BAN CHỈ ĐẠO TỔNG ĐIỀU
TRA
NÔNG THÔN, NÔNG NGHIỆP NĂM 2025 TRUNG ƯƠNG
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 68/QĐ-BCĐTW
|
Hà Nội, ngày 24
tháng 01 năm 2025
|
QUYẾT
ĐỊNH
BAN HÀNH KẾ HOẠCH TUYÊN TRUYỀN TỔNG ĐIỀU TRA
NÔNG THÔN, NÔNG NGHIỆP NĂM 2025
TRƯỞNG
BAN BAN CHỈ ĐẠO TỔNG ĐIỀU TRA
NÔNG THÔN, NÔNG NGHIỆP NĂM 2025 TRUNG ƯƠNG
Căn cứ Luật Thống kê
ngày 23 tháng 11 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều và Phụ lục Danh mục
chỉ tiêu thống kê quốc gia của Luật Thống kê ngày 12 tháng 11 năm 2021;
Căn cứ Quyết định số
03/2023/QĐ-TTg ngày 15 tháng 3 năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban
hành Chương trình điều tra thống kê quốc gia;
Căn cứ Quyết định số
484/QĐ-TTg ngày 07 tháng 6 năm 2024 của Thủ tướng Chính phủ về tổ chức Tổng điều
tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025;
Căn cứ Quyết định số
942/QĐ-TTg ngày 09 tháng 9 năm 2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập
Ban Chỉ đạo Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025 trung ương;
Căn cứ Quyết định số
2235/QĐ-BCĐTW ngày 16 tháng 9 năm 2024 của Trưởng ban Ban Chỉ đạo Tổng điều tra
nông thôn, nông nghiệp năm 2025 trung ương ban hành Phương án Tổng điều tra
nông thôn, nông nghiệp năm 2025;
Theo đề nghị của Tổ
trưởng Tổ thường trực Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025 trung ương.
QUYẾT
ĐỊNH:
Điều 1. Ban
hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch tuyên truyền Tổng điều tra nông thôn,
nông nghiệp năm 2025.
Điều 2. Ban
Chỉ đạo trung ương, Ban Chỉ đạo các cấp của Tổng điều tra nông thôn, nông
nghiệp năm 2025; Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành
Quyết định này.
Điều 3. Quyết
định này có hiệu lực kể từ ngày ký./.
Nơi nhận:
-
Như Điều 3;
- Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Hòa Bình, Trưởng ban Ban Chỉ đạo (để báo
cáo);
- Bộ trưởng Bộ KHĐT, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo (để báo cáo);
- Thành viên Ban Chỉ đạo trung ương;
- Thành viên Tổ Thường trực Ban Chỉ đạo trung ương;
- Ban Chỉ đạo TĐTNN 2025 các cấp;
- Bộ Thông tin và Truyền thông (để p/h);
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (để p/h)
- Bộ Tài nguyên và Môi trường (để p/h);
- Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (để p/h);
- Liên minh Hợp tác xã Việt Nam (để p/h);
- Hội Nông dân Việt Nam (để p/h);
- Lãnh đạo Tổng cục Thống kê;
- Các đơn vị thuộc Tổng cục Thống kê;
- Lưu: VT, VPTC (TTTV).
|
KT. TRƯỞNG BAN
PHÓ TRƯỞNG BAN
TỔNG CỤC TRƯỞNG
TỔNG CỤC THỐNG KÊ
Nguyễn
Thị Hương
|
KẾ
HOẠCH
TUYÊN TRUYỀN TỔNG ĐIỀU TRA NÔNG THÔN, NÔNG
NGHIỆP NĂM 2025
(Kèm
theo Quyết định số 68/QĐ-BCĐTW ngày 24 tháng 01 năm 2025 của Trưởng ban Ban Chỉ
đạo Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025 trung ương)
I. MỤC ĐÍCH, Ý NGHĨA
Thực hiện Chương
trình điều tra thống kê quốc gia (ban hành kèm theo Quyết định số
03/2023/QĐ-TTg ngày 15 tháng 02 năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ), ngày 07
tháng 6 năm 2024 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 484/QĐ-TTg về
việc tổ chức Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025 (viết tắt là Tổng điều
tra). Đây là cuộc Tổng điều tra có phạm vi trải rộng trên cả nước, đối tượng và
đơn vị điều tra lớn, nội dung điều tra phức tạp, thời gian điều tra kéo dài,
đông đảo các lực lượng điều tra viên, tổ trưởng, giám sát viên và Ban Chỉ đạo
các cấp tham gia.
Do đó, để tổ chức tốt
cuộc Tổng điều tra, một trong những nhiệm vụ quan trọng của Ban Chỉ đạo Tổng điều
tra các cấp là phải làm tốt công tác tuyên truyền nhằm giúp các cấp, các ngành
và các tầng lớp Nhân dân nhận thức được mục đích, ý nghĩa, yêu cầu của cuộc
Tổng điều tra; từ đó huy động các nguồn lực hỗ trợ cho cuộc Tổng điều tra và
động viên, khuyến khích các đối tượng điều tra thực hiện tốt nghĩa vụ cung cấp
đầy đủ, chính xác thông tin theo yêu cầu. Hoạt động tuyên truyền sâu rộng trong
toàn xã hội về cuộc Tổng điều tra có ý nghĩa và vị trí quan trọng, góp phần vào
thành công của cuộc Tổng điều tra trên phạm vi cả nước nói chung và tại từng
địa phương nói riêng.
II. NỘI DUNG VÀ TÀI
LIỆU TUYÊN TRUYỀN
1. Nội dung
Công tác tuyên truyền
trong Tổng điều tra tập trung những nội dung sau:
- Mục đích, yêu cầu
của cuộc Tổng điều tra;
- Nội dung Tổng điều
tra;
- Kế hoạch tiến hành
Tổng điều tra;
- Trách nhiệm của các
cấp các ngành trong cuộc Tổng điều tra;
- Nghĩa vụ công dân
trong cuộc Tổng điều tra.
2. Tài liệu tuyên
truyền
Tài liệu tuyên truyền
sử dụng trong cuộc Tổng điều tra gồm có:
a) Tài liệu in
- Quyết định số 484/QĐ-TTg ,
ngày 07/6/2024 của Thủ tướng Chính phủ về tổ chức Tổng điều tra nông thôn, nông
nghiệp năm 2025;
- Quyết định số
2235/QĐ-BCĐTW ngày 16/9/2024 của Trưởng Ban Chỉ đạo Tổng điều tra nông thôn,
nông nghiệp năm 2025 trung ương ban hành Phương án Tổng điều tra nông thôn,
nông nghiệp năm 2025;
- Sổ tay Hướng dẫn
tuyên truyền Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025 của Tổng cục Thống
kê;
- Các bài đăng trên
báo trung ương, địa phương;
- Các bài trả lời
phỏng vấn, bài viết của thành viên Ban Chỉ đạo Tổng điều tra các cấp;
- Tài liệu phổ biến
trong các cuộc họp giao ban báo chí của Ban Tuyên giáo trung ương, họp báo của
Tổng cục Thống kê, các cuộc họp ở thôn, ấp, tổ dân phố và các tổ chức đoàn thể.
b) Tài liệu nghe nhìn
File hỏi - đáp MP3;
trailer tuyên truyền về Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025; các tin,
phóng sự phát trên đài phát thanh, truyền hình tại trung ương, địa phương
trước, trong và sau khi tiến hành Tổng điều tra.
III. CÁC HÌNH THỨC
TUYÊN TRUYỀN
1. Tuyên truyền trên
các phương tiện thông tin đại chúng
Phối hợp với đài phát
thanh, truyền hình, báo viết, báo điện tử của trung ương, địa phương đăng tải
các bản tin, phóng sự, ký sự, bài viết tuyên truyền về Tổng điều tra nông thôn,
nông nghiệp năm 2025.
Sử dụng hệ thống loa
truyền thanh cơ sở (cấp xã, thôn/ấp/bản) để phát tin về các tài liệu hỏi - đáp
và kế hoạch Tổng điều tra ở địa phương.
2. Cổ động
Sử dụng các hình thức
cổ động khác nhau:
- Dựng pa nô, áp
phích, băng rôn, khẩu hiệu tại các nơi công cộng như trụ sở làm việc, trung tâm
văn hoá, trung tâm thương mại, dịch vụ, đầu mối giao thông và trên các phương
tiện giao thông…;
- Cổ động thông qua
các đội tuyên truyền văn hoá lưu động và các hoạt động văn hoá thể thao;
- Sử dụng các phương
tiện giao thông (ô tô, mô tô) dán áp phích, khẩu hiệu chạy trên các trục đường
giao thông chính, nơi đông người qua lại.
3. Tổ chức các cuộc
họp ở cộng đồng dân cư (thôn, ấp, bản, các đoàn thể quần chúng…)
Đây là hình thức
tuyên truyền quan trọng, nhất là đối với vùng sâu, vùng xa, vùng có nhiều khó
khăn trong việc tiếp cận với các phương tiện thông tin đại chúng.
IV. MỘT SỐ NỘI DUNG
LIÊN QUAN ĐẾN CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN
1. Những nội dung cần
lưu ý trong tổ chức thực hiện
Trong quá trình thực
hiện công tác tuyên truyền tại địa phương, Ban Chỉ đạo Tổng điều tra các cấp
cần huy động được sự tham gia tích cực của toàn bộ hệ thống chính trị và tổ
chức, hoạt động tuyên truyền phải phù hợp với đặc điểm kinh tế - xã hội của
từng địa phương. Ngoài việc tuyên truyền bằng các phương tiện thông tin đại
chúng như phát thanh, truyền hình, báo chí,... cần làm tốt một số nội dung sau:
- Chú trọng các hình
thức tuyên truyền đơn giản, dễ tiến hành như tuyên truyền bằng panô, áp phích,
băng rôn, xe hoặc thuyền lưu động, họp cộng đồng…;
- Tổ chức Lễ ra quân
Tổng điều tra; phỏng vấn đại diện hộ/trang trại/hợp tác xã cung cấp thông tin
để làm tư liệu tuyên truyền;
- Vận động các đơn
vị, tổ chức doanh nghiệp, các nhà chuyên môn nhằm tìm kiếm sự trợ giúp mà họ có
thể hỗ trợ cho cuộc Tổng điều tra. Một số tài liệu, hình thức tuyên truyền, Ban
Chỉ đạo địa phương có thể đề nghị hỗ trợ là:
+ Dán pa nô, áp phích
tuyên truyền tại các địa điểm đông người như trụ sở Ủy ban nhân dân, siêu thị,
chợ, cổng doanh nghiệp…;
+ Căng băng rôn tuyên
truyền tại những nơi dễ thấy và có nhiều người thường xuyên qua lại;
+ Phân phát các khẩu
hiệu;
+ Dịch các tài liệu
tuyên truyền sang tiếng dân tộc của địa phương.
- Đề nghị lãnh đạo
chủ chốt hoặc các nhà chuyên môn viết bài về cuộc Tổng điều tra;
- Sử dụng các đài
truyền thanh công cộng;
- Vận động sử dụng
mạng xã hội (zalo, facebook, fanpage…) của người làm công tác thống kê các cấp,
lực lượng tham gia Tổng điều tra, cán bộ các cấp, tình nguyện viên đăng tải
logo của Tổng điều tra để tuyên truyền lan tỏa;
- Phối hợp với các
trường học khuyến khích học sinh, sinh viên tuyên truyền cho cuộc Tổng điều tra
và trở thành lực lượng tình nguyện giúp đỡ các điều tra viên khi cần thiết;
- Liên hệ với các
đoàn thể tổ chức xã hội, tôn giáo và các tổ chức phi chính phủ khác để tranh
thủ sự trợ giúp của họ.
2. Logo, khẩu hiệu,
pa nô, băng rôn sử dụng trong Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025
a) Sử dụng thống nhất
trong cả nước logo, áp phích và nội dung khẩu hiệu, pa nô, băng rôn trong Tổng điều
tra:
- Mẫu logo
![](00642006_files/image001.jpg)
- Mẫu khẩu hiệu
![](00642006_files/image002.jpg)
Mẫu Logo và khẩu hiệu
truy cập vào trang thông tin Tổng điều tra tại địa chỉ: https://tdtnn2025.gso.gov.vn
- Nội dung pa nô, áp
phích, băng rôn:
Ban Chỉ đạo Tổng điều
tra các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chủ động thiết kế mẫu, nội dung
tuyên truyền trên pa nô, áp phích, băng rôn… phù hợp với nội dung của Tổng điều
tra và phù hợp với kinh phí tuyên truyền của địa phương.
b) Tuỳ theo điều kiện
cụ thể ở mỗi địa phương, có thể chọn thêm một trong số nội dung trên để làm
khẩu hiệu hoặc làm pa nô, băng rôn,… (ngoài số lượng pa nô, áp phích Ban Chỉ
đạo trung ương cung cấp). Trên pa nô, khẩu hiệu, có logo về Tổng điều tra và
phải thực hiện đúng các quy định của Nhà nước về quảng cáo và về bảo đảm an
toàn giao thông.
V. KẾ HOẠCH TIẾN HÀNH
Công tác tuyên truyền
được thực hiện trước và trong cả quá trình triển khai cuộc Tổng điều tra; có
chiến dịch tuyên truyền tập trung vào 02 giai đoạn, tháng 3/2025 và tháng
6,7/2025.
1. Ở trung ương
a) Tuyên truyền trên
các phương tiện thông tin đại chúng
- Giai đoạn 1:
+ Tổ chức các đoàn
phóng viên đi thực địa viết ký sự về Tổng điều tra;
+ Sản xuất file hỏi -
đáp MP3, trailer tuyên truyền về Tổng điều tra;
+ Đưa tin, phóng sự,
bài viết trên VTV1, VTV5, Nền tảng số TTXVN, VOV, báo in, báo điện tử trong và
ngoài ngành Thống kê;
+ Biên tập nội dung,
chạy tin chữ trong chương trình thời sự VTV.
- Giai đoạn 2:
+ Trước thời điểm
Tổng điều tra 01/7/2025 một tuần tập trung cao điểm cho tuyên truyền trên các
cơ quan thông tấn, báo chí lớn như Đài truyền hình Việt Nam (VTV), Đài Tiếng
nói Việt Nam (VOV), nền tảng số Thông tấn xã Việt Nam, báo Nhân dân, báo Lao
động,… thực hiện phóng sự, cập nhật tin tức về tình hình triển khai Tổng điều
tra ở trung ương và địa phương; Trả lời phỏng vấn của Lãnh đạo Ban Chỉ đạo Tổng
điều tra trung ương;
+ Tổ chức các đoàn
phóng viên đi thực địa viết ký sự về Tổng điều tra;
+ Sản xuất, phát sóng
file hỏi - đáp MP3, trailer tuyên truyền về Tổng điều tra;
+ Đưa tin, phóng sự,
bài viết trên VTV1, VTV5, Nền tảng số TTXVN, VOV, báo in, báo điện tử trong và
ngoài ngành Thống kê.
b) Tổ chức họp báo,
hội nghị
- Tuyên truyền trong
họp báo của Tổng cục Thống kê;
- Tuyên truyền trong
giao ban báo chí của Ban Tuyên giáo trung ương;
- Hội nghị Tổng kết
Tổng điều tra và Công bố kết quả sơ bộ vào tháng 12 năm 2025;
- Hội nghị Tổng kết
Tổng điều tra và Công bố kết quả sơ bộ các cấp tại địa phương vào tháng 01 năm
2026;
- Hội nghị công bố
kết quả chính thức vào tháng 3 năm 2026;
- Hội nghị công bố và
giới thiệu các ấn phẩm Tổng điều tra (gồm các sản phẩm điện tử trình diễn kết
quả Tổng điều tra) vào tháng 7 năm 2026;
- Hội nghị công bố và
giới thiệu các ấn phẩm chuyên đề vào tháng 12 năm 2026.
c) Biên soạn, sản
xuất các tài liệu tuyên truyền
(i) Các tài liệu in
- Sổ tay Hướng dẫn
tuyên truyền Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025 của Tổng cục Thống
kê;
- Thư ngỏ, Tờ rơi gửi
hộ.
(ii) Tài liệu nghe
nhìn: File
hỏi - đáp MP3 dùng cho tuyên truyền ở các cấp, trailer về Tổng điều tra phát
trên Đài Truyền hình Việt Nam và Đài truyền hình địa phương.
(iii) Tài liệu cổ
động: Logo,
khẩu hiệu, áp phích, băng rôn…
d) Tổ chức Lễ ra quân
cấp trung ương vào sáng ngày 01/7/2025
2. Ở địa phương
a) Cấp tỉnh
(i) Tuyên truyền trên
các phương tiện thông tin đại chúng
- Giai đoạn 1: Đăng
tải, phát sóng các tin, bài viết về công tác chuẩn bị Tổng điều tra của trung
ương và địa phương.
- Giai đoạn 2: Tiến
hành chiến dịch tuyên truyền Tổng điều tra, theo đó thường xuyên tuyên truyền,
quảng bá trên Đài Phát thanh và truyền hình cấp tỉnh, báo tỉnh về cuộc Tổng điều
tra cũng như công tác chuẩn bị và tiến độ thực hiện cuộc Tổng điều tra của địa
phương qua các tin, bài viết, phóng sự, phỏng vấn… Sử dụng tài liệu tuyên
truyền do Ban Chỉ đạo trung ương cung cấp và phối hợp với các cơ quan thông tin
đại chúng địa phương xây dựng, sản xuất tư liệu tuyên truyền.
Một tuần trước thời điểm
Tổng điều tra 01/7/2025 thực hiện cao điểm của công tác tuyên truyền, theo đó
phát sóng trên Đài Phát thanh và Truyền hình với tần suất cao về mục đích ý
nghĩa, nội dung, nghĩa vụ của các tổ chức và của công dân trong cuộc Tổng điều
tra và kế hoạch tiến hành Tổng điều tra (Phát file hỏi - đáp MP3, trailer).
Dán khẩu hiệu, áp
phích, băng rôn tại các điểm công cộng và trên các trục đường giao thông chính.
Tổ chức các đoàn xe
cổ động tại các trục đường giao thông chính tuyên truyền về Tổng điều tra (tùy điều
kiện kinh phí của từng địa phương để triển khai thực hiện cho phù hợp).
Tổ chức Lễ ra quân
cấp địa phương vào sáng ngày 01/7/2025.
(ii) Báo cáo tiến độ
cuộc Tổng điều tra trong các cuộc họp giao ban của lãnh đạo địa phương.
b) Cấp huyện
(i) Tuyên truyền trên
các phương tiện thông tin đại chúng.
- Giai đoạn 1: Tiến
hành chiến dịch tuyên truyền Tổng điều tra, theo đó thường xuyên tuyên truyền,
quảng bá về cuộc Tổng điều tra cũng như công tác chuẩn bị và tiến độ thực hiện
cuộc Tổng điều tra của địa phương.
- Giai đoạn 2: Một
tuần trước thời điểm Tổng điều tra 01/7/2025: Tiến hành cao điểm công tác tuyên
truyền, theo đó phát sóng trên Đài Truyền hình và Phát thanh cấp huyện về mục
đích ý nghĩa, nội dung, kế hoạch tiến hành Tổng điều tra, nghĩa vụ của các tổ
chức và của công dân trong cuộc Tổng điều tra.
Dán khẩu hiệu, áp
phích, băng rôn tại các điểm công cộng và trên các trục đường giao thông chính.
Tổ chức các đoàn xe
cổ động tại các trục đường giao thông chính tuyên truyền về Tổng điều tra (tùy điều
kiện kinh phí của từng địa phương để triển khai thực hiện cho phù hợp).
(ii) Báo cáo tiến độ
Tổng điều tra và trong các buổi giao ban của lãnh đạo địa phương.
(iii) Kiểm tra, đôn
đốc cấp xã triển khai công tác tuyên truyền.
c) Cấp xã
(i) Tuyên truyền trên
các phương tiện thông tin đại chúng.
- Giai đoạn 1: Thường
xuyên thông tin về công tác chuẩn bị Tổng điều tra của địa phương.
- Giai đoạn 2: Trước
thời điểm Tổng điều tra 01/7/2025 một tuần: Tiến hành cao điểm công tác tuyên
truyền, theo đó hàng ngày phát sóng trên loa phát thanh về mục đích ý nghĩa, kế
hoạch tiến hành Tổng điều tra của cấp xã, nghĩa vụ của các tổ chức và của công
dân trong cuộc Tổng điều tra.
(ii) Báo cáo tiến độ
cuộc Tổng điều tra và trong các buổi giao ban của lãnh đạo cấp xã.
(iii) Tuyên truyền
bằng pa nô, áp phích, băng rôn, khẩu hiệu.
Dán khẩu hiệu, áp
phích, băng rôn tại các điểm công cộng và trên các trục đường giao thông chính.
(iv) Tổ chức họp ở
cộng đồng.
Tổ chức họp dân hoặc
lồng ghép các nội dung tuyên truyền vào các buổi họp Chi bộ, họp
thôn/xóm/ấp/bản/tổ dân phố/khu dân cư và các tổ chức đoàn thể để thông báo chủ
trương, kế hoạch Tổng điều tra trên địa bàn và một số điểm lưu ý khi trả lời
các câu hỏi trong Tổng điều tra.
Ban Chỉ đạo cấp xã
cần huy động lực lượng các tổ chức đoàn thể ở địa phương tham gia tuyên truyền
cho cuộc Tổng điều tra.
VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Ban Chỉ đạo Tổng điều
tra trung ương:
a) Xây dựng kế hoạch
tuyên truyền, thiết kế, sản xuất các tài liệu tuyên truyền và giám sát đánh giá
hiệu quả của công tác tuyên truyền trong Tổng điều tra.
b) Tổ thường trực
giúp việc Ban Chỉ đạo Tổng điều tra trung ương chịu trách nhiệm chuẩn bị nội
dung, hình thức, biên soạn các tài liệu; phối hợp với các cơ quan Trung ương,
địa phương triển khai công tác tuyên truyền; giám sát và đánh giá kết quả của
công tác tuyên truyền.
c) Bộ Thông tin và
Truyền thông chỉ đạo các cơ quan thông tin truyền thông phối hợp với Tổ thường
trực giúp việc Ban Chỉ đạo Tổng điều tra tuyên truyền về cuộc Tổng điều tra.
d) Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban Trung ương Mặt trận
Tổ quốc Việt Nam, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam
thực hiện công tác tuyên truyền cuộc Tổng điều tra trong phạm vi quản lý.
2. Ban Chỉ đạo Tổng điều
tra cấp tỉnh và cấp huyện:
a) Căn cứ Kế hoạch,
hướng dẫn về công tác tuyên truyền của Ban Chỉ đạo Tổng điều tra cấp trên cũng
như tình hình, đặc điểm cụ thể của địa phương để xây dựng kế hoạch về công tác
tuyên truyền cuộc Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025 tại địa phương.
b) Phân công cơ quan,
đơn vị đầu mối để điều phối và tổ chức thực hiện, bảo đảm đúng mục đích, yêu
cầu, tiến độ, thiết thực và hiệu quả trong hoạt động tuyên truyền, góp phần vào
thắng lợi của cuộc Tổng điều tra tại địa phương.
c) Phối hợp với các
ngành triển khai, giám sát, đánh giá kết quả công tác tuyên truyền ở địa
phương.
3. Ban Chỉ đạo Tổng điều
tra cấp xã (cấp trực tiếp thực hiện công tác tuyên truyền cho Tổng điều tra tại
cơ sở):
a) Căn cứ Kế hoạch, hướng
dẫn về công tác tuyên truyền của Ban Chỉ đạo Tổng điều tra cấp trên cũng như
tình hình, đặc điểm cụ thể của địa phương để xây dựng kế hoạch về công tác
tuyên truyền cuộc Tổng điều tra tại địa phương cho phù hợp.
b) Huy động có hiệu
quả các nguồn lực tham gia vào công tác tuyên truyền, bảo đảm đúng mục đích,
yêu cầu, tiến độ, thiết thực và hiệu quả trong hoạt động tuyên truyền, góp phần
vào thắng lợi của cuộc Tổng điều tra trên từng địa bàn./.