BỘ NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 03/VBHN-BNNPTNT
|
Hà Nội, ngày 15 tháng 01 năm 2025
|
THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH VỀ CÁC BIỆN PHÁP LÂM SINH
Thông
tư số 29/2018/TT-BNNPTNT ngày 16 tháng 11 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn quy định về các biện pháp lâm sinh, có hiệu lực kể từ
ngày 01 tháng 01 năm 2019, được sửa đổi, bổ sung bởi:
1.
Thông tư số 17/2022/TT-BNNPTNT ngày 27 tháng 10 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn về sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số
29/2018/TT-BNNPTNT ngày 16 tháng 11 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn quy định về các biện pháp lâm sinh, có hiệu lực kể từ ngày
12 tháng 12 năm 2022.
2.
Thông tư số 24/2024/TT-BNNPTNT ngày 12 tháng 12 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn về sửa đổi, bổ sung một số điều của các thông tư
trong lĩnh vực lâm nghiệp, có hiệu lực kể từ ngày 27 tháng 01 năm 2025.
Căn
cứ Nghị định số 15/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn;
Căn
cứ Luật Lâm nghiệp ngày 15 tháng 11 năm 2017;
Theo
đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp;
Bộ
trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông tư quy định về các
biện pháp lâm sinh.[1]
Chương I
QUY ĐỊNH
CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông
tư này quy định các biện pháp lâm sinh, bao gồm:
1.
Khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên; khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên
có trồng bổ sung;
2.
Nuôi dưỡng rừng, làm giàu rừng;
3. Cải
tạo rừng tự nhiên;
4. Trồng
rừng mới, trồng lại rừng; chăm sóc, nuôi dưỡng rừng trồng.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Thông
tư này áp dụng đối với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư có hoạt
động liên quan đến các biện pháp lâm sinh quy định tại Điều 1 Thông
tư này.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
1.
Khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên là biện pháp lâm sinh phát huy tối đa khả
năng tái sinh, diễn thế tự nhiên để phục hồi rừng bằng các biện pháp bảo vệ, chống
chặt phá, phòng cháy và chữa cháy rừng, phát dọn dây leo, cây bụi để thúc đẩy
thành rừng trong thời hạn xác định.
2.
Khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên có trồng bổ sung là biện pháp lâm sinh
phát huy tối đa khả năng tái sinh, diễn thế tự nhiên để phục hồi rừng bằng các
biện pháp bảo vệ, chống chặt phá, phòng cháy và chữa cháy rừng và phát dọn dây
leo cây bụi, kết hợp với trồng bổ sung một lượng cây nhất định ở nơi thiếu cây
tái sinh mục đích để thúc đẩy thành rừng trong thời hạn xác định.
3.
Nuôi dưỡng rừng là biện pháp lâm sinh điều chỉnh mật độ, tổ thành loài bằng các
biện pháp loại bỏ những cây phi mục đích, phẩm chất xấu, cây dây leo cạnh tranh
dinh dưỡng với cây mục đích; giữ lại cây mục đích có phẩm chất tốt nhằm nâng
cao năng suất, chất lượng và giá trị của rừng.
4.
Làm giàu rừng là biện pháp lâm sinh kết hợp giữa nuôi dưỡng rừng với trồng bổ
sung những cây mục đích với số lượng nhất định, đồng thời giữ lại cây mục đích
sẵn có trong rừng.
5. Cải
tạo rừng tự nhiên là biện pháp lâm sinh thay thế rừng tự nhiên nghèo kiệt có
năng suất, chất lượng thấp bằng rừng trồng có năng suất, chất lượng, hiệu quả
kinh tế cao hơn.
6. Trồng
mới rừng là biện pháp lâm sinh tạo rừng lần đầu trên diện tích đất chưa có rừng.
7. [2] Trồng lại rừng là biện
pháp lâm sinh tạo rừng trên diện tích đất rừng sau khai thác trắng, rừng bị mất
do thiên tai hoặc do các nguyên nhân khác; trồng bổ sung đối với diện tích
không đủ tiêu chí thành rừng.
8.
Chăm sóc rừng trồng là biện pháp lâm sinh thúc đẩy cây rừng sinh trưởng và phát
triển tốt hơn bằng các biện pháp phát cỏ, xới đất, bón phân và các hoạt động
khác.
9. Rừng
trồng gỗ lớn là rừng có tối thiểu 70% số cây đứng trên một đơn vị diện tích có
đường kính tại vị trí 1,3 m từ 20 cm trở lên đối với cây sinh trưởng nhanh hoặc
từ 30 cm trở lên đối với cây sinh trưởng chậm ở tuổi khai thác chính.
10. Rừng
trồng gỗ nhỏ là rừng có dưới 70% số cây đứng có đường kính tại vị trí 1,3 m từ
20 cm trở lên đối với cây sinh trưởng nhanh hoặc từ 30 cm trở lên đối với cây
sinh trưởng chậm ở tuổi khai thác chính.
11.
Chuyển hóa rừng trồng gỗ nhỏ sang rừng trồng gỗ lớn là việc áp dụng các biện
pháp kỹ thuật nuôi dưỡng rừng để thay đổi mục đích kinh doanh gỗ nhỏ sang kinh
doanh gỗ lớn.
12.
Cây phù trợ là cây trồng xen với cây mục đích trong một thời gian nhất định có
tác dụng thúc đẩy cây mục đích sinh trưởng và phát triển tốt hơn.
13.
Cây phi mục đích là cây không đáp ứng được mục đích sử dụng rừng.
14.
Cây mục đích là cây đáp ứng được mục đích sử dụng rừng.
15.[3]Loài cây sinh trưởng nhanh
là loài cây thân gỗ có tăng trưởng đường kính bình quân đạt từ 02 cm/năm trở
lên hoặc năng suất bình quân trong một chu kỳ kinh doanh đạt từ 15 m³/ha/năm trở
lên, trong điều kiện lập địa phù hợp.
16.[4] Loài cây sinh trưởng chậm
là loài cây thân gỗ có tăng trưởng đường kính bình quân đạt dưới 02 cm/năm hoặc
năng suất bình quân trong một chu kỳ kinh doanh đạt dưới 15 m³/ha/năm, trong điều
kiện lập địa phù hợp.
17. Rừng
phục hồi là rừng được hình thành bằng tái sinh tự nhiên trên đất đã mất rừng do
nương rẫy, cháy rừng hoặc khai thác kiệt.
18. Đất
chưa có rừng là đất trống hoặc đất có thực bì là cỏ tranh, lau lách, cây bụi,
cây gỗ, tre nứa rải rác và cây tái sinh nhưng không đạt tiêu chí rừng.
19.
Cây tái sinh là cây con mọc tự nhiên từ hạt hoặc từ chồi gốc, rễ của cây.
20.[5]Rừng trồng thành thục sinh
học là rừng có tối thiểu 70% số cây rừng đạt tuổi thành thục tự nhiên, khi đó
lượng tăng trưởng bình quân hàng năm về trữ lượng của cây rừng tiến dần đến
không (nhỏ hơn một phần nghìn).
21.[6]Cây trồng chính: Là loài
cây thân gỗ được trồng phù hợp với mục đích sử dụng rừng.
Chương II
QUY ĐỊNH CỤ
THỂ
Mục 1. KHOANH NUÔI XÚC TIẾN TÁI SINH TỰ NHIÊN; KHOANH NUÔI
XÚC TIẾN TÁI SINH TỰ NHIÊN CÓ TRỒNG BỔ SUNG
Điều 4. Khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên
1. Đối
tượng:
a)[7] Diện tích chưa đạt tiêu
chí thành rừng: Rừng do khai thác kiệt; nương rẫy bỏ hoang, đất có trảng cỏ,
cây bụi xen cây gỗ và bãi bồi cửa sông, vùng ven biển có mật độ cây tái sinh mục
đích đạt chiều cao trên 0,5 m lớn hơn 500 cây/ha; đất ngập phèn có cây tái sinh
mục đích lớn hơn 1000 cây/ha. Mật độ cây tái sinh mục đích phân bố tương đối đều
trên toàn diện tích hoặc có các khoảng trống dưới 1000 m².
b) Diện
tích tre, luồng, nứa, vầu, lồ ô….(sau đây viết chung là tre nứa) sau khai thác
có tỷ lệ che phủ từ 20% đến dưới 60% và có khả năng tự tái sinh phục hồi thành
rừng;
c)
Núi đá có cây gỗ tái sinh nhưng chưa đạt tiêu chí thành rừng.
2. Nội
dung biện pháp:
a)[8] Đối tượng quy định tại điểm
a khoản 1 Điều này, chủ rừng lựa chọn trong các biện pháp sau:
Đối với
rừng đặc dụng (phân khu bảo vệ nghiêm ngặt): Bảo vệ, chống chặt phá cây tái
sinh mục đích hiện có; phòng cháy, chữa cháy rừng;
Đối với
rừng đặc dụng (phân khu phục hồi sinh thái), rừng phòng hộ, rừng sản xuất: Bảo
vệ, chống chặt phá cây tái sinh mục đích hiện có; phòng cháy, chữa cháy rừng;
phát dọn dây leo, cây bụi và chặt bỏ cây cong queo, sâu bệnh, cây phi mục đích;
sửa chồi gốc và tỉa bớt chồi xấu, để lại mỗi gốc không quá 02 chồi và thực hiện
vệ sinh rừng;
Đối với
rừng ngập mặn, ngập phèn: Thiết lập các đai rừng phù hợp với điều kiện tự nhiên
của từng vùng; dọn cỏ rác, vớt bèo và các đối tượng khác chèn ép cây tái sinh mục
đích; làm hàng rào bảo vệ.
b) Đối
tượng quy định tại điểm b khoản 1 Điều này thực hiện chặt những cây bị sâu bệnh,
dập gãy, cụt ngọn và không được khai thác măng trong giai đoạn khoanh nuôi;
c)
Các đối tượng quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều này thuộc phân khu bảo vệ
nghiêm ngặt của rừng đặc dụng và điểm c khoản 1 Điều này chỉ thực hiện biện
pháp bảo vệ, chống chặt phá cây tái sinh hiện có, phòng cháy và chữa cháy rừng;
d) Thời
gian tác động đối với rừng phòng hộ, rừng đặc dụng là 06 năm; đối với rừng sản
xuất từ 06 năm đến 08 năm; hai năm đầu tác động ít nhất 02 lần/năm, các năm sau
tác động 01 lần/năm.
Điều 5. Khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên có trồng bổ
sung
1. Đối
tượng:
a)[9] Diện tích chưa đạt tiêu
chí thành rừng: Rừng do khai thác kiệt; nương rẫy bỏ hoang, đất có trảng cỏ,
cây bụi xen cây gỗ và bãi bồi cửa sông, vùng ven biển có mật độ cây tái sinh mục
đích đạt chiều cao trên 0,5 m từ 300 cây/ha đến dưới 500 cây/ha đối với rừng
phòng hộ, rừng sản xuất hoặc từ 100 cây/ha đến dưới 500 cây/ha đối với rừng đặc
dụng (trừ phân khu bảo vệ nghiêm ngặt); đất ngập phèn có cây tái sinh mục đích
dưới 1000 cây/ha. Mật độ cây tái sinh mục đích phân bố không đều hoặc có các khoảng
trống từ 1000 m² đến dưới 3000 m².
b) Diện
tích tre nứa sau khai thác có tỷ lệ che phủ dưới 20%, có khả năng tự tái sinh
phục hồi thành rừng đối với rừng phòng hộ, rừng đặc dụng (trừ phân khu bảo vệ
nghiêm ngặt).
2.[10] Nội dung biện pháp:
a)
Các đối tượng quy định tại điểm a khoản 1 Điều này thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 4 Thông tư này; các đối tượng quy định tại điểm
b khoản 1 Điều này thực hiện theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều
4 Thông tư này;
b)
Loài cây trồng bổ sung là cây thân gỗ, cây đa tác dụng, cây lâm sản ngoài gỗ:
Đối với
rừng đặc dụng là cây bản địa có phân bố trong hệ sinh thái của rừng đặc dụng
đó;
Đối với
rừng phòng hộ là cây bản địa có phân bố trong khu vực hoặc từ những vùng sinh
thái tương tự;
Đối với
rừng sản xuất là cây bản địa có giá trị kinh tế, đáp ứng mục đích sản xuất,
kinh doanh;
c)
Tiêu chuẩn cây giống:
Đối với
rừng đặc dụng, rừng phòng hộ: Cây thân gỗ trồng bằng cây con có bầu, chiều cao
cây con từ 0,5 m và đường kính gốc từ 0,5 cm trở lên hoặc áp dụng tiêu chuẩn quốc
gia về cây giống lâm nghiệp đối với các loài cây trồng đã có tiêu chuẩn được
công bố; tùy theo điều kiện cụ thể đối với diện tích ngập mặn, ngập phèn
được trồng bổ sung bằng cây có bầu, trái (quả) giống, trụ mầm hoặc cây rễ trần;
với loài cây trồng bổ sung bằng hạt, hom gốc, hom thân: Áp dụng theo hướng dẫn
kỹ thuật quy định tại Điều 15 Thông tư này;
Đối với
rừng sản xuất: Đảm bảo tiêu chuẩn và chất lượng cây giống theo quy định của từng
loài cây.
d)
Tùy theo mật độ cây tái sinh mục đích hiện có để xác định mật độ trồng bổ sung,
đảm bảo mật độ cây trồng bổ sung và cây tái sinh mục đích không quá 800 cây/ha;
đ) Trồng
bổ sung theo băng đối với diện tích cây tái sinh mục đích phân bố không đều;
chiều rộng của băng trồng từ 2 m đến 3 m, chiều rộng băng chừa từ 6 m đến 12 m;
trồng theo đám đối với các khoảng trống từ 1000 m² đến 3000 m²; kích thước hố
trồng có chiều dài cạnh 30 cm và chiều sâu 30 cm trở lên (sau đây viết là 30 x
30 x 30 cm);
e)
Chăm sóc cây tái sinh mục đích và cây trồng bổ sung, trồng dặm cây trồng bị chết;
làm cỏ, vun xới xung quanh gốc cây trồng bổ sung theo hình tròn có đường kính từ
0,6 m trở lên;
g) Thời
gian chăm sóc không quá 06 năm. Trong 03 năm đầu sau khi trồng, mỗi năm chăm
sóc ít nhất 02 lần, các năm sau chăm sóc mỗi năm ít nhất 01 lần tùy thuộc vào
trạng thái thực bì.
Mục 2. NUÔI DƯỠNG RỪNG, LÀM GIÀU RỪNG VÀ CẢI TẠO RỪNG TỰ
NHIÊN
Điều 6. Nuôi dưỡng rừng tự nhiên
1.[11]Đối tượng:
a) Đối
với rừng phòng hộ là rừng phục hồi, rừng nghèo kiệt có trữ lượng cây đứng dưới
30 m³/ha, số lượng cây gỗ đạt chiều cao tham gia vào tán rừng với số lượng từ
400 cây/ha trở lên và cây tái sinh mục đích có chiều cao trên 01 m với số lượng
từ 500 cây/ha trở lên. Mật độ cây gỗ và cây tái sinh mục đích phân bố tương đối
đều trên toàn diện tích;
Rừng
tre nứa có tỷ lệ che phủ trên 60% và từ 200 bụi/ha trở lên, phân bố tương đối đều
trên toàn diện tích;
b) Đối
với rừng sản xuất là rừng phục hồi, rừng nghèo kiệt có trữ lượng cây đứng dưới
30 m³/ha, đáp ứng mục đích sản xuất kinh doanh có số lượng cây gỗ tầng cao, chất
lượng tốt trên 500 cây/ha và cây tái sinh mục đích đạt chiều cao trên 01 m với
số lượng trên 1000 cây/ha. Mật độ cây gỗ và cây tái sinh mục đích phân bố tương
đối đều trên toàn diện tích;
Rừng
tre nứa có tỷ lệ che phủ trên 70% và từ 200 bụi/ha trở lên, phân bố tương đối đều
trên toàn diện tích.
2. Nội
dung biện pháp:
a)[12] Đối với rừng thân gỗ
thuộc rừng phòng hộ: Thực hiện phát dây leo, chặt cây cong queo, sâu bệnh, dập
gãy, cụt ngọn; không phát cây bụi, thảm tươi; giữ lại những cây sinh trưởng khỏe
mạnh, đảm bảo độ tàn che tối thiểu 0,6;
Số lần
chặt từ 01 lần đến 03 lần, giữa hai lần chặt cách nhau từ 03 năm đến 10
năm;
b) Đối
với rừng cây gỗ thuộc rừng sản xuất: thực hiện phát dây leo không có giá trị
kinh tế, cây bụi chèn ép cây tái sinh; chặt những cây cong queo, sâu bệnh, dập
gãy, cụt ngọn, giữ lại những cây sinh trưởng, phát triển khỏe mạnh, không sâu bệnh;
Số lần
chặt từ 01 lần đến 03 lần, giữa hai lần chặt cách nhau từ 03 năm đến 07 năm,
trong khoảng thời gian từ 1/2 đến 2/3 luân kỳ khai thác; đảm bảo độ tàn che tối
thiểu 0,4;
c) Đối
với rừng tre nứa, thực hiện phát dây leo, cây bụi lấn át tre nứa; chặt những
cây tre nứa cụt ngọn, dập nát, già cỗi; không khai thác măng trong thời gian
nuôi dưỡng.
Điều 7. Làm giàu rừng tự nhiên
1.[13] Đối tượng:
a) Đối
với rừng phòng hộ và rừng đặc dụng (trừ phân khu bảo vệ nghiêm ngặt) là rừng phục
hồi, rừng nghèo kiệt có trữ lượng cây đứng dưới 30 m³/ha, số lượng cây gỗ đạt
chiều cao tham gia vào tán rừng dưới 400 cây/ha và cây tái sinh mục đích có chiều
cao trên 01 m với số lượng từ 500 cây/ha trở lên hoặc số lượng cây gỗ đạt chiều
cao tham gia vào tán rừng từ 400 cây/ha trở lên và cây tái sinh mục đích có chiều
cao trên 01 m với số lượng dưới 500 cây/ha. Mật độ cây gỗ và cây tái sinh mục
đích phân bố không đều trên toàn diện tích;
Rừng
tre nứa có tỷ lệ che phủ trên 60% và dưới 200 bụi/ha, phân bố không đều trên
toàn diện tích;
b) Đối
với rừng sản xuất là rừng tự nhiên phục hồi, rừng nghèo kiệt có trữ lượng cây đứng
dưới 30 m³/ha, đáp ứng mục đích sản xuất kinh doanh có số lượng cây gỗ tầng
cao, chất lượng tốt dưới 500 cây/ha và số lượng cây tái sinh mục đích đạt chiều
cao trên 01 m trên 1000 cây/ha hoặc số lượng cây gỗ tầng cao, chất lượng tốt
trên 500 cây/ha và số lượng cây tái sinh mục đích đạt chiều cao trên 01 m dưới
1000 cây/ha. Mật độ cây gỗ và cây tái sinh mục đích phân bố không đều trên toàn
diện tích;
Rừng
tre nứa có tỷ lệ che phủ trên 70% và dưới 200 bụi/ha, phân bố không đều trên
toàn diện tích.
2. Nội
dung biện pháp làm giàu rừng theo băng:
a)
Loài cây trồng:
Đối với
rừng đặc dụng là cây bản địa có phân bố trong hệ sinh thái của rừng đặc dụng
đó;
Đối với
rừng phòng hộ là cây bản địa có phân bố trong khu vực hoặc từ những vùng sinh
thái tương tự;
Đối với
rừng sản xuất là cây bản địa có giá trị kinh tế, đáp ứng mục đích sản xuất,
kinh doanh;
b)
Tiêu chuẩn cây trồng: Trồng bằng cây con gieo từ hạt, có bầu đối với trồng rừng
đặc dụng và rừng phòng hộ, chiều cao cây con từ 0,5 m trở lên;
c)[14] Tạo băng trồng cây
(băng chặt): Thực hiện ở những khoảng trống có diện tích dưới 1000 m² hoặc những
nơi cây rừng phân bố không đều;
Đối với
rừng trên cạn: Bố trí băng trồng theo đường đồng mức ở nơi có độ dốc cao trên
25o (25 độ) và theo hướng đông tây nơi độ dốc dưới 25o
(25 độ). Đối với rừng ngập mặn vùng ven biển: Bố trí băng trồng dọc theo tuyến
bờ biển;
Căn cứ
vào tính chịu bóng của cây trồng và chiều cao của cây trong băng chừa để xác định
chiều rộng băng trồng phù hợp, chiều rộng của băng trồng tối đa bằng 2/3 chiều
cao tán rừng của băng chừa; phát dọn cây trong băng chặt nhưng để lại những cây
mục đích;
d)
Băng chừa: bề rộng băng từ 06 m đến 12 m, trong băng thực hiện các biện pháp
phát dây leo, cây bụi, chặt bỏ cây cong queo sâu bệnh, không làm vỡ tầng tán của
băng chừa;
đ) Thời
vụ trồng: các tỉnh phía Bắc trồng vào vụ xuân, xuân hè hoặc vụ hè thu; các tỉnh
còn lại trồng vào đầu mùa mưa hoặc lựa chọn mùa trồng phù hợp với khí hậu của từng
địa phương;
e) Mật
độ trồng: tối đa 500 cây/ha, mỗi băng trồng tối thiểu 01 hàng cây;
g)
Kích thước hố trồng từ 30 x 30 x 30 cm trở lên;
h)[15] Chăm sóc rừng: Thực hiện
03 năm đầu sau khi trồng, mỗi năm chăm sóc ít nhất 02 lần. Nội dung công việc:
Trồng dặm, phát dây leo, cỏ dại xâm lấn trên băng trồng, vun xới đất xung quanh
gốc cây trồng theo hình tròn có đường kính từ 0,6 m trở lên; điều tiết nước đối
với rừng ngập mặn, ngập phèn;
Từ
năm thứ tư trở đi thực hiện chăm sóc mỗi năm ít nhất 01 lần và không quá 6 năm
(72 tháng) đến khi cây trồng đạt chiều cao từ 05 m trở lên đối với cây sinh trưởng
nhanh và từ 02 m trở lên đối với cây sinh trưởng chậm. Nội dung công việc: Chặt
tỉa cây chồi, cây tạp tái sinh xâm lấn trên băng trồng, cây dây leo, cây phi mục
đích trong băng chừa; điều tiết nước đối với rừng ngập mặn, ngập phèn.
3. Nội
dung biện pháp làm giàu rừng theo đám:
a) Thực
hiện làm giàu rừng theo đám ở những nơi có khoảng trống từ 1000 m² đến dưới
3000 m²;
b)
Các biện pháp kỹ thuật thực hiện theo các quy định tại điểm a, điểm b, điểm đ, điểm
e, điểm g, điểm h khoản 2 Điều này;
c) Mật
độ trồng: tối đa 500 cây/ha; vị trí cây trồng cách mép rừng từ 03 m đến 04 m và
cách những cây tái sinh mục đích có sẵn với cự ly thích hợp, đảm bảo cho cây trồng
sinh trưởng tốt.
d)[16] Xử lý thực bì phù hợp
với điều kiện lập địa và đặc tính sinh thái của từng loài cây.
Điều 8. Cải tạo rừng tự nhiên
1. Đối
tượng:
a) Rừng
cây gỗ lá rộng thường xanh và rừng thường xanh nửa rụng lá có cấu trúc tầng tán
rừng đã bị phá vỡ, độ tàn che dưới 0,3 và không có khả năng phát triển thành rừng
có giá trị kinh tế, có các chỉ số sau: số lượng cây gỗ, phẩm chất tốt dưới 50
cây/ha, trữ lượng cây gỗ mục đích có đường kính tại vị trí 1,3 m từ 06 cm trở
lên dưới 30m³/ha và số lượng cây gỗ tái sinh mục đích, phẩm chất tốt có chiều
cao trên 01 m dưới 800 cây/ha, phân bố không đều trên toàn bộ diện tích;
b) Rừng
lá kim: số cây có đường kính trung bình tại vị trí 1,3 m từ 06 cm trở lên dưới
80 cây/ha, phân bố không đều trên diện tích; độ tàn che của rừng dưới 0,3;
c) Rừng
tràm có độ tàn che dưới 0,3 và có các chỉ số sau: mật độ dưới 5000 cây/ha, trong
đó số cây có đường kính bình quân tại vị trí 1,3 m lớn hơn 06 cm dưới 2500
cây/ha;
d) Rừng
tre nứa: diện tích che phủ trên 70%, không có khả năng phục hồi thành rừng có
giá trị kinh tế. Đối với rừng tre, luồng, vầu, số cây có đường kính thân cây từ
06 cm trở lên, dưới 1000 cây/ha (lồ ô dưới 2000 cây/ha); Đối với rừng nứa, số
cây có đường kính thân cây nhỏ hơn 03 cm hoặc từ 03 cm trở lên dưới 6000 cây/ha
và dưới 200 bụi/ha.
đ) Rừng
hỗn loài tre nứa và gỗ không có khả năng phục hồi thành rừng có giá trị kinh tế,
có các chỉ số: trữ lượng cây gỗ có đường kính tại vị trí 1,3 m từ 06 cm trở lên
dưới 15 m³/ha và số cây nứa có đường kính thân cây từ 03 cm trở lên dưới 3000
cây/ha, dưới 100 bụi/ha hoặc số cây tre, luồng, vầu, lô ô có đường kính từ 06
cm trở lên dưới 500 cây/ha.
e)[17] Rừng lá rộng rụng lá
(rừng Khộp) không có khả năng phục hồi thành rừng có giá trị kinh tế, có các chỉ
số: Cấu trúc tầng tán rừng đã bị phá vỡ, độ tàn che vào giữa mùa mưa dưới 0,3; số
lượng cây thân gỗ mục đích, chất lượng tốt dưới 50 cây/ha; trữ lượng cây có đường
kính tại vị trí 1,3 m từ 06 cm trở lên dưới 30 m³/ha; số lượng cây thân gỗ tái
sinh mục đích, chất lượng tốt có chiều cao trên 01 m dưới 700 cây/ha. Mật độ
cây thân gỗ và cây tái sinh mục đích phân bố không đều trên toàn diện tích.
2. Nội
dung biện pháp:
a) Cải
tạo toàn diện: áp dụng đối với các lô rừng có độ dốc dưới 25o, thực
hiện biện pháp khai thác trắng trên toàn bộ diện tích lô rừng, giữ lại cây gỗ
và cây tái sinh mục đích; trồng rừng theo quy định tại khoản 2 Điều
11 Thông tư này;
b) Cải
tạo cục bộ theo băng: áp dụng đối với các lô rừng có độ dốc từ 25o
trở lên, thực hiện biện pháp khai thác trắng cục bộ theo băng, chiều rộng của
băng chặt và băng chừa từ 08 m đến 12 m; giữ lại cây gỗ và cây tái sinh mục
đích trên băng chặt; trồng rừng theo quy định tại khoản 2 Điều
11 Thông tư này;
c) Cải
tạo cục bộ theo đám: áp dụng đối với các lô rừng có độ dốc từ 25o trở
lên, khai thác trắng cục bộ theo đám với diện tích từ 3000 m² đến 5000 m²; giữ
lại cây gỗ và cây tái sinh mục đích; trồng rừng theo quy định tại khoản
2 Điều 11 Thông tư này;
3. Đối
tượng quy định tại Điều này là rừng sản xuất: diện tích tối đa được cải tạo một
lần không quá 50 ha trong một tiểu khu rừng; khi cây trồng trên diện tích cải tạo
đủ tiêu chí thành rừng mới được thực hiện ở diện tích rừng khác trong cùng tiểu
khu.
Mục 3. TRỒNG MỚI RỪNG, TRỒNG LẠI RỪNG, CHĂM SÓC VÀ NUÔI DƯỠNG
RỪNG TRỒNG
Điều 9. Trồng mới rừng đặc dụng
1. Đối
tượng:
Diện
tích đất chưa có rừng thuộc vườn quốc gia, khu dự trữ thiên nhiên, khu bảo tồn
loài - sinh cảnh (trừ phân khu bảo vệ nghiêm ngặt), khu bảo vệ cảnh quan:
Đất
trống; đất có thực bì là cỏ thưa, lau lách;
Đất
có cây bụi, cây gỗ rải rác, cây tái sinh mục đích có chiều cao trên 0,5m với số
lượng dưới 100 cây/ha đối với đất đồi núi, dưới 300 cây/ha đối với bãi bồi cửa
sông, ven biển hoặc dưới 1000 cây/ha đối với đất ngập nước, đất phèn không có
khả năng tái sinh tự nhiên thành rừng.
2. Nội
dung biện pháp:
a) Chọn
loài cây trồng:
Đối với
vườn quốc gia, khu dự trữ thiên nhiên, khu bảo tồn loài - sinh cảnh là các loài
cây bản địa có phân bố trong khu rừng đặc dụng đó;
Đối với
khu bảo vệ cảnh quan chọn loài cây bản địa phù hợp với điều kiện lập địa nơi trồng;
b) Xử
lý thực bì: phát dọn thực bì theo băng hoặc theo đám, thực bì được gom lại từng
dải dọc theo đường đồng mức và không được đốt. Khi xử lý thực bì phải chừa lại
cây gỗ có sẵn và cây tái sinh mục đích;
c) Cuốc
hố, bón phân: cuốc hố theo hàng, kích thước hố trồng từ 30 x 30 x 30 cm trở
lên, lấp hố kết hợp với bón lót trước khi trồng trên đất đồi núi;
Đối với
đất bãi bồi cửa sông, ven biển và các trảng cát ven biển, tùy theo điều kiện cụ
thể để chọn kích thước hố và cách thức đào, lấp hố phù hợp;
d)[18] Tiêu chuẩn cây giống:
Đối với
cây trồng chính phải được gieo từ hạt, có bầu; đối với loài cây trồng thuộc
Danh mục loài cây trồng lâm nghiệp chính phải đạt tiêu chuẩn quốc gia về cây giống;
Đối với
loài cây trồng rừng ngập mặn, ngập phèn: Tùy điều kiện cụ thể được sử dụng cây
có bầu, trái (quả) giống, trụ mầm, cây rễ trần để trồng rừng;
Đối với
loài cây trồng rừng bằng hạt, hom gốc, hom thân: Áp dụng theo hướng dẫn kỹ thuật
quy định tại Điều 15 Thông tư này.
đ)
Phương thức trồng: trồng hỗn giao ít nhất hai loài cây trở lên, theo băng hoặc
theo đám; trồng thuần loài đối với nơi có điều kiện lập địa đặc thù hoặc loài
cây ưa sáng; mật độ trồng tối thiểu 500 cây/ha;
e) Đối
với vườn quốc gia, khu dự trữ thiên nhiên, khu bảo tồn loài - sinh cảnh, khu bảo
vệ cảnh quan thực hiện các biện pháp kỹ thuật quy định tại khoản 2 Điều này,
các biện pháp kỹ thuật cụ thể khác thực hiện theo hướng dẫn kỹ thuật của từng
loài.
3. Đối
với khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học, rừng giống quốc gia, vườn thực vật
quốc gia thực hiện theo nhiệm vụ khoa học công nghệ do chủ rừng hoặc cơ quan
nhà nước có thẩm quyền quyết định.
Điều 10. Trồng mới rừng phòng hộ
1. Đối
tượng:
a) Diện
tích đất chưa có rừng thuộc rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng phòng hộ biên giới, rừng
bảo vệ nguồn nước của cộng đồng dân cư gồm:
Đất
trống; đất có thực bì là cỏ tranh, lau lách;
Đất
có cây bụi, cây gỗ rải rác, cây tái sinh mục đích có chiều cao trên 0,5 m với số
lượng dưới 300 cây/ha, không có khả năng tái sinh tự nhiên thành rừng;
b) Diện
tích đất chưa có rừng thuộc rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay gồm: đất trống
trên đất cát hoặc đất nhiễm mặn ven bờ biển;
c) Diện
tích đất chưa có rừng thuộc rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển gồm: đất trống
trên các bãi bồi cửa sông, ven biển hoặc có cây tái sinh mục đích chiều cao
trên 0,5m với số lượng dưới 300 cây/ha.
2. Nội
dung biện pháp:
a)[19] Chọn loài cây trồng:
Đối
tượng quy định tại điểm a khoản 1 Điều này chọn những loài cây phù hợp với điều
kiện lập địa: Ưu tiên trồng cây bản địa hoặc những loài cây nhập nội đã được trồng
lâu năm, sinh trưởng và phát triển phù hợp với hệ sinh thái ở địa phương; cây
có tán lá rậm, thường xanh, hệ rễ phát triển, tuổi thọ của cây dài; chọn cây
phù trợ để trồng xen với cây trồng chính nhưng không ảnh hưởng xấu đến cây trồng
chính, gồm các loài cây sinh trưởng nhanh có tác dụng cải tạo đất hoặc cây
lương thực, thực phẩm, cây đa tác dụng, cây dược liệu, cây lâm sản ngoài gỗ;
Đối
tượng quy định tại điểm b khoản 1 Điều này, chọn các loài cây có bộ rễ sâu bám
chắc, ưu tiên trồng cây bản địa, sinh trưởng được trong điều kiện lập địa khắc
nghiệt và có khả năng chống chịu gió bão, sâu bệnh tốt;
Đối
tượng quy định tại điểm c khoản 1 Điều này, chọn những loài cây có khả năng
thích nghi với môi trường nước mặn, nước lợ; ưu tiên trồng các loài cây bản địa,
cây nhập nội đã trồng rừng thành công trên các bãi bồi cửa sông, ven biển và
các điều kiện lập địa khắc nghiệt khác;
b)[20] Đối tượng quy định tại
điểm a, điểm b khoản 1 Điều này, thực hiện phát dọn thực bì theo băng hoặc theo
đám. Thực bì được gom thành dải dọc theo đường đồng mức nơi đất dốc; được phát
trắng thực bì ở nơi có độ dốc dưới 25o (25 độ), nhưng phải chừa lại
đai cây xanh ở đỉnh dông, ven khe suối, bờ sông, hồ. Khi xử lý thực bì phải chừa
lại toàn bộ cây thân gỗ có sẵn, cây tái sinh mục đích và không được đốt; ở nơi
đất dốc trên 25o (25 độ), chỉ cuốc hố cục bộ so le hình nanh sấu
theo đường đồng mức hoặc vuông góc với hướng gió chính, kích thước hố trồng từ
30 x 30 x 30 cm trở lên, lấp hố kết hợp với bón lót;
c) Đối
tượng quy định tại điểm c khoản 1 Điều này thực hiện trồng rừng ở những khu vực
có sóng lớn cần cắm cọc giữ cây; tạo hàng rào chắn rác hoặc hàng rào giảm sóng ở
khu vực bãi bồi ngập nước cửa sông, ven biển;
d)
Tiêu chuẩn cây giống đem trồng thực hiện theo điểm d khoản 2 Điều
9 Thông tư này;
đ) Mật
độ trồng: tùy thuộc vào điều kiện cụ thể của từng đối tượng rừng phòng hộ và chọn
loài cây trồng để xác định mật độ trồng phù hợp, đảm bảo mật độ của loài cây trồng
chính từ 600 cây/ha[21]
trở lên;
e)
Phương thức trồng: trồng thuần loài đối với loài cây ưa sáng hoặc trồng hỗn
giao nhiều loài cây theo băng hoặc theo đám; có thể trồng xen cây bản địa và
cây phù trợ để cải tạo đất và tăng thu nhập; đối với nơi điều kiện lập địa xấu,
nghèo dinh dưỡng được phép trồng thuần loài các cây mọc nhanh để cải tạo đất
trong 01 chu kỳ khai thác và thực hiện trồng lại rừng theo điểm
b khoản 2 Điều 12 Thông tư này;
g)
Các biện pháp kỹ thuật cụ thể khác thực hiện theo hướng dẫn kỹ thuật trồng rừng
của từng loài.
Điều 11. Trồng mới rừng sản xuất
1. Đối
tượng:
a) Diện
tích đất chưa có rừng là đất trống hoặc đất có thực bì là cỏ tranh, lau lách;
b) Diện
tích đất chưa có rừng, thực bì là cây bụi, cây gỗ rải rác và cây gỗ tái sinh mục
đích có chiều cao trên 0,5 m với số lượng dưới 500 cây/ha, không có khả năng phục
hồi thành rừng có giá trị kinh tế;
c) Diện
tích tre nứa có tỷ lệ che phủ dưới 20%, không có khả năng phục hồi thành rừng có
giá trị kinh tế; diện tích giang, lịm, le ở tất cả các mật độ và tỷ lệ che phủ.
2. Nội
dung biện pháp:
a) Chọn
loài cây trồng: chọn loài cây trồng chính phù hợp với mục đích sản xuất, kinh
doanh và điều kiện lập địa nơi trồng; có thể chọn cây phù trợ (cây lương thực,
thực phẩm, cây lâm sản ngoài gỗ, cây công nghiệp, cây ăn quả) để trồng xen nhằm
cải tạo đất, hỗ trợ cây trồng chính sinh trưởng phát triển tốt;
b) Xử
lý thực bì: phát dọn thực bì toàn diện, theo băng hoặc theo đám phù hợp với điều
kiện lập địa và đặc tính sinh thái của loài cây trồng. Thực bì xử lý xong được
gom theo băng, hạn chế đốt thực bì. Trường hợp đốt thực bì phải đốt theo băng,
theo đám và đốt có kiểm soát;
c)
Làm đất: làm đất toàn diện bằng cơ giới hay thủ công, làm đất cục bộ theo băng
hoặc theo đám, có biện pháp hạn chế xói mòn đất đối với đốc dốc trên 25o
như làm bậc thang theo đường đồng mức; có thể đào mương, lên líp, san ủi tạo mặt
bằng để trồng rừng[22];
d)
Tiêu chuẩn cây giống đem trồng đảm bảo tiêu chuẩn và chất lượng cây giống theo
quy định;
đ) Mật
độ trồng: tùy theo theo loài cây, điều kiện lập địa, phương thức trồng và mục
đích kinh doanh để chọn mật độ trồng phù hợp;
e)
Phương thức trồng: tùy theo điều kiện lập địa và mục đích kinh doanh để chọn
phương thức trồng thuần loài hay trồng hỗn giao nhiều loài cây hoặc trồng xen
giữa cây lâm nghiệp với cây lương thực, thực phẩm, cây lâm sản ngoài gỗ;
g) Đối
với rừng dễ cháy, cần xây dựng các đường băng, đường ranh cản lửa và thực hiện các
biện pháp phòng chống cháy rừng theo quy định của pháp luật;
h)
Các biện pháp kỹ thuật cụ thể khác thực hiện theo hướng dẫn kỹ thuật trồng rừng
đối với từng loài.
Điều 12. Trồng lại rừng
1. Đối
tượng:
a) Diện
tích đất rừng trồng sau khai thác trắng;
b) Diện
tích rừng bị thiệt hại do thiên tai và các nguyên nhân khác không có khả năng
phục hồi tự nhiên thành rừng;
c)[23] Diện tích rừng phòng hộ
sau khai thác các loài cây trồng xen, cây sinh trưởng nhanh cải tạo đất;
d)[24] Diện tích rừng trồng
phòng hộ chắn gió, chắn cát bay; rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển chưa đủ tiêu
chí thành rừng; rừng trồng sản xuất chuyển sang rừng phòng hộ, đặc dụng; rừng
trồng đến tuổi thành thục sinh học (già cỗi) không đủ mật độ cây trồng chính
600 cây/ha đối với rừng phòng hộ. Độ tàn che dưới 0,3.
2. Nội
dung biện pháp:
a)
Các đối tượng quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều này thuộc rừng đặc dụng,
thực hiện các biện pháp kỹ thuật trồng rừng theo quy định tại khoản
2 Điều 9 Thông tư này;
Đối
tượng thuộc rừng phòng hộ, thực hiện biện pháp kỹ thuật trồng rừng theo quy định
tại khoản 2 Điều 10 Thông tư này;
Đối
tượng thuộc rừng sản xuất, thực hiện biện pháp kỹ thuật trồng rừng theo quy định
tại khoản 2 Điều 11 Thông tư này và sau 03 chu kỳ khai thác
trở lên cần thay đổi cây trồng bằng một loài cây trồng lâm nghiệp khác thích hợp,
nhằm hạn chế phát sinh dịch sâu, bệnh hại hoặc bị suy giảm năng suất, chất lượng
rừng trồng.
b) Đối
tượng quy định tại điểm c khoản 1 Điều này thực hiện biện pháp khai thác rừng
theo băng khi cây rừng có biểu hiện già cỗi, sinh trưởng kém; chiều rộng của
băng chặt và băng chừa bằng 2/3 chiều cao của cây rừng;
Các
biện pháp kỹ thuật khác thực hiện theo điểm a, điểm b, điểm đ, điểm
e, điểm g, điểm h khoản 2 Điều 7 Thông tư này;
Khi
cây trồng đạt chiều cao từ 08 m trở lên, khai thác băng chừa và trồng lại rừng
như đối với băng chặt;
c)[25] Diện tích rừng trồng
phòng hộ chắn gió, chắn cát bay; rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển chưa đủ tiêu
chí thành rừng; rừng trồng sản xuất chuyển sang rừng phòng hộ, đặc dụng; rừng
trồng đến tuổi thành thục sinh học (già cỗi): Tùy theo mật độ hiện có để trồng
bổ sung đảm bảo mật độ cây trồng chính hoặc mật độ thành rừng. Biện pháp kỹ thuật
trồng theo băng hoặc phân tán thực hiện theo các điểm b, c, d,
đ, g và h khoản 2 Điều 7; trồng theo đám thực hiện theo khoản
3 Điều 7 Thông tư này.
Điều 13. Chăm sóc rừng trồng
1.[26] Đối tượng:
a) Đối
với cây sinh trưởng nhanh: Thời gian chăm sóc tối đa 03 năm tuổi (36 tháng);
b) Đối
với cây sinh trưởng chậm và rừng trồng ven biển: Thời gian chăm sóc tối đa 05
năm tuổi (60 tháng).
2. Nội
dung biện pháp:
a)
Phát cây bụi, dây leo, cỏ dại xâm lấn; xới đất và vun gốc cho cây; bảo vệ cây
tái sinh mục đích;
Số lần
chăm sóc: tùy thuộc vào mức độ xâm lấn của thực bì ảnh hưởng đến sinh trưởng của
cây trồng để thực hiện số lần chăm sóc phù hợp; trung bình mỗi năm chăm sóc 02
lần;
c)
Bón thúc: tùy theo đặc điểm sinh trưởng phát triển của rừng để quyết định thời điểm,
số lần bón thúc, loại phân bón và khối lượng phân bón; bón thúc được tiến hành
cùng với xới đất vun gốc cây;
d)[27] Trồng dặm: Tiến hành
trồng dặm trong năm đầu sau khi trồng đối với loài cây sinh trưởng nhanh nếu tỷ
lệ cây sống dưới 85% so với mật độ trồng ban đầu. Đối với loài cây sinh trưởng
chậm và rừng ven biển: Trong 3 năm đầu sau khi trồng, nếu tỷ lệ cây sống dưới
quy định nghiệm thu hoặc mật độ thành rừng theo tiêu chuẩn Việt Nam thì phải trồng
dặm. Số lượng cây trồng dặm tùy theo mật độ hiện có để trồng bổ sung đảm bảo
tiêu chí thành rừng theo quy định. Tuổi cây giống để trồng dặm tương ứng với
năm trồng rừng;
đ)
Ngoài những quy định tại khoản 2 Điều này, các biện pháp kỹ thuật chăm sóc cụ
thể đối với rừng trồng trên cạn và chăm sóc rừng trồng ngập mặn thực hiện theo
hướng dẫn kỹ thuật của từng loài.
Điều 14. Nuôi dưỡng rừng trồng
1.[28] Đối tượng:
a) Rừng
trồng sản xuất trong giai đoạn từ rừng non khép tán đến trước kỳ khai thác trắng
từ 02 năm đến 04 năm đối với loài cây sinh trưởng nhanh và từ 06 năm đến 10 năm
đối với loài cây sinh trưởng chậm;
b) Rừng
trồng sản xuất bằng loài cây trồng sinh trưởng nhanh, thuần loài, đều tuổi,
trên điều kiện lập địa tốt, độ dày tầng đất trên 50 cm, trong khu vực ít xảy ra
gió bão, lốc xoáy; mật độ rừng trồng trên 1000 cây/ha để chuyển hóa rừng
trồng gỗ nhỏ sang rừng trồng gỗ lớn;
c) Rừng
trồng phòng hộ đã khép tán có độ tàn che lớn hơn 0,6 và mật độ loài cây trồng
chính trên 600 cây/ha (đối với rừng phòng hộ đầu nguồn) hoặc trên 1500 cây/ha
(đối với rừng ven biển). Mật độ loài cây trồng chính phân bố đều trên toàn diện
tích;
d) Rừng
trồng phòng hộ, rừng trồng sản xuất: Trồng loài cây bản địa đã thành rừng sau
giai đoạn kiến thiết cơ bản đến khi khép tán.
2. Nội
dung biện pháp:
a)
Phát dọn dây leo, cây bụi, cỏ dại xâm lấn;
b)[29] Đối với rừng sản xuất:
Tỉa thưa cây cong queo, sâu bệnh, bị chèn ép, cụt ngọn không đáp ứng được mục
đích kinh doanh; cây sinh trưởng bình thường nhưng mật độ quá dày; giữ lại cây
khỏe mạnh, có tán lá cân đối, thân thẳng, tròn đều; cường độ tỉa thưa theo 04 mức
khác nhau: Mức độ thấp là khoảng cách giữa các cây chừa nhỏ hơn 1/3 đường kính
tán cây ở tuổi khai thác trắng; mức độ trung bình là khoảng cách giữa các cây
chừa từ 1/3 đến dưới 1/2 đường kính tán cây ở tuổi khai thác trắng; mức độ cao
là khoảng cách giữa các cây chừa từ 1/2 đến gần bằng đường kính tán cây ở tuổi
khai thác trắng; mức độ rất cao là khoảng cách giữa các cây chừa bằng hoặc lớn
hơn đường kính tán cây ở tuổi khai thác trắng;
Đối với
rừng phòng hộ: Tỉa thưa cây phù trợ hoặc cây trồng chính mật độ quá dầy; tỉa
thưa cây cong queo, sâu bệnh, bị chèn ép, cụt ngọn, sinh trưởng kém; cường độ tỉa
thưa mỗi lần không quá 20% tổng trữ lượng; cây để nuôi dưỡng là cây trồng chính
có chất lượng sinh trưởng từ trung bình trở lên, cây có tán lá cân đối, thân thẳng,
tròn đều và phân bố đều trên toàn diện tích;
Số lần
tỉa thưa từ 01 lần đến 03 lần; kỳ giãn cách từ 02 năm đến 06 năm phụ thuộc vào
loài cây, điều kiện lập địa, tuổi cây và cường độ chặt tỉa thưa; tiến hành tỉa
thưa lần tiếp theo khi rừng đã khép tán sau lần tỉa thưa trước liền kề;
Thời điểm
tỉa thưa: Vào mùa khô hoặc những tháng ít mưa (trước hoặc sau mùa sinh trưởng);
c) Vệ
sinh, chăm sóc rừng sau tỉa thưa: tiến hành vệ sinh rừng, thu gom thân cây,
cành cây to ra khỏi khu rừng; thu dọn cành cây nhỏ, băm thành từng đoạn và dải
thành băng, không được đốt; có các biện pháp phòng cháy và chữa cháy rừng;
d) Tỉa
cành: tỉa cành cho cây mục đích, cắt các thân phụ và cành quá lớn, nằm ở phía
dưới tán (những cành già, nằm ở dưới 1/3 chiều cao cây); cắt sát với thân cây,
tránh làm xước vỏ thân cây;
e)[30] Mật độ cây để lại đối
với rừng sản xuất đến thời điểm khai thác trắng từ 400 cây/ha đến 800 cây/ha đối
với rừng trồng các loài cây sinh trưởng nhanh có chu kỳ kinh doanh gỗ lớn từ 8
năm đến 15 năm; từ 300 cây/ha đến 700 cây/ha đối với rừng trồng các loài cây
sinh trưởng chậm có chu kỳ kinh doanh gỗ lớn trên 15 năm;
Mật độ
để lại đối với rừng phòng hộ đầu nguồn ít nhất 600 cây trồng chính/ha và ít nhất
1500 cây/ha đối với rừng ngập mặn, ngập phèn. Mật độ cây trồng chính phân bố đều
trên lô.”.
g) Đối
tượng quy định tại điểm b khoản 1 Điều này, ngoài áp dụng các biện pháp kỹ thuật
tại khoản 2 Điều này, tùy theo điều kiện lập địa và mức độ thâm canh có thể áp
dụng biện pháp bón phân sau khi chặt tỉa thưa. Thời điểm bón phân vào đầu mùa
mưa. Loại phân bón, khối lượng phân bón phụ thuộc vào điều kiện lập địa và đặc điểm
sinh trưởng của cây trồng;
h)
Các biện pháp kỹ thuật cụ thể thực hiện theo hướng dẫn kỹ thuật của từng loài;
i)[31] Rừng trồng phòng hộ, rừng
trồng sản xuất: Trồng loài cây bản địa đã thành rừng sau giai đoạn kiến thiết
cơ bản đến khi khép tán thực hiện biện pháp kỹ thuật ít nhất 1 lần/năm theo quy
định tại điểm a khoản 2 Điều 14 Thông tư này.
Chương III
TỔ CHỨC THỰC
HIỆN[32]
Điều 15. Trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước[33]
1. Cục
Lâm nghiệp:
a) Tổ
chức triển khai thực hiện Thông tư này trên phạm vi cả nước;
b)
Xây dựng, ban hành hướng dẫn kỹ thuật trồng rừng cho các loài cây trồng lâm
nghiệp chính, cây trồng phân tán;
c) Thực
hiện việc kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện Thông tư này tại các địa
phương.
2. Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
a) Tổ
chức triển khai thực hiện Thông tư này trên địa bàn tỉnh;
b) Kiểm
tra, hướng dẫn tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư trong quá trình
thực hiện biện pháp lâm sinh theo quy định tại Thông tư này;
c)
Xây dựng, ban hành hướng dẫn kỹ thuật trồng rừng cho loài cây đặc thù trên địa
bàn tỉnh theo thẩm quyền;
d)
Tham mưu cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành loài cây sinh trưởng nhanh, cây
sinh trưởng chậm; cây mục đích, cây phi mục đích đối với rừng phòng hộ và rừng
sản xuất trên địa bàn tỉnh.”.
Điều 16. Trách nhiệm của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng
đồng dân cư
1. Tổ
chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thực hiện các biện pháp lâm sinh
theo các quy định tại Thông tư này.
2. Chủ
rừng có trách nhiệm tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các biện
pháp lâm sinh theo quy định tại Thông tư này.
Điều 17. Quy định chuyển tiếp
Các
chương trình, dự án có các biện pháp lâm sinh đã được phê duyệt trước ngày Thông
tư này có hiệu lực và đang thực hiện, tiếp tục thực hiện cho đến khi nghiệm thu
kết thúc.
Các
chương trình, dự án có áp dụng các biện pháp lâm sinh đã được phê duyệt trước
ngày Thông tư này có hiệu lực, thực hiện theo quy định tại Thông tư số
29/2018/TT-BNNPTNT ngày 16 tháng 11 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn quy định về các biện pháp lâm sinh.
Điều 18. Hiệu lực thi hành
1. Thông
tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2019.
2.
Các văn bản sau hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi
hành, gồm: Thông tư số 23/2013/TT-BNNPTNT ngày 04/5/2013 của Bộ Nông nghiệp và
phát triển nông thôn quy định về Cải tạo rừng tự nhiên nghèo kiệt là rừng sản
xuất; Quyết định số 175/1998/QĐ-BNN-KHCN ngày 04/11/1998 của Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn ban hành quy phạm Phục hồi rừng bằng khoanh nuôi xúc tiến
tái sinh có trồng bổ sung (QPN 21-98); Quyết định số 200/QĐ-KT ngày 31/03/1993
của Bộ Lâm nghiệp ban hành quy phạm các giải pháp kỹ thuật lâm sinh áp dụng cho
rừng sản xuất gỗ và tre nứa (QPN 14-92); Quyết định số 184/QĐ-KT ngày
04/04/1991 của Bộ Lâm nghiệp ban hành quy phạm kỹ thuật xây dựng rừng phòng hộ
đầu nguồn (QPN 13-91).
Trong
quá trình thực hiện Thông tư nếu có vướng mắc, cơ quan, tổ chức, cá nhân phản
ánh kịp thời về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để hướng dẫn, nghiên cứu
sửa đổi, bổ sung./.
Nơi nhận:
- Bộ NN&PTNT: Bộ
trưởng, các Thứ trưởng;
- Văn phòng Chính phủ (để đăng Công báo và đăng tải trên Cổng TTĐT Chính phủ);
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp);
- Cổng TTĐT Bộ NN và PTNT (để đăng tải);
- UBND, Sở NN&PTNT các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Lưu: VT, LN.
|
XÁC THỰC VĂN BẢN HỢP NHẤT
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Nguyễn Quốc Trị
|
[1] Thông tư số 17/2022/TT-BNNPTNT ngày 27/10/2022 sửa đổi, bổ
sung một số điều của Thông tư số 29/2018/TT-BNNPTNT ngày 16 tháng 11 năm 2018 của
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về các biện pháp lâm
sinh, có căn cứ ban hành như sau:
“Căn
cứ Nghị định số 15/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn;
Căn
cứ Luật Lâm nghiệp ngày 15 tháng 11 năm 2017;
Theo
đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp;
Bộ
trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông tư sửa đổi, bổ
sung một số điều của Thông tư số 29/2018/TT-BNNPTNT ngày 16 tháng 11 năm 2018 của
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về các biện pháp lâm
sinh.”
Thông
tư số 24/2024/TT-BNNPTNT ngày 12/12/2024 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn về sửa đổi, bổ sung một số điều của của các thông tư trong lĩnh
vực lâm nghiệp, có căn cứ ban hành như sau:
“Căn
cứ Nghị định số 105/2022/NĐ-CP ngày 22 tháng 12 năm 2022 của Chính phủ quy định
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn;
Căn
cứ Luật Lâm nghiệp ngày 15 tháng 11 năm 2017;
Căn
cứ Nghị định số 58/2024/NĐ-CP ngày 24 tháng 5 năm 2024 của Chính phủ quy định về
một số chính sách đầu tư trong lâm nghiệp;
Căn
cứ Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ về quy định
chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp; Nghị định số 91/2024/NĐ-CP
ngày 18 tháng 7 năm 2024 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định
số 156/2018/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ về quy định chi tiết
thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp;
Căn
cứ Nghị định số 168/2016/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ quy định
về khoán rừng, vườn cây và diện tích mặt nước trong các Ban quản lý rừng đặc dụng,
rừng phòng hộ và Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên nông, lâm nghiệp
Nhà nước;
Theo
đề nghị của Cục trưởng Cục Lâm nghiệp;
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của các
thông tư trong lĩnh vực lâm nghiệp.”
[2] Khoản này được sửa
đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 1 Điều 1 của Thông tư số 17/2022/TT-BNNPTNT
ngày 27/10/2022 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 29/2018/TT-BNNPTNT
ngày 16/11/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định về các biện pháp
lâm sinh, có hiệu lực kể từ ngày 12/12/2022
[3] Khoản này được sửa
đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 2 Điều 1 của Thông tư số
17/2022/TT-BNNPTNT ngày 27/10/2022 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số
29/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định
về các biện pháp lâm sinh, có hiệu lực kể từ ngày 12/12/2022
[4] Khoản này được sửa
đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 3 Điều 1 của Thông tư số
17/2022/TT-BNNPTNT ngày 27/10/2022 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số
29/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định
về các biện pháp lâm sinh, có hiệu lực kể từ ngày 12/12/2022
[5] Khoản này được bổ sung theo quy định tại khoản 4 Điều 1 của
Thông tư số 17/2022/TT-BNNPTNT ngày 27/10/2022 sửa đổi, bổ sung một số điều của
Thông tư số 29/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và
PTNT quy định về các biện pháp lâm sinh, có hiệu lực kể từ ngày 12/12/2022
[6] Khoản này được bổ sung theo quy định tại khoản 4 Điều 1 của
Thông tư số 17/2022/TT-BNNPTNT ngày 27/10/2022 sửa đổi, bổ sung một số điều của
Thông tư số 29/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và
PTNT quy định về các biện pháp lâm sinh, có hiệu lực kể từ ngày 12/12/2022
[7] Điểm này được sửa
đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 5 Điều 1 của Thông tư số
17/2022/TT-BNNPTNT ngày 27/10/2022 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số
29/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định
về các biện pháp lâm sinh, có hiệu lực kể từ ngày 12/12/2022
[8] Điểm này được sửa
đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 6 Điều 1 của Thông tư số 17/2022/TT-
BNNPTNT ngày 27/10/2022 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số
29/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định
về các biện pháp lâm sinh, có hiệu lực kể từ ngày 12/12/2022
[9] Điểm này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 7 Điều
1 của Thông tư số 17/2022/TT- BNNPTNT ngày 27/10/2022 sửa đổi, bổ sung một số điều
của Thông tư số 29/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp
và PTNT quy định về các biện pháp lâm sinh, có hiệu lực kể từ ngày
12/12/2022
[10] Khoản này được sửa
đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 8 Điều 1 của Thông tư số 17/2022/TT-
BNNPTNT ngày 27/10/2022 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 29/2018/TT-BNNPTNT
ngày 16/11/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định về các biện pháp
lâm sinh, có hiệu lực kể từ ngày 12/12/2022
[11] Khoản này được sửa
đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 9 Điều 1 của Thông tư số 17/2022/TT-
BNNPTNT ngày 27/10/2022 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số
29/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định
về các biện pháp lâm sinh, có hiệu lực kể từ ngày 12/12/2022
[12] Điểm này được sửa
đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 10 Điều 1 của Thông tư số 17/2022/TT-
BNNPTNT ngày 27/10/2022 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số
29/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định
về các biện pháp lâm sinh, có hiệu lực kể từ ngày 12/12/2022
[13] Khoản này được sửa
đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 11 Điều 1 của Thông tư số 17/2022/TT-
BNNPTNT ngày 27/10/2022 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số
29/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định
về các biện pháp lâm sinh, có hiệu lực kể từ ngày 12/12/2022
[14] Điểm này được sửa đổi theo quy định tại khoản 12 Điều 1 của
Thông tư số 17/2022/TT-BNNPTNT ngày 27/10/2022 sửa đổi, bổ sung một số điều của
Thông tư số 29/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và
PTNT quy định về các biện pháp lâm sinh, có hiệu lực kể từ ngày 12/12/2022
[15] Điểm này được sửa
đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 13 Điều 1 của Thông tư số 17/2022/TT-
BNNPTNT ngày 27/10/2022 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số
29/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định
về các biện pháp lâm sinh, có hiệu lực kể từ ngày 12/12/2022
[16] Điểm này được bổ sung theo quy định tại khoản 14 Điều 1 của
Thông tư số 17/2022/TT-BNNPTNT ngày 27/10/2022 sửa đổi, bổ sung một số điều của
Thông tư số 29/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và
PTNT quy định về các biện pháp lâm sinh, có hiệu lực kể từ ngày
12/12/2022
[17] Điểm này được bổ sung theo quy định tại khoản 15 Điều 1 của
Thông tư số 17/2022/TT-BNNPTNT ngày 27/10/2022 sửa đổi, bổ sung một số điều của
Thông tư số 29/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và
PTNT quy định về các biện pháp lâm sinh, có hiệu lực kể từ ngày
12/12/2022
[18] Điểm này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 16 Điều
1 của Thông tư số 17/2022/TT-BNNPTNT ngày 27/10/2022 sửa đổi, bổ sung một số điều
của Thông tư số 29/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp
và PTNT quy định về các biện pháp lâm sinh, có hiệu lực kể từ ngày
12/12/2022
[19] Điểm này được sửa đổi theo quy định tại khoản 17 Điều 1 của
Thông tư số 17/2022/TT-BNNPTNT ngày 27/10/2022 sửa đổi, bổ sung một số điều của
Thông tư số 29/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và
PTNT quy định về các biện pháp lâm sinh, có hiệu lực kể từ ngày 12/12/2022
[20] Điểm này được sửa đổi theo quy định tại khoản 18 Điều 1 của
Thông tư số 17/2022/TT-BNNPTNT ngày 27/10/2022 sửa đổi, bổ sung một số điều của
Thông tư số 29/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và
PTNT quy định về các biện pháp lâm sinh, có hiệu lực kể từ ngày
12/12/2022
[21] Cụm từ “400 cây/ha” được thay thế bởi cụm từ “600 cây/ha”
theo quy định tại khoản 19 Điều 1 của Thông tư số 17/2022/TT-BNNPTNT ngày
27/10/2022 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 29/2018/TT-BNNPTNT ngày
16/11/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định về các biện pháp lâm
sinh, có hiệu lực kể từ ngày 12/12/2022.
[22] Cụm từ “ở những nơi có điều kiện đặc biệt” được bãi bỏ theo
quy định tại khoản 20 Điều 1 của Thông tư số 17/2022/TT-BNNPTNT ngày 27/10/2022
sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 29/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018
của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định về các biện pháp lâm sinh, có
hiệu lực kể từ ngày 12/12/2022
[23] Điểm này được sửa
đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 21 Điều 1 của Thông tư số
17/2022/TT-BNNPTNT ngày 27/10/2022 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số
29/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định
về các biện pháp lâm sinh, có hiệu lực kể từ ngày 12/12/2022
[24] Điểm này được bổ sung theo quy định tại khoản 22 Điều 1 của
Thông tư số 17/2022/TT-BNNPTNT ngày 27/10/2022 sửa đổi, bổ sung một số điều của
Thông tư số 29/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và
PTNT quy định về các biện pháp lâm sinh, có hiệu lực kể từ ngày 12/12/2022
[25] Điểm này được bổ sung theo quy định tại khoản 23 Điều 1 của
Thông tư số 17/2022/TT-BNNPTNT ngày 27/10/2022 sửa đổi, bổ sung một số điều của
Thông tư số 29/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và
PTNT quy định về các biện pháp lâm sinh, có hiệu lực kể từ ngày 12/12/2022
[26] Khoản này được sửa
đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 24 Điều 1 của Thông tư số 17/2022/TT-
BNNPTNT ngày 27/10/2022 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 29/2018/TT-BNNPTNT
ngày 16/11/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định về các biện pháp
lâm sinh, có hiệu lực kể từ ngày 12/12/2022
[27] Điểm này được sửa
đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 25 Điều 1 của Thông tư số 17/2022/TT-
BNNPTNT ngày 27/10/2022 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số
29/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định
về các biện pháp lâm sinh, có hiệu lực kể từ ngày 12/12/2022
[28] Khoản này được sửa
đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 26 Điều 1 của Thông tư số
17/2022/TT-BNNPTNT ngày 27/10/2022 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số
29/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định
về các biện pháp lâm sinh, có hiệu lực kể từ ngày 12/12/2022
[29] Điểm này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 27 Điều
1 của Thông tư số 17/2022/TT-BNNPTNT ngày 27/10/2022 sửa đổi, bổ sung một số điều
của Thông tư số 29/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp
và PTNT quy định về các biện pháp lâm sinh, có hiệu lực kể từ ngày 12/12/2022
[30] Điểm này được sửa
đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 28 Điều 1 của Thông tư số
17/2022/TT-BNNPTNT ngày 27/10/2022 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số
29/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định
về các biện pháp lâm sinh, có hiệu lực kể từ ngày 12/12/2022.
[31] Điểm này được bổ sung theo quy định tại khoản 29 Điều 1 của
Thông tư số 17/2022/TT-BNNPTNT ngày 27/10/2022 sửa đổi, bổ sung một số điều của
Thông tư số 29/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và
PTNT quy định về các biện pháp lâm sinh, có hiệu lực kể từ ngày 12/12/2022.
[32] Điều 2 của Thông tư số 17/2022/TT-BNNPTNT ngày 27/10/2022
sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 29/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018
của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định về các biện pháp lâm sinh, có
hiệu lực kể từ ngày 12/12/2022 quy định như sau:
“Điều
2. Điều khoản thi hành
1.
Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 12 tháng 12 năm 2022.
2.
Các chương trình, dự án có áp dụng các biện pháp lâm sinh đã được phê duyệt trước
ngày Thông tư này có hiệu lực, thực hiện theo quy định tại Thông tư số
29/2018/TT-BNNPTNT ngày 16 tháng 11 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn quy định về các biện pháp lâm sinh.”
Điều
5 của Thông tư số 24/2024/TT-BNNPTNT ngày 12/12/2024 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp
và PTNT sửa đổi, bổ sung một số điều của các thông tư trong lĩnh vực lâm nghiệp,
có hiệu lực kể từ ngày 27/01/2025 quy định như sau:
“Điều
5. Hiệu lực thi hành
1.
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 27 tháng 01 năm 2025.
2.
Trường hợp văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn viện dẫn tại Thông tư này được
sửa đổi, bổ sung, thay thế thì thực hiện theo văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế
đó.
3. Trong
quá trình thực hiện Thông tư này, nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị cơ quan,
tổ chức, cá nhân liên quan phản ánh kịp thời về Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn để xem xét, giải quyết./.”.
[33] Điều này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại Điều 4 của
Thông tư số 24/2024/TT-BNNPTNT ngày 12/12/2024 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và
PTNT, sửa đổi, bổ sung một số điều của các thông tư trong lĩnh vực lâm nghiệp,
có hiệu lực kể từ ngày 27/01/2025 (và Điều 15 đã được sửa đổi, bổ sung theo quy
định tại Điều 4 của Thông tư số 22/2023/TT-BNNPTNT ngày 15/12/2023 của Bộ trưởng
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về sửa đổi, bổ sung một số điều của các
thông tư trong lĩnh vực lâm nghiệp, có hiệu lực kể từ ngày 01/02/2024).