QUYẾT ĐỊNH
PHÊ
DUYỆT KẾ HOẠCH XÂY DỰNG "QUY CHUẨN KỸ THUẬT ĐỊA PHƯƠNG VỀ CHẤT LƯỢNG NƯỚC
SẠCH SỬ DỤNG CHO MỤC ĐÍCH SINH HOẠT" TỈNH ĐIỆN BIÊN
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐIỆN BIÊN
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền
địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, sửa đổi bổ sung một số điều của Luật
Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Luật Tiêu chuẩn và Quy
chuẩn kỹ thuật ngày 29/6/2006;
Căn cứ Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01/8/2007 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành
một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật;
Căn cứ Nghị định số 67/2009/NĐ-CP
ngày 03/8/2009 của Chính phủ sửa đổi một số điều của Nghị định số
127/2007/NĐ-CP ngày 01/8/2007 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số
điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và
Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31/12/2008 của Chính phủ Quy định chi tiết thi
hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng
hóa;
Căn cứ Nghị định số 78/2018/NĐ-CP
ngày 16/5/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số
127/2007/NĐ-CP ngày 01/8/2007 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số
điều Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật;
Căn cứ Thông tư số 240/2016/TT-BTC
ngày 11/11/2016 của Bộ Tài chính Quy định giá tối đa dịch vụ kiểm dịch y tế, y tế dự phòng tại cơ sở y tế công lập;
Căn cứ Thông tư số
26/2019/TT-BKHCN ngày 25/12/2019 của Bộ Khoa học và Công nghệ Quy định chi tiết
xây dựng, thẩm định và ban hành quy chuẩn kỹ thuật;
Căn cứ Thông tư số 27/2020/TT-BTC
ngày 17/4/2020 của Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí xây dựng
tiêu chuẩn quốc gia và quy chuẩn kỹ thuật;
Căn cứ Thông tư số 41/2018/TT-BYT
ngày 14/12/2018 của Bộ Y tế ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và quy định
kiểm tra, giám sát chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Y tế
tại Tờ trình số 1640/TTr-SYT ngày 21/9/2021.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê
duyệt Kế hoạch xây dựng “Quy chuẩn kỹ
thuật địa phương về chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt”
tỉnh Điện Biên, cụ thể như sau:
TT
|
Lĩnh
vực, đối tượng quy chuẩn kỹ thuật địa phương
|
Tên
Quy chuẩn kỹ thuật địa phương
|
Cơ
quan, tổ chức biên soạn QCKTĐP
|
Thời
gian thực hiện
|
Kinh
phí dự kiến
(triệu
đồng)
|
Cơ
quan, tổ chức đề nghị
|
Bắt
đầu
|
Kết
thúc
|
Tổng số
|
NSNN
|
Nguồn
khác
|
1
|
Nước
sạch
|
Quy
chuẩn kỹ thuật địa phương về chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh
hoạt
|
Sở Y
tế
|
Năm
2021
|
Quý
IV, Năm 2021
|
667,381
|
667,381
|
0
|
Sở Y
tế
|
(có
các phụ lục 1, phụ lục 2 kèm theo)
Điều 2. Giao
Sở Y tế chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan tham mưu xây dựng kế
hoạch chi tiết, triển khai xây dựng "Quy chuẩn kỹ thuật địa phương về chất
lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt" tỉnh Điện Biên.
Điều 3. Quyết
định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc
các Sở: Y tế, Tài chính, Khoa học và Công nghệ, Tư pháp, Tài nguyên và Môi
trường, Xây dựng, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm thi hành
Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ KH&CN (b/c);
- Bộ Y tế (b/c);
- Đ/c Chủ tịch UBND tỉnh (b/c);
- Lưu: VT, KGVX(HĐĐ).
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Vừ A Bằng
|
PHỤ LỤC 1
KẾ HOẠCH XÂY DỰNG
QUY CHUẨN KỸ THUẬT ĐỊA PHƯƠNG VỀ CHẤT LƯỢNG NƯỚC SẠCH SỬ DỤNG CHO MỤC ĐÍCH SINH
HOẠT TỈNH ĐIỆN BIÊN
(Ban hành Kèm theo Quyết định số 1766/QĐ-UBND
ngày 29/9/2021 của UBND tỉnh Điện Biên)
1. Tên gọi quy chuẩn kỹ thuật: Quy chuẩn kỹ thuật địa phương về chất lượng nước sạch
sử dụng cho mục đích sinh hoạt
2. Phạm vi và
đối tượng áp dụng của quy chuẩn kỹ thuật địa phương
2.1. Phạm vi: Quy chuẩn này quy định
mức giới hạn các thông số chất lượng đối với nước sạch sử
dụng cho mục đích sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Điện Biên.
2.2. Đối tượng áp dụng
- Quy chuẩn này áp dụng đối với tổ
chức, cá nhân thực hiện một phần hoặc tất cả các hoạt động
khai thác, sản xuất, truyền dẫn, bán buôn, bán lẻ nước sạch theo hệ thống cấp
nước tập trung hoàn chỉnh (đơn vị cấp nước); các cơ quan quản lý nhà nước về
thanh tra, kiểm tra, giám sát chất lượng nước sạch; các phòng thử nghiệm và tổ
chức chứng nhận các thông số chất lượng nước trên địa bàn tỉnh Điện Biên.
- Quy chuẩn này không áp dụng đối với
nước uống trực tiếp tại vòi, nước đóng bình, đóng chai, nước khoáng thiên nhiên
đóng bình, đóng chai, nước sản xuất ra từ các bình lọc nước, hệ thống lọc nước
và các loại nước không dùng cho mục đích sinh hoạt.
3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân đề
nghị
Tên cơ quan/tổ chức/cá nhân: Sở Y tế
tỉnh Điện Biên.
Địa chỉ: Tổ 14, phường Mường Thanh,
TP Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên.
Điện thoại: 0215.3825.276; Fax:
0215.3832.212.
E-mail syt@dienbien.gov.vn
4. Tình hình
quản lý đối tượng quy chuẩn kỹ thuật địa phương hoặc đối tượng quy chuẩn kỹ
thuật quốc gia tương ứng tại địa phương
- Đối tượng quy chuẩn kỹ thuật là:
+ Sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá
trình đặc thù của địa phương
+ Yêu cầu cụ thể về môi trường tại
địa phương □
- Tên Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan
thuộc Chính phủ quản lý đối tượng trong lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật dự kiến ban
hành QCĐP: Bộ Y tế.
- Tình hình quản lý cụ thể đối tượng
quy chuẩn kỹ thuật.
Tính đến năm 2021, trên địa bàn tỉnh
có 09 công trình cấp nước tập trung:
TT
|
Nhà
máy nước
|
Công
suất (m3/ngày đêm)
|
Nguồn
nước
|
Tổng số hộ sử dụng
|
1
|
TP Điện Biên Phủ và H. Điện Biên
|
16.000
|
Hồ Nậm Khẩu Hu
|
24.992
|
2
|
Mường Ảng
|
500
|
Nước hồ
|
1.467
|
3
|
Tuần Giáo
|
2.000
|
Hồ chứa Quài Cang
|
2.251
|
4
|
Tủa Chùa
|
1.800
|
Hồ chứa Mường Báng
|
1.335
|
5
|
TX.Mường Lay
|
5.600
|
Suối Nậm Cản
|
2.111
|
6
|
Mường Chà
|
1.500
|
Khe suối
|
923
|
7
|
Mường Nhé
|
1.500
|
Nước suối
|
811
|
8
|
Điện Biên Đông
|
1.500
|
Hồ đập ngăn nước
|
529
|
9
|
Nậm Pồ
|
1.500
|
Nước suối
|
200
|
Trên địa bàn tỉnh có 1.020 công trình
cấp nước tập trung, trong đó mô hình quản lý, loại hình và hiệu quả sử dụng của
công trình cấp nước tập trung như sau:
Mô hình quản lý:
+ Công trình giao cho Cộng đồng quản
lý: 965/1.020 công trình.
+ Công trình giao cho Hợp tác xã quản
lý: 02/1.020 công trình.
+ Công trình giao cho Đơn vị sự
nghiệp có thu quản lý: 0/1.020 công trình.
+ Công trình giao cho Doanh nghiệp
quản lý: 13/1.020 công trình.
+ Mô hình khác: 19/1.020 công trình.
+ Mô hình hỏng không quản lý:
21/1.020 công trình.
Loại hình:
+ Công trình cấp nước bằng hình thức
bơm dẫn: 02/1.020 công trình.
+ Công trình cấp nước bằng hình tự
chảy: 1.018/1.020 công trình.
Trước đây, việc quản lý, kiểm tra,
giám sát chất lượng nước của các cơ sở cấp nước này tuân thủ theo Quy chuẩn kỹ
thuật quốc gia về chất lượng nước ăn uống (QCVN 01:2009/BYT) ban hành kèm theo
Thông tư số 04/2009/TT-BYT ngày 17/6/2009 của Bộ Y tế đối với các cơ sở cấp
nước công suât trên 1.000 m3/ngày đêm, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia
về chất lượng nước sinh hoạt (QCVN 02:2009/BYT) ban hành kèm theo Thông tư số
05/2009/TT-BYT ngày 17/6/2009 của Bộ Y tế đối với các cơ sở cấp nước công suât
dưới 1.000 m3/ngày đêm. Ngày 14/12/2018, Bộ Y
tế đã ban hành Thông tư số 41/2018/TT - BYT về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật
quốc gia và quy định kiểm tra giám sát chất lượng nước sạch sử dụng cho mục
đích sinh hoạt; Trong đó tại mục b, khoản 2, điều 5 quy định UBND tỉnh, thành
phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm ban hành Quy chuẩn kỹ thuật địa phương
về chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt. Do đó, việc xây dựng và
ban hành Quy chuẩn kỹ thuật địa phương về chất lượng nước sạch sử dụng cho mục
đích sinh hoạt của tỉnh là rất cần thiết.
5. Lý do và mục
đích xây dựng quy chuẩn kỹ thuật địa phương
- Quy chuẩn kỹ thuật nhằm đáp ứng
những mục tiêu quản lý.
+ Đảm bảo an toàn.
+ Đảm bảo vệ sinh, sức khoẻ.
+ Bảo vệ môi trường.
+ Bảo vệ lợi ích và an ninh quốc gia.
+ Bảo vệ động, thực vật.
+ Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
- Căn cứ về nội dung quản lý nhà nước
có liên quan.
Thông tư số
41/2018/TT-BYT , ngày 14/12/2018 của Bộ Y tế về việc Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật
quốc gia và quy định kiểm tra, giám sát chất lượng nước
sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt; Thông tư số 26/2019/TT-BKHCN ngày
25/12/2019 của Bộ Khoa học và Công nghệ quy định chi tiết xây dựng, thẩm định
và ban hành quy chuẩn kỹ thuật.
6. Loại quy
chuẩn kỹ thuật
- Quy chuẩn kỹ thuật chung.
- Quy chuẩn kỹ thuật
an toàn.
- Quy chuẩn kỹ thuật môi trường.
7. Những vấn đề sẽ quy định trong quy chuẩn kỹ thuật địa phương
7.1. Những vấn đề sẽ quy định
- Yêu cầu về an toàn, vệ sinh trong
sản xuất, khai thác, chế biến sản phẩm, hàng hóa đặc thù.
- Yêu cầu về an toàn, vệ sinh trong
bảo quản, vận hành, vận chuyển, sử dụng, bảo trì sản phẩm, hàng hóa đặc thù.
- An toàn trong dịch vụ môi trường.
7.2. Bố cục, nội dung các phần chính
của quy chuẩn kỹ thuật dự kiến
a) Quy chuẩn gồm 4 chương, 11 điều,
02 phụ lục.
* Chương I: QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh.
Điều 2. Đối tượng áp dụng.
Điều 3. Giải thích từ ngữ.
* Chương II: QUY ĐỊNH VỀ KỸ THUẬT
Điều 4. Danh mục các thông số chất
lượng nước sạch và ngưỡng giới hạn cho phép.
Điều 5. Quy định về kiểm tra, giám
sát chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt.
Điều 6. Thử nghiệm các thông số chất
lượng nước sạch.
Điều 7. Số lượng và vị trí lấy mẫu
thử nghiệm.
Điều 8. Phương pháp lấy mẫu, phương
pháp thử.
* Chương III: QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ
Điều 9. Công bố hợp quy.
* Chương IV: TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 10. Trách nhiệm tổ chức thực
hiện.
Điều 11. Quy định chuyển tiếp.
- Phụ lục I: DANH MỤC CÁC PHƯƠNG PHÁP LẤY MẪU VÀ THỬ NGHIỆM
- Phụ lục II: BẢN CÔNG BỐ HỢP QUY
b) Nhu cầu khảo nghiệm quy chuẩn kỹ
thuật trong thực tế:
- Kiểm tra, lấy mẫu xét nghiệm để
đánh giá chất lượng nước các loại nguồn nước theo từng khu vực trên địa bàn
tỉnh để có tổng quát về thực trạng chất lượng nước sinh hoạt: Xét nghiệm nước
thành phẩm tại các trạm cấp nước tập chung: 29 mẫu/10 huyện, thị, thành phố.
- Phỏng vấn 500 khách hàng sử dụng
nước sạch tại 10 huyện, thị xã, thành phố.
8. Phương thức
thực hiện và tài liệu làm căn cứ xây dựng quy chuẩn kỹ thuật địa phương
8.1. Phương thức thực hiện
- Xây dựng quy chuẩn kỹ thuật địa
phương trên cơ sở quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia.
- Xây dựng quy chuẩn kỹ thuật địa phương kết hợp cả tiêu chuẩn và tham khảo các tài liệu, dữ
liệu.
- Xây dựng quy chuẩn kỹ thuật địa
phương trên cơ sở dữ liệu khảo nghiệm quy chuẩn kỹ thuật trong
thực tế tại địa bàn tỉnh.
8.2. Tài liệu chính làm căn cứ xây
dựng quy chuẩn kỹ thuật
- Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ
thuật do Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành số
68/2006/QH11 ngày 29 tháng 6 năm 2006 và có hiệu lực thi hành từ ngày
01/01/2007.
- Nghị định số 127/2007/NĐ-CP
ngày 01/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật
Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.
- Nghị định số 78/2018/NĐ-CP ngày
16/5/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số
127/2007/NĐ-CP ngày 01/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều
của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.
- Thông tư số 41/2018/TT-BYT
ngày 14/12/2018 về việc Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và quy định kiểm
tra, giám sát chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt.
- Thông tư số 26/2019/TT-BKHCN ngày
25/12/2019 của Bộ Khoa học và Công nghệ quy định chi tiết xây dựng, thẩm định
và ban hành quy chuẩn kỹ thuật.
- Kết quả điều tra cơ bản tài nguyên
nước của tỉnh.
- Các điều tra, đánh giá và quy hoạch
tài nguyên nước của tỉnh.
- Chất lượng nguồn nước nguyên liệu
được quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt và nước
dưới đất do Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định.
- Các sự cố liên quan đến chất lượng
nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt của tỉnh trong vòng 03 năm gần nhất.
- Tài liệu chính làm căn cứ xây dựng
quy chuẩn kỹ thuật (Thông tư số 41/2018/TT-BYT ngày 14/12/2018 của Bộ Y tế).
9. Kiến nghị
Ban soạn thảo quy chuẩn kỹ thuật địa phương
Cơ quan, tổ chức biên soạn QCĐP: Cơ
quan biên soạn Quy chuẩn kỹ thuật địa phương: Sở Y tế chủ trì, phối hợp với các
sở: Khoa học và Công nghệ, Tư pháp; Xây dựng, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư, các
đơn vị cấp nước trên địa bàn tỉnh... để xây dựng dự thảo quy chuẩn kỹ thuật địa
phương.
Ban soạn thảo QCĐP
- Trưởng ban: Đồng chí Phó Chủ tịch
UBND tỉnh.
- Phó trưởng
ban: Ông Lường Văn Kiên - Phó Giám đốc Sở Y tế.
- Thư ký: Ông Đoàn Ngọc Hùng - Giám
đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật, Sở Y tế.
- Các thành viên
+ Trưởng phòng Phổ biến giáo dục pháp
luật, Sở Tư Pháp.
+ Trưởng phòng Quản lý tiêu chuẩn
chất lượng và TBT, Sở Khoa học và Công nghệ.
+ Giám đốc Trung tâm Nước sạch và Vệ
sinh môi trường, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
+ Trưởng phòng Nước, Khí tượng thủy
văn và Biến đổi khí hậu, Sở Tài nguyên và Môi trường.
+ Trưởng phòng Hạ tầng - Kỹ thuật, Sở
Xây dựng.
10. Cơ quan
phối hợp xây dựng quy chuẩn kỹ thuật địa phương
- Dự kiến cơ quan, tổ chức phối hợp
xây dựng dự thảo quy chuẩn kỹ thuật: Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Xây dựng, Sở
Tài nguyên và Môi trường, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài chính,
Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh, Sở Công Thương,
các đơn vị cấp nước trên địa bàn tỉnh...
- Dự kiến cơ quan quản lý có liên
quan bắt buộc phải lấy ý kiến về dự thảo quy chuẩn kỹ thuật: Bộ Y tế
- Dự kiến các cơ quan, tổ chức, cá
nhân cần lấy ý kiến về dự thảo quy chuẩn kỹ thuật: Sở Khoa học và Công nghệ, Sở
Tài chính, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên
và Môi trường, Sở Công thương, Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh, Sở Kế
hoạch và Đầu tư, các chuyên gia lĩnh vực cấp nước và chất lượng nước, Viện Sức
khỏe nghề nghiệp và môi trường, các đơn vị cấp nước trên địa bàn tỉnh.
11. Dự kiến tiến độ thực hiện
TT
|
Nội
dung công việc
|
Thời
gian
|
Bắt
đầu
|
Kết
thúc
|
1
|
Biên soạn dự thảo QCĐP:
- Lấy ý kiến chuyên gia
- Khảo nghiệm dự thảo (nếu có)
- Hoàn chỉnh dự thảo và lập hồ sơ
dự thảo QCĐP
|
7/2021
|
10/2021
|
2
|
Tổ chức thông báo và lấy ý kiến
rộng rãi
|
10/2021
|
10/2021
|
3
|
Tổ chức Hội nghị chuyên đề
|
10/2021
|
11/2021
|
4
|
Hoàn chỉnh, lập hồ sơ dự thảo QCĐP
trình duyệt
|
11/2021
|
11/2021
|
5
|
Thẩm định hồ sơ dự thảo QCĐP trình
duyệt
|
12/2021
|
12/2021
|
6
|
Ban hành QCĐP
|
|
12/2021
|
12. Dự toán
kinh phí thực hiện
a. Tổng kinh phí dự kiến: 667.381.000
đồng, trong đó:
- Ngân sách Nhà nước: 667.381.000
đồng
b. Dự toán chi tiết kinh phí thực
hiện: Có dự toán chi tiết kèm theo.
PHỤ LỤC 2
DỰ
TOÁN KINH PHÍ XÂY DỰNG QUY CHUẨN KỸ THUẬT ĐỊA PHƯƠNG VỀ CHẤT LƯỢNG NƯỚC SẠCH SỬ
DỤNG CHO MỤC ĐÍCH SINH HOẠT TỈNH ĐIỆN BIÊN
(Ban hành Kèm theo Quyết định số 1766/QĐ-UBND ngày 29/9/2021 của UBND tỉnh
Điện Biên)
TT
|
Nội
dung
|
Số
tiền
|
Cơ
sở pháp lý
|
1
|
Chi lập dự án (Kế hoạch) xây dựng
QCĐP trình cấp thẩm quyền phê duyệt: 01 đề cương x 950.000 đồng/đề cương
|
950.000
|
TT
số 27/2020/TT-BTC
|
2
|
Chi soạn thảo văn bản QCĐP: 01 văn
bản x 3.200.000 đồng/ dự thảo văn bản
|
3.200.000
|
3
|
Chi soạn thảo các báo cáo phục vụ
công tác xây dựng văn bản và hoàn thiện văn bản:
Báo cáo tổng hợp: 5 báo cáo x
250.000 đồng/báo cáo
Báo cáo giải trình và tiếp thu ý
kiến: 15 báo cáo x 350.000 đồng/báo cáo
|
6.500.000
|
4
|
Chi văn phòng phẩm, in ấn, photo
tài liệu phục vụ Kế hoạch (dự án) QCKTĐP
|
5.000.000
|
|
5
|
Tổ chức hội thảo chuyên đề lấy ý
kiến đóng góp của các Sở, ban ngành cho dự thảo Quy chuẩn: 2 hội thảo x 1
ngày/hội thảo (50 người/hội thảo)
|
29.300.000
|
|
|
Tài liệu hội thảo: 50 bộ x 50.000
đồng/bộ x 2 hội thảo
|
5.000.000
|
|
|
Thù lao
chủ trì cuộc họp: 1 người x 150.000 đồng/người/hội thảo x 2 hội thảo
|
300.000
|
TT số
27/2020/TT-BTC
|
|
Hỗ trợ đại biểu tham dự họp: 50 người
x 100.000 đồng/người/hội thảo x 2 hội thảo
|
10.000.000
|
|
Chè nước giải khát: 50 người/hội
thảo x 20.000 đồng/ngày x 2 ngày
|
2.000.000
|
|
|
Thuê hội trường: 5.000.000
đồng/ngày x 2 ngày
|
10.000.000
|
|
|
Chi market + trang trí hội trường:
1.000.000 đồng/hội thảo x 2 hội thảo
|
2.000.000
|
|
6
|
Tổ chức hội thảo chuyên đề lấy ý
kiến của đối tượng chịu tác động trực tiếp của QCKT (các cơ sở cấp nước): 02
hội thảo x 01 ngày/hội thảo
|
29.300.000
|
|
|
Tài liệu hội thảo: 50 bộ x
50.000 đồng/bộ x 2 hội thảo
|
5.000.000
|
|
|
Thù lao chủ trì cuộc họp: 1
người x 150.000 đồng/người/hội thảo x 2 hội thảo
|
300.000
|
TT
số 27/2020/TT-BTC
|
|
Hỗ trợ đại biểu tham dự họp: 50 người
x 100.000 đồng/người/hội thảo x 2 hội thảo
|
10.000.000
|
|
|
Chè nước giải khát: 50 người/hội
thảo x 20.000 đồng/ngày x 2 ngày
|
2.000.000
|
|
|
Thuê hội trường: 5.000.000
đằng/ngày x 2 ngày
|
10.000.000
|
|
|
Chi market + trang trí hội
trường: 1.000.000 đồng/hội thảo x 2 hội thảo
|
2.000.000
|
|
7
|
Công tác phí đi thực hiện nghiên
cứu chuyên đề: điều tra, khảo sát, đánh giá,... phục vụ công tác xây dựng
QCKTĐP (3 người x 3 ngày/ huyện x 9 huyện, thị)
|
40.800.000
|
|
|
Xăng xe ô tô: 2000 kmx 0,2 lít/km x 18.000 đồng/lít
|
7.200.000
|
|
|
Phụ cấp công tác phí: 3 người x
3 ngày/huyện x 8 huyện x 200.000 đồng/ngày
|
14.400.000
|
|
|
Thuê phòng ngủ: 2 phòng/3 người
x 2 đêm/huyện x 8 huyện x 600.000 đồng/phòng
|
19.200.000
|
|
8
|
Công tác phí đi lấy ngoại kiểm và
lấy mẫu nước tại 09 huyện thị: 3 người x 3 ngày/huyện
|
40.800.000
|
|
|
Xăng xe ô tô: 2000 kmx 0,2 lít/km x 18.000 đồng/lít
|
7.200.000
|
|
|
Phụ cấp công tác phí: 3 người x
3 ngày/huyện x 8 huyện x 200.000 đồng/ngày
|
14.400.000
|
|
|
Thuê phòng ngủ: 2 phòng/3 người
x 2 đêm/huyện x 8 huyện x 600.000 đồng/phòng
|
19.200.000
|
|
9
|
Chi kiểm nghiệm và phân tích mẫu
nước (99 chỉ tiêu): 29 mẫu x 17.369.000 đồng/mẫu
|
503.701.000
|
QCVN01-1:2018/BYT
|
10
|
Chi họp thông
qua đề cương, Hội nghị lấy ý kiến có liên quan (02 cuộc)
|
4.660.000
|
|
|
Chủ trì cuộc họp: 1 người x 150.000
đồng/ngày/cuộc x 02 cuộc
|
300.000
|
TT số
27/2020/TT-BTC
|
|
Các thành viên tham dự (15
người/ cuộc họp) x 100.000 đồng/ngày x 02 cuộc
|
3.000.000
|
|
Chi giải khát + văn phòng phẩm:
16 người x 40.000 đồng/người/ngày x 02 ngày
|
1.360.000
|
|
11
|
Chi họp hội đồng thẩm định nội
dung, dự toán kinh phí dự án xây dựng QCĐP
|
1.170.000
|
|
|
Chủ trì cuộc họp: 1 người x 150.000 đồng/ngày/cuộc
|
150.000
|
TT số
27/2020/TT-BTC
|
|
Chi các thành viên tham dự: 7
người x 100.000 đồng/ngày/cuộc
|
700.000
|
|
Chi giải khát + văn phòng phẩm:
8 người x 40.000 đồng/người/ngày
|
320.000
|
|
12
|
Chi in ấn tài liệu QCKTĐP sau khi
ban hành để phục vụ công tác cấp phát tuyên truyền: 100 bộ x 20.000 đồng/bộ
|
2.000.000
|
|
|
Tổng
cộng
|
667.381.000
|
|
Tổng số tiền bằng chữ: Sáu trăm sáu mươi bảy triệu ba trăm tám mươi mốt
nghìn đồng./.