ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẾN TRE
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 2630/KH-UBND
|
Bến Tre, ngày 18
tháng 4 năm 2025
|
KẾ HOẠCH
THỰC
HIỆN PHƯƠNG ÁN PHÁT TRIỂN CỤM CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẾN TRE GIAI ĐOẠN ĐẾN
NĂM 2030
Căn cứ Nghị định số 32/2024/NĐ-CP ngày 15 tháng 3
năm 2024 của Chính phủ về quản lý, phát triển cụm công nghiệp;
Căn cứ Quyết định số 1399/QĐ-TTg ngày 17 tháng 11
năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tỉnh Bến Tre thời kỳ
2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050;
Căn cứ Quyết định số 76/QĐ-TTg ngày 12 tháng 01 năm
2025 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Bến Tre
thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Để triển khai thực hiện có hiệu quả Phương án phát
triển cụm công nghiệp (CCN) trong Quy hoạch tỉnh đã được phê duyệt; Ủy ban nhân
dân tỉnh xây dựng Kế hoạch gồm những nội dung cụ thể như sau:
I. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU
1. Mục đích
- Triển khai thực hiện có hiệu quả Phương án phát
triển CCN trên địa bàn tỉnh giai đoạn đến năm 2030 trong Quy hoạch tỉnh đã được
phê duyệt.
- Nhằm nâng cao trách nhiệm của lãnh đạo các sở,
ban, ngành, đoàn thể tỉnh, địa phương và toàn thể cán bộ, công chức, viên chức
trong việc quán triệt và tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc, hiệu quả việc
đầu tư, phát triển các CCN trên địa bàn, góp phần thu ngân sách, phát triển
công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh.
2. Yêu cầu
- Chủ động, sáng tạo thực hiện các nhiệm vụ, giải
pháp về quản lý, đầu tư, phát triển các CCN trên địa bàn tỉnh theo đúng quy định
của pháp luật hiện hành và sử dụng có hiệu quả các lợi thế về tài nguyên, lao động
của địa phương, gắn với yêu cầu bảo vệ môi trường.
- Triển khai đồng bộ các cơ chế chính sách, tháo gỡ
khó khăn, vướng mắc, thu hút đầu tư phát triển các CCN, đáp ứng yêu cầu cho
phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh.
II. MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ, GIẢI
PHÁP VÀ DỰ KIẾN KINH PHÍ THỰC HIỆN PHÁT TRIỂN CÁC CCN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẾN NĂM
2030
1. Mục tiêu phát triển
a) Mục tiêu chung
Phát triển các CCN nhằm đảm bảo thực hiện mục tiêu
phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đến năm 2030, góp phần tăng trưởng công
nghiệp, thương mại và dịch vụ, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp
hoá, hiện đại hoá.
b) Mục tiêu cụ thể
- Đẩy mạnh thu hút đầu tư vào các CCN, phấn đấu đến
hết năm 2030 có khoảng 50% các CCN có nhà đầu tư hạ tầng kỹ thuật và đưa tỷ lệ
lấp đầy các CCN trên địa bàn tỉnh đạt bình quân 70% diện tích đất công nghiệp
cho thuê.
- 100% các CCN đi vào hoạt động được đầu tư xây dựng
đồng bộ hạ tầng kỹ thuật, đặc biệt là hạ tầng bảo vệ môi trường và được quản lý
hoạt động theo đúng quy định của pháp luật về quản lý, phát triển CCN.
2. Nhiệm vụ
a) Rà soát Phương án phát triển CCN trên địa bàn tỉnh
- Tổ chức rà soát lại Phương án phát triển CCN
trong kỳ quy hoạch đảm bảo đầy đủ thông tin đối với từng CCN (gồm tên gọi, vị
trí, diện tích, ngành nghề hoạt động, tiến độ đầu tư hạ tầng kỹ thuật); đảm
bảo tính khả thi, đồng bộ, thống nhất và không chồng lấn với các quy hoạch khác
trên địa bàn.
- Rà soát, đánh giá hiện trạng đầu tư hạ tầng kỹ
thuật, tỷ lệ lấp đầy, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, hiệu quả của các
CCN đã quy hoạch; đề xuất điều chỉnh Phương án phát triển CCN phù hợp với tình
hình thực tế của địa phương và quy định của pháp luật.
b) Hoàn thiện, triển khai thực hiện đồng bộ các cơ
chế, chính sách phát triển CCN trên địa bàn tỉnh
- Tiếp tục rà soát, hoàn thiện, triển khai thực hiện
có hiệu quả chính sách ưu đãi đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật
CCN, Quy chế quản lý CCN trên địa bàn tỉnh, bộ tiêu chí đánh giá lựa chọn chủ đầu
tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật CCN phù hợp với quy định của pháp luật và điều kiện
thực tế của địa phương; giải quyết các thủ tục triển khai dự án đầu tư xây dựng
hạ tầng kỹ thuật và dự án sản xuất kinh doanh trong CCN theo đúng quy định của
pháp luật.
- Ban hành Quy định về giá thuê đất, dịch vụ công cộng,
tiện ích,... trong các CCN trên địa bàn tỉnh.
c) Tổ chức quản lý, phát triển các CCN đã đi vào hoạt
động
- Tổ chức triển khai xây dựng hoàn thiện hệ thống kết
cấu hạ tầng kỹ thuật bên trong và bên ngoài hàng rào các CCN.
- Tăng cường các hoạt động xúc tiến, thu hút đầu tư
lấp đầy các CCN, tập trung thu hút các dự án sử dụng công nghệ cao, công nghệ sạch,
thân thiện môi trường, sử dụng đất tiết kiệm, hiệu quả, đóng góp nhiều ngân
sách.
- Xây dựng lộ trình và từng bước chuyển đổi mô hình
quản lý nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý hoạt động đối với các CCN do Ủy
ban nhân dân huyện làm chủ đầu tư.
- Quản lý, theo dõi việc sử dụng đất, quá trình xây
dựng các công trình trong CCN theo đúng quy định và quy hoạch được phê duyệt.
d) Đẩy nhanh tiến độ triển khai đầu tư xây dựng hạ
tầng kỹ thuật CCN
- Tạo điều kiện thuận lợi cho các Chủ đầu tư xây dựng
hạ tầng kỹ thuật CCN rút ngắn thời gian thực hiện các thủ tục đầu tư; triển
khai xây dựng và hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật, thu hút các dự án đầu tư thứ cấp
vào trong các CCN.
- Rà soát cải tạo, nâng cấp, duy tu bảo dưỡng các
công trình hạ tầng kỹ thuật đã xây dựng giai đoạn trước.
- Triển khai thực hiện các giải pháp nhằm tháo gỡ
khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ triển khai xây dựng hạ tầng kỹ thuật các
CCN trên địa bàn tỉnh.
đ) Phát triển, thành lập mới các CCN
- Đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến đầu tư nhằm kêu gọi,
thu hút Chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật CCN; tổ chức thẩm định, thành lập
mới các CCN trên địa bàn tỉnh theo đúng quy định của Nghị định số 32/2024/NĐ-CP
ngày 15 tháng 3 năm 2024 của Chính phủ về quản lý, phát triển CCN.
- Rà soát các quy định để thống nhất trình tự, thủ
tục thành lập và lựa chọn Chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật CCN, đảm bảo
thông suốt giữa các khâu cho đến khi triển khai đầu tư CCN.
e) Tháo gỡ khó khăn vướng mắc trong công tác quản
lý, đầu tư phát triển CCN trên địa bàn tỉnh
- Thường xuyên khảo sát, nắm bắt, đánh giá tình
hình quản lý, phát triển các CCN để kịp thời giải quyết các khó khăn, vướng mắc,
nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quản lý, đầu tư phát triển các CCN trên
địa bàn tỉnh.
- Rà soát các văn bản quy định hiện hành, để đề xuất,
kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với tình hình
thực tế.
g) Công tác thanh tra, kiểm tra
Tăng cường tổ chức các hoạt động thanh tra, kiểm
tra xử lý vi phạm về đầu tư, xây dựng, đất đai, môi trường,... trong hoạt động
của các CCN trên địa bàn tỉnh, đồng thời, tham mưu xử lý kịp thời các vi phạm
(nếu có) xảy ra.
3. Giải pháp phát triển
a) Giải pháp về huy động nguồn lực
- Bố trí vốn theo kế hoạch đầu tư công trung hạn
giai đoạn 2021-2025, giai đoạn 2026-2030 kết hợp với việc cân đối vốn hàng năm
của các huyện, thành phố để đầu tư hoàn thiện hạ tầng các CCN đang triển khai tốt
trên địa bàn tỉnh: CCN Thị trấn - An Đức, CCN Tân Thành Bình, CCN - TTCN Phong
Nam nhằm tạo sự lan tỏa và làm cơ sở đẩy mạnh phát triển công nghiệp của tỉnh.
- Ngân sách tỉnh cân đối hỗ trợ đầu tư, phát triển
hệ thống hạ tầng kỹ thuật trong và ngoài CCN trên địa bàn (ưu tiên hỗ trợ đầu
tư công trình hạ tầng bảo vệ môi trường các CCN đã đi vào hoạt động; hỗ trợ đầu
tư các công trình hạ tầng kỹ thuật chung thiết yếu của CCN tại địa bàn có điều
kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn, CCN phát triển theo hướng
liên kết ngành, chuyên ngành, hỗ trợ, sinh thái, bảo tồn nghề truyền thống)
theo quy định của Luật Đầu tư công và Luật Ngân sách nhà nước.
- Tăng cường công tác xã hội hóa, huy động nguồn lực
từ các doanh nghiệp đầu tư kết cấu hạ tầng CCN.
- Tăng cường lãnh, chỉ đạo, kịp thời phát hiện những
bất cập, khắc phục những khó khăn để nâng cao hiệu quả huy động và sử dụng các
nguồn lực cho đầu tư xây hạ tầng thiết yếu của CCN.
b) Giải pháp về thu hút đầu tư
- Tổ chức triển khai có hiệu quả quy định tiêu chí
ưu tiên thu hút dự án đầu tư vào các khu, CCN trên địa bàn tỉnh nhằm thu hút, mời
gọi các doanh nghiệp, tập đoàn lớn đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật,
đầu tư thứ cấp trong CCN, góp phần lấp đầy các CCN.
- Triển khai thực hiện có hiệu quả chính sách ưu
đãi đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật CCN trên địa bàn tỉnh. Đồng
thời, tiếp tục cập nhật chính sách mới của Trung ương để rà soát, điều chỉnh,
chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư trên địa bàn tỉnh một cách tốt nhất, phù
hợp với pháp luật và khả năng của địa phương, để có thể huy động được các nguồn
vốn ngoài nhà nước vào phát triển các CCN.
- Đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo môi trường đầu
tư kinh doanh thuận lợi để thúc đẩy mọi thành phần tham gia đầu tư phát triển sản
xuất kinh doanh; đẩy nhanh tiến trình chuyển đổi số trong quản lý hành chính
nhà nước; giải quyết toàn bộ thủ tục hành chính liên quan đến doanh nghiệp trên
môi trường mạng.
- Hỗ trợ tích cực cho các nhà đầu tư thực hiện các
bước tiếp theo sau khi được chấp thuận chủ trương đầu tư, đồng thời chấp thuận
nhà đầu tư, cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư: thủ tục giao nhận mặt bằng, giấy
phép xây dựng, ưu đãi đầu tư, tuyển dụng lao động, nhập khẩu máy móc, thiết bị
nguyên vật liệu, các thủ tục hải quan,... Đồng thời, hỗ trợ tiếp cận các tổ chức
tín dụng, các thông tin kinh tế xã hội liên quan,... nhằm củng cố niềm tin cho
các nhà đầu tư hiện hữu cũng như tạo niềm tin để thu hút thêm những nhà đầu tư
mới.
- Đầu tư đồng bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật và các dịch
vụ hỗ trợ ngoài hàng rào CCN, nhằm tạo môi trường thuận lợi để khuyến khích và
thu hút đầu tư trong và ngoài nước.
c) Về giải phóng mặt bằng và hỗ trợ tái định cư
- Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố chỉ đạo và tổ
chức thực hiện công tác thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo quy định
đối với các CCN trên địa bàn quản lý.
- Thực hiện đồng bộ và nhất quán cơ chế Nhà nước đứng
ra thu hồi đất theo đúng các quy định của pháp luật, sau đó giao, cho thuê đất
để thực hiện dự án đầu tư kinh doanh kết cấu hạ tầng CCN và cho các dự án thứ cấp
thuê lại.
- Công khai phương án phát triển các CCN và phương
án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư nhằm tạo sự đồng thuận trong nhân dân; giải
quyết hài hòa quyền lợi của người bị thu hồi đất, đảm bảo được sự đồng bộ về cơ
chế, chính sách sát với thực tiễn.
- Xây dựng hoàn thiện bảng giá đất và cơ chế chính
sách về miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất trong CCN, để nhà đầu tư yên
tâm đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật CCN.
d) Giải pháp về đất đai và bảo vệ môi trường
- Ưu tiên bố trí quỹ đất phù hợp cho phát triển các
CCN và thu hút đầu tư đối với các dự án ngành công nghiệp chế biến dừa, thủy sản,
công nghiệp hỗ trợ, năng lượng và các ngành công nghiệp có tiềm năng phát triển
khác, sử dụng công nghệ sản xuất hiện đại, thân thiện với môi trường và tiết kiệm
năng lượng; nâng cao hiệu quả công tác đánh giá năng lực, mời gọi đầu tư.
- Đánh giá tác động môi trường các CCN theo quy định
của Luật Bảo vệ môi trường năm 2020; xây dựng hoàn thiện và đưa vào vận hành
công trình hạ tầng bảo vệ môi trường tại các CCN; thực hiện tốt công tác thanh
tra, kiểm tra, xử lý vi phạm về đất đai, môi trường trong hoạt động đầu tư, sản
xuất công nghiệp tại các doanh nghiệp.
đ) Giải pháp về đào tạo, sử dụng lao động trong CCN
- Khuyến khích các cơ sở giáo dục nghề nghiệp phối
hợp các doanh nghiệp mở các lớp đào tạo nghề cho người lao động, trong đó chú
trọng người lao động bị thu hồi đất, người lao động mất việc làm, lao động có
nhu cầu chuyển đổi nghề nghiệp...để tạo điều kiện cho lao động ổn định cuộc sống,
tạo việc làm cho người dân tại địa phương đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp
trong CCN.
- Liên kết chặt chẽ giữa các doanh nghiệp trong CCN
với các trường nghề trên địa bàn tỉnh, các trường nghề ngoài tỉnh để đào tạo
nguồn nhân lực đáp ứng đúng nhu cầu của doanh nghiệp về ngành nghề, số lượng và
chất lượng.
- Tăng cường dịch vụ cung ứng nguồn nhân lực nhằm
phát triển thị trường lao động, tạo điều kiện cho người lao động và người sử dụng
lao động dễ dàng tiếp cận khi có nhu cầu.
e) Giải pháp về nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý
Nhà nước về CCN
- Các sở, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành
phố phối hợp, tổ chức triển khai thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao theo Quy
chế quản lý CCN trên địa bàn tỉnh Bốn Tre.
- Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố chỉ đạo
phòng chuyên môn hướng dẫn, hỗ trợ các chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật CCN
hoàn chỉnh các thủ tục, hồ sơ cần thiết để tiến hành thành lập, mở rộng, đầu tư
phát triển hạ tầng các CCN trên địa bàn quản lý.
4. Dự kiến kinh phí thực hiện
Dự kiến tổng kinh phí đầu tư các CCN trên địa bàn tỉnh
đến năm 2030: khoảng 15.071 tỷ đồng, trong đó:
- Nguồn kinh phí ngân sách Nhà nước:
+ Nhà nước hỗ trợ không quá 30% tổng mức vốn đầu tư
của dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật CCN[1]: Khoảng 3.845,1 tỷ đồng.
+ Theo Nghị quyết số 20/NQ-HĐND ngày 29/10/2024 của
Hội đồng nhân dân tỉnh cho ý kiến Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn
2026-2030 nguồn vốn ngân sách Nhà nước tỉnh Bến Tre: Khoảng 1.446 tỷ đồng[2].
- Nguồn vốn thu hút từ doanh nghiệp: Khoảng 9.779,9
tỷ đồng.
IIII. PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ CỤ THỂ
CỦA CÁC SỞ, NGÀNH, ĐỊA PHƯƠNG
1. Sở Công Thương
- Là cơ quan đầu mối chủ trì, phối hợp với các sở,
ngành, các huyện, thành phố, tổ chức thực hiện tốt Kế hoạch này.
- Tổ chức thực hiện, rà soát lại Phương án phát triển
CCN trong kỳ quy hoạch đảm bảo đầy đủ thông tin đối với từng CCN (gồm tên gọi,
vị trí, diện tích, ngành nghề hoạt động, tiến độ đầu tư hạ tầng kỹ thuật);
đảm bảo tính khả thi, đồng bộ, thống nhất và không chồng lấn với các quy hoạch
khác trên địa bàn. Xây dựng, trình và tổ chức thực hiện Quy chế quản lý CCN,
chính sách hỗ trợ đầu tư, phát triển CCN, kế hoạch và dự toán kinh phí hoạt động
phát triển CCN trên địa bàn tỉnh.
- Chủ trì thẩm định, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
quyết định thành lập, mở rộng CCN, điều chỉnh, bãi bỏ quyết định thành lập, mở
rộng CCN; tham gia ý kiến các hồ sơ, thủ tục liên quan đến triển khai đầu tư
xây dựng hạ tầng kỹ thuật CCN (gồm: Thu hồi đất, cho thuê đất, phê duyệt quy
hoạch chi tiết, thiết kế cơ sở dự án đầu tư, phê duyệt các thủ tục môi trường,
chấp thuận phương án phòng cháy, chữa cháy,...), đề nghị cấp, điều chỉnh,
thu hồi quyết định chủ trương đầu tư, giấy chứng nhận đầu tư (nếu có) và các hồ
sơ, thủ tục triển khai đầu tư khác đối với dự án sản xuất kinh doanh trong CCN
theo quy định của pháp luật, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
- Kiểm tra, đánh giá định kỳ hoặc đột xuất hiệu quả
thực hiện phương án phát triển, chính sách quản lý, phát triển CCN trên địa bàn
tỉnh theo quy định của pháp luật.
2. Sở Tài chính
Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành có liên quan và
Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố: Xây dựng và bố trí vốn theo kế hoạch đầu
tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025, 2026-2030 và hàng năm để hỗ trợ đầu tư
cơ sở hạ tầng các CCN; xác định giá cho thuê đất trong các CCN; tăng cường các
hoạt động xúc tiến thu hút đầu tư; thực hiện các giải pháp nhằm tháo gỡ khó
khăn, vướng mắc liên quan đến lĩnh vực tài chính và trong quá trình thu hút đầu
tư vào các CCN.
3. Sở Nông nghiệp và Môi trường
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan và
các huyện, thành phố lập, triển khai thực hiện kế hoạch sử dụng đất của tỉnh,
trong đó chú trọng bố trí quỹ đất phục vụ phát triển CCN; quản lý, hướng dẫn
công tác bảo vệ môi trường trong quá trình đầu tư của các doanh nghiệp trong
CCN theo quy định của pháp luật.
- Thẩm định giá đất, phối hợp thực hiện việc bồi
thường khi thu hồi đất, thu tiền sử dụng đất, giao đất và quyết định giá cho
thuê đất đối với các chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật CCN.
- Tăng cường kiểm tra việc thực hiện pháp luật về đất
đai, môi trường đối với các dự án đầu tư sản xuất kinh doanh trong CCN. Thực hiện
các giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về thủ tục đất đai và môi trường.
4. Sở Xây dựng
- Phối hợp, hướng dẫn, có ý kiến đối với các huyện,
thành phố trong việc lập, thẩm định và phê duyệt, điều chỉnh quy hoạch chi tiết
CCN theo thẩm quyền; hướng dẫn chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật CCN trong
quá trình lập, triển khai thực hiện (nếu có nhu cầu); thẩm định dự án đầu tư
xây dựng hạ tầng kỹ thuật CCN theo quy định.
- Hướng dẫn các Chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật
CCN thực hiện đấu nối với các tuyến giao thông trên địa bàn tỉnh, cấp phép đấu
nối với các tuyến đường do Sở quản lý.
5. Sở Nội vụ
Phối hợp với các ngành tư vấn giới thiệu việc làm
cho các doanh nghiệp trong các CCN; hướng dẫn doanh nghiệp trong CCN thực hiện
tốt pháp luật về lao động.
6. Sở Giáo dục và Đào tạo
Phối hợp với các ngành xây dựng kế hoạch đào tạo
nghề cho người lao động nhằm phục vụ tốt nhu cầu doanh nghiệp đầu tư trong các
CCN.
7. Ủy ban nhân dân các huyện,
thành phố
- Phối hợp các sở, ngành tổ chức triển khai thực hiện
tốt Kế hoạch này, với phương châm “tất cả các huyện, thành phố đều phải đầu tư
phát triển CCN”. Chỉ đạo Phòng chuyên môn trong việc thực hiện chức năng cơ
quan đầu mối giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý nhà nước về CCN; Công an,
Quân sự có giải pháp đảm bảo an ninh trật tự để phát triển các CCN.
- Triển khai Quy hoạch sử dụng đất cấp huyện thời kỳ
2021-2030; đề xuất xây dựng phương án phát triển, thành lập, mở rộng CCN trên địa
bàn; triển khai thực hiện công tác thu hồi đất, đền bù, giải phóng mặt bằng,
tái định cư,... để nhanh chóng xây dựng CCN đi vào hoạt động. Phê duyệt, thực
hiện kế hoạch di dời doanh nghiệp, cơ sở sản xuất vào CCN và hoạt động phát triển
CCN trên địa bàn.
- Hàng năm, cân đối từ nguồn vốn ngân sách của địa
phương để đầu tư hạ tầng ngoài hàng rào CCN, nhằm tạo sự đồng bộ, góp phần thu
hút đầu tư hạ tầng và đầu tư sản xuất kinh doanh trong CCN.
- Hỗ trợ chủ đầu tư triển khai đầu tư xây dựng hạ tầng
kỹ thuật, quản lý hiệu quả các CCN trên địa bàn; giải quyết các vấn đề vướng mắc
theo thẩm quyền.
8. Chủ đầu tư xây dựng hạ tầng
kỹ thuật CCN
- Thực hiện nghiêm túc và đầy đủ trách nhiệm của chủ
đầu tư trong việc tổ chức triển khai thực hiện dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ
thuật CCN theo quyết định thành lập, quy hoạch chi tiết đã được phê duyệt, đảm
bảo tiến độ khởi công và hoàn thành xây dựng theo tiến độ quy định.
- Tổ chức cung cấp, quản lý các dịch vụ công cộng,
tiện ích chung trong CCN; xây dựng, phê duyệt Quy chế quản lý các dịch vụ công
cộng, tiện ích trước khi tiếp nhận tổ chức, cá nhân đầu tư sản xuất, kinh doanh
vào CCN không trái quy định của pháp luật.
- Duy tu, bảo dưỡng, vận hành hệ thống công trình hạ
tầng kỹ thuật chung của CCN trong suốt thời gian hoạt động; chủ động kêu gọi,
thu hút, tiếp nhận dự án đầu tư vào CCN trên cơ sở quy hoạch chi tiết và ngành
nghề đã được phê duyệt đảm bảo đúng quy định; ưu tiên các dự án sử dụng công
nghệ cao, tiết kiệm năng lượng, hạn chế tối đa việc gây ô nhiễm môi trường. Và
thực hiện các chế độ thông tin báo cáo theo quy định.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Để triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch thực
hiện Phương án phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bến Tre giai đoạn đến
năm 2030, Ủy ban nhân dân tỉnh giao:
- Sở Công Thương: Là đầu mối chủ trì, phối hợp với
các sở, ngành, địa phương tổ chức triển khai thực hiện tốt Kế hoạch này; giúp Ủy
ban nhân dân tỉnh theo dõi, kiểm tra, đôn đốc các sở, ngành, các huyện, thành
phố, Chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật CCN trong việc triển khai thực hiện
và hàng năm tổng hợp, tham mưu báo cáo kết quả theo quy định.
- Các sở, ngành: Căn cứ nhiệm vụ được phân công,
tích cực, chủ động phối hợp triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch.
- Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố: Xây dựng kế
hoạch, phương án, lộ trình tổ chức thực hiện đầu tư phát triển các CCN trên địa
bàn quản lý. Đồng thời, thực hiện việc di dời các công ty, cơ sở hiện đang sản
xuất kinh doanh ở vị trí không phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất vào
trong các CCN để duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh theo đúng quy định.
- Các sở, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành
phố, Chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật CCN thực hiện nghiêm chế độ báo cáo định
kỳ hàng năm về Sở Công Thương, để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh theo
dõi, chỉ đạo.
Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu các cơ quan, đơn vị, địa
phương tổ chức triển khai thực hiện tốt Kế hoạch này (Kế hoạch này thay thế Kế
hoạch số 3453/KH- UBND ngày 18 tháng 6 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh phát
triển các CCN trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025)./.
Nơi nhận:
- TT. TU, TT. HĐND tỉnh (báo cáo);
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Các sở, ngành tỉnh;
- UBND các huyện, thành phố;
- Chánh, các PCVP UBND tỉnh;
- Phòng: KT, TCĐT, TH;
- Cổng TTĐT tỉnh;
- Lưu: VT, LHT.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
CHỦ TỊCH
Trần Ngọc Tam
|
PHỤ LỤC
DỰ KIẾN TỔNG KINH PHÍ ĐẦU TƯ CÁC CCN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẾN
TRE GIAI ĐOẠN ĐẾN NĂM 2030
(Kèm theo Kế hoạch số 2630/KH-UBND ngày 18 tháng 4 năm 2025 của Ủy ban
nhân dân tỉnh Bến Tre)
STT
|
Tên CCN
|
Địa điểm
|
Quy mô (ha)
|
Vốn đầu tư dự
kiến (tỷ đồng)
|
Nguồn kinh phí
|
Ghi chú
|
1
|
CCN Tân Thành Bình
|
Xã Tân Thành Bình,
huyện Mỏ Cày Bắc
|
75
|
800[3]
|
Ngân sách Nhà nước
|
Đã thành lập với
diện tích 33ha và đi vào hoạt động
|
2
|
CCN Hòa Lộc
|
Xã Hòa Lộc, huyện
Mỏ Cày Bắc
|
70
|
1.400
|
Thu hút đầu tư
|
Thành lập mới
|
3
|
CCN- TTCN Phong
Nam
|
Xã Phong Nam, huyện
Giồng Trôm
|
72
|
632[4]
|
Ngân sách Nhà nước
|
Đã thành lập và đi
vào hoạt động
|
4
|
CCN - TTCN Phong Nẫm
2
|
Xã Phong Nam, huyện
Giồng Trôm
|
75
|
502[5]
|
Ngân sách Nhà nước
|
Thành lập mới
|
5
|
CCN Thị trấn -
Bình Hòa
|
Thị trấn Giồng
Trôm và xã Bình Hòa, huyện Giồng Trôm
|
75
|
1.476
|
Thu hút đầu tư
|
Thành lập mới
|
6
|
CCN Thị trấn-An Đức
|
Thị trấn Ba Tri và
Xã An Đức, huyện Ba Tri
|
36
|
320[6]
|
Ngân sách Nhà nước
|
Đã thành lập và đi
vào hoạt động
|
7
|
CCN Tân Xuân
|
Xã Tân Xuân, huyện
Ba Tri
|
70
|
1.377
|
Thu hút đầu tư
|
Thành lập mới
|
8
|
CCN An Hòa Tây
|
Xã An Hòa Tây, huyện
Ba Tri
|
50
|
984
|
Thu hút đầu tư
|
Đã thành lập
|
9
|
CCNC2
|
Xã Thạnh Phong,
huyện Thạnh Phú
|
75
|
726
|
Thu hút đầu tư
|
Thành lập mới
|
10
|
CCN An Điền
|
Xã An Điền, huyện
Thạnh Phú
|
75
|
1.276
|
Thu hút đầu tư
|
Thành lập mới
|
11
|
CCN Phú Hưng
|
Xã Phú Hưng, TP.Bến
Tre
|
75
|
2.226
|
Thu hút đầu tư
|
Đã thành lập với
diện tích 40ha
|
12
|
CCN Bình Thới
|
Xã Bình Thới, huyện
Bình Đại
|
75
|
1.476
|
Thu hút đầu tư
|
Đã thành lập với diện
tích 17,4ha
|
13
|
CCN Sơn Quy
|
Thị trấn Chợ Lách,
huyện Chợ Lách
|
20
|
400
|
Thu hút đầu tư
|
Đã thành lập
|
14
|
CCN Đìa Dứa
|
Xã An Định, huyện
Mỏ Cày Nam
|
75
|
1.476
|
Thu hút đầu tư
|
Thành lập mới
|
Tổng
|
918
|
15.071
|
|
|
|
[1]
Theo quy định tại khoản 1 Điều 26 Nghị định số 32/2024/NĐ-CP ngày 15/3/2024 của
Chính phủ về quản lý, phát triển cụm công nghiệp
[2] Đầu
tư xây dựng cơ sở hạ tầng CCN Tân Thành Bình (giai đoạn 2): 680 tỷ đồng; Đầu tư
xây dựng cơ sở hạ tầng CCN Thị trấn - An Đức (giai đoạn 4): 320 tỷ đồng; Đầu tư
xây dựng kết cấu hạ tầng CCN-TTCN Phong Nam 2: 270 tỷ đồng; Đầu tư xây dựng kết
cấu hạ tầng CCN-TTCN Phong Nẫm (giai đoạn 2): 50 tỷ đồng; Hệ thống xử lý nước
thải CCN - TTCN Phong Nam: 120 tỷ đồng; lập đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng,
điều chỉnh quy hoạch chi tiết các CCN Phong Nam 2, CCN Thị trấn - Bình Hòa: 6 tỷ
đồng
[3] Đầu
tư xây dựng cơ sở hạ tầng giai đoạn 2
[4] Đầu
tư xây dựng cơ sở hạ tầng giai đoạn 2: 500 tỷ đồng; Hệ thống xử lý nước thải
CCN 130 tỷ đồng; điều chỉnh quy hoạch chi tiết 02 tỷ đồng
[5] Tổng
mức đầu tư 500 tỷ đồng và quy hoạch chi tiết 02 tỷ đồng
[6] Đầu
tư xây dựng cơ sở hạ tầng giai đoạn 4