ỦY BAN NHÂN
DÂN
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
--------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 733/QĐ-UBND
|
Đà Nẵng, ngày
14 tháng 02 năm 2019
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC CÔNG BỐ
THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC CÔNG CHỨNG, CHỨNG THỰC THUỘC PHẠM VI CHỨC
NĂNG QUẢN LÝ CỦA SỞ TƯ PHÁP DO TỔ CHỨC HÀNH NGHỀ CÔNG CHỨNG THỰC HIỆN
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương
ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08
tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Nghị định số 48/2013/NĐ-CP ngày 14
tháng 5 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định
liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Nghị định số 92/2017/NĐ-CP ngày 07
tháng 8 năm 2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định
liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Thông tư số 02/2017/TT-VPCP ngày 31
tháng 10 năm 2017 Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Hướng dẫn về nghiệp
vụ kiểm soát thủ tục hành chính;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tư pháp tại Tờ
trình số 418/TTr-BTTP ngày 31 tháng 01 năm 2019,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này thủ tục hành chính trong
lĩnh vực công chứng, chứng thực thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Tư pháp
do tổ chức hành nghề công chứng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng thực hiện.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND thành phố, Giám đốc Sở Tư pháp và Thủ
trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định
này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Cục Kiểm soát TTHC, Bộ Tư pháp;
- Lưu: VT, KSTT.
|
CHỦ TỊCH
Huỳnh Đức Thơ
|
THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC CÔNG
CHỨNG, CHỨNG THỰC THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA SỞ TƯ PHÁP DO TỔ CHỨC
HÀNH NGHỀ CÔNG CHỨNG THỰC HIỆN
(Ban hành kèm theo Quyết
định số 733 /QĐ-UBND Ngày 14 tháng 02 năm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng)
Phần I
DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
STT
|
Tên thủ tục hành chính
|
I
|
THỦ TỤC HÀNH
CHÍNH TRONG LĨNH VỰC CÔNG CHỨNG
|
1
|
Công chứng
hợp đồng mua bán, chuyển nhượng, tặng cho, góp vốn bằng quyền sử dụng đất,
quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất
|
2
|
Công chứng
hợp đồng mua bán, chuyển nhượng, tặng cho, góp vốn bằng tài sản là động sản
|
3
|
Công chứng
văn bản chuyển nhượng hợp đồng mua bán căn hộ hình thành trong tương lai
|
4
|
Công chứng
hợp đồng thuê quyền sử dụng đất, thuê quyền sử dụng đất và tài sản gắn
liền với đất, thuê tài sản khác
|
5
|
Công chứng
hợp đồng vay, cầm cố, thế chấp, bảo lãnh tài sản
|
6
|
Công chứng hợp đồng
thế chấp bất động sản
|
7
|
Công chứng
việc hủy bỏ, sửa đổi, bổ sung hợp đồng, giao dịch
|
8
|
Công chứng
bản dịch
|
9
|
Công chứng
di chúc
|
10
|
Công chứng
văn bản thỏa thuận phân chia di sản
|
11
|
Công chứng
văn bản khai nhận di sản thừa kế
|
12
|
Công chứng
văn bản từ chối nhận di sản thừa kế
|
13
|
Công chứng
hợp đồng mua bán tài sản đấu giá
|
14
|
Công chứng
hợp đồng ủy quyền
|
15
|
Công chứng
hợp đồng, giao dịch khác
|
16
|
Nhận lưu giữ
di chúc
|
17
|
Cấp bản sao
văn bản công chứng
|
II
|
THỦ TỤC HÀNH
CHÍNH TRONG LĨNH VỰC CHỨNG THỰC
|
1
|
Chứng thực
bản sao từ bản chính giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của
Việt Nam; cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài; cơ quan, tổ chức có
thẩm quyền của Việt Nam liên kết với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước
ngoài cấp hoặc chứng nhận
|
2
|
Thủ tục
chứng thực chữ ký trong các giấy tờ, văn bản (áp dụng cho cả trường hợp chứng
thực điểm chỉ và trường hợp người yêu cầu chứng thực không thể ký, không thể
điểm chỉ được)
|
PHẦN 2
NỘI DUNG CỦA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
Mục 1. THỦ TỤC HÀNH
CHÍNH TRONG LĨNH VỰC CÔNG CHỨNG
1. Công chứng hợp
đồng mua bán, chuyển nhượng, tặng cho, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử
dụng đất và tài sản gắn liền với đất
1.1. Trình tự thực
hiện
- Bước 1: Người yêu cầu công chứng nộp hồ sơ yêu cầu công chứng tại
tổ chức hành nghề công chứng;
- Bước 2: Công chứng viên tiếp nhận hồ sơ và kiểm tra giấy tờ trong
hồ sơ yêu cầu công chứng. Trường hợp hồ sơ yêu cầu công chứng đầy đủ, phù hợp
với quy định của pháp luật thì thụ lý hồ sơ công chứng, nếu hồ sơ yêu cầu công chứng chưa đầy đủ thì hướng dẫn người yêu cầu
công chứng hoàn thiện hồ sơ.
Công chứng viên hướng
dẫn người yêu cầu công chứng tuân thủ đúng các quy định về thủ tục công chứng
và các quy định pháp luật có liên quan đến việc thực hiện hợp đồng, giao dịch;
giải thích cho người yêu cầu công chứng hiểu rõ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp
pháp của họ, ý nghĩa và hậu quả pháp lý của việc tham gia hợp đồng, giao dịch;
Trong trường hợp có
căn cứ cho rằng hồ sơ yêu cầu công chứng có vấn đề chưa rõ, việc giao kết hợp
đồng, giao dịch có dấu hiệu bị đe doạ, cưỡng ép, có sự nghi ngờ về năng lực
hành vi dân sự của người yêu cầu công chứng hoặc đối tượng của hợp đồng, giao
dịch chưa được mô tả cụ thể thì công chứng viên đề nghị người yêu cầu công
chứng làm rõ hoặc theo đề nghị của người yêu cầu công chứng, công chứng viên
tiến hành xác minh hoặc yêu cầu giám định; trường hợp không làm rõ được thì có
quyền từ chối công chứng;
Trường hợp nội dung, ý
định giao kết hợp đồng là xác thực, không vi phạm pháp luật, không trái đạo đức
xã hội, tài sản không bị phong tỏa, ngăn chặn theo quy định thì công chứng viên
soạn thảo hợp đồng;
Trường hợp hợp đồng
được soạn thảo sẵn, Công chứng viên kiểm tra dự thảo hợp đồng, giao dịch; nếu
trong dự thảo hợp đồng, giao dịch có điều khoản vi phạm pháp luật, trái đạo đức
xã hội, đối tượng của hợp đồng, giao dịch không phù hợp với quy định của pháp
luật thì công chứng viên phải chỉ rõ cho người yêu cầu công chứng để điều
chỉnh. Trường hợp người yêu cầu công chứng không điều chỉnh thì công chứng viên
có quyền từ chối công chứng;
Người yêu cầu công
chứng tự đọc lại dự thảo hợp đồng, giao dịch hoặc công chứng viên đọc cho người
yêu cầu công chứng nghe theo đề nghị của người yêu cầu công chứng.Trường hợp
người yêu cầu công chứng đồng ý toàn bộ nội dung trong dự thảo hợp đồng, giao
dịch thì ký vào từng trang của hợp đồng, giao dịch. Công chứng viên yêu cầu
người yêu cầu công chứng xuất trình bản chính của các giấy tờ quy định tại
khoản 1 Điều 40 Luật công chứng để đối chiếu trước khi ghi lời chứng, ký vào
từng trang của hợp đồng, giao dịch.
- Bước 3: Người có yêu cầu công chứng nộp phí; thù lao công chứng,
chi phí khác (nếu có) theo quy định, nhận kết quả công chứng.
* Văn bản công chứng
chỉ có hiệu lực khi được công chứng viên ký và đóng dấu của tổ chức hành nghề
công chứng.
1.2. Cách thức thực
hiện
- Thực hiện tại trụ sở
của tổ chức hành nghề công chứng hoạt động trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
- Việc công chứng có
thể thực hiện ngoài trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng trong trường hợp
người yêu cầu công chứng là người già yếu, không thể đi lại được, người đang bị
tạm giữ, tạm giam, đang thi hành án phạt tù hoặc có lý do chính đáng khác không
thể đến trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng.
1.3. Thành
phần hồ sơ:
Người yêu cầu công
chứng nộp một bộ hồ sơ yêu cầu công chứng và xuất trình bản chính
để đối chiếu. Hồ sơ gồm có các giấy tờ sau đây:
- Phiếu yêu cầu công
chứng;
- Bản sao giấy tờ tuỳ
thân của các bên;
- Bản sao giấy chứng
nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc bản sao giấy tờ thay thế được pháp luật
quy định đối với tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền
sử dụng trong trường hợp hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản đó;
- Bản sao giấy tờ khác
có liên quan đến hợp đồng, giao dịch mà pháp luật quy định phải có, cụ thể:
+ Giấy chứng nhận kết
hôn; văn bản cam kết tài sản riêng (nếu đã có vợ chồngmà vợ chồng có thỏa thuận
về tài sản trong thời kỳ hôn nhân); giấy xác nhận tình trạng hôn nhân (đối với
trường hợp chưa kết hôn hoặc trường hợp có đăng ký kết hôn nhưng đã ly hôn,
chưa có kết hôn mới hoặc trường hợp có đăng ký kết hôn nhưng vợ/chồng đã chết,
chưa kết hôn mới hoặc trường hợp chung sống với nhau như vợ chồng trước ngày
03/01/1987 và vẫn chung sống với nhau mà chưa đăng ký kết hôn).
+ Giấy tờ tùy thân của
người làm chứng trong trường hợp có nhân chứng.
+ Trường hợp ủy quyền
phải có văn bản ủy quyền hợp pháp.
+ Trường hợp là người
chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người hạn chế năng lực hành
vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thì phải có giấy
tờ chứng minh là người đại diện theo pháp luật hoặc giấy tờ chứng minh là người
giám hộ theo quy định của pháp luật. Việc chuyển quyền sở hữu tài sản của người
được giám hộ phải có sự đồng ý bằng văn bản của người giám sát việc giám hộ.
+ Trường hợp một trong
các chủ sở hữu chung đã chết thì phải làm thủ tục thừa kế quyền sử dụng đất,
quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất và xuất trình giấy tờ chứng minh
quyền sở hữu về tài sản (đối với tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký
quyền sở hữu, quyền sử dụng).
+ Giấy tờ liên quan
đến sở hữu chung đối với bất động sản, bổ sung một trong các loại
giấy tờ sau đây:
. Trường hợp mua bán,
chuyển dịchnhà ở thuộc sở hữu chung thì thủ tục phải có văn bản đồng ý của chủ
sở hữu chung khác;
. Trường hợp bán nhà ở
thuộc sở hữu chung hợp nhất hoặc mua bán một phần nhà ở thuộc sở hữu chung theo
phần, thì phải có văn bản khước từ mua của chủ sở hữu chung khác hoặc giấy tờ
chứng minh về việc hết thời hạn do pháp luật quy định kể từ ngày chủ sở hữu
chung nhận được thông báo bán và các điều kiện bán nhà nhưng không có chủ sở
hữu chung nào mua;
. Trường hợp mua bán,
chuyển dịch nhà ở đang cho thuê thì phải có văn bản khước từ mua của bên thuê
nhà ở hoặc giấy tờ chứng minh về việc hết thời hạn do pháp luật quy định kể từ
ngày bên thuê nhà ở nhận được thông báo bán và các điều kiện bán nhà ở mà bên
thuê nhà ở không trả lời;
. Việc chuyển nhượng
quyền sử dụng đất thuộc quyền sử dụng chung của hộ gia đình phải được tất cả
các thành viên có đủ năng lực hành vi dân sự trong hộ gia đình đồng ý bằng văn
bản.
+ Trường hợp giao
dịch với tổ chức là pháp nhân thì phải bổ sung các loại giấy tờ sau:
. Bản sao Giấy
chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đầu tư
. Quyết định bổ nhiệm
hoặc công nhận người đứng đầu pháp nhân (đại diện theo pháp luật của pháp nhân);
. Văn bản ủy quyền
của người đứng đầu pháp nhân cho người đại diện pháp nhân được ký kết
hợp đồng, giao dịch (nếu có);
. Giấy tờ tùy thân
của người đại diện pháp nhân;
. Đối với tài sản
thuộc quyền sở hữu của pháp nhân thì phải có Điều lệ của pháp nhân. Trường hợp
Điều lệ của pháp nhân không quy định rõ thẩm quyền của người đứng đầu pháp nhân
thì phải có biên bản họp của Hội đồng thành viên, Nghị quyết của Hội đồng thành
viên (đối với loại hình công ty TNHH); biên bản họp Hội đồng quản trị, biên bản
họp hội đồng cổ đông, nghị quyết hội đồng cổ đông (đối với loại hình công ty cổ
phần)…, nội dung các văn bản này phải nêu rõ việc đồng ý thực hiện giao dịch
liên quan đến nội dung yêu cầu công chứng và cử người đại diện ký kết hợp đồng.
Hoặc tương ứng với từng loại hợp đồng công chứng mà có các giấy tờ khác có liên
quan như: báo cáo tài chính tại thời điểm công bố gần nhất,…
. Người đại diện theo
pháp luật của pháp nhân nếu không đến tổ chức hành nghề công chứng để ký
vào hợp đồng trước sự có mặt của công chứng viên thì người đó có thể ký trước
vào hợp đồng nhưng phải gửi văn bản đăng ký chữ ký mẫu, mẫu dấu tại tổ chức
hành nghề công chứng.
+ Trường hợp chuyển
nhượng, tặng cho một phần tài sản thì tổ chức, cá nhân phải bổ sung Đơn đề nghị
tách thửa, Giấy xác nhận quy hoạch, Sơ đồ tách thửa.
+ Trường hợp chứng
nhận việc chuyển quyền tài sản đã cầm cố, thế chấp, bảo lãnh tại các tổ chức
tín dụng thì thực hiện theo quy định tại Nghị định số 102/2017/NĐ-CP ngày
01/9/2017 của Chính phủ Về đăng ký biện pháp bảo đảm và các văn bản hướng
dẫn thi hành;
+ Việc chuyển quyền sở
hữu tài sản của Nhà nước tại các cơ quan hành chính sự nghiệp thì phải có văn
bản đồng ý của cơ quan chủ quản có thẩm quyền;
+ Việc chuyển quyền sở
hữu tài sản của Nhà nước tại các doanh nghiệp thì phải thực hiện theo Luật
Doanh nghiệp năm 2014 và Nghị định số 91/2015/NĐ-CP ngày 13/10/2015 của Chính
phủ về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và sử dụng vốn, tài sản tại doanh
nghiệp và các văn bản pháp luật có liên quan;
+ Đối với người Việt
Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài yêu cầu công chứng các
hợp đồng, giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất ở, quyền sở hữu nhà ở và
tài sản khác gắn liền với đất thuộc đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam,
khi giải quyết phải căn cứ vào các quy định của Luật Nhà ở, Luật Đất đai, Nghị
định số 99/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng
dẫn thi hành một số điều của Luật Nhà ở và các văn bản hướng dẫn thi hành, các
văn bản pháp luật có liên quan để giải quyết.
+ Các giấy tờ khác tùy
theo từng hợp đồng, giao dịch phải có theo quy định của pháp luật.
- Dự thảo hợp đồng mua
bán, chuyển nhượng, tặng cho, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng
đất và tài sản gắn liền với đất (nếu có);
Bản sao nêu trên là
bản chụp, bản in hoặc bản đánh máy có nội dung đầy đủ, chính xác như bản chính
và không phải chứng thực.
1.4. Thời hạn giải
quyết:
- Vụ việc đơn giản
không quá 01 (một) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
- Vụ việc phức tạp cần
phải tiến hành xác minh, phối hợp với các cơ quan có liên quan thì thời hạn
giải quyết không quá 05 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
1.5. Đối tượng thực
hiện TTHC: Tổ chức, cá nhân yêu cầu công
chứng
1.6. Cơ quan thực
hiện TTHC: Tổ chức hành nghề công chứng
1.7. Kết
quả thực hiện TTHC: Văn bản công
chứng
1.8. Phí,
thù lao công chứng, chi phí khác (nếu có):
a) Phí công
chứng: Theo quy định tại Thông tư số 257/2016/TT-BTC ngày 11/11/2016 của Bộ
trưởng Bộ Tài chính Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý, sử dụng phí
công chứng; phí chứng thực; phí thẩm định tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề công
chứng; phí thẩm định điều kiện hoạt động văn phòng công chứng; lệ phí cấp thẻ
công chứng viên.
b) Thù lao công chứng:
Thực hiện theo quy định tại Quyết định số 22/2015/QĐ-UBND ngày 19/8/2015 của
UBND thành phố Đà Nẵng Ban hành mức trần thù lao công chứng, chi phí khác trên
địa bàn thành phố Đà Nẵng
c) Chi phí khác: Do tổ
chức hành nghề và người yêu cầu công chứng thỏa thuận (tổ chức hành nghề công
chứng niêm yết rõ nguyên tắc tính chi phí khác và có trách nhiệm giải thích rõ
cho người yêu cầu công chứng về các chi phí cụ thể đó).
1.9. Tên
mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không
1.10. Yêu
cầu, điều kiện thực hiện TTHC (nếu có)
- Đảm bảo đầy đủ các
thành phần của hồ sơ
- Đảm bảo điều kiện
theo quy định tại Điều 188 Luật Đất đai
- Trường hợp quyền sử
dụng đất cấp cho hộ gia đình: việc định đoạt phải có sự thỏa thuận của tất cả
các thành viên hộ gia đình là người thành niên có năng lực hành vi dân sự đầy
đủ, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
- Người tham gia trong
các hợp đồng, giao dịch phải có năng lực hành vi dân sự
- Đối với tài sản của
người dưới 15 tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng
lực hành vi dân sự thì khi tham gia giao dịch phải do người đại diện thực hiện
hoặc do người chưa thành niên thực hiện nhưng có sự đồng ý của người đại diện
theo quy định pháp luật, đồng thời phải có văn bản cử người giám sát việc giám
hộ, văn bản đồng ý của người giám sát việc giám hộ, quyết định của tòa án tuyên
bố một người bị mất năng lực hành vi dân sự hoặc hạn chế năng lực hành vi dân
sự hoặc cam kết của người đại diện theo quy định pháp luật thực hiện giao dịch
nhằm đảm bảo các nhu cầu thiết yếu của người được đại diện.
- Người từ đủ 15 tuổi
đến chưa đủ 18 tuổi tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, trừ giao dịch
dân sự liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký và giao dịch dân sự
khác theo quy định của luật phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý.
- Đối với tài sản là
quyền sử dụng đất; quyền sử dụng đất và tài sản khác gắn liền với đất: nếu số
chứng minh nhân dân có sự thay đổi thì phải có giấy xác nhận của Công an nơi
cấp chứng minh nhân dân hoặc đăng ký biến động thay đổi số chứng minh nhân dân
trước khi ký kết hợp đồng, giao dịch.
- Đối với quyền sử
dụng đất cấp cho hộ gia đình: nếu hộ khẩu đã được cấp đổi nhiều lần không còn
hộ khẩu gốc tại thời điểm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền
sử dụng đất; nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất thì tổ chức hành nghề công
chứng yêu cầu người yêu cầu công chứng liên hệ cơ quan Công an trích lục bản
lưu hộ khẩu gốc hoặc xác nhận số thành viên của hộ gia đình tại thời điểm được
Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất; nhận chuyển
nhượng quyền sử dụng đất.
- Các yêu cầu, điều
kiện khác theo quy định của pháp luật có liên quan.
1.11. Căn
cứ pháp lý của TTHC:
-
Bộ Luật Dân sự năm 2015
-
Luật Công chứng.
- Luật Nhà ở
-
Luật Đất đai
-
Luật Hôn nhân và Gia đình
-
Luật Hộ tịch
-
Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ Quy định chi tiết thi
hành một số điều của Luật Đất đai
- Nghị định
99/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi
hành một số điều của Luật Nhà ở
-
Thông tư số 06/2015/TT-BTP ngày 15/6/2015 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chi
tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật công chứng năm 2014.
- Thông tư số
257/2016/TT-BTC ngày 11/11/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính Quy định mức thu,
chế độ thu, nộp, quản lý, sử dụng phí công chứng; phí chứng thực; phí thẩm định
tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề công chứng; phí thẩm định điều kiện hoạt động
Văn phòng công chứng; lệ phí cấp thẻ công chứng viên.
- Quyết định số
22/2015/QĐ-UBND ngày 19/8/2015 của UBND thành phố Đà Nẵng Ban hành mức trần thù
lao công chứng, chi phí khác trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
- Các văn bản quy phạm
pháp luật có liên quan và các văn bản hướng dẫn thi hành
2. Công chứng hợp
đồng mua bán, chuyển nhượng, tặng cho, góp vốn bằng tài sản là động sản
2.1. Trình tự thực
hiện
- Bước 1: Người yêu cầu công chứng nộp hồ sơ yêu cầu công chứng tại
tổ chức hành nghề công chứng;
- Bước 2: Công chứng viên tiếp nhận hồ sơ và kiểm tra giấy tờ trong
hồ sơ yêu cầu công chứng. Trường hợp hồ sơ yêu cầu công chứng đầy đủ, phù hợp
với quy định của pháp luật thì thụ lý hồ sơ công chứng, nếu hồ sơ yêu cầu công chứng chưa đầy đủ thì hướng dẫn người yêu cầu
công chứng hoàn thiện hồ sơ.
Công chứng viên hướng
dẫn người yêu cầu công chứng tuân thủ đúng các quy định về thủ tục công chứng và
các quy định pháp luật có liên quan đến việc thực hiện hợp đồng; giải thích cho
người yêu cầu công chứng hiểu rõ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của họ, ý
nghĩa và hậu quả pháp lý của việc tham gia hợp đồng;
Trong trường hợp có
căn cứ cho rằng trong hồ sơ yêu cầu công chứng có vấn đề chưa rõ, việc giao kết
hợp đồng có dấu hiệu bị đe dọa, cưỡng ép, có sự nghi ngờ về năng lực hành vi
dân sự của người yêu cầu công chứng hoặc đối tượng của hợp đồng chưa được mô tả
cụ thể thì công chứng viên đề nghị người yêu cầu công chứng làm rõ hoặc theo đề
nghị của người yêu cầu công chứng, công chứng viên tiến hành xác minh hoặc yêu
cầu giám định; trường hợp không làm rõ được thì có quyền từ chối công chứng;
Trường hợp nội dung, ý
định giao kết hợp đồng là xác thực, không vi phạm pháp luật, không trái đạo đức
xã hội thì công chứng viên soạn thảo hợp đồng;
Trường hợp hợp đồng
được soạn thảo sẵn, Công chứng viên kiểm tra dự thảo hợp đồng; nếu trong dự
thảo hợp đồng có điều khoản vi phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội, đối tượng
của hợp đồng không phù hợp với quy định của pháp luật thì công chứng viên phải
chỉ rõ cho người yêu cầu công chứng để điều chỉnh. Trường hợp người yêu cầu
công chứng không điều chỉnh thì công chứng viên có quyền từ chối công chứng;
Người yêu cầu công
chứng tự đọc lại dự thảo hợp đồng hoặc công chứng viên đọc cho người yêu cầu
công chứng nghe theo đề nghị của người yêu cầu công chứng. Trường hợp người yêu
cầu công chứng đồng ý toàn bộ nội dung trong dự thảo hợp đồng thì ký vào từng
trang của hợp đồng. Công chứng viên yêu cầu người yêu cầu công chứng xuất trình
bản chính của các giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều 40 Luật Công chứng để đối
chiếu trước khi ghi lời chứng, ký vào từng trang của hợp đồng.
Bước 3: Người có yêu cầu công chứng nộp phí, thù lao công chứng,
chi phí khác (nếu có) theo quy định, nhận kết quả công chứng
* Văn bản công chứng
chỉ có hiệu lực khi được công chứng viên ký và đóng dấu của tổ chức hành nghề
công chứng.
2.2. Cách thức thực
hiện
- Thực hiện tại trụ sở
của tổ chức hành nghề công chứng hoạt động trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
- Việc công chứng có
thể thực hiện ngoài trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng trong trường hợp
người yêu cầu công chứng là người già yếu, không thể đi lại được, người đang bị
tạm giữ, tạm giam, đang thi hành án phạt tù hoặc có lý do chính đáng khác không
thể đến trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng.
2.3. Thành phần hồ
sơ
Người yêu cầu công
chứng nộp một bộ hồ sơ yêu cầu công chứng và xuất trình bản chính
để đối chiếu. Hồ sơ gồm có các giấy tờ sau đây:
- Phiếu yêu cầu công
chứng;
- Bản sao giấy tờ tuỳ
thân của các bên;
- Bản sao giấy chứng
nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc bản sao giấy tờ thay thế được pháp luật
quy định đối với tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền
sử dụng trong trường hợp hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản đó;
- Bản sao giấy tờ khác
có liên quan đến hợp đồng, giao dịch mà pháp luật quy định phải có, cụ thể:
+ Giấy chứng nhận kết
hôn; văn bản cam kết tài sản riêng (nếu đã có vợ chồngmà vợ chồng có thỏa thuận
về tài sản trong thời kỳ hôn nhân); giấy xác nhận tình trạng hôn nhân (đối với
trường hợp chưa kết hôn; trường hợp có đăng ký kết hôn nhưng đã ly hôn, chưa có
kết hôn mới hoặc trường hợp có đăng ký kết hôn nhưng vợ/chồng đã chết, chưa kết
hôn mới hoặc trường hợp chung sống với nhau như vợ chồng trước ngày 03/01/1987
và vẫn chung sống với nhau mà chưa đăng ký kết hôn).
+ Giấy tờ tùy thân của
người làm chứng trong trường hợp có nhân chứng.
+ Trường hợp ủy quyền
phải có văn bản ủy quyền hợp pháp.
+ Trường hợp là người
chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người hạn chế năng lực hành
vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thì phải có giấy
tờ chứng minh của người đại diện theo pháp luật hoặc giấy tờ chứng minh là
người giám hộ theo quy định của pháp luật. Việc chuyển quyền sở hữu tài sản của
người được giám hộ phải có sự đồng ý bằng văn bản của người giám sát việc giám
hộ.
+ Trường hợp một trong
các chủ sở hữu chung đã chết thì phải làm thủ tục thừa kế tài sản và xuất trình
giấy tờ chứng minh quyền sở hữu về tài sản (đối với tài sản mà pháp luật quy
định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng).
+ Trường hợp giao
dịch với tổ chức là pháp nhân thì phải bổ sung các loại giấy tờ sau:
. Bản sao Giấy
chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đầu tư
. Quyết định bổ nhiệm
hoặc công nhận người đứng đầu pháp nhân (đại diện theo pháp luật của pháp nhân);
. Văn bản ủy quyền
của người đứng đầu pháp nhân cho người đại diện pháp nhân được ký kết
hợp đồng, giao dịch (nếu có);
. Giấy tờ tùy thân
của người đại diện pháp nhân;
. Đối với tài sản
thuộc quyền sở hữu của pháp nhân thì phải có Điều lệ của pháp nhân. Trường hợp
Điều lệ của pháp nhân không quy định rõ thẩm quyền của người đứng đầu pháp nhân
thì phải có biên bản họp của Hội đồng thành viên, Nghị quyết của Hội đồng thành
viên (đối với loại hình công ty TNHH); biên bản họp Hội đồng quản trị, biên bản
họp hội đồng cổ đông, nghị quyết hội đồng cổ đông (đối với loại hình công ty cổ
phần)…, nội dung các văn bản này phải nêu rõ việc đồng ý thực hiện giao dịch
liên quan đến nội dung yêu cầu công chứng và cử người đại diện ký kết hợp đồng.
Hoặc tương ứng với từng loại hợp đồng công chứng mà có các giấy tờ khác có liên
quan như: báo cáo tài chính tại thời điểm công bố gần nhất,…
. Người đại diện theo
pháp luật của pháp nhân nếu không đến tổ chức hành nghề công chứng để ký
vào hợp đồng trước sự có mặt của công chứng viên thì người đó có thể ký trước vào
hợp đồng nhưng phải gửi văn bản đăng ký chữ ký mẫu, mẫu dấu tại tổ chức
hành nghề công chứng.
+ Trường hợp chứng
nhận việc chuyển quyền tài sản đã cầm cố, thế chấp, bảo lãnh tại các tổ chức
tín dụng thì thực hiện theo quy định tại Nghị định số 102/2017/NĐ-CP ngày
01/9/2017 của Chính phủ Về đăng ký biện pháp bảo đảm và các văn bản hướng
dẫn thi hành;
+ Việc chuyển quyền sở
hữu tài sản của Nhà nước tại các cơ quan hành chính sự nghiệp thì phải có văn
bản đồng ý của cơ quan chủ quản có thẩm quyền;
+ Việc chuyển quyền sở
hữu tài sản của Nhà nước tại các doanh nghiệp thì phải thực hiện theo Luật
Doanh nghiệp năm 2014 và Nghị định số 91/2015/NĐ-CP ngày 13/10/2015 của Chính
phủ Về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp
và các văn bản pháp luật có liên quan;
+ Giấy tờ khác có liên
quan đến hợp đồng, giao dịch mà pháp luật quy định phải có
- Dự thảo hợp đồng mua
bán, tặng cho, góp vốn bằng tài sản là động sản (nếu có);
Bản sao nêu trên là
bản chụp, bản in hoặc bản đánh máy có nội dung đầy đủ, chính xác như bản chính
và không phải chứng thực.
2.4. Thời
hạn giải quyết:
- Vụ việc đơn giản
không quá 01 (một) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
- Vụ việc phức tạp cần
phải tiến hành xác minh, phối hợp với các cơ quan có liên quan thì thời hạn
giải quyết không quá 05 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
2.5. Đối
tượng thực hiện TTHC: Tổ chức, cá
nhân yêu cầu công chứng
2.6. Cơ
quan thực hiện TTHC: Tổ chức hành
nghề công chứng
2.7. Kết
quả thực hiện TTHC: Văn bản công
chứng
2.8. Phí
công chứng, thù lao công chứng, chi phí khác (nếu có):
a) Phí công
chứng: Thực hiện theo quy định tại Thông tư số 257/2016/TT-BTC ngày 11/11/2016
của Bộ trưởng Bộ Tài chính Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý, sử dụng
phí công chứng; phí chứng thực; phí thẩm định tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề
công chứng; phí thẩm định điều kiện hoạt động văn phòng công chứng; lệ phí cấp
thẻ công chứng viên.
b) Thù lao công chứng:
Thực hiện theo quy định tại Quyết định số 22/2015/QĐ-UBND ngày 19/8/2015 của
UBND thành phố Đà Nẵng Ban hành mức trần thù lao công chứng, chi phí khác trên
địa bàn thành phố Đà Nẵng
c) Chi phí khác: Do tổ
chức hành nghề và người yêu cầu công chứng thỏa thuận (trên cơ sở tổ chức hành
nghề công chứng niêm yết rõ nguyên tắc tính chi phí khác và có trách nhiệm giải
thích rõ cho người yêu cầu công chứng về các chi phí cụ thể đó).
2.9. Tên
mẫu đơn, mẫu tờ khai:Không
2.10. Yêu cầu, điều
kiện của thủ tục hành chính
+ Đảm bảo đầy đủ các
thành phần của hồ sơ
+ Trường hợp quyền sở
hữu, sử dụng tài sản chung thì việc định đoạt phải có sự thỏa thuận của tất cả
các đồng sở hữu, sử dụng là người thành niên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ,
trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
+ Người tham gia trong
các hợp đồng, giao dịch phải có năng lực hành vi dân sự
+ Đối với tài sản của
người dưới 15 tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng
lực hành vi dân sự thì khi tham gia giao dịch phải do người đại diện thực hiện
hoặc do người chưa thành niên thực hiện nhưng có sự đồng ý của người đại diện
theo quy định pháp luật đồng thời phải có văn bản cử người giám sát việc giám
hộ, văn bản đồng ý của người giám sát việc giám hộ, Quyết định của Tòa án tuyên
bố một người bị mất năng lực hành vi dân sự hoặc hạn chế năng lực hành vi dân
sự hoặc Văn bản cam kết của người đại diện theo quy định pháp luật thực hiện
giao dịch nhằm đảm bảo các nhu cầu thiết yếu của người được đại diện.
+ Người từ đủ 15 tuổi
đến chưa đủ 18 tuổi tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, trừ giao dịch
dân sự liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký và giao dịch dân sự
khác theo quy định của luật phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý.
+Đối với các giấy tờ
chứng minh quyền sở hữu, sử dụng tài sản thể hiện số chứng minh nhân dân đã
được cấp đổi thì phải có giấy xác nhận của Công an nơi cấp chứng minh nhân dân
hoặc đăng ký biến động thay đổi số chứng minh nhân dân trước khi ký kết hợp
đồng, giao dịch.
+ Các yêu cầu, điều
kiện khác theo quy định của pháp luật có liên quan.
2.11. Căn cứ pháp
lý của thủ tục
+
Bộ Luật Dân sự năm 2015
+
Luật Công chứng
+
Luật Hôn nhân và Gia đình
+
Luật Hộ tịch
+
Thông tư số 06/2015/TT-BTP ngày 15/6/2015 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy
định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật công chứng năm 2014.
+ Thông tư số
257/2016/TT-BTC ngày 11/11/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính Quy định mức thu,
chế độ thu, nộp, quản lý, sử dụng phí công chứng; phí chứng thực; phí thẩm định
tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề công chứng; phí thẩm định điều kiện hoạt động
Văn phòng công chứng; lệ phí cấp thẻ công chứng viên.
+ Quyết định số
22/2015/QĐ-UBND ngày 19/8/2015 của UBND thành phố Đà Nẵng Ban hành mức trần thù
lao công chứng, chi phí khác trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
+ Các văn bản quy phạm
pháp luật có liên quan và các văn bản hướng dẫn thi hành.
3. Công chứng văn
bản chuyển nhượng hợp đồng mua bán căn hộ hình thành trong tương lai
3.1. Trình
tự thực hiện:
- Bước 1:Người yêu cầu công chứng nộp hồ sơ yêu cầu công chứng tại
tổ chức hành nghề công chứng;
- Bước 2: Công chứng viên tiếp nhận hồ sơ và kiểm tra giấy tờ trong
hồ sơ yêu cầu công chứng. Trường hợp hồ sơ yêu cầu công chứng đầy đủ, phù hợp
với quy định của pháp luật thì thụ lý hồ sơ công chứng,nếu hồ sơ yêu cầu công chứng chưa đầy đủ thì hướng dẫn người yêu cầu
công chứng hoàn thiện.
Công chứng viên hướng
dẫn người yêu cầu công chứng tuân thủ đúng các quy định về thủ tục công chứng
và các quy định pháp luật có liên quan đến việc thực hiện hợp đồng, giao dịch; giải
thích cho người yêu cầu công chứng hiểu rõ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp
của họ, ý nghĩa và hậu quả pháp lý của việc tham gia hợp đồng, giao dịch;
Trong trường hợp có
căn cứ cho rằng trong hồ sơ yêu cầu công chứng có vấn đề chưa rõ, việc giao kết
hợp đồng, giao dịch có dấu hiệu bị đe doạ, cưỡng ép, có sự nghi ngờ về năng lực
hành vi dân sự của người yêu cầu công chứng hoặc đối tượng của hợp đồng, giao
dịch chưa được mô tả cụ thể thì công chứng viên đề nghị người yêu cầu công
chứng làm rõ hoặc theo đề nghị của người yêu cầu công chứng, công chứng viên
tiến hành xác minh hoặc yêu cầu giám định; trường hợp không làm rõ được thì có
quyền từ chối công chứng;
Trường hợp nội dung, ý
định giao kết hợp đồng là xác thực, không vi phạm pháp luật, không trái đạo đức
xã hội thì công chứng viên soạn thảo hợp đồng;
Trường hợp hợp đồng
được soạn thảo sẵn, Công chứng viên kiểm tra dự thảo hợp đồng, giao dịch; nếu
trong dự thảo hợp đồng, giao dịch có điều khoản vi phạm pháp luật, trái đạo đức
xã hội, đối tượng của hợp đồng, giao dịch không phù hợp với quy định của pháp
luật thì công chứng viên phải chỉ rõ cho người yêu cầu công chứng để điều
chỉnh. Trường hợp người yêu cầu công chứng không điều chỉnh thì công chứng viên
có quyền từ chối công chứng;
Người yêu cầu công
chứng tự đọc lại dự thảo hợp đồng, giao dịch hoặc công chứng viên đọc cho người
yêu cầu công chứng nghe theo đề nghị của người yêu cầu công chứng.Trường hợp
người yêu cầu công chứng đồng ý toàn bộ nội dung trong dự thảo hợp đồng, giao
dịch thì ký vào từng trang của hợp đồng, giao dịch. Công chứng viên yêu cầu
người yêu cầu công chứng xuất trình bản chính của các giấy tờ quy định tại
khoản 1 Điều 40 Luật công chứng để đối chiếu trước khi ghi lời chứng, ký vào
từng trang của hợp đồng, giao dịch.
Bước 3: Người có yêu cầu công chứng nộp phí; thù lao công chứng,
chi phí khác (nếu có) theo quy định, nhận kết quả công chứng
* Văn bản công chứng
chỉ có hiệu lực khi được công chứng viên ký và đóng dấu của tổ chức hành nghề
công chứng.
3.2. Cách thức thực
hiện:
- Thực hiện tại trụ sở
của tổ chức hành nghề công chứng hoạt động trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
- Việc công chứng có
thể thực hiện ngoài trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng trong trường hợp
người yêu cầu công chứng là người già yếu, không thể đi lại được, người đang bị
tạm giữ, tạm giam, đang thi hành án phạt tù hoặc có lý do chính đáng khác không
thể đến trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng.
3.3. Thành
phần hồ sơ:
Người yêu cầu công
chứng nộp một bộ hồ sơ yêu cầu công chứng và xuất trình bản chính
để đối chiếu. Hồ sơ gồm có các giấy tờ sau đây:
- Phiếu yêu cầu công
chứng;
- Bản sao giấy tờ tuỳ
thân của các bên;
- Bản chính hợp đồng
mua bán nhà ở đã ký với chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở thương mại; trường hợp
chuyển nhượng từ lần thứ hai trở đi thì phải kèm theo bản chính văn bản chuyển
nhượng hợp đồng của lần chuyển nhượng liền kề trước đó; trường hợp chuyển
nhượng một hoặc một số nhà ở trong tổng số nhà ở đã mua của chủ đầu tư theo hợp
đồng gốc thì phải nộp bản sao có chứng thực hợp đồng gốc và bản chính phụ lục
hợp đồng mua bán nhà ở đã ký với chủ đầu tư cho những nhà ở chuyển nhượng;
- Phải có văn bản của
Sở Xây dựng thông báo nhà ở đủ điều kiện được bán theo quy định của pháp luật
- Phải có văn bản của
ngân hàng thương mại có đủ năng lực thực hiện bảo lãnh nghĩa vụ tài chính của
chủ đầu tư đối với khách hàng khi chủ đầu tư không bàn giao nhà ở theo đúng
tiến độ đã cam kết với khách hàng theo quy định của pháp luật
- Bản sao giấy tờ khác
có liên quan đến hợp đồng, giao dịch mà pháp luật quy định phải có, cụ thể:
+ Giấy chứng nhận kết
hôn; văn bản cam kết tài sản riêng (nếu đã có vợ chồngmà vợ chồng có thỏa thuận
về tài sản trong thời kỳ hôn nhân); giấy xác nhận tình trạng hôn nhân (đối với
trường hợp chưa kết hôn hoặc trường hợp có đăng ký kết hôn nhưng đã ly hôn,
chưa có kết hôn mới hoặc trường hợp có đăng ký kết hôn nhưng vợ/chồng đã chết,
chưa kết hôn mới hoặc trường hợp chung sống với nhau như vợ chồng trước ngày
03/01/1987 và vẫn chung sống với nhau mà chưa đăng ký kết hôn).
+ Giấy tờ tùy thân của
người làm chứng trong trường hợp có nhân chứng.
+ Trường hợp ủy quyền
phải có văn bản ủy quyền hợp pháp.
+ Trường hợp giao
dịch với tổ chức là pháp nhân thì phải bổ sung các loại giấy tờ sau:
. Bản sao Giấy
chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đầu tư
. Quyết định bổ nhiệm
hoặc công nhận người đứng đầu pháp nhân (đại diện theo pháp luật của pháp nhân);
. Văn bản ủy quyền
của người đứng đầu pháp nhân cho người đại diện pháp nhân được ký kết
hợp đồng, giao dịch (nếu có);
. Giấy tờ tùy thân
của người đại diện pháp nhân;
. Đối với tài sản
thuộc quyền sở hữu của pháp nhân thì phải có Điều lệ của pháp nhân. Trường hợp
Điều lệ của pháp nhân không quy định rõ thẩm quyền của người đứng đầu pháp nhân
thì phải có biên bản họp của Hội đồng thành viên, Nghị quyết của Hội đồng thành
viên (đối với loại hình công ty TNHH); biên bản họp Hội đồng quản trị, biên bản
họp hội đồng cổ đông, nghị quyết hội đồng cổ đông (đối với loại hình công ty cổ
phần)…, nội dung các văn bản này phải nêu rõ việc đồng ý thực hiện giao dịch
liên quan đến nội dung yêu cầu công chứng và cử người đại diện ký kết hợp đồng.
Hoặc tương ứng với từng loại hợp đồng công chứng mà có các giấy tờ khác có liên
quan như: báo cáo tài chính tại thời điểm công bố gần nhất,…
. Người đại diện theo
pháp luật của pháp nhân nếu không đến tổ chức hành nghề công chứng để ký
vào hợp đồng trước sự có mặt của công chứng viên thì người đó có thể ký trước
vào hợp đồng nhưng phải gửi văn bản đăng ký chữ ký mẫu, mẫu dấu tại tổ chức
hành nghề công chứng.
+ Đối với người Việt
Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài yêu cầu công chứng các
hợp đồng, giao dịch liên quan đến việc được sở hữu nhà ở tại Việt Nam, khi giải
quyết phải căn cứ vào các quy định của Luật Nhà ở, Luật Đất đai, Nghị định số
99/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi
hành một số điều của Luật Nhà ở và các văn bản hướng dẫn thi hành, các văn bản
pháp luật có liên quan để giải quyết.
+ Giấy tờ khác có liên
quan đến hợp đồng, giao dịch mà pháp luật quy định phải có.
- Dự thảo văn bản
chuyển nhượng hợp đồng mua bán căn hộ hình thành trong tương lai (nếu có);
Bản sao nêu trên là
bản chụp, bản in hoặc bản đánh máy có nội dung đầy đủ, chính xác như bản chính
và không phải chứng thực.
3.4. Thời
hạn giải quyết:
- Vụ việc đơn giản
không quá 01 (một) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
- Vụ việc phức tạp cần
phải tiến hành xác minh, phối hợp với các cơ quan có liên quan thì thời hạn
giải quyết không quá 05 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
3.5. Đối
tượng thực hiện TTHC: Tổ chức, cá
nhân yêu cầu công chứng
3.6. Cơ
quan thực hiện TTHC: Tổ chức hành
nghề công chứng
3.7. Kết
quả thực hiện TTHC: Văn bản công
chứng
3.8. Phí
công chứng; thù lao công chứng, chi phí khác (nếu có):
a) Phí công
chứng: Thực hiện theo quy định tại Thông tư số 257/2016/TT-BTC ngày 11/11/2016
của Bộ trưởng Bộ Tài chính Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý, sử dụng
phí công chứng; phí chứng thực; phí thẩm định tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề
công chứng; phí thẩm định điều kiện hoạt động văn phòng công chứng; lệ phí cấp
thẻ công chứng viên.
b) Thù lao công chứng
(nếu có): Thực hiện theo quy định tại Quyết định số 22/2015/QĐ-UBND ngày
19/8/2015 của UBND thành phố Đà Nẵng Ban hành mức trần thù lao công chứng, chi
phí khác trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
c) Chi phí khác (nếu
có): Do tổ chức hành nghề và người yêu cầu công chứng thỏa thuận (trên cơ sở tổ
chức hành nghề công chứng niêm yết rõ nguyên tắc tính chi phí khác và có trách
nhiệm giải thích rõ cho người yêu cầu công chứng về các chi phí cụ thể đó).
3.9. Tên
mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không
3.10. Yêu
cầu, điều kiện thực hiện TTHC (nếu có):
+ Đảm bảo đầy đủ các
thành phần của hồ sơ
+ Phải có văn bản của
Sở Xây dựng thông báo nhà ở đủ điều kiện được bán theo quy định của pháp luật
+ Phải được ngân hàng
thương mại có đủ năng lực thực hiện bảo lãnh nghĩa vụ tài chính của chủ đầu tư
đối với khách hàng khi chủ đầu tư không bàn giao nhà ở theo đúng tiến độ đã cam
kết với khách hàng theo quy định của pháp luật
+ Các yêu cầu, điều
kiện khác theo quy định của pháp luật có liên quan.
3.11. Căn
cứ pháp lý của TTHC
+
Bộ Luật Dân sự năm 2015
+
Luật Công chứng.
+ Luật nhà ở
+
Luật đất đai
+
Luật Kinh doanh bất động sản
+
Luật Hôn nhân và Gia đình
+
Luật Hộ tịch
+
Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ Quy định chi tiết thi
hành một số điều của Luật Đất đai
+ Nghị định
99/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi
hành một số điều của Luật Nhà ở
+ Nghị định số
76/2015/NĐ-CP ngày 10/9/2015 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều của
Luật Kinh doanh bất động sản
+
Thông tư số 06/2015/TT-BTP ngày 15/6/2015 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chi
tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật công chứng năm 2014.
+ Thông tư số
19/2016/TT-BXD ngày 30/6/2016 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng Hướng dẫn thực hiện một
số nội dung của Luật Nhà ở và Nghị định số 99/2016/NĐ-CP ngày 20/10/2015 của
Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Nhà ở
+ Thông tư số
257/2016/TT-BTC ngày 11/11/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính Quy định mức thu,
chế độ thu, nộp, quản lý, sử dụng phí công chứng; phí chứng thực; phí thẩm định
tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề công chứng; phí thẩm định điều kiện hoạt động
Văn phòng công chứng; lệ phí cấp thẻ công chứng viên.
+ Quyết định số
22/2015/QĐ-UBND ngày 19/8/2015 của UBND thành phố Đà Nẵng Ban hành mức trần thù
lao công chứng, chi phí khác trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
+ Các văn bản quy phạm
pháp luật có liên quan và các văn bản hướng dẫn thi hành
4.
Công chứng hợp đồng thuê quyền sử dụng đất, thuê quyền sử dụng đất và
tài sản gắn liền với đất, thuê tài sản khác
4.1. Trình
tự thực hiện:
- Bước 1: Người yêu cầu công chứng nộp hồ sơ yêu cầu công chứng tại
tổ chức hành nghề công chứng;
- Bước 2: Công chứng viên tiếp nhận hồ sơ và kiểm tra giấy tờ trong
hồ sơ yêu cầu công chứng. Trường hợp hồ sơ yêu cầu công chứng đầy đủ, phù hợp
với quy định của pháp luật thì thụ lý hồ sơ công chứng,nếu hồ sơ yêu cầu công chứng chưa đầy đủ thì hướng dẫn người yêu cầu
công chứng hoàn thiện hồ sơ.
Công chứng viên hướng
dẫn người yêu cầu công chứng tuân thủ đúng các quy định về thủ tục công chứng
và các quy định pháp luật có liên quan đến việc thực hiện hợp đồng, giao dịch;
giải thích cho người yêu cầu công chứng hiểu rõ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp
pháp của họ, ý nghĩa và hậu quả pháp lý của việc tham gia hợp đồng, giao dịch;
Trong trường hợp có
căn cứ cho rằng trong hồ sơ yêu cầu công chứng có vấn đề chưa rõ, việc giao kết
hợp đồng, giao dịch có dấu hiệu bị đe doạ, cưỡng ép, có sự nghi ngờ về năng lực
hành vi dân sự của người yêu cầu công chứng hoặc đối tượng của hợp đồng, giao
dịch chưa được mô tả cụ thể thì công chứng viên đề nghị người yêu cầu công
chứng làm rõ hoặc theo đề nghị của người yêu cầu công chứng, công chứng viên
tiến hành xác minh hoặc yêu cầu giám định; trường hợp không làm rõ được thì có
quyền từ chối công chứng;
Trường hợp nội dung, ý
định giao kết hợp đồng là xác thực, không vi phạm pháp luật, không trái đạo đức
xã hội thì công chứng viên soạn thảo hợp đồng;
Trường hợp hợp đồng
được soạn thảo sẵn, Công chứng viên kiểm tra dự thảo hợp đồng, giao dịch; nếu
trong dự thảo hợp đồng, giao dịch có điều khoản vi phạm pháp luật, trái đạo đức
xã hội, đối tượng của hợp đồng, giao dịch không phù hợp với quy định của pháp
luật thì công chứng viên phải chỉ rõ cho người yêu cầu công chứng để điều
chỉnh. Trường hợp người yêu cầu công chứng không điều chỉnh thì công chứng viên
có quyền từ chối công chứng;
Người yêu cầu công
chứng tự đọc lại dự thảo hợp đồng, giao dịch hoặc công chứng viên đọc cho người
yêu cầu công chứng nghe theo đề nghị của người yêu cầu công chứng.Trường hợp
người yêu cầu công chứng đồng ý toàn bộ nội dung trong dự thảo hợp đồng, giao
dịch thì ký vào từng trang của hợp đồng, giao dịch. Công chứng viên yêu cầu
người yêu cầu công chứng xuất trình bản chính của các giấy tờ quy định tại
khoản 1 Điều 40 Luật công chứng để đối chiếu trước khi ghi lời chứng, ký vào
từng trang của hợp đồng, giao dịch.
Bước 3: Người có yêu cầu công chứng nộp phí; thù lao công chứng,
chi phí khác (nếu có) theo quy định, nhận kết quả công chứng
* Văn bản công chứng
chỉ có hiệu lực khi được công chứng viên ký và đóng dấu của tổ chức hành nghề
công chứng.
4.2. Cách thức thực
hiện:
- Thực hiện tại trụ sở
của tổ chức hành nghề công chứng hoạt động trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
- Việc công chứng có
thể thực hiện ngoài trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng theo yêu cầu trong
trường hợp người yêu cầu công chứng là người già yếu, không thể đi lại được,
người đang bị tạm giữ, tạm giam, đang thi hành án phạt tù hoặc có lý do chính
đáng khác không thể đến trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng.
4.3. Thành
phần hồ sơ:
Người yêu cầu công
chứng nộp một bộ hồ sơ yêu cầu công chứng và xuất trình bản chính
để đối chiếu. Hồ sơ gồm có các giấy tờ sau đây:
- Phiếu yêu cầu công
chứng;
- Bản sao giấy tờ
tùy thân của các bên;
- Bản sao giấy chứng
nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc bản sao giấy tờ thay thế được pháp luật
quy định đối với tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền
sử dụng trong trường hợp hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản đó;
- Bản sao giấy tờ khác
có liên quan đến hợp đồng, giao dịch mà pháp luật quy định phải có, cụ thể:
+ Giấy chứng nhận kết
hôn; văn bản cam kết tài sản riêng (nếu đã có vợ chồng mà vợ chồng có thỏa
thuận về tài sản trong thời kỳ hôn nhân); giấy xác nhận tình trạng hôn nhân
(đối với trường hợp chưa kết hôn hoặc trường hợp có đăng ký kết hôn nhưng đã ly
hôn, chưa có kết hôn mới hoặc trường hợp có đăng ký kết hôn nhưng vợ/chồng đã
chết, chưa kết hôn mới hoặc trường hợp chung sống với nhau như vợ chồng trước
ngày 03/01/1987 và vẫn chung sống với nhau mà chưa đăng ký kết hôn).
+ Giấy tờ tùy thân của
người làm chứng trong trường hợp có nhân chứng.
+ Trường hợp ủy quyền
phải có văn bản ủy quyền hợp pháp.
+ Trường hợp là người
chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người hạn chế năng lực hành
vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thì phải có giấy
tờ chứng minh là người đại diện theo pháp luật hoặc giấy tờ chứng minh là người
giám hộ theo quy định của pháp luật. Việc cho thuê quyền sở hữu, quyền sử dụng
tài sản của người được giám hộ phải có sự đồng ý bằng văn bản của người giám
sát việc giám hộ.
+ Trường hợp một trong
các chủ sở hữu chung đã chết thì phải làm thủ tục thừa kế tài sản và xuất trình
giấy tờ chứng minh quyền sở hữu về tài sản (đối với tài sản mà pháp luật quy
định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng).
+ Trường hợp giao
dịch với tổ chức là pháp nhân thì phải bổ sung các loại giấy tờ sau:
. Bản sao Giấy
chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đầu tư
. Quyết định bổ nhiệm
hoặc công nhận người đứng đầu pháp nhân (đại diện theo pháp luật của pháp nhân);
. Văn bản ủy quyền
của người đứng đầu pháp nhân cho người đại diện pháp nhân được ký kết
hợp đồng, giao dịch (nếu có);
. Giấy tờ tùy thân
của người đại diện pháp nhân;
. Đối với tài sản
thuộc quyền sở hữu của pháp nhân thì phải có Điều lệ của pháp nhân. Trường hợp
Điều lệ của pháp nhân không quy định rõ thẩm quyền của người đứng đầu pháp nhân
thì phải có biên bản họp của Hội đồng thành viên, Nghị quyết của Hội đồng thành
viên (đối với loại hình công ty TNHH); biên bản họp Hội đồng quản trị, biên bản
họp hội đồng cổ đông, nghị quyết hội đồng cổ đông (đối với loại hình công ty cổ
phần)…, nội dung các văn bản này phải nêu rõ việc đồng ý thực hiện giao dịch
liên quan đến nội dung yêu cầu công chứng và cử người đại diện ký kết hợp đồng.
Hoặc tương ứng với từng loại hợp đồng công chứng mà có các giấy tờ khác có liên
quan như: báo cáo tài chính tại thời điểm công bố gần nhất,…
. Người đại diện theo
pháp luật của pháp nhân nếu không đến tổ chức hành nghề công chứng để ký
vào hợp đồng trước sự có mặt của công chứng viên thì người đó có thể ký trước
vào hợp đồng nhưng phải gửi văn bản đăng ký chữ ký mẫu, mẫu dấu tại tổ chức
hành nghề công chứng.
+ Đối với tài sản cho
thuê của Nhà nước tại các cơ quan hành chính,
đơn vị sự nghiệp thì phải có văn bản đồng ý của cơ quan chủ quản có thẩm quyền;
+ Đối với tài sản cho
thuê của Nhà nước tại các doanh nghiệp thì phải thực hiện theo Luật Doanh
nghiệp năm 2014 và Nghị định số 91/2015/NĐ-CP ngày 13/10/2015 của Chính phủ Về
đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp
và các văn bản pháp luật có liên quan;
+ Đối với tài sản cho
thuê đang thế chấp tại ngân hàngthì phải có sự đồng ý bằng văn bản của ngân
hàng về việc cho thuê tài sản đó; trường hợp cho thuê lại phải có sự đồng ý của
bên cho thuê.
+ Giấy tờ khác có liên
quan đến hợp đồng, giao dịch mà pháp luật quy định phải có.
- Dự thảo hợp đồng
thuê quyền sử dụng đất, thuê quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất,
thuê tài sản khác (nếu có);
Bản sao nêu trên là
bản chụp, bản in hoặc bản đánh máy có nội dung đầy đủ, chính xác như bản chính
và không phải chứng thực.
4.4. Thời
hạn giải quyết:
+ Vụ việc đơn giản
không quá 01 (một) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
+ Vụ việc phức tạp cần
phải tiến hành xác minh, phối hợp với các cơ quan có liên quan thì thời hạn
giải quyết không quá 05 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
4.5. Đối
tượng thực hiện TTHC: Tổ chức, cá
nhân yêu cầu công chứng
4.6. Cơ
quan thực hiện TTHC: Tổ chức hành
nghề công chứng
4.7. Kết
quả thực hiện TTHC: Văn bản công
chứng
4.8. Phí
công chứng; thù lao công chứng, chi phí khác (nếu có):
a) Phí công
chứng: Thực hiện theo quy định tại Thông tư số 257/2016/TT-BTC ngày 11/11/2016
của Bộ trưởng Bộ Tài chính Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý, sử dụng
phí công chứng; phí chứng thực; phí thẩm định tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề
công chứng; phí thẩm định điều kiện hoạt động văn phòng công chứng; lệ phí cấp
thẻ công chứng viên.
b) Thù lao công chứng:
Thực hiện theo quy định tại Quyết định số 22/2015/QĐ-UBND ngày 19/8/2015 của
UBND thành phố Đà Nẵng Ban hành mức trần thù lao công chứng, chi phí khác trên
địa bàn thành phố Đà Nẵng
c) Chi phí khác: Do tổ
chức hành nghề và người yêu cầu công chứng thỏa thuận (trên cơ sở tổ chức hành
nghề công chứng niêm yết rõ nguyên tắc tính chi phí khác và có trách nhiệm giải
thích rõ cho người yêu cầu công chứng về các chi phí cụ thể đó).
4.9. Tên
mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không
4.10. Yêu
cầu, điều kiện thực hiện TTHC (nếu có):
+ Đảm bảo đầy đủ các
thành phần của hồ sơ
+ Có giấy chứng nhận
quyền sở hữu, quyền sử dụng theo quy định
+ Quyền sở hữu, sử
dụng không bị ngăn chặn theo quy định
+ Trường hợp quyền sử
dụng đất cấp cho hộ gia đình: việc định đoạt phải có sự thỏa thuận của tất cả
các thành viên hộ gia đình là người thành niên có năng lực hành vi dân sự đầy
đủ, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
+ Người tham gia trong
các hợp đồng giao dịch phải có năng lực hành vi dân sự
+ Đối với tài sản của
người dưới 15 tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng
lực hành vi dân sự thì khi tham gia giao dịch phải do người đại diện thực hiện
hoặc do người chưa thành niên thực hiện và có sự đồng ý của người đại diện theo
quy định pháp luật đồng thời phải có văn bản cử người giám sát việc giám hộ,
văn bản đồng ý của người giám sát việc giám hộ, Quyết định của Tòa án tuyên bố
một người bị mất năng lực hành vi dân sự hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự
hoặc Văn bản cam kết của người đại diện theo quy định pháp luật thực hiện giao
dịch nhằm đảm bảo các nhu cầu thiết yếu của người được đại diện.
+ Người từ đủ 15 tuổi
đến dưới 18 tuổi có quyền định đoạt tài sản riêng, trừ trường hợp tài sản là
bất động sản, động sản có đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc dùng tài sản
để kinh doanh thì phải có sự đồng ý bằng văn bản của cha mẹ hoặc người giám hộ.
+Đối với tài sản là
quyền sử dụng đất; quyền sử dụng đất- quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn
liền với đất nếu số chứng minh nhân dân có sự thay đổi thì phải có giấy xác
nhận của Công an nơi cấp chứng minh nhân dân hoặc đăng ký biến động thay đổi số
chứng minh nhân dân trước khi ký kết hợp đồng, giao dịch.
+ Đối với quyền sử
dụng đất cấp cho hộ nếu hộ khẩu đã được cấp đổi nhiều lần không còn hộ khẩu gốc
tại thời điểm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng
đất; nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất thì tổ chức hành nghề công chứng yêu
cầu người yêu cầu công chứng liên hệ cơ quan Công an trích lục bản lưu hộ khẩu
gốc hoặc xác nhận số thành viên của hộ gia đình tại thời điểm được Nhà nước
giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất; nhận chuyển nhượng quyền
sử dụng đất.
+ Các yêu cầu, điều
kiện khác theo quy định của pháp luật có liên quan.
4.11. Căn
cứ pháp lý của TTHC:
+
Bộ Luật Dân sự năm 2015
+
Luật Công chứng.
+ Luật nhà ở
+
Luật đất đai
+
Luật Hôn nhân và Gia đình
+
Luật Hộ tịch
+
Nghị định số 29/2015/NĐ-CP ngày 15/3/2015 của Chính phủ về việc qui định chi
tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Công chứng
+
Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành
một số điều của Luật Đất đai
+ Nghị định
99/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi
hành một số điều của Luật Nhà ở
+
Thông tư số 06/2015/TT-BTP ngày 15/6/2015 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chi
tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật công chứng năm 2014.
+ Thông tư số
257/2016/TT-BTC ngày 11/11/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính Quy định mức thu,
chế độ thu, nộp, quản lý, sử dụng phí công chứng; phí chứng thực; phí thẩm định
tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề công chứng; phí thẩm định điều kiện hoạt động
Văn phòng công chứng; lệ phí cấp thẻ công chứng viên.
+ Quyết định số
22/2015/QĐ-UBND ngày 19/8/2015 của UBND thành phố Đà Nẵng Ban hành mức trần thù
lao công chứng, chi phí khác trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
+ Các văn bản quy phạm
pháp luật có liên quan và các văn bản hướng dẫn thi hành
5. Công chứng hợp
đồng vay, cầm cố, thế chấp, bảo lãnh tài sản
5.1. Trình
tự thực hiện:
- Bước 1: Người yêu cầu công chứng nộp hồ sơ yêu cầu công chứng tại
tổ chức hành nghề công chứng;
- Bước 2: Công chứng viên tiếp nhận hồ sơ và kiểm tra giấy tờ trong
hồ sơ yêu cầu công chứng. Trường hợp hồ sơ yêu cầu công chứng đầy đủ, phù hợp
với quy định của pháp luật thì thụ lý hồ sơ công chứng,nếu hồ sơ yêu cầu công chứng chưa đầy đủ thì hướng dẫn người yêu cầu
công chứng hoàn thiện;
Công chứng viên hướng
dẫn người yêu cầu công chứng tuân thủ đúng các quy định về thủ tục công chứng
và các quy định pháp luật có liên quan đến việc thực hiện hợp đồng, giao dịch;
giải thích cho người yêu cầu công chứng hiểu rõ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp
pháp của họ, ý nghĩa và hậu quả pháp lý của việc tham gia hợp đồng, giao dịch;
Trong trường hợp có
căn cứ cho rằng trong hồ sơ yêu cầu công chứng có vấn đề chưa rõ, việc giao kết
hợp đồng, giao dịch có dấu hiệu bị đe doạ, cưỡng ép, có sự nghi ngờ về năng lực
hành vi dân sự của người yêu cầu công chứng hoặc đối tượng của hợp đồng, giao
dịch chưa được mô tả cụ thể thì công chứng viên đề nghị người yêu cầu công
chứng làm rõ hoặc theo đề nghị của người yêu cầu công chứng, công chứng viên
tiến hành xác minh hoặc yêu cầu giám định; trường hợp không làm rõ được thì có
quyền từ chối công chứng;
Trường hợp nội dung, ý
định giao kết hợp đồng là xác thực, không vi phạm pháp luật, không trái đạo đức
xã hội, tài sản không bị phong tỏa, ngăn chặn theo quy định thì công chứng viên
soạn thảo hợp đồng;
Trường hợp hợp đồng
được soạn thảo sẵn, Công chứng viên kiểm tra dự thảo hợp đồng, giao dịch; nếu
trong dự thảo hợp đồng, giao dịch có điều khoản vi phạm pháp luật, trái đạo đức
xã hội, đối tượng của hợp đồng, giao dịch không phù hợp với quy định của pháp
luật thì công chứng viên phải chỉ rõ cho người yêu cầu công chứng để điều
chỉnh. Trường hợp người yêu cầu công chứng không điều chỉnh thì công chứng viên
có quyền từ chối công chứng;
Người yêu cầu công
chứng tự đọc lại dự thảo hợp đồng, giao dịch hoặc công chứng viên đọc cho người
yêu cầu công chứng nghe theo đề nghị của người yêu cầu công chứng.Trường hợp
người yêu cầu công chứng đồng ý toàn bộ nội dung trong dự thảo hợp đồng, giao
dịch thì ký vào từng trang của hợp đồng, giao dịch. Công chứng viên yêu cầu
người yêu cầu công chứng xuất trình bản chính của các giấy tờ quy định tại
khoản 1 Điều 40 Luật công chứng để đối chiếu trước khi ghi lời chứng, ký vào
từng trang của hợp đồng, giao dịch.
Bước 3: Người có yêu cầu công chứng nộp phí; thù lao công chứng,
chi phí khác (nếu có) theo quy định, nhận kết quả công chứng
* Văn bản công chứng
chỉ có hiệu lực khi được công chứng viên ký và đóng dấu của tổ chức hành nghề
công chứng.
5.2. Cách thức thực
hiện:
+ Thực hiện tại trụ sở
của tổ chức hành nghề công chứng hoạt động trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
+ Việc công chứng có
thể thực hiện ngoài trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng trong trường hợp
người yêu cầu công chứng là người già yếu, không thể đi lại được, người đang bị
tạm giữ, tạm giam, đang thi hành án phạt tù hoặc có lý do chính đáng khác không
thể đến trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng.
5.3. Thành
phần hồ sơ:
Người yêu cầu công
chứng nộp một bộ hồ sơ yêu cầu công chứng và xuất trình bản chính
để đối chiếu. Hồ sơ gồm có các giấy tờ sau đây:
- Phiếu yêu cầu công
chứng;
- Bản sao giấy tờ
tùy thân của các bên.
- Bản sao giấy chứng
nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc bản sao giấy tờ thay thế được pháp luật
quy định đối với tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền
sử dụng trong trường hợp hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản đó;
- Bản sao giấy tờ khác
có liên quan đến hợp đồng, giao dịch mà pháp luật quy định phải có, cụ thể:
+ Giấy chứng nhận kết
hôn; văn bản cam kết tài sản riêng (nếu đã có vợ chồng mà vợ chồng có thỏa
thuận về tài sản trong thời kỳ hôn nhân); giấy xác nhận tình trạng hôn nhân
(đối với trường hợp chưa kết hôn hoặc trường hợp có đăng ký kết hôn nhưng đã ly
hôn, chưa có kết hôn mới hoặc trường hợp có đăng ký kết hôn nhưng vợ/chồng đã
chết, chưa kết hôn mới hoặc trường hợp chung sống với nhau như vợ chồng trước
ngày 03/01/1987 và vẫn chung sống với nhau mà chưa đăng ký kết hôn).
+ Giấy tờ tùy thân của
người làm chứng trong trường hợp có nhân chứng.
+ Trường hợp ủy quyền
phải có văn bản ủy quyền hợp pháp.
+ Trường hợp một trong
các chủ sở hữu chung đã chết thì phải làm thủ tục thừa kế và xuất trình giấy tờ
chứng minh quyền sở hữu về tài sản (đối với tài sản mà pháp luật quy định phải
đăng ký quyền sở hữu).
+ Trường hợp giao
dịch với tổ chức là pháp nhân thì phải bổ sung các loại giấy tờ sau:
. Bản sao Giấy
chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đầu tư
. Quyết định bổ nhiệm
hoặc công nhận người đứng đầu pháp nhân (đại diện theo pháp luật của pháp nhân);
. Văn bản ủy quyền
của người đứng đầu pháp nhân cho người đại diện pháp nhân được ký kết
hợp đồng, giao dịch (nếu có);
. Giấy tờ tùy thân của
người đại diện pháp nhân;
. Đối với tài sản
thuộc quyền sở hữu của pháp nhân thì phải có Điều lệ của pháp nhân. Trường hợp
Điều lệ của pháp nhân không quy định rõ thẩm quyền của người đứng đầu pháp nhân
thì phải có biên bản họp của Hội đồng thành viên, Nghị quyết của Hội đồng thành
viên (đối với loại hình công ty TNHH); biên bản họp Hội đồng quản trị, biên bản
họp hội đồng cổ đông, nghị quyết hội đồng cổ đông (đối với loại hình công ty cổ
phần)…, nội dung các văn bản này phải nêu rõ việc đồng ý thực hiện giao dịch
liên quan đến nội dung yêu cầu công chứng và cử người đại diện ký kết hợp đồng.
Hoặc tương ứng với từng loại hợp đồng công chứng mà có các giấy tờ khác có liên
quan như: báo cáo tài chính tại thời điểm công bố gần nhất,…
. Người đại diện theo
pháp luật của pháp nhân nếu không đến tổ chức hành nghề công chứng để ký
vào hợp đồng trước sự có mặt của công chứng viên thì người đó có thể ký trước
vào hợp đồng nhưng phải gửi văn bản đăng ký chữ ký mẫu, mẫu dấu tại tổ chức
hành nghề công chứng.
+ Giấy tờ khác có liên
quan đến hợp đồng, giao dịch mà pháp luật quy định phải có
- Dự thảo hợp đồng
vay, thế chấp, cầm cố, bảo lãnh tài sản (nếu có);
Bản sao nêu trên là
bản chụp, bản in hoặc bản đánh máy có nội dung đầy đủ, chính xác như bản chính
và không phải chứng thực.
5.4. Thời
hạn giải quyết:
+ Vụ việc đơn giản
không quá 01 (một) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
+ Vụ việc phức tạp cần
phải tiến hành xác minh, phối hợp với các cơ quan có liên quan thì thời hạn giải
quyết không quá 05 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
5.5. Đối
tượng thực hiện TTHC: Tổ chức, cá
nhân yêu cầu công chứng
5.6. Cơ
quan thực hiện TTHC: Tổ chức hành
nghề công chứng
5.7. Kết
quả thực hiện TTHC: Văn bản công
chứng
5.8. Phí
công chứng; thù lao công chứng, chi phí khác (nếu có):
a) Phí công
chứng: Thực hiện theo quy định tại Thông tư số 257/2016/TT-BTC ngày 11/11/2016
của Bộ trưởng Bộ Tài chính Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý, sử dụng
phí công chứng; phí chứng thực; phí thẩm định tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề
công chứng; phí thẩm định điều kiện hoạt động văn phòng công chứng; lệ phí cấp
thẻ công chứng viên.
b) Thù lao công chứng:
Thực hiện theo quy định tại Quyết định số 22/2015/QĐ-UBND ngày 19/8/2015 của
UBND thành phố Đà Nẵng Ban hành mức trần thù lao công chứng, chi phí khác trên
địa bàn thành phố Đà Nẵng
c) Chi phí khác: Do tổ
chức hành nghề và người yêu cầu công chứng thỏa thuận (trên cơ sở tổ chức hành
nghề công chứng niêm yết rõ nguyên tắc tính chi phí khác và có trách nhiệm giải
thích rõ cho người yêu cầu công chứng về các chi phí cụ thể đó).
5.9. Tên
mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không
5.10. Yêu
cầu, điều kiện thực hiện TTHC (nếu có):
- Đảm bảo đầy đủ các
thành phần của hồ sơ theo quy định
- Quyền sở hữu không
bị ngăn chặn theo quy định
- Người tham gia trong
các hợp đồng, giao dịch phải có năng lực hành vi dân sự
- Các yêu cầu, điều
kiện khác theo quy định của pháp luật có liên quan.
5.11. Căn
cứ pháp lý của TTHC:
+
Bộ Luật Dân sự năm 2015
+
Luật Công chứng.
+ Luật Nhà ở
+
Luật Đất đai
+
Luật Hôn nhân và Gia đình
+
Luật Hộ tịch
+
Nghị định số 29/2015/NĐ-CP ngày 15/3/2015 của Chính phủ về việc qui định chi
tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Công chứng
+
Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ Quy định chi tiết thi
hành một số điều của Luật Đất đai
+ Nghị định
99/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi
hành một số điều của Luật Nhà ở
+
Thông tư số 06/2015/TT-BTP ngày 15/6/2015 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp Quy định chi
tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật công chứng năm 2014.
+ Thông tư số
257/2016/TT-BTC ngày 11/11/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính Quy định mức thu,
chế độ thu, nộp, quản lý, sử dụng phí công chứng; phí chứng thực; phí thẩm định
tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề công chứng; phí thẩm định điều kiện hoạt động
Văn phòng công chứng; lệ phí cấp thẻ công chứng viên.
+ Quyết định số
22/2015/QĐ-UBND ngày 19/8/2015 của UBND thành phố Đà Nẵng Ban hành mức trần thù
lao công chứng, chi phí khác trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
+ Các văn bản quy phạm
pháp luật có liên quan và các văn bản hướng dẫn thi hành
6. Công chứng hợp
đồng thế chấp bất động sản
6.1. Trình tự thực
hiện:
- Bước 1: Người yêu cầu công chứng nộp hồ sơ yêu cầu công chứng tại
tổ chức hành nghề công chứng;
- Bước 2:Công chứng viên tiếp nhận hồ sơ và kiểm tra giấy tờ trong
hồ sơ yêu cầu công chứng. Trường hợp hồ sơ yêu cầu công chứng đầy đủ, phù hợp
với quy định của pháp luật thì thụ lý hồ sơ, nếu
hồ sơ yêu cầu công chứng chưa đầy đủ thì hướng dẫn người yêu cầu công chứng
hoàn thiện hồ sơ.
Công chứng viên hướng
dẫn người yêu cầu công chứng tuân thủ đúng các quy định về thủ tục công chứng
và các quy định pháp luật có liên quan đến việc thực hiện hợp đồng; giải thích
cho người yêu cầu công chứng hiểu rõ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của
họ, ý nghĩa và hậu quả pháp lý của việc tham gia hợp đồng;
Trong trường hợp có
căn cứ cho rằng trong hồ sơ yêu cầu công chứng có vấn đề chưa rõ, việc giao kết
hợp đồng có dấu hiệu bị đe doạ, cưỡng ép, có sự nghi ngờ về năng lực hành vi
dân sự của người yêu cầu công chứng hoặc đối tượng của hợp đồng, giao dịch chưa
được mô tả cụ thể thì công chứng viên đề nghị người yêu cầu công chứng làm rõ
hoặc theo đề nghị của người yêu cầu công chứng, công chứng viên tiến hành xác
minh hoặc yêu cầu giám định; trường hợp không làm rõ được thì có quyền từ chối
công chứng;
Trường hợp nội dung, ý
định giao kết hợp đồng là xác thực, không vi phạm pháp luật, không trái đạo đức
xã hội, tài sản không bị phong tỏa, ngăn chặn theo quy định thì công chứng viên
soạn thảo hợp đồng;
Trường hợp hợp đồng
được soạn thảo sẵn, công chứng viên kiểm tra dự thảo hợp đồng; nếu trong dự
thảo hợp đồng có điều khoản vi phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội, đối tượng
của hợp đồng không phù hợp với thực tế thì công chứng viên phải chỉ rõ cho
người yêu cầu công chứng để sửa chữa. Trường hợp người yêu cầu công chứng không
sửa chữa thì công chứng viên có quyền từ chối công chứng;
Người yêu cầu công
chứng tự đọc lại dự thảo hợp đồng hoặc công chứng viên đọc cho người yêu cầu
công chứng nghe theo đề nghị của người yêu cầu công chứng. Trường hợp người yêu
cầu công chứng đồng ý toàn bộ nội dung trong dự thảo hợp đồng thì ký vào từng
trang của hợp đồng. Công chứng viên yêu cầu người yêu cầu công chứng xuất trình
bản chính của các giấy tờ để đối chiếu trước khi ghi lời chứng, ký vào từng
trang của hợp đồng.
- Bước 3: Người yêu cầu công chứng nộp phí; thù lao công chứng, chi
phí khác (nếu có) theo quy định, nhận kết quả công chứng
* Văn bản công chứng
chỉ có hiệu lực khi được công chứng viên ký và đóng dấu của tổ chức hành nghề
công chứng.
6.2. Cách thức thực
hiện:
- Thực hiện tại trụ sở
của tổ chức hành nghề công chứng hoạt động trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
- Việc công chứng có
thể thực hiện ngoài trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng trong trường hợp
người yêu cầu công chứng là người già yếu, không thể đi lại được, người đang bị
tạm giữ, tạm giam, đang thi hành án phạt tù hoặc có lý do chính đáng khác không
thể đến trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng.
6.3. Thành phần hồ
sơ
Người yêu cầu công
chứng nộp một bộ hồ sơ yêu cầu công chứng và xuất trình bản chính
để đối chiếu. Hồ sơ gồm có các giấy tờ sau đây:
- Phiếu yêu cầu công
chứng;
- Bản sao giấy tờ tùy thân
của người yêu cầu công chứng;
- Bản sao giấy chứng
nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng;
- Bản sao giấy tờ khác
có liên quan đến hợp đồng, giao dịch mà pháp luật quy định phải có, cụ thể:
+ Giấy chứng nhận kết
hôn; văn bản cam kết tài sản riêng (nếu đã có vợ chồngmà vợ chồng có thỏa thuận
về tài sản trong thời kỳ hôn nhân); giấy xác nhận tình trạng hôn nhân (đối với
trường hợp chưa kết hôn hoặc trường hợp có đăng ký kết hôn nhưng đã ly hôn,
chưa có kết hôn mới hoặc trường hợp có đăng ký kết hôn nhưng vợ/chồng đã chết,
chưa kết hôn mới hoặc trường hợp chung sống với nhau như vợ chồng trước ngày
03/01/1987 và vẫn chung sống với nhau mà chưa đăng ký kết hôn)…
+ Giấy tờ tùy thân của
người làm chứng trong trường hợp có nhân chứng.
+ Trường hợp ủy quyền
phải có văn bản ủy quyền hợp pháp.
+ Trường hợp là người
chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người hạn chế năng lực hành
vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thì phải có giấy
tờ chứng minh là người đại diện theo pháp luật hoặc giấy tờ chứng minh là người
giám hộ theo quy định của pháp luật.
+ Trường hợp một trong
các chủ sở hữu chung đã chết thì phải làm thủ tục thừa kế quyền sử dụng đất,
quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất và xuất trình giấy tờ chứng minh
quyền sở hữu về tài sản.
+ Trường hợp giao
dịch với tổ chức là pháp nhân thì phải bổ sung các loại giấy tờ sau:
. Bản sao Giấy
chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đầu tư
. Quyết định bổ nhiệm
hoặc công nhận người đứng đầu pháp nhân (đại diện theo pháp luật của pháp nhân);
. Văn bản ủy quyền
của người đứng đầu pháp nhân cho người đại diện pháp nhân được ký kết
hợp đồng, giao dịch (nếu có);
. Giấy tờ tùy thân
của người đại diện pháp nhân;
. Đối với tài sản
thuộc quyền sở hữu của pháp nhân thì phải có Điều lệ của pháp nhân. Trường hợp
Điều lệ của pháp nhân không quy định rõ thẩm quyền của người đứng đầu pháp nhân
thì phải có biên bản họp của Hội đồng thành viên, Nghị quyết của Hội đồng thành
viên (đối với loại hình công ty TNHH); biên bản họp Hội đồng quản trị, biên bản
họp hội đồng cổ đông, nghị quyết hội đồng cổ đông (đối với loại hình công ty cổ
phần)…, nội dung các văn bản này phải nêu rõ việc đồng ý thực hiện giao dịch
liên quan đến nội dung yêu cầu công chứng và cử người đại diện ký kết hợp đồng.
Hoặc tương ứng với từng loại hợp đồng công chứng mà có các giấy tờ khác có liên
quan như: báo cáo tài chính tại thời điểm công bố gần nhất,…
. Người đại diện theo
pháp luật của pháp nhân nếu không đến tổ chức hành nghề công chứng để ký
vào hợp đồng trước sự có mặt của công chứng viên thì người đó có thể ký trước
vào hợp đồng nhưng phải gửi văn bản đăng ký chữ ký mẫu, mẫu dấu tại tổ chức
hành nghề công chứng.
+ Giấy tờ khác có liên
quan đến hợp đồng, giao dịch mà pháp luật quy định phải có
- Dự thảo hợp đồng thế
chấp bất động sản (nếu có);
Bản sao nêu trên là
bản chụp, bản in hoặc bản đánh máy có nội dung đầy đủ, chính xác như bản chính
và không phải chứng thực.
6.4. Thời hạn giải
quyết:
- Vụ việc đơn giản
không quá 01 (một) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
- Vụ việc phức tạp cần
phải tiến hành xác minh, phối hợp với các cơ quan có liên quan thì thời hạn
giải quyết không quá 05 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
6.5. Đối
tượng thực hiện TTHC: Tổ chức, cá
nhân yêu cầu công chứng
6.6. Cơ
quan thực hiện TTHC: Tổ chức hành
nghề công chứng
6.7. Kết
quả thực hiện TTHC: Văn bản công
chứng
6.8. Phí
công chứng; thù lao công chứng, chi phí khác (nếu có):
- Phí công
chứng: Thực hiện theo quy định tại Thông tư số 257/2016/TT-BTC ngày 11/11/2016
của Bộ trưởng Bộ Tài chính Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý, sử dụng
phí công chứng; phí chứng thực; phí thẩm định tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề
công chứng; phí thẩm định điều kiện hoạt động văn phòng công chứng; lệ phí cấp
thẻ công chứng viên.
b) Thù lao công chứng:
Thực hiện theo quy định tại Quyết định số 22/2015/QĐ-UBND ngày 19/8/2015 của
UBND thành phố Đà Nẵng Ban hành mức trần thù lao công chứng, chi phí khác trên
địa bàn thành phố Đà Nẵng
c) Chi phí khác: Do tổ
chức hành nghề và người yêu cầu công chứng thỏa thuận (trên cơ sở tổ chức hành
nghề công chứng niêm yết rõ nguyên tắc tính chi phí khác và có trách nhiệm giải
thích rõ cho người yêu cầu công chứng về các chi phí cụ thể đó).
6.9. Tên
mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không
6.10. Yêu
cầu, điều kiện thực hiện TTHC (nếu có)
- Việc công chứng hợp
đồng thế chấp bất động sản phải được thực hiện tại tổ chức hành nghề công chứng
có trụ sở tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có bất động sản;
- Trường hợp một bất
động sản đã được thế chấp để bảo đảm thực hiện một nghĩa vụ và hợp đồng thế
chấp đã được công chứng mà sau đó được tiếp tục thế chấp để bảo đảm cho một nghĩa
vụ khác trong phạm vi pháp luật cho phép thì các hợp đồng thế chấp tiếp theo
phải được công chứng tại tổ chức hành nghề công chứng đã công chứng hợp đồng
thế chấp lần đầu. Trường hợp tổ chức hành nghề công chứng đã thực hiện việc
công chứng chấm dứt hoạt động, chuyển đổi, chuyển nhượng hoặc giải thể thì công
chứng viên của tổ chức hành nghề công chứng đang lưu trữ hồ sơ công chứng hợp
đồng thế chấp tiếp theo đó.
- Các yêu cầu, điều
kiện khác theo quy định của pháp luật có liên quan.
6.11. Căn cứ pháp lý:
+
Bộ Luật Dân sự năm 2015
+
Luật Công chứng.
+ Luật Nhà ở
+
Luật Đất đai
+
Luật Hôn nhân và Gia đình
+
Luật Hộ tịch
+
Nghị định số 29/2015/NĐ-CP ngày 15/3/2015 của Chính phủ về việc qui định chi
tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Công chứng
+
Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ Quy định chi tiết thi
hành một số điều của Luật Đất đai
+ Nghị định
99/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi
hành một số điều của Luật Nhà ở
+
Thông tư số 06/2015/TT-BTP ngày 15/6/2015 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp Quy định chi
tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật công chứng năm 2014.
+ Thông tư số
257/2016/TT-BTC ngày 11/11/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính Quy định mức thu,
chế độ thu, nộp, quản lý, sử dụng phí công chứng; phí chứng thực; phí thẩm định
tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề công chứng; phí thẩm định điều kiện hoạt động
Văn phòng công chứng; lệ phí cấp thẻ công chứng viên.
+ Quyết định số
22/2015/QĐ-UBND ngày 19/8/2015 của UBND thành phố Đà Nẵng Ban hành mức trần thù
lao công chứng, chi phí khác trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
+ Các văn bản quy phạm
pháp luật có liên quan và các văn bản hướng dẫn thi hành
7. Công chứng việc
hủy bỏ, sửa đổi, bổ sung hợp đồng, giao dịch
7.1. Trình tự thực
hiện
- Bước 1: Người yêu cầu công chứng nộp hồ sơ yêu cầu công chứng tại
tổ chức hành nghề công chứng;
- Bước 2: Công chứng viên tiếp nhận hồ sơ và kiểm tra giấy tờ trong
hồ sơ yêu cầu công chứng. Trường hợp hồ sơ yêu cầu công chứng đầy đủ, phù hợp
với quy định của pháp luật thì thụ lý hồ sơ công chứng, nếu hồ sơ yêu cầu công chứng chưa đầy đủ thì hướng dẫn người yêu cầu
công chứng hoàn thiện hồ sơ.
Công chứng viên hướng
dẫn người yêu cầu công chứng tuân thủ đúng các quy định về thủ tục công chứng
và các quy định pháp luật có liên quan đến việc thực hiện hợp đồng, giao dịch;
giải thích cho người yêu cầu công chứng hiểu rõ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp
pháp của họ, ý nghĩa và hậu quả pháp lý của việc tham gia hợp đồng, giao dịch;
Trong trường hợp có
căn cứ cho rằng hồ sơ yêu cầu công chứng có vấn đề chưa rõ, việc giao kết hợp
đồng, giao dịch có dấu hiệu bị đe doạ, cưỡng ép, có sự nghi ngờ về năng lực
hành vi dân sự của người yêu cầu công chứng hoặc đối tượng của hợp đồng, giao
dịch chưa được mô tả cụ thể thì công chứng viên đề nghị người yêu cầu công
chứng làm rõ hoặc theo đề nghị của người yêu cầu công chứng, công chứng viên
tiến hành xác minh hoặc yêu cầu giám định; trường hợp không làm rõ được thì có
quyền từ chối công chứng;
Trường hợp nội dung, ý
định giao kết hợp đồng là xác thực, không vi phạm pháp luật, không trái đạo đức
xã hội thì công chứng viên soạn thảo hợp đồng;
Trường hợp hợp đồng
được soạn thảo sẵn, Công chứng viên kiểm tra dự thảo hợp đồng, giao dịch; nếu
trong dự thảo hợp đồng, giao dịch có điều khoản vi phạm pháp luật, trái đạo đức
xã hội, đối tượng của hợp đồng, giao dịch không phù hợp với quy định của pháp
luật thì công chứng viên phải chỉ rõ cho người yêu cầu công chứng để điều
chỉnh. Trường hợp người yêu cầu công chứng không điều chỉnh thì công chứng viên
có quyền từ chối công chứng;
Người yêu cầu công
chứng tự đọc lại dự thảo hợp đồng, giao dịch hoặc công chứng viên đọc cho người
yêu cầu công chứng nghe theo đề nghị của người yêu cầu công chứng. Trường hợp
người yêu cầu công chứng đồng ý toàn bộ nội dung trong dự thảo hợp đồng, giao
dịch thì ký vào từng trang của hợp đồng, giao dịch. Công chứng viên yêu cầu
người yêu cầu công chứng xuất trình bản chính của các giấy tờ quy định tại
khoản 1 Điều 40 Luật công chứng để đối chiếu trước khi ghi lời chứng, ký vào
từng trang của hợp đồng, giao dịch.
- Bước 3: Người có yêu cầu công chứng nộp phí; thù lao công chứng,
chi phí khác (nếu có) theo quy định, nhận kết quả công chứng.
* Văn bản công chứng
chỉ có hiệu lực khi được công chứng viên ký và đóng dấu của tổ chức hành nghề
công chứng.
7.2. Cách thức thực
hiện
- Thực hiện tại trụ sở
của tổ chức hành nghề công chứng hoạt động trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
- Việc công chứng có
thể thực hiện ngoài trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng trong trường hợp
người yêu cầu công chứng là người già yếu, không thể đi lại được, người đang bị
tạm giữ, tạm giam, đang thi hành án phạt tù hoặc có lý do chính đáng khác không
thể đến trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng.
7.3. Thành
phần hồ sơ
Người yêu cầu công
chứng nộp một bộ hồ sơ yêu cầu công chứng và xuất trình bản chính
để đối chiếu. Hồ sơ gồm có các giấy tờ sau đây:
- Phiếu yêu cầu công
chứng;
- Bản sao giấy tờ
tùy thân của các bên;
- Bản sao giấy chứng
nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc bản sao giấy tờ thay thế được pháp luật
quy định đối với tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền
sử dụng trong trường hợp hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản đó;
- Bản sao hợp đồng,
giao dịch đã được công chứng (đối với trường hợp công chứng sửa đổi, bổ sung
hợp đồng, giao dịch);
Bản chính hợp đồng,
giao dịch đã được công chứng (đối với trường hợp công chứng hủy bỏ hợp đồng,
giao dịch). Trường hợp các bên tham gia giao dịch làm mất bản chính thì người
yêu cầu công chứng phải có văn bản cam kết về việc mất bản chính và chịu trách
nhiệm trước pháp luật về nội dung đã cam kết.
- Bản sao giấy tờ khác
có liên quan đến hợp đồng, giao dịch mà pháp luật quy định phải có
- Dự thảo hủy bỏ, sửa
đổi, bổ sung hợp đồng, giao dịch (nếu có);
Bản sao nêu trên là
bản chụp, bản in hoặc bản đánh máy có nội dung đầy đủ, chính xác như bản chính
và không phải chứng thực.
7.4. Thời
hạn giải quyết
- Vụ việc đơn giản
không quá 01 (một) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
- Vụ việc phức tạp cần
phải tiến hành xác minh, phối hợp với các cơ quan có liên quan thì thời hạn
giải quyết không quá 05 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
7.5. Đối
tượng thực hiện TTHC: Tổ chức, cá
nhân yêu cầu công chứng
7.6. Cơ
quan thực hiện TTHC: Tổ chức hành
nghề công chứng
7.7. Kết
quả thực hiện TTHC: Văn bản công
chứng
7.8. Phí
công chứng; thù lao công chứng, chi phí khác (nếu có):
- Phí công
chứng: Thực hiện theo quy định tại Thông tư số 257/2016/TT-BTC ngày 11/11/2016
của Bộ trưởng Bộ Tài chính Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý, sử dụng
phí công chứng; phí chứng thực; phí thẩm định tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề
công chứng; phí thẩm định điều kiện hoạt động văn phòng công chứng; lệ phí cấp
thẻ công chứng viên.
- Thù lao công chứng:
Thực hiện theo quy định tại Quyết định số 22/2015/QĐ-UBND ngày 19/8/2015 của
UBND thành phố Đà Nẵng Ban hành mức trần thù lao công chứng, chi phí khác trên
địa bàn thành phố Đà Nẵng
- Chi phí khác: Do tổ
chức hành nghề và người yêu cầu công chứng thỏa thuận (trên cơ sở tổ chức hành
nghề công chứng niêm yết rõ nguyên tắc tính chi phí khác và có trách nhiệm giải
thích rõ cho người yêu cầu công chứng về các chi phí cụ thể đó).
7.9. Tên
mẫu đơn, mẫu tờ khai:Không
7.10. Yêu
cầu, điều kiện thực hiện TTHC (nếu có)
- Việc công chứng sửa đổi, bổ sung hợp đồng, giao dịch đã
được công chứng chỉ được thực hiện khi có sự thỏa thuận, cam kết bằng văn bản
của tất cả những người đã tham gia hợp đồng, giao dịch đó.
- Việc công chứng sửa
đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng, giao dịch đã được công chứng được thực hiện tại
tổ chức hành nghề công chứng đã thực hiện việc công chứng đó và do công chứng
viên tiến hành. Trường hợp tổ chức hành nghề công chứng đã thực hiện việc công
chứng chấm dứt hoạt động, chuyển đổi, chuyển nhượng hoặc giải thể thì công
chứng viên của tổ chức hành nghề công chứng đang lưu trữ hồ sơ công chứng thực
hiện việc sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng, giao dịch;
- Thủ tục công chứng
việc sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng, giao dịch đã được công chứng được thực
hiện như thủ tục công chứng hợp đồng, giao dịch.
- Các yêu cầu, điều
kiện khác theo quy định của pháp luật có liên quan.
7.11. Căn
cứ pháp lý của TTHC
+
Bộ Luật Dân sự năm 2015
+
Luật Công chứng.
+
Nghị định số 29/2015/NĐ-CP ngày 15/3/2015 của Chính phủ về việc qui định chi
tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Công chứng
+
Thông tư số 06/2015/TT-BTP ngày 15/6/2015 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp Quy định chi
tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật công chứng năm 2014.
+ Thông tư số
257/2016/TT-BTC ngày 11/11/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính Quy định mức thu,
chế độ thu, nộp, quản lý, sử dụng phí công chứng; phí chứng thực; phí thẩm định
tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề công chứng; phí thẩm định điều kiện hoạt động
Văn phòng công chứng; lệ phí cấp thẻ công chứng viên.
+ Quyết định số
22/2015/QĐ-UBND ngày 19/8/2015 của UBND thành phố Đà Nẵng Ban hành mức trần thù
lao công chứng, chi phí khác trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
8. Công chứng bản
dịch
8.1. Trình tự thực
hiện
- Bước 1: Người yêu cầu công chứng nộp hồ sơ yêu cầu công chứng bản
dịch tại tổ chức hành nghề công chứng;
- Bước 2: Công chứng viên tiếp nhận bản chính giấy tờ, văn bản cần
dịch, kiểm tra và giao cho người phiên dịch là cộng tác viên của tổ chức mình
thực hiện. Người phiên dịch ký vào từng trang của bản dịch. Công chứng viên ghi
lời chứng và ký vào từng trang của bản dịch.
- Bước 3: Người yêu cầu công chứng nộp phí theo quy định, nhận kết
quả công chứng.
* Văn bản công chứng
chỉ có hiệu lực khi được công chứng viên ký và đóng dấu của tổ chức hành nghề
công chứng.
8.2. Cách thức thực
hiện: Thực hiện tại trụ sở của tổ chức
hành nghề công chứng hoạt động trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
8.3. Thành
phần hồ sơ
Người yêu cầu công
chứng nộp một bộ hồ sơ yêu cầu công chứng và xuất trình bản chính
để đối chiếu. Hồ sơ gồm có các giấy tờ sau đây:
- Phiếu yêu
cầu công chứng;
- Bản sao giấy
tờ tuỳ thân của cá nhân yêu cầu công chứng bản dịch;
- Bản chính
giấy tờ, văn bản cần dịch;
- Giấy tờ khác có liên
quan theo quy định của pháp luật
Đối với việc công
chứng bản dịch các giấy tờ của nước ngoài thì giấy tờ đó phải được hợp pháp hóa
lãnh sự theo quy định của pháp luật.
Bản sao nêu trên là
bản chụp, bản in hoặc bản đánh máy có nội dung đầy đủ, chính xác như bản chính
và không phải chứng thực.
8.4. Thời
hạn giải quyết:
- Vụ việc đơn giản
không quá 01 (một) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
- Vụ việc phức tạp cần
phải tiến hành xác minh, phối hợp với các cơ quan có liên quan thì thời hạn
giải quyết không quá 05 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
8.5. Đối tượng
thực hiện TTHC: Tổ chức, cá nhân
yêu cầu công chứng
8.6. Cơ
quan thực hiện TTHC: Tổ chức hành
nghề công chứng
8.7. Kết
quả thực hiện TTHC: Văn bản công
chứng
8.8. Phí
công chứng; thù lao công chứng (nếu có):
a) Phí công
chứng: Thực hiện theo quy định tại Thông tư số 257/2016/TT-BTC ngày 11/11/2016
của Bộ trưởng Bộ Tài chính Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý, sử dụng
phí công chứng; phí chứng thực; phí thẩm định tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề
công chứng; phí thẩm định điều kiện hoạt động văn phòng công chứng; lệ phí cấp
thẻ công chứng viên.
b) Thù lao
công chứng: Thực hiện theo quy định tại Quyết định số 22/2015/QĐ-UBND ngày
19/8/2015 của UBND thành phố Đà Nẵng Ban hành mức trần thù lao công chứng, chi
phí khác trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
c) Chi phí khác (nếu
có): Do tổ chức hành nghề và người yêu cầu công chứng thỏa thuận (trên cơ sở tổ
chức hành nghề công chứng niêm yết rõ nguyên tắc tính chi phí khác và có trách
nhiệm giải thích rõ cho người yêu cầu công chứng về các chi phí cụ thể đó).
8.9. Tên
mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không../../../../TienThanh
Computer/Local Settings/Temporary Internet Files/Documents and
Settings/TienThanh Computer/Local
Settings/Admin/MAUDONTOKHAIHANHCHINH/BOTROTUPHAP/phieu yeu cau cong chung HD,
van ban.doc
8.10. Yêu
cầu, điều kiện thực hiện TTHC (nếu có)
Công chứng viên không
được nhận và công chứng bản dịch trong các trường hợp sau đây:
- Công chứng viên biết
hoặc phải biết bản chính được cấp sai thẩm quyền hoặc không hợp lệ; bản chính
giả;
- Giấy tờ, văn bản
được yêu cầu dịch đã bị tẩy xoá, điều chỉnh, thêm, bớt hoặc bị hư hỏng, cũ nát
không thể xác định rõ nội dung;
- Giấy tờ, văn bản
được yêu cầu dịch thuộc bí mật nhà nước; giấy tờ, văn bản bị cấm phổ biến theo
quy định của pháp luật.
- Các yêu cầu, điều kiện
khác theo quy định của pháp luật có liên quan.
8.11. Căn
cứ pháp lý của TTHC
+
Luật Công chứng.
+
Nghị định số 29/2015/NĐ-CP ngày 15/3/2015 của Chính phủ về việc qui định chi
tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Công chứng
+
Thông tư số 06/2015/TT-BTP ngày 15/6/2015 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chi
tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật công chứng năm 2014.
+ Thông tư số
257/2016/TT-BTC ngày 11/11/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính Quy định mức thu,
chế độ thu, nộp, quản lý, sử dụng phí công chứng; phí chứng thực; phí thẩm định
tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề công chứng; phí thẩm định điều kiện hoạt động
Văn phòng công chứng; lệ phí cấp thẻ công chứng viên.
+ Quyết định số
22/2015/QĐ-UBND ngày 19/8/2015 của UBND thành phố Đà Nẵng Ban hành mức trần thù
lao công chứng, chi phí khác trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
9. Công chứng di
chúc
9.1. Trình tự thực
hiện:
- Bước 1: Người yêu cầu công chứng nộp hồ sơ yêu cầu công chứng tại
tổ chức hành nghề công chứng;
- Bước 2: Người lập di chúc phải tự mình yêu cầu công chứng di chúc,
không ủy quyền cho người khác yêu cầu công chứng di chúc;
Trường hợp công chứng
viên nghi ngờ người lập di chúc bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không
thể nhận thức và làm chủ được hành vi của mình hoặc có căn cứ cho rằng việc lập
di chúc có dấu hiệu bị lừa dối, đe dọa hoặc cưỡng ép thì công chứng viên đề
nghị người lập di chúc làm rõ, trường hợp không làm rõ được thì có quyền từ
chối công chứng di chúc đó;
Trường hợp tính mạng
người lập di chúc bị đe dọa thì người yêu cầu công chứng không phải xuất trình
đầy đủ giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật công chứng nhưng phải ghi
rõ trong văn bản công chứng;
Di chúc đã được công
chứng nhưng sau đó người lập di chúc muốn sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ
một phần hoặc toàn bộ di chúc thì có thể yêu cầu bất kỳ công chứng viên nào
công chứng việc sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc hủy bỏ đó.
Trường hợp di chúc
trước đó đang được lưu giữ tại một tổ chức hành nghề công chứng thì người lập
di chúc phải thông báo cho tổ chức hành nghề công chứng đang lưu giữ di chúc
biết việc sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc đó.
- Bước 3: Người yêu cầu công chứng nộp phí; thù lao công chứng, chi
phí khác (nếu có) theo quy định, nhận kết quả công chứng
* Văn bản công chứng chỉ
có hiệu lực khi được công chứng viên ký và đóng dấu của tổ chức hành nghề công
chứng.
9.2. Cách thức thực
hiện:
- Thực hiện tại trụ sở
của tổ chức hành nghề công chứng hoạt động trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
- Việc công chứng có
thể thực hiện ngoài trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng trong trường hợp
người yêu cầu công chứng là người già yếu, không thể đi lại được, người đang bị
tạm giữ, tạm giam, đang thi hành án phạt tù hoặc có lý do chính đáng khác không
thể đến trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng.
9.3. Thành
phần hồ sơ
Người yêu cầu công
chứng nộp một bộ hồ sơ yêu cầu công chứng và xuất trình bản chính
để đối chiếu. Hồ sơ gồm có các giấy tờ sau đây:
- Phiếu yêu cầu công
chứng;
- Bản sao giấy tờ tùy
thân của người yêu cầu công chứng di chúc;
- Bản sao giấy chứng
nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc bản sao giấy tờ thay thế được pháp luật
quy định đối với tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền
sử dụng trong trường hợp hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản đó;
- Bản sao giấy tờ khác
có liên quan đến công chứng di chúc mà pháp luật quy định phải có, cụ thể:
+ Giấy chứng nhận kết
hôn; văn bản cam kết tài sản riêng (nếu đã có vợ chồngmà vợ chồng có thỏa thuận
về tài sản trong thời kỳ hôn nhân); giấy xác nhận tình trạng hôn nhân (đối với
trường hợp chưa kết hôn hoặc trường hợp có đăng ký kết hôn nhưng đã ly hôn,
chưa có kết hôn mới hoặc trường hợp có đăng ký kết hôn nhưng vợ/chồng đã chết,
chưa kết hôn mới hoặc trường hợp chung sống với nhau như vợ chồng trước ngày
03/01/1987 và vẫn chung sống với nhau mà chưa đăng ký kết hôn).
+ Giấy tờ tùy thân của
người làm chứng trong trường hợp có nhân chứng.
+ Giấy tờ khác có liên
quan theo quy định của pháp luật
- Dự thảo di chúc (nếu
có);
Bản sao nêu trên là bản
chụp, bản in hoặc bản đánh máy có nội dung đầy đủ, chính xác như bản chính và
không phải chứng thực.
9.4. Thời
hạn giải quyết:
- Vụ việc đơn giản
không quá 01(một) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
- Vụ việc phức tạp cần
phải tiến hành xác minh, phối hợp với các cơ quan có liên quan thì thời hạn
giải quyết không quá 05 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
9.5. Đối tượng thực
hiện TTHC: Tổ chức, cá nhân yêu cầu công
chứng
9.6. Cơ
quan thực hiện TTHC: Tổ chức hành
nghề công chứng
9.7. Kết
quả thực hiện TTHC: Văn bản công
chứng
9.8. Phí
công chứng; thù lao công chứng, chi phí khác (nếu có):
- Phí công
chứng: Thực hiện theo quy định tại Thông tư số 257/2016/TT-BTC ngày 11/11/2016
Bộ trưởng Bộ Tài chính Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý, sử dụng phí
công chứng; phí chứng thực; phí thẩm định tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề công
chứng; phí thẩm định điều kiện hoạt động văn phòng công chứng; lệ phí cấp thẻ
công chứng viên.
- Thù lao công chứng:
Thực hiện theo quy định tại Quyết định số 22/2015/QĐ-UBND ngày 19/8/2015 của
UBND thành phố Đà Nẵng Ban hành mức trần thù lao công chứng, chi phí khác trên
địa bàn thành phố Đà Nẵng
- Chi phí khác: Do tổ
chức hành nghề và người yêu cầu công chứng thỏa thuận (trên cơ sở tổ chức hành
nghề công chứng niêm yết rõ nguyên tắc tính chi phí khác và có trách nhiệm giải
thích rõ cho người yêu cầu công chứng về các chi phí cụ thể đó).
9.9. Tên
mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không
9.10. Yêu
cầu, điều kiện thực hiện TTHC:
- Người lập di
chúc phải tự mình yêu cầu công chứng di chúc, không ủy quyền cho người khác yêu
cầu công chứng di chúc
-Trường hợp di chúc
trước đó đang được lưu giữ tại một tổ chức hành nghề công chứng thì người lập
di chúc phải thông báo cho tổ chức hành nghề công chứng đang lưu giữ di chúc
biết việc sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc đó.
9.11. Căn
cứ pháp lý của TTHC
+
Bộ Luật Dân sự năm 2015
+
Luật Công chứng.
+
Nghị định số 29/2015/NĐ-CP ngày 15/3/2015 của Chính phủ về việc qui định chi
tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Công chứng
+
Thông tư số 06/2015/TT-BTP ngày 15/6/2015 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chi
tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật công chứng năm 2014.
+ Thông tư số
257/2016/TT-BTC ngày 11/11/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính Quy định mức thu,
chế độ thu, nộp, quản lý, sử dụng phí công chứng; phí chứng thực; phí thẩm định
tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề công chứng; phí thẩm định điều kiện hoạt động
Văn phòng công chứng; lệ phí cấp thẻ công chứng viên.
+ Quyết định số
22/2015/QĐ-UBND ngày 19/8/2015 của UBND thành phố Đà Nẵng Ban hành mức trần thù
lao công chứng, chi phí khác trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
10. Công chứng văn
bản thỏa thuận phân chia di sản
10.1. Trình tự thực
hiện
- Bước 1: Người yêu cầu công chứng nộp hồ sơ yêu cầu công chứng tại
tổ chức hành nghề công chứng;
- Bước 2: Công chứng viên tiếp nhận hồ sơ và kiểm tra giấy tờ trong
hồ sơ yêu cầu công chứng. Trường hợp hồ sơ yêu cầu công chứng đầy đủ, phù hợp
với quy định của pháp luật thì thụ lý hồ sơ công chứng, nếu hồ sơ yêu cầu công chứng chưa đầy đủ thì hướng dẫn người yêu cầu
công chứng hoàn thiện.
Công chứng viên hướng
dẫn người yêu cầu công chứng tuân thủ đúng các quy định về thủ tục công chứng
và các quy định pháp luật có liên quan đến việc thực hiện văn bản thỏa thuận;
giải thích cho người yêu cầu công chứng hiểu rõ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp
pháp của họ, ý nghĩa và hậu quả pháp lý của việc tham gia văn bản thỏa thuận.
Công chứng viên phải kiểm tra để xác định người để lại di sản đúng là người có
quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản và những người yêu cầu công chứng đúng
là người được hưởng di sản;
Trong trường hợp có
căn cứ cho rằng việc để lại di sản và hưởng di sản là không đúng pháp luật thì
từ chối yêu cầu công chứng hoặc có căn cứ cho rằng hồ sơ yêu cầu công chứng có
vấn đề chưa rõ, việc thực hiện văn bản thỏa thuận có dấu hiệu bị đe doạ, cưỡng
ép, có sự nghi ngờ về năng lực hành vi dân sự của người yêu cầu công chứng thì
công chứng viên đề nghị người yêu cầu công chứng làm rõ hoặc theo đề nghị của
người yêu cầu công chứng, công chứng viên tiến hành xác minh hoặc yêu cầu giám
định; trường hợp không làm rõ được thì có quyền từ chối công chứng;
- Bước 3:
Thực hiện niêm yết
Tổ chức hành
nghề công chứng niêm yết việc thụ lý công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản tại trụ sở của Ủy ban nhân cấp xã nơi thường trú cuối cùng của
người để lại di sản; trường hợp không xác định được nơi thường trú cuối cùng
thì niêm yết tại nơi tạm trú có thời hạn cuối cùng của người đó.
Trường hợp di
sản gồm cả bất động sản và động sản hoặc di sản chỉ gồm có bất động sản thì
việc niêm yết được thực hiện tại nơi thường trú cuối cùng của người để lại di
sản; trường hợp không xác định được nơi thường trú cuối cùng thì niêm yết tại
nơi tạm trú có thời hạn cuối cùng của người đó và tại Ủy ban nhân dân cấp xã
nơi có bất động sản.
Trường hợp di
sản chỉ gồm có động sản, nếu trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng và nơi
thường trú hoặc tạm trú có thời hạn cuối cùng của người để lại di sản không ở
cùng một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thì tổ chức hành nghề công chứng
có thể đề nghị Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thường trú hoặc tạm trú có thời hạn
cuối cùng của người để lại di sản thực hiện việc niêm yết.
Trường hợp
việc văn bản khai nhận di sản được niêm yết có khiếu nại, tố cáo, Công chứng
viên giải thích, hướng dẫn cho người dân liên hệ cơ quan có thẩm quyền để giải
quyết nếu nội dung khiếu nại, tố cáo là có cơ sở.
Nếu hết thời
hạn niêm yết mà không nhận được khiếu nại, tố cáo liên quan đến việc văn bản
khai nhận di sản thì thụ lý giải quyết hồ sơ.
- Bước 4: Soạn thảo
và ký văn bản
Trường hợp nội dung, ý
định thực hiện văn bản thỏa thuận là xác thực, không vi phạm pháp luật, không
trái đạo đức xã hội thì công chứng viên soạn thảo văn bản;
Trường hợp văn bản
được soạn thảo sẵn, Công chứng viên kiểm tra dự thảo văn bản; nếu trong dự thảo
văn bản có điều khoản vi phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội, đối tượng của văn
bản không phù hợp với quy định của pháp luật thì công chứng viên phải chỉ rõ
cho người yêu cầu công chứng để điều chỉnh. Trường hợp người yêu cầu công chứng
không điều chỉnh thì công chứng viên có quyền từ chối công chứng;
Người yêu cầu công
chứng tự đọc lại dự thảo văn bản hoặc công chứng viên đọc cho người yêu cầu
công chứng nghe theo đề nghị của người yêu cầu công chứng. Trường hợp người yêu
cầu công chứng đồng ý toàn bộ nội dung trong dự thảo văn bản thì ký vào từng
trang của dự thảo. Công chứng viên yêu cầu người yêu cầu công chứng xuất trình
bản chính của các giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều 40 Luật công chứng để đối
chiếu trước khi ghi lời chứng, ký vào từng trang của văn bản.
- Bước 5: Người yêu cầu công chứng nộp phí; thù lao công chứng, chi
phí khác (nếu có) theo quy định, nhận kết quả công chứng
* Văn bản công chứng
chỉ có hiệu lực khi được công chứng viên ký và đóng dấu của tổ chức hành nghề
công chứng.
10.2. Cách thức
thực hiện
- Thực hiện tại trụ sở
của tổ chức hành nghề công chứng hoạt động trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
- Việc công chứng có
thể thực hiện ngoài trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng trong trường hợp
người yêu cầu công chứng là người già yếu, không thể đi lại được, người đang bị
tạm giữ, tạm giam, đang thi hành án phạt tù hoặc có lý do chính đáng khác không
thể đến trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng.
10.3. Thành
phần hồ sơ
Người yêu cầu công
chứng nộp một bộ hồ sơ yêu cầu công chứng và xuất trình bản chính
để đối chiếu. Hồ sơ gồm có các giấy tờ sau đây:
- Phiếu yêu cầu công
chứng.
- Bản sao giấy tờ
tùy thân của các bên.
- Trường hợp di sản là
quyền sử dụng đất hoặc tài sản pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu thì
trong hồ sơ yêu cầu công chứng phải có giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất,
quyền sở hữu tài sản của người để lại di sản đó.
- Trường hợp thừa kế
theo pháp luật, thì trong hồ sơ yêu cầu công chứng phải có giấy tờ hộ tịch
chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản và người được hưởng di sản theo quy
định của pháp luật về thừa kế.
Trường hợp thừa kế
theo di chúc, trong hồ sơ yêu cầu công chứng phải có bản sao di chúc;
- Bản sao giấy tờ khác
có liên quan đến văn bản thỏa thuận mà pháp luật quy định phải có, cụ thể:
+ Giấy chứng tử;
+ Văn bản từ chối
nhận di sản của các đồng thừa kế khác (nếu có);
+ Giấy tờ tùy thân của
người làm chứng trong trường hợp có nhân chứng;
+ Trường hợp ủy quyền
phải có văn bản ủy quyền hợp pháp.
+ Các giấy tờ có liên
quan đến văn bản thỏa thuận mà pháp luật quy định phải có.
- Dự thảo văn bản thỏa
thuận phân chia di sản (nếu có).
Bản sao nêu trên là
bản chụp, bản in hoặc bản đánh máy có nội dung đầy đủ, chính xác như bản chính
và không phải chứng thực.
10.4. Thời
hạn giải quyết
- Vụ việc đơn
giản không quá 01 (một) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
- Vụ việc phức
tạp cần phải tiến hành xác minh, phối hợp với các cơ quan có liên quan thì thời
hạn giải quyết không quá 05 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp
lệ.
- Thời hạn niêm yết
việc thụ lý công chứng văn bản khai nhận di sản
thừa kế là 15 ngày
10.5. Đối
tượng thực hiện TTHC: Tổ chức, cá
nhân yêu cầu công chứng
10.6. Cơ
quan thực hiện TTHC: Tổ chức hành
nghề công chứng
10.7. Kết
quả thực hiện TTHC: Văn bản công
chứng
10.8. Phí
công chứng; thù lao công chứng, chi phí khác (nếu có):
a) Phí công
chứng: Thực hiện theo quy định tại Thông tư số 257/2016/TT-BTC ngày 11/11/2016
của Bộ trưởng Bộ Tài chính Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý,
sử dụng phí công chứng; phí chứng thực; phí thẩm định tiêu chuẩn, điều kiện
hành nghề công chứng; phí thẩm định điều kiện hoạt động văn phòng công chứng;
lệ phí cấp thẻ công chứng viên.
b) Thù lao công chứng:
Thực hiện theo quy định tại Quyết định số 22/2015/QĐ-UBND ngày 19/8/2015 của
UBND thành phố Đà Nẵng Ban hành mức trần thù lao công chứng, chi phí khác trên
địa bàn thành phố Đà Nẵng
c) Chi phí khác: Do tổ
chức hành nghề và người yêu cầu công chứng thỏa thuận (trên cơ sở tổ chức hành
nghề công chứng niêm yết rõ nguyên tắc tính chi phí khác và có trách nhiệm giải
thích rõ cho người yêu cầu công chứng về các chi phí cụ thể đó).
10.9. Tên
mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không
10.10. Yêu
cầu, điều kiện thực hiện TTHC (nếu có):
- Tổ chức hành nghề công chứng có trách nhiệm niêm yết việc
thụ lý công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản trước khi thực hiện việc
công chứng.
Niêm yết việc
thụ lý công chứng văn bản thoả thuận phân chia di sản thừa kế trong thời hạn 15
ngày. Việc niêm yết do tổ chức hành
nghề công chứng thực hiện tại trụ sở của Ủy ban nhân cấp xã nơi thường trú cuối
cùng của người để lại di sản. Trong trường hợp không xác định được nơi thường
trú cuối cùng thì niêm yết tại nơi tạm trú có thời hạn cuối cùng của người đó.
Trường hợp di sản gồm cả bất động sản và động sản
hoặc di sản chỉ gồm có bất động sản thì việc niêm yết được thực hiện theo quy
định nêu trên và tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có bất động sản.
Trường hợp di sản chỉ là động sản, nếu trụ sở của
tổ chức hành nghề công chứng và nơi thường trú hoặc tạm trú có thời hạn cuối
cùng của người để lại di sản không ở cùng một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương thì tổ chức hành nghề công chứng có thể đề nghị Ủy ban nhân dân cấp xã nơi
thường trú hoặc tạm trú có thời hạn cuối cùng của người để lại di sản thực hiện
việc niêm yết.
- Các yêu cầu, điều
kiện khác theo quy định của pháp luật có liên quan.
10.11. Căn
cứ pháp lý của TTHC
+
Bộ Luật Dân sự năm 2015
+
Luật Công chứng.
+
Nghị định số 29/2015/NĐ-CP ngày 15/3/2015 của Chính phủ về việc qui định chi
tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Công chứng
+
Thông tư số 06/2015/TT-BTP ngày 15/6/2015 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chi
tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật công chứng năm 2014.
+ Thông tư số
257/2016/TT-BTC ngày 11/11/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính Quy định mức thu,
chế độ thu, nộp, quản lý, sử dụng phí công chứng; phí chứng thực; phí thẩm định
tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề công chứng; phí thẩm định điều kiện hoạt động
Văn phòng công chứng; lệ phí cấp thẻ công chứng viên.
+ Quyết định số
22/2015/QĐ-UBND ngày 19/8/2015 của UBND thành phố Đà Nẵng Ban hành mức trần thù
lao công chứng, chi phí khác trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
11. Công chứng văn
bản khai nhận di sản thừa kế
11.1. Trình tự thực
hiện:
- Bước 1: Người yêu cầu công chứng nộp hồ sơ yêu cầu công chứng tại
tổ chức hành nghề công chứng;
Người duy nhất được
hưởng di sản theo pháp luật hoặc những người cùng được hưởng di sản theo pháp
luật nhưng thỏa thuận không phân chia di sản đó có quyền yêu cầu công chứng văn
bản khai nhận di sản;
- Bước 2: Công chứng viên tiếp nhận hồ sơ và kiểm tra giấy tờ trong
hồ sơ yêu cầu công chứng. Trường hợp hồ sơ yêu cầu công chứng đầy đủ, phù hợp
với quy định của pháp luật thì thụ lý hồ sơ công chứng, nếu hồ sơ yêu cầu công chứng chưa đầy đủ thì hướng dẫn người yêu cầu
công chứng hoàn thiện.
Công chứng viên hướng
dẫn người yêu cầu công chứng tuân thủ đúng các quy định về thủ tục công chứng
và các quy định pháp luật có liên quan đến việc thực hiện văn bản khai nhận;
giải thích cho người yêu cầu công chứng hiểu rõ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp
pháp của họ, ý nghĩa và hậu quả pháp lý của việc tham gia văn bản khai nhận.
Công chứng viên phải kiểm tra để xác định người để lại di sản đúng là người có
quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản và những người yêu cầu công chứng đúng
là người được hưởng di sản;
Trong trường hợp có
căn cứ cho rằng việc để lại di sản và hưởng di sản là không đúng pháp luật thì
từ chối yêu cầu công chứng hoặc có căn cứ cho rằng hồ sơ yêu cầu công chứng có
vấn đề chưa rõ, việc thực hiện văn bản khai nhận có dấu hiệu bị đe doạ, cưỡng
ép, có sự nghi ngờ về năng lực hành vi dân sự của người yêu cầu công chứng thì
công chứng viên đề nghị người yêu cầu công chứng làm rõ hoặc theo đề nghị của
người yêu cầu công chứng, công chứng viên tiến hành xác minh hoặc yêu cầu giám
định; trường hợp không làm rõ được thì có quyền từ chối công chứng;
- Bước 3:
Thực hiện niêm yết
Tổ chức hành
nghề công chứng niêm yết việc thụ lý công chứng văn bản khai nhận di
sản thừa kế tại
trụ sở của Ủy ban nhân cấp xã nơi thường trú cuối cùng của người để lại di sản;
trường hợp không xác định được nơi thường trú cuối cùng thì niêm yết tại nơi
tạm trú có thời hạn cuối cùng của người đó.
Trường hợp di
sản gồm cả bất động sản và động sản hoặc di sản chỉ gồm có bất động sản thì
việc niêm yết được thực hiện tại nơi thường trú cuối cùng của người để lại di
sản; trường hợp không xác định được nơi thường trú cuối cùng thì niêm yết tại
nơi tạm trú có thời hạn cuối cùng của người đó và tại Ủy ban nhân dân cấp xã
nơi có bất động sản.
Trường hợp di
sản chỉ gồm có động sản, nếu trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng và nơi
thường trú hoặc tạm trú có thời hạn cuối cùng của người để lại di sản không ở
cùng một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thì tổ chức hành nghề công chứng
có thể đề nghị Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thường trú hoặc tạm trú có thời hạn
cuối cùng của người để lại di sản thực hiện việc niêm yết.
Trường hợp
việc văn bản khai nhận di sản thừa kế được niêm yết có khiếu
nại, tố cáo, Công chứng viên giải thích, hướng dẫn cho người dân liên hệ cơ quan có
thẩm quyền để giải quyết nếu nội dung khiếu nại, tố cáo là có cơ sở.
Nếu hết thời
hạn niêm yết mà không nhận được khiếu nại, tố cáo liên quan đến việc văn bản
khai nhận di sản thì thụ lý giải quyết hồ sơ.
- Bước 4: Soạn thảo
và ký văn bản
Trường hợp nội dung, ý
định thực hiện văn bản khai nhận là xác thực, không vi phạm pháp luật, không
trái đạo đức xã hội thì công chứng viên soạn thảo văn bản;
Trường hợp văn bản
được soạn thảo sẵn, Công chứng viên kiểm tra dự thảo; nếu trong dự thảo có điều
khoản vi phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội, đối tượng của văn bản không phù
hợp với quy định của pháp luật thì công chứng viên phải chỉ rõ cho người yêu
cầu công chứng để điều chỉnh. Trường hợp người yêu cầu công chứng không điều
chỉnh thì công chứng viên có quyền từ chối công chứng;
Người yêu cầu công
chứng tự đọc lại dự thảo hoặc công chứng viên đọc cho người yêu cầu công chứng
nghe theo đề nghị của người yêu cầu công chứng. Trường hợp người yêu cầu công
chứng đồng ý toàn bộ nội dung trong dự thảo thì ký vào từng trang của dự thảo.
Công chứng viên yêu cầu người yêu cầu công chứng xuất trình bản chính của các
giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều 40 Luật công chứng để đối chiếu trước khi ghi
lời chứng, ký vào từng trang của dự thảo.
- Bước 5: Người có yêu cầu công chứng nộp phí; thù lao công chứng,
chi phí khác (nếu có) theo quy định, nhận kết quả công chứng
* Văn bản công chứng
chỉ có hiệu lực khi được công chứng viên ký và đóng dấu của tổ chức hành nghề
công chứng.
11.2. Cách thức
thực hiện
- Thực hiện tại trụ sở
của tổ chức hành nghề công chứng hoạt động trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
- Việc công chứng có
thể thực hiện ngoài trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng trong trường hợp
người yêu cầu công chứng là người già yếu, không thể đi lại được, người đang bị
tạm giữ, tạm giam, đang thi hành án phạt tù hoặc có lý do chính đáng khác không
thể đến trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng.
11.3. Thành
phần hồ sơ
Người yêu cầu công
chứng nộp một bộ hồ sơ yêu cầu công chứng và xuất trình bản chính
để đối chiếu. Hồ sơ gồm có các giấy tờ sau đây:
- Phiếu yêu cầu công
chứng;
- Bản sao giấy tờ tùy
thân;
- Di chúc (trong
trường hợp thừa kế theo di chúc);
- Bản sao giấy chứng
nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc bản sao giấy tờ thay thế được pháp luật
quy định đối với tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền
sử dụng, trong trường hợp di chúc liên quan đến tài sản đó;
- Giấy tờ hộ tịch
chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản và người được hưởng di sản theo quy
định của pháp luật về thừa kế.
- Bản sao giấy tờ khác
có liên quan đến văn bản thỏa thuận mà pháp luật quy định phải có, cụ thể:
+ Giấy chứng tử;
+ Văn bản từ chối
nhận di sản của các đồng thừa kế khác (nếu có);
+ Giấy tờ tùy thân của
người làm chứng trong trường hợp có nhân chứng;
+ Trường hợp ủy quyền
phải có văn bản ủy quyền hợp pháp.
+ Các giấy tờ có liên
quan đến văn bản thỏa thuận mà pháp luật quy định phải có.
- Dự thảo văn bản khai
nhận di sản (nếu có);
Bản sao nêu trên là
bản chụp, bản in hoặc bản đánh máy có nội dung đầy đủ, chính xác như bản chính
và không phải chứng thực.
11.4. Thời
hạn giải quyết
- Vụ việc đơn
giản không quá 01 (một) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
- Vụ việc phức
tạp cần phải tiến hành xác minh, phối hợp với các cơ quan có liên quan thì thời
hạn giải quyết không quá 05 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp
lệ.
- Thời hạn niêm yết việc
thụ lý công chứng văn bản khai nhận di sản
thừa kế là 15 ngày
11.5. Đối
tượng thực hiện TTHC: Tổ chức, cá
nhân yêu cầu công chứng
11.6. Cơ
quan thực hiện TTHC: Tổ chức hành
nghề công chứng
11.7. Kết
quả thực hiện TTHC: Văn bản công
chứng
11.8. Phí
công chứng; thù lao công chứng, chi phí khác (nếu có):
a) Phí công
chứng: Thực hiện theo quy định tại Thông tư số 257/2016/TT-BTC ngày 11/11/2016
của Bộ trưởng Bộ Tài chính Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý,
sử dụng phí công chứng; phí chứng thực; phí thẩm định tiêu chuẩn, điều kiện
hành nghề công chứng; phí thẩm định điều kiện hoạt động văn phòng công chứng;
lệ phí cấp thẻ công chứng viên.
b) Thù lao công chứng:
Thực hiện theo quy định tại Quyết định số 22/2015/QĐ-UBND ngày 19/8/2015 của
UBND thành phố Đà Nẵng Ban hành mức trần thù lao công chứng, chi phí khác trên
địa bàn thành phố Đà Nẵng
c) Chi phí khác: Do tổ
chức hành nghề và người yêu cầu công chứng thỏa thuận (trên cơ sở tổ chức hành
nghề công chứng niêm yết rõ nguyên tắc tính chi phí khác và có trách nhiệm giải
thích rõ cho người yêu cầu công chứng về các chi phí cụ thể đó).
11.9. Tên
mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không
11.10. Yêu
cầu, điều kiện thực hiện TTHC (nếu có)
+ Đảm bảo đầy đủ các
thành phần của hồ sơ theo quy định
+ Tổ chức hành nghề công chứng có trách nhiệm niêm yết việc
thụ lý công chứng văn bản khai nhận di sản trước khi thực hiện việc công chứng.
Niêm yết việc
thụ lý công chứng văn bản khai nhận di sản thừa kế trong thời hạn 15 ngày. Việc niêm yết do tổ chức hành nghề công chứng thực
hiện tại trụ sở của Ủy ban nhân cấp xã nơi thường trú cuối cùng của người để
lại di sản. Trong trường hợp không xác định được nơi thường trú cuối cùng thì
niêm yết tại nơi tạm trú có thời hạn cuối cùng của người đó.
Trường hợp di sản gồm cả bất động sản và động sản
hoặc di sản chỉ gồm có bất động sản thì việc niêm yết được thực hiện theo quy
định nêu trên và tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có bất động sản.
Trường hợp di sản chỉ là động sản, nếu trụ sở của
tổ chức hành nghề công chứng và nơi thường trú hoặc tạm trú có thời hạn cuối
cùng của người để lại di sản không ở cùng một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương thì tổ chức hành nghề công chứng có thể đề nghị Ủy ban nhân dân cấp xã nơi
thường trú hoặc tạm trú có thời hạn cuối cùng của người để lại di sản thực hiện
việc niêm yết.
- Các yêu cầu, điều
kiện khác theo quy định của pháp luật có liên quan.
11.11. Căn
cứ pháp lý của TTHC
+
Bộ Luật Dân sự năm 2015
+
Luật Công chứng.
+
Nghị định số 29/2015/NĐ-CP ngày 15/3/2015 của Chính phủ về việc qui định chi
tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Công chứng
+
Thông tư số 06/2015/TT-BTP ngày 15/6/2015 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chi
tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật công chứng năm 2014.
+ Thông tư số
257/2016/TT-BTC ngày 11/11/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính Quy định mức thu,
chế độ thu, nộp, quản lý, sử dụng phí công chứng; phí chứng thực; phí thẩm định
tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề công chứng; phí thẩm định điều kiện hoạt động
Văn phòng công chứng; lệ phí cấp thẻ công chứng viên.
+ Quyết định số
22/2015/QĐ-UBND ngày 19/8/2015 của UBND thành phố Đà Nẵng Ban hành mức trần thù
lao công chứng, chi phí khác trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
12. Công chứng văn
bản từ chối nhận di sản thừa kế
12.1. Trình tự thực
hiện:
- Bước 1: Người yêu cầu công chứng nộp hồ sơ yêu cầu công chứng tại
tổ chức hành nghề công chứng;
- Bước 2: Công chứng viên tiếp nhận hồ sơ và kiểm tra giấy tờ trong
hồ sơ yêu cầu công chứng. Trường hợp hồ sơ yêu cầu công chứng đầy đủ, phù hợp
với quy định của pháp luật thì thụ lý hồ sơ công chứng, nếu hồ sơ yêu cầu công chứng chưa đầy đủ thì hướng dẫn người yêu cầu
công chứng hoàn thiện hồ sơ.
Công chứng viên hướng
dẫn người yêu cầu công chứng tuân thủ đúng các quy định về thủ tục công chứng
và các quy định pháp luật có liên quan; giải thích cho người yêu cầu công chứng
hiểu rõ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của họ, ý nghĩa và hậu quả pháp lý
của việc từ chối nhận di sản;
Trong trường hợp có
căn cứ cho rằng hồ sơ yêu cầu công chứng có vấn đề chưa rõ, việc từ chối nhận
di sản thừa kế có dấu hiệu bị đe doạ, cưỡng ép, có sự nghi ngờ về năng lực hành
vi dân sự của người yêu cầu công chứng hoặc đối tượng của việc từ chối nhận di
sản thừa kế chưa được mô tả cụ thể thì công chứng viên đề nghị người yêu cầu
công chứng làm rõ hoặc theo đề nghị của người yêu cầu công chứng, công chứng
viên tiến hành xác minh hoặc yêu cầu giám định; trường hợp không làm rõ được
thì có quyền từ chối công chứng;
Trường hợp việc từ
chối nhận di sản thừa kế là xác thực, không vi phạm pháp luật, không trái đạo
đức xã hội thì công chứng viên soạn thảo văn bản từ chối nhận di sản thừa kế.
Trường hợp văn bản
được soạn thảo sẵn, Công chứng viên kiểm tra dự thảo; nếu trong dự thảo hợp
đồng, giao dịch có điều khoản vi phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội, đối tượng
của hợp đồng, giao dịch không phù hợp với quy định của pháp luật thì công chứng
viên phải chỉ rõ cho người yêu cầu công chứng để điều chỉnh. Trường hợp người
yêu cầu công chứng không điều chỉnh thì công chứng viên có quyền từ chối công
chứng;
Người yêu cầu công
chứng tự đọc lại dự thảo hoặc công chứng viên đọc cho người yêu cầu công chứng
nghe theo đề nghị của người yêu cầu công chứng. Trường hợp người yêu cầu công
chứng đồng ý toàn bộ nội dung trong dự thảo thì ký vào từng trang của dự thảo.
Công chứng viên yêu cầu người yêu cầu công chứng xuất trình bản chính của các
giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều 40 Luật công chứng để đối chiếu trước khi ghi
lời chứng, ký vào từng trang của dự thảo.
- Bước 3: Người có yêu cầu công chứng nộp phí công chứng; thù lao
công chứng, chi phí khác (nếu có) theo quy định, nhận kết quả công chứng
* Văn bản công chứng
chỉ có hiệu lực khi được công chứng viên ký và đóng dấu của tổ chức hành nghề
công chứng.
12.2. Cách thức
thực hiện
- Thực hiện tại trụ sở
của tổ chức hành nghề công chứng hoạt động trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
- Việc công chứng có
thể thực hiện ngoài trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng trong trường hợp
người yêu cầu công chứng là người già yếu, không thể đi lại được, người đang bị
tạm giữ, tạm giam, đang thi hành án phạt tù hoặc có lý do chính đáng khác không
thể đến trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng.
12.3. Thành
phần hồ sơ
Người yêu cầu công
chứng nộp một bộ hồ sơ yêu cầu công chứng và xuất trình bản chính
để đối chiếu. Hồ sơ gồm có các giấy tờ sau đây:
- Phiếu yêu cầu công
chứng;
- Bản sao giấy tờ tùy
thân;
- Bản sao di chúc
trong trường hợp thừa kế theo di chúc hoặc giấy tờ hộ tịch chứng minh quan hệ
giữa người để lại di sản và người yêu cầu công chứng theo pháp luật về thừa kế;
- Bản sao giấy tờ khác
có liên quan đến văn bản từ chối mà pháp luật quy định phải có, cụ thể:
+ Giấy chứng tử;
+ Giấy tờ tùy thân của
người làm chứng trong trường hợp có nhân chứng;
+ Đối với trường hợp
pháp nhân từ chối nhận di sản thừa kế thì phải có Điều lệ của pháp nhân. Trường
hợp Điều lệ của pháp nhân không quy định rõ thẩm quyền của người đại diện pháp
nhân về việc từ chối nhận di sản thừa kế thì phải có biên bản họp của Hội đồng
thành viên, Nghị quyết của Hội đồng thành viên (đối với loại hình công ty
TNHH); biên bản họp Hội đồng quản trị, biên bản họp hội đồng cổ đông, nghị
quyết hội đồng cổ đông (đối với loại hình công ty cổ phần)…, nội dung các văn
bản này phải nêu rõ việc từ chối nhận di sản thừa kế liên quan đến nội dung yêu
cầu công chứng và cử người đại diện ký kết; hoặc tương ứng với từng loại tổ
chức cần các giấy tờ khác có liên quan mà pháp luật quy định phải có.
+ Giấy tờ khác có liên
quan đến văn bản từ chối mà pháp luật quy định phải có
- Dự thảo văn bản từ
chối nhận di sản (nếu có);
Bản sao nêu trên là
bản chụp, bản in hoặc bản đánh máy có nội dung đầy đủ, chính xác như bản chính
và không phải chứng thực.
12.4. Thời
hạn giải quyết
- Vụ việc đơn
giản không quá 01 (một) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
- Vụ việc phức
tạp cần phải tiến hành xác minh, phối hợp với các cơ quan có liên quan thì thời
hạn giải quyết không quá 05 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp
lệ.
12.5. Đối
tượng thực hiện TTHC: Tổ chức, cá
nhân yêu cầu công chứng
12.6. Cơ
quan thực hiện TTHC: Tổ chức hành
nghề công chứng
12.7. Kết
quả thực hiện TTHC: Văn bản công
chứng
12.8. Phí
công chứng; thù lao công chứng, chi phí khác (nếu có):
a) Phí công
chứng: Thực hiện theo quy định tại Thông tư số 257/2016/TT-BTC ngày 11/11/2016
của Bộ trưởng Bộ Tài chính Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý, sử dụng
phí công chứng; phí chứng thực; phí thẩm định tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề
công chứng; phí thẩm định điều kiện hoạt động văn phòng công chứng; lệ phí cấp
thẻ công chứng viên, cụ thể: 20.000 đồng.
b) Thù lao công chứng:
Thực hiện theo quy định tại Quyết định số 22/2015/QĐ-UBND ngày 19/8/2015 của
UBND thành phố Đà Nẵng Ban hành mức trần thù lao công chứng, chi phí khác trên
địa bàn thành phố Đà Nẵng
c) Chi phí khác: Do tổ
chức hành nghề và người yêu cầu công chứng thỏa thuận (trên cơ sở tổ chức hành
nghề công chứng niêm yết rõ nguyên tắc tính chi phí khác và có trách nhiệm giải
thích rõ cho người yêu cầu công chứng về các chi phí cụ thể đó).
12.9. Tên
mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không
12.10. Yêu
cầu, điều kiện thực hiện TTHC (nếu có):
- Người thừa
kế có quyền từ chối nhận di sản, trừ trường hợp việc từ chối nhằm trốn tránh
việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với người khác.
- Việc từ chối
nhận di sản phải được lập thành văn bản và gửi đến người quản lý di sản, những
người thừa kế khác, người được giao nhiệm vụ phân chia di sản để biết.
- Việc từ chối
nhận di sản phải được thể hiện trước thời điểm phân chia di sản.
- Các yêu cầu, điều
kiện khác theo quy định của pháp luật có liên quan.
12.11. Căn
cứ pháp lý của TTHC
+
Bộ Luật Dân sự năm 2015
+
Luật Công chứng.
+
Nghị định số 29/2015/NĐ-CP ngày 15/3/2015 của Chính phủ về việc qui định chi
tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Công chứng
+
Thông tư số 06/2015/TT-BTP ngày 15/6/2015 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chi
tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật công chứng năm 2014.
+ Thông tư số
257/2016/TT-BTC ngày 11/11/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính Quy định mức thu,
chế độ thu, nộp, quản lý, sử dụng phí công chứng; phí chứng thực; phí thẩm định
tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề công chứng; phí thẩm định điều kiện hoạt động
Văn phòng công chứng; lệ phí cấp thẻ công chứng viên.
+ Quyết định số
22/2015/QĐ-UBND ngày 19/8/2015 của UBND thành phố Đà Nẵng Ban hành mức trần thù
lao công chứng, chi phí khác trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
+ Các văn bản quy phạm
pháp luật có liên quan và các văn bản hướng dẫn thi hành.
13. Công chứng hợp
đồng mua bán tài sản đấu giá
13.1. Trình tự thực
hiện:
- Bước 1: Người yêu cầu công chứng nộp hồ sơ yêu cầu công chứng tại
tổ chức hành nghề công chứng;
- Bước 2: Công chứng viên tiếp nhận hồ sơ và kiểm tra giấy tờ trong
hồ sơ yêu cầu công chứng. Trường hợp hồ sơ yêu cầu công chứng đầy đủ, phù hợp
với quy định của pháp luật thì thụ lý hồ sơ; nếu
hồ sơ yêu cầu công chứng chưa đầy đủ thì hướng dẫn người yêu cầu công chứng
hoàn thiện hồ sơ.
Công chứng viên hướng
dẫn người yêu cầu công chứng tuân thủ đúng các quy định về thủ tục công chứng
và các quy định pháp luật có liên quan đến việc thực hiện hợp đồng; giải thích
rõ quyền và nghĩa vụ của các bên và hậu quả pháp lý của việc ủy quyền đó cho
các bên tham gia;
Trong trường hợp có
căn cứ cho rằng trong hồ sơ yêu cầu công chứng có vấn đề chưa rõ, việc giao kết
hợp đồng có dấu hiệu bị đe dọa, cưỡng ép, có sự nghi ngờ về năng lực hành vi
dân sự của người yêu cầu công chứng hoặc đối tượng của hợp đồng chưa được mô tả
cụ thể thì công chứng viên đề nghị người yêu cầu công chứng làm rõ hoặc theo đề
nghị của người yêu cầu công chứng, công chứng viên tiến hành xác minh hoặc yêu
cầu giám định; trường hợp không làm rõ được thì có quyền từ chối công chứng;
Trường hợp nội dung, ý
định giao kết hợp đồng là xác thực, không vi phạm pháp luật, không trái đạo đức
xã hội thì công chứng viên soạn thảo hợp đồng;
Trường hợp hợp đồng
được soạn thảo sẵn, công chứng viên kiểm tra dự thảo hợp đồng; nếu trong dự
thảo hợp đồng có điều khoản vi phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội, đối tượng
của hợp đồng không phù hợp với thực tế thì công chứng viên phải chỉ rõ cho
người yêu cầu công chứng để điều chỉnh. Trường hợp người yêu cầu công chứng
không điều chỉnh thì công chứng viên có quyền từ chối công chứng;
Người yêu cầu công
chứng tự đọc lại dự thảo hợp đồng hoặc công chứng viên đọc cho người yêu cầu
công chứng nghe theo đề nghị của người yêu cầu công chứng. Trường hợp người yêu
cầu công chứng đồng ý toàn bộ nội dung trong dự thảo hợp đồng thì ký vào từng
trang của hợp đồng. Công chứng viên yêu cầu người yêu cầu công chứng xuất trình
bản chính của các giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều 40 Luật công chứng để đối
chiếu trước khi ghi lời chứng, ký vào từng trang của hợp đồng.
- Bước 3: Người có yêu cầu công chứng nộp phí, thù lao công chứng,
chi phí khác theo quy định (nếu có), nhận kết quả công chứng.
* Văn bản công chứng
chỉ có hiệu lực khi được công chứng viên ký và đóng dấu của tổ chức hành nghề
công chứng.
13.2. Cách thức
thực hiện:
- Thực hiện tại trụ sở
của tổ chức hành nghề công chứng hoạt động trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
- Việc công chứng có
thể thực hiện ngoài trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng trong trường hợp
người yêu cầu công chứng là người già yếu, không thể đi lại được, người đang bị
tạm giữ, tạm giam, đang thi hành án phạt tù hoặc có lý do chính đáng khác không
thể đến trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng.
13.3. Thành
phần hồ sơ
Người yêu cầu công
chứng nộp một bộ hồ sơ yêu cầu công chứng và xuất trình bản chính
để đối chiếu. Hồ sơ gồm có các giấy tờ sau đây:
- Phiếu yêu cầu công
chứng.
- Bản sao giấy tờ
tùy thân của các bên.
- Bản sao giấy chứng
nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc bản sao giấy tờ thay thế được pháp luật
quy định đối với tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền
sử dụng trong trường hợp hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản đó;
- Bản chính giấy tờ
liên quan đến tài sản đấu giá (Quyết định, Bản án có hiệu lực, Biên bản bàn
giao tài sản đấu giá, Biên bản định giá tài sản đấu giá ...);
- Bản chính biên bản
đấu giá tài sản;
- Bản chính hợp đồng
dịch vụ đấu giá tài sản;
- Văn bản ủy quyền hợp
pháp (nếu có)
- Bản sao giấy tờ khác
có liên quan đến hợp đồng, giao dịch mà pháp luật quy định phải có, cụ thể:
+ Bản sao giấy chứng
nhận kết hôn; văn bản cam kết tài sản riêng (nếu đã có vợ chồngmà vợ chồng có
thỏa thuận về tài sản trong thời kỳ hôn nhân); giấy xác nhận tình trạng hôn
nhân (đối với trường hợp chưa kết hôn hoặc trường hợp có đăng ký kết hôn nhưng
đã ly hôn, chưa có kết hôn mới hoặc trường hợp có đăng ký kết hôn nhưng vợ/chồng
đã chết, chưa kết hôn mới hoặc trường hợp chung sống với nhau như vợ chồng
trước ngày 03/01/1987 và vẫn chung sống với nhau mà chưa đăng ký kết hôn).
+Trường hợp giao dịch
với tổ chức là pháp nhân thì phải bổ sung các loại giấy tờ sau:
. Bản sao Giấy
chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đầu tư
. Quyết định bổ nhiệm
hoặc công nhận người đứng đầu pháp nhân (đại diện theo pháp luật của pháp nhân);
. Văn bản ủy quyền
của người đứng đầu pháp nhân cho người đại diện pháp nhân được ký kết
hợp đồng, giao dịch (nếu có);
. Giấy tờ tùy thân
của người đại diện pháp nhân;
. Đối với tài sản
thuộc quyền sở hữu của pháp nhân thì phải có Điều lệ của pháp nhân. Trường hợp
Điều lệ của pháp nhân không quy định rõ thẩm quyền của người đứng đầu pháp nhân
thì phải có biên bản họp của Hội đồng thành viên, Nghị quyết của Hội đồng thành
viên (đối với loại hình công ty TNHH); biên bản họp Hội đồng quản trị, biên bản
họp hội đồng cổ đông, nghị quyết hội đồng cổ đông (đối với loại hình công ty cổ
phần)…, nội dung các văn bản này phải nêu rõ việc đồng ý thực hiện giao dịch
liên quan đến nội dung yêu cầu công chứng và cử người đại diện ký kết hợp đồng.
Hoặc tương ứng với từng loại hợp đồng công chứng mà có các giấy tờ khác có liên
quan như: báo cáo tài chính tại thời điểm công bố gần nhất,…
. Người đại diện theo
pháp luật của pháp nhân nếu không đến tổ chức hành nghề công chứng để ký
vào hợp đồng trước sự có mặt của công chứng viên thì người đó có thể ký trước
vào hợp đồng nhưng phải gửi văn bản đăng ký chữ ký mẫu, mẫu dấu tại tổ chức
hành nghề công chứng.
+ Các giấy tờ khác có
liên quan mà pháp luật quy định phải có
- Dự thảo hợp đồng
mua bán tài sản đấu giá (nếu có);
Bản sao nêu trên là
bản chụp, bản in hoặc bản đánh máy có nội dung đầy đủ, chính xác như bản chính
và không phải chứng thực.
13.4. Thời
hạn giải quyết
- Vụ việc đơn
giản không quá 01 (một) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
- Vụ việc phức
tạp cần phải tiến hành xác minh, phối hợp với các cơ quan có liên quan thì thời
hạn giải quyết không quá 05 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp
lệ.
13.5. Đối
tượng thực hiện TTHC: Tổ chức, cá
nhân yêu cầu công chứng
13.6. Cơ
quan thực hiện TTHC: Tổ chức hành
nghề công chứng
13.7. Kết
quả thực hiện TTHC: Văn bản công
chứng
13.8. Phí
công chứng; thù lao công chứng, chi phí khác (nếu có):
-Phí công
chứng: Thực hiện theo quy định tại Thông tư số 111/2017/TT-BTC ngày 20/10/2017
của Bộ trưởng Bộ Tài chính Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số
257/2016/TT-BTC ngày 11/11/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính Quy định mức thu,
chế độ thu, nộp, quản lý, sử dụng phí công chứng; phí chứng thực; phí thẩm định
tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề công chứng; phí thẩm định điều kiện hoạt động
văn phòng công chứng; lệ phí cấp thẻ công chứng viên.
- Thù lao công chứng:
Thực hiện theo quy định tại Quyết định số 22/2015/QĐ-UBND ngày 19/8/2015 của
UBND thành phố Đà Nẵng Ban hành mức trần thù lao công chứng, chi phí khác trên
địa bàn thành phố Đà Nẵng
- Chi phí khác: Do tổ
chức hành nghề và người yêu cầu công chứng thỏa thuận (trên cơ sở tổ chức hành
nghề công chứng niêm yết rõ nguyên tắc tính chi phí khác và có trách nhiệm giải
thích rõ cho người yêu cầu công chứng về các chi phí cụ thể đó).
13.9. Tên
mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không
13.10. Yêu
cầu, điều kiện thực hiện TTHC (nếu có): Không
13.11. Căn
cứ pháp lý của TTHC
+
Bộ Luật Dân sự năm 2015
+
Luật Công chứng.
+ Luật Đấu giá tài sản
+
Nghị định số 29/2015/NĐ-CP ngày 15/3/2015 của Chính phủ về việc qui định chi
tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Công chứng
+
Thông tư số 06/2015/TT-BTP ngày 15/6/2015 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chi
tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật công chứng năm 2014.
+ Thông tư số
111/2017/TT-BTC ngày 20/10/2017 của Bộ trưởng Bộ Tài chính Sửa đổi, bổ sung một
số điều của Thông tư số 257/2016/TT-BTC ngày 11/11/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài
chính Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý, sử dụng phí công chứng; phí
chứng thực; phí thẩm định tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề công chứng; phí thẩm
định điều kiện hoạt động văn phòng công chứng; lệ phí cấp thẻ công chứng viên
+ Quyết định số
22/2015/QĐ-UBND ngày 19/8/2015 của UBND thành phố Đà Nẵng Ban hành mức trần thù
lao công chứng, chi phí khác trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
+ Các văn bản quy phạm
pháp luật có liên quan và các văn bản hướng dẫn thi hành
14. Công chứng hợp
đồng ủy quyền
14.1. Trình tự thực
hiện:
- Bước 1: Người yêu cầu công chứngnộp hồ sơ yêu cầu công chứng tại tổ
chức hành nghề công chứng;
- Bước 2: Công chứng viên tiếp nhận hồ sơ và kiểm tra giấy tờ trong
hồ sơ yêu cầu công chứng. Trường hợp hồ sơ yêu cầu công chứng đầy đủ, phù hợp
với quy định của pháp luật thì thụ lý hồ sơ; nếu
hồ sơ yêu cầu công chứng chưa đầy đủ thì hướng dẫn người yêu cầu công chứng
hoàn thiện hồ sơ.
Công chứng viên hướng
dẫn người yêu cầu công chứng tuân thủ đúng các quy định về thủ tục công chứng
và các quy định pháp luật có liên quan đến việc thực hiện hợp đồng; giải thích
rõ quyền và nghĩa vụ của các bên và hậu quả pháp lý của việc ủy quyền đó cho
các bên tham gia;
Trong trường hợp có
căn cứ cho rằng trong hồ sơ yêu cầu công chứng có vấn đề chưa rõ, việc giao kết
hợp đồng có dấu hiệu bị đe dọa, cưỡng ép, có sự nghi ngờ về năng lực hành vi
dân sự của người yêu cầu công chứng hoặc đối tượng của hợp đồng, giao dịch chưa
được mô tả cụ thể thì công chứng viên đề nghị người yêu cầu công chứng làm rõ
hoặc theo đề nghị của người yêu cầu công chứng, công chứng viên tiến hành xác
minh hoặc yêu cầu giám định; trường hợp không làm rõ được thì có quyền từ chối
công chứng;
Trường hợp nội dung, ý
định giao kết hợp đồng là xác thực, không vi phạm pháp luật, không trái đạo đức
xã hội thì công chứng viên soạn thảo hợp đồng;
Trường hợp hợp đồng
được soạn thảo sẵn, công chứng viên kiểm tra dự thảo hợp đồng; nếu trong dự
thảo hợp đồng có điều khoản vi phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội, đối tượng
của hợp đồng không phù hợp với thực tế thì công chứng viên phải chỉ rõ cho
người yêu cầu công chứng để điều chỉnh. Trường hợp người yêu cầu công chứng
không điều chỉnh thì công chứng viên có quyền từ chối công chứng;
Người yêu cầu công
chứng tự đọc lại dự thảo hợp đồng hoặc công chứng viên đọc cho người yêu cầu
công chứng nghe theo đề nghị của người yêu cầu công chứng. Trường hợp người yêu
cầu công chứng đồng ý toàn bộ nội dung trong dự thảo hợp đồng thì ký vào từng
trang của hợp đồng. Công chứng viên yêu cầu người yêu cầu công chứng xuất trình
bản chính của các giấy tờ để đối chiếu trước khi ghi lời chứng, ký vào từng
trang của hợp đồng;
Trong trường hợp bên
ủy quyền và bên được ủy quyền không thể cùng đến một tổ chức hành nghề công
chứng thì bên ủy quyền yêu cầu tổ chức hành nghề công chứng nơi họ cư trú công
chứng hợp đồng ủy quyền; bên được ủy quyền yêu cầu tổ chức hành nghề công chứng
nơi họ cư trú công chứng tiếp vào bản gốc hợp đồng ủy quyền này, hoàn tất thủ
tục công chứng hợp đồng ủy quyền.
Bước 3: Người có yêu cầu công chứng nộp phí, thù lao công chứng,
chi phí khác theo quy định (nếu có), nhận kết quả công chứng.
* Văn bản công chứng
chỉ có hiệu lực khi được công chứng viên ký và đóng dấu của tổ chức hành nghề
công chứng.
14.2. Cách thức
thực hiện:
+ Thực hiện tại trụ sở
của tổ chức hành nghề công chứng hoạt động trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
+ Việc công chứng có
thể thực hiện ngoài trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng trong trường hợp
người yêu cầu công chứng là người già yếu, không thể đi lại được, người đang bị
tạm giữ, tạm giam, đang thi hành án phạt tù hoặc có lý do chính đáng khác không
thể đến trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng.
14.3. Thành
phần hồ sơ
Người yêu cầu công
chứng nộp một bộ hồ sơ yêu cầu công chứng và xuất trình bản chính
để đối chiếu. Hồ sơ gồm có các giấy tờ sau đây:
- Phiếu yêu cầu công
chứng;
- Bản sao giấy tờ
tùy thân của các bên;
- Giấy tờ có liên
quan đến nội dung ủy quyền;
- Bản sao giấy chứng
nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc bản sao giấy tờ thay thế được pháp luật
quy định đối với tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền
sử dụng trong trường hợp hợp đồng liên quan đến tài sản đó;
- Bản sao giấy tờ khác
có liên quan đến hợp đồng, giao dịch mà pháp luật quy định phải có, cụ thể:
+ Bản sao giấy chứng
nhận kết hôn; văn bản cam kết tài sản riêng (nếu đã có vợ chồng mà vợ chồng có
thỏa thuận về tài sản trong thời kỳ hôn nhân); giấy xác nhận tình trạng hôn
nhân (đối với trường hợp chưa kết hôn hoặc trường hợp có đăng ký kết hôn nhưng
đã ly hôn, chưa có kết hôn mới hoặc trường hợp có đăng ký kết hôn nhưng
vợ/chồng đã chết, chưa kết hôn mới hoặc trường hợp chung sống với nhau như vợ
chồng trước ngày 03/01/1987 và vẫn chung sống với nhau mà chưa đăng ký kết hôn).
+ Giấy tờ tùy thân của
người làm chứng trong trường hợp có nhân chứng.
+ Trường hợp giao
dịch với tổ chức là pháp nhân thì phải bổ sung các loại giấy tờ sau:
. Bản sao Giấy
chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đầu tư
. Quyết định bổ nhiệm
hoặc công nhận người đứng đầu pháp nhân (đại diện theo pháp luật của pháp nhân);
. Văn bản ủy quyền
của người đứng đầu pháp nhân cho người đại diện pháp nhân được ký kết
hợp đồng, giao dịch (nếu có);
. Giấy tờ tùy thân
của người đại diện pháp nhân;
. Đối với tài sản
thuộc quyền sở hữu của pháp nhân thì phải có Điều lệ của pháp nhân. Trường hợp
Điều lệ của pháp nhân không quy định rõ thẩm quyền của người đứng đầu pháp nhân
thì phải có biên bản họp của Hội đồng thành viên, Nghị quyết của Hội đồng thành
viên (đối với loại hình công ty TNHH); biên bản họp Hội đồng quản trị, biên bản
họp hội đồng cổ đông, nghị quyết hội đồng cổ đông (đối với loại hình công ty cổ
phần)…, nội dung các văn bản này phải nêu rõ việc đồng ý thực hiện giao dịch
liên quan đến nội dung yêu cầu công chứng và cử người đại diện ký kết hợp đồng.
Hoặc tương ứng với từng loại hợp đồng công chứng mà có các giấy tờ khác có liên
quan như: báo cáo tài chính tại thời điểm công bố gần nhất,…
. Người đại diện theo
pháp luật của pháp nhân nếu không đến tổ chức hành nghề công chứng để ký
vào hợp đồng trước sự có mặt của công chứng viên thì người đó có thể ký trước
vào hợp đồng nhưng phải gửi văn bản đăng ký chữ ký mẫu, mẫu dấu tại tổ chức
hành nghề công chứng.
+ Trường hợp một trong
các chủ sở hữu chung đã chết thì phải làm thủ tục thừa kế tài sản và xuất trình
giấy tờ chứng minh quyền sở hữu về tài sản (đối với tài sản mà pháp luật quy
định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng).
+ Đối với tài sản của
người
được
giám hộ thì phải có sự đồng ý của người giám sát việc giám hộ theo quy định
pháp luật.
+ Đối với việc ủy
quyền tài sản của Nhà nước tại các cơ quan hành chính
sự nghiệp thì phải có văn bản đồng ý của cơ quan chủ quản có thẩm quyền.
+ Đối với việc chuyển
quyền sở hữu tài sản của Nhà nước tại các doanh nghiệp thì phải thực hiện theo
Luật Doanh nghiệp năm 2014 và Nghị định số 91/2015/NĐ-CP ngày 13/10/2015 của
Chính phủ Về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và sử dụng vốn, tài sản tại
doanh nghiệp và các văn bản pháp luật có liên quan;
+ Giấy tờ khác có liên
quan đến hợp đồng, giao dịch mà pháp luật quy định phải có
- Dự thảo hợp đồng ủy
quyền (nếu có);
Bản sao nêu trên là
bản chụp, bản in hoặc bản đánh máy có nội dung đầy đủ, chính xác như bản chính
và không phải chứng thực.
14.4. Thời
hạn giải quyết
- Vụ việc đơn
giản không quá 01 (một) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
- Vụ việc phức
tạp cần phải tiến hành xác minh, phối hợp với các cơ quan có liên quan thì thời
hạn giải quyết không quá 05 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp
lệ.
14.5. Đối
tượng thực hiện TTHC: Tổ chức, cá
nhân yêu cầu công chứng
14.6. Cơ
quan thực hiện TTHC: Tổ chức hành
nghề công chứng
14.7. Kết
quả thực hiện TTHC: Văn bản công
chứng
14.8. Phí
công chứng; thù lao công chứng, chi phí khác (nếu có):
- Phí công
chứng: Thực hiện theo quy định tại Thông tư số 257/2016/TT-BTC ngày 11/11/2016
của Bộ trưởng Bộ Tài chính Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý, sử dụng
phí công chứng; phí chứng thực; phí thẩm định tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề
công chứng; phí thẩm định điều kiện hoạt động văn phòng công chứng; lệ phí cấp
thẻ công chứng viên.
- Thù lao công chứng:
Thực hiện theo quy định tại Quyết định số 22/2015/QĐ-UBND ngày 19/8/2015 của
UBND thành phố Đà Nẵng Ban hành mức trần thù lao công chứng, chi phí khác trên
địa bàn thành phố Đà Nẵng
- Chi phí khác: Do tổ
chức hành nghề và người yêu cầu công chứng thỏa thuận (trên cơ sở tổ chức hành
nghề công chứng niêm yết rõ nguyên tắc tính chi phí khác và có trách nhiệm giải
thích rõ cho người yêu cầu công chứng về các chi phí cụ thể đó).
14.9. Tên
mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không
14.10. Yêu
cầu, điều kiện thực hiện TTHC (nếu có):
+ Đảm bảo đầy đủ các
thành phần của hồ sơ theo quy định
+ Khi công chứng các hợp đồng ủy quyền liên quan đến
bất động sản, công chứng viên có trách nhiệm kiểm tra kỹ hồ sơ, giải thích rõ
quyền và nghĩa vụ của các bên và hậu quả pháp lý của việc ủy quyền đó cho các
bên tham gia.
14.11. Căn
cứ pháp lý của TTHC
+
Bộ Luật Dân sự năm 2015
+
Luật Công chứng.
+ Luật Nhà ở
+
Luật Đất đai
+
Luật Hôn nhân và Gia đình
+
Luật Hộ tịch
+
Nghị định số 29/2015/NĐ-CP ngày 15/3/2015 của Chính phủ về việc qui định chi
tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Công chứng
+
Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ Quy định chi tiết thi
hành một số điều của Luật Đất đai
+ Nghị định 99/2015/NĐ-CP
ngày 20/10/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số
điều của Luật Nhà ở
+
Thông tư số 06/2015/TT-BTP ngày 15/6/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và
hướng dẫn thi hành một số điều của Luật công chứng năm 2014.
+ Thông tư số
257/2016/TT-BTC ngày 11/11/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính Quy định mức thu,
chế độ thu, nộp, quản lý, sử dụng phí công chứng; phí chứng thực; phí thẩm định
tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề công chứng; phí thẩm định điều kiện hoạt động
văn phòng công chứng; lệ phí cấp thẻ công chứng viên
+ Quyết định số
22/2015/QĐ-UBND ngày 19/8/2015 của UBND thành phố Đà Nẵng Ban hành mức trần thù
lao công chứng, chi phí khác trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
+ Các văn bản quy phạm
pháp luật có liên quan và các văn bản hướng dẫn thi hành
15. Công chứng hợp
đồng, giao dịch khác
15.1. Trình tự thực
hiện:
- Bước 1:Người yêu cầu công chứng nộp hồ sơ yêu cầu công chứng tại
tổ chức hành nghề công chứng;
- Bước 2: Công chứng viên tiếp nhận hồ sơ và kiểm tra giấy tờ trong
hồ sơ yêu cầu công chứng. Trường hợp hồ sơ yêu cầu công chứng đầy đủ, phù hợp
với quy định của pháp luật thì thụ lý hồ sơ công chứng; nếu hồ sơ yêu cầu công chứng chưa đầy đủ thì hướng dẫn người yêu cầu
công chứng hoàn thiện hồ sơ.
Công chứng viên hướng
dẫn người yêu cầu công chứng tuân thủ đúng các quy định về thủ tục công chứng
và các quy định pháp luật có liên quan đến việc thực hiện hợp đồng; giải thích
rõ quyền và nghĩa vụ của các bên và hậu quả pháp lý của việc giao kết hợp đồng,
giao dịch đó cho các bên tham gia;
Trong trường hợp có
căn cứ cho rằng trong hồ sơ yêu cầu công chứng có vấn đề chưa rõ, việc giao kết
hợp đồng có dấu hiệu bị đe dọa, cưỡng ép, có sự nghi ngờ về năng lực hành vi
dân sự của người yêu cầu công chứng hoặc đối tượng của hợp đồng, giao dịch chưa
được mô tả cụ thể thì công chứng viên đề nghị người yêu cầu công chứng làm rõ
hoặc theo đề nghị của người yêu cầu công chứng, công chứng viên tiến hành xác
minh hoặc yêu cầu giám định; trường hợp không làm rõ được thì có quyền từ chối
công chứng;
Trường hợp nội dung, ý
định giao kết hợp đồng là xác thực, không vi phạm pháp luật, không trái đạo đức
xã hội thì công chứng viên soạn thảo hợp đồng;
Trường hợp hợp đồng
được soạn thảo sẵn, công chứng viên kiểm tra dự thảo hợp đồng; nếu trong dự
thảo hợp đồng có điều khoản vi phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội, đối tượng
của hợp đồng không phù hợp với thực tế thì công chứng viên phải chỉ rõ cho
người yêu cầu công chứng để điều chỉnh. Trường hợp người yêu cầu công chứng
không điều chỉnh thì công chứng viên có quyền từ chối công chứng;
Người yêu cầu công
chứng tự đọc lại dự thảo hợp đồng hoặc công chứng viên đọc cho người yêu cầu
công chứng nghe theo đề nghị của người yêu cầu công chứng. Trường hợp người yêu
cầu công chứng đồng ý toàn bộ nội dung trong dự thảo hợp đồng, giao dịch thì ký
vào từng trang của hợp đồng, giao dịch. Công chứng viên yêu cầu người yêu cầu
công chứng xuất trình bản chính của các giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều 40
Luật công chứng để đối chiếu trước khi ghi lời chứng, ký vào từng trang của hợp
đồng, giao dịch.
- Bước 3: Người có yêu cầu công chứng nộp phí, thù lao công chứng,
chi phí khác (nếu có) theo quy định, nhận kết quả công chứng.
* Văn bản công chứng
chỉ có hiệu lực khi được công chứng viên ký và đóng dấu của tổ chức hành nghề
công chứng.
15.2. Cách thức
thực hiện:
- Thực hiện tại trụ sở
của tổ chức hành nghề công chứng hoạt động trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
- Việc công chứng có
thể thực hiện ngoài trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng trong trường hợp
người yêu cầu công chứng là người già yếu, không thể đi lại được, người đang bị
tạm giữ, tạm giam, đang thi hành án phạt tù hoặc có lý do chính đáng khác không
thể đến trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng.
15.3. Thành
phần hồ sơ
Người yêu cầu công
chứng nộp một bộ hồ sơ yêu cầu công chứng và xuất trình bản chính
để đối chiếu. Hồ sơ gồm có các giấy tờ sau đây:
- Phiếu yêu cầu công
chứng;
- Bản sao giấy tờ
tùy thân của các bên;
- Bản sao giấy chứng
nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc bản sao giấy tờ thay thế được pháp luật
quy định đối với tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền
sử dụng trong trường hợp hợp đồng liên quan đến tài sản đó;
- Bản sao giấy tờ khác
có liên quan đến hợp đồng, giao dịch mà pháp luật quy định phải có, cụ thể:
+ Bản sao giấy chứng
nhận kết hôn; văn bản cam kết tài sản riêng (nếu đã có vợ chồng); giấy xác nhận
tình trạng hôn nhân (đối với trường hợp chưa kết hôn hoặc trường hợp có đăng ký
kết hôn nhưng đã ly hôn, chưa có kết hôn mới hoặc trường hợp có đăng ký kết hôn
nhưng vợ/chồng đã chết, chưa kết hôn mới hoặc trường hợp chung sống với nhau
như vợ chồng trước ngày 03/01/1987 và vẫn chung sống với nhau mà chưa đăng ký
kết hôn).
+ Giấy tờ tùy thân của
người làm chứng trong trường hợp có nhân chứng.
+ Trường hợp giao
dịch với tổ chức là pháp nhân thì phải bổ sung các loại giấy tờ sau:
. Bản sao Giấy
chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đầu tư
. Quyết định bổ nhiệm
hoặc công nhận người đứng đầu pháp nhân (đại diện theo pháp luật của pháp nhân);
. Văn bản ủy quyền
của người đứng đầu pháp nhân cho người đại diện pháp nhân được ký kết
hợp đồng, giao dịch (nếu có);
. Giấy tờ tùy thân
của người đại diện pháp nhân;
. Đối với tài sản
thuộc quyền sở hữu của pháp nhân thì phải có Điều lệ của pháp nhân. Trường hợp
Điều lệ của pháp nhân không quy định rõ thẩm quyền của người đứng đầu pháp nhân
thì phải có biên bản họp của Hội đồng thành viên hoặc Nghị quyết của Hội đồng
thành viên về việc đồng ý chuyển nhượng tài sản và cử người đại diện ký kết hợp
đồng.
. Đối với tài sản
thuộc quyền sở hữu của pháp nhân thì phải có Điều lệ của pháp nhân. Trường hợp
Điều lệ của pháp nhân không quy định rõ thẩm quyền của người đứng đầu pháp nhân
thì phải có biên bản họp của Hội đồng thành viên, Nghị quyết của Hội đồng thành
viên (đối với loại hình công ty TNHH); biên bản họp Hội đồng quản trị, biên bản
họp hội đồng cổ đông, nghị quyết hội đồng cổ đông (đối với loại hình công ty cổ
phần)…, nội dung các văn bản này phải nêu rõ việc đồng ý thực hiện giao dịch
liên quan đến nội dung yêu cầu công chứng và cử người đại diện ký kết hợp đồng.
Hoặc tương ứng với từng loại hợp đồng công chứng mà có các giấy tờ khác có liên
quan như: báo cáo tài chính tại thời điểm công bố gần nhất,…
. Người đại diện theo
pháp luật của pháp nhân nếu không đến tổ chức hành nghề công chứng để ký
vào hợp đồng trước sự có mặt của công chứng viên thì người đó có thể ký trước
vào hợp đồng nhưng phải gửi văn bản đăng ký chữ ký mẫu, mẫu dấu tại tổ chức
hành nghề công chứng.
+ Giấy tờ khác có liên
quan đến hợp đồng, giao dịch mà pháp luật quy định phải có.
- Dự thảo hợp đồng,
giao dịch (nếu có);
Bản sao nêu trên là
bản chụp, bản in hoặc bản đánh máy có nội dung đầy đủ, chính xác như bản chính
và không phải chứng thực.
15.4. Thời hạn giải
quyết
- Vụ việc đơn
giản không quá 01 (một) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
- Vụ việc phức
tạp cần phải tiến hành xác minh, phối hợp với các cơ quan có liên quan thì thời
hạn giải quyết không quá 05 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp
lệ.
15.5. Đối
tượng thực hiện TTHC: Tổ chức, cá
nhân yêu cầu công chứng
15.6. Cơ
quan thực hiện TTHC: Tổ chức hành
nghề công chứng
15.7. Kết
quả thực hiện TTHC: Văn bản công
chứng
15.8. Phí
công chứng; thù lao công chứng, chi phí khác (nếu có):
a) Phí công
chứng: Thực hiện theo quy định tại Thông tư số 257/2016/TT-BTC ngày 11/11/2016
của Bộ trưởng Bộ Tài chính Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý, sử dụng
phí công chứng; phí chứng thực; phí thẩm định tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề
công chứng; phí thẩm định điều kiện hoạt động văn phòng công chứng; lệ phí cấp
thẻ công chứng viên.
b) Thù lao công chứng:
Thực hiện theo quy định tại Quyết định số 22/2015/QĐ-UBND ngày 19/8/2015 của
UBND thành phố Đà Nẵng Ban hành mức trần thù lao công chứng, chi phí khác trên
địa bàn thành phố Đà Nẵng
c) Chi phí khác: Do tổ
chức hành nghề và người yêu cầu công chứng thỏa thuận (trên cơ sở tổ chức hành
nghề công chứng niêm yết rõ nguyên tắc tính chi phí khác và có trách nhiệm giải
thích rõ cho người yêu cầu công chứng về các chi phí cụ thể đó).
15.9. Tên
mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không
15.10. Yêu
cầu, điều kiện thực hiện TTHC (nếu có): Không
15.11. Căn
cứ pháp lý của TTHC
+
Bộ Luật Dân sự năm 2015
+
Luật Công chứng.
+ Luật Nhà ở
+
Luật Đất đai
+
Luật Hôn nhân và Gia đình
+
Luật Hộ tịch
+
Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ Quy định chi tiết thi
hành một số điều của Luật Đất đai
+ Nghị định
99/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi
hành một số điều của Luật Nhà ở
+
Thông tư số 06/2015/TT-BTP ngày 15/6/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và
hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Công chứng năm 2014.
+ Thông tư số
257/2016/TT-BTC ngày 11/11/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính Quy định mức thu,
chế độ thu, nộp, quản lý, sử dụng phí công chứng; phí chứng thực; phí thẩm định
tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề công chứng; phí thẩm định điều kiện hoạt động
văn phòng công chứng; lệ phí cấp thẻ công chứng viên
+ Quyết định số
22/2015/QĐ-UBND ngày 19/8/2015 của UBND thành phố Đà Nẵng Ban hành mức trần thù
lao công chứng, chi phí khác trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
+ Các văn bản quy phạm
pháp luật có liên quan và các văn bản hướng dẫn thi hành
16. Nhận lưu giữ di
chúc
16.1. Trình tự thực
hiện:
- Bước 1: Người yêu cầu công chứng nộp hồ sơ yêu cầu công chứng tại
tổ chức hành nghề công chứng;
- Bước 2: Người lập di chúc có thể yêu cầu tổ chức hành nghề công
chứng nhận lưu giữ di chúc của mình. Khi nhận lưu giữ di chúc, công chứng viên
phải niêm phong bản di chúc trước mặt người lập di chúc, ghi giấy nhận lưu giữ
và giao cho người lập di chúc;
Đối với di chúc đã
được tổ chức hành nghề công chứng nhận lưu giữ nhưng sau đó tổ chức này chấm
dứt hoạt động, chuyển đổi, chuyển nhượng hoặc giải thể thì trước khi chấm dứt
hoạt động, chuyển đổi, chuyển nhượng hoặc giải thể, tổ chức hành nghề công
chứng phải thỏa thuận với người lập di chúc về việc chuyển cho tổ chức hành
nghề công chứng khác lưu giữ di chúc. Trường hợp không có thỏa thuận hoặc không
thỏa thuận được thì di chúc và phí lưu giữ di chúc phải được trả lại cho người
lập di chúc;
Việc công bố di chúc
lưu giữ tại tổ chức hành nghề công chứng được thực hiện theo quy định của pháp
luật về dân sự.
- Bước 3: Người có yêu cầu công chứng nộp phí, thù lao công chứng,
chi phí khác theo quy định (nếu có), nhận kết quả công chứng.
16.2. Cách thức
thực hiện:
- Thực hiện tại trụ sở
của tổ chức hành nghề công chứng hoạt động trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
- Việc công chứng có
thể thực hiện ngoài trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng trong trường hợp
người yêu cầu công chứng là người già yếu, không thể đi lại được, người đang bị
tạm giữ, tạm giam, đang thi hành án phạt tù hoặc có lý do chính đáng khác không
thể đến trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng.
16.3. Thành
phần hồ sơ
Người yêu cầu công
chứng nộp một bộ hồ sơ yêu cầu công chứng và xuất trình bản chính
để đối chiếu. Hồ sơ gồm có các giấy tờ sau đây:
- Phiếu yêu cầu công
chứng;
- Bản sao giấy tờ
tùy thân của người lập di chúc;
- Bản chính di chúc;
- Giấy tờ tùy thân
của người liên quan để báo tin;
Bản sao nêu trên là
bản chụp, bản in hoặc bản đánh máy có nội dung đầy đủ, chính xác như bản chính
và không phải chứng thực.
16.4. Thời hạn giải
quyết
+ Vụ việc đơn
giản không quá 01 (một) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
+ Vụ việc phức
tạp cần phải tiến hành xác minh, phối hợp với các cơ quan có liên quan thì thời
hạn giải quyết không quá 05 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp
lệ.
16.5. Đối
tượng thực hiện TTHC: Cá nhân yêu
cầu công chứng
16.6. Cơ
quan thực hiện TTHC: Tổ chức hành
nghề công chứng
16.7. Kết
quả thực hiện TTHC: Văn bản công
chứng
16.8. Phí
công chứng; thù lao công chứng, chi phí khác (nếu có):
- Phí công
chứng: Thực hiện theo quy định tại Thông tư số 257/2016/TT-BTC ngày 11/11/2016
của Bộ trưởng Bộ Tài chính Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý, sử dụng
phí công chứng; phí chứng thực; phí thẩm định tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề
công chứng; phí thẩm định điều kiện hoạt động văn phòng công chứng; lệ phí cấp
thẻ công chứng viên.
- Thù lao công chứng:
Thực hiện theo quy định tại Quyết định số 22/2015/QĐ-UBND ngày 19/8/2015 của
UBND thành phố Đà Nẵng Ban hành mức trần thù lao công chứng, chi phí khác trên
địa bàn thành phố Đà Nẵng
- Chi phí khác: Do tổ
chức hành nghề và người yêu cầu công chứng thỏa thuận (trên cơ sở tổ chức hành
nghề công chứng niêm yết rõ nguyên tắc tính chi phí khác và có trách nhiệm giải
thích rõ cho người yêu cầu công chứng về các chi phí cụ thể đó).
16.9. Tên
mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không
16.10. Yêu
cầu, điều kiện thực hiện TTHC (nếu có)
- Đảm bảo đầy đủ các
thành phần của hồ sơ theo quy định.
- Khi nhận lưu giữ di
chúc, công chứng viên phải niêm phong bản di chúc trước mặt người lập di chúc,
ghi giấy nhận lưu giữ và giao cho người lập di chúc;
- Đối với di chúc đã
được tổ chức hành nghề công chứng nhận lưu giữ nhưng sau đó tổ chức này chấm
dứt hoạt động, chuyển đổi, chuyển nhượng hoặc giải thể thì trước khi chấm dứt
hoạt động, chuyển đổi, chuyển nhượng hoặc giải thể, tổ chức hành nghề công
chứng phải thỏa thuận với người lập di chúc về việc chuyển cho tổ chức hành
nghề công chứng khác lưu giữ di chúc. Trường hợp không có thỏa thuận hoặc không
thỏa thuận được thì di chúc và phí lưu giữ di chúc phải được trả lại cho người
lập di chúc.
+ Các yêu cầu, điều
kiện khác theo quy định của pháp luật.
16.11. Căn
cứ pháp lý của TTHC
+
Bộ Luật Dân sự năm 2015
+
Luật Công chứng.
+
Nghị định số 29/2015/NĐ-CP ngày 15/3/2015 của Chính phủ về việc qui định chi
tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Công chứng
+
Thông tư số 06/2015/TT-BTP ngày 15/6/2015 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chi
tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Công chứng năm 2014.
+ Thông tư số
257/2016/TT-BTC ngày 11/11/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính Quy định mức thu,
chế độ thu, nộp, quản lý, sử dụng phí công chứng; phí chứng thực; phí thẩm định
tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề công chứng; phí thẩm định điều kiện hoạt động
văn phòng công chứng; lệ phí cấp thẻ công chứng viên
+ Quyết định số
22/2015/QĐ-UBND ngày 19/8/2015 của UBND thành phố Đà Nẵng Ban hành mức trần thù
lao công chứng, chi phí khác trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
+ Các văn bản quy phạm
pháp luật có liên quan và các văn bản hướng dẫn thi hành
17. Sao lục (cấp
bản sao) văn bản công chứng
17.1. Trình tự thực
hiện:
- Bước 1: Cá nhân, cơ quan, tổ chức yêu cầu tổ chức hành nghề công
chứng đang lưu trữ bản chính văn bản công chứng sao lục (cấp bản sao) văn bản
công chứng.
- Bước 2: Các tổ chức, cá nhân phải ghi đầy đủ vào Phiếu yêu cầu
công chứng để được xem xét, giải
quyết. Tổ chức hành nghề công chứng xem xét yêu cầu sao lục (cấp bản sao) của
tổ chức, cá nhân, cơ quan. Nếu yêu cầu, hồ sơ đảm bảo theo quy định thì tổ chức
hành nghề công chứng thực hiện việc sao lục (cấp bản sao) văn bản công chứng.
- Bước 3: Người có yêu cầu công chứng nộp phí, thù lao công chứng
theo quy định, nhận kết quả công chứng.
17.2. Cách thức
thực hiện: Thực hiện tại trụ sở của tổ
chức hành nghề công chứng hoạt động trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
17.3. Thành
phần hồ sơ
- Phiếu yêu cầu công
chứng;
- Đối với tổ chức, cá
nhân: Phải có giấy tờ tùy thân của cá nhân và giấy tờ tùy thân của người đại
diện tổ chức là các bên tham gia hợp đồng, giao dịch và người có quyền và nghĩa
vụ liên quan đến hợp đồng, giao dịch đã được công chứng.
- Đối với cơ quan nhà
nước có thẩm quyền: Phải có văn bản yêu cầu về việc cung cấp hồ sơ công chứng
phục vụ cho việc giám sát, kiểm tra, thanh tra, điều tra, truy tố, xét xử, thi
hành án liên quan đến việc đã công chứng (Việc
đối chiếu bản sao văn bản công chứng với bản chính chỉ được thực hiện tại tổ
chức hành nghề công chứng nơi đang lưu trữ hồ sơ công chứng).
17.4. Thời hạn giải
quyết
- Vụ việc đơn
giản không quá 01 (một) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
- Vụ việc phức
tạp (hồ sơ lưu trữ lâu năm, cần thời gian để sao lục) thì thời hạn giải quyết
không quá 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
17.5. Đối tượng
thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân, cơ
quan, tổ chức
17.6. Cơ quan thực
hiện thủ tục hành chính: Tổ chức hành nghề
công chứng
17.7. Kết quả thực
hiện thủ tục hành chính: Bản sao văn bản
công chứng
17.8. Tên
mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không
17.9. Phí
công chứng; thù lao công chứng, chi phí khác (nếu có):
- Phí công
chứng: Thực hiện theo quy định tại Thông tư số 257/2016/TT-BTC ngày 11/11/2016
của Bộ trưởng Bộ Tài chính Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý, sử dụng
phí công chứng; phí chứng thực; phí thẩm định tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề
công chứng; phí thẩm định điều kiện hoạt động văn phòng công chứng; lệ phí cấp
thẻ công chứng viên.
- Thù lao công chứng: Thực
hiện theo quy định tại Quyết định số 22/2015/QĐ-UBND ngày 19/8/2015 của UBND
thành phố Đà Nẵng Ban hành mức trần thù lao công chứng, chi phí khác trên địa
bàn thành phố Đà Nẵng
17.10. Yêu
cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính
- Việc cấp bản
sao văn bản công chứng được thực hiện trong các trường hợp sau đây:
+ Theo yêu cầu
của cơ quan có thẩm quyền trong các trường hợp được quy định tại khoản 3 Điều
64 của Luật công chứng;
+ Theo yêu cầu
của các bên tham gia hợp đồng, giao dịch, người có quyền, nghĩa vụ liên quan
đến hợp đồng, giao dịch đã được công chứng.
- Việc cấp bản
sao văn bản công chứng do tổ chức hành nghề công chứng đang lưu trữ bản chính
văn bản công chứng đó thực hiện.
17.11. Căn
cứ pháp lý của TTHC
+
Luật Công chứng.
+ Thông tư số
257/2016/TT-BTC ngày 11/11/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính Quy định mức thu,
chế độ thu, nộp, quản lý, sử dụng phí công chứng; phí chứng thực; phí thẩm định
tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề công chứng; phí thẩm định điều kiện hoạt động
văn phòng công chứng; lệ phí cấp thẻ công chứng viên./.
Mục 2. THỦ TỤC HÀNH
CHÍNH TRONG LĨNH VỰC CHỨNG THỰC
1. Chứng thực bản sao từ bản chính giấy tờ, văn bản do
cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam; cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của
nước ngoài; cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam liên kết với cơ quan,
tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp hoặc chứng nhận
1.1 Trình tự thực
hiện
- Bước 1:Người yêu cầu chứng thực xuất trình bản chính giấy
tờ, văn bản làm cơ sở để chứng thực bản sao và bản sao cần chứng thực.
Trường hợp
người yêu cầu chứng thực chỉ xuất trình bản chính thì công chứng viên tiến hành
chụp từ bản chính để thực hiện chứng thực, trừ trường hợp tổ chức hành nghề
công chứng không có phương tiện để chụp.
- Bước 2: Người thực hiện chứng thực kiểm tra bản chính, đối
chiếu với bản sao, nếu nội dung bản sao đúng với bản chính, bản chính giấy tờ,
văn bản không thuộc các trường hợp bản chính giấy tờ, văn bản không được dùng
làm cơ sở để chứng thực bản sao thì thực hiện chứng thực như sau:
+ Ghi đầy đủ lời chứng chứng thực bản sao từ
bản chính theo mẫu quy định;
+ Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu của tổ chức hành
nghề công chứng thực hiện chứng thực và ghi vào sổ chứng thực.
Đối với bản
sao có từ 02 (hai) trang trở lên thì ghi lời chứng vào trang cuối, nếu bản sao
có từ 02 (hai) tờ trở lên thì phải đóng dấu giáp lai.
Mỗi bản sao
được chứng thực từ một bản chính giấy tờ, văn bản hoặc nhiều bản sao được chứng
thực từ một bản chính giấy tờ, văn bản trong cùng một thời điểm được ghi một số
chứng thực.
- Bước 3: Người có yêu cầu chứng thực nộp phí theo quy định, nhận
kết quả chứng thực.
1.2. Cách thức thực
hiện:
Thực hiện tại trụ sở
của tổ chức hành nghề công chứng hoạt động trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
1.3. Thành
phần hồ sơ:
Bản chính giấy
tờ, văn bản làm cơ sở để chứng thực bản sao và bản sao cần chứng thực.
Trường hợp
người yêu cầu chứng thực chỉ xuất trình bản chính thì cơ quan, tổ chức tiến
hành chụp từ bản chính để thực hiện chứng thực, trừ trường hợp cơ quan, tổ chức
không có phương tiện để chụp. Bản sao, chụp từ bản chính để thực hiện chứng
thực phải có đầy đủ các trang đã ghi thông tin của bản chính.
1.4. Thời hạn giải
quyết:
Trong ngày tổ
chức hành nghề công chứng tiếp nhận yêu cầu hoặc trong ngày làm việc tiếp
theo, nếu tiếp nhận yêu cầu sau 15 giờ.
Đối với trường
hợp cùng một lúc yêu cầu chứng thực bản sao từ nhiều loại bản chính giấy tờ,
văn bản; bản chính có nhiều trang; yêu cầu số lượng nhiều bản sao; nội dung
giấy tờ, văn bản phức tạp khó kiểm tra, đối chiếu mà tổ chức hành nghề công chứng không thể đáp ứng được thời hạn quy định nêu trên thì thời hạn chứng
thực được kéo dài thêm không quá 02 (hai) ngày làm việc hoặc có thể dài hơn
theo thỏa thuận bằng văn bản với người yêu cầu chứng thực.
Trường hợp trả
kết quả trong ngày làm việc tiếp theo hoặc phải kéo dài thời gian theo quy định
thì người tiếp nhận hồ sơ phải có phiếu hẹn ghi rõ thời gian (giờ, ngày) trả
kết quả cho người yêu cầu chứng thực.
1.5. Đối tượng thực
hiện TTHC: Tổ chức, cá nhân yêu cầu chứng
thực
1.6. Cơ quan thực
hiện TTHC: Tổ chức hành nghề công chứng
1.7. Kết
quả thực hiện TTHC: Bản sao được
chứng thực từ bản chính
1.8. Phí:
2.000
đồng/trang đối với trang thứ nhất, trang thứ hai; từ trang thứ ba trở lên thu
1.000 đồng/trang nhưng mức thu tối đa không quá 200.000 đồng/bản.
1.9. Tên
mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không
1.10. Yêu
cầu, điều kiện thực hiện TTHC (nếu có):
Bản chính giấy
tờ, văn bản không được dùng làm cơ sở để chứng thực bản sao:
+ Bản chính bị
tẩy xóa, sửa chữa, thêm, bớt nội dung không hợp lệ.
+ Bản chính bị
hư hỏng, cũ nát, không xác định được nội dung.
+ Bản chính
đóng dấu mật của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền hoặc không đóng dấu mật nhưng
ghi rõ không được sao chụp.
+ Bản chính có
nội dung trái pháp luật, đạo đức xã hội; tuyên truyền, kích động chiến tranh,
chống chế độ xã hội chủ nghĩa Việt Nam; xuyên tạc lịch sử của dân tộc Việt Nam;
xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân, tổ chức; vi phạm quyền công
dân.
+ Bản chính do
cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp, công chứng hoặc chứng nhận
chưa được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định
của pháp luật trước khi yêu cầu chứng thực bản sao; trừ giấy tờ tùy thân do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của
nước ngoài cấp cho cá nhân như: hộ chiếu, thẻ căn cước hoặc các giấy tờ khác
như thẻ thường trú, thẻ cư trú, giấy phép lái xe, bằng tốt nghiệp, chứng chỉ và
bảng điểm kèm theo bằng tốt nghiệp, chứng chỉvà
các trường hợp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo điều ước quốc tế mà Việt Nam
là thành viên hoặc theo nguyên tắc có đi, có lại.
+ Giấy tờ, văn
bản do cá nhân tự lập nhưng không có xác nhận và đóng dấu của cơ quan, tổ chức
có thẩm quyền.
1.11. Căn
cứ pháp lý của TTHC:
+ Nghị định số 23/2015/NĐ-CP ngày
16/02/2015 của Chính phủ về cấp bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và
chứng thực hợp đồng, giao dịch.
+ Thông tư số 20/2015/TT-BTP ngày
29/12/2015 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số
điều của Nghị định số 23/2015/NĐ-CP ngày 16/02/2015 của Chính phủ về
cấp bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch.
+ Thông tư số
257/2016/TT-BTC ngày 11/11/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính Quy định mức thu,
chế độ thu, nộp, quản lý, sử dụng phí công chứng; phí chứng thực; phí thẩm định
tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề công chứng; phí thẩm định điều kiện hoạt động
Văn phòng công chứng; lệ phí cấp thẻ công chứng viên.
2. Thủ tục chứng thực chữ ký trong các giấy tờ, văn
bản (áp dụng cho cả trường hợp chứng thực điểm chỉ và trường hợp người yêu cầu
chứng thực không thể ký, không thể điểm chỉ được)
2.1. Trình tự thực
hiện
- Bước 1:Người yêu cầu chứng thực chữ ký/điểm chỉ/không thể
ký, không thể điểm chỉ được phải xuất trình các giấy tờ phục vụ việc chứng thực
chữ ký.
Trong trường
hợp người yêu cầu chứng thực không thông thạo tiếng Việt thì phải có người
phiên dịch. Người phiên dịch phải là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ
theo quy định của pháp luật, thông thạo tiếng Việt và ngôn ngữ mà người yêu cầu
chứng thực sử dụng. Người phiên dịch do người yêu cầu chứng thực mời hoặc do cơ
quan thực hiện chứng thực chỉ định. Thù lao phiên dịch do người yêu cầu chứng
thực trả.
- Bước 2: Người thực hiện chứng thực kiểm tra giấy tờ yêu cầu
chứng thực, nếu thấy đủ giấy tờ theo quy định, tại thời điểm chứng thực, người
yêu cầu chứng thực minh mẫn, nhận thức và làm chủ được hành vi của mình và việc
chứng thực không thuộc các trường hợp không được chứng thực chữ ký thì yêu cầu
người yêu cầu chứng thực ký/điểm chỉ trước mặt và thực hiện chứng thực như sau:
+ Ghi đầy đủ lời chứng chứng thực chữ ký theo mẫu quy
định;
+ Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu của tổ chức hành
nghề công chứng thực hiện chứng thực và ghi vào sổ chứng thực.
Đối với giấy
tờ, văn bản có từ (02) hai trang trở lên thì ghi lời chứng vào trang cuối; nếu giấy
tờ, văn bản có từ 02 (hai) tờ trở lên thì phải đóng dấu giáp lai.
Bước 3: Người có yêu cầu chứng thực nộp phí theo quy định, nhận
kết quả chứng thực.
2.2. Cách thức thực
hiện
Nộp hồ sơ trực
tiếp tại tổ chức hành nghề công chứng hoặc ngoài trụ sở của tổ chức hành nghề
công chứng nếu người yêu cầu chứng thực thuộc diện già yếu, không thể đi lại
được, đang bị tạm giữ, tạm giam, thi hành án phạt tù hoặc có lý do chính đáng
khác.
2.3. Thành phần hồ
sơ
Giấy tờ, văn
bản mà mình sẽ yêu cầu chứng thực chữ ký. Trường hợp chứng thực chữ ký trong
giấy tờ, văn bản bằng tiếng nước ngoài, nếu người thực hiện chứng thực không
hiểu rõ nội dung của giấy tờ, văn bản thì có quyền yêu cầu người yêu cầu chứng
thực nộp kèm theo bản dịch ra tiếng Việt nội dung của giấy tờ, văn bản đó (bản
dịch không cần công chứng hoặc chứng thực chữ ký người dịch, người yêu cầu
chứng thực phải chịu trách nhiệm về nội dung của bản dịch).
Người yêu cầu chứng
thực chữ ký của mình phải xuất trình bản chính hoặc bản sao có chứng thực Giấy
chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn giá trị sử dụng.
2.4. Thời
hạn giải quyết:
Trong ngày tổ
chức hành nghề công chứng tiếp nhận yêu cầu hoặc trong ngày làm việc tiếp theo,
nếu tiếp nhận yêu cầu sau 15 giờ. Trường hợp trả kết quả trong ngày làm việc
tiếp theo thì người tiếp nhận hồ sơ phải có phiếu hẹn ghi rõ thời gian (giờ,
ngày) trả kết quả cho người yêu cầu chứng thực.
2.5. Đối
tượng thực hiện TTHC: Cá nhân yêu
cầu chứng thực
2.6. Cơ
quan thực hiện TTHC: Tổ chức hành
nghề công chứng
2.7. Kết
quả thực hiện TTHC: Giấy tờ, văn
bản được chứng thực chữ ký/điểm chỉ.
2.8. Phí:10.000 đồng/trường hợp (trường hợp được hiểu là một
hoặc nhiều chữ ký trong một giấy tờ, văn bản).
2.9. Tên
mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không
2.10. Yêu cầu, điều
kiện của thủ tục hành chính
Trường hợp
không được chứng thực chữ ký:
- Tại thời điểm chứng thực, người yêu cầu
chứng thực chữ ký không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình.
- Người yêu cầu chứng thực chữ ký xuất trình
Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu không còn giá trị sử dụng hoặc giả mạo.
- Giấy tờ, văn bản mà người yêu cầu chứng thực
ký vào có nội dung quy định tại Khoản 4, Điều 22 của Nghị định số 23/2015/NĐ-CP .
- Giấy tờ, văn bản có nội dung là hợp đồng,
giao dịch, trừ các trường hợp quy định tại Điểm d, Khoản 4, Điều 24
của Nghị định số 23/2015/NĐ-CP hoặc trường hợp pháp luật có quy định
khác.
2.11. Căn cứ pháp
lý của thủ tục
+ Nghị định số 23/2015/NĐ-CP ngày
16/02/2015 của Chính phủ về cấp bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và
chứng thực hợp đồng, giao dịch;
+ Thông tư số 20/2015/TT-BTP ngày
29/12/2015 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số
điều của Nghị định số 23/2015/NĐ-CP ngày 16/02/2015 của Chính phủ về
cấp bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch;
+ Thông tư số
257/2016/TT-BTC ngày 11/11/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính Quy định mức thu,
chế độ thu, nộp, quản lý, sử dụng phí công chứng; phí chứng thực; phí thẩm định
tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề công chứng; phí thẩm định điều kiện hoạt động
Văn phòng công chứng; lệ phí cấp thẻ công chứng viên.