ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH CAO BẰNG
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 1763/QĐ-UBND
|
Cao Bằng, ngày 16
tháng 12 năm 2024
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC CÔNG BỐ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH NỘI BỘ LĨNH VỰC KHOA HỌC VÀ
CÔNG NGHỆ THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH CAO BẰNG
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH CAO BẰNG
Căn cứ Luật Tổ chức chính
quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của
Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11
năm 2019;
Căn cứ Quyết định số
1085/QĐ-TTg ngày 19 tháng 9 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch
rà soát, đơn giản hóa thủ tục hành chính nội bộ trong hệ thống hành chính nhà
nước giai đoạn 2022-2025;
Căn cứ Kế hoạch số 2842/KH-
UBND ngày 02/11/2022 của UBND tỉnh Cao Bằng về rà soát, đơn giản hoá thủ tục
hành chính nội bộ trong hệ thống hành chính nhà nước giai đoạn 2022-2025 trên địa
bàn tỉnh Cao Bằng;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở
Khoa học và công nghệ tỉnh Cao Bằng tại Tờ trình số 1840/TTr-SKHCN ngày 31
tháng 10 năm 2024.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Công
bố kèm theo Quyết định này 07 thủ tục hành chính nội bộ lĩnh vực Khoa học và
Công nghệ thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Khoa học và Công nghệ (có Phụ lục
kèm theo)
Điều 2. Giao
Sở Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan rà
soát các thủ tục hành chính được công bố tại Điều 1 Quyết định này, trình Chủ tịch
Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt phương án đơn giản hóa đảm bảo theo quy định.
Điều 3.
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 4. Chánh
Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ; Thủ trưởng
các sở, ban, ngành; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và các tổ chức,
cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 4;
- Cục KSTTHC, Văn phòng Chính phủ;
- Bộ KH&CN;
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- VP UBND tỉnh: LĐVP; TTTT, KT, TTPVHCC;
- Lưu: VT, TTPVHCC(A).
|
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Trịnh Trường Huy
|
THỦ TỤC HÀNH CHÍNH NỘI BỘ LĨNH VỰC KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH CAO BẰNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1763 /QĐ-UBND ngày 16 tháng 12 năm 2024
của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng)
PHẦN I. DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
STT
|
Tên thủ tục hành chính (TTHC)
|
Lĩnh vực
|
Cơ quan thực hiện
|
Căn cứ pháp lý
|
1
|
Thủ tục thực hiện giám định
chất lượng và giá trị máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ trong dự án đầu
tư
|
Hoạt động khoa học và công
nghệ
|
- Cơ quan trực tiếp thực hiện:
Sở Khoa học và Công nghệ;
- Cơ quan có thẩm quyền quyết
định: Sở Khoa học và Công nghệ
|
Nghị định số 31/2010/NĐ-CP
ngày 26/3/2021 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số
điều của Luật Đầu tư; Quyết định số 33/2023/QĐ-TTg ngày 29/12/2023 của Thủ tướng
Chính phủ quy định hồ sơ, trình tự, thủ tục thực hiện giám định chất lượng và
giá trị máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ trong dự án đầu tư.
|
2
|
Thủ tục bổ nhiệm giám định viên
tư pháp trong hoạt động khoa học và công nghệ cấp tỉnh
|
Hoạt động khoa học và công
nghệ
|
- Cơ quan trực tiếp thực hiện:
Sở Khoa học và Công nghệ;
- Cơ quan có thẩm quyền quyết
định: UBND tỉnh
|
Luật giám định tư pháp; Luật
sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giám định tư pháp; Nghị định số
85/2013/NĐ-CP ngày 29/7/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi
hành Luật giám định tư pháp; Nghị định số 157/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020 của
Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 85/2013/NĐ-CP; Thông
tư số 03/2022/TT-BKHCN ngày 20/4/2022 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ
quy định về giám định tư pháp trong hoạt động khoa học và công nghệ.
|
3
|
Thủ tục miễn nhiệm giám định
viên tư pháp trong hoạt động khoa học và công nghệ cấp tỉnh
|
Hoạt động khoa học và công
nghệ
|
- Cơ quan trực tiếp thực hiện:
Sở Khoa học và Công nghệ;
- Cơ quan có thẩm quyền quyết
định: UBND tỉnh
|
Luật giám định tư pháp; Luật
sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giám định tư pháp; Nghị định số
85/2013/NĐ-CP ngày 29/7/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi
hành Luật giám định tư pháp; Nghị định số 157/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020 của
Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 85/2013/NĐ-CP; Thông
tư số 03/2022/TT-BKHCN ngày 20/4/2022 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ
quy định về giám định tư pháp trong hoạt động khoa học và công nghệ
|
4
|
Xét thăng hạng viên chức từ
trợ lý nghiên cứu lên nghiên cứu viên.
|
Hoạt động khoa học và công
nghệ
|
- Cơ quan trực tiếp thực hiện:
Sở Khoa học và Công nghệ;
- Cơ quan có thẩm quyền quyết
định: Sở Khoa học và Công nghệ
|
Luật Viên chức; Luật sửa đổi,
bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức; Nghị định số
115/2020/NĐ-CP ngày 25/9/2020 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý
viên chức; Nghị định số 85/2023/NĐ-CP ngày 07/12/2023 sửa đổi, bổ sung một số
điều của Nghị định số 115/2020/NĐ-CP; Thông tư liên tịch số 24/2014/TTLT-BKHCN-BNV
ngày 01/10/2014 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ và Bộ trưởng
Bộ Nội vụ quy định mã số và tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức
chuyên ngành khoa học và công nghệ; Thông tư số 14/2022/TT-BKHCN
ngày 11/10/2022 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ sửa đổi, bổ sung một
số điều của Thông tư liên tịch số 24/2014/TTLT-BKHCN-BNV
|
5
|
Xét thăng hạng viên chức từ
nghiên cứu viên lên nghiên cứu viên chính.
|
Hoạt động khoa học và công
nghệ
|
- Cơ quan trực tiếp thực hiện:
Sở Khoa học và Công nghệ;
- Cơ quan có thẩm quyền quyết
định: Sở Khoa học và Công nghệ
|
Luật Viên chức; Luật sửa đổi,
bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức; Nghị định số
115/2020/NĐ-CP ngày 25/9/2020 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý
viên chức; Nghị định số 85/2023/NĐ-CP ngày 07/12/2023 sửa đổi, bổ sung một số
điều của Nghị định số 115/2020/NĐ-CP; Thông tư liên tịch số 24/2014/TTLT-BKHCN-
BNV ngày 01/10/2014 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ và Bộ
trưởng Bộ Nội vụ quy định mã số và tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp
viên chức chuyên ngành khoa học và công nghệ; Thông tư số 14/2022/TT-BKHCN
ngày 11/10/2022 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ sửa đổi, bổ sung một
số điều của Thông tư liên tịch số 24/2014/TTLT-BKHCN- BNV
|
6
|
Xét thăng hạng viên chức từ kỹ
thuật viên lên kỹ sư.
|
Hoạt động khoa học và công
nghệ
|
- Cơ quan trực tiếp thực hiện:
Sở Khoa học và Công nghệ;
- Cơ quan có thẩm quyền quyết
định: Sở Khoa học và Công nghệ
|
Luật Viên chức; Luật sửa đổi,
bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức; Nghị định số
115/2020/NĐ-CP ngày 25/9/2020 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý
viên chức; Nghị định số 85/2023/NĐ-CP ngày 07/12/2023 sửa đổi, bổ sung một số
điều của Nghị định số 115/2020/NĐ-CP; Thông tư liên tịch số 24/2014/TTLT-BKHCN-BNV
ngày 01/10/2014 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ và Bộ trưởng Bộ Nội
vụ quy định mã số và tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên
ngành khoa học và công nghệ; Thông tư số 14/2022/TT-BKHCN ngày 11/10/2022
của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ sửa đổi, bổ sung một số điều của
Thông tư liên tịch số 24/2014/TTLT-BKHCN- BNV
|
7
|
Xét thăng hạng viên chức từ kỹ
sư lên kỹ sư chính
|
Hoạt động khoa học và công
nghệ
|
- Cơ quan trực tiếp thực hiện:
Sở Khoa học và Công nghệ;
- Cơ quan có thẩm quyền quyết
định: Sở Khoa học và Công nghệ
|
Luật Viên chức; Luật sửa đổi,
bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức; Nghị định số
115/2020/NĐ-CP ngày 25/9/2020 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý
viên chức; Nghị định số 85/2023/NĐ-CP ngày 07/12/2023 sửa đổi, bổ sung một số
điều của Nghị định số 115/2020/NĐ-CP; Thông tư liên tịch số 24/2014/TTLT-BKHCN-
BNV ngày 01/10/2014 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ và Bộ
trưởng Bộ Nội vụ quy định mã số và tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp
viên chức chuyên ngành khoa học và công nghệ; Thông tư số 14/2022/TT-BKHCN
ngày 11/10/2022 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ sửa đổi, bổ sung một
số điều của Thông tư liên tịch số 24/2014/TTLT-BKHCN- BNV.
|
PHẦN II.
NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
1. Tên
TTHC: Thủ tục thực hiện giám định chất lượng và giá trị máy móc, thiết bị, dây
chuyền công nghệ trong dự án đầu tư
1.1. Trình tự thực hiện:
Bước 1: Cơ quan yêu cầu
giám định (là cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư hoặc Sở KH&CN) gửi văn bản
yêu cầu tổ chức việc giám định theo Mẫu
số 01 quy định tại Phụ lục của Quyết định số 33/2023/QĐ-TTg, kèm theo các
tài liệu cung cấp thông tin về dấu hiệu vi phạm trong dự án đầu tư không thuộc
thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ đến Sở
KH&CN.
Trường hợp Sở KH&CN đồng thời
là cơ quan yêu cầu giám định thì bỏ qua bước yêu cầu tổ chức việc giám định.
Bước 2: Trong thời hạn
05 ngày làm việc, kể từ khi nhận được văn bản yêu cầu tổ chức việc giám định, Sở
KH&CN xem xét các căn cứ để thực hiện giám định và sự cần thiết của việc tổ
chức giám định.
Trường hợp không đủ căn cứ để
thực hiện giám định hoặc không cần thiết tổ chức việc giám định, Sở KH&CN
ban hành văn bản gửi cơ quan yêu cầu giám định, nêu rõ lý do không tổ chức việc
giám định.
Trường hợp có đủ căn cứ và cần
thiết phải tổ chức việc giám định, Sở KH&CN ban hành văn bản (theo Mẫu số 02 quy định tại Phụ lục của Quyết
định số 33/2023/QĐ-TTg) gửi nhà đầu tư đề nghị báo cáo và cung cấp các hồ sơ,
tài liệu liên quan đến chất lượng và giá trị máy móc, thiết bị, dây chuyền công
nghệ của dự án.
Bước 3: Trong thời hạn
15 ngày, kể từ khi nhận được văn bản đề nghị của Sở KH&CN, nhà đầu tư cung
cấp 01 bản báo cáo kèm theo bản sao có chứng thực (hoặc có xác nhận sao y bản
chính của nhà đầu tư) các hồ sơ, tài liệu liên quan đến chất lượng và giá trị
máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ trong dự án đầu tư cho Sở KH&CN.
Bước 4: Trong thời hạn
30 ngày, kể từ khi nhận được báo cáo và các hồ sơ, tài liệu của nhà đầu tư, Sở
KH&CN quyết định thành lập Hội đồng tư vấn KH&CN và tổ chức họp Hội đồng
để xem xét, cho ý kiến về chất lượng và giá trị của máy móc, thiết bị, dây chuyền
công nghệ trong dự án đầu tư.
Trường hợp phiên họp Hội đồng
chưa đủ căn cứ để cho ý kiến về chất lượng và giá trị của máy móc, thiết bị,
dây chuyền công nghệ hoặc có nhiều ý kiến không thống nhất, Hội đồng xem xét,
tư vấn thực hiện giám định thông qua tổ chức giám định được chỉ định và các nội
dung cần giám định.
Bước 5: Trong thời hạn
30 ngày, kể từ khi nhận được kiến nghị của Hội đồng về việc thực hiện giám định
thông qua tổ chức giám định được chỉ định, Sở KH&CN tổ chức lựa chọn, ban
hành văn bản đề nghị giám định và cấp chứng thư giám định (theo Mẫu số 03 quy định tại Phụ lục của Quyết
định số 33/2023/QĐ-TTg), tiến hành thỏa thuận, ký hợp đồng giám định với tổ chức
giám định được chỉ định. Nội dung, thời gian và kinh phí thực hiện giám định
quy định tại Hợp đồng giám định.
Trường hợp phải đấu thầu lựa chọn
tổ chức giám định, Sở KH&CN tổ chức đấu thầu, thời gian và trình tự, thủ tục
thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu thầu.
Bước 6: Trong thời hạn
15 ngày, kể từ khi nhận được chứng thư giám định do tổ chức giám định được chỉ
định cấp, Sở KH&CN tổ chức họp Hội đồng tư vấn KH&CN lần thứ hai, cho ý
kiến về chất lượng và giá trị của máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ trong
dự án đầu tư.
Bước 7: Trong thời hạn
15 ngày, kể từ khi nhận được ý kiến của Hội đồng tư vấn KH&CN về chất lượng
và giá trị máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ trong dự án đầu tư, Sở
KH&CN xem xét các nội dung kiến nghị của Hội đồng để kết luận về chất lượng
và giá trị máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ trong dự án đầu tư, gửi cơ
quan yêu cầu giám định và các cơ quan, đơn vị có liên quan để thực hiện theo
quy định của pháp luật.
Trường hợp cần thiết, Sở
KH&CN lấy thêm ý kiến của chuyên gia độc lập để xem xét, kết luận.
1.2. Cách thức thực hiện:
Cơ quan yêu cầu giám định gửi hồ
sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến Sở KH&CN; hoặc gửi hồ sơ trực tuyến
(thực hiện sau khi có hướng dẫn của Văn phòng Chính phủ).
1.3. Thành phần, số lượng hồ
sơ:
a) Thành phần hồ sơ: Văn bản yêu cầu tổ chức việc giám định
kèm theo các tài liệu cung cấp thông tin về dấu hiệu vi phạm trong dự án đầu
tư.
b) Số lượng: 01 bộ.
1.4. Thời hạn giải quyết:
- Trường hợp không thông qua tổ
chức giám định được chỉ định: 65 ngày;
- Trường hợp phải thực hiện
giám định thông qua tổ chức giám định được chỉ định: 110 ngày;
- Trường hợp phải đấu thầu lựa
chọn tổ chức giám định được chỉ định, thời gian có thể kéo dài thêm. Thời gian
thực hiện đấu thầu theo quy định của pháp luật về đấu thầu.
1.5. Đối tượng thực hiện
TTHC: Cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư hoặc Sở KH&CN.
1.6. Cơ quan thực hiện TTHC:
Sở KH&CN.
1.7. Kết quả thực hiện TTHC:
Văn bản kết luận về chất lượng
và giá trị máy móc, thiết bị dây chuyền công nghệ trong dự án đầu tư hoặc Văn bản
từ chối tổ chức thực hiện giám định có nêu rõ lý do.
1.8. Lệ phí: Không
1.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ
khai: Văn bản yêu cầu tổ chức việc giám định (Mẫu số 01 Phụ lục của Quyết định số
33/2023/QĐ-TTg).
1.10. Yêu cầu, điều kiện thực
hiện TTHC:
Cơ quan quản lý nhà nước về đầu
tư, cơ quan quản lý nhà nước về KH&CN có căn cứ xác định nhà đầu tư có dấu
hiệu vi phạm về ứng dụng, chuyển giao công nghệ trong quá trình thực hiện dự án
đầu tư theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ.
1.11. Căn cứ pháp lý của
TTHC:
- Luật Đầu tư năm 2020;
- Nghị định số 31/2021/NĐ-CP
ngày 26/3/2021 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều
của Luật Đầu tư;
- Quyết định số 33/2023/QĐ-TTg
ngày 19/12/2023 của Thủ tướng Chính phủ quy định hồ sơ, trình tự, thủ tục thực
hiện giám định chất lượng và giá trị máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ
trong dự án đầu tư.
2. Tên
TTHC: Thủ tục bổ nhiệm giám định viên tư pháp trong hoạt động khoa học và công
nghệ cấp tỉnh
2.1. Trình tự thực hiện
Bước 1: Giám đốc Sở
KH&CN chủ trì, phối hợp với Giám đốc Sở Tư pháp lựa chọn người có đủ tiêu
chuẩn quy định tại khoản 1 Điều 7 của Luật Giám định tư pháp, tiếp nhận hồ sơ của
người đề nghị bổ nhiệm giám định viên tư pháp quy định tại Điều 8 của Luật Giám
định tư pháp, tổng hợp và đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh bổ nhiệm giám định
viên tư pháp ở địa phương.
Bước 2: Trong thời hạn
20 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết
định bổ nhiệm giám định viên tư pháp. Trường hợp từ chối thì phải thông báo cho
người đề nghị bằng văn bản và nêu rõ lý do.
- Sở KH&CN có trách nhiệm lập
danh sách giám định viên tư pháp trong hoạt động khoa học và công nghệ
(KH&CN) do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh bổ nhiệm.
Danh sách giám định viên tư pháp
trong hoạt động KH&CN tại tỉnh được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của
Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng, đồng thời gửi Bộ Tư pháp, Bộ KH&CN để lập
danh sách chung.
Bước 3: Chuyển kết quả
và lưu giữ hồ sơ, cụ thể:
+ Bộ phận Văn thư UBND tỉnh lấy
số văn bản và lưu giữ hồ sơ theo quy định.
+ Trả kết quả cho Sở KH&CN.
2.2. Cách thức thực hiện: Trực
tiếp; Qua dịch vụ bưu chính; hệ thống phần mềm quản lý văn bản Ioffice.
2.3. Thành phần, số lượng hồ
sơ
a) Thành phần hồ sơ:
- Văn bản đề nghị bổ nhiệm giám
định viên tư pháp của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đề nghị hoặc đơn đề nghị bổ
nhiệm giám định viên tư pháp của cá nhân đã là giám định viên tư pháp nhưng bị
miễn nhiệm do nghỉ hưu hoặc thôi việc để thành lập Văn phòng giám định tư pháp;
- Bản sao bằng tốt nghiệp đại học
trở lên phù hợp với lĩnh vực chuyên môn được đề nghị bổ nhiệm;
- Sơ yếu lý lịch và Phiếu lý lịch
tư pháp. Trường hợp người được đề nghị bổ nhiệm giám định viên tư pháp đang là
công chức, viên chức, sĩ quan quân đội, sĩ quan công an nhân dân, quân nhân
chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng thì không cần có Phiếu lý lịch tư pháp;
- Giấy xác nhận về thời gian thực
tế hoạt động chuyên môn của cơ quan, tổ chức nơi người được đề nghị bổ nhiệm
làm việc.
- Các giấy tờ khác chứng minh
người được đề nghị bổ nhiệm đủ tiêu chuẩn theo quy định của Bộ trưởng, Thủ trưởng
cơ quan ngang bộ có thẩm quyền quản lý lĩnh vực giám định.
b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
2.4. Thời hạn giải quyết
Trong thời hạn 20 ngày, kể từ
ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định bổ nhiệm
giám định viên tư pháp. Trường hợp từ chối thì phải thông báo cho người đề nghị
bằng văn bản và nêu rõ lý do.
2.5. Đối tượng thực hiện
TTHC: Sở KH&CN.
2.6. Cơ quan giải quyết TTHC
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định:
UBND tỉnh Cao Bằng.
- Cơ quan phối hợp thực hiện
TTHC: Sở Tư pháp.
2.7. Kết quả thực hiện TTHC
Quyết định bổ nhiệm giám định
viên tư pháp trong hoạt động KH&CN hoặc văn bản từ chối có nêu rõ lý do.
2.8. Lệ phí: Không
2.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ
khai: Không quy định.
2.10. Yêu cầu, điều kiện thực
hiện TTHC
- Công dân Việt Nam thường trú
tại Việt Nam có đủ các tiêu chuẩn sau đây có thể được xem xét, bổ nhiệm giám định
viên tư pháp trong hoạt động KH&CN:
+ Có sức khỏe, phẩm chất đạo đức
tốt;
+ Có trình độ đại học trở lên
và đã qua thực tế hoạt động chuyên môn ở lĩnh vực được đào tạo từ đủ 05 (năm)
năm trở lên.
- Người thuộc một trong các trường
hợp sau đây không được bổ nhiệm giám định viên tư pháp trong hoạt động
KH&CN:
+ Mất năng lực hành vi dân sự
hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;
+ Đang bị truy cứu trách nhiệm
hình sự; đã bị kết án mà chưa được xoá án tích về tội phạm do vô ý hoặc tội phạm
ít nghiêm trọng do cố ý; đã bị kết án về tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất
nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý;
+ Đang bị áp dụng biện pháp xử
lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt
buộc hoặc đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc.
- Ngoài quy định tại khoản 1 và
khoản 2 Điều 4 Thông tư số 03/2022/TT- BKHCN, giám định viên tư pháp trong lĩnh
vực công nghệ, thiết bị, máy móc, năng lượng nguyên tử, sở hữu công nghiệp (đối
với các đối tượng sáng chế, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn) phải có bằng
tốt nghiệp trình độ đại học trở lên thuộc các ngành sau:
+ Ngành khoa học kỹ thuật và
công nghệ đối với giám định tư pháp trong lĩnh vực công nghệ, thiết bị, máy
móc;
+ Một trong các ngành vật lý hạt
nhân, công nghệ hạt nhân, hóa phóng xạ đối với giám định tư pháp trong lĩnh vực
năng lượng nguyên tử;
+ Một trong các ngành khoa học
kỹ thuật và công nghệ, khoa học vật lý, hóa học hoặc sinh học đối với giám định
tư pháp đối tượng sở hữu công nghiệp là sáng chế, thiết kế bố trí mạch tích hợp
bán dẫn.
2.11. Căn cứ pháp lý của
TTHC
- Luật giám định tư pháp năm
2012.
- Luật sửa đổi, bổ sung một số
điều của Luật giám định tư pháp năm 2020.
- Nghị định số 85/2013/NĐ-CP
ngày 29/7/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật giám
định tư pháp.
- Nghị định số 157/2020/NĐ-CP
ngày 31/12/2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số
85/2013/NĐ-CP ngày 29/7/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi
hành Luật Giám định tư pháp.
- Thông tư số 03/2022/TT-BKHCN
ngày 20/4/2022 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về giám định tư
pháp trong hoạt động khoa học và công nghệ.
3. Tên
TTHC: Thủ tục miễn nhiệm giám định viên tư pháp trong hoạt động khoa học và
công nghệ cấp tỉnh
3.1. Trình tự thực hiện
Bước 1: Giám đốc Sở
KH&CN chủ trì, thống nhất ý kiến với Giám đốc Sở Tư pháp lập hồ sơ đề nghị
Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định miễn nhiệm giám định viên tư
pháp ở địa phương;
Bước 2: Trong thời hạn
10 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xem
xét, quyết định miễn nhiệm giám định viên tư pháp và điều chỉnh danh sách giám
định viên tư pháp trên cổng thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân tỉnh, đồng thời
gửi Bộ Tư pháp, Bộ KH&CN để điều chỉnh danh sách chung về giám định viên tư
pháp.
Bước 3: Chuyển kết quả
và lưu giữ hồ sơ, cụ thể:
+ Bộ phận Văn thư UBND tỉnh lấy
số văn bản và lưu giữ hồ sơ theo quy định.
+ Trả kết quả cho Sở KH&CN.
3.2. Cách thức thực hiện: Trực
tiếp; Qua dịch vụ bưu chính; hệ thống phần mềm quản lý văn bản Ioffice.
3.3. Thành phần, số lượng hồ
sơ:
a) Thành phần hồ sơ:
- Văn bản đề nghị miễn nhiệm
giám định viên tư pháp của cơ quan, tổ chức quản lý giám định viên tư pháp hoặc
đơn xin miễn nhiệm của giám định viên tư pháp;
- Văn bản, giấy tờ chứng minh
giám định viên tư pháp thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều
10 Luật giám định tư pháp.
b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
3.4. Thời hạn giải quyết:
Trong thời hạn 10 ngày, kể từ
ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định
miễn nhiệm giám định viên tư pháp.
3.5. Đối tượng thực hiện
TTHC: Sở KH&CN.
3.6. Cơ quan giải quyết
TTHC:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định:
UBND tỉnh Cao Bằng.
- Cơ quan phối hợp thực hiện
TTHC: Sở Tư pháp.
3.7. Kết quả thực hiện TTHC:
Quyết định miễn nhiệm giám định
viên tư pháp trong hoạt động KH&CN hoặc văn bản từ chối có nêu rõ lý do.
3.8. Lệ phí: Không
3.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ
khai: Không quy định
3.10. Yêu cầu, điều kiện thực
hiện TTHC:
Việc miễn nhiệm giám định viên
tư pháp trong hoạt động KH&CN được thực hiện trong các trường hợp sau đây:
- Không còn đủ tiêu chuẩn quy định
tại khoản 1 Điều 7 của Luật Giám định tư pháp;
- Thuộc một trong các trường hợp
quy định tại khoản 2 Điều 7 của Luật Giám định tư pháp;
- Bị xử lý kỷ luật từ hình thức
cảnh cáo trở lên hoặc bị xử phạt vi phạm hành chính do cố ý vi phạm quy định của
pháp luật về giám định tư pháp;
- Thực hiện một trong các hành
vi quy định tại Điều 6 của Luật Giám định tư pháp;
- Có quyết định nghỉ hưu hoặc
quyết định thôi việc, trừ trường hợp có văn bản thể hiện nguyện vọng tiếp tục
tham gia hoạt động giám định tư pháp và cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp có
nhu cầu sử dụng phù hợp với quy định của pháp luật;
- Chuyển đổi vị trí công tác hoặc
chuyển công tác sang cơ quan, tổ chức khác mà không còn điều kiện phù hợp để tiếp
tục thực hiện giám định tư pháp;
- Theo đề nghị của giám định
viên tư pháp. Trường hợp giám định viên tư pháp là công chức, viên chức, sĩ
quan quân đội, sĩ quan công an nhân dân, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc
phòng thì phải được sự chấp thuận của cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp;
- Giám định viên tư pháp được bổ
nhiệm để thành lập Văn phòng giám định tư pháp nhưng sau thời hạn 01 năm, kể từ
ngày được bổ nhiệm không thành lập Văn phòng hoặc sau thời hạn 01 năm, kể từ
ngày có quyết định cho phép thành lập Văn phòng mà không đăng ký hoạt động.
3.11. Căn cứ pháp lý của
TTHC:
- Luật giám định tư pháp năm
2012.
- Luật sửa đổi, bổ sung một số
điều của Luật giám định tư pháp năm 2020.
- Nghị định số 85/2013/NĐ-CP
ngày 29/7/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật giám
định tư pháp.
- Nghị định số 157/2020/NĐ-CP
ngày 31/12/2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số
85/2013/NĐ-CP ngày 29/7/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi
hành Luật Giám định tư pháp.
- Thông tư số 03/2022/TT-BKHCN
ngày 20/4/2022 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về giám định tư
pháp trong hoạt động khoa học và công nghệ.
4. Tên
TTHC: Xét thăng hạng viên chức từ trợ lý nghiên cứu lên nghiên cứu viên.
4.1. Trình tự thực hiện:
Bước 1: Căn cứ tổ chức
thăng hạng chức danh nghề nghiệp và thay đổi chức danh nghề nghiệp đối với viên
chức (Mục 2, Nghị định 115/2020/NĐ-CP).
- Việc xét thăng hạng chức danh
nghề nghiệp phải căn cứ vào vị trí việc làm, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp
và phù hợp với cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp của đơn vị sự nghiệp
công lập đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Viên chức được đăng ký xét
thăng hạng chức danh nghề nghiệp nếu đơn vị sự nghiệp công lập có nhu cầu và
đáp ứng đủ tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định của pháp luật.
- Kỳ xét thăng hạng chức danh
nghề nghiệp được tổ chức theo nguyên tắc bình đẳng, công khai, minh bạch, khách
quan và đúng pháp luật.
Bước 2: Tổ chức xét
thăng hạng chức danh nghề nghiệp Điều 32 Nghị định số 115/2020/NĐ-CP được sửa đổi
bởi khoản 16 Điều 1 Nghị định số 85/2023/NĐ-CP quy định tiêu chuẩn, điều kiện
xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức:
- Được xếp loại chất lượng ở mức
hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên trong năm công tác liền kề trước năm dự xét
thăng hạng chức danh nghề nghiệp; có phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp tốt;
không trong thời hạn xử lý kỷ luật; không trong thời gian thực hiện các quy định
liên quan đến kỷ luật theo quy định của Đảng và của pháp luật;
- Có năng lực, trình độ chuyên
môn, nghiệp vụ để đảm nhận chức danh nghề nghiệp ở hạng cao hơn liền kề hạng chức
danh nghề nghiệp hiện giữ trong cùng lĩnh vực nghề nghiệp;
- Đáp ứng yêu cầu về văn bằng,
chứng chỉ và yêu cầu khác của tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp dự xét thăng hạng.
Trường hợp tại thời điểm xét thăng hạng mà Bộ quản lý chức danh nghề nghiệp
viên chức chuyên ngành chưa ban hành quy định nội dung, chương trình, hình thức,
thời gian bồi dưỡng theo quy định tại khoản 1 Điều 64 Nghị định này thì không
phải đáp ứng yêu cầu về chứng chỉ bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp; viên chức được
xét thăng hạng được coi là đáp ứng tiêu chuẩn, điều kiện của hạng được xét;
- Đáp ứng yêu cầu về thời gian
công tác tối thiểu giữ chức danh nghề nghiệp hạng dưới liền kề theo yêu cầu của
tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp dự xét thăng hạng, trừ trường hợp xét thăng hạng
chức danh nghề nghiệp mà chức danh nghề nghiệp đó theo quy định tại thời điểm
xét không có hạng dưới liền kề.
+ Trường hợp viên chức trước
khi được tuyển dụng, tiếp nhận đã có thời gian công tác (không tính thời gian tập
sự theo quy định tại khoản 2 Điều 21 Nghị định này) theo đúng quy định của pháp
luật, có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, làm việc ở vị trí việc làm có yêu cầu về
trình độ chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp (nếu có thời gian công tác không liên tục
mà chưa nhận trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần thì được cộng dồn) và thời gian đó
được tính làm căn cứ xếp lương ở chức danh nghề nghiệp hiện giữ thì được tính
là tương đương với hạng chức danh nghề nghiệp hiện giữ.
+ Trường hợp tính thời gian
tương đương thì phải có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp hạng dưới liền kề
so với hạng chức danh nghề nghiệp dự xét ít nhất 12 tháng tính đến ngày hết thời
hạn nộp hồ sơ đăng ký dự xét thăng hạng.
Bước 3: Hội đồng xét
thăng hạng chức danh nghề nghiệp (Điều 38 Nghị định số 115/2020/NĐ-CP)
- Hội đồng xét thăng hạng chức
danh nghề nghiệp do người đứng đầu cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tổ chức xét
thăng hạng chức danh nghề nghiệp thành lập. Hội đồng có 05 hoặc 07 thành viên,
bao gồm:
+ Chủ tịch Hội đồng là người đứng
đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tổ chức xét
thăng hạng chức danh nghề nghiệp;
+ Phó Chủ tịch Hội đồng là người
đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu bộ phận tham mưu về tổ chức cán bộ của
cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tổ chức xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp;
+ Các ủy viên Hội đồng là người
có chuyên môn, nghiệp vụ liên quan đến việc tổ chức xét thăng hạng chức danh
nghề nghiệp do người đứng đầu cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tổ chức xét thăng hạng
chức danh nghề nghiệp quyết định, trong đó có 01 ủy viên kiêm Thư ký Hội đồng.
- Hội đồng xét thăng hạng chức
danh nghề nghiệp làm việc theo nguyên tắc tập thể, quyết định theo đa số; trường
hợp biểu quyết ngang nhau thì thực hiện theo ý kiến mà Chủ tịch Hội đồng đã biểu
quyết. Hội đồng thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn sau:
+ Thông báo kế hoạch, thời
gian, nội quy, hình thức, nội dung và địa điểm xét thăng hạng chức danh nghề
nghiệp;
+ Thành lập các bộ phận giúp việc:
Ban thẩm định hồ sơ, Ban kiểm tra, sát hạch khi tổ chức xét thăng hạng chức danh
nghề nghiệp. Trường hợp cần thiết, Chủ tịch Hội đồng thành lập Tổ thư ký giúp
việc;
+ Tổ chức thu phí dự xét thăng
hạng và sử dụng theo quy định
+Tổ chức xét hồ sơ, kiểm tra,
sát hạch theo quy chế;
+ Báo cáo người đứng đầu cơ quan,
đơn vị có thẩm quyền tổ chức xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp công nhận kết
quả kỳ xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp;
+ Giải quyết khiếu nại, tố cáo
trong quá trình tổ chức kỳ xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp;
+ Hội đồng xét thăng hạng chức
danh nghề nghiệp tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ. Không bố trí những
người có quan hệ là cha, mẹ, anh, chị, em ruột của người dự xét thăng hạng hoặc
của bên vợ (chồng) của người dự xét thăng hạng; vợ hoặc chồng, con đẻ hoặc con
nuôi của người dự xét thăng hạng hoặc những người đang trong thời hạn xử lý kỷ
luật hoặc đang thi hành quyết định kỷ luật làm thành viên Hội đồng xét thăng hạng
chức danh nghề nghiệp, thành viên các bộ phận giúp việc của Hội đồng xét thăng
hạng chức danh nghề nghiệp.
Bước 4. Nội dung, hình
thức xét thăng hạng (Điều 39 Nghị định số 115/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản
19 Điều 1 Nghị định số 85/2023/NĐ- CP)
- Nội dung: Đánh giá việc đáp ứng
các yêu cầu về tiêu chuẩn, điều kiện quy định tại Điều 32 Nghị định này đối với
viên chức dự xét thăng hạng.
- Hình thức: Thẩm định hồ sơ
Bước 5. Xác định viên chức
trúng tuyển trong kỳ xét thăng hạng:
- Viên chức trúng tuyển trong kỳ
xét thăng hạng là người đáp ứng đủ tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định tại Điều
32 Nghị định số 115/2020/NĐ-CP, được người đứng đầu cơ quan, đơn vị tổ chức xét
thăng hạng công nhận kết quả trúng tuyển kỳ xét thăng hạng.
- Trường hợp cơ quan, đơn vị có
số lượng viên chức dự xét thăng hạng nhiều hơn so chỉ tiêu thăng hạng đã được
phê duyệt thì việc xác định viên chức trúng tuyển xét thăng hạng thực hiện theo
thứ tự ưu tiên sau:
a) Viên chức có thành tích cao
hơn trong hoạt động nghề nghiệp đã được cấp có thẩm quyền công nhận;
b) Viên chức là nữ;
c) Viên chức là người dân tộc
thiểu số;
d) Viên chức nhiều tuổi hơn (tính
theo ngày, tháng, năm sinh);
đ) Viên chức có thời gian công
tác nhiều hơn. Trường hợp không xác định được người trúng tuyển trong kỳ xét
thăng hạng viên chức thì người đứng đầu cơ quan, đơn vị tổ chức xét thăng hạng
có văn bản báo cáo với người đứng đầu cơ quan, đơn vị quản lý viên chức và quyết
định người trúng tuyển theo ý kiến của người đứng đầu cơ quan, đơn vị quản lý
viên chức.
Bước 6. Bổ nhiệm và xếp
lương chức danh nghề nghiệp đối với viên chức trúng tuyển kỳ xét thăng hạng chức
danh nghề nghiệp
+ Trong thời hạn 15 ngày kể từ
ngày nhận được danh sách viên chức trúng tuyển trong kỳ xét thăng hạng chức
danh nghề nghiệp, người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền hoặc người được phân cấp,
ủy quyền phải thực hiện việc bổ nhiệm và xếp lương ở chức danh nghề nghiệp mới
đối với viên chức trúng tuyển theo quy định.
+ Trường hợp viên chức đã trúng
tuyển trong kỳ xét thăng hạng nhưng sau đó bị xem xét xử lý kỷ luật hoặc bị kỷ
luật hoặc bị khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử thì chưa ra quyết định bổ nhiệm
và xếp lương ở chức danh nghề nghiệp trúng tuyển. Khi hết thời hạn xử lý kỷ luật
mà không bị kỷ luật hoặc hét thời gian thi hành quyết định kỷ luật hoặc sau khi
có quyết định của cấp có thẩm quyền đối với trường hợp bị khởi tố, điều tra,
truy tố, xét xử thì căn cứ vào cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp đã
được phê duyệt tại thời điểm xem xét, quyết định bổ nhiệm, cấp có thẩm quyền
quyết định việc bổ nhiệm và xếp lương chức danh nghề nghiệp đối với viên chức
trúng tuyển trong kỳ xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp. Thời điểm hưởng
lương mới, thời gian xét nâng bậc lương lần sau, việc kéo dài thời gian nâng bậc
lương (nếu có) thực hiện theo quy định của pháp luật.
+ Việc xếp lương ở chức danh
nghề nghiệp mới bổ nhiệm thực hiện theo quy định của pháp luật.
4.2. Cách thức thực hiện: Nộp
trực tiếp tại cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tổ chức thăng hạng chức danh nghề
nghiệp viên chức.
4.3. Thành phần, số lượng hồ
sơ:
* Thành phần hồ sơ, bao gồm:
(1). Sơ yếu lý lịch viên chức
theo quy định hiện hành được lập chậm nhất là 30 ngày trước thời hạn cuối cùng
nộp hồ sơ dự xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp, có xác nhận của cơ quan, đơn
vị sử dụng viên chức;
(2). Bản nhận xét, đánh giá của
người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập sử dụng viên chức hoặc của người đứng
đầu cơ quan có thẩm quyền quản lý đơn vị sự nghiệp công lập về các tiêu chuẩn,
điều kiện đăng ký dự xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp của viên chức theo
quy định;
(3). Bản sao các văn bằng, chứng
chỉ theo yêu cầu của chức danh nghề nghiệp xét thăng hạng; Trường hợp yêu cầu về
ngoại ngữ ở hạng chức danh nghề nghiệp xét thăng hạng không có sự thay đổi so với
yêu cầu ở hạng chức danh nghề nghiệp đang giữ thì không phải nộp chứng chỉ ngoại
ngữ. Trường hợp có một trong các văn bằng, chứng chỉ quy định tại khoản 3 Điều
9 Nghị định này thì được sử dụng thay thế chứng chỉ ngoại ngữ.
(4). Các yêu cầu khác theo quy
định của tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp dự xét thăng hạng.
* Số lượng hồ sơ: 01 bộ
4.4. Thời hạn giải quyết:
- Trước ngày xét thăng hạng ít nhất
15 ngày, Hội đồng xét thăng hạng gửi thông báo triệu tập thí sinh dự xét, thông
báo cụ thể thời gian, địa điểm tổ chức ôn tập (nếu có) và địa điểm tổ chức xét
cho các thí sinh có đủ điều kiện dự xét thăng hạng.
- Trước ngày xét 01 ngày, Hội đồng
xét niêm yết danh sách thí sinh theo số báo danh và theo phòng xét, sơ đồ vị
trí các phòng xét, nội quy, hình thức, thời gian xét thăng hạng.
4.5. Đối tượng thực hiện thủ
tục hành chính: Viên chức
4.6. Cơ quan giải quyết thủ
tục hành chính: Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở KH&CN tỉnh
4.7. Kết quả thực hiện thủ tục
hành chính: Quyết định bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp viên chức.
4.8. Phí, lệ phí (nếu có): Theo
Thông tư số 92/2021/TT-BTC ngày 28/10/2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
4.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ
khai: Mẫu số 05, 06 ban hành kèm theo Nghị định số
115/2020/NĐ-CP
4.10. Yêu cầu, điều kiện thực
hiện thủ tục hành chính (nếu có):
* Nhiệm vụ:
a) Chủ trì thực hiện các nhiệm
vụ khoa học và công nghệ cấp cơ sở trở lên hoặc tham gia nhiệm vụ khoa học và
công nghệ cấp bộ, tỉnh;
b) Trực tiếp nghiên cứu, tham
gia các hoạt động điều tra, khảo sát, phục vụ nghiên cứu và hướng dẫn, kiểm tra
các trợ lý nghiên cứu thực hiện các nội dung nghiên cứu, thí nghiệm được giao;
tham gia các sinh hoạt học thuật chuyên ngành;
c) Viết báo cáo tổng kết nhiệm
vụ khoa học và công nghệ, biên soạn tài liệu, thông tin nhằm phổ biến và ứng dụng
rộng rãi các kết quả nghiên cứu vào thực tiễn.
* Tiêu chuẩn về trình độ
đào tạo, bồi dưỡng
- Có trình độ đại học trở lên
phù hợp với lĩnh vực nghiên cứu;
- Có chứng chỉ bồi dưỡng chức
danh nghiên cứu khoa học.
* Tiêu chuẩn về năng lực
chuyên môn, nghiệp vụ
a) Nắm được chủ trương, đường lối,
chính sách phát triển kinh tế - xã hội, phát triển khoa học và công nghệ của Đảng
và Nhà nước; tình hình kinh tế - xã hội nói chung và các yêu cầu đòi hỏi của thực
tiễn đối với lĩnh vực nghiên cứu; những thành tựu và xu hướng phát triển khoa học
và công nghệ, những tiến bộ khoa học và công nghệ quan trọng trong nước và trên
thế giới liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu; nội dung quản lý,phương pháp triển
khai nghiên cứu, xử lý thông tin, đánh giá kết quả nghiên cứu khoa học và công
nghệ;
b) Nắm vững cách thức sử dụng,
vận hành, bảo quản thiết bị, vật tư dùng trong nghiên cứu và các quy định an
toàn lao động, vệ sinh lao động có liên quan;
c) Có khả năng nghiên cứu và
triển khai ứng dụng kết quả nghiên cứu vào thực tiễn; có khả năng tổ chức và kết
nối các nhà nghiên cứu có năng lực để thực hiện nhiệm vụ của một nhiệm vụ khoa
học và công nghệ cụ thể; có khả năng xây dựng và trình bày các báo cáo nghiên cứu
khoa học được giao, tham gia các hội nghị, hội thảo khoa học thuộc lĩnh vực
nghiên cứu; d) Có năng lực chủ trì thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp
cơ sở và tham gia thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ khác.
đ) Có kỹ năng sử dụng công nghệ
thông tin cơ bản và sử dụng được ngoại ngữ hoặc sử dụng được tiếng dân tộc thiểu
số đối với viên chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số theo yêu cầu của vị trí
việc làm;
e) Viên chức thăng hạng từ trợ
lý nghiên cứu (hạng IV) lên nghiên cứu viên (hạng III) phải có thời gian giữ chức
danh trợ lý nghiên cứu (hạng IV) hoặc tương đương tối thiểu đủ 03 năm. Trường hợp
có thời gian tương đương thì phải có ít nhất 01 năm (đủ 12 tháng) giữ chức danh
trợ lý nghiên cứu (hạng IV) tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự xét
thăng hạng
4.11. Căn cứ pháp lý của thủ
tục hành chính
- Luật Viên chức; Luật sửa đổi,
bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức;
- Theo quy định mới tại Thông tư
14/2022/TT-BKHCN ngày 11/10/2022 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ sửa đổi,
bổ sung một số điều của Thông tư liên tịch số 24/2014/TTLT-BKHCN-BNV Quy định tại
Thông tư số 01/2020/TT-BKHCN ngày 20/01/2020 Theo quy định mới tại Thông tư
14/2022/TT-BKHCN ngày 11/10/2022 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ.
- Nghị định số 115/2020/NĐ-CP
ngày 25/9/2020 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức; Nghị
định số 85/2023/NĐ-CP ngày 07/12/2023 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định
số 115/2020/NĐ-CP;
- Thông tư liên tịch số
24/2014/TTLT-BKHCN-BNV ngày 01/10/2014 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ
và Bộ trưởng Bộ Nội vụ quy định mã số và tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên
chức chuyên ngành khoa học và công nghệ;
- Thông tư số 01/2020/TT-BKHCN
ngày 20/01/2020 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ sửa đổi, bổ sung một số
điều của Thông tư liên tịch số 24/2014/TTLT-BKHCN-BNV.
- Thông tư số 08/2021/TT-BKHCN
ngày 27 tháng 10 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định tiêu
chuẩn, điều kiện xét thăng hạng; nội dung, hình thức và việc xác định người
trúng tuyển trong kỳ xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên
ngành khoa học và công nghệ.
- Thông tư số 14/2022/TT-BKHCN ngày
11/10/2022 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ sửa đổi, bổ sung một số điều
của Thông tư liên tịch số 24/2014/TTLT-BKHCN-BNV.
- Thông tư số 06/2020/TT-BNV
ngày 02/12/2020 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về Quy chế tổ chức thi tuyển, xét tuyển
công chức, viên chức, thi nâng ngạch công chức, thi hoặc xét thăng hạng chức
danh nghề nghiệp viên chức;Nội quy thi tuyển, xét tuyển công chức, viên chức,
thi nâng ngạch công chức, thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức.
- Quyết định số 16/2023/QĐ-UBND
ngày 07 tháng 8 năm 2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng về ban hành Quy định
phân công, phân cấp quản tổ chức bộ máy, biên chế; cán bộ, công chức, viên chức
thuộc thẩm quyền quản lý của Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng;
5. Tên
TTHC: Xét thăng hạng viên chức từ nghiên cứu viên lên nghiên cứu viên chính.
5.1. Trình tự thực hiện:
Bước 1. Căn cứ tổ chức
thăng hạng chức danh nghề nghiệp và thay đổi chức danh nghề nghiệp đối với viên
chức (Mục 2, Nghị định 115/2020/NĐ-CP)
(1). Việc xét thăng hạng chức
danh nghề nghiệp phải căn cứ vào vị trí việc làm, tiêu chuẩn chức danh nghề
nghiệp và phù hợp với cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp của đơn vị sự
nghiệp công lập đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
(2). Viên chức được đăng ký xét
thăng hạng chức danh nghề nghiệp nếu đơn vị sự nghiệp công lập có nhu cầu và
đáp ứng đủ tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định của pháp luật.
(3). Kỳ xét thăng hạng chức
danh nghề nghiệp được tổ chức theo nguyên tắc bình đẳng, công khai, minh bạch,
khách quan và đúng pháp luật.
Bước 2. Tổ chức xét
thăng hạng chức danh nghề nghiệp Điều 32 Nghị định số 115/2020/NĐ-CP được sửa đổi
bởi khoản 16 Điều 1 Nghị định số 85/2023/NĐ-CP quy định tiêu chuẩn, điều kiện
xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức:
a) Được xếp loại chất lượng ở mức
hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên trong năm công tác liền kề trước năm dự xét
thăng hạng chức danh nghề nghiệp; có phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp tốt;
không trong thời hạn xử lý kỷ luật; không trong thời gian thực hiện các quy định
liên quan đến kỷ luật theo quy định của Đảng và của pháp luật;
b) Có năng lực, trình độ chuyên
môn, nghiệp vụ để đảm nhận chức danh nghề nghiệp ở hạng cao hơn liền kề hạng chức
danh nghề nghiệp hiện giữ trong cùng lĩnh vực nghề nghiệp;
c) Đáp ứng yêu cầu về văn bằng,
chứng chỉ và yêu cầu khác của tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp dự xét thăng hạng.
Trường hợp tại thời điểm xét thăng hạng mà Bộ quản lý chức danh nghề nghiệp
viên chức chuyên ngành chưa ban hành quy định nội dung, chương trình, hình thức,
thời gian bồi dưỡng theo quy định tại khoản 1 Điều 64 Nghị định này thì không
phải đáp ứng yêu cầu về chứng chỉ bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp; viên chức được
xét thăng hạng được coi là đáp ứng tiêu chuẩn, điều kiện của hạng được xét;
d) Đáp ứng yêu cầu về thời gian
công tác tối thiểu giữ chức danh nghề nghiệp hạng dưới liền kề theo yêu cầu của
tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp dự xét thăng hạng, trừ trường hợp xét thăng hạng
chức danh nghề nghiệp mà chức danh nghề nghiệp đó theo quy định tại thời điểm
xét không có hạng dưới liền kề. Trường hợp viên chức trước khi được tuyển dụng,
tiếp nhận đã có thời gian công tác (không tính thời gian tập sự theo quy định tại
khoản 2 Điều 21 Nghị định này) theo đúng quy định của pháp luật, có đóng bảo hiểm
xã hội bắt buộc, làm việc ở vị trí việc làm có yêu cầu về trình độ chuyên môn,
nghiệp vụ phù hợp (nếu có thời gian công tác không liên tục mà chưa nhận trợ cấp
bảo hiểm xã hội một lần thì được cộng dồn) và thời gian đó được tính làm căn cứ
xếp lương ở chức danh nghề nghiệp hiện giữ thì được tính là tương đương với hạng
chức danh nghề nghiệp hiện giữ.
Trường hợp tính thời gian tương
đương thì phải có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp hạng dưới liền kề so với
hạng chức danh nghề nghiệp dự xét ít nhất 12 tháng tính đến ngày hết thời hạn nộp
hồ sơ đăng ký dự xét thăng hạng.
Bước 3. Hội đồng xét
thăng hạng chức danh nghề nghiệp (Điều 38 Nghị định số 115/2020/NĐ-CP)
(1). Hội đồng xét thăng hạng chức
danh nghề nghiệp do người đứng đầu cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tổ chức xét
thăng hạng chức danh nghề nghiệp thành lập. Hội đồng có 05 hoặc 07 thành viên,
bao gồm:
a) Chủ tịch Hội đồng là người đứng
đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tổ chức xét
thăng hạng chức danh nghề nghiệp;
b) Phó Chủ tịch Hội đồng là người
đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu bộ phận tham mưu về tổ chức cán bộ của
cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tổ chức xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp;
c) Các ủy viên Hội đồng là người
có chuyên môn, nghiệp vụ liên quan đến việc tổ chức xét thăng hạng chức danh
nghề nghiệp do người đứng đầu cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tổ chức xét thăng hạng
chức danh nghề nghiệp quyết định, trong đó có 01 ủy viên kiêm Thư ký Hội đồng.
(2). Hội đồng xét thăng hạng chức
danh nghề nghiệp làm việc theo nguyên tắc tập thể, quyết định theo đa số; trường
hợp biểu quyết ngang nhau thì thực hiện theo ý kiến mà Chủ tịch Hội đồng đã biểu
quyết. Hội đồng thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn sau:
a) Thông báo kế hoạch, thời
gian, nội quy, hình thức, nội dung và địa điểm xét thăng hạng chức danh nghề
nghiệp;
b) Thành lập các bộ phận giúp
việc: Ban thẩm định hồ sơ, Ban kiểm tra, sát hạch khi tổ chức xét thăng hạng chức
danh nghề nghiệp. Trường hợp cần thiết, Chủ tịch Hội đồng thành lập Tổ thư ký
giúp việc;
c) Tổ chức thu phí dự xét thăng
hạng và sử dụng theo quy định;
d) Tổ chức xét hồ sơ, kiểm tra,
sát hạch theo quy chế;
đ) Báo cáo người đứng đầu cơ
quan, đơn vị có thẩm quyền tổ chức xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp công nhận
kết quả kỳ xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp;
e) Giải quyết khiếu nại, tố cáo
trong quá trình tổ chức kỳ xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp;
g) Hội đồng xét thăng hạng chức
danh nghề nghiệp tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ.
(3). Không bố trí những người có
quan hệ là cha, mẹ, anh, chị, em ruột của người dự xét thăng hạng hoặc của bên
vợ (chồng) của người dự xét thăng hạng; vợ hoặc chồng, con đẻ hoặc con nuôi của
người dự xét thăng hạng hoặc những người đang trong thời hạn xử lý kỷ luật hoặc
đang thi hành quyết định kỷ luật làm thành viên Hội đồng xét thăng hạng chức
danh nghề nghiệp, thành viên các bộ phận giúp việc của Hội đồng xét thăng hạng
chức danh nghề nghiệp.
Bước 4. Nội dung, hình
thức xét thăng hạng (Điều 39 Nghị định số 115/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi Nghị
định số 85/2023/NĐ-CP)
(1). Nội dung: Đánh giá việc
đáp ứng các yêu cầu về tiêu chuẩn, điều kiện quy định tại Điều 32 Nghị định này
đối với viên chức dự xét thăng hạng.
(2). Hình thức: Thẩm định hồ sơ
Bước 5. Xác định viên chức
trúng tuyển trong kỳ xét thăng hạng
(1). Viên chức trúng tuyển
trong kỳ xét thăng hạng là người đáp ứng đủ tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định
tại Điều 32 Nghị định số 115/2020/NĐ-CP, được người đứng đầu cơ quan, đơn vị tổ
chức xét thăng hạng công nhận kết quả trúng tuyển kỳ xét thăng hạng.
(2). Trường hợp cơ quan, đơn vị
có số lượng viên chức dự xét thăng hạng nhiều hơn so chỉ tiêu thăng hạng đã được
phê duyệt thì việc xác định viên chức trúng tuyển xét thăng hạng thực hiện theo
thứ tự ưu tiên sau:
a) Viên chức có thành tích cao
hơn trong hoạt động nghề nghiệp đã được cấp có thẩm quyền công nhận;
b) Viên chức là nữ;
c) Viên chức là người dân tộc
thiểu số;
d) Viên chức nhiều tuổi hơn
(tính theo ngày, tháng, năm sinh);
đ) Viên chức có thời gian công
tác nhiều hơn.
(3). Trường hợp không xác định
được người trúng tuyển trong kỳ xét thăng hạng viên chức thì người đứng đầu cơ
quan, đơn vị tổ chức xét thăng hạng có văn bản báo cáo với người đứng đầu cơ
quan, đơn vị quản lý viên chức và quyết định người trúng tuyển theo ý kiến của
người đứng đầu cơ quan, đơn vị quản lý viên chức.
Bước 6. Bổ nhiệm và xếp
lương chức danh nghề nghiệp đối với viên chức trúng tuyển kỳ xét thăng hạng chức
danh nghề nghiệp (1). Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được danh sách
viên chức trúng tuyển trong kỳ xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp, người đứng
đầu cơ quan có thẩm quyền hoặc người được phân cấp, ủy quyền phải thực hiện việc
bổ nhiệm và xếp lương ở chức danh nghề nghiệp mới đối với viên chức trúng tuyển
theo quy định.
(1) Trường hợp viên chức đã
trúng tuyển trong kỳ xét thăng hạng nhưng sau đó bị xem xét xử lý kỷ luật hoặc
bị kỷ luật hoặc bị khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử thì chưa ra quyết định bổ
nhiệm và xếp lương ở chức danh nghề nghiệp trúng tuyển. Khi hết thời hạn xử lý
kỷ luật mà không bị kỷ luật hoặc hét thời gian thi hành quyết định kỷ luật hoặc
sau khi có quyết định của cấp có thẩm quyền đối với trường hợp bị khởi tố, điều
tra, truy tố, xét xử thì căn cứ vào cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp
đã được phê duyệt tại thời điểm xem xét, quyết định bổ nhiệm, cấp có thẩm quyền
quyết định việc bổ nhiệm và xếp lương chức danh nghề nghiệp đối với viên chức
trúng tuyển trong kỳ xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp. Thời điểm hưởng
lương mới, thời gian xét nâng bậc lương lần sau, việc kéo dài thời gian nâng bậc
lương (nếu có) thực hiện theo quy định của pháp luật.
(2). Việc xếp lương ở chức danh
nghề nghiệp mới bổ nhiệm thực hiện theo quy định của pháp luật.
5.2. Cách thức thực hiện: Nộp
trực tiếp tại cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tổ chức thăng hạng chức danh nghề
nghiệp viên chức.
5.3. Thành phần, số lượng hồ
sơ:
* Thành phần hồ sơ, bao gồm:
(1). Sơ yếu lý lịch viên chức
theo quy định hiện hành được lập chậm nhất là 30 ngày trước thời hạn cuối cùng
nộp hồ sơ dự xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp, có xác nhận của cơ quan, đơn
vị sử dụng viên chức;
(2). Bản nhận xét, đánh giá của
người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập sử dụng viên chức hoặc của người đứng
đầu cơ quan có thẩm quyền quản lý đơn vị sự nghiệp công lập về các tiêu chuẩn,
điều kiện đăng ký dự xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp của viên chức theo
quy định;
(3). Bản sao các văn bằng, chứng
chỉ theo yêu cầu của chức danh nghề nghiệp xét thăng hạng; Trường hợp yêu cầu về
ngoại ngữ ở hạng chức danh nghề nghiệp xét thăng hạng không có sự thay đổi so với
yêu cầu ở hạng chức danh nghề nghiệp đang giữ thì không phải nộp chứng chỉ ngoại
ngữ.Trường hợp có một trong các văn bằng, chứng chỉ quy định tại khoản 3 Điều 9
Nghị định này thì được sử dụng thay thế chứng chỉ ngoại ngữ.
(4). Các yêu cầu khác theo quy
định của tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp dự xét thăng hạng.
* Số lượng hồ sơ: 01 bộ
5.4. Thời hạn giải quyết:
- Trước ngày xét thăng hạng ít
nhất 15 ngày, Hội đồng xét thăng hạng gửi thông báo triệu tập thí sinh dự xét,
thông báo cụ thể thời gian, địa điểm tổ chức ôn tập (nếu có) và địa điểm tổ chức
xét cho các thí sinh có đủ điều kiện dự xét thăng hạng.
- Trước ngày xét 01 ngày, Hội đồng
xét niêm yết danh sách thí sinh theo số báo danh và theo phòng xét, sơ đồ vị
trí các phòng xét, nội quy, hình thức, thời gian xét thăng hạng.
5.5. Đối tượng thực hiện thủ
tục hành chính: Viên chức
5.6. Cơ quan giải quyết thủ
tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định:
Sở KH&CN.
- Cơ quan phối hợp thực hiện TTHC:
Sở Nội vụ và các đơn vị có liên quan.
5.7. Kết quả thực hiện thủ tục
hành chính: Quyết định bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp viên chức.
5.8. Phí, lệ phí (nếu có): Theo
Thông tư số 92/2021/TT-BTC ngày 28/10/2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
5.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ
khai: Mẫu số 05, 06 ban hành kèm theo Nghị định số
115/2020/NĐ-CP
5.10. Yêu cầu, điều kiện thực
hiện thủ tục hành chính (nếu có):
* Nhiệm vụ:
a) Chủ trì thực hiện các nhiệm
vụ khoa học và công nghệ cấp bộ, cấp tỉnh hoặc tham gia thực hiện nhiệm vụ khoa
học và công nghệ cấp quốc gia;
b) Chủ trì tổ chức các nhóm
nghiên cứu và hướng dẫn chuyên môn đối với các nghiên cứu viên, trợ lý nghiên cứu,
cộng tác viên thực hiện nội dung nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ;
c) Chịu trách nhiệm giải quyết
các vấn đề chủ yếu trong nhiệm vụ khoa học và công nghệ được giao; viết các báo
cáo kết quả nghiên cứu, quy trình ứng dụng, biên soạn các tài liệu nhằm phổ biến
và áp dụng rộng rãi, hiệu quả các kết quả nghiên cứu phục vụ sản xuất và đời sống;
tổ chức hướng dẫn, theo dõi, đánh giá việc áp dụng kết quả nghiên cứu vào thực
tiễn;
d) Tham gia xây dựng các chủ
trương, kế hoạch và biện pháp triển khai hoạt động khoa học và công nghệ của bộ,
ngành, địa phương và của đơn vị; tham gia tổ chức các hội nghị khoa học và các
sinh hoạt học thuật chuyên ngành; tham gia tư vấn các nhiệm vụ khoa học và công
nghệ; tham gia giảng dạy và hướng dẫn khoa học cho các học viên cao học, sinh
viên đại học ở các cơ sở đào tạo.
* Tiêu chuẩn về trình độ
đào tạo, bồi dưỡng:
a) Có trình độ thạc sĩ trở lên
phù hợp với lĩnh vực nghiên cứu;
b) Có chứng chỉ bồi dưỡng chức
danh nghiên cứu khoa học;
* Tiêu chuẩn về năng lực
chuyên môn, nghiệp vụ
a) Nắm vững chủ trương, đường lối,
chính sách phát triển kinh tế - xã hội, phát triển khoa học và công nghệ của Đảng
và Nhà nước, thành tựu và xu hướng phát triển khoa học và công nghệ, những tiến
bộ khoa học và công nghệ quan trọng trong nước và trên thế giới liên quan đến
lĩnh vực nghiên cứu; nắm vững nội dung quản lý, phương pháp nghiên cứu, xử lý thông
tin, đánh giá kết quả nhiệm vụ khoa học và công nghệ;
b) Nắm vững và có khả năng vận
dụng thành thạo các lý thuyết và phương pháp nghiên cứu khoa học; có kiến thức
chuyên sâu về chuyên ngành phù hợp với nhiệm vụ được giao và kiến thức cơ sở về
một số chuyên ngành có liên quan;
Theo quy định mới tại Thông tư
14/2022/TT-BKHCN ngày 11/10/2022 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ sửa đổi,
bổ sung một số điều của Thông tư liên tịch số 24/2014/TTLT-BKHCN-BNV
c) Có khả năng đề xuất và xác định
hướng nghiên cứu về một vấn đề khoa học và công nghệ. Có tư duy độc lập, sáng tạo,
khả năng tiếp thu, nghiên cứu và triển khai ứng dụng kết quả nghiên cứu vào thực
tiễn. Có khả năng tập hợp các cán bộ nghiên cứu và tổ chức thực hiện nhiệm vụ
và giải quyết các vấn đề nảy sinh từ thực tiễn; khả năng tổng kết thực tiễn,
xây dựng và trình bày các báo cáo nghiên cứu khoa học trong các hội nghị, hội
thảo khoa học chuyên ngành cấp bộ, ngành; có khả năng tổ chức các sinh hoạt học
thuật trong nước và tham gia các sinh hoạt học thuật quốc tế;
d) Có năng lực chủ trì thực hiện
nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp bộ, cấp tỉnh và chủ trì, tham gia thực hiện
nhiệm vụ khoa học và công nghệ khác. Đã chủ nhiệm ít nhất 01 nhiệm vụ khoa học
và công nghệ cấp bộ, cấp tỉnh (hoặc chủ nhiệm ít nhất 03 nhiệm vụ khoa học và
công nghệ cấp cơ sở) được nghiệm thu ở mức đạt trở lên và tham gia ít nhất 01
nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp bộ, cấp tỉnh được nghiệm thu ở mức đạt trở
lên; hoặc tham gia nhóm tác giả của ít nhất 01 sách chuyên khảo và là tác giả
chính của ít nhất 01 bài báo khoa học được công bố trên tạp chí quốc tế có uy
tín.
e) Có kỹ năng sử dụng công nghệ
thông tin cơ bản và sử dụng được ngoại ngữ hoặc sử dụng được tiếng dân tộc thiểu
số đối với viên chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số theo yêu cầu của vị trí
việc làm;
g) Viên chức thăng hạng từ
nghiên cứu viên (hạng III) lên nghiên cứu viên chính (hạng II) phải có thời
gian giữ chức danh nghiên cứu viên (hạng III) hoặc tương đương tối thiểu đủ 09
năm. Trường hợp có thời gian tương đương thì phải có ít nhất 01 năm (đủ 12
tháng) giữ chức danh nghiên cứu viên (hạng III) tính đến ngày hết thời hạn nộp
hồ sơ đăng ký dự xét thăng hạng.
5.11. Căn cứ pháp lý của thủ
tục hành chính:
- Luật Viên chức; Luật sửa đổi,
bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức;
- Nghị định số 115/2020/NĐ-CP
ngày 25/9/2020 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức; Nghị
định số 85/2023/NĐ-CP ngày 07/12/2023 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định
số 115/2020/NĐ-CP;
- Thông tư liên tịch số
24/2014/TTLT-BKHCN-BNV ngày 01/10/2014 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ
và Bộ trưởng Bộ Nội vụ quy định mã số và tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên
chức chuyên ngành khoa học và công nghệ;
- Thông tư số 01/2020/TT-BKHCN
ngày 20/01/2020 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ sửa đổi, bổ sung một số
điều của Thông tư liên tịch số 24/2014/TTLT-BKHCN-BNV.
- Thông tư số 08/2021/TT-BKHCN
ngày 27 tháng 10 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định tiêu chuẩn,
điều kiện xét thăng hạng; nội dung, hình thức và việc xác định người trúng tuyển
trong kỳ xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành khoa học
và công nghệ.
- Thông tư số 14/2022/TT-BKHCN
ngày 11/10/2022 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ sửa đổi, bổ sung một số
điều của Thông tư liên tịch số 24/2014/TTLT-BKHCN-BNV.
- Thông tư số 06/2020/TT-BNV
ngày 02/12/2020 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về Quy chế tổ chức thi tuyển, xét tuyển
công chức, viên chức, thi nâng ngạch công chức, thi hoặc xét thăng hạng chức
danh nghề nghiệp viên chức;Nội quy thi tuyển, xét tuyển công chức, viên chức,
thi nâng ngạch công chức, thi hoặc xé thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức.
- Quyết định số 16/2023/QĐ-UBND
ngày 07 tháng 8 năm 2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng về ban hành Quy định
phân công, phân cấp quản tổ chức bộ máy, biên chế; cán bộ, công chức, viên chức
thuộc thẩm quyền quản lý của Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng;
6. Xét
thăng hạng viên chức từ kỹ thuật viên lên kỹ sư.
6.1. Trình tự thực hiện:
Bước 1. Căn cứ tổ chức
thăng hạng chức danh nghề nghiệp và thay đổi chức danh nghề nghiệp đối với viên
chức (Mục 2, Nghị định 115/2020/NĐ-CP)
(1). Việc xét thăng hạng chức
danh nghề nghiệp phải căn cứ vào vị trí việc làm, tiêu chuẩn chức danh nghề
nghiệp và phù hợp với cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp của đơn vị sự
nghiệp công lập đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
(2). Viên chức được đăng ký xét
thăng hạng chức danh nghề nghiệp nếu đơn vị sự nghiệp công lập có nhu cầu và
đáp ứng đủ tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định của pháp luật.
(3). Kỳ xét thăng hạng chức
danh nghề nghiệp được tổ chức theo nguyên tắc bình đẳng, công khai, minh bạch,
khách quan và đúng pháp luật.
Bước 2. Tổ chức xét
thăng hạng chức danh nghề nghiệp Điều 32 Nghị định số115/2020/NĐ-CP được sửa đổi
bởi khoản 16 Điều 1 Nghị định số 85/2023/NĐ-CP quy định tiêu chuẩn, điều kiện
xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức:
a) Được xếp loại chất lượng ở mức
hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên trong năm công tác liền kề trước năm dự xét
thăng hạng chức danh nghề nghiệp; có phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp tốt;
không trong thời hạn xử lý kỷ luật; không trong thời gian thực hiện các quy định
liên quan đến kỷ luật theo quy định của Đảng và của pháp luật;
b) Có năng lực, trình độ chuyên
môn, nghiệp vụ để đảm nhận chức danh nghề nghiệp ở hạng cao hơn liền kề hạng chức
danh nghề nghiệp hiện giữ trong cùng lĩnh vực nghề nghiệp;
c) Đáp ứng yêu cầu về văn bằng,
chứng chỉ và yêu cầu khác của tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp dự xét thăng hạng.
Trường hợp tại thời điểm xét thăng hạng mà Bộ quản lý chức danh nghề nghiệp
viên chức chuyên ngành chưa ban hành quy định nội dung, chương trình, hình thức,
thời gian bồi dưỡng theo quy định tại khoản 1 Điều 64 Nghị định này thì không
phải đáp ứng yêu cầu về chứng chỉ bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp; viên chức được
xét thăng hạng được coi là đáp ứng tiêu chuẩn, điều kiện của hạng được xét;
d) Đáp ứng yêu cầu về thời gian
công tác tối thiểu giữ chức danh nghề nghiệp hạng dưới liền kề theo yêu cầu của
tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp dự xét thăng hạng, trừ trường hợp xét thăng hạng
chức danh nghề nghiệp mà chức danh nghề nghiệp đó theo quy định tại thời điểm
xét không có hạng dưới liền kề. Trường hợp viên chức trước khi được tuyển dụng,
tiếp nhận đã có thời gian công tác (không tính thời gian tập sự theo quy định tại
khoản 2 Điều 21 Nghị định này) theo đúng quy định của pháp luật, có đóng bảo hiểm
xã hội bắt buộc, làm việc ở vị trí việc làm có yêu cầu về trình độ chuyên môn,
nghiệp vụ phù hợp (nếu có thời gian công tác không liên tục mà chưa nhận trợ cấp
bảo hiểm xã hội một lần thì được cộng dồn) và thời gian đó được tính làm căn cứ
xếp lương ở chức danh nghề nghiệp hiện giữ thì được tính là tương đương với hạng
chức danh nghề nghiệp hiện giữ. Trường hợp tính thời gian tương đương thì phải
có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp hạng dưới liền kề so với hạng chức danh
nghề nghiệp dự xét ít nhất 12 tháng tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng
ký dự xét thăng hạng.
Bước 3. Hội đồng xét
thăng hạng chức danh nghề nghiệp (Điều 38 Nghị định số 115/2020/NĐ-CP)
(1). Hội đồng xét thăng hạng chức
danh nghề nghiệp do người đứng đầu cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tổ chức xét
thăng hạng chức danh nghề nghiệp thành lập. Hội đồng có 05 hoặc 07 thành viên,
bao gồm:
a) Chủ tịch Hội đồng là người đứng
đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tổ chức xét
thăng hạng chức danh nghề nghiệp;
b) Phó Chủ tịch Hội đồng là người
đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu bộ phận tham mưu về tổ chức cán bộ của
cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tổ chức xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp;
c) Các ủy viên Hội đồng là người
có chuyên môn, nghiệp vụ liên quan đến việc tổ chức xét thăng hạng chức danh
nghề nghiệp do người đứng đầu cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tổ chức xét thăng hạng
chức danh nghề nghiệp quyết định, trong đó có 01 ủy viên kiêm Thư ký Hội đồng.
(2). Hội đồng xét thăng hạng chức
danh nghề nghiệp làm việc theo nguyên tắc tập thể, quyết định theo đa số; trường
hợp biểu quyết ngang nhau thì thực hiện theo ý kiến mà Chủ tịch Hội đồng đã biểu
quyết. Hội đồng thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn sau:
a) Thông báo kế hoạch, thời
gian, nội quy, hình thức, nội dung và địa điểm xét thăng hạng chức danh nghề
nghiệp;
b) Thành lập các bộ phận giúp
việc: Ban thẩm định hồ sơ, Ban kiểm tra, sát hạch khi tổ chức xét thăng hạng chức
danh nghề nghiệp. Trường hợp cần thiết, Chủ tịch Hội đồng thành lập Tổ thư ký
giúp việc;
c) Tổ chức thu phí dự xét thăng
hạng và sử dụng theo quy định;
d) Tổ chức xét hồ sơ, kiểm tra,
sát hạch theo quy chế;
đ) Báo cáo người đứng đầu cơ
quan, đơn vị có thẩm quyền tổ chức xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp công nhận
kết quả kỳ xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp;
e) Giải quyết khiếu nại, tố cáo
trong quá trình tổ chức kỳ xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp;
g) Hội đồng xét thăng hạng chức
danh nghề nghiệp tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ.
(3). Không bố trí những người
có quan hệ là cha, mẹ, anh, chị, em ruột của người dự xét thăng hạng hoặc của bên
vợ (chồng) của người dự xét thăng hạng; vợ hoặc chồng, con đẻ hoặc con nuôi của
người dự xét thăng hạng hoặc những người đang trong thời hạn xử lý kỷ luật hoặc
đang thi hành quyết định kỷ luật làm thành viên Hội đồng xét thăng hạng chức
danh nghề nghiệp, thành viên các bộ phận giúp việc của Hội đồng xét thăng hạng
chức danh nghề nghiệp.
Bước 4. Nội dung, hình
thức xét thăng hạng (Điều 39 Nghị định số 115/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi Nghị
định số 85/2023/NĐ-CP)
(1). Nội dung: Đánh giá việc
đáp ứng các yêu cầu về tiêu chuẩn, điều kiện quy định tại Điều 32 Nghị định này
đối với viên chức dự xét thăng hạng.
(2). Hình thức: Thẩm định hồ sơ
Bước 5. Xác định viên chức
trúng tuyển trong kỳ xét thăng hạng
(1). Viên chức trúng tuyển
trong kỳ xét thăng hạng là người đáp ứng đủ tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định
tại Điều 32 Nghị định số 115/2020/NĐ-CP, được người đứng đầu cơ quan, đơn vị tổ
chức xét thăng hạng công nhận kết quả trúng tuyển kỳ xét thăng hạng.
(2). Trường hợp cơ quan, đơn vị
có số lượng viên chức dự xét thăng hạng nhiều hơn so chỉ tiêu thăng hạng đã được
phê duyệt thì việc xác định viên chức trúng tuyển xét thăng hạng thực hiện theo
thứ tự ưu tiên sau:
a) Viên chức có thành tích cao
hơn trong hoạt động nghề nghiệp đã được cấp có thẩm quyền công nhận;
b) Viên chức là nữ;
c) Viên chức là người dân tộc
thiểu số;
d) Viên chức nhiều tuổi hơn
(tính theo ngày, tháng, năm sinh);
đ) Viên chức có thời gian công
tác nhiều hơn.
(3). Trường hợp không xác định
được người trúng tuyển trong kỳ xét thăng hạng viên chức thì người đứng đầu cơ
quan, đơn vị tổ chức xét thăng hạng có văn bản báo cáo với người đứng đầu cơ
quan, đơn vị quản lý viên chức và quyết định người trúng tuyển theo ý kiến của
người đứng đầu cơ quan, đơn vị quản lý viên chức.
Bước 6. Bổ nhiệm và xếp
lương chức danh nghề nghiệp đối với viên chức trúng tuyển kỳ xét thăng hạng chức
danh nghề nghiệp
(1). Trong thời hạn 15 ngày kể
từ ngày nhận được danh sách viên chức trúng tuyển trong kỳ xét thăng hạng chức
danh nghề nghiệp, người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền hoặc người được phân cấp,
ủy quyền phải thực hiện việc bổ nhiệm và xếp lương ở chức danh nghề nghiệp mới
đối với viên chức trúng tuyển theo quy định.
Trường hợp viên chức đã trúng
tuyển trong kỳ xét thăng hạng nhưng sau đó bị xem xét xử lý kỷ luật hoặc bị kỷ
luật hoặc bị khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử thì chưa ra quyết định bổ nhiệm
và xếp lương ở chức danh nghề nghiệp trúng tuyển. Khi hết thời hạn xử lý kỷ luật
mà không bị kỷ luật hoặc hét thời gian thi hành quyết định kỷ luật hoặc sau khi
có quyết định của cấp có thẩm quyền đối với trường hợp bị khởi tố, điều tra,
truy tố, xét xử thì căn cứ vào cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp đã
được phê duyệt tại thời điểm xem xét, quyết định bổ nhiệm, cấp có thẩm quyền
quyết định việc bổ nhiệm và xếp lương chức danh nghề nghiệp đối với viên chức
trúng tuyển trong kỳ xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp. Thời điểm hưởng
lương mới, thời gian xét nâng bậc lương lần sau, việc kéo dài thời gian nâng bậc
lương (nếu có) thực hiện theo quy định của pháp luật.
(2). Việc xếp lương ở chức danh
nghề nghiệp mới bổ nhiệm thực hiện theo quy định của pháp luật.
6.2. Cách thức thực hiện: Nộp
trực tiếp tại cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tổ chức thăng hạng chức danh nghề
nghiệp viên chức.
6.3. Thành phần, số lượng hồ
sơ:
* Thành phần hồ sơ, bao gồm:
(1). Sơ yếu lý lịch viên chức
theo quy định hiện hành được lập chậm nhất là 30 ngày trước thời hạn cuối cùng
nộp hồ sơ dự xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp, có xác nhận của cơ quan, đơn
vị sử dụng viên chức;
(2). Bản nhận xét, đánh giá của
người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập sử dụng viên chức hoặc của người đứng
đầu cơ quan có thẩm quyền quản lý đơn vị sự nghiệp công lập về các tiêu chuẩn,
điều kiện đăng ký dự xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp của viên chức theo
quy định;
(3). Bản sao các văn bằng, chứng
chỉ theo yêu cầu của chức danh nghề nghiệp xét thăng hạng; Trường hợp yêu cầu về
ngoại ngữ ở hạng chức danh nghề nghiệp xét thăng hạng không có sự thay đổi so với
yêu cầu ở hạng chức danh nghề nghiệp đang giữ thì không phải nộp chứng chỉ ngoại
ngữ. Trường hợp có một trong các văn bằng, chứng chỉ quy định tại khoản 3 Điều
9 Nghị định này thì được sử dụng thay thế chứng chỉ ngoại ngữ.
(4). Các yêu cầu khác theo quy
định của tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp dự xét thăng hạng.
* Số lượng hồ sơ: 01 bộ
6. 4. Thời hạn giải quyết:
- Trước ngày xét thăng hạng ít
nhất 15 ngày, Hội đồng xét thăng hạng gửi thông báo triệu tập thí sinh dự xét,
thông báo cụ thể thời gian, địa điểm tổ chức ôn tập (nếu có) và địa điểm tổ chức
xét cho các thí sinh có đủ điều kiện dự xét thăng hạng.
- Trước ngày xét 01 ngày, Hội đồng
xét niêm yết danh sách thí sinh theo số báo danh và theo phòng xét, sơ đồ vị
trí các phòng xét, nội quy, hình thức, thời gian xét thăng hạng.
6.5. Đối tượng thực hiện thủ
tục hành chính: Viên chức
6.6. Cơ quan giải quyết thủ
tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định:
Sở KH&CN tỉnh.
- Cơ quan phối hợp thực hiện
TTHC: Sở Nội vụ và các đơn vị có liên quan.
6.7. Kết quả thực hiện thủ tục
hành chính: Quyết định bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp viên chức.
6.8. Phí, lệ phí (nếu có): Theo
Thông tư số 92/2021/TT-BTC ngày 28/10/2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính
6.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ
khai: Mẫu số 05, 06 ban hành kèm theo Nghị định số
115/2020/NĐ-CP
6.10. Yêu cầu, điều kiện thực
hiện thủ tục hành chính (nếu có):
* Nhiệm vụ:
a) Xây dựng, tổ chức chỉ đạo thực
hiện các nhiệm vụ kỹ thuật được giao nhằm bảo đảm các hoạt động thường xuyên của
quá trình phát triển, ứng dụng và triển khai công nghệ;
b) Chủ trì các nhiệm vụ khoa học
và công nghệ thuộc lĩnh vực chuyên môn;
c) Thực hiện hoặc chỉ đạo thực
hiện công tác quản lý công nghệ trong phạm vi được giao, tham gia biên soạn và
nghiên cứu xây dựng hoàn chỉnh hệ thống định mức, tiêu chuẩn kỹ thuật của lĩnh
vực công nghệ đảm nhiệm.
* Tiêu chuẩn về trình độ
đào tạo, bồi dưỡng
a) Có trình độ đại học trở lên
thuộc lĩnh vực kỹ thuật, công nghệ;
b) Có chứng chỉ bồi dưỡng chức
danh công nghệ.
* Tiêu chuẩn về năng lực
chuyên môn, nghiệp vụ
a) Nắm được đường lối phát triển
kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước, phương hướng, nhiệm vụ phát triển khoa học
và công nghệ của ngành và đơn vị; tình hình kinh tế - xã hội nói chung và những
thành tựu, xu hướng phát triển khoa học và công nghệ, những tiến bộ khoa học và
công nghệ quan trọng trong nước và thế giới liên quan đến ngành và đơn vị;
b) Nắm chắc nội dung, nghiệp vụ
quản lý và phương pháp tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ khoa học và công
nghệ tại đơn vị. Nắm chắc các đối tượng tác động của khoa học và công nghệ
trong phạm vi hoạt động, các quy định an toàn lao động, vệ sinh lao động;
c) Có năng lực chủ trì tổ chức
thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp cơ sở hoặc dự án, công trình, đồ
án cấp III thuộc chuyên ngành kỹ thuật.
đ) Có kỹ năng sử dụng công nghệ
thông tin cơ bản và sử dụng được ngoại ngữ hoặc sử dụng được tiếng dân tộc thiểu
số đối với viên chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số theo yêu cầu của vị trí
việc làm.
e) Viên chức thăng hạng từ kỹ
thuật viên (hạng IV) lên kỹ sư (hạng III) phải có thời gian giữ chức danh kỹ
thuật viên (hạng IV) hoặc tương đương tối thiểu đủ 03 năm. Trường hợp có thời
gian tương đương thì phải có ít nhất 01 năm (đủ 12 tháng) giữ chức danh kỹ thuật
viên (hạng IV) tính đến ngày hết hạn nộp hồ sơ đăng ký dự xét thăng hạng.
6.11. Căn cứ pháp lý của thủ
tục hành chính:
- Luật Viên chức; Luật sửa đổi,
bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức; Theo quy định
mới tại Thông tư 14/2022/TT- BKHCN ngày 11/10/2022 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và
Công nghệ sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư liên tịch số
24/2014/TTLT-BKHCN-BNV.
- Nghị định số 115/2020/NĐ-CP
ngày 25/9/2020 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức; Nghị
định số 85/2023/NĐ-CP ngày 07/12/2023 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định
số 115/2020/NĐ-CP;
- Thông tư liên tịch số
24/2014/TTLT-BKHCN-BNV ngày 01/10/2014 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ
và Bộ trưởng Bộ Nội vụ quy định mã số và tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên
chức chuyên ngành khoa học và công nghệ;
- Thông tư số 01/2020/TT-BKHCN
ngày 20/01/2020 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ sửa đổi, bổ sung một số
điều của Thông tư liên tịch số 24/2014/TTLT-BKHCN-BNV.
- Thông tư số 08/2021/TT-BKHCN
ngày 27 tháng 10 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định tiêu
chuẩn, điều kiện xét thăng hạng; nội dung, hình thức và việc xác định người
trúng tuyển trong kỳ xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên
ngành khoa học và công nghệ.
- Thông tư số 14/2022/TT-BKHCN
ngày 11/10/2022 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ sửa đổi, bổ sung một số
điều của Thông tư liên tịch số 24/2014/TTLT-BKHCN-BNV.
- Thông tư số 06/2020/TT-BNV
ngày 02/12/2020 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về Quy chế tổ chức thi tuyển, xét tuyển
công chức, viên chức, thi nâng ngạch công chức, thi hoặc xét thăng hạng chức danh
nghề nghiệp viên chức;Nội quy thi tuyển, xét tuyển công chức, viên chức, thi
nâng ngạch công chức, thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức.
- Quyết định số 16/2023/QĐ-UBND
ngày 07 tháng 8 năm 2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng về ban hành Quy định
phân công, phân cấp quản tổ chức bộ máy, biên chế; cán bộ, công chức, viên chức
thuộc thẩm quyền quản lý của Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng.
7. Xét
thăng hạng viên chức từ kỹ sư lên kỹ sư chính.
7.1. Trình tự thực hiện:
Bước 1. Căn cứ tổ chức
thăng hạng chức danh nghề nghiệp và thay đổi chức danh nghề nghiệp đối với viên
chức (Mục 2, Nghị định 115/2020/NĐ-CP)
(1). Việc xét thăng hạng chức
danh nghề nghiệp phải căn cứ vào vị trí việc làm, tiêu chuẩn chức danh nghề
nghiệp và phù hợp với cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp của đơn vị sự
nghiệp công lập đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
(2). Viên chức được đăng ký xét
thăng hạng chức danh nghề nghiệp nếu đơn vị sự nghiệp công lập có nhu cầu và
đáp ứng đủ tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định của pháp luật.
(3). Kỳ xét thăng hạng chức
danh nghề nghiệp được tổ chức theo nguyên tắc bình đẳng, công khai, minh bạch,
khách quan và đúng pháp luật.
Bước 2. Tổ chức xét
thăng hạng chức danh nghề nghiệp Điều 32 Nghị định số 115/2020/NĐ-CP được sửa đổi
bởi khoản 16 Điều 1 Nghị định số 85/2023/NĐ-CP quy định tiêu chuẩn, điều kiện
xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức:
a) Được xếp loại chất lượng ở mức
hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên trong năm công tác liền kề trước năm dự xét
thăng hạng chức danh nghề nghiệp; có phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp tốt;
không trong thời hạn xử lý kỷ luật; không trong thời gian thực hiện các quy định
liên quan đến kỷ luật theo quy định của Đảng và của pháp luật;
b) Có năng lực, trình độ chuyên
môn, nghiệp vụ để đảm nhận chức danh nghề nghiệp ở hạng cao hơn liền kề hạng chức
danh nghề nghiệp hiện giữ trong cùng lĩnh vực nghề nghiệp;
c) Đáp ứng yêu cầu về văn bằng,
chứng chỉ và yêu cầu khác của tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp dự xét thăng hạng.
Trường hợp tại thời điểm xét thăng hạng mà Bộ quản lý chức danh nghề nghiệp
viên chức chuyên ngành chưa ban hành quy định nội dung, chương trình, hình thức,
thời gian bồi dưỡng theo quy định tại khoản 1 Điều 64 Nghị định này thì không
phải đáp ứng yêu cầu về chứng chỉ bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp; viên chức được
xét thăng hạng được coi là đáp ứng tiêu chuẩn, điều kiện của hạng được xét;
d) Đáp ứng yêu cầu về thời gian
công tác tối thiểu giữ chức danh nghề nghiệp hạng dưới liền kề theo yêu cầu của
tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp dự xét thăng hạng, trừ trường hợp xét thăng hạng
chức danh nghề nghiệp mà chức danh nghề nghiệp đó theo quy định tại thời điểm
xét không có hạng dưới liền kề. Trường hợp viên chức trước khi được tuyển dụng,
tiếp nhận đã có thời gian công tác (không tính thời gian tập sự theo quy định tại
khoản 2 Điều 21 Nghị định này) theo đúng quy định của pháp luật, có đóng bảo hiểm
xã hội bắt buộc, làm việc ở vị trí việc làm có yêu cầu về trình độ chuyên môn,
nghiệp vụ phù hợp (nếu có thời gian công tác không liên tục mà chưa nhận trợ cấp
bảo hiểm xã hội một lần thì được cộng dồn) và thời gian đó được tính làm căn cứ
xếp lương ở chức danh nghề nghiệp hiện giữ thì được tính là tương đương với hạng
chức danh nghề nghiệp hiện giữ. Trường hợp tính thời gian tương đương thì phải
có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp hạng dưới liền kề so với hạng chức danh
nghề nghiệp dự xét ít nhất 12 tháng tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng
ký dự xét thăng hạng.
Bước 3. Hội đồng xét
thăng hạng chức danh nghề nghiệp (Điều 38 Nghị định số 115/2020/NĐ-CP)
(1). Hội đồng xét thăng hạng chức
danh nghề nghiệp do người đứng đầu cơ quan,đơn vị có thẩm quyền tổ chức xét
thăng hạng chức danh nghề nghiệp thành lập. Hội đồng có 05 hoặc 07 thành viên,
bao gồm:
a) Chủ tịch Hội đồng là người đứng
đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tổ chức xét
thăng hạng chức danh nghề nghiệp;
b) Phó Chủ tịch Hội đồng là người
đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu bộ phận tham mưu về tổ chức cán bộ của
cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tổ chức xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp;
c) Các ủy viên Hội đồng là người
có chuyên môn, nghiệp vụ liên quan đến việc tổ chức xét thăng hạng chức danh
nghề nghiệp do người đứng đầu cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tổ chức xét thăng hạng
chức danh nghề nghiệp quyết định, trong đó có 01 ủy viên kiêm Thư ký Hội đồng.
(2). Hội đồng xét thăng hạng
chức danh nghề nghiệp làm việc theo nguyên tắc tập thể, quyết định theo đa số;
trường hợp biểu quyết ngang nhau thì thực hiện theo ý kiến mà Chủ tịch Hội đồng
đã biểu quyết. Hội đồng thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn sau:
a) Thông báo kế hoạch, thời
gian, nội quy, hình thức, nội dung và địa điểm xét thăng hạng chức danh nghề
nghiệp;
b) Thành lập các bộ phận giúp
việc: Ban thẩm định hồ sơ, Ban kiểm tra, sát hạch khi tổ chức xét thăng hạng chức
danh nghề nghiệp. Trường hợp cần thiết, Chủ tịch Hội đồng thành lập Tổ thư ký
giúp việc;
c) Tổ chức thu phí dự xét thăng
hạng và sử dụng theo quy định;
d) Tổ chức xét hồ sơ, kiểm tra,
sát hạch theo quy chế;
đ) Báo cáo người đứng đầu cơ
quan, đơn vị có thẩm quyền tổ chức xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp công nhận
kết quả kỳ xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp;
e) Giải quyết khiếu nại, tố cáo
trong quá trình tổ chức kỳ xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp;
g) Hội đồng xét thăng hạng chức
danh nghề nghiệp tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ.
(3). Không bố trí những người
có quan hệ là cha, mẹ, anh, chị, em ruột của người dự xét thăng hạng hoặc của
bên vợ (chồng) của người dự xét thăng hạng; vợ hoặc chồng, con đẻ hoặc con nuôi
của người dự xét thăng hạng hoặc những người đang trong thời hạn xử lý kỷ luật
hoặc đang thi hành quyết định kỷ luật làm thành viên Hội đồng xét thăng hạng chức
danh nghề nghiệp, thành viên các bộ phận giúp việc của Hội đồng xét thăng hạng
chức danh nghề nghiệp.
Bước 4. Nội dung, hình
thức xét thăng hạng (Điều 39 Nghị định số 115/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi Nghị
định số 85/2023/NĐ-CP)
(1). Nội dung: Đánh giá việc
đáp ứng các yêu cầu về tiêu chuẩn, điều kiện quy định tại Điều 32 Nghị định này
đối với viên chức dự xét thăng hạng.
(2). Hình thức: Thẩm định hồ sơ
Bước 5. Xác định viên chức
trúng tuyển trong kỳ xét thăng hạng
(1). Viên chức trúng tuyển
trong kỳ xét thăng hạng là người đáp ứng đủ tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định
tại Điều 32 Nghị định số 115/2020/NĐ-CP, được người đứng đầu cơ quan, đơn vị tổ
chức xét thăng hạng công nhận kết quả trúng tuyển kỳ xét thăng hạng.
(2). Trường hợp cơ quan, đơn vị
có số lượng viên chức dự xét thăng hạng nhiều hơn so chỉ tiêu thăng hạng đã được
phê duyệt thì việc xác định viên chức trúng tuyển xét thăng hạng thực hiện theo
thứ tự ưu tiên sau:
a) Viên chức có thành tích cao
hơn trong hoạt động nghề nghiệp đã được cấp có thẩm quyền công nhận;
b) Viên chức là nữ;
c) Viên chức là người dân tộc
thiểu số;
d) Viên chức nhiều tuổi hơn
(tính theo ngày, tháng, năm sinh);
đ) Viên chức có thời gian công
tác nhiều hơn.
(3). Trường hợp không xác định
được người trúng tuyển trong kỳ xét thăng hạng viên chức thì người đứng đầu cơ
quan, đơn vị tổ chức xét thăng hạng có văn bản báo cáo với người đứng đầu cơ
quan, đơn vị quản lý viên chức và quyết định người trúng tuyển theo ý kiến của
người đứng đầu cơ quan, đơn vị quản lý viên chức.
Bước 6. Bổ nhiệm và xếp
lương chức danh nghề nghiệp đối với viên chức trúng tuyển kỳ xét thăng hạng chức
danh nghề nghiệp
(1). Trong thời hạn 15 ngày kể
từ ngày nhận được danh sách viên chức trúng tuyển trong kỳ xét thăng hạng chức
danh nghề nghiệp, người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền hoặc người được phân cấp,
ủy quyền phải thực hiện việc bổ nhiệm và xếp lương ở chức danh nghề nghiệp mới
đối với viên chức trúng tuyển theo quy định.
Trường hợp viên chức đã trúng
tuyển trong kỳ xét thăng hạng nhưng sau đó bị xem xét xử lý kỷ luật hoặc bị kỷ
luật hoặc bị khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử thì chưa ra quyết định bổ nhiệm
và xếp lương ở chức danh nghề nghiệp trúng tuyển. Khi hết thời hạn xử lý kỷ luật
mà không bị kỷ luật hoặc hét thời gian thi hành quyết định kỷ luật hoặc sau khi
có quyết định của cấp có thẩm quyền đối với trường hợp bị khởi tố, điều tra,
truy tố, xét xử thì căn cứ vào cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp đã
được phê duyệt tại thời điểm xem xét, quyết định bổ nhiệm, cấp có thẩm quyền
quyết định việc bổ nhiệm và xếp lương chức danh nghề nghiệp đối với viên chức
trúng tuyển trong kỳ xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp. Thời điểm hưởng
lương mới, thời gian xét nâng bậc lương lần sau, việc kéo dài thời gian nâng bậc
lương (nếu có) thực hiện theo quy định của pháp luật.
(2). Việc xếp lương ở chức danh
nghề nghiệp mới bổ nhiệm thực hiện theo quy định của pháp luật.
7.2. Cách thức thực hiện: Nộp
trực tiếp tại cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tổ chức thăng hạng chức danh nghề
nghiệp viên chức.
7.3. Thành phần, số lượng hồ
sơ:
* Thành phần hồ sơ, bao gồm:
(1). Sơ yếu lý lịch viên chức
theo quy định hiện hành được lập chậm nhất là 30 ngày trước thời hạn cuối cùng
nộp hồ sơ dự xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp, có xác nhận của cơ quan, đơn
vị sử dụng viên chức;
(2). Bản nhận xét, đánh giá của
người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập sử dụng viên chức hoặc của người đứng
đầu cơ quan có thẩm quyền quản lý đơn vị sự nghiệp công lập về các tiêu chuẩn,
điều kiện đăng ký dự xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp của viên chức theo
quy định;
(3). Bản sao các văn bằng, chứng
chỉ theo yêu cầu của chức danh nghề nghiệp xét thăng hạng; Trường hợp yêu cầu về
ngoại ngữ ở hạng chức danh nghề nghiệp xét thăng hạng không có sự thay đổi so với
yêu cầu ở hạng chức danh nghề nghiệp đang giữ thì không phải nộp chứng chỉ ngoại
ngữ. Trường hợp có một trong các văn bằng, chứng chỉ quy định tại khoản 3 Điều
9 Nghị định này thì được sử dụng thay thế chứng chỉ ngoại ngữ.
(4). Các yêu cầu khác theo quy
định của tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp dự xét thăng hạng.
* Số lượng hồ sơ: 01 bộ
7.4. Thời hạn giải quyết:
- Trước ngày xét thăng hạng ít
nhất 15 ngày, Hội đồng xét thăng hạng gửi thông báo triệu tập thí sinh dự xét,
thông báo cụ thể thời gian, địa điểm tổ chức ôn tập (nếu có) và địa điểm tổ chức
xét cho các thí sinh có đủ điều kiện dự xét thăng hạng.
- Trước ngày xét 01 ngày, Hội đồng
xét niêm yết danh sách thí sinh theo số báo danh và theo phòng xét, sơ đồ vị
trí các phòng xét, nội quy, hình thức, thời gian xét thăng hạng.
7.5. Đối tượng thực hiện thủ
tục hành chính: Viên chức
7.6. Cơ quan giải quyết thủ
tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định:
Sở KH&CN tỉnh
- Cơ quan phối hợp thực hiện
TTHC: Sở Nội vụ và các đơn vị có liên quan
7.7. Kết quả thực hiện thủ tục
hành chính: Quyết định bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp viên chức.
7.8. Phí, lệ phí (nếu có): Theo
Thông tư số 92/2021/TT-BTC ngày 28/10/2021của Bộ trưởng Bộ Tài chính
7.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ
khai: Mẫu số 05, 06 ban hành kèm theo Nghị định số
115/2020/NĐ-CP
7.10. Yêu cầu, điều kiện thực
hiện thủ tục hành chính (nếu có):
* Nhiệm vụ:
a) Xây dựng, tổ chức chỉ đạo thực
hiện các nhiệm vụ kỹ thuật được giao nhằm đảm bảo cho hoạt động thường xuyên của
quá trình phát triển, ứng dụng và triển khai công nghệ; các nhiệm vụ khoa học
và công nghệ có ảnh hưởng đến sự phát triển công nghệ của đơn vị và của ngành;
b) Đề xuất các giải pháp công
nghệ, hoàn thiện cơ cấu sản xuất, ứng dụng trực tiếp công nghệ tiên tiến trong
nước và nhập khẩu nhằm tạo ra sản phẩm mới có sức cạnh tranh cao trên thị trường,
đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội;
c) Chủ trì các nhiệm vụ khoa học
và công nghệ liên quan tới đổi mới công nghệ, đổi mới quy trình sản xuất, điều
hành hoạt động các dây chuyền công nghệ chính của đơn vị; chủ trì xây dựng
chương trình, nội dung đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp
vụ, tay nghề cho công nhân và kỹ thuật viên của đơn vị và của ngành;
d) Thực hiện hoặc chỉ đạo thực
hiện công tác quản lý công nghệ trong phạm vi được giao (chỉ đạo và giám định
công tác thiết kế, xây dựng giải pháp công nghệ, quy trình, quy phạm kỹ thuật,
định mức kỹ thuật, quy chuẩn kỹ thuật, an toàn lao động, chất lượng sản phẩm.Tham
gia biên soạn và nghiên cứu xây dựng hoàn chỉnh hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn
kỹ thuật của đơn vị và của ngành. Tham gia biên soạn bài giảng, biên tập tài liệu
và giảng dạy các lớp bồi dưỡng, nâng cao nghiệp vụ thuộc chuyên ngành kỹ thuật
đảm nhiệm;
đ) Tổng kết, phân tích, đánh
giá mức độ hoàn thiện và hiệu quả của các giải pháp công nghệ trong phạm vi được
giao, đề xuất biện pháp bổ sung, sửa đổi, hoàn thiện cho phù hợp; phát hiện, đề
nghị điều chỉnh hoặc đình chỉ các hoạt động kỹ thuật trái với các quy trình,
quy phạm kỹ thuật hiện hành
* Tiêu chuẩn về trình độ
đào tạo, bồi dưỡng
a) Có trình độ đại học trở lên
thuộc lĩnh vực kỹ thuật, công nghệ;
b) Có chứng chỉ bồi dưỡng chức
danh công nghệ.
* Tiêu chuẩn về năng lực
chuyên môn, nghiệp vụ: Theo quy định mới tại Thông tư 14/2022/TT-BKHCN
ngày 11/10/2022 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ sửa đổi, bổ sung một số
điều của Thông tư liên tịch số 24/2014/TTLT-BKHCN-BNV
a) Nắm vững đường lối phát triển
kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước, phương hướng, nhiệm vụ phát triển khoa học
và công nghệ của ngành và đơn vị; những thành tựu và xu hướng phát triển khoa học
và công nghệ, những tiến bộ khoa học và công nghệ quan trọng trong nước và trên
thế giới liên quan đến chuyên ngành và đơn vị;
b) Có kiến thức chuyên sâu về
chuyên ngành kỹ thuật phù hợp với nhiệm vụ được giao và kiến thức cơ sở về một
chuyên ngành liên quan; am hiểu tình hình kinh tế - xã hội nói chung và tình
hình sản xuất, trình độ công nghệ của ngành và của đơn vị; có kiến thức về kinh
tế, hiểu biết sâu sắc về nghiệp vụ phát triển, ứng dụng và triển khai công nghệ
chuyên ngành; nắm vững phương pháp tổ chức, chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ kỹ
thuật được giao và các quy định an toàn lao động, vệ sinh lao động;
c) Có khả năng làm việc độc lập,
tư duy sáng tạo và tập hợp để thực hiện nhiệm vụ, tổng kết thực tiễn; có khả
năng kết nối các tổ chức, cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ với doanh
nghiệp;
d) Có năng lực chủ trì tổ chức
thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp cơ sở hoặc dự án, công trình, đồ
án cấp III thuộc chuyên ngành kỹ thuật. Trong thời gian giữ chức danh kỹ sư (hạng
III), chủ nhiệm ít nhất 01 nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp cơ sở được nghiệm
thu ở mức đạt trở lên; hoặc làm giám đốc quản lý, chủ trì ít nhất 01 dự án,
công trình, đồ án cấp III thuộc chuyên ngành kỹ thuật, được hoàn thành, đưa vào
sử dụng và phát huy hiệu quả; hoặc làm chủ nhiệm, chủ trì thiết kế ít nhất 01 dự
án, công trình cấp III được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
e) Có kỹ năng sử dụng công nghệ
thông tin cơ bản và sử dụng được ngoại ngữ hoặc sử dụng được tiếng dân tộc thiểu
số đối với viên chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số theo yêu cầu của vị trí
việc làm.
g) Viên chức thăng hạng từ kỹ
sư (hạng III) lên kỹ sư chính (hạng II) phải có thời gian giữ chức danh kỹ sư
(hạng III) hoặc tương đương tối thiểu là 09 năm. Trường hợp có thời gian tương
đương thì phải có ít nhất 01 năm (đủ 12 tháng) giữ chức danh kỹ sư (hạng III)
tính đến ngày hết hạn nộp hồ sơ đăng ký dự xét thăng hạng.
7.11. Căn cứ pháp lý của thủ
tục hành chính
- Luật Viên chức; Luật sửa đổi,
bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức;
- Nghị định số 115/2020/NĐ-CP
ngày 25/9/2020 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức; Nghị
định số 85/2023/NĐ-CP ngày 07/12/2023 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định
số 115/2020/NĐ-CP;
- Thông tư liên tịch số
24/2014/TTLT-BKHCN-BNV ngày 01/10/2014 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ
và Bộ trưởng Bộ Nội vụ quy định mã số và tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên
chức chuyên ngành khoa học và công nghệ;
- Thông tư số 01/2020/TT-BKHCN
ngày 20/01/2020 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ sửa đổi, bổ sung một số
điều của Thông tư liên tịch số 24/2014/TTLT-BKHCN-BNV.
- Thông tư số 08/2021/TT-BKHCN
ngày 27 tháng 10 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định tiêu
chuẩn, điều kiện xét thăng hạng; nội dung, hình thức và việc xác định người
trúng tuyển trong kỳ xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên
ngành khoa học và công nghệ.
- Thông tư số 14/2022/TT-BKHCN
ngày 11/10/2022 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ sửa đổi, bổ sung một số
điều của Thông tư liên tịch số 24/2014/TTLT-BKHCN-BNV.
- Thông tư số 06/2020/TT-BNV
ngày 02/12/2020 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về Quy chế tổ chức thi tuyển, xét tuyển
công chức, viên chức, thi nâng ngạch công chức, thi hoặc xét thăng hạng chức
danh nghề nghiệp viên chức;Nội quy thi tuyển, xét tuyển công chức, viên chức,
thi nâng ngạch công chức, thi hoặc xé thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức.
- Quyết định số 16/2023/QĐ-UBND
ngày 07 tháng 8 năm 2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng về ban hành Quy định
phân công, phân cấp quản tổ chức bộ máy, biên chế; cán bộ, công chức, viên chức
thuộc thẩm quyền quản lý của Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng;