ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THANH HOÁ
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 5006/QĐ-UBND
|
Thanh Hoá, ngày
26 tháng 11 năm 2019
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ
73/NQ-CP NGÀY 23/9/2019 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ BAN HÀNH
CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG CỦA CHÍNH PHỦ TRIỂN KHAI NGHỊ QUYẾT SỐ 60/2018/QH14 NGÀY 15/6/2018 CỦA QUỐC HỘI VỀ TIẾP TỤC HOÀN THIỆN
VÀ ĐẨY MẠNH VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH, PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ, SỬ DỤNG VỐN, TÀI SẢN
NHÀ NƯỚC TẠI DOANH NGHIỆP VÀ CỔ PHẦN HÓA DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HOÁ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính
quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Nghị quyết số
60/2018/QH14 ngày 15/6/2018 của Quốc hội về tiếp tục hoàn thiện và đẩy mạnh việc
thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại
doanh nghiệp và cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước;
Căn cứ Nghị quyết số
73/NQ-CP ngày 23/9/2019 của Chính phủ về ban hành Chương trình hành động của
Chính phủ triển khai Nghị quyết số 60/2018/QH14 ngày 15/6/2018 của Quốc hội về
tiếp tục hoàn thiện và đẩy mạnh việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản
lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại doanh nghiệp và cổ phần hóa doanh nghiệp
nhà nước;
Xét đề nghị của Sở Tài chính
tại Công văn số: 5218/STC-TCDN ngày 13/11/2019,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch hành động
thực hiện Nghị quyết số 73/NQ-CP ngày 23/9/2019
của Chính phủ về ban hành Chương trình hành động của Chính phủ triển khai Nghị
quyết số 60/2018/QH14 ngày 15/6/2018 của Quốc
hội về tiếp tục hoàn thiện và đẩy mạnh việc thực hiện chính sách, pháp luật về
quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại doanh nghiệp và cổ phần hóa doanh
nghiệp nhà nước.
Điều 2. Quyết
định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Tài
chính, Kế hoạch và Đầu tư, Tài nguyên và Môi trường, Nội vụ, Thông tin và Truyền
thông; Chánh Thanh tra tỉnh; Chủ tịch, Giám đốc các doanh nghiệp 100% vốn nhà
nước, doanh nghiệp có vốn nhà nước thuộc UBND tỉnh quản lý; Thủ trưởng các đơn
vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Lê Thị Thìn
|
KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG
THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 73/NQ-CP NGÀY 23/9/2019 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH
HÀNH ĐỘNG CỦA CHÍNH PHỦ TRIỂN KHAI NGHỊ QUYẾT SỐ 60/2018/QH14 NGÀY 15/6/2018 CỦA QUỐC HỘI VỀ TIẾP TỤC HOÀN THIỆN
VÀ ĐẨY MẠNH VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH, PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ, SỬ DỤNG VỐN, TÀI SẢN
NHÀ NƯỚC TẠI DOANH NGHIỆP VÀ CỔ PHẦN HÓA DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 5006/QĐ-UBND ngày 26 /11/2019 của Chủ tịch
UBND tỉnh Thanh Hóa)
Ngày 23/9/2019, Chính phủ ban
hành Nghị quyết số 73/NQ-CP về Chương trình hành động của Chính phủ triển khai
Nghị quyết số 60/2018/QH14 ngày 15/6/2018 của Quốc hội về tiếp tục hoàn thiện
và đẩy mạnh việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng vốn, tài sản
nhà nước tại doanh nghiệp và cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước. Để tổ chức triển
khai thực hiện trên địa bàn tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Chương trình hành
động với những nội dung sau:
I. MỤC ĐÍCH,
YÊU CẦU
1. Xác định cụ thể các mục
tiêu, nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực
hiện việc tiếp tục hoàn thiện và đẩy mạnh việc thực hiện chính sách, pháp luật
về quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại doanh nghiệp và cổ phần hóa doanh
nghiệp nhà nước đảm bảo yêu cầu Nghị quyết số 60/2018/QH14 ngày 15/6/2018 của
Quốc hội, Nghị quyết số 73/NQ-CP ngày 23/9/2019 của Chính phủ và phù hợp tình
hình thực tế của tỉnh.
2. Phân công nhiệm vụ cụ thể
cho các cấp, các ngành trên các lĩnh vực và xác định rõ thời gian hoàn thành,
làm cơ sở để đôn đốc, kiểm tra, giám sát và đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
của các ngành, các cấp; nêu cao trách nhiệm của người đứng đầu các các cấp, các
ngành trong triển khai các nhiệm vụ được giao.
3. Tổ chức quán triệt, tuyên
truyền sâu rộng các mục tiêu, nhiệm vụ của Nghị quyết số 60/2018/QH14 ngày
15/6/2018 của Quốc hội, Nghị quyết số 73/NQ-CP ngày 23/9/2019 của Chính phủ và
Kế hoạch hành động này đến các cấp, các ngành, cộng đồng doanh nghiệp và nhân
dân nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm, hiểu rõ vị trí, tầm quan trọng của việc
thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại
doanh nghiệp và cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước; tạo sự đồng thuận cao trong
quá trình triển khai thực hiện Nghị quyết.
II. MỤC TIÊU
Tiếp tục thực hiện có hiệu lực,
hiệu quả chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại
doanh nghiệp và cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước trong thời gian tới nhằm tiếp
tục cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước
theo tinh thần Nghị quyết số 12-NQ/TW ngày 03 tháng 6 năm 2017 của Hội nghị Ban
Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 5 khóa XII về tiếp tục cơ cấu lại, đổi mới và
nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước và Nghị quyết số 60/2018/QH14 ngày 15
tháng 6 năm 2018 của Quốc hội.
III. NHIỆM VỤ
VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
Triển khai các nhiệm vụ và giải
pháp được giao tại Nghị quyết số 73/NQ-CP ngày 23/9/2019 của Chính phủ, UBND tỉnh
Thanh Hóa giao các sở, ban, ngành, địa phương, doanh nghiệp nhà nước, doanh
nghiệp có vốn nhà nước thuộc UBND tỉnh quản lý tập trung triển khai các nhóm giải
pháp sau:
1. Đẩy mạnh việc thực hiện
chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại doanh nghiệp
và cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước
a) Các doanh nghiệp nhà nước và
doanh nghiệp có vốn nhà nước thuộc UBND tỉnh Thanh Hóa quản lý:
- Thực hiện rà soát diện tích đất
đang quản lý trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật hiện
hành.
- Định kỳ 6 tháng, 01 năm báo
cáo tình hình huy động, sử dụng vốn của doanh nghiệp, trong đó có việc vay nợ
nước ngoài, các dự án đầu tư trong nước và ra nước ngoài, nguồn vốn mua, bán,
sáp nhập doanh nghiệp.
- Hàng năm, thực hiện rà soát,
báo cáo tình hình thực hiện chính sách pháp luật, tình hình sử dụng vốn, tài sản
nhà nước, tình hình thực hiện các dự án đầu tư.
- Thực hiện nghiêm các quy định
của pháp luật nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, khắc phục những
hạn chế, yếu kém trong giai đoạn vừa qua; xử lý kịp thời các đề xuất, kiến nghị
của doanh nghiệp.
- Thực hiện công khai thông tin
của doanh nghiệp theo quy định hiện hành. b) Sở Tài nguyên và Môi trường có
trách nhiệm:
- Xác định giá đất cụ thể phù hợp
với quy định của Luật Đất đai để xác định đúng giá trị quyền sử dụng đất vào
giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa, tính đúng, tính đủ tiền thuê đất của doanh
nghiệp, tránh thất thu cho ngân sách nhà nước.
- Quản lý chặt chẽ, tăng cường
giám sát, thanh tra, kiểm tra việc sử dụng đất của doanh nghiệp sau cổ phần
hóa, bảo đảm tuân thủ phương án sử dụng đất đã được phê duyệt trong phương án cổ
phần hóa doanh nghiệp.
- Chủ trì, rà soát toàn bộ các
phương án sử dụng đất đã được phê duyệt cho các doanh nghiệp cổ phần hóa, báo
cáo UBND tỉnh để báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường đối với trường hợp được cấp
có thẩm quyền cho phép chuyển mục đích sử dụng đất khác với phương án đã được
phê duyệt.
- Rà soát để trình UBND tỉnh
xem xét, phê duyệt phương án sử dụng đất đối với các doanh nghiệp đã cổ phần
hóa nhưng chưa được cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án sử dụng đất cho phù hợp
với quy định tại Luật đất đai hiện hành.
- Nghiêm túc thực hiện quy định
của pháp luật đất đai về thu hồi đất đối với các trường hợp vi phạm pháp luật về
đất đai. Trường hợp phương án sử dụng đất doanh nghiệp đề xuất chưa phù hợp với
quy hoạch, mục đích sử dụng đất, ngành nghề kinh doanh và pháp luật về đất đai
hiện hành thì doanh nghiệp phải trả lại cho nhà nước để sử dụng vào mục đích
khác.
- Hoàn thành việc cấp Giấy Chứng
nhận quyền sử dụng đất cho các doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp cổ phần
hóa theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.
- Đo đạc, cắm mốc ranh giới sử
dụng đất có nguồn gốc từ nông lâm trường quốc doanh do các công ty nông lâm
nghiệp quản lý không thuộc diện sắp xếp lại theo Nghị định số 118/2018/NĐ-CP
ngày 17/12/2014 của Chính phủ.
c) Sở Kế hoạch và Đầu tư có
trách nhiệm:
Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu
tư nghiên cứu, xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về doanh nghiệp nhà nước.
d) Sở Tài chính có trách nhiệm:
Quản lý, giám sát chặt chẽ tình hình sử dụng vốn, tài sản nhà nước, tình hình
thực hiện các dự án đầu tư của các doanh nghiệp thuộc UBND tỉnh quản lý.
2. Tăng cường thanh tra, kiểm
tra và xử lý trách nhiệm
a) Sở Nội vụ chủ trì, phối hợp
với các cơ quan liên quan thường xuyên rà soát, đề xuất phương án xử lý trách
nhiệm theo quy định của pháp luật đối với tập thể, cá nhân, đặc biệt là người đứng
đầu trong việc để xảy ra các vi phạm trong quá trình hoạt động sản xuất kinh
doanh, cơ cấu lại doanh nghiệp báo cáo UBND tỉnh để báo cáo Bộ Nội vụ theo quy
định.
b) Thanh tra tỉnh có trách nhiệm:
- Phối hợp với cơ quan thanh
tra các cấp, các ngành thực hiện kiểm tra, thanh tra, giám sát để kịp thời phát
hiện vi phạm và có biện pháp xử lý, khắc phục.
- Báo cáo các cấp có thẩm quyền
để có chế tài xử lý đối với các trường hợp không thực hiện, chậm thực hiện kết
luận của các cơ quan thanh tra, kiểm toán.
4. Công tác tổng hợp, báo
cáo
Sở Tài chính chủ trì, phối hợp
với các cơ quan có liên quan:
- Tổng kết, đánh giá và tập
trung hoàn thành mục tiêu cổ phần hóa và thoái vốn nhà nước theo đúng lộ trình
và quy định của pháp luật, bảo đảm các nguyên tắc và cơ chế thị trường; minh bạch,
công khai thông tin.
- Đánh giá, tham gia ý kiến với
Bộ Tài chính về việc cổ phần hóa, thoái vốn, chuyển đổi mô hình tại doanh nghiệp,
cung cấp sản phẩm, dịch vụ công ích liên quan đến các chính sách phát triển
kinh tế - xã hội, an sinh xã hội.
- Định kỳ tổng hợp, báo cáo
tình hình thực hiện chính sách pháp luật, tình hình sử dụng vốn, tài sản nhà nước,
tình hình thực hiện các dự án đầu tư của các doanh nghiệp thuộc UBND tỉnh quản
lý.
III. TỔ CHỨC
THỰC HIỆN
1. Trên cơ sở nhiệm vụ, giải
pháp được giao trong Kế hoạch hành động này, Giám đốc các sở, Thủ trưởng các
ban, ngành cấp tỉnh; Chủ tịch, Giám đốc các doanh nghiệp 100% vốn nhà nước,
doanh nghiệp có vốn nhà nước thuộc UBND tỉnh quản lý khẩn trương xây dựng kế hoạch
cụ thể của ngành, đơn vị mình và phân công lãnh đạo trực tiếp chỉ đạo, theo
dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Kế hoạch hành động; chủ động phối hợp với
các cơ quan liên quan trong quá trình tổ chức thực hiện, đảm bảo hoàn thành tốt
nhiệm vụ được giao.
2. Giám đốc các sở, Thủ trưởng
các ban, ngành cấp tỉnh; Chủ tịch, Giám đốc các doanh nghiệp 100% vốn nhà nước,
doanh nghiệp có vốn nhà nước thuộc UBND tỉnh quản lý tập trung chỉ đạo, tăng cường
kiểm tra, đôn đốc việc triển khai thực hiện Kế hoạch hành động này; định kỳ báo
cáo kết quả thực hiện về Sở Tài chính trước ngày 10/3 hàng năm, để tổng hợp,
báo cáo UBND tỉnh.
3. Giao Sở Tài chính định kỳ tổng
hợp, báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh trước ngày 20/3 hàng năm để báo cáo Bộ Tài
chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Văn phòng Chính phủ, Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát
triển doanh nghiệp.
4. Sở Thông tin và Truyền thông
chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh và
các sở, ban, ngành, địa phương làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền nhằm
nâng cao nhận thức, tạo đồng thuận xã hội, phát huy tinh thần trách nhiệm của
người đứng đầu, nỗ lực của các ngành, các cấp, cộng đồng doanh nghiệp và nhân
dân để thực hiện thắng lợi mục tiêu tiếp tục cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu
quả doanh nghiệp nhà nước.
5. Trong quá trình tổ chức triển
khai Nghị quyết này, nếu thấy cần sửa đổi, bổ sung những nội dung cụ thể thuộc
Kế hoạch hành động, các sở, ban, ngành, doanh nghiệp chủ động đề xuất, gửi Sở
Tài chính để tổng hợp và báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh xem xét, quyết định./.