ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẮC KẠN
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 651/QĐ-UBND
|
Bắc Kạn, ngày 24
tháng 4 năm 2018
|
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH THỰC HIỆN ĐỀ ÁN NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH
TRANH CÁC MẶT HÀNG XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC KẠN
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC KẠN
Căn
cứ Luật Tổ chức chính
quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Quyết định số: 2471/QĐ-TTg ngày 28 tháng 12 năm 2011 của Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt chiến lược xuất, nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2011 - 2020, định
hướng đến năm 2030;
Căn cứ Quyết định số:
950/QĐ-TTg ngày 25 tháng 7 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành
chương trình hành động thực hiện chiến lược xuất, nhập khẩu hàng hóa thời kỳ
2011 - 2020, định hướng đến năm 2030;
Căn cứ Quyết
định số: 1137/QĐ-TTg ngày 03 tháng 8 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
Đề án nâng cao năng lực cạnh tranh các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam đến năm
2020, định hướng đến năm 2030.
Căn cứ Nghị quyết số: 04-NQ/TU ngày 26/4/2016 Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh lần thứ Ba (khóa XI) về phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, tạo ra sản
phẩm có thương hiệu, sức cạnh tranh trên thị trường giai đoạn 2016 - 2020;
Xét đề nghị của Sở Công Thương tại Tờ trình số:
19/TTr-SCT ngày 28 tháng 3 năm 2018,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này Kế hoạch thực hiện Đề án
nâng cao năng lực cạnh tranh các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam đến năm 2020,
định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng Ủy
ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các Sở: Công Thương, Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Khoa học và Công nghệ,
Tài nguyên và Môi trường; Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh
Bắc Kạn, Liên minh Hợp tác xã tỉnh và các đoàn thể; Thủ trưởng các
cơ quan, đơn vị có liên quan; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố chịu
trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Đỗ Thị Minh Hoa
|
KẾ HOẠCH
THỰC
HIỆN ĐỀ ÁN NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CÁC MẶT HÀNG XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM ĐẾN
NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC KẠN
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 651/QĐ-UBND ngày
24 tháng 4 năm 2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn)
Trên cơ sở thực
tế trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông sản
của các cơ sở, tổ chức, doanh nghiệp tỉnh Bắc
Kạn và nhằm đáp ứng các điều kiện phát triển kinh tế
- xã hội trong thời kỳ hội nhập, thực hiện Đề án
nâng cao năng lực cạnh tranh các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam đến năm 2020,
định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh sẽ thúc đẩy
sản xuất, tiêu thụ các nhóm hàng nông sản, nhóm
hàng công nghiệp chế biến và triển khai các giải pháp,
hoạt động hỗ trợ phát triển lĩnh vực thương mại của tỉnh, đưa thương mại trở
thành hoạt động phổ biến, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh
nghiệp và năng lực cạnh tranh của tỉnh, góp phần thúc đẩy quá trình công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước.
Ủy ban nhân
dân tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án nâng cao
năng lực cạnh tranh các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam đến năm 2020, định hướng
đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn, cụ thể:
I. MỤC TIÊU
1. Mục
tiêu chung
Nâng cao năng lực cạnh tranh hàng hóa
xuất khẩu của tỉnh trên thị trường
thế giới giai đoạn từ nay đến năm 2020
và giai đoạn 2021 - 2030, phấn đấu
đưa sản phẩm nông sản của
tỉnh xuất khẩu sang thị trường quốc tế.
2. Mục
tiêu cụ thể
2.1. Từ năm 2019 đến năm 2020:
- Hỗ trợ cho các cơ sở, tổ chức, doanh nghiệp tỉnh Bắc Kạn hoàn
thành các tiêu chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn vệ sinh an toàn
thực phẩm, tiêu chuẩn môi trường;
- Nâng cao chất
lượng và giá trị gia tăng của các mặt hàng đang có lợi thế xuất khẩu. Giá trị
gia tăng của các mặt hàng nông sản chủ lực tăng bình quân 10% so với giai đoạn
hiện nay.
2.2. Từ năm 2021 đến năm 2030:
- Phấn đấu đưa sản phẩm nông sản của tỉnh xuất khẩu ra thị trường quốc tế;
- Nâng cao chất lượng và giá trị gia tăng cho các mặt hàng sẽ có lợi thế
xuất khẩu. Phát triển ngành công nghiệp chế biến lâm sản tại địa
phương đáp ứng yêu cầu đảm bảo cung cấp trong nước và hướng tới xuất khẩu.
II. CÁC MẶT HÀNG TẬP TRUNG NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH
1. Nhóm hàng nông sản
a) Các mặt hàng đang có lợi thế xuất
khẩu
- Cam;
- Quýt;
- Mơ;
- Hồng không hạt;
- Chè.
b) Các mặt hàng sẽ có lợi thế xuất khẩu
- Gạo nếp Khẩu Nua Lếch;
- Gạo Bao Thai;
- Một số giống lúa có chất lượng tốt
2. Nhóm hàng công nghiệp chế biến
a) Các mặt hàng đang có lợi thế xuất
khẩu
- Miến dong Bắc
Kạn;
- Các sản phẩm
từ tinh bột nghệ, gừng.
b) Các mặt hàng sẽ có lợi thế xuất khẩu
- Đồ gỗ.
3. Dược liệu:
- Hà thủ ô;
- Ba kích;
- Bình vôi;
- Cát sâm;
- Kê huyết đằng;
- Giảo cổ lam;
- Ích mẫu;
- Lan kim tuyến.
III. CÁC NỘI
DUNG NHIỆM VỤ VÀ LỘ TRÌNH THỰC HIỆN
1. Tổ
chức lại sản xuất thông qua chuyển đổi phương thức sản xuất
1.1. Đối với
nông sản: Chuyển từ sản xuất nhỏ phân tán sang sản xuất tập trung quy mô lớn,
quản lý chất lượng từ khâu trồng đến
vận chuyển, chế biến, bảo quản, tiêu thụ (cam, quýt,
mơ, hồng không hạt, chè, gạo nếp Khẩu nua lếch, gạo Bao Thai Chợ Đồn, củ nghệ,
củ gừng).
- Nội dung: Hướng dẫn, hỗ trợ các
tổ chức, cá nhân liên kết phát triển sản xuất, thành lập Hợp tác xã, doanh nghiệp
hình thành các vùng nguyên liệu tập trung quy mô lớn. Sản xuất phải đảm bảo đáp ứng yêu cầu xuất khẩu hàng hóa từ khâu trồng, chăm sóc, thu hoạch, sơ chế, đóng gói, bảo
quản và vận chuyển đến nơi tiêu thụ;
- Số đơn vị: Khảo sát các khu vực sản xuất nhỏ phân tán các mặt hàng nông sản
(cam, quýt, hồng không hạt, chè, gạo nếp Khẩu Nua Lếch, gạo Bao Thai Chợ Đồn) để
lựa chọn thành lập 10 đơn vị Hợp tác xã hoặc doanh nghiệp;
- Thời gian thực hiện: Từ năm 2019
đến năm 2020, mỗi năm hướng dẫn, hỗ trợ 05 đơn vị;
- Đơn vị chủ
trì: Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ủy ban nhân dân các huyện,
thành phố;
- Đơn vị phối
hợp: Các sở: Công Thương; Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn; Tài chính; Khoa học và Công nghệ; Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh
Bắc Kạn, Liên minh Hợp tác xã tỉnh và các đoàn thể; các cơ quan,
đơn vị có liên quan; các tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa
bàn tỉnh Bắc Kạn.
1.2. Đối với
sản phẩm công nghiệp: Chuyển từ gia công thuần túy sang các phương thức sản xuất
có giá trị gia tăng cao trong chuỗi
giá trị hàng hóa.
- Nội dung: Hỗ trợ các thiết bị
máy móc chế biến sản xuất cho các Hợp tác xã, doanh nghiệp nhằm chuyển từ gia công thuần túy sang các phương thức sản xuất có giá trị gia tăng cao trong chuỗi giá trị hàng hóa (miến dong Bắc Kạn, các sản phẩm từ tinh
bột nghệ, đồ gỗ);
- Số đơn vị: Khảo sát các doanh
nghiệp công nghiệp chế biến để lựa chọn hỗ trợ 04 đơn vị;
- Thời gian thực hiện: Từ năm 2019
đến năm 2020, mỗi năm hỗ trợ 02 đơn vị;
- Đơn vị chủ
trì: Sở Công Thương;
- Đơn vị phối
hợp: Sở Kế hoạch và Đầu tư; Sở Tài chính; Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Bắc Kạn, Liên minh Hợp tác xã tỉnh và
các đoàn thể; các cơ quan, đơn vị có liên quan; các tổ chức, cá nhân hoạt
động sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn.
2. Nâng
cao chất lượng đối với sản phẩm xuất khẩu
2.1. Tổ chức phổ biến, tư vấn, tập huấn doanh nghiệp sản xuất xuất
khẩu về áp dụng tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa của các thị trường nước ngoài.
- Nội dung: Tổ chức phổ biến, tư vấn, đào tạo các cơ sở, đơn vị, doanh nghiệp sản xuất xuất khẩu về áp dụng tiêu chuẩn chất lượng hàng
hóa của các thị trường nước ngoài;
- Số đơn vị: Từ năm 2019 đến 2020
mỗi năm tổ chức 01 lớp, mỗi lớp 80 người x 2 năm = 02
lớp;
- Thời gian thực hiện: Từ năm 2019
đến năm 2020;
- Đơn vị chủ
trì: Sở Công Thương;
- Đơn vị phối
hợp: Sở Kế hoạch và Đầu tư; Sở Tài chính; các cơ quan, đơn vị có liên quan; Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh
Bắc Kạn, Liên minh Hợp tác xã tỉnh và các đoàn thể; các tổ chức,
cá nhân hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn.
2.2. Nâng cao
chất lượng đối với sản phẩm xuất khẩu
- Nội dung: Hỗ trợ và hướng dẫn
các đơn vị thực hiện các tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn
khu vực, tiêu chuẩn nước ngoài đối với hàng hóa xuất khẩu, bao gồm tiêu chuẩn kỹ
thuật, tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, tiêu chuẩn môi trường và tiêu chuẩn
riêng đối với hàng hóa xuất khẩu để xuất khẩu các mặt
hàng thế mạnh của tỉnh.
- Số đơn vị: Khảo sát các doanh
nghiệp, đơn vị sản xuất kinh doanh các mặt hàng nông sản, công nghiệp chế biến
để lựa chọn hỗ trợ thực hiện các tiêu chí cho 06 đơn vị có sản phẩm cam, quýt,
hồng không hạt, chè, miến dong Bắc Kạn, các sản phẩm
từ tinh bột nghệ,...;
- Thời gian thực hiện: Từ năm 2025
đến năm 2027, mỗi năm hỗ trợ 02 đơn vị;
- Đơn vị chủ
trì: Sở Công Thương;
- Đơn vị phối
hợp: Các Sở: Kế hoạch và Đầu tư; Tài chính; Khoa học và
Công nghệ; Tài nguyên và Môi trường; Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh
Bắc Kạn, Liên minh Hợp tác xã tỉnh và các đoàn thể; các cơ quan,
đơn vị có liên quan; các tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa
bàn tỉnh Bắc Kạn.
3. Phát
triển công nghiệp hỗ trợ đối với các ngành có lợi thế xuất khẩu. Xây dựng thương hiệu quốc gia, thương hiệu sản phẩm xuất khẩu và thương
hiệu doanh nghiệp
3.1. Hỗ trợ
cho các mặt hàng đang và sẽ có lợi thế xuất khẩu
- Nội dung: Hỗ
trợ cho các mặt hàng đang và sẽ có lợi thế xuất khẩu, nâng cao giá trị gia tăng
của sản phẩm xuất khẩu và tăng tỷ trọng sản xuất hàng xuất khẩu từ nguyên liệu trong nước. Phát triển công
nghiệp hỗ trợ được thực hiện thông qua xây dựng, triển khai chính sách hỗ trợ đối
với các hoạt động nghiên cứu và phát triển, ứng dụng và chuyển giao công nghệ,
phát triển nguồn nhân lực, phát triển thị trường; ( gạo nếp Khẩu Nua Lếch, gạo Bao Thai Chợ Đồn,
đồ gỗ,…).
- Số đơn vị: Khảo sát các doanh nghiệp,
đơn vị sản xuất kinh doanh các mặt hàng nông sản, công nghiệp chế biến để lựa
chọn hỗ trợ 10 đơn vị nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm xuất khẩu;
- Thời gian thực hiện: Từ năm 2021 đến
năm 2030, mỗi năm hỗ trợ 01 đơn vị;
- Đơn vị chủ trì:
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
- Đơn vị phối hợp:
Các sở: Kế hoạch và Đầu tư; Tài chính, Khoa học và Công
nghệ, Tài nguyên và Môi trường; Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Bắc Kạn, Liên minh Hợp tác xã tỉnh và
các đoàn thể; các cơ quan, đơn vị có liên quan; các tổ chức, cá nhân hoạt
động sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn.
3.2. Xây dựng thương hiệu quốc gia và xây dựng thương hiệu doanh nghiệp; hỗ
trợ doanh nghiệp trong việc xác lập, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của doanh nghiệp
ở thị trường trong nước và tại các thị trường xuất khẩu.
- Nội dung: Hỗ trợ các tổ chức, doanh
nghiệp xây dựng thương hiệu quốc gia và xây dựng thương hiệu doanh nghiệp; hỗ
trợ doanh nghiệp trong việc xác lập, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của doanh nghiệp
ở thị trường trong nước và tại các thị trường xuất khẩu;
- Số đơn vị: Khảo sát các doanh nghiệp,
đơn vị sản xuất kinh doanh các mặt hàng nông sản, công nghiệp chế biến phát triển
mạnh để lựa chọn hỗ trợ 20 đơn vị thực hiện;
- Thời gian thực hiện: Từ năm 2021 đến năm 2030, mỗi
năm hỗ trợ 02 đơn vị;
- Đơn vị chủ trì: Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn;
- Đơn vị phối hợp: Các Sở:
Kế hoạch và Đầu tư, Công Thương, Tài chính, Khoa học và Công nghệ, Tài
nguyên và Môi trường; Ủy ban Mặt
trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Bắc Kạn, Liên minh Hợp tác xã tỉnh và các đoàn thể; các cơ quan, đơn vị có
liên quan; các tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh
Bắc Kạn.
4. Nâng cao năng lực cạnh
tranh quốc gia, tạo thuận lợi và giảm chi phí cho doanh nghiệp
- Nội dung: Hỗ trợ các đơn vị, doanh nghiệp cải thiện môi trường kinh doanh: Đẩy mạnh đơn giản hóa thủ tục hành
chính, tăng cường dịch vụ công trực tuyến, triển khai cơ chế một cửa liên
thông đồng bộ trên toàn tỉnh.
- Thời gian thực hiện: Từ nay đến năm 2030;
- Đơn vị thực hiện: Các sở:
Kế hoạch và Đầu tư; Công Thương, Tài chính, Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn, Khoa học và Công nghệ, Tài nguyên và Môi
trường; Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
tỉnh Bắc Kạn, Liên minh Hợp tác xã tỉnh và các đoàn thể; các cơ quan, đơn vị có liên quan; các tổ chức, cá nhân hoạt
động sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn.
5. Nâng cao năng lực của doanh nghiệp sản xuất xuất khẩu, đặc biệt doanh
nghiệp nhỏ và vừa
5.1. Hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư đổi mới
thiết bị:
- Nội dung: Hỗ trợ doanh nghiệp đầu
tư đổi mới thiết bị, đổi mới công nghệ và đổi mới quy trình sản xuất sản phẩm đạt
chất lượng, tiêu chuẩn của các thị trường xuất khẩu;
- Số đơn vị: Khảo sát các doanh nghiệp, đơn vị sản
xuất kinh doanh các mặt hàng nông sản, công nghiệp chế biến để lựa chọn hỗ trợ
20 đơn vị;
- Thời gian thực hiện: Từ năm 2021 đến năm 2030, mỗi
năm hỗ trợ 02 đơn vị;
- Đơn vị chủ trì: Sở Công
Thương;
- Đơn vị phối hợp: Các Sở:
Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn, Khoa học và Công nghệ, Tài nguyên và Môi trường; Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
tỉnh Bắc Kạn, Liên minh Hợp tác xã tỉnh và các đoàn thể; các cơ quan, đơn vị có liên quan; các tổ chức, cá nhân hoạt
động sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn.
5.2. Hỗ trợ xây dựng
phần mềm liên kết giữa các doanh nghiệp,
tổ chức:
- Nội dung: Hỗ trợ xây dựng phần mềm liên
kết giữa các doanh nghiệp, tổ chức cung
ứng nguyên phụ liệu với doanh nghiệp sản xuất sản phẩm cuối, giữa các khâu sản
xuất - vận chuyển - chế biến - bảo quản - tiêu thụ, giữa nhà nông - nhà doanh
nghiệp - nhà nước - nhà khoa học (trong nông nghiệp), giữa doanh nghiệp trong
nước với doanh nghiệp nước ngoài.
- Tên phần mềm: Xây dựng phần mềm chuỗi phân phối
trực tuyến hàng nông sản tỉnh Bắc Kạn;
- Thời gian thực hiện: Năm 2025;
- Đơn vị chủ trì: Sở Công
Thương;
- Đơn vị phối hợp: Các Sở:
Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn, Khoa học và Công nghệ, Tài nguyên và Môi trường; Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
tỉnh Bắc Kạn, Liên minh Hợp tác xã tỉnh và các đoàn thể; các cơ quan, đơn vị có liên quan; các tổ chức, cá nhân hoạt
động sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn.
5.3. Tổ chức tập huấn nâng cao chất
lượng nguồn nhân lực (cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật, người lao động trực tiếp
của doanh nghiệp và các tổ chức, cá nhân):
- Nội dung: Tổ chức tập huấn nâng cao
chất lượng nguồn nhân lực (cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật, người lao động trực
tiếp của doanh nghiệp và các tổ chức, cá nhân).
- Số lớp: Năm 2022, 2024, 2026 mỗi năm tổ chức 01 lớp, mỗi lớp 80 người x 10 năm = 03 lớp;
- Thời gian thực hiện: Năm 2022, 2024, 2026;
- Đơn vị chủ trì: Sở Công
Thương;
- Đơn vị phối hợp: Các Sở:
Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn, Khoa học và Công nghệ, Tài nguyên và Môi trường; Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
tỉnh Bắc Kạn, Liên minh Hợp tác xã tỉnh và các đoàn thể; các cơ quan, đơn vị có liên quan; các tổ chức, cá nhân hoạt
động sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn.
5.4. Tổ chức phổ biến, cung cấp thông
tin tư vấn và hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp liên quan đến hoạt động xuất nhập
khẩu:
- Nội dung: Tổ chức phổ biến, cung cấp
thông tin tư vấn và hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp liên quan đến hoạt động xuất,
nhập khẩu;
- Số lớp: Năm 2021, 2023, 2025, 2027, 2029, mỗi năm
tổ chức 01 lớp, mỗi lớp 80 người x 5 năm = 05 lớp;
- Thời gian thực hiện: Năm 2021, 2023, 2025, 2027,
2029;
- Đơn vị chủ trì: Sở Công
Thương;
- Đơn vị phối hợp: Các Sở:
Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn, Khoa học và Công nghệ, Tài nguyên và Môi trường; Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
tỉnh Bắc Kạn, Liên minh Hợp tác xã tỉnh và các đoàn thể; các cơ quan, đơn vị có liên quan; các tổ chức, cá nhân hoạt
động sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn.
IV.
KINH PHÍ THỰC HIỆN
1. Nhu cầu:
Dự kiến tổng kinh phí triển khai Kế hoạch thực hiện Đề án nâng cao
năng lực cạnh tranh các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam đến năm 2020, định hướng
đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn là 2.327.100.000
VND (Hai tỷ ba trăm hai mươi bảy triệu một trăm nghìn đồng);
trong đó:
- Năm 2019: 171.900.000
đồng;
- Năm 2020: 171.900.000
đồng;
- Năm 2021: 140.900.000 đồng;
- Năm 2022: 140.900.000 đồng;
- Năm 2023: 141.000.000 đồng;
- Năm 2024: 140.900.000 đồng;
- Năm 2025: 692.900.000 đồng;
- Năm 2026: 192.900.000 đồng;
- Năm 2027: 192.900.000 đồng;
- Năm 2028: 100.000.000 đồng;
- Năm 2029: 140.900.000 đồng;
- Năm 2030: 100.000.000 đồng.
2. Nguồn kinh phí:
Kinh phí triển khai Kế hoạch thực hiện Đề án được đảm
bảo từ ngân sách nhà nước theo quy định, từ nguồn vốn của doanh nghiệp, từ nguồn
vốn tài trợ và các nguồn kinh phí hợp pháp khác. Đồng thời, hằng năm các đơn vị
chủ trì thực hiện có trách nhiệm xây dựng dự toán
kinh phí chi tiết trình Sở Tài chính thẩm định và tham mưu cho Ủy ban nhân dân
tỉnh cấp kinh phí để tổ chức thực hiện, trong đó:
- Khoản 2.1, 4, 5.3, 5.4 ở
Mục III của Kế hoạch thực hiện bằng 100% nguồn ngân sách nhà nước;
- Khoản 1, 2.2, 3, 5.1, 5.2,
ở Mục III của Kế hoạch được hỗ trợ tối đa 70% nguồn ngân sách nhà nước.
(Có Biểu tổng hợp
dự toán kinh phí và biểu thuyết minh chi tiết chi phí triển khai kèm
theo).
V. TỔ
CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Công Thương
- Chủ trì phối hợp với
các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Khoa học và Công nghệ, Tài nguyên và Môi
trường; Ủy ban Mặt trận Tổ quốc
Việt Nam tỉnh Bắc Kạn, Liên minh Hợp tác xã tỉnh và các đoàn thể; Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và các đơn vị có liên quan thực hiện các nhiệm vụ tại Khoản
1.2, 2.1, 2.2, 5, ở Mục III của Kế hoạch. Hằng năm tổng hợp báo cáo kết quả Ủy
ban nhân dân tỉnh;
- Trên cơ sở Kế hoạch thực
hiện Đề án nâng cao năng lực cạnh tranh các mặt hàng xuất
khẩu của Việt Nam trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn
theo giai đoạn đã được ban hành, hằng năm chủ động xây dựng các Kế hoạch chi tiết
về nội dung và kinh phí thực hiện trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2. Sở Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn
Chủ trì phối hợp với các
Sở: Công Thương, Tài chính, Kế hoạch và Đầu
tư, Khoa học và Công nghệ, Tài nguyên và Môi trường; Ủy
ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Bắc Kạn, Liên minh Hợp
tác xã tỉnh và các đoàn thể; Ủy ban
nhân dân các huyện, thành phố và các đơn vị có liên
quan thực hiện các nhiệm vụ tại Khoản 3.1, 3.2 ở Mục III của Kế hoạch. Tổng hợp
báo cáo kết quả về Sở Công Thương để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.
3. Sở Kế hoạch và Đầu
tư
Chủ trì phối hợp với các
Sở: Công Thương, Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Khoa học và
Công nghệ, Tài nguyên và Môi trường; Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Bắc Kạn, Liên minh Hợp tác xã tỉnh và
các đoàn thể; Ủy ban nhân dân các huyện,
thành phố và các đơn vị có liên quan thực hiện nhiệm
vụ tại Khoản 1.1 ở Mục III của Kế hoạch, tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện về
Sở Công Thương để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh. Đồng thời, phối hợp với
các đơn vị liên quan thực hiện các nội dung trong Kế hoạch này.
4. Sở Tài chính
Căn cứ khả năng ngân sách của tỉnh tham mưu bố trí
kinh phí thực hiện Kế hoạch Đề án nâng cao năng lực cạnh tranh các mặt hàng xuất
khẩu đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn.
5. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Bắc Kạn, Liên minh Hợp tác xã tỉnh và
các đoàn thể
- Phối hợp lựa chọn các đơn vị ở
các khu vực sản xuất nhỏ phân tán các
mặt hàng nông sản (cam, quýt, hồng không hạt, chè, gạo nếp Khẩu Nua Lếch, gạo
Bao Thai Chợ Đồn, ...) để lựa chọn thành lập Hợp tác xã hoặc doanh nghiệp.
- Phối hợp với các đơn vị có liên quan triển khai thực hiện các nội dung trong
Kế hoạch.
6. Các Sở, Ngành của tỉnh
và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố
- Quán triệt sâu sắc mục
tiêu, ứng dụng và hiệu quả của hoạt động nâng cao năng
lực cạnh tranh các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam để xây dựng kế hoạch triển khai và chỉ đạo các cơ quan quản
lý, tổ chức doanh nghiệp và các cá nhân quan tâm thực hiện; phối hợp chặt chẽ với
các đơn vị có liên quan triển khai các nội dung trong Kế hoạch này.
- Ủy ban nhân dân các huyện,
thành phố có trách nhiệm hướng dẫn, hỗ trợ các tổ chức,
cá nhân liên kết phát triển sản xuất, thành lập hợp tác xã thực hiện nhiệm vụ tại Khoản 1.1 ở Mục III của Kế hoạch.