Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Kế hoạch 74/KH-VKSTC 2022 tổ chức phong trào thi đua ngành Kiểm sát công minh chính trực

Số hiệu: 74/KH-VKSTC Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Viện kiểm sát nhân dân tối cao Người ký: Lê Minh Trí
Ngày ban hành: 26/05/2022 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN
TỐI CAO
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 74/KH-VKSTC

Hà Nội, ngày 26 tháng 5 năm 2022

KẾ HOẠCH

TỔ CHỨC THỰC HIỆN PHONG TRÀO THI ĐUA: NGÀNH KIỂM SÁT NHÂN DÂN THI ĐUA RÈN LUYỆN THEO LỜI DẠY CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH “CÔNG MINH, CHÍNH TRỰC, KHÁCH QUAN, THẬN TRỌNG, KHIÊM TỐN”

Thực hiện Chỉ thị số 02/CT-VKSTC ngày 27/12/2021 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao phát động phong trào thi đua yêu nước trong ngành Kiểm sát nhân dân năm 2022, Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành Kế hoạch tổ chức thực hiện phong trào thi đua: Ngành Kiểm sát nhân dân thi đua rèn luyện theo lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Công minh, chính trực, khách quan, thận trọng, khiêm tốn”, cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Gắn việc thực hiện phong trào thi đua với tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 04/NQ-TW khóa XII về “Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ” gắn với thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW, ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” và Kết luận số 01-KL/TW, ngày 18/5/2021 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

- Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về ý thức và hành động; tự tu dưỡng, rèn luyện, nâng cao ý thức, đạo đức của công chức, viên chức và người lao động; tăng cường kỷ cương, kỷ luật; phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, qua đó tiếp tục xây dựng hình ảnh đội ngũ công chức, viên chức, người lao động ngành Kiểm sát nhân dân gương mẫu, tận tụy, trách nhiệm, kỷ cương; học tập và làm theo lời dạy, tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh thông qua những việc làm cụ thể hàng ngày, trong mọi lĩnh vực công tác.

- Xây dựng đội ngũ công chức, viên chức và người lao động ngành Kiểm sát nhân dân có đủ khả năng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của đơn vị và của Ngành, góp phần “Xây dựng nền tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, bảo vệ công lý, phục vụ nhân dân, phụng sự Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa”.

2. Yêu cầu

- Phong trào thi đua phải được triển khai sâu rộng với nội dung, hình thức phong phú, thiết thực, có tiêu chí rõ ràng, cụ thể, gắn với yêu cầu thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ của từng đơn vị, chức trách nhiệm vụ của công chức, viên chức và người lao động, phù hợp các quy định của Đảng, Nhà nước và tình hình thực tiễn của từng địa phương, đơn vị.

- Đề cao trách nhiệm, vai trò của người đứng đầu trong việc chỉ đạo và tổ chức thực hiện phong trào thi đua. Tổ chức thực hiện phong trào phải thường xuyên, liên tục, có đôn đốc, kiểm tra, đánh giá, sơ kết, tổng kết, kịp thời phát hiện nhân tố mới, bồi dưỡng, nhân rộng các điển hình tiên tiến, gương người tốt, việc tốt, các sáng kiến, kinh nghiệm hay trong phong trào thi đua.

II. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG PHONG TRÀO THI ĐUA

1. Đối tượng

1.1. Tập thể

- Các Vụ và tương đương; các phòng và tương đương tại các đơn vị thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

- Các Viện kiểm sát nhân dân cấp cao; Văn phòng, các Viện nghiệp vụ và các phòng trực thuộc.

- Các Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh); các phòng thuộc Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh và các Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện.

- Viện kiểm sát quân sự; các đơn vị thuộc Viện kiểm sát quân sự các cấp.

1.2. Cá nhân

Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong ngành Kiểm sát nhân dân.

2. Nội dung phong trào thi đua

Các đơn vị thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao; Viện kiểm sát quân sự các cấp, Viện kiểm sát nhân dân cấp cao và Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh thi đua hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chuyên môn theo chương trình, kế hoạch; tổ chức hưởng ứng, triển khai phong trào thi đua: Ngành Kiểm sát nhân dân thi đua rèn luyện theo lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Công minh, chính trực, khách quan, thận trọng, khiêm tốn”; với phương châm: “Đoàn kết, đổi mới, trách nhiệm, kỷ cương, thực chất, hiệu quả” tập trung thi đua thực hiện các nội dung chủ yếu sau:

2.1. Thi đua thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Trung ương số 04-NQ/TW khóa XII về “Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ” gắn với thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW, ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” và Kết luận số 01-KL/TW, ngày 18/5/2021 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

2.2. Thi đua học tập và làm theo lời dạy, tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh thông qua những việc làm cụ thể hàng ngày, trong mọi lĩnh vực công tác; xây dựng đội ngũ công chức, viên chức và người lao động có đủ khả năng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ; tu dưỡng, rèn luyện, nâng cao ý thức, đạo đức của công chức, viên chức và người lao động; tăng cường kỷ cương, kỷ luật; phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

2.3. Thi đua phát huy sáng kiến, giải pháp trong công tác chuyên môn, nghiệp vụ nhằm tăng cường hiệu quả công tác hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.

2.4. Thi đua đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, kịp thời thông tin, tuyên truyền về các mặt hoạt động của đơn vị, trao đổi kinh nghiệm nghiệp vụ và phổ biến các văn bản mới, quy định mới có liên quan đến tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân; góp phần thông tin tuyên truyền, phổ biến pháp luật, đạt hiệu quả cao.

III. TIÊU CHUẨN, HÌNH THỨC VÀ THỦ TỤC, HỒ SƠ ĐỀ NGHỊ KHEN THƯỞNG

1. Tiêu chuẩn khen thưởng

1.1. Đối với tập thể

- Đơn vị tiêu biểu, dẫn đầu trong việc tổ chức thực hiện phong trào thi đua, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chuyên môn theo các chỉ tiêu, chương trình, kế hoạch.

- Tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Trung ương số 04-NQ/TW khóa XII về “Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ” gắn với thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW, ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” và Kết luận số 01-KL/TW, ngày 18/5/2021 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

- Thực hiện công khai, minh bạch các quy định, văn bản chỉ đạo, quản lý, điều hành, các hoạt động nghiệp vụ theo quy định; nội bộ đoàn kết, thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở.

- Thực hiện nghiêm các quy định, nội quy, quy chế của cơ quan, đơn vị, bảo đảm kỷ cương, kỷ luật hành chính, văn hóa công sở; quản lý, sử dụng có hiệu quả thời gian làm việc.

- Quản lý và sử dụng có hiệu quả ngân sách nhà nước và các nguồn kinh phí được giao; tích cực đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí.

- Ứng dụng hiệu quả công nghệ thông tin trong trao đổi kinh nghiệm nghiệp vụ, tuyên truyền hoạt động của đơn vị, của Ngành, góp phần thông tin tuyên truyền, phổ biến pháp luật, đạt hiệu quả cao.

- Kịp thời hướng dẫn tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong công tác nghiệp vụ; tổ chức đào tạo nâng cao năng lực chuyên môn cho công chức, viên chức và người lao động, đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ của ngành Kiểm sát nhân dân trong tình hình mới.

- Thực hiện tốt các quy định về việc tiếp công dân; bố trí cán bộ phù hợp, bảo đảm giải quyết công việc đúng quy định.

1.2. Đối với công chức, viên chức và người lao động

- Cá nhân tiêu biểu, tích cực phấn đấu, nghiên cứu, học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách của Chủ tịch Hồ Chí Minh và rèn luyện theo lời dạy của Bác Hồ đối với cán bộ Kiểm sát “Công minh, chính trực, khách quan, thận trọng, khiêm tốn”, hoàn thành xuất sắc chức trách, nhiệm vụ được giao được tập thể và cấp trên đánh giá tốt.

- Thực hiện nghiêm Nghị quyết Trung ương số 04-NQ/TW khóa XII về “Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ” gắn với thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW, ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” và Kết luận số 01-KL/TW, ngày 18/5/2021 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

- Luôn công bằng, sáng suốt, minh bạch, bảo vệ công lý, lẽ phải, giải quyết công việc một cách đúng đắn, không vụ lợi. Thực hiện đúng chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nội quy, quy chế của cơ quan, đơn vị. Thực hành tiết kiệm, phòng chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí.

- Tuyệt đối trung thành, trung thực với Đảng, với tổ chức, đặt lợi ích chung lên trên lợi ích cá nhân. Dũng cảm, có bản lĩnh, kiên quyết đấu tranh với những hành vi vi phạm pháp luật; không rụt rè, né tránh, ngại va chạm, thiếu kiên quyết trong công tác.

- Khi giải quyết công việc phải đánh giá toàn diện, làm rõ bản chất của sự việc, dựa vào những cơ sở khoa học, cơ sở thực tế để đưa ra quyết định giải quyết phù hợp, chính xác. Không định kiến, áp đặt chủ quan; không bị tác động, chi phối bởi các yếu tố bên ngoài. Luôn học tập, nghiên cứu để nâng cao nhận thức và trình độ chuyên môn nghiệp vụ, nắm vững đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nắm vững khoa học pháp lý và nghiệp vụ công tác kiểm sát.

- Thể hiện ý thức trách nhiệm cao trong công tác và trong mọi hành động, xem xét, cân nhắc cẩn thận; báo cáo trung thực, đầy đủ, đúng quy định, thực hiện đúng nguyên tắc tổ chức.

- Luôn tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống trong sạch, lành mạnh, giản dị; có tinh thần hợp tác, tương trợ, chân thành với đồng nghiệp, củng cố và giữ gìn sự đoàn kết trong đơn vị; thực hiện các chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp, văn hóa nơi công sở. Có tinh thần cầu thị, khiêm tốn, nhã nhặn, lắng nghe ý kiến của quần chúng, ý kiến của tập thể; không tự cao, tự đại, không quan liêu, hách dịch, xa rời quần chúng. Trong giao tiếp với công dân phải đúng mực, tôn trọng, lắng nghe, tận tình hướng dẫn và giải thích rõ ràng những thắc mắc của công dân. Không gây khó khăn, phiền hà, thiếu trách nhiệm trước những khó khăn, bức xúc của công dân.

2. Hình thức và thủ tục, hồ sơ đề nghị khen thưởng

Hàng năm, Hội đồng Thi đua - Khen thưởng các cấp căn cứ kết quả thực hiện phong trào để đánh giá thi đua và xem xét, đề nghị khen thưởng cho các tập thể, cá nhân thuộc quyền quản lý. Việc khen thưởng phong trào thi đua này gắn với khen thưởng phong trào thi đua “Cán bộ, công chức, viên chức ngành Kiểm nhân dân thi đua thực hiện văn hóa công sở”.

- Thời điểm của phong trào thi đua: Bắt đầu từ ngày 01/6/2022; thời điểm xét khen thưởng hàng năm tính từ 01/6 năm trước đến 31/5 năm sau.

- Hình thức khen thưởng: Bằng khen của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Giấy khen của Thủ trưởng đơn vị.

- Tỷ lệ đề nghị khen thưởng:

+ Hội đồng Thi đua - Khen thưởng ngành Kiểm sát nhân dân đề xuất Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao quyết định khen thưởng đối với các Vụ và tương đương, các Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, các Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát quân sự trung ương, các Viện kiểm sát quân sự quân khu và tương đương.

+ Đối với tập thể: Đề nghị không quá 20% tổng số tập thể của đơn vị.

+ Đối với cá nhân: Đề nghị không quá 10% tổng số công chức, viên chức, người lao động đang công tác tại đơn vị (trong đó, số lượng lãnh đạo của đơn vị không quá 01 người). Khi đề nghị khen thưởng đối với cá nhân là thủ trưởng đơn vị, không được cao hơn mức đề nghị cho tập thể do cá nhân phụ trách.

- Trình tự, thủ tục, hồ sơ đề nghị khen thưởng: Thực hiện theo quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự Trung ương, Thủ trưởng đơn vị thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân các cấp; các cụm, khối thi đua trong ngành Kiểm sát nhân dân căn cứ Kế hoạch này và yêu cầu, nhiệm vụ để có các hình thức tuyên truyền và xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện phù hợp, hiệu quả với nội dung, hình thức phong phú, đa dạng để thu hút, tập hợp sự tham gia của đội ngũ công chức, viên chức và người lao động.

2. Thủ trưởng cơ quan, đơn vị phải trực tiếp chỉ đạo, tổ chức phong trào thi đua, hướng công tác thi đua vào thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm, các khâu đột phá, tập trung giải quyết những nhiệm vụ khó, những vấn đề bức xúc, nổi cộm; phối hợp chặt chẽ với cấp ủy, tổ chức Công đoàn, Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ, Hội Luật gia, Hội Cựu chiến binh... phát động các phong trào thi đua ngắn hạn phù hợp.

3. Ban Chỉ đạo công tác tuyên truyền ngành Kiểm sát nhân dân chỉ đạo các đơn vị trong toàn Ngành đẩy mạnh công tác tuyên truyền để nâng cao nhận thức, ý thức công chức, viên chức, người lao động, cổ vũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tham gia phong trào thi đua.

Các đơn vị Báo Bảo vệ pháp luật, Tạp chí Kiểm sát, Cổng thông tin điện tử Viện kiểm sát nhân dân tối cao, trang tin điện tử của Viện kiểm sát nhân dân các cấp mở các chuyên trang, chuyên mục, tăng cường thời lượng, bám sát cơ sở nhằm kịp thời phát hiện, biểu dương và nhân rộng những mô hình hay, cách làm mới, các điển hình tiên tiến trong thực hiện phong trào thi đua.

4. Hội đồng Thi đua - Khen thưởng các cấp phân công rõ trách nhiệm cho các thành viên trong quá trình chỉ đạo, theo dõi, hướng dẫn, đôn đốc, giám sát việc triển khai tổ chức thực hiện.

Giao Vụ Thi đua - Khen thưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao theo dõi, đôn đốc việc thực hiện Kế hoạch này./.


Nơi nhận:
- Các đồng chí PVT VKSNDTC (để chỉ đạo thực hiện);
- Ban Thi đua - Khen thưởng TW (để biết);
- Các thành viên Hội đồng TĐKT cơ quan, Hội đồng TĐKT ngành KSND (để thực hiện);
- Ban Chỉ đạo công tác tuyên truyền ngành KSND (để thực hiện);
- Các đơn vị thuộc VKSND tối cao, VKSQS Trung ương, VKSND cấp cao, VKSND cấp tỉnh (để thực hiện);
- Lưu: VT, V16.

VIỆN TRƯỞNG




Lê Minh Trí

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Kế hoạch 74/KH-VKSTC ngày 26/05/2022 về tổ chức thực hiện phong trào thi đua: Ngành Kiểm sát nhân dân thi đua rèn luyện theo lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Công minh, chính trực, khách quan, thận trọng, khiêm tốn” do Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


3.845

DMCA.com Protection Status
IP: 3.16.137.21
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!