghiệp xét thăng hạng còn thiếu theo yêu cầu của
vị trí việc làm và đề xuất chỉ tiêu thăng hạng chức danh nghề nghiệp (theo Mẫu
số 05 ban hành kèm theo Nghị định số 115/2020/NĐ-CP);
b) Danh sách viên chức đủ
tiêu chuẩn, điều kiện được cử xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp (theo Mẫu số
06 ban hành kèm theo Nghị định số 115/2020/NĐ-CP);
c) Dự kiến thành viên
tham gia Hội đồng xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp;
d) Tiêu chuẩn, điều kiện,
nội dung, hình thức xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp;
đ) Dự kiến thời gian, địa
điểm và các nội dung khác để tổ chức kỳ xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp.
Bước 2: Tổ chức xét thăng
hạng
Ủy ban nhân dân tỉnh chủ
trì tổ chức xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp hạng 1 thành lập Hội đồng xét
thăng hạng chức danh nghề nghiệp, tổ chức xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp
theo quy định của pháp luật.
Bước 3: Thông báo kết quả
xét thăng hạng
Trong thời hạn 15 ngày kể
từ ngày hoàn thành việc thẩm định hồ sơ, Hội đồng xét thăng hạng chức danh nghề
nghiệp viên chức báo cáo người đứng đầu cơ quan, đơn vị tổ chức xét thăng hạng
chức danh nghề nghiệp viên chức phê duyệt kết quả kỳ xét thăng hạng và danh
sách viên chức trúng tuyển.
Chậm nhất 05 ngày làm việc
kể từ ngày có quyết định phê duyệt kết quả kỳ xét thăng hạng chức danh nghề
nghiệp, Hội đồng xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức có trách nhiệm
thông báo kết quả xét và danh sách viên chức trúng tuyển bằng văn bản tới cơ
quan, đơn vị cử viên chức tham dự kỳ xét thăng hạng; đồng thời công khai trên
trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử của cơ quan, đơn vị tổ chức
xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức.
Bước 4: Bổ nhiệm và xếp
lương chức danh nghề nghiệp đối với viên chức trúng tuyển kỳ xét thăng hạng chức
danh nghề nghiệp
Trong thời hạn 15 ngày kể
từ ngày nhận được danh sách viên chức trúng tuyển trong kỳ xét thăng hạng chức
danh nghề nghiệp, người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tổ chức xét thăng hạng
hoặc người được phân cấp, ủy quyền phải thực hiện việc bổ nhiệm và xếp lương ở
chức danh nghề nghiệp mới đối với viên chức trúng tuyển theo quy định.
Trường hợp viên chức đã
trúng tuyển trong kỳ xét thăng hạng nhưng sau đó bị xem xét xử lý kỷ luật hoặc
bị kỷ luật hoặc bị khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử thì chưa ra quyết định bổ
nhiệm và xếp lương ở chức danh nghề nghiệp trúng tuyển. Khi hết thời hạn xử lý
kỷ luật mà không bị kỷ luật hoặc hết thời gian thi hành quyết định kỷ luật hoặc
sau khi có quyết định của cấp có thẩm quyền đối với trường hợp bị khởi tố, điều
tra, truy tố, xét xử thì căn cứ vào cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp
đã được phê duyệt tại thời điểm xem xét, quyết định bổ nhiệm, cấp có thẩm quyền
quyết định việc bổ nhiệm và xếp lương chức danh nghề nghiệp đối với viên chức
trúng tuyển trong kỳ xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp. Thời điểm hưởng
lương mới, thời gian xét nâng bậc lương lần sau, việc kéo dài thời gian nâng bậc
lương (nếu có) thực hiện theo quy định của pháp luật.
10.2. Cách thức thực
hiện: Không quy định.
10.3. Thành phần, số
lượng hồ sơ
10.3.1. Thành phần
hồ sơ
Hồ sơ đăng ký xét thăng hạng
chức danh nghề nghiệp bao gồm:
a) Sơ yếu lý lịch viên chức
theo quy định hiện hành được lập chậm nhất là 30 ngày trước thời hạn cuối cùng
nộp hồ sơ xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp, có xác nhận của cơ quan, đơn vị
sử dụng viên chức;
b) Bản nhận xét, đánh giá
của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập sử dụng viên chức hoặc của người đứng
đầu cơ quan có thẩm quyền quản lý đơn vị sự nghiệp công lập về các tiêu chuẩn,
điều kiện đăng ký xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp của viên chức theo quy định;
c) Bản sao các văn bằng,
chứng chỉ theo yêu cầu của chức danh nghề nghiệp xét thăng hạng.
Trường hợp yêu cầu về ngoại
ngữ ở hạng chức danh nghề nghiệp xét thăng hạng không có sự thay đổi so với yêu
cầu ở hạng chức danh nghề nghiệp đang giữ thì không phải nộp chứng chỉ ngoại ngữ.
Trường hợp có một trong
các văn bằng, chứng chỉ quy định tại khoản 3 Điều 9 Nghị định số 115/2020/NĐ-CP
(được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 85/2023/NĐ-CP) thì được sử dụng thay thế
chứng chỉ ngoại ngữ.
d) Các yêu cầu khác theo
quy định của tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp xét thăng hạng.
10.3.2. Số lượng hồ
sơ: 01 bộ hồ sơ.
10.4. Thời hạn giải
quyết: 35 ngày kể từ ngày hoàn thành việc thẩm định hồ
sơ xét thăng hạng và xác định danh sách người trúng tuyển, người đứng đầu cơ sở
giáo dục đại học hoặc người được phân cấp, ủy quyền phải thực hiện việc bổ nhiệm
và xếp lương ở chức danh nghề nghiệp mới đối với viên chức trúng tuyển.
10.5. Đối tượng thực
hiện thủ tục hành chính: Giảng viên của các cơ sở giáo
dục đại học trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh.
10.6. Cơ quan thực hiện
thủ tục hành chính: Ủy ban nhân dân tỉnh
10.7. Kết quả thực hiện
thủ tục hành chính: Quyết định bổ nhiệm chức danh nghề
nghiệp.
10.8. Lệ phí: Không.
10.9. Tên mẫu đơn, mẫu
tờ khai: Không.
10.10. Điều kiện thực
hiện thủ tục hành chính
Viên chức giảng dạy trong
các cơ sở giáo dục đại học công lập được đăng ký dự xét thăng hạng chức danh nghề
nghiệp giảng viên cao cấp (hạng I), mã số V.07.01.01 khi có đủ các tiêu chuẩn,
điều kiện sau:
a) Cơ sở giáo dục đại học
công lập có nhu cầu, có vị trí việc làm còn thiếu ứng với hạng chức danh nghề
nghiệp viên chức xét thăng hạng và được cấp có thẩm quyền cử tham dự kỳ xét
thăng hạng;
b) Đang giữ chức danh nghề
nghiệp giảng viên chính (hạng II), mã số V.07.01.02;
c) Được xếp loại chất lượng
ở mức hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên trong năm công tác liền kề trước năm dự
xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giảng viên cao cấp (hạng I), mã số
V.07.01.01; có phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp tốt, không trong thời hạn
xử lý kỷ luật, không trong thời gian thực hiện các quy định liên quan đến kỷ luật
theo quy định của Đảng và của pháp luật;
d) Đáp ứng yêu cầu về thời
gian công tác tối thiểu giữ chức danh nghề nghiệp giảng viên chính (hạng II),
mã số V.07.01.02, đáp ứng tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng và năng lực
chuyên môn, nghiệp vụ của chức danh nghề nghiệp giảng viên cao cấp (hạng I), mã
số V.07.01.01 quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 7 Thông tư số 40/2020/TT-BGDĐT
và được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 04/2022/TT-BGDĐT.
10.11. Căn cứ pháp lý
- Luật Viên chức;
- Luật sửa đổi, bổ sung một
số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức;
- Nghị định số
115/2020/NĐ-CP ngày 25/9/2020 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý
viên chức;
- Nghị định số
85/2023/NĐ-CP ngày 07/12/2023 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số
115/2020/NĐ-CP;
- Thông tư số
40/2020/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 10 năm 2020 quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh
nghề nghiệp, bổ nhiệm và xếp lương đối với viên chức giảng dạy trong các cơ sở
giáo dục đại học công lập;
- Thông tư số
04/2012/TT-BGDĐT ngày 04 tháng 3 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 36 35/2020/TT-BGDĐT ngày 01 tháng
10 năm 2020 quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp, bổ nhiệm và xếp
lương đối với viên chức giảng dạy trong các trường cao đẳng sư phạm công lập và
Thông tư số 40/2020/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 10 năm 2020 quy định mã số, tiêu chuẩn
chức danh nghề nghiệp, bổ nhiệm và xếp lương đối với viên chức giảng dạy trong
các cơ sở giáo dục đại học công lập;
- Thông tư số
05/2024/TT-BGDĐT ngày 29 tháng 3 năm 2024 quy định tiêu chuẩn, điều kiện xét
thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục đại
học công lập và trường cao đẳng sư phạm./.