HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH PHÚ THỌ
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 31/NQ-HĐND
|
Phú Thọ, ngày 11 tháng 12 năm 2024
|
NGHỊ QUYẾT
THÔNG QUA CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ TỈNH PHÚ THỌ ĐẾN
NĂM 2030
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH PHÚ THỌ
KHÓA XIX, KỲ HỌP THỨ CHÍN
Căn
cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi,
bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa
phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn
cứ Luật Xây dựng ngày 18 tháng 6 năm 2014; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều
của Luật Xây dựng ngày 28 tháng 6 năm 2020;
Căn
cứ Luật Quy hoạch đô thị ngày 17 tháng 6 năm 2009;
Căn
cứ Luật Quy hoạch ngày 24 tháng 11 năm 2017; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều
của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch ngày 20 tháng 11 năm 2018;
Căn
cứ Nghị quyết số 06-NQ/TW ngày 24 tháng 01 năm 2022 của Bộ Chính trị về quy
hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển bền vững đô thị Việt Nam đến năm 2030,
tầm nhìn đến năm 2045;
Căn
cứ Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 10 tháng 02 năm 2022 của Bộ Chính trị về phát
triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng trung du và miền núi
Bắc Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045;
Căn
cứ Nghị quyết số 1210/2016/UBTVQH13 ngày 25 tháng 5 năm 2016 của Ủy ban Thường
vụ Quốc hội về phân loại đô thị; Nghị quyết số 26/2022/UBTVQH15 ngày 21 tháng 9
năm 2022 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị
quyết số 1210/2016/UBTVQH13 ngày 25 tháng 5 năm 2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc
hội về phân loại đô thị;
Căn
cứ Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13 ngày 25 tháng 5 năm 2016 của Ủy ban Thường
vụ Quốc hội về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành chính;
Nghị quyết số 27/2022/UBTVQH15 ngày 21 tháng 9 năm 2022 của Ủy ban Thường vụ
Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13 ngày
25 tháng 5 năm 2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tiêu chuẩn của đơn vị hành
chính và phân loại đơn vị hành chính;
Căn
cứ Nghị định số 11/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 01 năm 2013 của Chính phủ về quản
lý đầu tư phát triển đô thị; Nghị định số 35/2023/NĐ-CP ngày 20 tháng 6 năm
2023 của Chính phủ sửa đổi bổ sung một số điều của các Nghị định thuộc lĩnh vực
quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng;
Căn
cứ Quyết định số 1579/QĐ-TTg ngày 05 tháng 12 năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ
về việc phê duyệt Quy hoạch tỉnh Phú Thọ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm
2050;
Căn
cứ Quyết định số 891/QĐ-TTg ngày 22 tháng 8 năm 2024 của Thủ tướng Chính phủ về
việc phê duyệt Quy hoạch hệ thống đô thị và nông thôn thời kỳ 2021 - 2030, tầm
nhìn đến năm 2050;
Căn
cứ Thông tư số 06/2023/TT-BXD ngày 08 tháng 09 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Xây
dựng hướng dẫn một số nội dung về chương trình phát triển đô thị;
Xét
Tờ trình số 5213/TTr-UBND ngày 29 tháng 11 năm 2024 của Ủy ban nhân dân tỉnh
Phú Thọ; Báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế - Ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh; ý
kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tại kỳ họp.
QUYẾT NGHỊ:
Điều
1. Thông qua Chương trình phát triển đô thị tỉnh Phú Thọ đến năm 2030, với các
nội dung chủ yếu sau:
1.
Quan điểm và mục tiêu
a)
Quan điểm
- Cụ
thể hóa: Kế hoạch phát triển đô thị quốc gia, giai đoạn 2021 - 2030 được Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 241/QĐ-TTg ngày 17 tháng 12 năm
2021; Quy hoạch hệ thống đô thị và nông thôn thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến
năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 891/QĐ-TTg ngày
22 tháng 8 năm 2024; Quyết định số 1579/QĐ-TTg ngày 05 tháng 12 năm 2023 của
Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tỉnh Phú Thọ thời kỳ 2021 -
2030, tầm nhìn đến năm 2050 và các định hướng phát triển các quy hoạch chuyên
ngành khác trên địa bàn tỉnh trong cùng giai đoạn.
-
Phát triển hệ thống đô thị toàn tỉnh gắn kết chặt chẽ với công nghiệp hóa -
hiện đại hóa, phát triển đáp ứng nền kinh tế thị trường, coi trọng kết nối đô
thị - nông thôn. Xác định nền kinh tế đô thị giữ vai trò chủ đạo, nòng cốt và
là đầu tàu trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Phú Thọ.
-
Phát huy vai trò động lực và khả năng kết nối của các đô thị trung tâm (thành
phố Việt Trì, thị xã Phú Thọ) để thúc đẩy, đảm bảo sự phát triển hài hòa giữa
các đô thị trung tâm và mạng lưới đô thị toàn tỉnh.
- Cải
thiện, nâng cao chất lượng môi trường sống đô thị. Xây dựng và phát triển đô
thị theo hướng bền vững phù hợp với đặc điểm, truyền thống lịch sử và bản sắc
văn hóa truyền thống của Phú Thọ.
-
Thúc đẩy đổi mới sáng tạo, phát huy hiệu quả nguồn lực đô thị. Cân đối hài hoà
nhu cầu với nguồn lực, đảm bảo tính khả thi.
-
Nâng cao chất lượng, hiệu quả hiệu lực quản lý đô thị bằng quy hoạch, chương
trình kế hoạch và pháp luật.
b)
Mục tiêu
-
Phát triển đô thị trên địa bàn tỉnh theo từng giai đoạn phù hợp với Kế hoạch
phát triển đô thị Quốc gia, giai đoạn 2021 - 2030; Quy hoạch hệ thống đô thị và
nông thôn Quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và định hướng của
Quy hoạch tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
- Làm
căn cứ để huy động các nguồn lực và quản lý đầu tư phát triển đô thị; kiểm soát
phát triển hệ thống đô thị toàn tỉnh theo phân loại, từng bước hoàn chỉnh mạng
lưới đô thị phù hợp với giai đoạn phát triển của tỉnh; xác định các động lực
tạo điều kiện cho hệ thống đô thị vùng tỉnh phát triển;
-
Phát triển hệ thống đô thị toàn tỉnh trên nguyên tắc gắn kết chặt chẽ với hệ
thống đô thị trong vùng, cả nước, đảm bảo tính kết nối với các hạ tầng khác,
đặc biệt là hạ tầng về giao thông; phát triển đô thị theo hướng đô thị thông
minh, văn minh, hiện đại, phù hợp với đặc điểm, truyền thống lịch sử và bản sắc
văn hóa truyền thống của Phú Thọ.
2.
Các chỉ tiêu chính về phát triển đô thị đến năm 2030
a)
Các chỉ tiêu chính
- Tỷ
lệ đô thị hóa:
+ Đến
năm 2025: Tỷ lệ đô thị hóa toàn tỉnh đạt từ 22% trở lên.
+ Đến
năm 2030: Tỷ lệ đô thị hóa toàn tỉnh đạt 30% trở lên.
- Về
hệ thống đô thị:
Đến
năm 2030, toàn tỉnh có 22 đô thị, gồm:
+ 01
đô thị loại I: Thành phố Việt Trì (thành phố lễ hội về với cội nguồn dân tộc
Việt Nam).
+ 01
đô thị loại II: Thị xã Phú Thọ.
+ 09
đô thị loại IV: Thị trấn Hùng Sơn, thị trấn Lâm Thao, thị trấn Thanh Thủy, thị
trấn Hưng Hóa, thị trấn Đoan Hùng, thị trấn Cẩm Khê, thị trấn Yên Lập, thị trấn
Tân Phú, thị trấn Hạ Hòa.
+ 03
đô thị loại IV mở rộng: Thị trấn Phong Châu, thị trấn Thanh Sơn và thị trấn
Đồng Xuân (thị trấn Thanh Ba sau sáp nhập với xã Đồng Xuân gọi tên là thị trấn
Đồng Xuân).
+ 08
đô thị loại V thành lập mới: Vạn Xuân (huyện Tam Nông), Phú Lộc (huyện Phù
Ninh), Tây Cốc (huyện Đoan Hùng), Hiền Lương (huyện Hạ Hòa), Thu Cúc (huyện Tân
Sơn), Hương Cần (huyện Thanh Sơn), Minh Tân (huyện Cẩm Khê), Hoàng Xá (huyện
Thanh Thủy).
- Tỷ
lệ đất xây dựng đô thị trên tổng diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh: Diện tích
đất xây dựng đô thị toàn tỉnh đến năm 2030 khoảng 25.054,7 ha, chiếm khoảng
7,09% tổng diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh.
b) Về
chất lượng đô thị
Chất
lượng đô thị được xây dựng trên cơ sở đảm bảo đạt các tiêu chuẩn, tiêu chí quy
định tại Nghị quyết số 1210/2016/UBTVQH13 ngày 25 tháng 5 năm 2016 của Ủy ban
Thường vụ Quốc hội về phân loại đô thị; Nghị quyết số 26/2022/UBTVQH15 ngày 15
tháng 10 năm 2022 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều
của Nghị quyết số 1210/2016/UBTVQH13 ngày 25 tháng 5 năm 2016 của Ủy ban Thường
vụ Quốc hội về việc phân loại đô thị; Nghị quyết số 06-NQ/TW ngày 24 tháng 01
năm 2022 của Bộ Chính trị về quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển bền
vững đô thị Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và các chương trình,
kế hoạch của tỉnh.
3.
Các chương trình, đề án trọng tâm phát triển bền vững đô thị
Tiếp
tục triển khai thực hiện các chương trình, đề án phát triển đô thị ứng phó biến
đổi khí hậu; đô thị thông minh, tăng trưởng xanh.
4.
Dự án ưu tiên đầu tư, thu hút đầu tư
Tiếp
tục thu hút đầu tư và triển khai thực hiện các dự án trong danh mục dự án ưu
tiên tại Quy hoạch tỉnh Phú Thọ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Ưu
tiên thu hút đầu tư các dự án trọng điểm tạo bước đột phá về đầu tư kết cấu hạ
tầng, phát triển công nghiệp và hạ tầng dịch vụ, hạ tầng phụ trợ khác.
5.
Giải pháp thực hiện
a)
Hoàn thiện cơ chế chính sách phát triển đô thị
- Cụ
thể hóa các cơ chế, chính sách hỗ trợ của Trung ương và của vùng đối với tỉnh
Phú Thọ, đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật trọng điểm của vùng,
của tỉnh và thành phố, thị xã, các huyện, thị trấn; thúc đẩy phát triển du
lịch, dịch vụ, công nghiệp, thương mại; hỗ trợ xây dựng kết cấu hạ tầng, xử lý
chất thải công nghiệp, bảo vệ môi trường các khu công nghiệp...
-
Quan tâm phối hợp đề nghị hỗ trợ tín dụng phát triển các ngành công nghiệp ưu
tiên, du lịch, xây dựng kết cấu hạ tầng, xử lý nước thải, chất thải rắn, bảo vệ
môi trường các khu, cụm công nghiệp. Đề xuất hỗ trợ tín dụng sản xuất các sản
phẩm chất lượng cao, chế biến sâu, hướng xuất khẩu; cơ chế miễn giảm thuế đối
với các dự án sử dụng công nghệ cao trên địa bàn tỉnh.
- Đổi
mới cơ chế chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho nhiều thành phần kinh tế,
cộng đồng, người dân tham gia đầu tư xây dựng và phát triển đô thị, đảm bảo lợi
ích chính đáng của các bên liên quan công bằng và bền vững.
-
Nghiên cứu đề xuất xây dựng và đổi mới định mức, đơn giá đầu tư xây dựng phù
hợp với điều kiện của địa phương. Đảm bảo đầu tư phát triển đô thị có hiệu quả,
tránh lãng phí nguồn tài nguyên đất đai, năng lượng. Xây dựng hệ thống cơ sở dữ
liệu về đô thị của địa phương đảm bảo khoa học, minh bạch và hiệu quả trong quá
trình đô thị hóa.
b)
Đổi mới phương pháp, nâng cao chất lượng quy hoạch đô thị
- Đổi
mới phương pháp lập và quản lý quy hoạch, phát triển đô thị theo hướng quy
hoạch tích hợp, đảm bảo phát triển không gian hợp lý, kiểm soát chặt chẽ việc
sử dụng đất đai, dân số, lao động và tài nguyên nước.
-
Nâng cao chất lượng công tác lập, thẩm định quy hoạch đô thị, trách nhiệm ra
quyết định đầu tư. Tổ chức rà soát để kịp thời điều chỉnh, bổ sung quy hoạch
khi cần thiết.
-
Lồng ghép các mục tiêu thông minh, tăng trưởng xanh và thích ứng biến đổi khí
hậu, bảo vệ môi trường, di sản văn hóa, lịch sử trong lập và quản lý quy hoạch.
Tăng cường hợp tác và đa dạng hóa nguồn lực để triển khai các hoạt động về ứng
phó với biến đổi khí hậu, tăng trưởng xanh trong quản lý và phát triển đô thị.
Sử dụng hiệu quả nguồn ngân sách nhà nước trong nghiên cứu, ứng dụng, chuyển
giao công nghệ và xây dựng, thực hiện các nhiệm vụ ưu tiên về ứng phó biến đổi
khí hậu, tăng trưởng xanh.
- Xây
dựng quy chế quản lý đô thị cho các đô thị, đối với các khu trung tâm đô thị có
yêu cầu cao về kiến trúc cảnh quan cần phải lập các đồ án thiết kế đô thị riêng
làm cơ sở thiết kế, xây dựng các công trình kiến trúc.
- Gắn
kết công tác quy hoạch với kế hoạch đầu tư, đầu tư công trung hạn và hàng năm,
đảm bảo nguồn lực thực hiện. Xây dựng cơ chế giám sát chặt chẽ công tác quản lý
đầu tư xây dựng theo quy hoạch, kế hoạch, tạo đột phá trong phát triển đô thị.
-
Triển khai và quản lý chặt chẽ thiết kế đô thị theo quy hoạch xây dựng đô thị
được duyệt, nâng cao chất lượng thiết kế kiến trúc công trình trong đô thị.
- Tập
trung xây dựng phát triển một số đô thị trọng điểm làm điển hình và nhân rộng
ra các đô thị khác.
-
Thực hiện tốt việc lấy ý kiến cộng đồng về nội dung quy hoạch, tạo cho người
dân ý thức cao hơn, tự giác hơn trong quá trình thực hiện quy hoạch.
-
Thường xuyên kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện quy hoạch và đầu tư
phát triển theo quy hoạch. Hàng năm và cuối kỳ quy hoạch tổ chức đánh giá tình
hình thực hiện, trên cơ sở đó đề xuất điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực
tế.
c)
Nâng cao năng lực quản lý phát triển đô thị
- Xây
dựng mô hình quản lý đô thị đảm bảo hiệu quả, khoa học, hội nhập, đáp ứng yêu
cầu phát triển kinh tế - xã hội và phù hợp với nền kinh tế thị trường. Tăng
cường tính tự chủ của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản lý và thực tế
quá trình phát triển.
-
Nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ thông qua hệ thống thông tin địa lý
(GIS) và các công nghệ tiến bộ để xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu đồng bộ thống
nhất về quản lý quy hoạch và phát triển đô thị. Đảm bảo việc chia sẻ thông tin,
phối hợp thực hiện giữa các cơ quan trong tỉnh, giúp công tác quản lý phát triển
đô thị được khoa học, tiết kiệm và hiệu quả.
-
Tăng cường cải cách hành chính; nâng cao chất lượng biện pháp quản lý nhà nước
trong thể chế quản lý nhà nước; phục vụ tốt phát triển kinh tế - xã hội, phát
triển đô thị và nông thôn. Đặc biệt có chính sách hợp lý ưu đãi nhằm thu hút
đầu tư xã hội, tăng cường các nguồn lực đầu tư phát triển.
- Rà
soát, điều chỉnh hoặc lập các quy hoạch, chương trình, kế hoạch phát triển kinh
tế - xã hội, sử dụng đất, ngành - lĩnh vực trung và dài hạn theo phương pháp
tích hợp đa ngành - lĩnh vực và đa cấp.
-
Nâng cao chất lượng cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh
doanh; nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, chất lượng thực thi chính sách,
pháp luật; giữ vững vị trí nhóm đầu về các chỉ số PCI, PAR Index, SIPAS và PAPI.
-
Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức của tỉnh qua các biện
pháp cụ thể như sau:
+
Tiếp tục thực hiện công tác đào tạo, đào tạo lại và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ,
công chức viên chức, trong đó cần xác định rõ nhu cầu đào tạo cho các nhóm đối
tượng; lựa chọn nội dung và hình thức đào tạo phù hợp với mục tiêu đào tạo.
+ Đổi
mới công tác tuyển dụng cán bộ, công chức, viên chức, trong đó việc tuyển dụng
phải căn cứ vào yêu cầu, nhiệm vụ, vị trí việc làm, chỉ tiêu biên chế thông qua
thi tuyển; đảm bảo nguyên tắc công khai, minh bạch, khách quan và đúng pháp
luật trong công tác tuyển dụng; xây dựng được hệ thống danh mục vị trí việc làm
và cơ cấu ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức của các cơ quan, tổ
chức để làm cơ sở cho công tác tuyển dụng.
-
Tăng cường vai trò kiến tạo của các cơ quan quản lý nhà nước trên địa bàn,
khuyến khích đội ngũ cán bộ có năng lực, đam mê và tâm huyết với sự nghiệp phát
triển của tỉnh có thái độ làm việc thân thiện với doanh nghiệp và nhà đầu tư,
không phân biệt quy mô hay thành phần kinh tế; coi họ là khách hàng để phục vụ,
là đối tác để cùng giải quyết vấn đề phát triển kinh tế.
- Xúc
tiến ngay việc rà soát quy hoạch đô thị trên địa bàn tỉnh, bổ sung các tiêu
chuẩn mới đầu tư hạ tầng như: Chỉ giới đường trong quy hoạch, đường thoát nước,
hệ thống nước và phương án xử lý nước thải, tỷ lệ cây xanh, tỷ lệ đất dành cho
giao thông, đất dành cho các công trình công cộng như: Vườn hoa, công viên…
-
Thực hiện phân cấp quản lý đầu tư phát triển đô thị; nâng cao năng lực và tăng
cường lực lượng cán bộ có năng lực cho chính quyền các đô thị trong công tác
quản lý và giám sát việc thực hiện đầu tư xây dựng đô thị ở cấp huyện, phường,
xã thị trấn và đặc biệt là nhân sự tại các đơn vị hành chính xã nằm trong dự
kiến phát triển lên loại đô thị để làm tốt công tác quản lý xây dựng theo quy
hoạch.
d)
Nâng cao hiệu quả sử dụng đất, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, hướng tới đô
thị xanh, thông minh, phát triển bền vững
-
Phát triển đô thị nén tại trung tâm các đô thị lớn như: Thành phố Việt Trì, thị
xã Phú Thọ. Tiết kiệm và nâng cao hiệu quả sử dụng đất đô thị thông qua quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất gắn với nhu cầu phát triển đô thị theo giai đoạn
ngắn hạn và trung hạn. Không mở rộng không gian đô thị một cách tràn lan, thiếu
cơ sở khoa học.
-
Quản lý chặt chẽ các chỉ tiêu phát triển đô thị đã được xác định trong đồ án
quy hoạch đô thị về quy mô diện tích, chức năng, mật độ xây dựng, tầng cao, hệ
số sử dụng đất đã được cấp thẩm quyền phê duyệt.
- Xây
dựng cơ chế quản lý đất đai hiệu quả trong khu vực phát triển đô thị đã được
cấp thẩm quyền phê duyệt.
-
Tăng cường hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước đối với thị trường bất
động sản, xem xét việc tăng cường nhân lực đủ đáp ứng yêu cầu quản lý ở các cấp
chính quyền.
e)
Giải pháp xây dựng nếp sống văn minh đô thị
- Đẩy
mạnh tuyên truyền, giáo dục về mục tiêu quản lý phát triển đô thị, nâng cao
nhận thức cộng đồng trong việc xây dựng đô thị văn minh hiện đại và phát triển
bền vững.
- Xây
dựng các mô hình văn minh đô thị để vận động, khuyến khích cộng đồng dân cư đô
thị tham gia.
Điều
2. Hội đồng nhân dân tỉnh giao
1. Ủy
ban nhân dân tỉnh tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết và báo cáo kết quả
thực hiện với Hội đồng nhân dân tỉnh theo quy định.
2.
Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban của Hội đồng nhân dân, các tổ đại
biểu của Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc
thực hiện Nghị quyết.
Nghị
quyết này được Hội đồng nhân dân tỉnh Phú Thọ Khóa XIX, Kỳ họp thứ Chín thông
qua ngày 11 tháng 12 năm 2024 và hiệu lực kể từ ngày thông qua.