ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 169/KH-UBND
|
Hà Nội, ngày 23
tháng 6 năm 2025
|
KẾ HOẠCH
CẤP,
QUẢN LÝ MÃ SỐ VÙNG TRỒNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI.
Thực hiện Nghị quyết số 08/2023/NQ-HĐND ngày
04/7/2023 của Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội quy định một số chính sách
khuyến khích phát triển nông nghiệp thành phố Hà Nội, xét đề nghị của Sở Nông
nghiệp và Môi trường tại Tờ trình số 457/TTr-SNNMT ngày 18/6/2025, Ủy ban nhân
dân thành phố Hà Nội ban hành Kế hoạch Cấp, quản lý mã số vùng trồng trên địa
bàn thành phố Hà Nội (gọi tắt là Kế hoạch) với các nội dung sau:
I. CĂN CỨ PHÁP LÝ
Luật An toàn thực phẩm số 55/2010/QH12 ngày
17/6/2010;
Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật số 41/2013/QH13
ngày 25/11/2013; Luật Trồng trọt số 31/2018/QH14 ngày 19/11/2018;
Thông tư 35/2015/TT-BNNPTNT ngày 14/10/2015 của Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quy định về Kiểm dịch thực vật nội địa;
Chỉ thị số 1838/CT-BNN-BVTV ngày 28/3/2022 của Bộ
Nông nghiệp và PTNT về việc tăng cường công tác quản lý mã số vùng trồng và cơ
sở đóng gói nông sản phục vụ xuất khẩu;
Quyết định số 3156/QĐ-BNN-TT ngày 19/8/2022 của Bộ
Nông nghiệp và PTNT về việc ban hành tài liệu hướng dẫn tạm thời về cấp, hướng
dẫn quản lý mã số vùng trồng;
Nghị quyết số 08/2023/NQ-HĐND ngày 04/7/2023 của Hội
đồng nhân dân thành phố Hà Nội quy định một số chính sách khuyến khích phát triển
nông nghiệp thành phố Hà Nội;
Quyết định số 3467/QĐ-UBND ngày 26/9/2022 của Ủy ban
nhân dân thành phố Hà Nội về việc giao nhiệm vụ cấp, quản lý mã số vùng trồng
trên địa bàn thành phố Hà Nội;
Quyết định số 09/2023/QĐ-UBND ngày 25/5/2023 của Ủy
ban nhân dân thành phố Hà Nội về việc ban hành Định mức kinh tế kỹ thuật khuyến
nông trên địa bàn thành phố Hà Nội;
Kế hoạch số 111/KH-UBND ngày 22/4/2025 của Ủy ban
nhân dân thành phố Hà Nội về Kế hoạch đẩy mạnh tăng trưởng lĩnh vực kinh tế
ngành năm 2025 trên địa bàn Thành phố.
II. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
- Khuyến khích, hỗ trợ các tổ chức, cá nhân có nhu
cầu cấp mã số theo quy định tại Nghị quyết 08/2023/NQ-HĐND ngày 04/7/2023 của Hội
đồng nhân dân thành phố Hà Nội quy định một số chính sách khuyến khích phát triển
nông nghiệp thành phố Hà Nội.
- Thực hiện quản lý vùng trồng đã được cấp mã số
đúng quy định góp phần nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm, nâng cao hiệu quả
kinh tế trong sản xuất nông nghiệp.
- Xây dựng vùng không nhiễm sinh vật gây hại trên
cây trồng có tiềm năng xuất khẩu, áp dụng các biện pháp duy trì nhằm đáp ứng
quy định kiểm dịch thực vật của nước nhập khẩu, tạo tiền đề cho việc đẩy mạnh
xuất khẩu trong thời gian tới.
2. Yêu cầu
- Các nội dung hỗ trợ phải được thực hiện đúng quy
định, đảm bảo chất lượng và hiệu quả sử dụng kinh phí hỗ trợ, đảm bảo tính minh
bạch và hiệu quả trong triển khai.
- 100% vùng trồng đã được cấp mã số được kiểm tra,
giám sát để đảm bảo việc sử dụng mã số vùng trồng đúng mục đích và hiệu quả.
- 100% các hộ nông dân tham gia sản xuất trong vùng
trồng có nhu cầu cấp mã số được tham gia tập huấn về sản xuất an toàn, yêu cầu
kỹ thuật và các biện pháp phòng trừ sinh vật gây hại trên một số cây trồng ưu
tiên cấp mã số vùng trồng theo điều kiện cụ thể của từng địa phương.
- 100% vùng trồng đã được cấp mã số được kiểm soát
sinh vật gây hại thuộc đối tượng kiểm dịch thực vật của nước nhập khẩu, dư lượng
thuốc bảo vệ thực vật, các điều kiện đảm bảo đối với đất trồng và nước tưới đối
với những vùng trồng có giấy chứng nhận VietGAP, An toàn thực phẩm,…đã hết hạn.
- Hàng năm hình thành được (1-3) vùng không nhiễm
sinh vật gây hại trên một số cây trồng gắn với mã số vùng trồng góp phần nâng
cao chất lượng sản phẩm nông nghiệp, đáp ứng yêu cầu truy xuất nguồn gốc và mở
rộng thị trường tiêu thụ, đặc biệt là xuất khẩu.
III. NỘI DUNG KẾ HOẠCH
1. Công tác tuyên truyền, đào tạo,
tập huấn.
1.1. Cấp, quản lý mã số vùng trồng.
- Đối tượng: Cán bộ quản lý cấp xã, hợp tác xã,
nông dân trực tiếp sản xuất trên địa bàn các xã có sản xuất nông nghiệp.
- Số lượng lớp:
+ Tập huấn cho cán bộ quản lý cấp xã, hợp tác xã,…:
40 lớp, dự kiến (2- 3) xã/lớp; Thời gian học 01 ngày/lớp, số lượng: 30 người/lớp;
Thời gian thực hiện: Năm 2026.
+ Tập huấn về sản xuất an toàn, yêu cầu kỹ thuật nhằm
phục vụ cho công tác cấp, quản lý mã số vùng trồng cho các hộ nông dân trực tiếp
tham gia sản xuất: Trung bình 130 lớp/năm; số lượng 30 người/lớp; thời gian học
2 ngày/lớp.
Thời gian thực hiện: Hàng năm.
1.2. Tuyên truyền.
- Hàng năm tuyên truyền khoảng 5 chuyên đề trên báo
và phát sóng trên đài phát thanh và truyền hình về sản xuất an toàn, yêu cầu kỹ
thuật nhằm phục vụ cho công tác cấp, quản lý mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói.
- Thời gian thực hiện: Hàng năm.
2. Công tác kiểm tra, thẩm định
hồ sơ cơ sở xin cấp mã số vùng trồng.
- Dự kiến mỗi năm kiểm tra, thẩm định khoảng 50 cơ
sở xin cấp mã số vùng trồng.
- Thời gian thực hiện: Hàng năm.
3. Công tác kiểm tra, giám sát
mã số vùng trồng
3.1. Kiểm tra, giám sát điều kiện duy trì các
vùng đã được cấp mã số trong lĩnh vực trồng trọt.
- Đối tượng kiểm tra, giám sát: Các cơ sở đã được cấp
mã số vùng trồng từ năm 2022 đến hạn cần kiểm tra, giám sát.
- Thời gian thực hiện: Hàng năm
3.2. Kiểm tra, giám sát vùng trồng đã được cấp
mã số phục vụ xuất khẩu.
- Đối tượng kiểm tra, giám sát: Các vùng đã được cấp
mã số phục vụ xuất khẩu.
- Thời gian thực hiện: Hàng năm.
4. Hỗ trợ cơ sở cấp mã số vùng
trồng.
- Số lượng mã số vùng trồng dự kiến cấp mới (dự kiến):
50 mã số/năm.
- Số lượng mã số vùng trồng hỗ trợ (dự kiến): 50 mã
số/năm.
- Nội dung: Thực hiện hỗ trợ theo quy định tại Điều
12 Quy định một số chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp thành phố Hà
Nội ban hành kèm theo Nghị quyết số 08/2023/NQ-HĐND ngày 04/7/2023 của Hội đồng
nhân dân thành phố Hà Nội.
- Thời gian thực hiện: Hàng năm.
5. Xây dựng vùng không nhiễm
sinh vật gây hại gắn với mã số vùng trồng xuất khẩu.
- Cây trồng: Cây chuối, bưởi, ổi…; Số lượng: 1-3
vùng/năm; Quy mô: 10-30 ha/vùng.
- Nội dung thực hiện: Thiết lập vùng trồng; tập huấn
cho nông dân trực tiếp sản xuất; lấy mẫu phân tích, kiểm nghiệm dư lượng thuốc
bảo vệ thực vật; giám định sinh vật hại thuộc đối tượng kiểm dịch thực vật; lấy
mẫu đất, nước phân tích điều kiện sản xuất; xây dựng kế hoạch điều tra, giám
sát; tuyên truyền trên báo và phát sóng trên đài phát thanh và truyền hình.
- Thời gian thực hiện: Năm 2026-2027.
IV. KINH PHÍ THỰC HIỆN
- Nguồn chi thường xuyên ngân sách nhà nước hằng
năm giao Sở Nông nghiệp và Môi trường căn cứ vào nội dung công việc cần triển
khai xây dựng dự toán kinh phí thực hiện gửi Sở Tài chính tổng hợp báo cáo cấp
có thẩm quyền xem xét theo quy định.
- Kinh phí lồng ghép từ các chương trình dự án có
liên quan, kinh phí tự có của các tổ chức kinh tế - xã hội; huy động các nguồn
lực tài chính hợp pháp từ các nhà tài trợ, tổ chức doanh nghiệp trong và ngoài
nước (nếu có).
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Nông nghiệp và Môi trường
- Chủ trì, phối hợp các đơn vị liên quan tổ chức
triển khai thực hiện Kế hoạch đảm bảo hiệu quả theo đúng quy định của pháp luật.
- Kịp thời đánh giá, tổng hợp những khó khăn, vướng
mắc để báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố điều chỉnh Kế hoạch theo quy định .
2. Sở Tài chính
Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao và khả năng
cân đối ngân sách, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Môi trường và các đơn vị có
liên quan, tham mưu Ủy ban nhân dân Thành phố bố trí kinh phí thực hiện Kế hoạch
theo quy định hiện hành của Nhà nước.
3. Các sở, ban, ngành liên
quan
Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của đơn vị, chủ động
phối hợp với Sở Nông nghiệp và Môi trường trong quá trình tổ chức thực hiện các
nội dung Kế hoạch.
4. Ủy ban nhân dân cấp xã (sau
sắp xếp)
4.1. Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Môi trường (Chi
cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật) triển khai thực hiện Kế hoạch đảm bảo đúng
tiến độ và hiệu quả:
- Tổng hợp nhu cầu tập huấn, cấp mã số vùng trồng của
các tổ chức cá nhân trên địa bàn gửi về Sở Nông nghiệp và Môi trường (qua Chi cục
Trồng trọt và Bảo vệ thực vật); hướng dẫn thiết lập hồ sơ đề nghị cấp mã số
vùng trồng và thực hiện công tác quản lý sử dụng mã số vùng trồng trên địa bàn
đảm bảo đúng quy định.
- Phối hợp tổ chức các lớp tập huấn cho cán bộ cấp
xã làm nhiệm vụ cấp, quản lý mã số vùng trồng theo quy định.
- Thường xuyên kiểm tra, giám sát việc sử dụng mã số
vùng trồng, duy trì chất lượng của vùng trồng đã được cấp; kịp thời phát hiện
và báo cáo Sở Nông nghiệp và Môi trường trường hợp vi phạm các quy định về mã số
vùng trồng.
- Phối hợp trong lựa chọn, thực hiện hình thành và
duy trì, phát triển các vùng không nhiễm sinh vật gây hại gắn với mã số vùng trồng
xuất khẩu.
4.2. Thực hiện tuyên truyền, vận động các doanh
nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại đẩy mạnh liên kết sản xuất hàng hóa,
ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, quy trình sản xuất nông nghiệp tốt (GAP) gắn với thị
trường tiêu thụ ổn định; hướng dẫn, triển khai lồng ghép với các chương trình, dự
án khác để nâng cao hiệu quả và đẩy mạnh việc tuyên truyền, nhận thức cho các tổ
chức, cá nhân về mục đích sử dụng mã số vùng trồng đảm bảo điều kiện cần thiết,
bắt buộc cho việc truy xuất nguồn gốc.
Các Sở, ban, ngành Thành phố; Chủ tịch Ủy ban nhân
dân các xã và các cơ quan, đơn vị liên quan căn cứ Kế hoạch tập trung chỉ đạo,
tổ chức triển khai thực hiện. Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng
mắc phát sinh, kịp thời phản ánh về Sở Nông nghiệp và Môi trường để tổng hợp,
báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố xem xét, giải quyết./.
Nơi nhận:
- Chủ tịch UBND Thành phố;
- Các PCT UBND Thành phố;
- Các Sở, ngành: NN&MT, TC;
- UBND cấp huyện, các cấp xã (sau sắp xếp);
- VP UBND TP: CVP, PVP N.M.Quân, NNMT, TH;
- Lưu: VT, NNMT.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Mạnh Quyền
|
PHỤ
LỤC DỰ KIẾN CÁC NỘI DUNG THỰC HIỆN
(Kèm theo Kế hoạch
số 169/KH-UBND ngày 23/6/2025 của UBND thành phố Hà Nội)
TT
|
Nội dung
|
ĐVT
|
Số lượng dự kiến
|
Năm 2025
|
Năm 2026
|
Năm 2027
|
I
|
Tuyên truyền, đào tạo, tập huấn
|
|
|
|
|
|
1
|
Tuyên truyền
|
Bài/chuyên đề
|
10
|
|
5
|
5
|
2
|
Đào tạo, tập huấn
|
|
430
|
105
|
185
|
140
|
-
|
Tập huấn cập nhật kiến thức về cấp, quản lý mã số
vùng trồng lĩnh vực trồng trọt cho công chức, viên chức, cán bộ được giao làm
nhiệm vụ cấp xã
|
Lớp
|
20
|
|
20
|
|
-
|
Tập huấn về sản xuất an toàn, yêu cầu kỹ thuật nhằm
phục vụ cho công tác cấp, quản lý mã số vùng trồng lĩnh vực trồng trọt
|
Lớp
|
240
|
105
|
70
|
65
|
-
|
Tập huấn cập nhật kiến thức về cấp, quản lý mã số
vùng trồng, cơ sở đóng gói phục vụ xuất khẩu cho công chức, viên chức, cán bộ
được giao làm nhiệm vụ cấp xã
|
Lớp
|
20
|
|
20
|
|
-
|
Tập huấn về sản xuất an toàn, yêu cầu kỹ thuật nhằm
phục vụ cho công tác cấp mã vùng trồng, cơ sở đóng gói phục vụ xuất khẩu
|
Lớp
|
150
|
|
75
|
75
|
II
|
Kiểm tra, giám sát điều kiện duy trì các vùng
trồng đã được cấp mã số
|
|
1.290
|
|
645
|
645
|
1
|
Vùng trồng đã được cấp mã số lĩnh vực trồng trọt
|
|
900
|
|
450
|
450
|
-
|
Phân tích, kiểm nghiệm dư lượng thuốc bảo vệ thực
vật
|
Mẫu
|
650
|
|
325
|
325
|
-
|
Phân tích điều kiện đảm bảo đối với đất trồng và
nước tưới đối với vùng trồng được cấp mã số có giấy chứng nhận VietGAP, An
toàn thực phẩm,... đã hết hạn
|
Mẫu
|
250
|
|
125
|
125
|
2
|
Vùng trồng đã được cấp mã số phục vụ xuất khẩu
|
|
390
|
|
195
|
195
|
-
|
Phân tích, kiểm nghiệm dư lượng thuốc bảo vệ thực
vật
|
Mẫu
|
130
|
|
65
|
65
|
-
|
Giám định sinh vật gây hại thuộc đối tượng kiểm dịch
thực vật của nước nhập khẩu
|
Mẫu
|
130
|
|
65
|
65
|
-
|
Phân tích điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm đối
với đất trồng và nước tưới tại các vùng trồng được cấp mã số
|
Mẫu
|
130
|
|
65
|
65
|
III
|
Hỗ trợ vùng trồng xin cấp mã số lần đầu theo
Nghị quyết 08/NQ-HĐND ngày 04/7/2023
|
|
300
|
100
|
100
|
100
|
1
|
Hỗ trợ chi phí tư vấn cho cấp mã số vùng trồng lần
đầu để lập giấy đăng ký cấp mã số vùng trồng, hướng dẫn ghi chép, lưu trữ hồ
sơ về truy xuất nguồn gốc
|
Mã
|
150
|
50
|
50
|
50
|
2
|
Hỗ trợ chi phí phân tích điều kiện sản xuất (đất
trồng, nước tưới) cho các cơ sở cấp mã số vùng trồng lần đầu đối với các cơ sở
chưa được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện An toàn thực phẩm hoặc các giấy chứng
nhận tương đương
|
Mã
|
150
|
50
|
50
|
50
|
IV
|
Vùng không nhiễm sinh vật gây hại gắn với mã số
vùng trồng xuất khẩu
|
Vùng
|
6
|
|
3
|
3
|