STT
|
Tên Nhiệm vụ
|
Định hướng mục tiêu
|
Yêu cầu đối với sản phẩm
|
Hình thức giao
|
I. CÁC NHIỆM VỤ KH&CN PHỤC VỤ CÔNG TÁC XÂY DỰNG
VĂN BẢN PHÁP LUẬT, CƠ CHẾ CHÍNH SÁCH; CÁC NHIỆM VỤ DO ĐẢNG, QUỐC HỘI, CHÍNH
PHỦ VÀ LÃNH ĐẠO BỘ XÂY DỰNG GIAO
|
1
|
Nghiên cứu xây dựng định mức
kinh tế - kỹ thuật vận hành, khai thác vận tải hành khách công cộng liên tỉnh
bằng xe buýt điện
|
Xây dựng “khung định mức kinh
tế - kỹ thuật vận hành, khai thác vận tải hành khách công cộng liên tỉnh bằng
xe buýt điện” phù hợp với bối cảnh chuyển đổi năng lượng xanh tại Việt Nam, đảm
bảo tối ưu hóa chi phí vận hành và hiệu quả khai thác. Làm cơ sở để cơ quan
quản lý nhà nước có giải pháp, chính sách khuyến khích, ưu tiên đãi hỗ trợ việc
chuyển đổi xe vận tải hành khách công cộng sang xe buýt điện.
|
Bổ sung nội dung nghiên cứu để
đưa ra được kết quả cuối cùng là “Khung định mức kinh tế - kỹ thuật vận hành,
khai thác vận tải hành khách công cộng liên tỉnh bằng xe buýt điện” phù hợp với
tên nhiệm vụ đề xuất.
|
Tuyển chọn
|
2
|
Nghiên cứu xây dựng cơ chế,
chính sách khuyến khích chuyển đổi phương tiện giao thông công cộng (taxi, xe
buýt) sang sử dụng điện
|
Cụ thể hóa lộ trình chuyển đổi
năng lượng cho phương tiện vận tải đường bộ theo Quyết định số 876/QĐ-TTg của
Thủ tướng Chính phủ và thực hiện nhiệm vụ của Nghị Quyết số 122/NQ-CP ngày
08/05/2025 về ban hành kế hoạch thực hiện kết luận số 81-KL/TW ngày
04/06/2024 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị Quyết Trung Ương Khóa
XI về Chủ động ứng phó với Biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và
bảo vệ môi trường
Xây dựng cơ chế, chính sách
khuyến khích chuyển đổi phương tiện giao thông công cộng (taxi, xe buýt) sang
sử dụng điện
|
- Đề xuất lộ trình triển khai
thực hiện sửa đổi Thông tư, Nghị định về cơ chế khuyến khích chuyển đổi
phương tiện giao thông công cộng (taxi, buýt) sang sử dụng điện)
- Cụ thể hóa kế hoạch, nội
dung thực hiện đối với các Bộ ngành và địa phương.
- Báo cáo tổng hợp về đề xuất
bộ cơ chế, chính sách khuyến khích chuyển đổi phương tiện giao thông công cộng
(taxi, xe buýt) sang sử dụng điện và các báo cáo chuyên đề
- Dự thảo bộ cơ chế, chính
sách khuyến khích chuyển đổi phương tiện giao thông công cộng (taxi, xe buýt)
sang sử dụng điện- (dự thảo Thông tư, Nghị định)
|
Tuyển chọn
|
3
|
Nghiên cứu hoàn thiện tiêu
chuẩn quốc gia về giao thông thông minh cho đường bộ ở Việt Nam áp dụng cho
giai đoạn 2026-2030.
|
- Xây dựng hoàn thiện hệ thống
tiêu chuẩn quốc gia về giao thông thông minh cho đường bộ, phù hợp với mô hình
triển khai ở nước ta, đồng thời phù hợp với hệ thống tiêu chuẩn quốc tế.
- Việc triển khai nhiệm vụ
KHCN này là một trong những nhiệm vụ cụ thể để triển khai nhiệm vụ tại điểm n) mục 5 Nghị quyết 71/NQ-CP “Xây dựng nền tảng số nhằm
giám sát và thu thập dữ liệu lĩnh vực tài nguyên, môi trường; hệ thống thông
tin địa lý; hệ thống giao thông thông minh”
- Mục tiêu của việc triển
khai thực hiện nhiệm vụ này cũng là phục vụ công tác
đầu tư, xây dựng và khai thác
các hệ thống quản lý giao thông thông minh cho các dự án đường bộ cao tốc
đang được triển khai thực hiện, đáp ứng quy định tại Luật Đường bộ và Nghị định
165/2024/NĐ-CP
|
- Danh mục tiêu chuẩn quốc
gia về giao thông thông minh trong lĩnh vực đường bộ cần thiết xây dựng ở Việt
Nam và lộ trình triển khai xây dựng, phù hợp với tình hình mới.
- Dự thảo 15 tiêu chuẩn quốc
gia về giao thông thông minh trong lĩnh vực đường bộ.
|
Tuyển chọn
|
4
|
Nghiên cứu ứng dụng công nghệ
Blockchain trong lĩnh vực xây dựng và giao thông vận tải tại Việt Nam
|
Nghiên cứu đánh giá về việc ứng
dụng công nghệ Blockchain nâng cao hiệu quả quản lý trong lĩnh vực xây dựng
và giao thông vận tải tại Việt Nam, nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, tính minh
bạch và tin cậy trong lĩnh vực xây dựng và giao thông vận tải.
Mục tiêu của đề tài góp phần
thực hiện nhiệm vụ được giao tại Quyết định số 1236/QĐ-TTg ngày 22/10/2024 của
Thủ tướng Chính phủ về Chiến lược quốc gia về ứng dụng và phát triển công nghệ
chuỗi khối (blockchain) đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” trong đó giao
các Bộ, ngành, địa phương “ưu tiên triển khai các đề tài, nhiệm vụ nghiên cứu
khoa học có tính ứng dụng cao trên cơ sở khai thác công nghệ chuỗi khối trong
các ngành, lĩnh vực phát triển kinh tế - xã hội”
|
- Báo báo đề xuất kiến trúc tổng
thể ứng dụng blockchain trong lĩnh vực xây dựng và giao thông vận tải ở Việt
Nam
- Báo cáo đề xuất lộ trình và
các nhóm giải pháp đồng bộ nhằm thúc đẩy triển khai ứng dụng blockchain trong
ngành GTVT và xây dựng
|
Tuyển chọn
|
5
|
Nghiên cứu hoàn thiện tiêu
chuẩn quốc gia về thu phí điện tử không dừng sử dụng công nghệ RFID ở Việt
Nam áp dụng cho giai đoạn 2026-2030
|
- Xây dựng hoàn thiện tiêu
chuẩn quốc gia về thu phí điện tử không dừng sử dụng công nghệ RFID ở Việt
Nam áp dụng cho giai đoạn 2026-2030 phù hợp với mô hình triển khai ở nước ta,
đồng thời phù hợp với hệ thống tiêu chuẩn quốc tế.
- Nhiệm vụ này nhằm triển
khai dịch vụ thu phí điện tử không dừng, là một trong những dịch vụ chính yếu
của hệ thống giao thông thông minh, đáp ứng theo yêu cầu tại điểm
n) khoản 5 mục II Nghị quyết 71/NQ-CP “Xây dựng nền tảng số nhằm giám sát
và thu thập dữ liệu lĩnh vực tài nguyên, môi trường; hệ thống thông tin địa
lý; hệ thống giao thông thông minh”;
- Nhiệm vụ này là một trong
những nhiệm vụ cụ thể nhằm “thúc đẩy, phát triển một số ngành, lĩnh vực ứng dụng
công nghiệp IoT như sản xuất, thương mại, năng lượng, nông nghiệp, giao
thông, y tế…” như đã nêu tại điểm l) khoản 3 mục II của Nghị
quyết 71 /NQ-CP;
- Việc nghiên cứu xây dựng dự
thảo tiêu chuẩn quốc gia TCVN về dữ liệu thanh toán điện tử giao thông đường
bộ là cơ sở để Bộ Xây dựng thực hiện đầu tư, kết nối, khai thác cơ sở dữ liệu
thanh toán điện tử giao thông đường bộ theo điểm p) khoản 3 mục
II của Nghị quyết 71 /NQ-CP
- Việc nghiên cứu xây dựng
các dự thảo TCVN về dữ liệu thu phí điện tử không dừng này cũng là việc thực
hiện nhiệm vụ tại điểm q) khoản 3 mục 2 Nghị quyết 71/NQ-CP
“Ban hành và thực thi đầy đủ các chiến lược, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về
dữ liệu trong các ngành, lĩnh vực”
- Theo quy định tại Nghị định
số 119/2024/NĐ-CP của Chính phủ về thanh toán điện tử trong giao thông đường
bộ yêu cầu “Hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu thanh toán điện tử giao thông đường
bộ vận hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2026”. Việc triển khai nhiệm vụ này là rất
cấp thiết, làm cơ sở để triển khai đầu tư, đưa hệ
|
- 08 Dự thảo tiêu chuẩn quốc
gia TCVN về Hệ thống thu phí đường bộ theo hình thức điện tử không dừng sử dụng
công nghệ RFID bao gồm:
+ Phần 1 - Quy định chung
+ Phần 2 - Hạ tầng trạm thu
phí đường bộ
+ Phần 3 - Hệ thống thiết bị
lắp đặt tại trạm thu phí đường bộ (Front-End)
+ Phần 4 - Hệ thống điều hành
và trung tâm dữ liệu
(Back-End)
+ Phần 5 - Thẻ đầu cuối
+ Phần 6 - Bản tin trao đổi dữ
liệu giữa Front-End và Back-End
+ Phần 7 - Bản tin trao đổi dữ
liệu giữa các Back-End
+ Phần 8 - Đánh giá hiệu năng
hệ thống thu phí đường bộ.
- 01 Dự thảo tiêu chuẩn quốc
gia TCVN về dữ liệu thanh toán điện tử giao thông đường bộ
|
Tuyển chọn
|
6
|
Nghiên cứu xây dựng kiến trúc
hệ thống quản lý giao thông thông minh đường bộ Việt Nam
|
Việc triển khai nhiệm vụ KHCN
này là một trong những nhiệm vụ cụ thể để triển khai nhiệm vụ tại điểm n) mục 5 Nghị quyết 71/NQ-CP “Xây dựng nền tảng số nhằm
giám sát và thu thập dữ liệu lĩnh vực tài nguyên, môi trường; hệ thống thông
tin địa lý; hệ thống giao thông thông minh”
- Kết quả của nhiệm vụ là cơ
sở khoa học trợ giúp việc ra quyết định của các cơ quan quản lý nhà nước khi
triển khai đầu tư, xây dựng và khai thác các công trình ITS trên mạng lưới đường
bộ Việt Nam theo đúng mục tiêu đã nêu tại điểm b) mục 5 Nghị
quyết 71/NQ-CP “Đẩy mạnh ứng dụng khoa học và công nghệ để xây dựng các
cơ sở khoa học nhằm trợ giúp việc ra quyết định trong hoạt động của các cơ
quan quản lý nhà nước”’;
- Nhiệm vụ KHCN này cũng phục
vụ triển khai thực hiện nhiệm vụ tại điểm d) mục 5 Nghị quyết
71/NQ-CP “Xây dựng mô hình Trung tâm giám sát điều hành thông minh nhằm
tăng cường quản lý công, nâng cao hiệu lực quản trị, hiệu quả điều hành của
các cấp chính quyền” .
Mục tiêu của việc triển khai
thực hiện nhiệm vụ này cũng là phục vụ công tác đầu tư, xây dựng và khai thác
các hệ thống quản lý giao thông thông minh cho các dự án đường bộ cao tốc
đang được triển khai thực hiện, đáp ứng quy định tại Luật
|
- Dự thảo Kiến trúc hệ thống
quản lý giao thông thông minh đường bộ Việt Nam phù hợp với xu hướng phát triển
quốc tế và điều kiện trong nước, đáp ứng nhu cầu quản lý hệ thống đường bộ Việt
Nam. Kiến trúc này khi được ban hành sẽ áp dụng cho việc triển khai đầu tư,
xây dựng và khai thác các công trình ITS trên mạng lưới đường bộ tại Việt
Nam.
- Các giải pháp phát triển hệ
thống giao thông thông minh đường bộ trong nước tuân thủ kiến trúc hệ thống
quản lý giao thông thông minh.
|
Tuyển chọn
|
7
|
Nghiên cứu xây dựng bộ tiêu
chí kỹ thuật và đề xuất cơ chế, chính sách nhằm thúc đẩy phát triển cảng thủy
nội địa xanh tại Việt Nam
|
a) Xây dựng bộ tiêu chí kỹ
thuật cho cảng thủy nội địa xanh, bao gồm các nhóm tiêu chí về quản lý chất
thải, môi trường, năng lượng, và thích ứng với biến đổi khí hậu.
b) Đề xuất cơ chế, chính sách
hỗ trợ việc chuyển đổi và phát triển cảng thủy nội địa theo tiêu chí xanh,
phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội và pháp lý của Việt Nam
c) Xây dựng công cụ tự đánh
giá cho các cảng thủy nội địa, giúp các doanh nghiệp cảng tự kiểm tra và cải
thiện hoạt động theo hướng xanh hóa.
d) Đề xuất cơ chế, chính sách
hỗ trợ việc chuyển đổi và phát triển cảng thủy nội địa theo tiêu chí xanh,
phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội và pháp lý của Việt
|
a) Bộ tiêu chí kỹ thuật cho cảng
thủy nội địa xanh b) Báo cáo tổng hợp nghiên cứu
c) Tài liệu, danh mục các cơ
chế, chính sách thúc đẩy phát triển cảng thủy nội địa xanh tại Việt Nam
d) Tài liệu hướng dẫn áp dụng
bộ tiêu chí cho các cảng thủy nội địa, bao gồm quy trình đánh giá, mẫu biểu
và hướng dẫn thực hiện.
đ) Ít nhất 01 bài báo khoa học
được công bố trên tạp chí chuyên ngành trong nước hoặc quốc tế
|
Tuyển chọn
|
8
|
Nghiên cứu thiết kế, chế tạo
hệ thống quan trắc điều kiện an toàn hàng hải phục vụ tiếp nhận tàu trọng tải
lớn vào, rời cảng, thử nghiệm khu vực Sài Gòn - Vũng Tàu
|
Đánh giá điều kiện hoạt động
khu vực cập cảng nhằm đảm bảo an toàn hàng hải trong quá trình tàu tải trọng
lớn ra vào cảng theo quy định tại Nghị định số 48/2020/NĐ-CP ngày 15/04/2020
của Chính phủ và các yêu cầu về an toàn hàng hải, cụ thể:
- Cung cấp thông tin số liệu
phục vụ quá trình tàu cập cảng (khoảng cách, vận tốc, góc nghiêng);
- Góp phần đảm bảo an toàn
hàng hải trong quá trình điều động tàu cập cảng;
- Số hóa thông tin trong quản
lý và lưu trữ dữ liệu tàu cập cảng
|
Hệ thống quan trắc điều kiện
khu vực tàu tải trọng lớn cập cảng nhằm đảm bảo an toàn hàng hải với các
thông số chính:
- Quan trắc thông số tàu cập
cảng, giám sát các tham số về khoảng cách, tốc độ và góc nghiêng tàu;
- Giám sát gió và hướng gió,
trực quan hóa dữ liệu về tốc độ gió, hướng gió tại khu vực giám sát;
- Giám sát thủy triều, xây dựng
triều ký ghi đo các thông số về mực nước và tốc độ dòng chảy tại điểm quan trắc
|
Tuyển chọn
|
9
|
Nghiên cứu xây dựng hệ thống
quản lý tàu biển thông minh SSMS (Smart Ship Management System)
|
- Phục vụ công tác chuyển đổi
số cho công ty tàu biển trong quản lý khai thác và vận hành tàu biển hiệu quả
và tiết kiệm năng lượng, giúp các doanh nghiệp tàu biển nâng cao hiệu quả
khai thác và vận hành; góp phần thực hiện chiến lược phát triển ngành hàng hải
và vận tải biển, chiến lược chuyển đổi số quốc gia và cam kết về tiết kiệm
năng lượng và bảo vệ môi trường
- Góp phần nâng cao năng lực
cạnh tranh của ngành vận tải biển Việt Nam trên thị trường quốc tế.
|
Phần mềm quản lý tàu biển
thông minh, ứng dụng trong vận tải biển, với một số tính năng chính như sau:
- Tích hợp công nghệ AI và
IoT để theo dõi và tối ưu hiệu suất tàu theo thời gian thực;
- Hệ thống giám sát động cơ,
mức tiêu hao nhiên liệu và khí thải, tích hợp các tiêu chuẩn quốc tế (ISM
code, SOLAS, MARPOL), tự động nhắc lịch bảo trì, bảo dưỡng đảm bảo tàu luôn
hoạt động ổn định; lập kế hoạch bảo trì dựa trên dữ liệu thời gian thực, tối
ưu hóa ngân sách.
- Tự động hóa quy trình quản
lý thuyền viên (hồ sơ, thời gian và hiệu suất làm việc,…).
- Giám sát tàu từ xa, cảnh
báo sớm các vấn đề kỹ thuật;
- Sử dụng big data để phân
tích hiệu suất tàu, tối ưu hóa tuyến đường vận hành;
- Ứng dụng blockchain trong hợp
đồng vận chuyển, quản lý dữ liệu minh bạch và bảo mật.
- Tích hợp đầy đủ các module:
quản lý tàu biển, quản lý bảo trì và sửa chữa, quản lý nhiên liệu, quản lý thủy
thủ đoàn, quản lý an toàn và tuân thủ, quản lý hàng hóa và logistic, quản lý
tài chính và chi phí, giám sát hành trình, báo cáo và phân tích dữ liệu.
|
Tuyển chọn
|
10
|
Nghiên cứu, đánh giá khả năng
ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) và đề xuất chương trình, kế hoạch hành động ứng
dụng AI trong ngành hàng không dân dụng
|
Từng bước ứng dụng Trí tuệ
nhân tạo (AI) vào hoạt động quản lý, sản xuất, kinh doanh ngành hàng không
dân dụng tại Việt Nam, góp phần triển khai Kế hoạch hành động của Bộ Xây dựng
thực hiện Nghị quyết số 57- NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị và Nghị
quyết số 71/NQ-CP ngày 01/4/2025 của Chính phủ về đột phá phát triển khoa học,
công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia
|
- Báo cáo đánh giá về khả
năng ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong ngành hàng không dân dụng;
- Dự thảo Chương trình, kế hoạch
hành động ứng dụng AI trong ngành hàng không dân dụng.
|
Tuyển chọn
|
11
|
Nghiên cứu xây dựng kế hoạch
hành động giảm phát thải khí CO2 trong hoạt động hàng không dân dụng Việt Nam
giai đoạn 2026-2035
|
- Thực hiện theo Nghị quyết
A38-18 và Nghị quyết A38-2 của Đại Hội đồng ICAO về xây dựng Kế hoạch hành động
giảm phát thải của ngành hàng không Việt Nam .
- Mục tiêu trung hạn: nhằm
xác định rõ các nhiệm vụ trọng tâm của ngành hàng không dân dụng Việt Nam phù
hợp với điều kiện hoàn cảnh quốc gia để giảm phát thải khí CO2 trong giai đoạn
2026-2035, hướng tới trung hòa các bon vào năm 2050 theo các công ước quốc tế
mà Việt Nam tham gia và các chương trình chuyển đổi năng lượng xanh, giảm
phát thải khí các bon và khí mê tan ngành giao thông vận tải .
|
- Dự thảo Kế hoạch hành hành
động giảm phát thải khí CO2 trong hoạt động hàng không dân dụng Việt Nam giai
đoạn 2026-2035 (bản tiếng Việt để trình Bộ Xây dựng xem xét, ban hành và bản
tiếng Anh để đệ trình ICAO)
|
Tuyển chọn
|
12
|
Nghiên cứu xây dựng hệ thống
cơ sở dữ liệu quản lý và khai thác cảng hàng không, sân bay ứng dụng công nghệ
Digital - Twin, áp dụng thí điểm tại Cảng hàng không Tân Sơn Nhất
|
- Ứng dụng công nghệ số, chuyển
đổi số cho ngành hàng không dân dụng, góp phần thực hiện nhiệm vụ xây dựng cơ
sở dữ liệu kết cấu hạ tầng giao thông đường hàng không được giao tại Nghị quyết
số 71/NQ-CP ngày 01/04/2025 của Chính phủ về đột phá phát triển khoa học,
công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia và chương trình chuyển
đổi số ngành giao thông vận tải .
- Tối ưu hóa hoạt động, nâng
cao hiệu suất, an toàn trong công tác quản lý và khai thác cảng hàng không,
sân bay
|
- Phần mềm hệ thống cơ sở dữ
liệu số hóa 3D phục vụ công tác quản lý và khai thác cơ sở hạ tầng tại cảng
hàng không, sân bay, hướng tới mục tiêu chuyển giao cho các cảng hàng không,
sân bay trên toàn quốc, phục vụ công tác xây dựng cơ sở dữ liệu kết cấu hạ tầng
hàng không.
- Thí điểm xây dựng hệ thống
cơ sở dữ liệu 3D quản lý cơ sở hạ tầng toàn bộ Cảng hàng không Tân Sơn Nhất.
- Tập hợp kịch bản mô phỏng
huấn luyện trên hệ thống cơ sở dữ liệu số hóa 3D của cảng hàng không, phục vụ
công tác đào tạo, huấn luyện, nâng cao nghiệp vụ cho nhân viên quản lý, vận
hành cảng cũng như trong các cơ sở đào tạo về hàng không.
|
Tuyển chọn
|
13
|
Nghiên cứu xây dựng mô hình
thí điểm trao đổi, bù trừ tín chỉ các bon cho ngành hàng không dân dụng tại
Việt Nam phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế
|
- Cụ thể hóa các yêu cầu của
Luật Bảo vệ môi trường , Nghị định số 06/2022/NĐ- CP về phát triển thị trường
các bon, góp phần từng bước xây dựng và hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho việc
trao đổi, bù trừ tín chỉ các bon trong ngành hàng không dân dụng, đáp ứng các
điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
|
- Báo cáo đánh giá về thị trường
các bon trong nước và quốc tế, áp dụng cho lĩnh vực giao thông vận tải, đặc
biệt là ngành hàng không dân dụng;
- Báo cáo đánh giá tiềm năng
hình thành thị trường các bon trong ngành hàng không dân dụng Việt Nam;
- Báo cáo khảo sát và đánh
giá mức độ sẵn sàng tham gia thị trường các bon của các doanh nghiệp hàng
không tại Việt Nam;
- Mô hình thí điểm trao đổi,
bù trừ tín chỉ các bon cho ngành hàng không dân dụng (bao gồm dự thảo các
chính sách, cơ chế trao đổi, bù trừ).
|
Tuyển chọn
|
14
|
Nghiên cứu xây dựng Hướng dẫn
giải pháp kỹ thuật nâng cao an toàn phòng cháy, chữa cháy cho các công trình
không bảo đảm yêu cầu phòng cháy, chữa cháy thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ
Xây dựng
|
- Thực hiện yêu cầu tại Điều 55, khoản 6, đoạn b) Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu
hộ, số 55/2024/QH15 Quốc hội khóa XV thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2024.
- Xây dựng tài liệu kỹ thuật
hướng dẫn giải pháp kỹ thuật nâng cao an toàn phòng cháy, chữa cháy cho các
công trình không đảm bảo yêu cầu phòng cháy, chữa cháy thuộc thẩm quyền quản
lý của Bộ Xây dựng; ban hành, để các địa phương và chủ công trình không bảo đảm
yêu cầu về PCCC áp dụng, nâng cao an toàn phòng cháy, chữa cháy theo quy định
của điều 55 Luật PCCC&CNCH số 55/2024/QH15.
|
- Báo cáo tổng Kết và Báo cáo
tóm tắt nhiệm vụ
- Báo cáo tổng C19hợp phân loại,
phân nhóm các công trình không bảo đảm yêu cầu phòng cháy, chữa cháy.
- Dự thảo hướng dẫn giải pháp
kỹ thuật nâng cao an toàn phòng cháy, chữa cháy cho các công trình không bảo
đảm yêu cầu phòng cháy, chữa cháy thuộc thẩm quyền quản lý của bộ xây dựng
|
Tuyển chọn
|
II. CÁC NHIỆM VỤ KH&CN GIẢI QUYẾT CÁC VẤN ĐỀ
PHÁT SINH THỰC TIỄN QUẢN LÝ NGÀNH
|
1. LĨNH VỰC VẬT LIỆU XÂY DỰNG
|
15
|
Nghiên cứu đánh giá hiệu quả
tổng thể vòng đời kinh tế kỹ thuật môi trường cho xi măng sản xuất có sử dụng
nguyên liệu thay thế bằng các công cụ tích hợp (LCA,LCE, TEA) hướng tới phát
triển vật liệu xanh ở Việt Nam
|
- Nghiên cứu cơ sở khoa học
và cơ sở thực tiễn của sử dụng vật liệu thay thế trong sản xuất xi măng.
- Phân tích và đánh giá các điểm
nóng tác động môi trường của quy trình sản xuất xi măng truyền thống tại các
nhà máy bằng phương pháp LCA.
- Đánh giá tiềm năng thay thế
các vật liệu tự nhiên trong sản xuất xi măng thông qua tính khả thi về môi
trường, kỹ thuật và kinh tế trong sản xuất xi măng bằng vật liệu thay thế.
- Nghiên cứu xây dựng và đánh
giá hiệu quả của các kịch bản sản xuất xi măng bằng vật liệu thay thế.
- Đề xuất các khuyến nghị/hướng
dẫn về việc tích hợp vật liệu thứ cấp/phế thải/sản phẩm phụ công nghiệp vào sản
xuất xi măng tại Việt Nam, góp phần thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong ngành vật
liệu xây dựng.
|
- Đề xuất giải pháp kỹ thuật,
công nghệ quản lý hành chính nhằm thúc đẩy phát triển xi măng xanh từ vật liệu
thay thế tại Việt Nam
- Bài báo khoa học đăng trên
tạp chí uy tín trong nước hoặc quốc tế
|
Tuyển chọn
|
16
|
Nghiên cứu chế tạo và ứng dụng
bê tông nhẹ tự làm mát làm lớp phủ sàn mái bê tông cốt thép nhà dân dụng, góp
phần ứng phó biến đổi khí hậu - hiệu ứng đảo nhiệt đô thị ở Việt Nam.
|
- Nghiên cứu tổng quan về vật
liệu và bê tông nhẹ tự làm mát.
-Nghiên cứu cơ sở khoa học về
vật liệu và bê tông có tính năng tự làm mát.
- Nghiên cứu lựa chọn vật liệu
và các phương pháp thực nghiệm cho bê tông nhẹ tự làm mát.
- Chế tạo và ứng dụng thử
nghiệm bê tông nhẹ tự làm mát thi công tại chỗ hoặc cấu kiện dạng tấm làm lớp
phủ mặt kết cấu sàn mái BTCT trong công trình xây dựng dân dụng đô thị.
- Xây dựng chỉ dẫn kỹ thuật
chế tạo và thi công bê tông nhẹ tự làm mát dùng cho lớp phủ sàn BTCT, nhằm hạn
chế hiệu ứng đảo nhiệt đô thị ở Việt Nam.
|
- Xây dựng Hướng dẫn kỹ thuật
chế tạo và thi công bê tông nhẹ tự làm mát cho lớp phủ sàn mái BTCT nhà dân dụng
khu vực đô thị.
- Sản phẩm bê tông tự làm mát
phủ sàn mái BTCT đạt các chỉ tiêu kỹ thuật: Cấp độ bền chịu nén ≥ B10; Mác
theo khối lượng thể tích ≤ D1800; Độ giữ nước ≥ 0,15 g/cm3; Độ hút
nước mao quản ≥ 60%; Hệ số bay hơi β ≥ 0,4; Hiệu quả làm mát: 2-8 oC so với
bê tông thông thường (đối chứng).
- Bài báo công bố: 01 bài
khoa học trên tạp chí chuyên ngành;
- Hướng dẫn sinh viên/học
viên nghiên cứu khoa học hoặc làm luận văn tốt nghiệp;
- Báo cáo tổng kết, báo cáo
tóm tắt.
|
Tuyển chọn
|
17
|
Nghiên cứu tận dụng phế thải
xây dựng làm phụ gia khoáng cho sản xuất xi măng và bê tông thân thiện với
môi trường
|
- Nghiên cứu công nghệ mới trong
xử lý các loại PTXD để tận dụng làm phụ gia khoáng trong sản xuất chất kết
dính và bê tông thân thiện với môi trường.
- Xây dựng được quy trình xử
lý và hướng dẫn sử dụng PTXD làm phụ gia khoáng trong sản xuất xi măng và bê
tông thân thiện với môi trường.
Dự kiến các nội dung chính cần
thực hiện:
- Nghiên cứu lý thuyết và
kinh nghiệm thực tiễn về khả năng sử dụng PTXD làm vật liệu thay thế xi măng
trên thế giới và tại Việt Nam;
- Nghiên cứu công nghệ mới
trong xử lý các loại PTXD để tận dụng làm phụ gia khoáng (hoạt tính và đầy)
trong sản xuất chất kết dính và bê tông thân thiện môi trường;
- Nghiên cứu ảnh hưởng của loại
và hàm lượng PTXD làm phụ gia khoáng đến các tính chất kỹ thuật của xi măng
poóc lăng và bê tông (bê tông xi măng và bê tông nhựa);
- Đánh giá hiệu quả kinh tế-
kỹ thuật- môi trường của việc sử dụng PTXD làm phụ gia khoáng trong sản xuất
xi măng và bê tông xi măng, bê tông nhựa;
- Xây dựng quy trình xử lý và
hướng dẫn kỹ thuật sử dụng PTXD làm phụ gia khoáng trong sản xuất xi măng và
bê tông thân thiện môi trường.
|
- Báo cáo tổng kết đề tài
- Quy trình công nghệ mới xử
lý PTXD làm PGK (hoạt tính và đầy) cho sản xuất xi măng và bê tông xi măng,
bê tông nhựa.
- Hướng dẫn kỹ thuật sử dụng
PTXD làm PGK cho sản xuất xi măng và bê tông xi măng, bê tông nhựa.
- 01 bài báo khoa học trên Tạp
chí khoa học chuyên ngành được Hội đồng giáo sư nhà nước tính điểm.
|
Tuyển chọn
|
18
|
Nghiên cứu thiết kế chế tạo
máy bơm bê tông xi măng có năng suất lớn và áp suất đẩy cao, phục vụ thi công
các công trình xa bờ và cao tầng
|
Phân tích công nghệ hiện tại,
chọn phương án tối ưu. Thiết kế cụm cơ khí, hệ thủy lực, điều khiển. Chế tạo
mẫu, thử nghiệm, đánh giá. Mục tiêu: thiết kế chế tạo máy bơm bê tông năng suất
40m3/h áp suất bơm 6-10MPa; Ứng dụng hệ thống điều khiển điện-thủy
lực hiện đại. Thử nghiệm đánh giá chất lượng và hiệu quả.
|
Một máy bơm bê tông xi măng
năng suất 35-40m3/h áp lực làm việc 6-10MPa, có khả năng tự hành
trong phạm vi công trường. Điều khiển tự động, thích ứng với độ sụt bê tông;
Báo cáo khoa học, hồ sơ thiết kế, quy trình vận hành, bảo dưỡng thiết bị.
|
Tuyển chọn
|
19
|
Nghiên cứu xây dựng hướng dẫn
kỹ thuật sử dụng cát biển, cát nhiễm mặn làm vật liệu san lấp hạ tầng trong
xây dựng dân dụng và công nghiệp
|
- Nghiên cứu tổng quan về xử
lý và sử dụng cát biển, cát nhiễm mặn làm vật liệu san lấp hạ tầng;
- Nghiên cứu khảo sát, đánh
giá chất lượng một số nguồn cát biển, cát nhiễm mặn cho nghiên cứu;
- Nghiên cứu lựa chọn công
nghệ phù hợp để xử lý cát biển, cát nhiễm mặn làm vật liệu san lấp;
- Nghiên cứu thi công thử
nghiệm và quan trắc môi trường việc sử dụng cát biển làm vật liệu san lấp;
- Nghiên cứu hoàn thiện kết
quả ứng dụng vào thực tiễn;
|
- Báo cáo tổng kết và báo cáo
tóm tắt;
- Dự thảo Hướng dẫn kỹ thuật
sử dụng cát biển, cát nhiễm mặn làm vật liệu san lấp hạ tầng trong xây dựng
dân dụng và công nghiệp;
- 01 bài báo khoa học đăng
trên tạp chí chuyên ngành.
|
Tuyển chọn
|
20
|
Nghiên cứu sử dụng nano
graphene kết hợp với oxit kim loại có cấu trúc vi cầu rỗng để chế tạo sơn
cách nhiệt - chống tia UV cho công trình xây dựng và giao thông đô thị.
|
- Tổng quan về nano graphene,
oxit kim loại, nguyên lý cách nhiệt, chống UV
trong vật liệu sơn.
- Nghiên cứu lựa chọn loại graphene,
oxit kim loại và sơn phù hợp để chế tạo sơn nano graphene-oxit kim loại cách
nhiệt, chống UV cho các công trình xây dựng và giao thông đô thị.
- Nghiên cứu lựa chọn thành phần,
tỷ lệ nguyên liệu và xây dựng công thức sơn để chế tạo sơn graphene-oxit kim
loại cách nhiệt, chống UV.
- Nghiên cứu tính chất của
sơn nano graphene-oxit kim loại cách nhiệt, chống UV.
- Nghiên cứu khả năng cách
nhiệt và chống tia UV của sơn nano graphene-oxit kim loại
|
- 50 lít sơn nano
graphene-oxit kim loại cách nhiệt, chống UV và được ứng dụng vào một mô hình
thực tế hoặc tại một công trình xây dựng.
- 01 quy trình công nghệ sản
xuất sơn nano graphene-oxit kim loại có khả năng cách
|
Tuyển chọn
|
21
|
Nghiên cứu giải pháp sử dụng
tấm hydroceramic tự làm mát không gian tòa nhà
|
Mục tiêu chung: Nghiên cứu và
phát triển công nghệ chế tạo tấm hydroceramic có khả năng tự làm mát hiệu quả
cho không gian tòa nhà, góp phần tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường.
Mục tiêu cụ thể:
+ Nghiên cứu cơ sở lý thuyết
về quá trình hấp thụ và bay hơi nước của vật liệu ceramic, các yếu tố ảnh hưởng
đến hiệu quả làm mát.
+ Xác định thành phần phối liệu
tối ưu và quy trình công nghệ chế tạo tấm hydroceramic có độ xốp, khả năng giữ
nước và thoát hơi nước cao.
+ Nghiên cứu các phương pháp
gia cường cơ học và tăng độ bền cho tấm hydroceramic.
+ Thiết kế và chế tạo mô hình
thử nghiệm tấm hydroceramic tự làm mát cho một không gian nhỏ (Phòng mẫu ≥ 30
m3).
+ Đánh giá hiệu quả làm mát
(khả năng giảm nhiệt độ bề mặt, nhiệt độ không khí bên trong), khả năng giữ
nước, tốc độ bay hơi nước và độ bền cơ học của tấm hydroceramic trong điều kiện
thực tế.
+ Phân tích hiệu quả kinh tế
và tiềm năng ứng dụng của tấm hydroceramic tự làm mát trong các loại hình tòa
nhà khác nhau.
|
- Giải pháp sử dụng tấm
hydroceramic tự làm mát không gian tòa nhà.
- Mẫu tấm hydroceramic tự làm
mát với các thông số kỹ thuật được xác định.
- Quy trình công nghệ chế tạo
tấm hydroceramic phù hợp với điều kiện Việt Nam.
- Báo cáo kết quả nghiên cứu
khoa học.
- Các bài báo khoa học, hội thảo
khoa học (dự kiến 01 bài trong nước).
- Mô hình ứng dụng thử nghiệm:
xây dựng 30m3 phòng thử nghiệm từ tấm hydroceramic kích thước (Dài
x Rộng x Cao): (3,0 x 4,0 x 2,5) m.
- Sản phẩm nghiên cứu đạt các
chỉ tiêu sau:
+ Khối lượng thể tích tối đa
1700 kg/m3.
+ Hệ số dẫn nhiệt không quá
1,2 W/m.K.
Có khả năng hạ nhiệt độ của
môi trường trong nhà xuống khoảng 5oC đến 6oC.
|
Tuyển chọn
|
22
|
Nghiên cứu xây dựng thành phần
điển hình cho bê tông theo cấp cường độ.
|
Nghiên cứu xây dựng thành phần
điển hình cho bê tông theo cấp cường độ phục vụ rà soát, sửa đổi bổ sung định
mức cấp phối bê tông của Thông tư 12/2021/TT- BXD.
- Thu thập tài liệu kỹ thuật
trong và ngoài nước liên quan đến đối tượng nghiên cứu.
- Nghiên cứu các yêu cầu về
bê tông theo tiêu chí cấp cường độ, các yếu tố ảnh hưởng đến cấp cường độ bê
tông, tham khảo cách thức quy định về thành phần bê tông định mức của các nước
khác để đề xuất các mức của cấp cường độ bê tông thông dụng, cần thiết và có
thể lập các thành phần điển hình; các mức chỉ nên quy định ở dạng định danh về
cấp cường độ làm cơ sở để các bên cung cấp, sản xuất căn cứ vật liệu thực tế
sử dụng lập đơn giá cung cấp cho bên sử dụng.
- Nghiên cứu về các nguồn vật
liệu thông dụng và các đặc trưng vật liệu làm cơ sở cho tính toán, thử nghiệm
lựa chọn thành phần bê tông.
- Thiết kế thành phần thử
nghiệm, thử nghiệm, đánh giá kết quả để lựa chọn thành phần bê tông điển hình
theo tiêu chí cấp cường độ.
|
- Báo cáo tổng kết kết quả thực
hiện đề tài;
- Bộ thành phần bê tông điển hình
cho bê tông theo cấp cường độ.
|
Tuyển chọn
|
23
|
Nghiên cứu khả năng ứng dụng
tro sinh khối tại Đồng bằng sông Cửu Long làm phụ gia khoáng hoạt tính cho vữa
và bê tông
|
- Điều tra, khảo sát thực trạng
phát sinh và xử lý tro sinh khối tại một số địa phương điển hình thuộc Đồng bằng
sông Cửu Long.
- Đánh giá đặc tính vật lý,
hóa học và hoạt tính pozzolan của các loại tro sinh khối điển hình tại Đồng bằng
sông Cửu Long;
- Xác định khả năng sử dụng
tro sinh khối làm phụ gia khoáng hoạt tính thay thế một phần xi măng trong vữa
và bê tông;
- Đề xuất cấp phối phù hợp và
kiến nghị phạm vi áp dụng thực tiễn trong các công
trình xây dựng dân dụng và hạ
tầng kỹ thuật.
|
- 01 Báo cáo tổng hợp kết quả
nghiên cứu.
- 01 Bộ dữ liệu đặc tính tro
sinh khối tại ĐBSCL.
- 01 Hồ sơ hướng dẫn kỹ thuật
ứng dụng tro sinh khối trong vữa và bê tông.
- 02 Bài báo đăng tạp chí
chuyên ngành hoặc hội nghị khoa học có phản biện
|
Tuyển chọn
|
2. LĨNH VỰC KINH TẾ; QUẢN LÝ XÂY DỰNG VÀ ĐÀO TẠO
NGUỒN NHÂN LỰC
|
24
|
Nghiên cứu hoàn thiện định mức
chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng phù hợp với điều kiện thực tiễn
của hoạt động xây dựng hiện nay
|
Thông qua công tác xây dựng
cơ sở lý luận, thực tiễn, đánh giá thực trạng tình hình áp dụng định mức chi
phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng trong hoạt động xây dựng tại Việt
Nam thời gian qua, từ đó hoàn thiện công tác áp dụng định mức chi phí quản lý
dự án và tư vấn đầu tư xây dựng phù hợp với điều kiện thực tiễn của hoạt động
xây dựng, góp phần kiểm soát chi phí, đảm bảo mục tiêu tính đúng, tính đủ chi
phí quản lý dự án, chi phí tư vấn phù hợp với cơ chế thị trường và thông lệ
quốc tế.
|
- Báo cáo tổng kết nhiệm vụ
- Tập định mức chi phí quản
lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng
|
Tuyển chọn
|
25
|
Nghiên cứu sắp xếp, hệ thống
hóa danh mục định mức dự toán xây dựng do các cơ quan quản lý nhà nước ban
hành
|
Đánh giá thực trạng hệ thống
định mức dự toán xây dựng sử dụng chung, danh mục định mức đặc thù chuyên
ngành, đặc thù địa phương; đánh giá mức độ ảnh hưởng của các tiêu chí đến việc
phân loại, sắp xếp danh mục định mức; đánh giá các thuận lợi, vướng mắc trong
tổ chức thực hiện chuyển đổi hệ thống phân loại, sắp xếp danh mục định mức, từ
đó đề xuất các giải pháp để tổ chức thực hiện chuyển đổi, sắp xếp hệ thống hóa danh mục định mức dự toán, làm cơ sở tổ
chức triển khai việc gắn mã hiệu định mức để quản lý thống nhất.
|
- Báo cáo tổng kết nhiệm vụ
- Xác định các tiêu chí để
phân loại, sắp xếp định mức dự toán (theo chuyên ngành; công trình; hạng mục/kết
cấu; nhóm công tác xây dựng; công nghệ; biện pháp, điều kiện thi công, yêu cầu
kỹ thuật...).
- Dự thảo danh mục định mức dự
toán xây dựng được sắp xếp theo phương án đề xuất.
- Đề xuất các giải pháp để tổ
chức thực hiện chuyển đổi,
sắp xếp hệ thống hóa danh mục
định mức.
|
Tuyển chọn
|
26
|
Nghiên cứu xây dựng hệ thống
mã hiệu áp dụng cho hệ thống định mức xây dựng và các giải pháp để thống nhất
quản lý
|
Đánh giá thực trạng việc gắn
mã hiệu định mức xây dựng đối với hệ thống định mức sử dụng chung, hệ thống định
mức đặc thù của các Bộ chuyên ngành, địa phương; xác định các tiêu chí quy định
mã hiệu đối với các nhóm ngành định mức xây dựng, định mức dự toán, định mức
cơ sở, định mức chi phí; xác định các phương án quy cách mã hiệu của các nhóm
định mức xây dựng trên cơ sở các tiêu chí, đặc trưng của từng nhóm định mức
nhằm mục tiêu xây dựng mã hiệu định mức để thống nhất quản lý chung trong
toàn bộ hệ thống định mức xây dựng do Bộ Xây dựng, các Bộ quản lý công trình
xây dựng chuyên ngành, UBND cấp tỉnh ban hành.
|
- Báo cáo tổng kết nhiệm vụ
- Đề xuất hệ thống mã hiệu để
áp dụng chung cho hệ thống định mức xây dựng sử dụng chung, hệ thống định mức
đặc thù chuyên ngành, địa phương.
- Gắn mã hiệu cho hệ thống định
mức do Bộ Xây dựng ban hành theo phương án đề xuất.
- Đề xuất các giải pháp để thống
nhất quản lý
|
Tuyển chọn
|
27
|
Nghiên cứu xác định định mức
dự toán xây dựng công trình đường sắt điện khí hóa tốc độ dưới 200 km/h áp dụng
tại Việt Nam.
|
(1) Xây dựng cơ sở khoa học để
chuyển đổi bộ định mức dự toán đường sắt của Trung Quốc sang bộ định mức dự
toán đường sắt khổ đường 1435 mm, điện khí hóa có tốc độ dưới 200 km/h theo điều
kiện Việt Nam/- Phương pháp chuyển đổi bộ định mức dự toán (2) Xây dựng bộ định
mức dự toán đường sắt khổ đường 1435 mm, điện khí hóa có tốc độ dưới 200 km/h
để đề xuất áp dụng ở Việt Nam trên cơ sở chuyển đổi bộ định mức dự toán đường
sắt của Trung Quốc
|
(1) Báo cáo khoa học tổng kết
đề tài; (2) Phương pháp chuyển đổi bộ định mức - dự toán; (3) Bộ định mức - dự
toán để đề xuất áp dụng cho Việt Nam; (4) Ít nhất 01 Bài báo thuộc danh mục tạp
chí được HĐCDGSNN tính điểm ≥ 0,5 điểm.
|
|
28
|
Nghiên cứu phương pháp lập dự
toán chi phí cho công trình đường sắt điện khí hóa tốc độ dưới 200 km/h
|
(1) Nghiên cứu xác định các khoản
mục chi phí gồm chi phí chung, thu nhập chịu thuế tính trước, chi phí lán trại,
chi phí không xác định được từ thiết kế,… phù hợp với đặc thù công trình đường
sắt khổ đường 1435, điện khí hóa tốc độ dưới 200 km/h. (2) Nghiên cứu đề xuất
phương pháp xác định các khoản mục chi phí xây dựng, chi phí lắp đặt thiết bị
phù hợp với đặc thù công trình đường sắt điện khí hóa tốc độ dưới 200 km/h.
(3) Nghiên cứu đề xuất phương pháp lập dự toán xây dựng một cách khoa học, hệ
thống, minh bạch và phù hợp với đặc thù của các dự án đầu tư xây dựng công
trình đường sắt điện khí hóa tốc độ dưới 200 km/h tại Việt Nam.
|
(1) Báo cáo khoa học tổng kết
đề tài; (2) Đề xuất phương pháp lập dự toán xây dựng cho các dự án đầu tư xây
dựng công trình đường sắt điện khí hóa tốc độ dưới 200 km/h tại Việt Nam. (3)
Ít nhất 01 Bài báo thuộc danh mục tạp chí được HĐCDGSNN tính điểm ≥ 0,5 điểm.
|
|
29
|
Nghiên cứu xây dựng nội dung
về ứng dụng chuyển đổi số phục vụ công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực
Ngành xây dựng
|
Xây dựng nội dung tài liệu bồi
dưỡng kiến thức và kỹ năng chuyển đổi số các lĩnh vực Ngành xây dựng góp phần
chuẩn hóa đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của Ngành.
|
- Báo cáo tóm tắt
- Báo cáo tổng hợp
- Bộ tài liệu hoàn chỉnh phục
vụ công tác bồi dưỡng chuyên môn về chuyển đổi số trong các lĩnh vực Ngành
xây dựng
- Tổ chức tập huấn tại 3 Miền
(Bắc, Trung, Nam)
|
Tuyển chọn
|
30
|
Nghiên cứu xác định định mức
dự toán xây dựng công trình đường sắt điện khí hóa tốc độ dưới 200 km/h áp dụng
tại Việt Nam.
|
(1) Xây dựng cơ sở khoa học để
chuyển đổi bộ định mức dự toán đường sắt của Trung Quốc sang bộ định mức dự
toán đường sắt khổ đường 1435 mm, điện khí hóa có tốc độ dưới 200 km/h theo điều
kiện Việt Nam/- Phương pháp chuyển đổi bộ định mức dự toán (2) Xây dựng bộ định
mức dự toán đường sắt khổ đường 1435 mm, điện khí hóa có tốc độ dưới 200 km/h
để đề xuất áp dụng ở Việt Nam trên cơ sở chuyển đổi bộ định mức dự toán đường
sắt của Trung Quốc
|
(1) Báo cáo khoa học tổng kết
đề tài; (2) Phương pháp chuyển đổi bộ định mức - dự toán; (3) Bộ định mức - dự
toán để đề xuất áp dụng cho Việt Nam; (4) Ít nhất 01 Bài báo thuộc danh mục tạp
chí được HĐCDGSNN tính điểm ≥ 0,5 điểm.
|
|
31
|
Nghiên cứu phương pháp lập dự
toán chi phí cho công trình đường sắt điện khí hóa tốc độ dưới 200 km/h
|
(1) Nghiên cứu xác định các khoản
mục chi phí gồm chi phí chung, thu nhập chịu thuế tính trước, chi phí lán trại,
chi phí không xác định được từ thiết kế,… phù hợp với đặc thù công trình đường
sắt khổ đường 1435, điện khí hóa tốc độ dưới 200 km/h. (2) Nghiên cứu đề xuất
phương pháp xác định các khoản mục chi phí xây dựng, chi phí lắp đặt thiết bị
phù hợp với đặc thù công trình đường sắt điện khí hóa tốc độ dưới 200 km/h.
(3) Nghiên cứu đề xuất phương pháp lập dự toán xây dựng một cách khoa học, hệ
thống, minh bạch và phù hợp với đặc thù của các dự án đầu tư xây dựng công
trình đường sắt điện khí hóa tốc độ dưới 200 km/h tại Việt Nam.
|
(1) Báo cáo khoa học tổng kết
đề tài; (2) Đề xuất phương pháp lập dự toán xây dựng cho các dự án đầu tư xây
dựng công trình đường sắt điện khí hóa tốc độ dưới 200 km/h tại Việt Nam. (3)
Ít nhất 01 Bài báo thuộc danh mục tạp chí được HĐCDGSNN tính điểm ≥ 0,5 điểm.
|
|
3. LĨNH VỰC VỀ ỨNG DỤNG MÔ HÌNH THÔNG TIN CÔNG
TRÌNH (BIM) TRONG HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG
|
32
|
Nghiên cứu xây dựng “Hướng dẫn
chi tiết áp dụng Mô hình thông tin công trình (BIM) đối với công trình đường
sắt”
|
(1) Mục tiêu xây dựng bộ tài
liệu hướng dẫn chi tiết áp dụng BIM (có tích hợp BIM/GIS) cho các dự án xây dựng
đường sắt (bao gồm đầy đủ các công tác từ xây dựng, quản lý, vận hành, bảo
trì, khai thác công trình), xác định được rõ nhiệm vụ, trách nhiệm các chủ thể
liên quan, tham gia dự án: Tư vấn khảo sát, thiết kế, nhà thầu, tư vấn giám
sát, chủ đầu tư, chủ quản lý sử dụng tài sản,… (2) Nhiệm vụ nghiên cứu phù hợp
với nhiệm vụ được giao cho Bộ Xây dựng theo quy định tại Điều
8 Nghị định 175/2024/NĐ-CP ngày 30/12/2024 của Chính phủ “Quy định chi tiết
một số điều và biện pháp thi hành luật xây dựng về quản lý hoạt động xây dựng”
|
(1) Báo cáo khoa học tổng kết
đề tài; (2) Dự thảo Quyết định hướng dẫn chi tiết áp dụng Mô hình thông tin
công trình (BIM) đối với công trình đường sắt (được Bộ Xây dựng ban hành);
(3) Ít nhất 01 Bài báo thuộc danh mục tạp chí được HĐCDGSNN tính điểm ≥ 0,5 điểm.
|
Tuyển chọn
|
33
|
Nghiên cứu xây dựng “Hướng dẫn
chi tiết áp dụng Mô hình thông tin công trình (BIM) đối với công trình đường bộ”
|
(1) Mục tiêu xây dựng hướng dẫn
tích hợp BIM/GIS cho các dự án đường bộ chưa có nền tảng GIS. (2)Nội dung cần
tập trung vào phương pháp số hóa, quản lý thông tin tài sản từ BIM để xây dựng
hệ thống quản lý đồng bộ cho các công trình đường bộ đã có, đồng thời xây dựng
bộ tài liệu hướng dẫn chi tiết áp dụng BIM (có tích hợp BIM/GIS) cho các dự
án xây dựng mới (bao gồm đầy đủ các công tác từ xây dựng, quản lý, vận hành,
bảo trì, khai thác công trình), xác định được rõ nhiệm vụ, trách nhiệm các chủ
thể liên quan, tham gia dự án: Tư vấn khảo sát, thiết kế, nhà thầu, tư vấn
giám sát, chủ đầu tư, chủ quản lý sử dụng tài sản,…
|
(1) Báo cáo khoa học tổng kết
đề tài; (2) Dự thảo Quyết định hướng dẫn chi tiết áp dụng Mô hình thông tin
công trình (BIM) đối với công trình đường bộ (được Bộ Xây dựng ban hành); (3)
Ít nhất 01 Bài báo thuộc danh mục tạp chí được HĐCDGSNN tính điểm ≥ 0,5 điểm.
|
Tuyển chọn
|
4. LĨNH VỰC MÔI TRƯỜNG, TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG VÀ
BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
|
34
|
Nghiên cứu, thực nghiệm mô
hình tòa nhà bản sao số (digital twin building) để quản lý vận hành tòa nhà
hướng tới
|
- Đánh giá cơ hội và thách thức
áp dụng thử nghiệm mô hình tòa nhà bản sao số (digital twin building) trong
quản lý tòa nhà hướng tới cân bằng năng lượng tại Việt Nam;
|
- Báo cáo tổng hợp;
- Đánh giá mô hình áp dụng
tòa nhà bản sao số tại Việt Nam;
|
Tuyển chọn
|
35
|
Nghiên cứu xây dựng định mức
sử dụng năng lượng cho ngành công nghiệp xi măng tại Việt Nam
|
- Xây dựng định mức tiêu hao
năng lượng cho ngành công nghiệp xi măng;
- Dự thảo quy định về định mức
sử dụng năng lượng cho ngành công nghiệp xi măng;
- Xây dựng tài liệu khuyến
nghị một số giải pháp nâng cao hiệu quả năng lượng trong ngành công nghiệp sản
xuất xi măng.
|
- Báo cáo tổng kết nhiệm vụ;
- Dự thảo quy định định mức sử
dụng năng lượng cho các cơ sở sản xuất xi măng;
- Tài liệu khuyến nghị một số
giải pháp nâng cao hiệu quả năng lượng trong ngành công nghiệp sản xuất xi
măng.
|
Tuyển chọn
|
36
|
Nghiên cứu xây dựng hướng dẫn
dán nhãn năng lượng cho vật liệu xây dựng
|
Xây dựng được bộ tài liệu hướng
dẫn kỹ thuật thống nhất các nội dung dán nhãn năng lượng cho các sản phẩm vật
liệu xây dựng theo quy định tại Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
và các văn bản liên quan.
|
- Báo cáo tổng kết;
- Bộ hướng dẫn kỹ thuật về
các nội dung dán nhãn năng lượng cho các sản phẩm vật liệu xây dựng;
- Danh mục vật liệu xây dựng
và thông số dán nhãn năng lượng;
- Quy trình cấp nhãn năng lượng
và giám sát sau dán nhãn;
- Bài báo khoa học đăng trên
tạp chí chuyên ngành.
|
Tuyển chọn
|
37
|
Nghiên cứu xây dựng định mức
tiêu hao năng lượng trong các công đoạn sản xuất gạch gốm ốp lát
|
Xây dựng được định mức tiêu
thụ năng lượng cho sản phẩm gạch gốm ốp lát theo (1) Luật Sử dụng năng lượng
tiết kiệm và hiệu quả; (2) Quyết định 1677/QĐ-BXD ngày 30/12/2020
|
- Báo cáo tổng hợp;
- Bộ số liệu khảo sát và và định
mức tiêu thụ năng lượng cho sản phẩm gạch gốm ốp lát.
|
Tuyển chọn
|
38
|
Nghiên cứu xây dựng định mức
tiêu hao năng lượng cho công trình nhà văn phòng, thương mại và dịch vụ
|
Xây dựng định mức tiêu hao
năng lượng cho loại hình công trình nhà văn phòng, thương mại và dịch vụ
|
- Báo cáo tổng kết;
- Bộ số liệu khảo sát và định
mức tiêu hao năng lượng cho công trình văn phòng, thương mại và dịch vụ.
|
Tuyển chọn
|
39
|
Nghiên cứu xây dựng bộ tiêu
chí đánh giá, hệ thống chứng nhận công trình xanh của Bộ Xây dựng
|
- Xây dựng được bộ tiêu chí
đánh giá cho các loại hình công trình tại Việt Nam;
- Đề xuất hệ thống chứng nhận
công trình xanh cho Bộ Xây dựng.
- Áp dụng thử nghiệm cho loại
hình công tình văn phòng thương mại và dịch vụ
|
- Báo cáo tổng hợp;
- Bộ tiêu chí và hệ thống
đánh giá chứng nhận công trình xanh của Bộ Xây dựng;
- Kết quả áp dụng thử nghiệm
cho loại hình công trình văn phòng thương mại và dịch vụ.
|
Tuyển chọn
|
40
|
Nghiên cứu xây dựng tiêu chí
đánh giá và hướng dẫn thiết kế, sử dụng vật liệu nội thất bền vững, thân thiện
môi trường
|
- Xây dựng bộ tiêu chí đánh
giá nội thất bền vững, thân thiện môi trường.
- Xây dựng hướng dẫn thiết kế
cho nội thất bền vững, thân thiện môi trường.
|
- Báo cáo tổng kết nhiệm vụ;
- Bộ tiêu chí đánh giá Nội thất
bền vững, thân thiện môi trường;
- Dự thảo hướng dẫn thiết kế
cho nội thất bền vững, thân thiện môi trường.
|
Tuyển chọn
|
41
|
Nghiên cứu xây dựng bộ chỉ
tiêu xác định khu vực ưu tiên đầu tư xây dựng, nâng cấp cải tạo tại các phường,
cụm phường theo mô hình chính quyền hai cấp chịu tác động của BĐKH thuộc vùng
ven biển miền Trung
|
Xây dựng bộ chỉ tiêu xác định
khu vực ưu tiên để đầu tư xây dựng, nâng cấp cải tạo tại các phường, cụm phường
chịu tác động của BĐKH thuộc vùng ven biển miền Trung theo nhiệm vụ được giao
tại Quyết định số 438/QĐ-TTg ngày 25/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
đề án “Phát triển các đô thị VN ứng phó với BĐKH giai đoạn 2021 - 2030
|
- Bộ chỉ tiêu xác định khu vực
ưu tiên đầu tư xây dựng, nâng cấp cải tạo tại các phường, cụm phường chịu tác
động của BĐKH thuộc vùng ven biển miền Trung.
- Tài liệu hướng dẫn xác định
khu vực ưu tiên để đầu tư xây dựng, nâng cấp cải tạo tại các phường, cụm phường
nhằm ứng phó với BĐKH theo bộ chỉ tiêu.
- Báo cáo áp dụng thí điểm
|
Tuyển chọn
|
42
|
Nghiên cứu đề xuất chỉ số
đánh giá tính dễ bị tổn thương, rủi ro do biến đổi khí hậu đối với hệ thống
công trình hạ tầng kỹ thuật
|
Lựa chọn, xác định được các
chỉ số phản ánh tính dễ bị tổn thương, rủi ro do biến đổi khí hậu đối với hệ
thống công trình hạ tầng kỹ thuật đảm bảo khách quan, có cơ sở khoa học, đáp ứng
hướng dẫn tại Thông tư số 01/2022/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường
quy định chi tiết thi hành Luật Bảo vệ môi trường về ứng phó với biến đổi khí
hậu
|
Bộ chỉ số và tài liệu hướng dẫn
đánh giá tính dễ bị tổn thương, rủi ro do biến đổi khí hậu đối với hệ thống
công trình hạ tầng kỹ thuật
|
Tuyển chọn
|
43
|
Nghiên cứu đánh giá hiệu quả
các giải pháp làm mát cho công trình, khu vực chịu tác động lớn của biến đổi
khí hậu và xây dựng hướng dẫn lồng ghép trong xây dựng công trình, quy hoạch
xây dựng
|
Xây dựng cơ sở khoa học và hướng
dẫn lồng ghép giải pháp làm mát bền vững trong xây dựng công trình, quy hoạch
đô thị nhằm thực hiện nhiệm vụ của Bộ Xây dựng thuộc Quyết định số 496/QĐ-TTg
ngày 11/6/2024 của Thủ tướng chính phủ ban hành Kế hoạch quốc gia về quản lý,
loại trừ các chất làm suy giảm tầng ozon, chất gây hiệu ứng nhà kính được kiểm
soát
|
1. Bộ dữ liệu đánh giá hiệu
quả của các giải pháp làm mát bền vững trong thiết kế-vận hành các công trình
xây dựng tại các vùng khí hậu của Việt Nam theo kịch bản biến đổi khí hậu và
khu vực chịu tác động lớn của BĐKH.
2. Đánh giá, tổng hợp các giải
pháp làm mát bền vững trong thiết kế-vận hành công trình và quy hoạch xây dựng
theo kịch bản biến đổi khí hậu.
3. Dự thảo hướng dẫn lồng
ghép làm mát bền vững trong trong thiết kế-vận hành công trình và quy hoạch
xây dựng.
|
Tuyển chọn
|
44
|
Nghiên cứu ứng dụng công nghệ
thông tin trong công tác quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng về giám sát và đánh
giá (M&E) các hoạt động thích ứng với biến đổi khí hậu và hợp nhất hệ thống
quản lý đo đạc, báo cáo, thẩm định (MRV) giảm nhẹ phát thải khí nhà kính của
ngành Xây dựng
|
Xây dựng, duy trì hệ thống quản
lý giám sát và đánh giá các hoạt động thích ứng với biến đổi khí hậu
(M&E), hệ thống MRV giảm nhẹ phát thải khí nhà kính của ngành Xây dựng thống
nhất với hệ thống quốc gia
|
(1) Hình thành hệ thống CSDL
quản lý MRV, M&E của lĩnh vực giao thông vận tải và xây dựng
(2) Hệ thống thông tin và
CSDL quản lý MRV, M&E của lĩnh vực giao thông vận tải và xây dựng được
hình thành và triển khai trên nền internet
(3) Hệ thống MRV và M&E
được duy trì vận hành và hỗ trợ kỹ thuật người dùng cuối
|
Tuyển chọn
|
45
|
Nghiên cứu xây dựng nội dung
về ứng dụng chuyển đổi số phục vụ công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực
Ngành xây dựng
|
Xây dựng nội dung tài liệu bồi
dưỡng kiến thức và kỹ năng chuyển đổi số các lĩnh vực Ngành xây dựng góp phần
chuẩn hóa đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của Ngành.
|
- Báo cáo tóm tắt
- Báo cáo tổng hợp
- Bộ tài liệu hoàn chỉnh phục
vụ công tác bồi dưỡng chuyên môn về chuyển đổi số trong các lĩnh vực Ngành
xây dựng
- Tổ chức tập huấn tại 3 Miền
(Bắc, Trung, Nam)
|
Tuyển chọn
|
5. LĨNH VỰC KIẾN TRÚC, QUY HOẠCH VÀ HẠ TẦNG KỸ THUẬT
|
46
|
Nghiên cứu mô hình Living Lab
để phát triển các trung tâm nghiên cứu thực nghiệm mở trong kiến trúc và quy
hoạch tại Việt Nam
|
- Tổng quan cơ sở lý thuyết
và kinh nghiệm thực tiễn ứng dụng mô hình Living Lab trong đào tạo kiến trúc
sư.
- Nghiên cứu cơ sở khoa học
và đánh giá tiềm năng áp dụng mô hình Living Lab trong các chương trình đào tạo
kiến trúc sư tại Việt Nam
- Đề xuất mô hình Living Lab
thí điểm áp dụng trong đào tạo kiến trúc sư tại Việt Nam, bộ tiêu chí đánh
giá hiệu quả áp dụng.
- Đề xuất đổi mới chương
trình đào tạo kiến trúc sư áp dụng mô hình Living Lab và xây dựng các tài liệu
hướng dẫn.
|
1. Báo cáo tổng hợp, báo cáo
tóm tắt nội dung nghiên cứu.
2. Sổ tay hướng dẫn áp dụng
Mô hình Living Lab trong đào tạo Kiến trúc sư tại Việt Nam
|
Tuyển chọn
|
47
|
Nghiên cứu cơ sở khoa học và
thực tiễn nhằm phát triển kiến trúc bền vững ứng phó với biến đổi khí hậu,
phòng chống dịch bệnh và thiên tai
|
- Tổng quan công tác phát triển
kiến trúc bền vững ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng chống dịch bệnh và
thiên tai.
- Nghiên cứu xây dựng cơ sở
khoa học và thực tiễn và xây dựng các tiêu chí, mô hình, giải pháp thiết kế,
quản lý và phát triển các loại hình công trình kiến trúc bền vững, đáp ứng
yêu cầu ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng chống dịch bệnh và thiên tai.
- Đề xuất dự thảo đề án phát
triển kiến trúc bền vững ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng chống dịch bệnh
và thiên tai và lộ trình triển khai.
|
1. Báo cáo tổng hợp, báo cáo
tóm tắt nội dung nghiên cứu.
2. Dự thảo đề án phát triển
kiến trúc bền vững ứng phó với BĐKH, phòng chống dịch bệnh và thiên tai và lộ
trình triển khai
|
Tuyển chọn
|
48
|
Nghiên cứu rà soát bộ tiêu
chí đánh giá và Đề xuất xây dựng bộ hồ sơ công trình kiến trúc có giá trị.
|
- Rà soát thực tế triển khai
áp dụng bộ tiêu chí đánh giá công trình kiến trúc có giá trị tại các địa
phương.
- Đánh giá các tồn tại và bất
cập làm cơ sở điều chỉnh các văn bản pháp luật liên quan.
- Đề xuất xây dựng bộ hồ sơ
công trình kiến trúc có giá trị.
|
Báo cáo tổng hợp, báo cáo tóm
tắt nội dung nghiên cứu.
|
Tuyển chọn
|
49
|
Nghiên cứu giải pháp xã hội
hóa và huy động nguồn lực nhằm nâng cao chất lượng thiết kế, phát triển kiến
trúc bền vững tại Việt Nam
|
- Tổng quan về xã hội hóa kiến
trúc và phát triển bền vững;
- Đánh giá thực trạng xã hội
hóa và huy động nguồn lực kiến trúc ở Việt Nam, phân tích mô hình, rào cản và
tiềm năng huy động nguồn lực xã hội để đề xuất giải pháp thúc đẩy xã hội hóa
nhằm nâng cao chất lượng thiết kế kiến trúc
- Đề xuất mô hình phát triển
kiến trúc bền vững dựa vào xã hội hóa; xây dựng quy trình đánh giá chất lượng
thiết kế có sự tham gia của cộng đồng; đưa ra các kết luận và khuyến nghị
chính sách phù hợp với bối cảnh Việt Nam.
- Đề xuất dự thảo đề án xã hội
hóa và huy động nguồn lực nhằm nâng cao chất lượng thiết kế, phát triển kiến
trúc bền vững tại Việt Nam
|
1. Báo cáo tổng hợp, báo cáo
tóm tắt nội dung nghiên cứu.
2. Bộ công cụ đề xuất cho các
đô thị áp dụng cơ chế xã hội hóa trong kiến trúc.
3. Dự thảo Đề án xã hội hóa
và huy động nguồn lực nhằm nâng cao chất lượng thiết kế, phát triển kiến trúc
bền vững tại Việt Nam
|
Tuyển chọn
|
50
|
Nghiên cứu thực trạng, xu hướng
và yêu cầu, tiêu chí trong thiết kế, xây dựng Bệnh viện đa khoa đáp ứng yêu cầu
đổi mới
|
- Đánh giá thực trạng hệ thống
các TCVN về thiết kế, xây dựng bệnh viện ở Việt Nam;
- Tổng hợp, thu thập và phân
tích các tiêu chuẩn quốc tế và các tài tài liệu liên quan đến thiết kế, xây dựng,
vận hành bệnh viện.
- Đề xuất định hướng công tác
soát xét, biên soạn bộ TCVN về Bệnh viện đa khoa
|
1. Báo cáo tổng hợp, báo cáo
tóm tắt nội dung nghiên cứu.
2. Đề xuất nội dung TCVN về Bệnh
viện đa khoa
|
Tuyển chọn
|
51
|
Nghiên cứu cơ sở để biên soạn
bộ tài liệu về “Hướng dẫn thiết kế kiến trúc”
|
- Tìm kiếm, thu thập và tổng
hợp các tài liệu nước ngoài về lĩnh vực thiết kế kiến trúc.
- Tổng hợp biên dịch, xây dựng
Tài liệu tiêu chuẩn hướng dẫn thiết kế kiến trúc.
|
1. Báo cáo tổng hợp, báo cáo
tóm tắt nội dung nghiên cứu.
2. Bộ tài liệu “Hướng dẫn thiết
kế kiến trúc”
|
Tuyển chọn
|
52
|
Nghiên cứu, đánh giá và đề xuất
mô hình quy hoạch đô thị và nông thôn theo mô hình chính quyền hai cấp.
|
- Tổng quan cơ sở khoa học và
kinh nghiệm quốc tế về quy hoạch đô thị và nông thôn.
- Phân tích, đánh giá các tác
động từ thể chế hành chính mới (tổ chức chính quyền theo hai cấp) đến công
tác quy hoạch và quản lý phát triển đô thị và nông thôn theo quy hoạch.
- Đề xuất mô hình quy hoạch
và quản lý phát triển đô thị nông thôn theo quy hoạch phù hợp với mô hình tổ
chức chính quyền hai cấp.
- Đề xuất các nội dung cần điều
chỉnh trong hệ thống văn bản pháp luật, quy chuẩn, tiêu chuẩn về quy hoạch đô
thị và nông thôn của Việt Nam.
|
Báo cáo tổng hợp; Báo cáo tóm
tắt kết quả nghiên cứu
|
Tuyển chọn
|
53
|
Nghiên cứu xây dựng hướng dẫn
ứng dụng trí tuệ nhân tạo và hệ thống thông tin địa lý (AI+GIS) trong phân
tích, đánh giá các chỉ tiêu sử dụng đất trong lập quy hoạch đô thị
|
- Tổng quan công nghệ ông nghệ
AI (nhận dạng ảnh, học máy, xử lý dữ liệu lớn) và hệ thống GIS hiện có và ứng
dụng trong quy hoạch đô thị và hệ thống các chỉ tiêu sử dụng đất trong quy hoạch
đô thị tại Việt Nam.
- Nghiên cứu đề xuất quy
trình kết hợp AI + GIS để phân tích và đánh giá các chỉ tiêu sử dụng đất
trong quá trình lập quy hoạch đô thị và triển khai thí điểm với dữ liệu thực
tế trên 01- 02 quy hoạch đô thị.
- Biên soạn sổ tay hướng dẫn ứng
dụng trí tuệ nhân tạo và hệ thống thông tin địa lý (AI+GIS) trong phân tích,
đánh giá các chỉ tiêu sử dụng đất trong lập quy hoạch đô thị.
|
1. Báo cáo tổng hợp; Báo cáo
tóm tắt kết quả nghiên cứu
2. Sổ tay hướng dẫn ứng dụng
trí tuệ nhân tạo và hệ thống thông tin địa lý (AI+GIS) trong phân tích, đánh
giá các chỉ tiêu sử dụng đất trong lập quy hoạch đô thị
|
Tuyển chọn
|
54
|
Nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế
và đề xuất giải pháp quản lý phát triển đô thị phi địa giới hành chính ở Việt
Nam
|
- Tổng hợp, phân tích kinh nghiệm
quốc tế về mô hình quy hoạch và quản lý phát triển đô thị gắn với địa giới
hành chính (thành phố, thị trấn..) và phi địa giới hành chính của một số quốc
gia trên thế giới.
- Đề xuất khái niệm, tiêu chí
xác định khu vực đô thị phù hợp với mô hình tổ chức chính quyền hai cấp tại
Việt Nam;
- Đề xuất một số giải pháp quản
lý phát triển đô thị phi địa giới phù hợp với hành chính mô hình tổ chức
chính quyền hai cấp tại Việt Nam.
- Khuyến nghị các nội dung điều
chỉnh trong các văn bản pháp luật về quản lý phát triển đô thị, các tiêu chí
phân loại đô thị trong Nghị quyết 1210, Nghị quyết 26.
|
1. Báo cáo tổng hợp; Báo cáo
tóm tắt kết quả nghiên cứu
2. Báo cáo khuyến nghị các nội
dung điều chỉnh trong các văn bản pháp luật về quản lý phát triển đô thị, các
tiêu chí phân loại đô thị trong Nghị quyết 1210, Nghị quyết 26.
|
Tuyển chọn
|
55
|
Nghiên cứu xây dựng tài liệu
hướng dẫn sử dụng, tập huấn Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Quy hoạch xây dựng
|
- Nghiên cứu, biên soạn tài
liệu hướng dẫn, diễn giải các quy định và chỉ dẫn các yêu cầu kỹ thuật quy định
trong quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch Xây dựng
- Tổ chức hướng dẫn sử dụng,
tập huấn quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch Xây dựng.
|
1. Báo cáo tổng hợp; Báo cáo
tóm tắt kết quả nghiên cứu (bao gồm báo cáo kết quả tập huấn)
2. Tài liệu hướng dẫn sử dụng,
tập huấn QCVN 01:2021/BXD
|
Tuyển chọn
|
56
|
Nghiên cứu đề xuất nội dung
và các giải pháp kỹ thuật trong các quy chuẩn, tiêu chuẩn, quy hoạch và thiết
kế đô thị về đường dành cho người đi bộ và đi xe đạp.
|
- Nghiên cứu xây dựng cơ sở
khoa học và thực tiễn trong quy hoạch, thiết kế đô thị về đường dành cho người
đi bộ và đi xe đạp.
- Đánh giá thực trạng quy hoạch,
thiết kế đô thị và các quy định pháp luật, quy chuẩn, tiêu chuẩn hiện hành của
Việt Nam về đường dành cho người đi bộ và đi xe đạp.
- Đề xuất nội dung, các giải
pháp kỹ thuật để đưa vào các quy chuẩn, tiêu chuẩn và công tác quy hoạch, thiết
kế đô thị tại Việt Nam.
|
1. Báo cáo tổng hợp; Báo cáo
tóm tắt kết quả nghiên cứu
2. Báo cáo Đề xuất nội dung
chỉnh sửa, bổ sung trong các quy chuẩn, tiêu chuẩn về đường giao thông đô thị
|
Tuyển chọn
|
57
|
Nghiên cứu cơ sở khoa học và
thực tiễn ứng dụng công nghệ xử lý nước có sử dụng màng lọc cải tiến phục vụ mục
tiêu cấp nước an toàn trong điều kiện Việt Nam
|
- Nghiên cứu, phân tích, đánh
giá các công nghệ xử lý nước có sử dụng màng lọc và đề xuất các giải pháp sử
dụng công nghệ màng lọc cải tiến trong xử lý nước phù hợp với điều kiện đô thị
Việt Nam.
- Xây dựng hướng dẫn thiết kế
công nghệ xử lý nước có sử dụng màng lọc cải tiến.
- Nghiên cứu đề xuất các nội
dung chính để phục vụ việc xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia công nghệ
màng lọc cải tiến trong xử lý nước ở quy mô đô thị.
|
1. Báo cáo tổng hợp; Báo cáo
tóm tắt kết quả nghiên cứu
2. Sổ tay hướng dẫn thiết kế
công nghệ xử lý nước có sử dụng màng lọc cải tiến
|
Tuyển chọn
|
58
|
Nghiên cứu xây dựng tài liệu
hướng dẫn sử dụng, tập huấn Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Hệ thống công
trình hạ tầng kỹ thuật - Công trình bãi đỗ xe
|
- Nghiên cứu, biên soạn tài liệu
hướng dẫn, diễn giải các quy định và chỉ dẫn các yêu cầu kỹ thuật quy định
trong Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật -
Công trình Bãi đỗ xe (QCVN 07-11:2025/BXD)
- Tổ chức hướng dẫn sử dụng,
tập huấn QCVN 07-11:2025
|
1. Báo cáo tổng hợp; Báo cáo
tóm tắt kết quả nghiên cứu (bao gồm báo cáo kết quả tập huấn)
2. Tài liệu hướng dẫn sử dụng,
tập huấn QCVN 07-11:2025
|
Tuyển chọn
|
59
|
Nghiên cứu xây dựng cơ sở
khoa học và thực tiễn phục vụ xây dựng Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quản lý
chất thải rắn xây dựng
|
- Tổng hợp các cơ sở lý luận,
kinh nghiệm về quản lý chất thải rắn xây dựng; nghiên cứu, phân tích, đánh
giá sự phù hợp với điều kiện cụ thể tại Việt Nam đề đề xuất các nội dung đưa
vào QCVN về quản lý chất thải rắn xây dựng
- Xây dựng dự thảo hồ sơ QCVN
về quản lý chất thải rắn xây dựng.
|
1. Báo cáo tổng hợp; Báo cáo
tóm tắt kết quả nghiên cứu
2. Dự thảo hồ sơ QCVN về quản
lý chất thải rắn xây dựng
|
Tuyển chọn
|
6. LĨNH VỰC ĐƯỜNG SẮT
|
60
|
Nghiên cứu thiết kế, chế tạo và
thử nghiệm tà vẹt bê tông dự ứng lực cho đường sắt tốc độ cao phù hợp với điều
kiện Việt Nam
|
(1) Xây dựng cơ sở khoa học để
lựa chọn được loại hình tà vẹt bê tông dự ứng lực và công nghệ sản xuất phù hợp
với điều kiện và mục tiêu phát triển đường sắt tốc độ cao ở Việt Nam. (2) Thực
hiện được công tác thiết kế, chế tạo và thử nghiệm tà vẹt bê tông dự ứng lực
cho đường sắt. (3) Nâng cao năng lực nghiên cứu, sản xuất, thử nghiệm tà vẹt
bê tông dự ứng lực cho đường sắt tốc độ cao
Lưu ý: Kinh phí NSNN (<25%
tổng kinh phí), ngoài NSNN (>75% tổng kinh phí)
|
(1) Báo cáo khoa học tổng kết
đề tài; (2) Lựa chọn được loại hình tà vẹt bê tông dự ứng lực và công nghệ sản
xuất tối ưu, phù hợp với điều kiện và mục tiêu phát triển đường sắt Việt Nam
(loại 1: có vận tốc từ 200 đến dưới 300km/h; loại 2 từ 300 đến 350 km/h) (3)
Hồ sơ bản vẽ thiết kế tà vẹt (02 loại).(4) Quy trình thiết kế, sản xuất, nghiệm
thu tà vẹt (2 loại). (5) Sản xuất thử nghiệm từ 20 đến 50 thanh tà vẹt (mỗi
loại) theo tiêu chuẩn nước ngoài hiện hành. (6) Báo cáo kết quả thử nghiệm.
(7) Ít nhất 02 Bài báo thuộc danh mục tạp chí được HĐCDGSNN tính điểm ≥ 0,5 điểm.
|
Tuyển chọn
|
61
|
Nghiên cứu thiết kế, thử nghiệm
để xác định cường độ động của lớp đệm cơ sở và chiều dày lớp đệm cơ sở của nền
đường sắt tốc độ cao phù hợp với điều kiện Việt Nam
|
(1) Xây dựng cơ sở khoa học để
lựa chọn, xác định cường độ động của lớp đệm cơ sở và chiều dày lớp đệm cơ sở
của nền đường sắt tốc độ cao phù hợp với điều kiện Việt Nam. (2) Thực hiện được
công tác thử nghiệm tỷ lệ thực (1:1) để xác định cường độ động của lớp đệm cơ
sở và chiều dày lớp đệm cơ sở của nền đường sắt tốc độ cao phù hợp với điều
kiện Việt Nam. (3) Nâng cao năng lực nghiên cứu, thử nghiệm trong công tác
thiết kế nền đường sắt tốc độ cao
|
(1) Báo cáo khoa học tổng kết
đề tài; (2) Phương pháp xác định tải trọng động trên mặt lớp đệm cơ sở của nền
đường sắt tốc độ cao dạng tấm bản. (3) Lựa chọn một số loại vật liệu làm lớp
đệm cơ sở, xác định được cường độ động và chiều dày lớp đệm cơ sở của nền đường
sắt tốc độ cao phù hợp với điều kiện Việt Nam. (4) Thiết kế thành phần vật liệu,
yêu cầu kỹ thuật của lớp đệm cơ sở. (5) Quy trình thử nghiệm xác định thông số
cường độ động của lớp đệm cơ sở. (6) Báo cáo kết quả thử nghiệm. (7) 02 bài
báo đăng trên tạp chí Scopus
|
Tuyển chọn
|
62
|
Phân tích liên kết hàn chịu mỏi
trong cầu dầm thép đường sắt tốc độ cao
|
(1) Phân tích liên kết hàn chịu
mỏi trong cầu dầm thép đường sắt tốc độ cao, từ đó đề xuất cấu tạo liên kết,
tiêu chí đánh giá, hướng dẫn thiết kế, kiểm toán phù hợp với điều kiện Việt
Nam.(2) Thực hiện công tác thiết kế, thí nghiệm mỏi để nghiên cứu ứng xử mỏi
của các liên kết hàn trong cầu thép. (3) Nâng cao năng lực nghiên cứu, thiết
kế, kiểm toán liên kết hàn chịu mỏi trong cầu dầm thép đường sắt tốc độ cao
|
(1) Báo cáo khoa học tổng kết
đề tài; (2) Hướng dẫn kỹ thuật thiết kế, đánh giá độ bền mỏi của liên kết hàn
trong cầu thép đường sắt tốc độ cao. (3) Báo cáo kết quả thí nghiệm.(4) 02
Bài báo thuộc danh mục tạp chí được HĐCDGSNN tính điểm ≥ 0,5 điểm
|
Tuyển chọn
|
63
|
Nghiên cứu thiết kế, chế tạo
và thử nghiệm kết cấu tường chống ồn cho đường sắt tốc độ cao bằng bê tông
các bon dự ứng lực
|
(1) Xây dựng cơ sở khoa học để
thiết kế, chế tạo và thử nghiệm kết cấu tường chống ồn cho đường sắt tốc độ
cao bằng bê tông các bon dự ứng lực phù hợp với điều kiện Việt Nam. (2) Thực
hiện được công tác thiết kế, chế tạo và thử nghiệm kết cấu tường chống ồn cho
đường sắt tốc độ cao bằng bê tông các bon dự ứng lực phù hợp với điều kiện Việt
Nam.(3) Nâng cao năng lực nghiên cứu, thử nghiệm trong công tác thiết kế tường
chống ồn cho đường sắt tốc độ cao.
Lưu ý: Kinh phí NSNN (<25%
tổng kinh phí), ngoài NSNN (>75% tổng kinh phí)
|
(1) Báo cáo khoa học tổng kết
đề tài; (2) Quy trình hướng dẫn kỹ thuật thiết kế, chế tạo, lắp đặt chống ồn
cho đường sắt tốc độ cao bằng bê tông các bon dự ứng lực. (3) Báo cáo kết quả
thử nghiệm. (4) Sản xuất mẫu tường chống ồn bằng bê tông các bon dự ứng lực để
phục vụ công tác thử nghiệm. (5) 02 Bài báo thuộc danh mục tạp chí được
HĐCDGSNN tính điểm ≥ 0,5 điểm
|
Tuyển chọn
|
64
|
Nghiên cứu lựa chọn kết cấu
đường ray phù hợp trên cầu đường sắt tốc độ cao trên cơ sở phân tích hiệu quả
kinh tế - kỹ thuật của các loại kết cấu tấm bản khác nhau
|
(1) Xây dựng cơ sở khoa học để
lựa chọn đề xuất giải pháp đỡ ray trên cầu đường sắt tốc độ cao phù hợp với điều
kiện Việt Nam. (2) Xây dựng hướng dẫn tính toán, thiết kế điển hình một số dạng
kết cấu đỡ ray trên cầu đường sắt tốc độ cao. (3) Các bản vẽ điển hình kèm
theo bảng tính toán kết cấu tương ứng (4) Xây dựng Hướng dẫn thi công, bảo
trì kết cấu đỡ ray trên cầu đường sắt tốc độ cao. (5) Nâng cao năng lực
nghiên cứu, thiết kế trong ứng dụng các giải pháp đỡ ray trên cầu đường sắt tốc
độ cao phù hợp với điều kiện Việt Nam
|
(1) Báo cáo khoa học tổng kết
đề tài; (2) Hồ sơ thiết kế điển hình một số dạng kết cấu đỡ ray trên cầu đường
sắt tốc độ cao.(3) Hướng dẫn thi công, bảo trì kết cấu đỡ ray trên cầu đường
sắt tốc độ cao. (4) 01 bài báo đăng trên tạp chí Scopus. 01 Bài báo thuộc
danh mục tạp chí được HĐCDGSNN tính điểm ≥ 0,5 điểm.
|
Tuyển chọn
|
65
|
Nghiên cứu phân tích tương
tác động lực học cầu-đường ray-tàu trên cầu đường sắt tốc độ cao có kết cấu
ballast và không ballast, ứng dụng trong điều kiện Việt Nam
|
(1) Nghiên cứu tương tác động
lực học giữa cầu - ray - tàu trên cầu đường sắt tốc độ cao có kết cấu ballast
và không balllast. (2) Nghiên cứu kinh nghiệm phân tích, kiểm soát ứng xử động
của kết cấu cầu trên thế giới đối với bài toán nêu trên. (3) Kiến nghị đề xuất
phương pháp phân tích tương tác động lực học cầu - ray - tàu trên cầu đường sắt
tốc độ cao có kết cấu ballast và không balllast áp dụng phù hợp điều kiện Việt
Nam. (4) Nâng cao năng lực nghiên cứu, thiết kế trong ứng dụng các giải pháp
đỡ ray trên cầu đường sắt tốc độ
|
(1) Báo cáo khoa học tổng kết
đề tài (2) 01 bài đăng trên tạp chí thuộc danh mục tạp chí được HĐCD GSNN
tính điểm ≥ 0,5 điểm và 01 bài báo đăng trên tạp chí Scopus
|
Tuyển chọn
|
66
|
Nghiên cứu xây dựng và hoàn
thiện cơ chế, chính sách đặc thù để phát triển nguồn nhân lực đường sắt tại
Việt Nam
|
Xây dựng và hoàn thiện các cơ
chế chính sách đặc thù để phát triển nguồn nhân lực đường sắt tại Việt Nam
|
(1) Báo cáo khoa học tổng kết
đề tài (2) Dự thảo Khung chính sách đặc thù để phát triển nguồn nhân lực đường
sắt tại Việt Nam
|
Tuyển chọn
|
67
|
Nghiên cứu các dịch vụ đường
sắt thông minh và đề xuất áp dụng cho các tuyến đường sắt tại Việt Nam
|
Nghiên cứu khảo sát, đánh giá
thực trạng các dịch vụ đường sắt hiện có (trong nước và ngoài nước); Từ đó đưa
ra các đề xuất áp dụng các dịch vụ đường sắt thông minh cho các tuyến đường sắt
tại Việt Nam
|
(1) Báo cáo khoa học tổng kết
đề tài (2) Các dịch vụ đường sắt thông minh (3) Giải pháp áp dụng cho các tuyến
đường sắt tại Việt Nam
|
Tuyển chọn
|
7. LĨNH VỰC ĐƯỜNG BỘ
|
68
|
Nghiên cứu xây dựng hướng dẫn
thiết lập tốc độ khai thác cho các tuyến đường bộ ở Việt Nam
|
Tập hợp các kinh nghiệm thiết
lập tốc độ khai thác đường bộ trên thế giới; tổng hợp, so sánh tính tương đồng
giữa các nước với Việt Nam, khái quát hóa thành các điểm cơ bản, cốt lõi và
các bài học rút ra.
- Tìm kiếm các phương pháp,
xây dựng các mô hình toán học phù hợp nhằm liên hệ giữa tốc độ khai thác với
tốc độ thiết kế, các điều kiện hình học, điều kiện đường, điều kiện dòng xe
và điều khiển khác phù hợp với điều kiện Việt Nam.
- Khảo sát đánh giá các vấn đề
khai thác về mặt kỹ thuật giao thông của một số tuyến đường (bao gồm đường
cao tốc phần kỳ, hoàn chính và cấp đường bộ khác) Tìm kiếm vấn đề và đối sánh
với các vấn đề thiết kế, quản lý khai thác. So sánh thực tiễn và lý thuyết.
- Xây dựng phương pháp thiết
lập tốc độ khai thác cho đường cao tốc bằng phương pháp xác định tổ hợp nhiều
chỉ tiêu.
|
Báo cáo đề tài bám sát định
hướng mục tiêu, có cơ sở khoa học, phân tích đánh giá chi tiết, đưa ra kết quả
thực hiện các quy định về thiết lập tốc độ khai thác cho các tuyến đường bộ ở
Việt Nam.
- Dự thảo hướng dẫn thiết lập
tốc độ khai thác cho đường bộ ở Việt Nam;
- Bài báo đăng tại tuyển tập
Tạp chí KHCN hoặc các Hội nghị Khoa học công nghệ.
|
Tuyển chọn
|
69
|
Nghiên cứu công nghệ xử lý và
khả năng sử dụng đất trưởng nở trong xây dựng đường bộ ở Việt Nam
|
Nghiên cứu xác định sự phân bố
của các loại đất trương nở tại Việt Nam.
Xác định tính chất cơ lý, thành
phần khoáng vật và hóa học của các loại đất trương nở ở Việt Nam.
Đề xuất các giải pháp kỹ thuật
khi sử dụng đất trương nở đắp nền đường, xây dựng nền đường đào qua khu vực đất
trương nở.
|
Báo cáo đề tài bám sát định
hướng mục tiêu, có cơ sở khoa học, phân tích đánh giá chi tiết, đầy đủ kết quả
thực hiện nghiên cứu của đề tài
Bộ dữ liệu về đặc trưng cơ
lý, thành phần khoáng vật và hóa học của các loại đất trương nở ở VN.
Báo cáo kết quả thí nghiệm cải
tạo và các giải pháp khuyến nghị.
Dự thảo tiêu chuẩn thiết kế
thi công nền đường sử dụng đất trương nở.
Bài báo đăng trên tạp chí
khoa học
|
Tuyển chọn
|
70
|
Nghiên cứu đề xuất tiêu chuẩn
đánh giá tình trạng mặt đường theo chỉ số MCI và các giải pháp bảo trì phù hợp
với điều kiện Việt Nam
|
Nghiên cứu cơ sở lý thuyết và
thực tiễn áp dụng chỉ số MCI trong đánh giá mặt đường.
Tổng hợp mô hình MCI các nước
và khả năng tích hợp với hệ thống PMS. Xây dựng thang đánh giá MCI cho Việt
Nam
Đề xuất các giải pháp bảo trì
phù hợp với từng mức MCI.
|
Báo cáo đề tài bám sát định
hướng mục tiêu, có cơ sở khoa học, phân tích đánh giá chi tiết, đầy đủ kết quả
thực hiện nghiên cứu của đề tài
Dự thảo tiêu chuẩn đánh giá
tình trạng mặt đường theo chỉ số MCI
Báo cáo mô phỏng và thử nghiệm
thực tế áp dụng MCI tại một số đoạn tuyến.
Bài báo đăng trên tạp chí
khoa học
|
Tuyển chọn
|
71
|
Nghiên cứu xây dựng mô hình ô
tô điện sử dụng kết hợp nguồn năng lượng pin nhiên liệu và ắc quy cao áp
|
Nghiên cứu xây dựng mô hình ô
tô điện sử dụng kết hợp nguồn năng lượng pin nhiên liệu và ắc quy cao áp, đề
xuất lộ trình và mức độ áp dụng công nghệ xe FCEV tại Việt Nam.
|
- Báo cáo đánh giá so sánh xe
điện FCEV và các xe điện HEV, BEV;
- Mô hình xe ô tô điện FCEV cỡ
nhỏ
- Lộ trình và mức độ áp dụng
công nghệ xe FCEV tại Việt Nam
- 01 bài báo được đăng trên tạp
chí chuyên ngành
|
Tuyển chọn
|
8. LĨNH VỰC HÀNG HẢI VÀ ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA
|
72
|
Nghiên cứu ứng dụng kết cấu
đê chắn sóng dạng hở trên nền cọc kết hợp neo, cập tàu áp dụng cho khu vực miền
Trung Việt Nam
|
a) Tính cấp thiết: Việc
nghiên cứu và ứng dụng đê chắn sóng trên nền cọc mới là một giải pháp cần thiết
và cấp bách, nhằm tìm kiếm cấu trúc kỹ thuật vừa hiệu quả, vừa phù hợp điều
kiện nước sâu, sóng lớn tại một số khu vực biển của Việt Nam
b) Mục tiêu
- Đánh giá sự phù hợp của giải
pháp đê chắn sóng dạng hở trên nền cọc đối với điều kiện ở Việt Nam
- Nghiên cứu đề xuất hình dạng
mặt cắt ngang đê chắn sóng dạng hở áp dụng cho khu vực miền Trung Việt Nam
- Xây dựng quy trình thiết kế
đê chắn sóng dạng hở
- Đề xuất ứng dụng kết cấu đê
chắn sóng dạng hở trên nền cọc kết hợp neo, cập tàu áp dụng cho khu vực miền
Trung Việt Nam
|
Phần dự kiến các kết quả
chính và các chỉ tiêu cần đạt, đề nghị chỉnh sửa, bổ sung, bao gồm:
- Báo cáo tổng hợp nghiên cứu,
- Bản vẽ thiết kế hình dạng mặt
cắt ngang đê chắn sóng dạng hở áp dụng cho khu vực miền Trung Việt Nam
- Quy trình thiết kế đê chắn
sóng dạng hở
- Ít nhất 02 bài báo khoa học
được công bố trên tạp chí chuyên ngành trong nước hoặc quốc tế.
|
Tuyển chọn
|
73
|
Nghiên cứu thiết kế, chế tạo
hệ thống giám sát và cảnh báo sớm chất lượng môi trường dựa trên cơ sở ứng dụng
công nghệ mạng cảm biến không dây và trí tuệ nhân tạo
|
- Nâng cao hiệu quả của hệ thống
quan trắc và cảnh báo sớm; thực hiện việc quan trắc môi trường liên tục và
giám sát chất lượng không khí trên cơ sở ứng dụng công nghệ hiện đại, đặc biệt
là trí tuệ nhân tạo (AI) theo các chỉ đạo của Chính phủ .
- Đóng góp trực tiếp vào việc
làm chủ và phát triển công nghệ cao tại Việt Nam trong lĩnh vực quan trắc môi
trường thông minh.
|
- Thiết kế mô hình phần cứng
hệ thống đa cảm biến thu thập dữ liệu quan trắc môi trường nước và không khí
theo thời gian thực tại khu vực cảng biển.
- Xây dựng mô hình huấn luyện
mạng nơ ron nhân tạo và đánh giá dựa trên kết quả thu thập được từ các trạm
theo dõi không dây.
- Xây dựng phần mềm và
Website giám sát, đánh giá chất lượng ô nhiễm môi trường tại các vị trí lắp đặt.
- Bài báo đăng trên tạp chí
chuyên ngành và tạp chí quốc tế có chỉ số scopus/ISI.
|
Tuyển chọn
|
74
|
Nghiên cứu thiết kế, chế tạo
mô hình hệ thống làm lạnh hấp phụ sử dụng năng lượng mặt trời và nhiệt thải
phục vụ thông gió và điều hòa không khí trên tàu và kho hàng hóa tại cảng
|
Chế tạo mô hình hệ thống làm
lạnh hấp phụ sử dụng năng lượng mặt trời và nhiệt thải nhằm thay thế các hệ
thống làm lạnh truyền thống, góp phần tiết kiệm năng lượng, giảm phát thải
khí nhà kính, bảo vệ môi trường và thúc đẩy phát triển bền vững tại Việt Nam
theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ
|
- Thiết kế, chế tạo mô hình hệ
thống làm lạnh hấp phụ sử dụng năng lượng mặt trời và nhiệt thải phù hợp với điều
kiện khí hậu và nhu cầu tại Việt Nam
- Tích hợp hệ thống lưu trữ
nhiệt, đảm bảo khả năng khả năng làm lạnh liên tục ngoài giờ có nắng.
- Cải tiến vật liệu hấp phụ với
hiệu suất cao, chi phí thấp và thân thiện với môi trường
- 02 bài báo trên tạp chí
chuyên ngành
|
Tuyển chọn
|
75
|
Nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn
hệ thống định vị động áp dụng đối với tàu biển và các phương
|
Phục vụ công tác chứng nhận,
kiểm tra và cấp phép cho tàu sử dụng hệ thống định vị động, nhằm giảm thiểu rủi
ro cho con người, phương tiện hoặc công trình khác và môi trường, các phương
tiện và công trình dưới nước khi tiến hành các hoạt động dưới sự giám sát của
hệ thống định vị động, tuân thủ các quy định của Bộ Luật hàng hải Việt Nam và
các công ước quốc tế
|
Dự thảo tiêu chuẩn quốc gia về
hệ thống định vị động áp dụng đối với tàu thủy và các phương
|
Tuyển chọn
|
76
|
Nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn
hệ thống định vị và dẫn đường trong hàng hải
|
Chuẩn hóa hệ thống định vị và
dẫn đường trong hàng hải tuân thủ các quy định của Bộ Luật hàng hải Việt Nam
và các công ước quốc tế
|
Dự thảo tiêu chuẩn quốc gia về
hệ thống định vị và dẫn đường trong hàng hải
|
Tuyển chọn
|
77
|
Nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn
hệ thống hàng hải tích hợp (INS) trên tàu biển
|
Chuẩn hóa hệ thống hàng hải
tích hợp (INS) trên tàu biển tuân thủ các quy định của Bộ Luật hàng hải Việt
Nam và các công ước quốc tế
|
Dự thảo tiêu chuẩn quốc gia về
hệ thống hàng hải tích hợp (INS) trên tàu biển
|
Tuyển chọn
|
78
|
Nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn
hệ thống thông tin tích hợp (ICS) trên tàu biển
|
Chuẩn hóa hệ thống thông tin
tích hợp (ICS) trên tàu biển tuân thủ các quy định của Bộ Luật hàng hải Việt
Nam và các công ước quốc tế
|
Dự thảo tiêu chuẩn quốc gia về
hệ thống thông tin tích hợp (ICS) trên tàu biển
|
Tuyển chọn
|
79
|
Khảo sát, nghiên cứu điều kiện
hoạt động của phương tiện thủy theo yếu tố vùng miền, làm cơ sở sửa đổi, bổ
sung các quy định mang yếu tố vùng miền trong quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về
quy phạm phân cấp và đóng phương tiện thủy nội địa
|
Xây dựng cơ sở khoa học, thực
tiễn để bổ sung, sửa đổi quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy phạm phân cấp và
đóng phương tiện thủy nội địa phù hợp với tình hình thực tiễn hiện nay (Lãnh
đạo Bộ đã chỉ đạo thực hiện )
|
- Báo cáo khảo sát, nghiên cứu
điều kiện hoạt động của phương tiện thủy theo yếu tố vùng miền, đặc biệt là
chiều cao sóng.
- Đề xuất các nội dung sửa đổi
quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy phạm phân cấp và đóng phương tiện thủy nội
địa (quy định chi tiết các vùng hoạt động của phương tiện thủy nội địa, quy định
điều kiện mạn khô của phương tiện; quy định về boong và trang bị AIS)
|
Tuyển chọn
|
80
|
Đánh giá thực trạng và đề xuất
giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý, vận hành, khai thác, bảo trì hệ
thống báo hiệu hàng hải và đường thủy nội địa
|
Nâng cao hiệu quả toàn diện
công tác quản lý, vận hành, khai thác, bảo trì hệ thống BHHH&ĐT NĐ Việt
Nam theo định hướng chuyển đổi số, thông minh, đồng bộ và phù hợp tiêu chuẩn
quốc tế.
|
- Đề xuất giải pháp nâng cao
hiệu quả công tác quản lý, vận hành, khai thác, bảo trì hệ thống báo hiệu
hàng hải và đường thủy nội địa Việt Nam;
- Mô hình hợp nhất cơ sở dữ
liệu quản lý, vận hành hệ thống báo hiệu hàng hải và đường thủy nội địa trên
toàn lãnh thổ Việt Nam.
- Báo cáo tổng hợp
|
Tuyển chọn
|
9. LĨNH VỰC HÀNG KHÔNG
|
81
|
Nghiên cứu, đề xuất quy định
pháp lý và giải pháp công nghệ đối với công tác quản lý hoạt động bay không
người lái trong mối liên hệ với hoạt động bay hàng không dân dụng
|
- Góp phần hoàn thiện hệ thống
văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam đối với công tác quản lý, giám sát hoạt
động bay không người lái trong mối liên hệ với
hoạt động bay hàng không dân
dụng.
- Hỗ trợ công tác quản lý, kiểm
tra, giám sát hoạt động bay không người lái trong mối liên hệ với hoạt động
bay hàng không dân dụng.
Kết quả của đề tài nhằm mục
tiêu tăng cường, đảm bảo an toàn hàng không dân dụng.
|
- Đề xuất Dự thảo sửa đổi, bổ
sung các quy định trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam đối
với công tác quản lý, giám sát hoạt động bay không người lái trong mối liên hệ
với hoạt động bay hàng không dân dụng;
- Giải pháp phần mềm quản lý
hoạt động bay không người lái dân dụng, xem xét đến khả năng phối hợp hiệp đồng
quản lý với lực lượng bảo đảm an ninh quốc phòng (đăng ký và cấp quyền thực
hiện hoạt động bay không người lái);
- Cơ sở dữ liệu khu vực cấm,
hạn chế bay đối với hoạt động bay không người lái trên nền bản đồ thông tin địa
lý;
- Cơ sở dữ liệu các loại tàu
bay không người lái thông dụng (với các trường thông tin như nhà sản xuất, mã
sản phẩm, số seri và các thông tin khác);
|
Tuyển chọn
|
82
|
Đánh giá thực trạng và đề xuất
giải pháp tối ưu hóa khai thác hàng không dân dụng trong vùng trời Việt Nam
giai đoạn hiện nay
|
Xây dựng cơ sở khoa học phục
vụ hoạch định chính sách, điều chỉnh quy hoạch vùng trời, tổ chức luồng không
lưu; làm căn cứ triển khai thí điểm điều phối vùng trời dân dụng - quân sự
|
- Báo cáo đánh giá thực trạng
vùng trời và hoạt động hàng không dân dụng;
- Tập hợp giải pháp tổ chức
phân vùng vùng trời theo hướng tối ưu hóa hoạt động hàng không;
- Đề xuất Dự thảo kiến nghị điều
chỉnh cơ chế chính sách, quy định pháp luật có liên quan.
|
Tuyển chọn
|
10. LĨNH VỰC THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
|
83
|
Hoàn thiện hệ thống quản lý
cơ sở dữ liệu tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia ngành Xây dựng
|
- Hoàn thiện bộ cơ sở dữ liệu
tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia trên cơ sở sáp nhập bộ cơ sở dữ liệu
lĩnh vực xây dựng và giao thông vận tải.
- Cập nhật cách thức quản lý
cơ sở dữ liệu theo các quy định mới ban hành.
|
- Báo cáo tổng hợp;
- Hệ thống quản lý cơ sở dữ
liệu về TCVN, QCVN ngành xây dựng chung
|
Tuyển chọn
|
84
|
Nghiên cứu, hoàn thiện Hệ thống
thông tin Khoa học công nghệ do Bộ Xây dựng quản lý
|
- Hoàn thiện hệ thống thông
tin KH&CN của Bộ Xây dựng.
- Số hóa toàn bộ kết quả các
nghiên cứu KHCN.
- Cung cấp đầy đủ thông tin KH&CN
và môi trường thuộc các lĩnh vực do Bộ Xây dựng quản lý dưới dạng các tin bài
trên Chuyên trang điện tử về KH&CN và môi trường ngành xây dựng.D99
|
- Báo cáo tổng hợp;
- Hệ thống thông tin Khoa học
và Công nghệ của Bộ Xây dựng:
+ Quản lý thống nhất cơ sở dữ
liệu các nhiệm vụ KHCN, môi trường, sự nghiệp kinh tế.
+ Cung cấp giao diện chia sẻ
thông tin về các nhiệm vụ KHCN, môi trường và sự nghiệp kinh tế theo yêu cầu;
+ Xuất mẫu báo cáo thống kê tự động theo các quy định hiện hành về thống kê
KHCN, liên thông với hệ thống báo cáo KHCN của Bộ KHCN.
+ Cơ sở dữ liệu chuyên gia
KHCN trong ngành xây dựng và giao thông vận tải.
+ Chuyên trang điện tử về
KHCN, MT về ngành xây dựng.
|
Tuyển chọn
|
85
|
Nghiên cứu hoàn thiện Hệ thống
quản lý phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng (Las-XD) trong tình hình sáp
nhập các tỉnh
|
- Hoàn thiện hệ thống quản lý
phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng trong điều kiện mới sáp nhập các tỉnh.
- Cập nhật đầy đủ cơ sở dữ liệu
phòng Las-XD trên phạm vi cả nước.
- Kết nối công bố trên cổng
thông tin điện tử của Bộ Xây dựng.
|
- Báo cáo tổng hợp.
- Hệ thống quản lý cơ sở dữ
liệu quản lý phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng theo tình hình mới.
|
Tuyển chọn
|
86
|
Nghiên cứu xây dựng Bộ tiêu
chí và công cụ đánh giá mức độ chuyển đổi số của các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ
Xây dựng
|
- Xây dựng được bộ các tiêu
chí, công cụ Đánh giá mức độ chuyển đổi số thực hiện trên môi trường điện tử
của bộ xây dựng
|
- Báo cáo tổng hợp.
- Bộ Tiêu chí được công bố;
- Phần mềm quản trị, đánh giá
dựa trên Bộ Tiêu chí.
|
Tuyển chọn
|
87
|
Tập huấn, hội thảo phổ biến
các Quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn quốc gia lĩnh vực Xây dựng và Giao thông vận
tải
|
- Tập huấn, hội thảo phổ biến
quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn quốc gia và các tài liệu hướng dẫn
quy chuẩn tiêu chuẩn lĩnh vực Xây dựng và GTVT
- Tổ chức các buổi hội thảo,
tập huấn tại các tỉnh thành.
|
- Báo cáo tổng kết nhiệm vụ;
- Tổng hợp các câu hỏi, vấn đề
vướng mắc, khó khăn của địa phương.
|
Tuyển chọn
|
88
|
Tập huấn, hội thảo phổ biến,
hướng dẫn áp dụng quy chuẩn, tiêu chuẩn và các tài liệu, hướng dẫn kỹ thuật
liên quan đến an toàn cháy cho nhà và công trình
|
- Tập huấn, hội thảo phổ biến
quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 06:2022/BXD và sửa đổi 01:2023/BXD về an
toàn cháy cho nhà và công trình, tiêu chuẩn nhà ở riêng lẻ, tiêu chuẩn và các
tài liệu kỹ thuật lĩnh vực An toàn cháy cho nhà và công trình (thực hiện nhiệm
vụ được giao tại Luật PCCC&CNCH 2024, Quyết định số 235/QĐ-TTg ngày
25/01/2025 của TTg)
- Tổ chức các buổi hội thảo,
tập huấn tại các tỉnh thành.
|
- Báo cáo tổng kết nhiệm vụ;
- Tổng hợp các câu hỏi, vấn đề
vướng mắc, khó khăn của địa phương.
|
Tuyển chọn
|
|
|
|
|
|
|
|
|