Xin chúc mừng thành viên đã đăng ký sử dụng thành công www.thuvienphapluat.vn
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT giúp thành viên tìm kiếm văn bản chính xác, nhanh chóng theo nhu cầu và cung cấp nhiều tiện ích, tính năng hiệu quả:
1. Tra cứu và xem trực tiếp hơn 437.000 Văn bản luật, Công văn, hơn 200.000 Bản án Online;
2. Tải về đa dạng văn bản gốc, văn bản file PDF/Word, văn bản Tiếng Anh, bản án, án lệ Tiếng Anh;
3. Các nội dung của văn bản này được văn bản khác thay đổi, hướng dẫn sẽ được làm nổi bật bằng các màu sắc; các quan hệ của các văn bản thông qua tiện ích Lược đồ và nhiều tiện ích khác;
4. Được hỗ trợ pháp lý sơ bộ qua Điện thoại, Email và Zalo nhanh chóng;
5. Nhận thông báo văn bản mới qua Email để cập nhật các thông tin, văn bản về pháp luật một cách nhanh chóng và chính xác nhất;
6. Trang cá nhân: Quản lý thông tin cá nhân và cài đặt lưu trữ văn bản quan tâm theo nhu cầu.
Xem thông tin chi tiết về gói dịch vụ và báo giá: Tại đây.
Xem thêm Sơ đồ website THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
Tên truy cập hoặc Email:
Mật khẩu cũ:
Mật khẩu mới:
E-mail:
Sử dụng tài khoản LawNet
Email nhận thông báo:
Email nhận thông báo:
Quý khách chưa đăng nhập, vui lòng Đăng nhập để trải nghiệm những tiện ích miễn phí.
Xin chào Quý khách hàng -!
Mời Bạn trải nghiệm những tiện ích MIỄN PHÍ nổi bật trên www.thuvienphapluat.vn:
Bỏ qua | Bắt đầu xem hướng dẫn Đăng nhập để xem hướng dẫn |
Quý khách chưa đăng nhập, vui lòng Đăng nhập để trải nghiệm những tiện ích có phí.
Xin chào Quý khách hàng -!
Mời Bạn trải nghiệm những tiện ích CÓ PHÍ khi xem văn bản trên www.thuvienphapluat.vn:
Bỏ qua | Bắt đầu xem hướng dẫn Đăng nhập để xem hướng dẫn |
Xin chào Quý khách hàng -!
Để trải nghiệm lại nội dung hướng dẫn tiện ích, Bạn vui lòng vào Trang Hướng dẫn sử dụng.
Bên cạnh những tiện ích vừa giới thiệu, Bạn có thể xem thêm Video/Bài viết hướng dẫn sử dụng để biết cách tra cứu, sử dụng toàn bộ các tính năng, tiện ích trên website.
Ngoài ra, Bạn có thể nhấn vào đây để trải nghiệm MIỄN PHÍ các tiện ích khi xem văn bản dành cho thành viên CÓ PHÍ.
👉 Xem thông tin chi tiết về gói dịch vụ và báo giá: Tại đây.
👉 Xem thêm Sơ đồ website THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
Cảm ơn Bạn đã quan tâm và sử dụng dịch vụ của chúng tôi.
Trân trọng,
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
+ Lưu giữ văn bản này vào "Văn bản của tôi"
+ Có thể quản lý trong Menu chức năng Cá nhân
BAN CHẤP HÀNH
TRUNG ƯƠNG BAN NỘI CHÍNH |
ĐẢNG CỘNG SẢN
VIỆT NAM |
Số: 25-HD/BNCTW |
Hà Nội, ngày 16 tháng 9 năm 2020 |
THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ BÁO CÁO VỀ CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG
- Căn cứ Quy định số 75-QĐ/TW, ngày 08/3/2017 của Ban Bí thư về chế độ báo cáo Bộ Chính trị, Ban Bí thư;
- Căn cứ Quy định số 211-QĐ/TW, ngày 25/12/2019 của Bộ Chính trị về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, chế độ làm việc, quan hệ công tác của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng;
- Căn cứ Quyết định số 216-QĐ/TW, ngày 02/01/2020 của Bộ Chính trị về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của Ban Nội chính Trung ương,
Ban Nội chính Trung ương hướng dẫn các đảng đoàn, ban cán sự đảng, đảng ủy trực thuộc Trung ương; các cơ quan, tổ chức trực thuộc Trung ương (nơi không lập đảng đoàn, ban cán sự đảng); các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước thực hiện chế độ báo cáo về công tác phòng, chống tham nhũng như sau:
Báo cáo về công tác phòng, chống tham nhũng bao gồm: Báo cáo định kỳ, báo cáo chuyên đề, báo cáo đột xuất và báo cáo vụ việc.
1.1. Báo cáo định kỳ, gồm: Báo cáo quý I, báo cáo 6 tháng, báo cáo 9 tháng và báo cáo năm.
Nội dung báo cáo định kỳ: Đánh giá tổng quát, toàn diện về tình hình, kết quả lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, tổ chức đảng; việc thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về phòng, chống tham nhũng; nêu rõ những kết quả đạt được, những hạn chế, khó khăn, vướng mắc và nguyên nhân; đề ra những nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm cho thời gian tiếp theo; các kiến nghị, đề xuất (Có Đề cương hướng dẫn kèm theo).
1.2. Báo cáo chuyên đề:
Phản ánh một hoặc một số vấn đề thuộc lĩnh vực phòng, chống tham nhũng; kết quả thực hiện các chuyên đề nghiên cứu chuyên sâu về phòng, chống tham nhũng; kết quả sơ kết, tổng kết, kiểm tra, giám sát, việc thực hiện các nghị quyết, chỉ thị, kết luận, đề án, chương trình, kế hoạch trọng tâm của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, các đảng đoàn, ban cán sự đảng, đảng ủy, bộ, ngành, cơ quan, tổ chức trực thuộc Trung ương, văn bản pháp luật của Quốc hội, Chính phủ về công tác phòng, chống tham nhũng.
1.3. Báo cáo đột xuất:
Phản ánh những vấn đề nghiêm trọng, phức tạp, về phòng, chống tham nhũng cần thông tin nhanh hoặc khi có yêu cầu của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, đề nghị của Ban Nội chính Trung ương.
Báo cáo cần ngắn gọn, nêu cụ thể diễn biến của sự việc; nguyên nhân phát sinh, các biện pháp đã áp dụng, kết quả chỉ đạo giải quyết, hướng xử lý tiếp theo và các kiến nghị, đề xuất.
1.4. Báo cáo vụ việc:
Phản ánh về một hoặc một số vụ việc tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm; vụ việc tham nhũng có khó khăn, vướng mắc trong quá trình xử lý hoặc khi có yêu cầu của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, đề nghị của Ban Nội chính Trung ương.
Báo cáo cần nêu tóm tắt nội dung, tiến độ, kết quả xử lý vụ việc; những khó khăn, vướng mắc và quan điểm xử lý của các cơ quan chức năng; những vấn đề cần xin ý kiến và kiến nghị, đề xuất.
2. Thời gian lấy số liệu, thời hạn gửi báo cáo
2.1. Thời gian lấy số liệu báo cáo
- Số liệu báo cáo quý I được tính từ ngày 26 tháng 12 của năm trước đến ngày 25 tháng 3 của năm báo cáo;
- Số liệu báo cáo 6 tháng được tính từ ngày 26 tháng 12 của năm trước đến ngày 25 tháng 6 của năm báo cáo;
- Số liệu báo cáo 9 tháng được tính từ ngày 26 tháng 12 của năm trước đến ngày 25 tháng 9 của năm báo cáo;
- Số liệu báo cáo năm được tính từ ngày 26 tháng 12 của năm trước đến ngày 25 tháng 12 của năm báo cáo.
2.2. Thời hạn gửi báo cáo
- Báo cáo quý I: Gửi trước ngày 30 tháng 3;
- Báo cáo 6 tháng: Gửi trước ngày 30 tháng 6;
- Báo cáo 9 tháng: Gửi trước ngày 30 tháng 9;
- Báo cáo năm: Gửi trước ngày 30 tháng 12;
- Báo cáo chuyên đề: Gửi ngay sau khi kết thúc các công việc đã thực hiện hoặc theo thời hạn ghi trong văn bản yêu cầu báo cáo;
- Báo cáo đột xuất: Gửi ngay bằng cách thức nhanh nhất;
- Báo cáo vụ việc: Gửi khi có vụ việc cần phải báo cáo hoặc theo thời hạn trong văn bản yêu cầu báo cáo.
3. Nơi nhận và hình thức gửi báo cáo
3.1. Nơi nhận báo cáo:
- Báo cáo về công tác phòng, chống tham nhũng của các đảng đoàn, ban cán sự đảng, đảng ủy trực thuộc Trung ương; các cơ quan, tổ chức trực thuộc Trung ương (nơi không lập đảng đoàn, ban cán sự đảng) gửi Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng; đồng gửi Ban Nội chính Trung ương theo địa chỉ: Tòa nhà A4, Nguyễn Cảnh Chân, Ba Đình, Hà Nội.
- Báo cáo về công tác phòng, chống tham nhũng của các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước gửi Ban Nội chính Trung ương để tổng hợp, báo cáo Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng.
- Đối với các báo cáo hoặc văn bản khác của các đảng đoàn, ban cán sự đảng, đảng ủy trực thuộc Trung ương; các cơ quan, tổ chức trực thuộc Trung ương gửi Bộ Chính trị, Ban Bí thư nếu có nội dung liên quan đến lĩnh vực phòng, chống tham nhũng thì đồng gửi Ban Nội chính Trung ương để phục vụ công tác tham mưu, đề xuất theo chức năng, nhiệm vụ được giao (Theo quy định tại Điểm 3, Điều 3, Quy định số 75-QĐ/TW, ngày 08/3/2017 của Ban Bí thư).
3.2. Hình thức gửi báo cáo:
Báo cáo bằng văn bản (Có thể kèm tệp điện tử, băng ghi âm, ghi hình và các phụ lục), được gửi qua đường bưu điện. Các báo cáo “Mật”, “Tối mật”, “Tuyệt mật” được gửi theo chế độ bảo mật theo quy định.
4.1. Ban Nội chính Trung ương đề nghị các đảng đoàn, ban cán sự đảng, đảng ủy trực thuộc Trung ương; các cơ quan, tổ chức trực thuộc Trung ương (nơi không lập đảng đoàn, ban cán sự đảng); các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước thực hiện việc báo cáo về công phòng, chống tham nhũng theo Hướng dẫn này, kể từ tháng 9 năm 2020.
Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc đề nghị phản ánh về Ban Nội chính Trung ương để được hướng dẫn.
4.2. Hướng dẫn này thay thế Công văn số 340-CV/BNCTW, ngày 14/8/2013; Công văn số 2336-CV/BNCTW, ngày 19/11/2015; Công văn số 1811-CV/BNCTW, ngày 08/9/2017 của Ban Nội chính Trung ương./.
|
K/T TRƯỞNG BAN |
CỦA CÁC ĐẢNG ĐOÀN, BAN CÁN SỰ ĐẢNG, ĐẢNG ỦY TRỰC THUỘC
TRUNG ƯƠNG; CÁC CƠ QUAN, TỔ CHỨC TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG; CÁC TẬP ĐOÀN KINH TẾ, TỔNG
CÔNG TY NHÀ NƯỚC VỀ TÌNH HÌNH, KẾT QUẢ CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG QUÝ I,
6 THÁNG, 9 THÁNG, NĂM
(Kèm theo Hướng dẫn số 25-HD/BNCTW ngày 16/9/2020 của Ban Nội chính Trung
ương)
Khái quát tình hình liên quan đến việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao của bộ, ngành, cơ quan, tổ chức.
II. KẾT QUẢ CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG
1. Sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, tổ chức đảng, lãnh đạo bộ, ngành, cơ quan, tổ chức đối với công tác phòng, chống tham nhũng:
- Việc phổ biến, quán triệt các văn bản của Đảng và Nhà nước; ban hành các văn bản thuộc thẩm quyền để lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức triển khai công tác phòng, chống tham nhũng.
- Công tác kiểm tra, giám sát, đôn đốc của cấp ủy, tổ chức đảng, lãnh đạo bộ, ngành, cơ quan, tổ chức đối với công tác phòng, chống tham nhũng.
- Việc sơ kết, tổng kết về công tác phòng, chống tham nhũng.
2. Công tác xây dựng và hoàn thiện thể chế:
- Công tác tham mưu các cơ quan có thẩm quyền ban hành các văn bản về phòng, chống tham nhũng hoặc các văn bản khác có liên quan đến phòng, chống tham nhũng.
- Công tác xây dựng, ban hành theo thẩm quyền các văn bản về phòng, chống tham nhũng hoặc các văn bản khác có liên quan đến phòng, chống tham nhũng.
- Đề xuất, kiến nghị khắc phục sơ hở, bất cập trong chính sách, pháp luật và trong tổ chức thực hiện.
3. Công tác thông tin, tuyên truyền, giáo dục về phòng, chống tham nhũng; phát huy vai trò, trách nhiệm của các cơ quan truyền thông, báo chí trong phòng, chống tham nhũng.
4. Kết quả thực hiện các giải pháp phòng ngừa tham nhũng:
- Công khai, minh bạch về tổ chức và hoạt động của các cơ quan, tổ chức, đơn vị.
- Xây dựng và thực hiện các quy định về định mức, tiêu chuẩn, chế độ trong cơ quan, tổ chức, đơn vị.
- Thực hiện quy tắc ứng xử của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị.
- Chuyển đổi vị trí công tác của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị.
- Cải cách hành chính, ứng dụng khoa học, công nghệ trong quản lý và thanh toán không dùng tiền mặt.
- Kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị.
- Các giải pháp khác để phòng ngừa tham nhũng.
5. Chế độ trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị trong phòng, chống tham nhũng:
- Trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng.
- Xử lý trách nhiệm của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu khi để xảy ra tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình quản lý, phụ trách.
6. Kết quả phát hiện, xử lý tham nhũng:
- Phát hiện, xử lý tham nhũng qua hoạt động kiểm tra, tự kiểm tra của cơ quan, tổ chức, đơn vị.
- Phát hiện, xử lý tham nhũng qua công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật của Đảng.
- Phát hiện, xử lý tham nhũng qua hoạt động thanh tra, kiểm toán.
- Phát hiện, xử lý tham nhũng qua giải quyết khiếu nại, tố cáo.
- Kết quả xử lý, ngăn chặn tình trạng nhũng nhiễu, tiêu cực, gây phiền hà cho người dân và doanh nghiệp trong giải quyết công việc (“tham nhũng vặt”).
- Kết quả thực hiện các kết luận, kiến nghị của cơ quan Kiểm tra, Thanh tra, Kiểm toán, các đoàn công tác của Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTN và thành viên Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTN.
- Kết quả công tác thu hồi tài sản tham nhũng.
7. Công tác phối hợp với các cơ quan chức năng trong phòng, chống tham nhũng (Cung cấp thông tin, tài liệu có liên quan...).
8. Kết quả công tác phòng, chống tham nhũng theo chức năng, nhiệm vụ được giao (nếu có): Trong phòng ngừa, phát hiện, xử lý tham nhũng theo chức năng quản lý nhà nước; thực hiện công tác giám định, định giá tài sản theo yêu cầu, đề nghị của các cơ quan chức năng...
9. Hoạt động của đơn vị đầu mối tham mưu, giúp việc cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, tổ chức ở Trung ương về công tác phòng, chống tham nhũng.
10. Những vấn đề khác liên quan đến công tác phòng, chống tham nhũng.
11. Đánh giá chung:
- Đánh giá khái quát những ưu điểm của công tác phòng, chống tham nhũng.
- Những hạn chế của công tác phòng, chống tham nhũng.
- Nguyên nhân của những hạn chế.
12. Những kinh nghiệm rút ra qua thực hiện nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng (áp dụng đối với báo cáo năm).
III. PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ TRONG THỜI GIAN TỚI
1. Về sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, tổ chức đảng, lãnh đạo bộ, ngành, cơ quan, tổ chức đối với công tác phòng, chống tham nhũng.
2. Việc thực hiện các giải pháp phòng ngừa tham nhũng.
3. Công tác phát hiện, xử lý tham nhũng.
4. Công tác phòng, chống tham nhũng theo chức năng, nhiệm vụ được giao.
1. Kiến nghị, đề xuất hoàn thiện quy định của Đảng, Nhà nước về phòng, chống tham nhũng.
2. Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng.
3. Các kiến nghị, đề xuất khác (nếu có).
THỐNG KÊ SỐ LIỆU CHỦ YẾU VỀ CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG THAM
NHŨNG QUÝ I, 6 THÁNG, 9 THÁNG, NĂM
(Kèm theo Báo cáo số ............ ngày ............ của ................................)
TT |
NỘI DUNG |
ĐV TÍNH |
KẾT QUẢ |
I. |
Sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, tổ chức đảng, lãnh đạo bộ, ngành, cơ quan, tổ chức đối với công tác PCTN |
||
1. |
Số văn bản của Đảng, Nhà nước về công tác PCTN được quán triệt, triển khai |
Văn bản |
|
2. |
Số văn bản ban hành để lãnh đạo, chỉ đạo công tác PCTN |
Văn bản |
|
3. |
Số cuộc giám sát, kiểm tra, đôn đốc về công tác PCTN |
Cuộc |
|
4. |
Số vụ tham nhũng được chỉ đạo xử lý |
Vụ |
|
II. |
Công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế để PCTN |
||
5. |
Số văn bản về PCTN hoặc có liên quan đến PCTN đã trình cơ quan có thẩm quyền ban hành |
Văn bản |
|
6. |
Số văn bản về PCTN hoặc có liên quan đến PCTN đã ban hành theo thẩm quyền |
Văn bản |
|
7. |
Số kiến nghị khắc phục sơ hở, bất cập trong chính sách, pháp luật và trong tổ chức thực hiện để PCTN |
Kiến nghị |
|
III. |
Thông tin, tuyên truyền, giáo dục về PCTN |
||
8. |
Số cuộc họp, hội nghị, lớp/ lượt người được tuyên truyền, giáo dục về PCTN |
Cuộc/ lượt |
|
9. |
Số sách/ tài liệu về PCTN được phát hành |
Cuốn |
|
10. |
Số người có thành tích trong PCTN được biểu dương, khen thưởng |
Người |
|
IV. |
Thực hiện các giải pháp phòng ngừa tham nhũng |
||
11. |
Số cuộc kiểm tra/số cơ quan, đơn vị được kiểm tra về công khai, minh bạch trong tổ chức và hoạt động |
Cuộc/ đơn vị |
|
12. |
Số cơ quan, đơn vị phát hiện có vi phạm về công khai, minh bạch trong tổ chức và hoạt động |
Đơn vị |
|
13. |
Số người đã được chuyển đổi vị trí công tác/số người phải chuyển đổi vị trí công tác để phòng ngừa tham nhũng |
Người |
|
14. |
Số người đã kê khai/số người phải kê khai tài sản, thu nhập |
Người |
|
15. |
Số bản kê khai tài sản, thu nhập đã được công khai |
Bản |
|
16. |
Số người được xác minh tài sản, thu nhập |
Người |
|
17. |
Số người bị kết luận kê khai tài sản, thu nhập không trung thực |
Người |
|
18. |
Số người bị xử lý do vi phạm quy định của pháp luật về kiểm soát tài sản, thu nhập |
Người |
|
19. |
Số văn bản về định mức, tiêu chuẩn, chế độ được ban hành mới |
Văn bản |
|
20. |
Số văn bản về định mức, tiêu chuẩn, chế độ được sửa đổi, bổ sung |
Văn bản |
|
21. |
Số văn bản về định mức, tiêu chuẩn, chế độ được bãi bỏ |
Văn bản |
|
22. |
Số cuộc kiểm tra/số cơ quan, đơn vị được kiểm tra việc chấp hành quy định pháp luật về định mức, tiêu chuẩn, chế độ |
Cuộc/ đơn vị |
|
23. |
Số cơ quan, đơn vị vi phạm quy định pháp luật về định mức, tiêu chuẩn, chế độ |
Đơn vị |
|
24. |
Số người vi phạm quy định pháp luật về định mức, tiêu chuẩn, chế độ |
Người |
|
25. |
Số cuộc kiểm tra/số cơ quan, đơn vị được kiểm tra về thực hiện quy tắc ứng xử |
Cuộc/ đơn vị |
|
26. |
Số người vi phạm quy tắc ứng xử |
Người |
|
27. |
Số cơ quan, đơn vị vi phạm quy định về tặng quà và nhận quà tặng |
Đơn vị |
|
28. |
Số người vi phạm quy định về tặng quà và nhận quà tặng |
Người |
|
29. |
Số người bị đình chỉ, tạm đình chỉ việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ được giao do có xung đột lợi ích |
Người |
|
30. |
Số người bị chuyển sang vị trí công tác khác do có xung đột lợi ích trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ được giao |
Người |
|
31. |
Số người đứng đầu bị xử lý do để xảy ra tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình quản lý, phụ trách. Trong đó: |
Người |
|
- Số người bị xử lý hình sự |
Người |
|
|
- Số người bị xử lý kỷ luật |
Người |
|
|
V. |
Phát hiện, xử lý tham nhũng |
|
|
32. |
Số vụ/người tham nhũng bị phát hiện qua công tác kiểm tra, tự kiểm tra của cơ quan, tổ chức, đơn vị |
Vụ/ người |
|
33. |
Số vụ/người tham nhũng bị phát hiện qua công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật của Đảng |
Vụ/ người |
|
34. |
Số vụ/người tham nhũng bị phát hiện qua công tác thanh tra |
Vụ/ người |
|
35. |
Số vụ/người tham nhũng bị phát hiện qua công tác kiểm toán |
Vụ/ người |
|
36. |
Số vụ/người tham nhũng bị phát hiện qua giải quyết khiếu nại, tố cáo |
Vụ/ người |
|
37. |
Số vụ/người tham nhũng bị các cơ quan chức năng xử lý hình sự |
Vụ/ người |
|
38. |
Số vụ/người tham nhũng bị xử lý kỷ luật |
Vụ/ người |
|
39. |
Diện đối tượng tham nhũng bị phát hiện, xử lý: |
|
|
- Đảng viên |
Người |
|
|
- Không đảng viên |
Người |
|
|
40. |
Lĩnh vực xảy ra tham nhũng: |
|
|
- Tài chính, ngân hàng |
Vụ/người |
|
|
- Mua sắm, quản lý, sử dụng tài sản công |
Vụ/người |
|
|
- Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước |
Vụ/người |
|
|
- Quản lý, sử dụng đất đai, tài nguyên, khoáng sản |
Vụ/người |
|
|
- Đầu tư xây dựng cơ bản |
Vụ/người |
|
|
- Đấu thầu |
Vụ/người |
|
|
- Công tác cán bộ |
Vụ/người |
|
|
- Lĩnh vực khác |
Vụ/người |
|
|
41. |
Tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt do tham nhũng |
Triệu đồng/ tài sản khác |
|
42. |
Tài sản tham nhũng được thu hồi |
Triệu đồng/ tài sản khác |
|
Tài khoản của Quý Khách đẵ đăng nhập quá nhiều lần trên nhiều thiết bị khác nhau, Quý Khách có thể vào đây để xem chi tiết lịch sử đăng nhập
Có thể tài khoản của bạn đã bị rò rỉ mật khẩu và mất bảo mật, xin vui lòng đổi mật khẩu tại đây để tiếp tục sử dụng
Tài khoản hiện đã đủ người dùng cùng thời điểm.
Quý khách Đăng nhập vào thì sẽ
có 1 người khác bị Đăng xuất.