BỘ
XÂY DỰNG
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
02/CT-BXD
|
Hà
Nội, ngày 19 tháng 3 năm 2020
|
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC
PHÁT ĐỘNG ĐỢT THI ĐUA CAO ĐIỂM THỰC HIỆN THẮNG LỢI NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ
- XÃ HỘI CỦA NGÀNH XÂY DỰNG NĂM 2020 VÀ KẾ HOẠCH 5 NĂM, GIAI ĐOẠN 2016 - 2020 CỦA
NGÀNH XÂY DỰNG
Năm 2020 là năm có ý nghĩa đặc biệt
quan trọng, kỷ niệm 90 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, 75 năm thành lập
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 130 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí
Minh, năm tổ chức Đại hội Đảng các cấp, tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thức
XIII và Đại hội Thi đua yêu nước các cấp, tiến tới Đại hội Thi đua yêu nước
toàn quốc lần thứ X. Thực hiện phương châm hành động của Chính phủ năm 2020, Bộ
trưởng Bộ Xây dựng phát động đợt thi đua cao điểm trong toàn Ngành với chủ đề “Kỷ
cương, liêm chính, hành động,
trách nhiệm, sáng tạo, hiệu quả” với những nội
dung cụ thể như sau:
1. Tiếp tục quán triệt sâu sắc tư tưởng
Hồ Chí Minh về thi đua ái quốc, Chỉ thị số 34-CT/TW ngày 07/4/2016 của Bộ Chính
trị về việc tiếp tục đổi mới công tác thi đua, khen thưởng, Chỉ thị số 05-CT/TW
ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo
đức, phong cách Hồ Chí Minh và chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của
Nhà nước về thi đua, khen thưởng. Tổ chức tuyên truyền, sinh hoạt chính trị
trong toàn Ngành nhằm nâng cao nhận thức và vai trò lãnh đạo của cấp ủy Đảng,
người đứng đầu cơ quan, đơn vị, ý thức tự giác và trách nhiệm của mỗi cá nhân,
tập thể; tạo động lực cho toàn thể cán bộ, công chức, viên chức và người lao động
(sau đây viết tắt là CBCCVCLĐ) hăng hái thi đua, phấn đấu thực hiện thắng lợi mục
tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2020 và Kế hoạch 5 năm của ngành
Xây dựng.
2. Quán triệt, triển khai nghiêm túc
các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Chính phủ và Chương trình hành động của
ngành Xây dựng thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu
thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và Dự toán ngân sách nhà nước
năm 2020, Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 01/01/2020 của Chính phủ về tiếp tục thực
hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng
cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2020[1] theo hướng bám sát tình hình thực tiễn, chủ
động, sáng tạo và quyết liệt hành động, tạo những chuyển biến rõ nét trong các
lĩnh vực quản lý của Ngành.
3. Tổ chức có hiệu quả các phong trào
thi đua yêu nước nhằm phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị, tạo sự
đồng thuận, phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trọng tâm của cơ quan,
đơn vị và của ngành Xây dựng. Đẩy mạnh các phong trào thi
đua trọng tâm: “Doanh nghiệp Việt Nam hội nhập và phát triển”, “Chung tay vì
người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau”, “Ngành Xây dựng chung sức xây dựng
xây dựng nông thôn mới”, “Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động ngành
Xây dựng thực hiện văn hóa công sở”, “Lao động giỏi, lao động sáng tạo”, “Tổ chức
tốt hơn điều kiện sống và làm việc cho công nhân, viên chức ngành Xây dựng”, “Đảm
bảo chất lượng công trình xây dựng”, “Đảm bảo vệ sinh - an toàn lao động”... do
Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Xây dựng tổ chức, phát động. Nội dung các
phong trào thi đua cần cụ thể, thiết thực với nhiều hình thức đa dạng, phù hợp,
tập trung vào việc giải quyết những vấn đề cấp bách, khó khăn, vướng mắc, tồn tại,
yếu kém để nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả công tác của từng cơ quan,
đơn vị, doanh nghiệp. Trong đó:
- Rà soát, đề xuất các giải pháp cụ
thể để xây dựng hệ thống thể chế, chính sách, pháp luật về xây dựng theo hướng
đồng bộ, bảo đảm tính khả thi, hiệu quả; tiếp tục xây dựng, hoàn thiện hệ
thống công cụ để quản lý, kiểm soát chặt chẽ và nâng cao hiệu quả các hoạt động
đầu tư xây dựng.
- Thực hiện có hiệu quả Đề án tái cơ
cấu ngành Xây dựng; Đề án tổ chức, sắp xếp lại các đơn vị sự nghiệp công lập
trực thuộc Bộ; nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của
toàn Ngành.
- Huy động, sử dụng có hiệu quả nguồn
lực, đẩy mạnh xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng, phát triển các đô thị lớn
làm động lực tăng trưởng của từng vùng và cả nước; tăng cường quản lý tài
nguyên, bảo vệ môi trường; chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng, chống
thiên tai trong các hoạt động xây dựng.
- Tiếp tục triển khai Chiến lược phát
triển nhà ở quốc gia, đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội để
nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, góp phần đảm bảo an sinh xã hội.
- Tiếp tục thực hiện cải cách hành
chính gắn với xây dựng Chính phủ điện tử; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông
tin trong quản lý, điều hành. Triển khai dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4; tạo
mọi điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp.
- Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực;
siết chặt kỷ luật, kỷ cương, đạo đức công vụ; rà soát, sắp xếp cơ cấu tổ chức bộ
máy tinh giản, hiệu quả; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, tiếp công
dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và công tác phòng, chống tham nhũng.
- Thực hiện tốt công tác tái cơ cấu,
cổ phần hóa doanh nghiệp theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
- Thực hiện có hiệu quả, đúng tiến độ
các dự án đầu tư công. Quản lý chặt chẽ, sử dụng đúng mục đích nguồn vốn ngân
sách được giao.
4. Tăng cường công tác thông tin và
truyền thông; phối hợp với các báo, đài Trung ương tăng cường tuyên truyền về
tư tưởng thi đua yêu nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh và các chủ trương, chính
sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về thi đua, khen thưởng. Mở các chuyên
trang, chuyên mục và tăng thời lượng để giới thiệu, tuyên truyền các gương điển
hình tiên tiến trong các phong trào thi đua, gương người tốt, việc tốt trên các
lĩnh vực quản lý của Ngành.
5. Triển khai thực hiện nghiêm túc Kế
hoạch tổ chức Đại hội Thi đua yêu nước các cấp, tiến tới Đại hội Thi đua yêu nước
ngành Xây dựng lần thứ V và Đại hội Thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ X. Tổ chức
các hoạt động văn hóa, thể thao tạo không khí phấn khởi, đoàn kết, động viên
CBCCVCLĐ hăng hái thi đua, lập thành tích xuất sắc chào mừng các ngày lễ lớn,
các sự kiện trọng đại của Ngành và của đất nước.
6. Thường xuyên theo dõi, đôn đốc, kiểm
tra và tiến hành tổng kết, đánh giá hiệu quả các phong trào thi đua yêu nước
trong đợt thi đua cao điểm. Kịp thời phát hiện, biểu dương, tôn vinh, khen thưởng
các điển hình tiên tiến trong các phong trào thi đua, gương người tốt, việc tốt,
các mô hình mới, nhân tố mới tạo sự lan tỏa trong cộng đồng.
7. Thực hiện công tác khen thưởng đảm
bảo chính xác, kịp thời, công khai, minh bạch, đúng quy định của pháp luật. Chú
trọng khen thưởng tập thể nhỏ, công nhân, người trực tiếp sản xuất, lao động,
công tác. Quan tâm khen thưởng đối với các tập thể, cá nhân ở vùng sâu, vùng xa
có thành tích đột xuất, các trường hợp dũng cảm cứu người, cứu tài sản..., ứng
dụng công nghệ thông tin trong quản lý công tác thi đua, khen thưởng.
8. Tiếp tục củng cố, nâng cao vai
trò, trách nhiệm của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng và kiện toàn tổ chức bộ máy
làm công tác thi đua, khen thưởng các cấp. Bố trí, đào tạo bồi dưỡng đội ngũ
cán bộ, công chức, viên chức làm công tác thi đua, khen thưởng có phẩm chất
chính trị, có năng lực, tinh thần trách nhiệm nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.
9. Các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp
trong toàn Ngành có trách nhiệm triển khai thực hiện Chỉ thị này. Tổ chức phát
động, sơ kết, tổng kết và bình xét khen thưởng đợt thi đua cao điểm thực hiện
theo quy định của pháp luật.
10. Giao Vụ Tổ chức cán bộ chủ trì,
phối họp với các đơn vị có liên quan theo dõi, kiểm tra, tổng hợp và báo cáo kết
quả thực hiện Chỉ thị này./.
Nơi nhận:
- Hội đồng Thi đua -
Khen thưởng TW;
- Ban Thi đua - Khen thưởng TW;
- Các đ/c Thứ trưởng;
- Các cơ quan, đơn vị thuộc ngành Xây dựng;
- Các Sở XD, Sở QHKT các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Lưu: VT, TCCB.
|
BỘ
TRƯỞNG
Phạm Hồng Hà
|
[1]
Ban hành kèm theo Quyết định số 58/QĐ-BXD ngày 20/01/2020 của Bộ
trưởng Bộ Xây dựng