ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÀO CAI
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
191/KH-UBND
|
Lào
Cai, ngày 28 tháng 06
năm 2017
|
KẾ HOẠCH
THỰC HIỆN ĐỀ ÁN TĂNG CƯỜNG TIẾNG VIỆT CHO TRẺ EM MẦM NON, HỌC SINH TIỂU
HỌC VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ TỈNH LÀO CAI NĂM 2017
Triển khai thực hiện Kế hoạch số
390/KH-UBND ngày 30/12/2016 của UBND tỉnh Lào Cai về việc thực hiện Đề án “Tăng cường tiếng Việt cho trẻ mầm non, học
sinh tiểu học vùng dân
tộc thiểu số tỉnh Lào
Cai giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2025”
trong năm 2017, UBND tỉnh ban hành kế hoạch như sau:
I. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu chung:
- Tăng cường tiếng
Việt cho trẻ mầm non, học sinh tiểu học người dân tộc thiểu
số (DTTS), đảm bảo kỹ năng cơ bản trong việc sử dụng tiếng Việt để hoàn thành
chương trình giáo dục mầm non và chương trình giáo dục tiểu
học; khắc phục những hạn chế, khó khăn khi phát âm đối với trẻ mầm non người
DTTS và nghe, nói, đọc, viết đối với học sinh tiểu học người DTTS.
- Huy động các nguồn lực xã hội cùng tham gia vào cuộc và ủng hộ việc triển khai, thực hiện Đề
án tăng cường tiếng Việt cho trẻ em mầm non, học sinh tiểu
học vùng DTTS năm 2017 và các năm tiếp theo.
2. Mục tiêu cụ thể:
2.1. Giáo
dục mầm non:
Có ít nhất 20% trẻ em người DTTS
trong độ tuổi nhà trẻ và 85% trẻ em
người DTTS mẫu giáo (trong đó 100% trẻ em trong các cơ sở giáo dục mầm non) được
tập trung phát triển ngôn ngữ nói tiếng Việt phù hợp theo độ tuổi.
2.2. Giáo dục tiểu học:
- Số trường, điểm
trường tham gia: 738 điểm trường/186 trường tiểu học triển khai các giải pháp tăng cường tiếng Việt cho học sinh người
dân tộc thiểu số bằng nhiều hình thức.
- 100% cán bộ quản lý (CBQL), giáo viên tại các trường và điểm trường tham
gia đề án được tập huấn về phương
pháp dạy tiếng Việt như ngôn ngữ thứ hai; phương pháp tự học tiếng DTTS tại cộng đồng; những lưu ý sử dụng tiếng DTTS trong dạy học và các hoạt động
giáo dục.
- Huy động được 99,9% học sinh DTTS
trong độ tuổi ra lớp; 100% học sinh người DTTS được tăng
cường tiếng Việt trước khi vào lớp 1; 100% các khối lớp khác lựa chọn và triển khai hiệu quả các giải
pháp tăng cường tiếng Việt phù hợp theo vùng miền; 95% học sinh người DTTS được
tăng cường tiếng Việt đạt chuẩn kiến
thức, kĩ năng các môn học.
II. NHIỆM VỤ
1. Xây dựng các giải pháp tăng cường
tiếng Việt, tạo môi trường tiếng Việt trong các cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học, gia đình và cộng đồng vùng DTTS.
2. Nâng cao trình độ đào tạo, năng lực
chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ CBQL, giáo viên của các cơ sở giáo dục mầm
non, tiểu học, đặc biệt giáo viên người DTTS thông qua các lớp bồi dưỡng, tập huấn và tự
bồi dưỡng nghiên cứu. Bồi dưỡng đội ngũ cộng
tác viên hỗ trợ ngôn ngữ cho trẻ em người DTTS. Bồi dưỡng tiếng Việt cho cha mẹ
trẻ là người DTTS. Đưa nội dung giáo dục tăng cường tiếng Việt cho trẻ em người
DTTS vào chương trình đào tạo giáo viên mầm non, tiểu học
trong trường Cao đẳng Sư phạm. Xây dựng tài liệu, giáo
trình phục vụ nội dung tăng cường tiếng Việt cho trẻ là người DTPS trong chương
trình đào tạo. Cụ thể:
- Cấp học mầm non: đào tạo nâng cao trình độ cho 725 người/10 lớp; tập huấn cho 2.947 người/41
lớp.
- Cấp học tiểu học: Tập huấn cho 1.742 người/34 lớp.
3. Mua sắm, bổ sung học liệu, sách
truyện thư viện, trang thiết bị dạy học, đồ dùng, đồ chơi
cho các cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học vùng DTTS. Rà
soát, đầu tư và từng bước hoàn thiện cơ sở vật chất trường, lớp trong các cơ sở
giáo dục mầm non, tiểu học, đặc biệt tại các cơ sở giáo dục
vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn. Cụ thể:
- Cấp học mầm non: mua sắm đồ dùng, thiết bị dạy học (đồ chơi ngoài trời: 165 bộ; tài liệu
tăng cường tiếng Việt: 1.724 cuốn; đồ dùng, đồ chơi theo văn bản hợp nhất số
01/2015/VBHN-BGD&ĐT: 568 bộ).
- Cấp
học tiểu học: mua sắm đồ
dùng, thiết bị dạy học (bộ đồ dùng dạy học theo lớp: 166 bộ; máy chiếu, màn chiếu:
160 bộ; ti vi: 170 cái; tài liệu tăng cường tiếng Việt 4.443 cuốn).
4. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn
diện đối với giáo dục mầm non và giáo dục tiểu học vùng DTTS.
Trong đó, tập trung vào 34 xã có nhiều dân tộc khác nhau
(Bắc Hà, Si Ma Cai, Mường Khương, Sa Pa, Bát Xát: 25 xã; Bảo Thắng, thành phố Lào Cai, Văn Bàn, Bảo Yên: 9 xã); 108 trường có nhiều điểm trường (mầm non: 54; tiểu học:
54).
5. Ban hành cơ chế chính sách hỗ trợ
cho người nấu ăn trong các cơ sở giáo dục mầm non vùng DTTS.
III. GIẢI PHÁP
1. Tăng cường sự lãnh đạo của
cấp ủy đảng, chính quyền các cấp:
- Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo
các cấp ủy, chính quyền các cấp đối với sự
nghiệp giáo dục và đào tạo; quán triệt sâu sắc và nâng cao
nhận thức về vai trò quan trọng của tiếng Việt cho trẻ em mầm non, học sinh tiểu
học vùng DTTS để đáp ứng được chất lượng giáo dục hiện
nay.
- Phối kết hợp sức mạnh tổng hợp của toàn dân để phát triển sự nghiệp giáo dục
vùng DTTS; tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí
Minh; huy động sự vào cuộc của các tổ chức, đoàn thể, cha mẹ học sinh và nhân
dân đối với công tác bảo vệ, chăm sóc giáo dục trẻ em nói chung, trẻ em người
DTTS nói riêng trong toàn tỉnh.
2. Đẩy mạnh công tác truyền thông
về tăng cường tiếng Việt cho trẻ em mầm non, học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số:
- Tuyên truyền sâu rộng chủ trương, kế
hoạch tổ chức thực hiện, cơ chế chính sách thực hiện kế hoạch đề án.
- Các cấp, các ngành, các cơ quan
truyền thông, báo chí, các cơ sở giáo dục có trách nhiệm tổ chức tuyên truyền về
sự nghiệp giáo dục và đào tạo về công tác thực hiện đề án.
- Chú trọng tổ chức tuyên truyền ở cơ
sở bằng nhiều hình thức cụ thể như qua hệ thống
loa phát thanh, đài truyền hình, qua các hoạt động lễ hội,
phiên chợ vùng cao...
- Tuyên truyền những tấm gương nhà
giáo, những cơ sở giáo dục có nhiều khó khăn, vượt lên hoàn cảnh tâm huyết với
nghề nghiệp.
3. Đổi
mới công tác quản lý và vai trò tham mưu của ngành giáo dục:
- Tiếp tục đổi mới
công tác quản lý ngành giáo dục và đào tạo, qua đó tạo sự
chuyển biến mạnh mẽ, vững chắc, đúng hướng trong công tác giáo dục và đào tạo.
- Ngành giáo dục và đào tạo chỉ đạo hướng
về cơ sở một cách đồng bộ, quyết liệt, sâu sắc và cụ thể. Tăng cường kỷ cương,
nền nếp, thực hiện dân chủ, công khai trong các cơ sở giáo
dục mầm non, tiểu học vùng DTTS.
- Tiếp tục tiến hành rà soát, đánh
giá những điểm mạnh, những vấn đề còn khó khăn, hạn chế,
quyết liệt sửa chữa khắc phục các tồn tại yếu kém, đặc biệt
là trong dạy và học; đổi mới công tác kiểm tra hàng ngày,
kiểm tra học kỳ và đánh giá học sinh. Từ đó, đề ra biện pháp cụ thể để tổ chức thực hiện hiệu quả kế hoạch này.
- Khuyến khích sự sáng tạo và đề cao
trách nhiệm của giáo viên và CBQL giáo dục. Đổi mới mạnh mẽ
công tác quản lí theo hướng tăng cường phân cấp quản lí, thực hiện quyền tự chủ
của nhà trường trong việc thực hiện kế hoạch giáo dục đi đôi với việc nâng cao năng lực quản trị nhà trường, trách nhiệm giải
trình của đơn vị, cá nhân thực hiện nhiệm vụ và chức năng giám sát của xã hội,
kiểm tra của cấp trên. Đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học và quản lý.
4. Nâng cao chất lượng đội ngũ
giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục:
- Chú trọng giáo dục chính trị, tư tưởng
và bồi dưỡng đạo đức nghề nghiệp, sự tâm huyết, gắn bó với sự nghiệp, với nhân
dân cho đội ngũ CBQL, giáo viên.
- Tập huấn, bồi dưỡng nâng cao năng lực
cho 100% CBQL, giáo viên vùng DTTS về công tác quản lý, phương pháp, kỹ năng tổ
chức các hoạt động giáo dục để tăng cường tiếng Việt phù hợp
với đối tượng trẻ em vùng DTTS.
- Tăng cường công tác bồi dưỡng thường
xuyên, xây dựng nội dung tăng cường tiếng Việt trong công tác tự bồi dưỡng; tập
trung mở các lớp bồi dưỡng, hướng dẫn CBQL, giáo viên mầm
non, tiểu học tự học tiếng DTTS.
5. Tăng cường học liệu, trang thiết
bị dạy học, đồ dùng, đồ chơi, xây dựng cơ chế
chính sách thực hiện kế hoạch Đề án:
- Bổ sung, thay thế, cung cấp thiết bị
dạy học, đồ đùng, đồ chơi, học liệu, phần mềm dạy học tiếng Việt phù hợp cho
các trường, điểm trường mầm non, tiểu có trẻ em người DTTS.
- Tăng cường việc tự làm đồ dùng dạy
học bằng nguyên vật liệu sẵn có tại địa phương, có sự tham gia tích cực của cộng
đồng.
- Phối hợp tham mưu xây dựng cơ chế
chính sách hỗ trợ cho người nấu ăn tại các cơ sở giáo dục mầm non vùng DTTS.
6. Xây dựng môi trường tiếng Việt
trong các cơ sở giáo dục, gia đình và cộng đồng vùng dân tộc thiểu số:
- Tiếp tục duy trì và phát triển môi
trường tiếng Việt trong các cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học vùng DTTS một cách
sáng tạo.
- Tổ chức tốt các loại hình thư viện thân thiện, như: thư viện đa năng, thư viện lưu động, thư
viện xanh, thư viện góc lớp để 100% trẻ, học sinh được
tham gia các hoạt động của thư viện; tổ chức dạy học 2 buổi/ngày đối với các trường có đầy đủ CSVC, đội ngũ giáo viên và
tổ chức dạy học ít nhất 8-9 buổi/tuần đối với các trường
còn lại.
- Xây dựng các câu lạc bộ trong trường
học, trưng bày sản phẩm học tập các môn học của các em trên các bức tường,
trong không gian lớp học theo góc, theo chủ đề, chủ điểm,
tổ chức giao lưu tiếng Việt, học tập tiếng DTTS tại địa phương đó để hỗ trợ học sinh quan tâm thực hiện đồng bộ ở
điểm trường chính và các điểm trường lẻ.
- Hướng dẫn các trường xây dựng, triển
khai mô hình trường điển hình về tăng cường tiếng Việt
trên cơ sở tận dụng, phát huy tối đa hiệu quả các điều kiện thực tế, hiện có của
địa phương.
7. Tập trung nâng cao chất lượng tổ chức các hoạt động tăng cường tiếng Việt cho trẻ mầm non, học sinh tiểu học vùng DTTS:
- Thực hiện đổi mới mạnh mẽ, đồng bộ
về nội dung, hình thức, phương pháp tổ chức các hoạt động tăng cường tiếng Việt
cho trẻ em mầm non, học sinh tiểu học người DTTS.
- Giáo dục mầm
non thực hiện hiệu quả việc tổ chức hoạt động tăng cường tiếng Việt cho trẻ theo quy định, đồng thời tích cực lồng ghép việc phát
triển ngôn ngữ nói tiếng Việt cho trẻ trong các hoạt động ở mọi lúc, mọi nơi.
- Giáo dục tiểu
học thực hiện dạy đủ 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết cho học sinh, trong đó tập trung phát triển hai kỹ năng nghe và nói. Đa dạng hình thức dạy và học tiếng Việt.
- Xây dựng môi trường giao tiếp tiếng Việt cho trẻ mầm non, học sinh tiểu học thông qua dạy học và hoạt động giáo dục; giáo dục văn hóa truyền
thống, giáo dục thông qua di sản vào nhà trường. Tổ chức các hoạt động trải
nghiệm sáng tạo, vui chơi, giải trí tích cực, các hoạt động văn nghệ, thể thao, trò chơi dân gian, dân ca, ngoại khóa
phù hợp với điều kiện cụ thể của nhà trường và địa phương.
8. Nâng cao hiệu quả công tác xã hội
hóa giáo dục, hội nhập và hợp tác quốc tế:
- Tăng cường công tác xã hội hóa giáo dục, tạo nên sự đồng thuận, sự ủng hộ
về tinh thần, vật chất của các ngành, các đoàn thể, các tổ chức và nhân dân các
dân tộc đối với sự nghiệp giáo dục và đào tạo.
- Tranh thủ sự hỗ trợ của các Dự án,
các tổ chức quốc tế như: Cứu trợ trẻ em để lồng ghép và
triển khai hiệu quả các hoạt động tăng cường tiếng Việt cho học sinh.
- Đẩy mạnh các hoạt động giao lưu học
tập, chia sẻ kinh nghiệm giữa các cơ sở giáo dục trong tỉnh, ngoài tỉnh và quốc
tế nhằm tiếp thu có chọn lọc những phương pháp dạy học tiên tiến về tăng cường
tiếng Việt cho trẻ em, học sinh tiểu học DTTS.
IV. KINH PHÍ
Tổng nhu cầu kinh phí thực hiện: 34,27 tỷ đồng, gồm:
- Nguồn chương trình mục tiêu giáo dục
vùng núi, vùng dân tộc, vùng khó khăn: 21,7 tỷ đồng (trong đó 21,1 tỷ đồng
lồng ghép với kinh phí thực hiện Đề án đã giao tại Quyết định
số 4568/QĐ-UBND ngày 16/12/2016 của UBND tỉnh).
- Nguồn sự nghiệp giáo dục: 7,67 tỷ
đồng (trong đó 7,3 tỷ đồng lồng ghép với kinh phí thực hiện Đề án đã giao tại
Quyết định 4568/QĐ-UBND ngày 16/12/2016 của UBND tỉnh).
- Nguồn nhân dân đóng góp: 4,9 tỷ
đồng.
(Chi
tiết tại các phụ lục kèm theo)
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Giáo dục và Đào tạo:
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ban,
ngành tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch này; tham mưu cho UBND tỉnh ban
hành các văn bản chỉ đạo thực hiện kế hoạch Đề án năm 2017.
- Lựa chọn tài liệu tăng cường tiếng
Việt, tài liệu bồi dưỡng chuyên môn, bồi dưỡng tiếng DTTS
cho đội ngũ CBQL, giáo viên, tài liệu cho cộng tác viên ngôn ngữ, tài liệu bồi
dưỡng tiếng Việt cho cha mẹ trẻ em người DTTS phù hợp với
đặc điểm địa phương.
- Tổ chức hiệu quả các lớp tập huấn, bồi
dưỡng CBQL, giáo viên, cộng tác viên, cha mẹ trẻ em và quản lý hoạt động bồi dưỡng
thường xuyên và tự bồi dưỡng.
- Lập dự toán kinh phí thực hiện hiệu
quả kế hoạch năm 2017, đảm bảo yêu cầu theo kế hoạch 390/KH-UBND ngày
30/12/2016 của UBND tỉnh Lào Cai về việc thực hiện Đề án Tăng cường tiếng Việt
cho trẻ mầm non, học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số tỉnh Lào Cai giai đoạn 2016-2020, định hướng
đến năm 2025.
2. Sở Kế
hoạch và Đầu tư:
- Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính
và các cơ quan chức năng lồng ghép, phân bổ nguồn vốn đầu
tư theo quy định để thực hiện kế hoạch.
- Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo
cùng các đơn vị liên quan tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch.
3. Sở Tài chính:
Tổng hợp chung kinh phí thực hiện các
hoạt động của kế hoạch trong dự toán chi sự nghiệp giáo dục và đào tạo của ngân
sách tỉnh, báo cáo UBND tỉnh trình HĐND tỉnh xem xét, phê duyệt.
4. Sở Tài
nguyên và Môi trường:
Chủ trì, phối hợp
với các ngành liên quan và UBND các huyện, thành phố trong quy hoạch đất xây dựng
trường, lớp cho giáo dục mầm non, tiểu học. Chỉ đạo đảm bảo
đủ quỹ đất xây dựng trường, lớp học và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
cho các cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học năm 2017.
5. Sở xây dựng:
Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường,
UBND các huyện và thành phố quy hoạch, bổ sung quỹ đất cho các cơ sở giáo dục mầm
non, tiểu học.
6. Sở Nội vụ:
Chủ trì, phối hợp với Sở Giáo dục và
Đào tạo, UBND các huyện, thành phố và các ngành liên quan thẩm định chỉ tiêu
biên chế cho giáo dục mầm non, tiểu học, trình UBND tỉnh
phê duyệt đáp ứng tiêu chuẩn chức danh
nghề nghiệp và yêu cầu tăng cường tiếng Việt cho trẻ em
người DTTS, năm 2017.
7. Sở Lao động - Thương binh và xã hội:
Phối hợp với Sở
Giáo dục và Đào tạo, các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố tăng cường
công tác truyền thông về quyền trẻ em, vận động xã hội để thực
hiện kế hoạch Đề án, bảo vệ quyền trẻ em được học chương trình giáo dục mầm non
trước khi vào lớp 1.
8. Ban Dân tộc tỉnh:
Chỉ đạo các địa phương trong tỉnh
tăng cường công tác tuyên truyền trong đồng bào DTTS, nhằm
nâng cao nhận thức về phát triển giáo dục, sự cần thiết
tăng cường tiếng Việt đối với trẻ em người DTTS.
9. Sở Thông tin và Truyền thông, Sở
Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Đài PT-TH tỉnh và các cơ quan thông tấn, báo chí
trên địa bàn tỉnh:
- Đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao mục
đích, ý nghĩa của việc triển khai kế hoạch thực hiện Đề án, tạo sự quan tâm, ủng hộ rộng rãi của xã hội đối với phát triển giáo dục mầm
non, giáo dục tiểu học.
- Tuyên truyền vận động nhân dân, các
tổ chức xã hội về công tác xã hội hóa để huy động đóng góp nguồn lực thực hiện
kế hoạch Đề án trên địa bàn toàn tỉnh.
- Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh
chủ trì, phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo xây dựng phóng sự chuyên đề về
tăng cường tiếng Việt cho trẻ em mầm non, học sinh tiểu học vùng DTTS phát trên
sóng truyền hình tỉnh.
10. Trường Cao đẳng Sư phạm Lào Cai:
Nghiên cứu đưa nội dung giáo dục tăng
cường tiếng Việt cho trẻ em người DTTS vào chương trình đào tạo giáo viên mầm
non, tiểu học kể từ năm 2017. Xây dựng tài liệu, giáo trình phục vụ nội dung
tăng cường tiếng Việt cho trẻ là người DTTS trong chương trình đào tạo.
11. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc
Việt Nam và các đoàn thể tỉnh:
Thực hiện công tác tuyên truyền, giáo
dục đến đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân tích cực tuyên truyền, hỗ
trợ phát triển giáo dục, phối hợp vận động đưa trẻ em và học sinh đến trường.
12. UBND các huyện, thành phố:
- Chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn,
các tổ chức đoàn thể căn cứ chức năng, nhiệm vụ đẩy mạnh công tác tuyên truyền,
giáo dục đến toàn thể nhân dân, hỗ trợ xã hội hóa để phát
triển giáo dục; phối hợp vận động đưa trẻ em và học sinh đến
trường; sự cần thiết của việc tăng cường tiếng Việt với trẻ
em, học sinh người DTTS.
- Xây dựng kế hoạch của địa phương để
tổ chức triển khai, thực hiện đạt hiệu quả nội dung kế hoạch này.
Căn cứ nội dung trên, các sở, ban,
ngành tỉnh, UBND các huyện, thành phố và các đơn vị liên quan phối hợp triển khai thực hiện./.
Nơi nhận:
- Bộ Giáo dục và Đào tạo;
- TT: TU, HĐND, UBND tỉnh;
- TT Đoàn ĐBQH tỉnh;
- UBMTTQ và các đoàn thể tỉnh;
- Các sở, ban, ngành tỉnh;
- Trường CĐSP tỉnh;
- UBND các huyện, thành phố;
- Báo Lào Cai, Đài PTTH tỉnh;
- Cổng TTĐT tỉnh;
- CVP, PCVP2;
- Lưu: VT, TH1, VX1.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Đặng Xuân Thanh
|