ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 3139/QĐ-UBND
|
Bà Rịa - Vũng
Tàu, ngày 19 tháng 11 năm 2019
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI ĐỀ ÁN VẬN ĐỘNG NGUỒN LỰC XÃ HỘI
HỖ TRỢ TRẺ EM DÂN TỘC THIỂU SỐ SINH SỐNG TẠI CÁC THÔN, ẤP ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN, TRẺ
EM CÓ HOÀN CẢNH ĐẶC BIỆT, TRẺ EM THUỘC HỘ NGHÈO, CẬN NGHÈO GIAI ĐOẠN 2019 -
2025 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU.
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU
Căn cứ Luật Tổ chức
chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Trẻ em
ngày 05 tháng 4 năm 2016;
Căn cứ Quyết định số
588/QĐ-TTg ngày 17 tháng 5 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Đề án
vận động nguồn lực xã hội hỗ trợ trẻ em các xã đặc biệt khó khăn thuộc vùng dân
tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2019 - 2025;
Xét đề nghị của Giám đốc
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tại Công văn số 3257/SLĐTBXH-BTXH ngày 24
tháng 10 năm 2019 về việc đề nghị ban hành Quyết định ban hành Kế hoạch triển
khai Đề án vận động nguồn lực xã hội hỗ trợ trẻ em dân tộc thiểu số sinh sống tại
các thôn, ấp đặc biệt khó khăn, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em thuộc hộ
nghèo, cận nghèo giai đoạn 2019 - 2025 trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều
1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch
triển khai Đề án vận động nguồn lực xã hội hỗ trợ trẻ em dân tộc thiểu số sinh
sống tại các thôn, ấp đặc biệt khó khăn, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em
thuộc hộ nghèo, cận nghèo giai đoạn 2019 - 2025 trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng
Tàu.
Điều
2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể
từ ngày ký.
Điều
3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh,
Giám đốc các Sở: Lao động Thương binh và Xã hội, Tài chính, Y tế, Giáo dục -
Đào tạo, Văn hóa- Thể thao, Thông tin - Truyền thông; Thủ trưởng các cơ quan,
đơn vị liên quan; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố chịu
trách nhiệm thi hành quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Cục Trẻ em, Bộ LĐTBXH;
- TTr.Tỉnh ủy, HĐND tỉnh;
- Chủ tịch và các PCT. UBND tỉnh;
- Ban Tuyên giáo TU;
- Ban VH-XH HĐND tỉnh;
- UBMTTQVN tỉnh và các đoàn thể;
- Các Sở, ban, ngành liên quan;
- UBND các huyện, thị xã, TP;
- Lưu: VT, VX5
|
TM.ỦY BAN NHÂN
DÂN
KT.CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Trần Văn Tuấn
|
KẾ HOẠCH
TRIỂN KHAI ĐỀ ÁN VẬN ĐỘNG NGUỒN LỰC XÃ HỘI HỖ TRỢ TRẺ EM
DÂN TỘC THIỂU SỐ SINH SỐNG TẠI CÁC THÔN, ẤP ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN, TRẺ EM CÓ HOÀN CẢNH
ĐẶC BIỆT, TRẺ EM THUỘC HỘ NGHÈO, CẬN NGHÈO GIAI ĐOẠN 2019 - 2025 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
BÀ RỊA - VŨNG TÀU
(Ban hành kèm theo Quyết định số 3139/QĐ-UBND ngày 19 tháng 11 năm 2019 của Ủy
ban nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu)
I. MỤC
ĐÍCH YÊU CẦU
1. Mục đích
Triển khai thực hiện thống
nhất, đồng bộ, hiệu quả các hoạt động hỗ trợ trẻ em dân tộc thiểu số sinh sống
tại các thôn, ấp đặc biệt khó khăn, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em thuộc
hộ nghèo, cận nghèo ở các địa phương trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu nhằm đạt
được mục tiêu của kế hoạch.
2. Yêu cầu
Xác định được cụ thể nội
dung công việc, tiến độ, trách nhiệm chủ trì và phối hợp thực hiện của các cơ
quan, đơn vị có liên quan trong việc triển khai thực hiện nhằm đảm bảo tính
liên tục, liên kết giữa các nhiệm vụ, hoạt động trong kế hoạch.
II. MỤC
TIÊU
Vận động các nguồn lực xã
hội để hỗ trợ trẻ em dân tộc thiểu số sinh sống tại các thôn, ấp đặc biệt khó
khăn, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em thuộc hộ nghèo, cận nghèo nhằm:
1. Cải thiện tình trạng sức
khỏe, dinh dưỡng của trẻ em thông qua khám chữa bệnh, hỗ trợ bữa ăn dinh dưỡng
cho trẻ em lứa tuổi mầm non, tiểu học.
2. Hỗ trợ về giáo dục cho
trẻ em
3. Hỗ trợ trẻ em được
tham gia hoạt động văn hóa, vui chơi, giải trí.
III. ĐỐI
TƯỢNG VÀ PHẠM VI THỰC HIỆN
1. Trẻ em dân tộc thiểu số
sinh sống tại các thôn, ấp đặc biệt khó khăn, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ
em thuộc hộ nghèo, cận nghèo trên phạm vi toàn tỉnh.
2. Các cơ quan, tổ chức,
cá nhân có liên quan.
IV.
CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU
1. Tăng cường công tác
truyền thông, vận động các cơ quan, đơn vị, các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân
và mọi tầng lớp nhân dân đóng góp nguồn lực cho việc thực hiện kế hoạch.
2. Vận động, hình thành mạng
lưới các nhà tài trợ, các tổ chức trong nước và quốc tế hỗ trợ thực hiện kế hoạch.
Thường xuyên cung cấp cho các nhà tài trợ kế hoạch, nhu cầu cần hỗ trợ của các
địa phương.
3. Điều phối việc hỗ trợ
cho trẻ em dân tộc thiểu số sinh sống tại các thôn, ấp đặc biệt khó khăn, trẻ
em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em thuộc hộ nghèo, cận nghèo về khám chữa bệnh, dinh
dưỡng cho trẻ em lứa tuổi mầm non, tiểu học; giáo dục, vui chơi, giải trí cho
trẻ em.
4. Tăng cường công tác quản
lý nhà nước trong việc vận động nguồn lực hỗ trợ trẻ em dân tộc thiểu số sinh sống
tại các thôn, ấp đặc biệt khó khăn, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em thuộc
hộ nghèo, cận nghèo. Các Sở, ban, ngành, đoàn thể và các địa phương chủ động thực
hiện nhiệm vụ được giao lồng ghép vào các chương trình, nhiệm vụ thường xuyên
có liên quan của ngành mình để thực hiện, cụ thể là:
a) Hàng năm, xây dựng kế
hoạch vận động nguồn lực. Điều phối, vận động và lồng ghép, sử dụng các nguồn lực
một cách công khai, minh bạch, tránh chồng chéo, trùng lặp giữa các sở, ban,
ngành, đoàn thể các cấp, các địa phương, đơn vị.
b) Đa dạng hóa nguồn lực,
phương thức hỗ trợ phù hợp với yêu cầu của các cơ quan, tổ chức, cá nhân tài trợ.
Tiếp nhận, phân phối và triển khai các hoạt động hỗ trợ đúng quy định của pháp
luật, bảo đảm tiêu chuẩn, chất lượng các sản phẩm hỗ trợ đáp ứng nhu cầu của
các địa phương và đối tượng hưởng lợi.
c) Rà soát nghiên cứu bổ
sung, điều chỉnh các chính sách khuyến khích các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân
hỗ trợ công tác chăm sóc, giáo dục, bảo vệ trẻ em.
5. Kịp thời động viên, biểu
dương, khen thưởng các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân tham gia đóng
góp, vận động nguồn lực thực hiện kế hoạch.
V.
KINH PHÍ THỰC HIỆN
1. Vận động từ các cơ
quan, tổ chức, các doanh nghiệp, các quỹ từ thiện, quỹ xã hội, các cá nhân
trong và ngoài nước, các nguồn kinh phí hợp pháp khác để triển khai các hoạt động
của kế hoạch.
2. Ngân sách nhà nước
hàng năm của các sở, ngành, địa phương theo phân cấp của Luật Ngân sách nhà nước
phục vụ chi cho công tác quản lý, điều phối thực hiện kế hoạch.
VI. TỔ
CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Lao động -
Thương binh và Xã hội
a) Chủ trì, phối hợp với
các cơ quan liên quan hướng dẫn triển khai thực hiện kế hoạch. Hướng dẫn các địa
phương đánh giá nhu cầu của trẻ em; điều phối việc vận động nguồn lực và triển
khai hỗ trợ trẻ em.
b) Chủ trì, phối hợp với
các cơ quan liên quan xây dựng kế hoạch truyền thông và vận động nguồn lực, điều
phối việc hỗ trợ trẻ em; xây dựng mạng lưới các nhà tài trợ hỗ trợ thực hiện kế
hoạch.
c) Theo dõi, giám sát, kiểm
tra việc triển khai thực hiện; tổ chức đánh giá hằng năm và tổng kết việc thực
hiện kế hoạch; biểu dương, khen thưởng các cơ quan, tổ chức, cá nhân có đóng
góp tích cực trong việc vận động nguồn lực thực hiện kế hoạch.
2. Các sở, ban, ngành
căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ
với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trong hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc, kiểm
tra việc triển khai thực hiện kế hoạch. Trách nhiệm cụ thể của một số đơn vị
như sau
a) Sở Y tế: Chịu trách
nhiệm bảo đảm chuyên môn về chăm sóc dinh dưỡng, khám chữa bệnh cho trẻ em dân
tộc thiểu số sinh sống tại các thôn, ấp đặc biệt khó khăn, trẻ em có hoàn cảnh
đặc biệt, trẻ em thuộc hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn tỉnh; phối hợp hướng dẫn
thực hiện đánh giá tình trạng dinh dưỡng, nhu cầu về chăm sóc dinh dưỡng, khám
chữa bệnh cho trẻ em.
b) Sở Giáo dục và Đào tạo:
Hướng dẫn các cơ sở giáo dục đảm bảo nhu cầu về học tập, vui chơi cho trẻ em, đặc
biệt là trẻ em dân tộc thiểu số, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em thuộc hộ
nghèo, cận nghèo trên địa bàn tỉnh; Phối hợp với Sở Y tế, Sở Lao động - Thương
binh và Xã hội triển khai bữa ăn dinh dưỡng, hỗ trợ giáo dục cho trẻ em tại các
lớp học, điểm trường, trường mầm non, trường tiểu học...
c) Sở Văn hóa, Thể thao:
Chỉ đạo các đơn vị sự nghiệp thuộc Sở, Phòng Văn hóa và Thông tin các huyện, thị
xã, thành phố tổ chức các hoạt động văn hóa, thể dục thể thao, vui chơi giải
trí, chiếu phim lưu động, thư viện sách cho trẻ em phù hợp với từng lứa tuổi và
đặc điểm vùng miền.
d) Ban Dân tộc: Chủ động
triển khai, vận động các nguồn lực và thực hiện các chính sách chăm lo cho đồng
bào dân tộc thiểu số, nhằm đảm bảo nâng cao chất lượng cuộc sống người dân
trong đó có trẻ em; phối hợp với các địa phương trong việc đánh giá nhu cầu cần
hỗ trợ cho trẻ em để triển khai thực hiện.
Tuyên truyền vận động
nâng cao nhận thức xóa bỏ tục tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống nhằm thực hiện
quy định pháp luật về hôn nhân và gia đình và đảm bảo quyền của trẻ em.
e) Sở Thông tin và Truyền
thông: Chỉ đạo các cơ quan báo chí, thông tin đại chúng; xây dựng chương trình,
kế hoạch và dành thời lượng, chuyển mục, chuyển trang hợp lý để tuyên truyền thực
hiện kế hoạch.
g) Các Sở, ngành có liên
quan khác: Tùy theo chức năng nhiệm vụ và điều kiện của đơn vị, chủ động phối hợp
và tham gia vận động nguồn lực xã hội hỗ trợ trẻ em dân tộc thiểu số sinh sống
tại các thôn, ấp đặc biệt khó khăn, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em thuộc
hộ nghèo, cận nghèo.
3. Đề nghị Ủy ban Mặt
trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh phối hợp với cơ
quan liên quan triển khai vận động nguồn lực hỗ trợ thực hiện kế hoạch; hàng
năm sử dụng một phần Quỹ Vì người nghèo để hỗ trợ trẻ em dân tộc thiểu số sinh
sống tại các thôn, ấp đặc biệt khó khăn, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em
thuộc hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn tỉnh
4. Đề nghị Hội Liên hiệp
phụ nữ tỉnh, Tỉnh Đoàn, Hội Nông dân tỉnh, Hội Chữ thập đỏ tỉnh và các đoàn thể
chính trị khác
Tuyên truyền, vận động
nguồn lực các nguồn lực xã hội và tham gia chăm lo cho trẻ em dân tộc thiểu số
sinh sống tại các thôn, ấp đặc biệt khó khăn, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ
em thuộc hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn tỉnh.
5. Vận động các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp,
các doanh nghiệp, các tập đoàn kinh tế, các quỹ xã hội, quỹ từ thiện, quỹ tài
chính, các cá nhân trong và ngoài nước tham gia ủng hộ tài chính để thực hiện kế
hoạch.
6. Ủy ban nhân dân các
huyện, thị xã, thành phố
a) Căn cứ nội dung Kế hoạch
này và tình hình thực tế tại địa phương, chủ động xây dựng và triển khai thực kế
hoạch; chủ động bố trí kinh phí phục vụ cho công tác quản lý, điều phối thực hiện
kế hoạch tại địa phương.
b) Hằng năm, xây dựng kế
hoạch, vận động nguồn lực tại địa phương để hỗ trợ triển khai thực hiện các hoạt
động hỗ trợ cho trẻ em dân tộc thiểu số sinh sống tại các thôn, ấp đặc biệt khó
khăn, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em thuộc hộ nghèo, cận nghèo trên địa
bàn tỉnh; đánh giá, đề xuất nhu cầu cần hỗ trợ về khám chữa bệnh, dinh dưỡng,
vui chơi, giải trí, giáo dục cho trẻ em thuộc đối tượng của kế hoạch; thường
xuyên kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch tại địa phương.
Trên đây là Kế hoạch triển khai Đề án vận động nguồn
lực xã hội hỗ trợ trẻ em dân tộc thiểu số sinh sống tại các thôn, ấp đặc biệt
khó khăn, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em thuộc hộ nghèo, cận nghèo giai
đoạn 2019 - 2025 trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Ủy ban nhân dân tỉnh yêu
cầu các cơ quan, đơn vị, địa phương nghiêm túc triển khai thực hiện. Định kỳ
báo cáo kết quả thực hiện về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trước ngày
20/11 hằng năm, để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh và Bộ Lao động - Thương binh và
Xã hội theo quy định./.