Kính
gửi: ……………………………………………………………….
Thực hiện Nghị quyết số
129/2020/QH14 ngày 13/11/2020 của Quốc hội về phân bổ ngân sách trung ương năm
2021; Quyết định số 1950/QĐ-TTg ngày 28/11/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc
giao dự toán ngân sách nhà nước năm 2021 và Quyết định 2068/QĐ-TTg ngày
08/12/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt bổ sung dự toán năm 2021
thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững và Chương trình mục
tiêu Giáo dục nghề nghiệp – Việc làm và An toàn lao động, Bộ Lao động - Thương
binh và Xã hội hướng dẫn phạm vi, đối tượng phân bổ vốn của các dự án thành phần
thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững và Chương trình mục
tiêu Giáo dục nghề nghiệp - Việc làm và An toàn lao động từ nguồn ngân sách
trung ương năm 2021, cụ thể như sau:
I. Nguyên tắc
phân bổ kinh phí
1. Kinh phí bố trí để thực hiện
các dự án, hoạt động của Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững và
Chương trình mục tiêu Giáo dục nghề nghiệp – Việc làm và An toàn lao động năm
2021 nhằm tác động thực hiện có hiệu quả mục tiêu giảm nghèo được Quốc hội,
Chính phủ thông qua.
2. Bố trí kinh phí tập trung,
không dàn trải, ưu tiên cho những địa bàn tỷ lệ nghèo cao nhất, các địa phương
chưa tự cân đối được ngân sách và tỉnh Quảng Ngãi; Việc bố trí kinh phí phải
phát huy được tính chủ động của địa phương, huy động được các nguồn lực tham
gia thực hiện mục tiêu giảm nghèo.
3. Kinh phí bổ sung dự toán năm
2021 lấy từ nguồn chi Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai
đoạn 2021-2025.
II. Tiêu
chí, định mức phân bổ
1. Đối với một số nội dung
thuộc CTMTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 tiếp tục thực hiện trong
CTMTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025
Thực hiện theo quy định tại Quyết
định số 48/2016/QĐ-TTg ngày 31/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy định
nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách trung ương và tỷ lệ vốn đối
ứng của ngân sách địa phương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm
nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 để phân bổ kinh phí cho năm 2021 đối với các
dự án, tiểu dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai
đoạn 2016-2020 có nội dung tiếp tục thực hiện trong giai đoạn 2021-2025.
2. Đối với một số nội dung thuộc
CTMT Giáo dục nghề nghiệp - Việc làm và An toàn lao động giai đoạn 2016-2020 tiếp
tục thực hiện trong CTMTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025
Thực hiện quy định tại Quyết định
số 899/QĐ-TTg ngày 20/6/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục
tiêu Giáo dục nghề nghiệp - Việc làm và An toàn Lao động giai đoạn 2016-2020;
Thông tư số 103/2017/TT-BTC ngày 05/10/2017 của Bộ Tài chính quy định quản lý
và sử dụng kinh phí sự nghiệp thực hiện CTMT Giáo dục nghề nghiệp - Việc làm và
An toàn Lao động giai đoạn 2016-2020.
III. Phạm vi
và đối tượng phân bổ
1. Đối với một số nội dung
thuộc CTMTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 tiếp tục thực hiện trong
CTMTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025
1.1. Dự án 1: Chương trình
30a
a) Tiểu dự án 3: Hỗ trợ
phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo trên địa
bàn các huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo, cụ
thể:
(i) Phạm vi
Thực hiện trên địa bàn các huyện
nghèo thuộc nhóm 1 theo Quyết định số 275/QĐ-TTg ngày 07/3/2018 của Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt danh sách các huyện nghèo, huyện thoát nghèo giai đoạn
2018-2020; các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo được phê
duyệt tại Quyết định số 131/QĐ-TTg ngày 25/01/2017 của Thủ tướng Chính phủ về
việc phê duyệt danh sách các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải
đảo giai đoạn 2016-2020 (không thực hiện trên địa bàn các xã được công nhận lên
phường, thị trấn hoặc các xã đạt chuẩn nông thôn mới).
(ii) Đối tượng phân bổ vốn
- Các tỉnh chưa tự cân đối ngân
sách và tỉnh Quảng Ngãi: (i) có huyện nghèo thuộc nhóm 1 theo Quyết định số
275/QĐ-TTg ngày 07/3/2018 của Thủ tướng Chính phủ (không bố trí vốn cho các
huyện sáp nhập như huyện Thông Nông sáp nhập vào huyện Hà Quảng tỉnh Cao Bằng;
huyện Tây Trà sáp nhập vào huyện Trà Bồng tỉnh Quảng Ngãi); (ii) có xã đặc
biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo được phê duyệt tại Quyết định
số 131/QĐ-TTg ngày 25/01/2017 (không phân bổ cho các xã được công nhận lên phường,
thị trấn hoặc các xã đạt chuẩn nông thôn mới).
- Các bộ, cơ quan trung ương: Bộ
Lao động - Thương binh và Xã hội; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Bộ Quốc
phòng; Liên Minh Hợp tác xã Việt Nam; Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam;
Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; Trung ương Hội Nông dân Việt
Nam.
Các tỉnh chưa tự cân đối được
ngân sách, tỉnh Quảng Ngãi và các bộ, cơ quan trung ương (nêu trên) được bổ
sung dự toán năm 2021 tại Quyết định 2068/QĐ- TTg ngày 08/12/2021 của Thủ tướng
Chính phủ.
(iii) Nội dung hoạt động
- Hỗ trợ phát triển sản xuất
nông, lâm, ngư, diêm nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa gắn với quy hoạch sản
xuất, thích ứng với biến đổi khí hậu; góp phần tăng thu nhập và nâng cao đời sống
cho người dân trên địa bàn;
- Hỗ trợ đa dạng các hình thức
sinh kế phi nông nghiệp, ngành nghề dịch vụ, phù hợp với điều kiện cụ thể của địa
bàn;
- Nhân rộng các mô hình giảm
nghèo hiệu quả; tạo điều kiện cho người nghèo tiếp cận các chính sách, nguồn lực,
thị trường.
(iv) Định mức phân bổ vốn
- Hỗ trợ phát triển sản xuất,
đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo trên địa bàn các huyện
nghèo:
Tổng vốn hỗ trợ cho một huyện
nghèo = A x X
Trong đó:
A: Định mức bình quân cho một
huyện (1.980 triệu đồng, 26,28% định mức trung hạn giai đoạn 2018-2020).
X: Tổng các hệ số theo 04 nhóm
tiêu chí (hệ số theo dân số + hệ số theo dân tộc thiểu số + hệ số theo tỷ lệ hộ
nghèo + hệ số theo quy mô hộ nghèo + hệ số theo diện tích đất tự nhiên + hệ số
theo số đơn vị hành chính + hệ số theo số xã biên giới).
Cơ cấu vốn giữa hoạt động phát
triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo trên địa
bàn các huyện nghèo là 80% và 20%.
- Hỗ trợ phát triển sản xuất,
đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo trên địa bàn xã đặc biệt
khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo: định mức phân bổ hoạt động hỗ trợ
phát triển sản xuất và nhân rộng mô hình cho xã đặc biệt khó khăn vùng bãi
ngang ven biển và hải đảo: 300 triệu đồng/xã/năm.
Lưu ý: Theo quy định tại Quyết
định số 596/QĐ-TTg ngày 25/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ, các địa phương không
phân bổ kế hoạch vốn sự nghiệp hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế
và nhân rộng mô hình giảm nghèo cho các xã theo danh sách các xã phê duyệt tại
Quyết định số 131/QĐ-TTg ngày 25/01/2017 và Quyết định 1421/QĐ-TTg ngày
25/10/2018 được công nhận lên phường, thị trấn hoặc các xã đạt chuẩn nông thôn
mới.
b) Tiểu dự án 4: Hỗ trợ
cho lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số đi làm
việc có thời hạn ở nước ngoài
Năm 2021, Kinh phí bố trí cho
hoạt động thực hiện tại Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.
1.2. Dự án 3. Hỗ trợ phát
triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo trên địa
bàn các xã ngoài Chương trình 30a và Chương trình 135
(i) Phạm vi: Thực hiện
trên địa bàn các xã ngoài Chương trình 30a, Chương trình 135.
(ii) Đối tượng phân bổ vốn
- Các tỉnh chưa tự cân đối được
ngân sách và tỉnh Quảng Ngãi.
- Các bộ, cơ quan trung ương: Bộ
Lao động - Thương binh và Xã hội; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Trung
ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam; Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí
Minh; Trung ương Hội Nông dân Việt Nam; Liên minh Hợp tác xã Việt Nam.
Các tỉnh chưa tự cân đối được
ngân sách, tỉnh Quảng Ngãi và các bộ, cơ quan trung ương (nêu trên) được bổ
sung dự toán năm 2021 tại Quyết định 2068/QĐ- TTg ngày 08/12/2021 của Thủ tướng
Chính phủ.
(iii) Nội dung hoạt động
Hỗ trợ phát triển sản xuất nông
nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp gắn với tạo việc làm theo hướng sản
xuất hàng hóa trên cơ sở quy hoạch sản xuất nhằm khai thác tiềm năng, thế mạnh
của địa phương; góp phần giảm rủi ro thiên tai, thích ứng biến đổi khí hậu; góp
phần tăng thu nhập, nâng cao đời sống cho người dân trên địa bàn. Hỗ trợ đa dạng
các hình thức sinh kế phi nông nghiệp, ngành nghề dịch vụ, phù hợp với điều kiện
cụ thể của địa bàn. Nhân rộng các mô hình giảm nghèo hiệu quả; tạo điều kiện
cho người nghèo tiếp cận các chính sách, nguồn lực, thị trường.
(iv) Định mức phân bổ vốn
Tổng vốn bố trí cho một tỉnh =
A x N x X
Trong đó:
A: Định mức bình quân cho một
xã (7,49 triệu đồng, bằng 1/3 bình quân trung hạn 2018-2020).
N: Số xã ngoài Chương trình 135
và Chương trình 30a trên địa bàn tỉnh
X: Tổng các hệ số theo 02 tiêu
chí (hệ số theo tỷ lệ hộ nghèo + hệ số theo quy mô hộ nghèo).
Cơ cấu vốn giữa hoạt động phát
triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và hoạt động nhân rộng mô hình giảm nghèo
là 40% và 60%.
2. Đối với một số nội dung
thuộc CTMT Giáo dục nghề nghiệp – Việc làm và An toàn lao động giai đoạn 2016-2020
tiếp tục thực hiện trong CTMTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025
Nội dung Đổi mới và nâng
cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp thuộc Dự án 1 CTMT Giáo dục nghề nghiệp –
Việc làm và An toàn lao động giai đoạn 2016-2020 tiếp tục thực hiện trong CTMTQG
giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025
a) Phạm vi
Thực hiện tại các tỉnh có huyện
nghèo theo Quyết định số 275/QĐ-TTg ngày 07/3/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt danh sách các huyện nghèo và huyện thoát nghèo giai đoạn 2018-2020 được bổ
sung dự toán tại Quyết định số 2068/QĐ-TTg ngày 08/12/2021 của Thủ tướng Chính
phủ.
b) Đối tượng phân bổ vốn
- Các bộ, cơ quan, địa phương
được bổ sung dự toán năm 2021 thực hiện Chương trình mục tiêu Giáo dục nghề
nghiệp – Việc làm và An toàn lao động tại Quyết định số 2068/QĐ-TTg ngày
08/12/2021 của Thủ tướng Chính phủ.
- Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp
được lựa chọn ngành, nghề trọng điểm trực thuộc các bộ, cơ quan, địa phương.
c) Nội dung hoạt động
- Xây dựng các bộ chuẩn trong
giáo dục nghề nghiệp;
- Xây dựng chương trình đào tạo
dùng chung;
- Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ
nhà giáo, cán bộ quản lý;
- Điều tra, khảo sát, dự báo và
tuyên truyền, truyền thông, thông tin về giáo dục nghề nghiệp;
- Phát triển hệ thống kiểm định
và bảo đảm chất lượng;
- Phát triển hệ thống đánh giá
kỹ năng nghề;
- Hỗ trợ sửa chữa cơ sở vật chất,
mua sắm trang thiết bị đào tạo.
d) Định mức phân bổ vốn
- Các hoạt động hỗ trợ kỹ thuật
chung: bố trí tại Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để thực hiện các nhiệm vụ:
Xây dựng các bộ chuẩn; xây dựng chương trình đào tạo dùng chung; đào tạo, bồi
dưỡng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý; điều tra, khảo sát, dự báo và tuyên
truyền, truyền thông, thông tin về giáo dục nghề nghiệp; phát triển hệ thống kiểm
định và bảo đảm chất lượng; phát triển hệ thống đánh giá kỹ năng nghề...
- Hỗ trợ sửa chữa cơ sở vật chất,
mua sắm trang thiết bị đào tạo cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp
+ Trường Cao đẳng; Trường
chuyên biệt trên địa bàn các tỉnh có huyện nghèo đã được lựa chọn ngành, nghề
trọng điểm tại Quyết định số 1769/QĐ-LĐTBXH ngày 25/11/2019 của Bộ Lao động -
Thương binh và Xã hội.
+ Phân bổ trên cơ sở đề xuất,
nhu cầu của các bộ, cơ quan, địa phương, cơ sở giáo dục nghề nghiệp và năng lực
tuyển sinh, đào tạo của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Mức tối thiểu 2.000 triệu
đồng/trường.
+ Ưu tiên cho các trường chuyên
biệt, trường chất lượng cao, trường tham gia các chương trình đào tạo, các mô
hình thí điểm theo đề án của Chính phủ và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
IV. Bố trí
ngân sách đối ứng của địa phương
Đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương đảm bảo bố trí vốn đối ứng từ ngân sách địa
phương để thực hiện theo quy định tại Điều 6
Quyết định số 48/2016/QĐ-TTg
ngày 10/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ.
VI. Chế độ
báo cáo kết quả phân bổ ngân sách
1. Sau 05 ngày kể từ ngày ký
Quyết định giao dự toán ngân sách, đề nghị các bộ, cơ quan trung ương và Ủy ban
nhân dân cấp tỉnh gửi kết quả phân bổ ngân sách về Bộ Lao động - Thương binh và
Xã hội tổng hợp theo quy định.
2. Thường xuyên kiểm tra, giám
sát tiến độ và kết quả thực hiện, chủ động xử lý theo thẩm quyền hoặc đề xuất cấp
có thẩm quyền giải pháp nhằm xử lý kịp thời đối với những vấn đề phát sinh.
(có Phụ lục Chỉ tiêu, nhiệm
vụ CTMT Giáo dục nghề nghiệp – Việc làm và An toàn lao động giai đoạn 2016-2020
tiếp tục triển khai thực hiện năm 2021 kèm theo công văn này)
Trong quá trình tổ chức thực hiện,
có vấn đề vướng mắc, đề nghị phản ánh về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để
giải quyết và hướng dẫn kịp thời./.
Nơi nhận:
- Như trên;
- Bộ trưởng (để b/c);
- Văn phòng Chính phủ;
- Các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư; Tài chính;
- UBND các tỉnh, thành phố;
- Sở LĐ-TB&XH các tỉnh, thành phố;
- Tổng cục GDNN, Cục QLLĐNN, Vụ KHTC;
- Lưu: VT, VPQGGN.
|
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Lê Văn Thanh
|
DANH SÁCH GỬI VĂN BẢN
I. BỘ, CƠ QUAN TRUNG ƯƠNG
1. Văn phòng Chính phủ
2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư
3. Bộ Tài chính
4. Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn
5. Bộ Quốc phòng
6. Bộ Công thương
7. Bộ Giao thông vận tải
8. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
9. Bộ Xây dựng
10. TW Hội Liên hiệp phụ nữ Việt
Nam
11. TW Hội Nông dân Việt Nam
12. TW Đoàn Thanh niên cộng sản
Hồ Chí Minh
13. Liên minh Hợp tác xã Việt
Nam
14. Tổng Liên đoàn Lao động Việt
Nam
II. ỦY BAN NHÂN DÂN, SỞ LĐ-TBXH
CÁC TỈNH, THÀNH PHỐ