DANH MỤC
CÁC NHIỆM VỤ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ CẤP TỈNH
TRIỂN KHAI THỰC HIỆN NĂM 2018
(Ban hành kèm theo Quyết định số 199/QĐ-UBND ngày 06 tháng 02 năm 2018 của Chủ
tịch Ủy ban nhân dân tỉnh)
TT
|
Tên đề nhiệm vụ
khoa học và công nghệ cấp tỉnh
|
Đăng
ký chủ trì/ chủ nhiệm
|
Mục
tiêu
|
Dự
kiến kết quả cần đạt
|
01
|
Nghiên cứu giải pháp kỹ thuật và
công nghệ xây dựng áo đường bán cứng chịu ngập nước trên cơ sở gia cố nguồn vật
liệu địa phương với xi măng kết hợp sợi địa kỹ thuật và sợi xơ dừa.
|
Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Xây dựng
và Thương mại Đường Tân.
|
- Xác định giải pháp kỹ thuật thông
qua thí nghiệm các chỉ tiêu kỹ thuật của đất gia cố xi măng + sợi địa kỹ thuật
và sợi xơ dừa.
- Triển khai thí điểm mô hình để
xác định dây chuyền công nghệ thi công công trình.
|
- Giải pháp kỹ thuật gia cố đường
bán cứng bằng vật liệu xi măng + sợi địa kỹ thuật và sợi xơ dừa.
- Mô hình thí điểm.
|
02
|
Đánh giá tình hình và các yếu tố
liên quan đến sức khỏe thanh niên trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự tỉnh
Cà Mau năm 2017.
|
Sở Y tế Cà Mau/ Nguyễn Hoàng Sa.
|
- Xác định tỷ lệ các loại sức khỏe
của thanh niên trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự tại tỉnh Cà Mau năm
2017.
- Khảo sát các yếu tố liên quan đến
sức khỏe của thanh niên trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự tại tỉnh Cà
Mau năm 2017.
- Đề xuất các giải pháp can thiệp
nhằm cải thiện tình trạng sức khỏe của thanh niên trong độ tuổi thực hiện
nghĩa vụ quân sự tại tỉnh Cà Mau.
|
- Kết quả đánh giá thực trạng sức
khỏe thanh niên trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự.
- Nhận dạng và phân tích được các yếu
tố có liên quan, qua đó đề xuất các giải pháp can thiệp nhằm cải thiện tình
trạng sức khỏe thanh niên trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự trong tỉnh
Cà Mau.
|
03
|
Nghiên cứu, ứng dụng ozon và đèn UV trong mô hình nuôi siêu thâm canh tôm thẻ chân trắng quy mô nông hộ
tại tỉnh Cà Mau.
|
Trường Cao đẳng Cộng đồng Cà
Mau/Nguyễn Việt Bắc.
|
- Nghiên cứu, ứng dụng phối hợp giữa ozon và đèn UV
thay thế sử dụng thuốc - hóa chất trong mô hình nuôi tôm thẻ
chân trắng siêu thâm canh quy mô nông hộ.
- Tăng lợi nhuận vụ nuôi và tránh
tình trạng ô nhiễm môi trường xung quanh.
|
- Xác định được nồng độ ozone và
đèn UV tối ưu cho quá trình khử trùng nguồn nước cấp vào
ao nuôi thay thế sử dụng thuốc-hóa chất.
- Mô hình ứng dụng thử nghiệm phối
hợp ozon và đèn UV trong nuôi tôm thẻ chân trắng siêu
thâm canh quy mô nông hộ.
|
04
|
Nghiên cứu phòng, trừ sâu, bệnh gây
hại keo lai vùng U Minh Hạ.
|
Trung tâm Nghiên cứu thực nghiệm
Lâm nghiệp Tây Nam Bộ và Chi cục Kiểm lâm Cà Mau là đơn vị phối hợp.
|
- Đánh giá được quy mô, mức độ gây
hại của sâu, bệnh keo lai và xác định loài sâu, bệnh gây hại chính.
- Xác định được biện pháp phòng trừ
sâu, bệnh hại chính.
- Xây dựng được Quy trình kỹ thuật
quản lý tổng hợp sâu, bệnh gây hại trên cây Keo lai.
|
- Báo cáo tổng hợp về quy mô và mức
độ gây hại, định danh sinh vật gây hại.
- Báo cáo nghiên cứu đặc điểm sinh
học, sinh thái của sâu, bệnh hại chính.
- Mô hình thử nghiệm.
- Quy trình kỹ thuật quản lý tổng hợp
sâu, bệnh gây hại Keo lai.
|
05
|
Bảo hộ quyền sở hữu và công nhận giống
cây trồng mới đối với giống lúa ngắn ngày CAMAU1.
|
Trung tâm Giống Nông nghiệp Cà Mau/
Ks. Nguyễn Văn Hải.
|
- Đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí
tuệ giống lúa CAMAU 1.
- Khảo nghiệm đề nghị công nhận giống
cây trồng mới đối với giống lúa CAMAU1 đặc thù cho tỉnh Cà Mau được sản xuất
trong vụ lúa - tôm.
|
- Bảo hộ được quyền sở hữu trí tuệ
giống lúa CAMAU 1.
- Tổ chức sản xuất thử nghiệm nhằm
Công nhận giống lúa mới CAMAU 1 đặc thù cho tỉnh Cà Mau được sản xuất trong vụ
lúa- tôm.
|
06
|
Xây dựng mô hình nuôi cá giò thương
phẩm trong lồng trên biển theo công nghệ Na - Uy tại Hòn Chuối,
huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau.
|
Chi cục Thủy sản/ Huỳnh Văn Khải.
|
Ứng dụng công nghệ về kỹ thuật nuôi
và vật liệu làm lồng bè của Na-Uy thử nghiệm mô hình nuôi cá giò thương phẩm,
nhằm tăng năng suất, tránh được sóng to, gió lớn ảnh hưởng
đến vật nuôi.
|
Mô hình thử nghiệm, tăng năng suất
và đạt hiệu quả kinh tế hơn so với nuôi truyền thống.
|
07
|
Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh trong chăn
nuôi và sự tồn lưu kháng sinh trong sản phẩm động vật thủy sản.
|
Trường Đại Học Cần Thơ/ PGs-Ts. Trần
Ngọc Bích.
|
Đánh giá thực trạng sử dụng kháng
sinh trong chăn nuôi cho mục đích phòng, trị bệnh và kích thích tăng trưởng.
Sự hiện diện, tồn lưu kháng sinh trong sản phẩm động vật, thủy sản.
Đề xuất giải pháp quản lý, phát triển
bền vững ngành chăn nuôi động vật - thủy sản (tôm, cá) tỉnh Cà Mau.
|
- Báo cáo thực trạng sử dụng kháng
sinh trong chăn nuôi động vật và sự tồn lưu kháng sinh trong sản phẩm động vật,
thủy sản.
- Những giải pháp phù hợp giúp cho
ngành chăn nuôi động vật phát triển bền vững; đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm;
đảm bảo sức khỏe người tiêu dùng và đảm bảo nguồn nguyên liệu xuất khẩu sản
phẩm động vật - thủy sản (tôm, cá) của tỉnh Cà Mau.
|
08
|
Nghiên cứu hoàn thiện quy trình sản
xuất giống và nuôi thương phẩm bằng nguồn giống nhân tạo Ghẹ xanh (Portunus
pelagicus Linnaeus, 1766) tại tỉnh Cà Mau.
|
Chi cục Thủy sản tỉnh Cà Mau.
|
- Nghiên cứu hoàn thiện kỹ thuật sản
xuất giống và nuôi thương phẩm bằng nguồn giống nhân tạo Ghẹ xanh trong điều
kiện thí nghiệm.
- Thực nghiệm sản xuất giống: 1 triệu
ghẹ giống/năm; nuôi thương phẩm năng suất 3 tấn/ha/vụ.
|
- Quy trình kỹ thuật sản xuất giống
và nuôi thương phẩm Ghẹ xanh.
- Mô hình thử nghiệm nuôi thương phẩm
Ghẹ xanh.
|
09
|
Các giải pháp hỗ trợ việc thành lập
và tổ chức hoạt động của hợp tác xã kiểu mới gắn với nhiệm vụ xây dựng nông
thôn mới ở tỉnh Cà Mau, giai đoạn 2018 - 2020
|
Trường Chính trị tỉnh Cà Mau/ Lê
Hoàng Giang
|
- Điều tra, khảo sát để làm rõ
phương thức và kết quả hoạt động của các hợp tác xã kể cả kiểu cũ và kiểu mới
trên địa bàn tỉnh Cà Mau.
- Đề xuất giải pháp hỗ trợ việc
thành lập, chuyển đổi sang mô hình mới và hỗ trợ hoạt động của các hợp tác xã
ở các xã đã đạt chuẩn nông thôn mới và các xã đang trong quá trình xây dựng
nông thôn mới.
|
- Chỉ ra được thực trạng hoạt động
của hợp tác xã trên địa bàn (bao gồm những ưu điểm và hạn chế của việc tổ chức,
hoạt động của các hợp tác xã ở tỉnh Cà Mau hiện nay).
- Xây dựng hệ thống giải pháp có cơ
sở khoa học và tính ứng dụng cao để hỗ trợ việc thành lập và hoạt động của hợp
tác xã kiểu mới.
|
UBND TỈNH CÀ MAU
HỘI ĐỒNG KH&CN CẤP TỈNH
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
|
Cà Mau, ngày 11 tháng 01 năm 2018
|
BIÊN BẢN
CUỘC HỌP BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG NĂM
2017, PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG VÀ TƯ VẤN XÁC ĐỊNH NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
CẤP TỈNH NĂM 2018 CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH
Hôm nay, vào lúc 08 giờ 00 phút ngày
11/01/2018, tại Phòng họp “A” - Văn phòng Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Cà Mau, tổ
chức họp Hội đồng khoa học và công nghệ (KH&CN) tỉnh Cà Mau; thành phần theo Quyết định số 1780/QĐ-UBND ngày 17/10/2016 của Chủ tịch UBND tỉnh
Cà Mau. Thành viên Hội đồng và Tiểu ban có mặt 21/24 (vắng có lý do: Bà Lưu Mỹ
Hạnh, nguyên Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ; ông Lê Thanh Liêm, Phó giám đốc
Sở Giáo dục và Đào tạo; bà Nguyễn Thị Thanh Hương, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ
tỉnh). Nội dung, diễn biến, kết quả cuộc họp như sau:
I. NỘI DUNG CUỘC HỌP
- Báo cáo kết quả hoạt động của Hội đồng
KH&CN tỉnh Cà Mau năm 2017 và phương hướng hoạt động năm 2018 (gọi tắt là
Báo cáo).
- Thông qua danh mục 63 đề tài/dự án
(gọi tắt là nhiệm vụ) do các tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh đăng ký thực hiện
trong năm 2018 và Biên bản tư vấn sơ tuyển nhiệm vụ của 02
Tiểu ban ngày 19/12/2017, để các
thành viên Hội đồng tham khảo, xem xét, đánh giá, tư vấn tuyển chọn chính thức, tham mưu trình UBND tỉnh phê duyệt danh mục thực hiện
trong năm 2018.
II. Diễn biến
1.
Ông Phan Tấn Thanh, Phó Giám đốc Sở KH&CN báo cáo kết quả hoạt động của Hội
đồng KH&CN tỉnh Cà Mau năm 2017 và phương hướng hoạt động năm 2018.
2.
Ông Nguyễn Thành Vinh (thư ký hội đồng) trình bày chi tiết các bước triển khai, kết quả nhiệm vụ khoa học cấp tỉnh được các tổ chức, cá nhân,
các nhà khoa học gởi đến đăng ký thực hiện trong năm 2018; cùng kết quả và Biên
bản phiên họp hội đồng tư vấn sơ tuyển của 02 Tiểu ban
chuyên môn do Cơ quan Thường trực tổ chức, để làm cơ sở cho Hội đồng xem xét
tuyển chọn.
3. Ý kiến đóng góp của các thành viên tham dự phiên họp
Tham dự phiên họp, tổng số có 08 lượt
tham gia đóng ý kiến cần nâng cao vai trò, trách nhiệm của từng thành viên
trong Hội đồng, nâng cao chất lượng hoạt động của Hội đồng; phân tích làm rõ thêm
một số nhiệm vụ đăng ký tuyển chọn; giúp Hội đồng có đầy đủ
thông tin, làm cơ sở trong đánh giá, tuyển chọn, xác định danh mục nhiệm vụ thực
hiện trong năm 2018.
Hầu hết ý kiến các thành viên đều thống
nhất cao Báo cáo kết quả hoạt động của Hội đồng KH&CN tỉnh Cà Mau năm 2017
và phương hướng hoạt động năm 2018. Đồng thời, cũng đề cao vai trò Cơ quan Thường
trực trong thời gian qua tham mưu tích cực, để khoa học và
công nghệ tỉnh ngày càng đóng góp hiệu quả vào phát triển kinh tế, xã hội, có sự
tác động mạnh mẽ đến sản xuất và đời sống của nhân dân trong tỉnh.
Các ý kiến cụ thể:
- Ông Thân Đức Hưởng, Chủ tịch
hội đồng đề nghị Hội đồng thảo luận Báo cáo và danh mục đăng ký nhiệm vụ
KH&CN năm 2018 tập trung vào các vấn đề sau:
+ Phương hướng nhiệm vụ và các kiến
nghị của Báo cáo.
+ Việc lựa chọn nhiệm vụ cần bám sát
điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của tỉnh.
+ Quan tâm đến sự phát triển và ứng dụng khoa học công nghệ, để chọn
nhiệm vụ có trọng tâm, trọng điểm, tạo tính đột phá.
+ Trên cơ sở Hội đồng tư vấn sơ tuyển,
Hội KH&CN cấp tỉnh tiếp tục làm rõ hơn từng nhiệm vụ đăng ký, để cân nhắc,
chọn lựa nhiệm vụ thiết thực, có hiệu quả góp phần phục vụ phát triển kinh tế -
xã hội tỉnh.
- Ông Dương Việt Thắng, Ủy viên Hội đồng
+ Thống nhất cao Báo cáo kết quả hoạt
động của Hội đồng KH&CN tỉnh; đặc biệt là, ngày càng có nhiều nhiệm vụ
nghiên cứu, ứng dụng có hiệu quả trong sản xuất và đời sống.
+ Trong năm, Cơ quan Thường trực Hội
đồng KH&CN tỉnh đã phát huy tốt vai trò, trách nhiệm;
cải tiến có hiệu quả và chất lượng trong tổ chức hội thảo, tọa đàm định hướng
nhiệm vụ.
+ Về hạn chế:
chưa có biện pháp phát huy đầy đủ vai trò của thành viên Hội đồng; ít mời thành
viên hội đồng tỉnh tham gia trong các cuộc Hội nghị, Hội thảo, tọa đàm.
+ Phương hướng nhiệm vụ năm 2018, cần
bổ sung thêm 3 cuộc Hội thảo phối hợp với Liên hiệp các Hội khoa học và Kỹ thuật
tỉnh. Nên có giải pháp phát huy tốt vai trò, trách nhiệm của thành viên Hội đồng
KH&CN tỉnh.
Nhiệm vụ số thứ tự 54, mã số 4: cần
nghiên cứu để có giải pháp đẩy mạnh hợp tác xã kiểu mới gắn với xây dựng nông
thôn mới.
Nhiệm vụ số thứ tự 60, mã số 10: Nên
xem xét nghiên cứu nhằm tăng cường công tác tư tưởng của Đảng đối với Đảng bộ tỉnh.
- Ông Võ Quốc Việt, ủy viên Hội
đồng
+ Danh mục 63 nhiệm vụ đăng ký năm
2018, xét thấy tính đột phá và thiết thực chưa nhiều. Vì vậy, hằng năm Sở khoa
học và Công nghệ cần tăng cường đặt hàng nhiệm vụ bức xúc, trọng tâm và đột phá
hơn với các sở ngành.
+ Hướng đến đặt hàng nhiệm vụ nghiên
cứu, ứng dụng tầm vĩ mô, có thể liên kết nghiên cứu trong
và ngoài nước để nâng cao giá trị sản phẩm hàng hóa đặc thù địa phương; chú trọng
đến ngành dược liệu.
+ Vấn đề đầu ra của sản phẩm từ kết
quả nghiên cứu, ứng dụng, nhân rộng cũng cần gắn kết theo chuỗi giá trị.
- Ông Nguyễn Văn Đô, Ủy viên Hội đồng
+ Thống nhất cao đặt hàng nghiên cứu
nhiệm vụ sâu bệnh gây hại trên cây keo lai. Vì theo quy hoạch phát triển ngành
hàng gỗ thì cây keo lai là mặt hàng gỗ chủ lực của tỉnh, do vậy cần có những
nghiên cứu, đánh giá nhằm nâng cao năng suất, phát triển ổn định, bền vững.
+ Triển khai nghiên cứu, ứng dụng nhiệm
vụ khoa học và công nghệ phải tính đến việc xúc tiến đầu ra của sản phẩm, hạn
chế việc sản xuất không theo quy hoạch; phải hướng đến sản xuất tập trung, tiêu
thụ nội địa và xuất khẩu.
- Ông Châu Công Bằng, Ủy viên Tiểu Ban Khoa học tự nhiên
Ý kiến tư vấn tập trung lĩnh vực thủy
sản, cụ thể trên một số nhiệm vụ theo danh mục đăng ký như sau:
Nhiệm vụ số thứ tự 28, mã số 13: Ứng dụng Ozon và UV trong nuôi tôm siêu thâm canh.
Công nghệ diệt khuẩn này cũng rất cần thiết, Hội đồng nên xem xét, vì sẽ thay
thế diệt khuẩn bằng hoá chất, kháng sinh hiện nay đang sử
dụng.
Nhiệm vụ số thứ tự 29, mã số 14 : Ương sò huyết giống; hiện nay, công ty TNHH Hà Phát đang trình dự án đến
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Không nên xem xét trong danh mục này,
vì trùng lắp với dự án Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang xem xét.
Nhiệm vụ số thứ tự 30, 31; mã số 15,
16: Nghiên cứu sâu bệnh hại keo lai; cần thiết nghiên cứu và ghép 02 đề tài này
thành 01 đề tài vì trùng nội dung.
Nhiệm vụ số thứ tự 36, mã số 21: Mô
hình nuôi cá giò thương phẩm, xét thấy cần thiết, vì ứng dụng công nghệ Na-Uy
có khả năng làm chìm lồng bè xuống mặt nước làm giảm ảnh hưởng của sóng to, gió
lớn đến đàn cá nuôi và lồng bè.
Nhiệm vụ số thứ tự 37, mã số 22: Xây
dựng thương hiệu Tôm sú Thới Bình, không cần thiết, mà xây dựng chỉ dẫn địa lý
cho tôm sú Cà Mau là cần thiết hơn. Vấn đề này Sở KH&CN nên xem xét, tiếp tục
đăng ký.
Nhiệm vụ số thứ tự 39, mã số 24:
Nghiên cứu tồn lưu kháng sinh trong chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản. Tỉnh chưa
có nghiên cứu và đánh giá đúng mức về tồn lưu kháng sinh trên vật nuôi; nên cần
thiết nghiên cứu, giúp cho ngành có biện pháp và giải pháp quản lý.
Nhiệm vụ số thứ tự 40, mã số 25: Nuôi
Cá chạch bùn, không phải là đối tượng thủy sản chính tại địa phương, chưa có
tính bức xúc.
Nhiệm vụ số thứ tự 42, mã số 25: Trùng với nhiều dự án ngành nông nghiệp và ngành khoa
học đã và đang triển khai hiện nay.
Nhiệm vụ số thứ tự 43, mã số 28:
Nghiên cứu về mô hình canh tác tôm - lúa, Viện Nghiên cứu Nông nghiệp thủy sản
II kết hợp với Trường Đại Học Cần Thơ và chương trình
nghiên cứu của Úc tài trợ đã nghiên cứu trong thời gian
qua; kết quả nghiên cứu đang chuẩn bị chuyển giao cho tỉnh triển khai ứng dụng,
nên không cần thiết thực hiện dự án này.
Nhiệm vụ số thứ tự 44, mã số 29: Chưa
cấp thiết thực hiện.
Nhiệm vụ số thứ tự 46, mã số 31: Đã
được nuôi nhiều tại địa phương.
Nhiệm vụ số thứ tự 48, mã số 33: Chưa
cần thiết, hiện nay sản lượng nhiều, đầu ra chưa ổn định; mặt khác, tôm càng
xanh là đối tượng dễ nuôi, kiến thức và kỹ thuật nuôi được người dân nắm rất tốt.
Nhiệm vụ số thứ tự 50, mã số 35:
Nghiên cứu sinh sản và nuôi Ghẹ xanh thương phẩm; Ghẹ xanh là đối tượng không
quan trọng, nên nuôi cua hiệu quả kinh tế hơn nhiều, cần
cân nhắc thêm.
- Ông Huỳnh Quốc Việt, Ủy viên Hội đồng
+ Về lĩnh vực y
tế, thống nhất theo Biên bản sơ tuyển nhiệm vụ; vì đã có phân tích, đánh giá rất
kỹ tại Hội đồng tư vấn, sơ tuyển nhiệm vụ.
+ Trong thời gian tới, thành viên Hội
đồng khoa học tỉnh cần cơ cấu thêm nhà khoa học; để giúp Hội
đồng tư vấn, đánh giá sâu hơn về công tác chuyên môn.
- Ông Trần Ngọc Diệp, Ủy viên Hội đồng
Nhiệm vụ số thứ tự 01, mã số 01: Sử dụng
năng lượng mặt trời sấy nông sản, nếu được chọn thì nên thực hiện dự án hỗ trợ
theo quy định.
Nhiệm vụ số thứ tự 4, mã số 04: Kỹ
thuật và công nghệ áo đường bán cứng tại địa phương, xét thấy rất cần thiết thực
hiện. Vì kết cấu đường trên nền đất yếu, do đó cần có kỹ thuật và công nghệ gia
cố hiệu quả hơn.
Nhiệm vụ số thứ tự 30, 31; mã số 15,
16: Nên chọn Chi cục Kiểm Lâm làm đơn vị chủ trì, vì phù hợp với chức năng, nhiệm
vụ được giao.
Nhiệm vụ số thứ tự 32, mã số 17: Chỉ
thực hiện đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, không cần thiết xây dựng mô hình, vì đã có
nghiên cứu triển khai thử nghiệm rồi của đề tài nghiên cứu lai tạo giống lúa Cà
Mau 1, Cà Mau 2.
Nhiệm vụ số thứ tự 54, mã số 24: Hợp
tác xã kiểu mới, xét thấy không cần thiết thực hiện, vì hợp
tác xã kiểu mới phải hoạt động theo quy định, văn bản hiện
hành được ban hành.
Hằng năm, ngành KH&CN nên có đặt
hàng cụ thể dựa trên định hướng, mục tiêu, nội dung của ngành đề ra. Hạn chế việc
đăng ký không theo tiêu chí, yêu cầu của sở đặt hàng.
- Ông Dương Thanh Thảo, Ủy viên - Thư ký khoa học
Thời gian qua, nhiều hộ dân thuộc Huyện
Ngọc Hiển đã phát hiện ghẹ Xanh trong vuông nuôi tôm quảng canh cải tiến rất
nhiều; Ghẹ xanh cũng có giá trị kinh tế, nên nghiên cứu đặc điểm thích nghi và
phát triển mô hình nuôi Ghẹ xanh là cần thiết.
- Ông Nguyễn Thành Vinh, Ủy viên - Thư ký khoa học
Các thành viên Hội đồng khoa học tỉnh,
hầu hết là lãnh đạo các Sở ngành; do vậy, từng thành viên của Hội đồng cần phát
huy vai trò, trách nhiệm của mình dựa trên quy chế về tổ chức và hoạt động của
Hội đồng KH&CN tỉnh như: Tổ chức khảo sát, đánh giá và đề xuất nhiệm vụ
khoa học để tạo tính đột phá cho ngành, lĩnh vực; đồng thời
đề xuất đặt hàng nhiệm vụ, để góp phần tháo gỡ những khó
khăn, ách tắt trong quản lý, phát triển ngành, lĩnh vực.
Chỉ thị 12/2011/CT-UBND yêu cầu thành
lập Hội đồng khoa học chuyên ngành; các ngành cần thực hiện, để các nhà chuyên
môn của ngành có cơ hội đề xuất nhiệm vụ sâu sát, thấu đáo và ngày càng đáp ứng
yêu cầu thực tiễn đặt ra.
Các kiến nghị xử lý, chế tài trong
triển khai nhiệm vụ KH&CN còn hạn chế. Vì vậy, Cơ quan Thường trực báo cáo
trước Hội đồng khoa học tỉnh để tranh thủ sự đồng thuận,
triển khai thông tin rộng rãi hơn trong việc áp dụng biện pháp chế tài trong thời
gian tới.
- Phan Tấn Thanh, Ủy viên Hội đồng
Hằng năm, Sở KH&CN gửi văn bản có
kèm theo yêu cầu và nội dung gợi ý đặt hàng đến các sở ban ngành, địa phương đề
xuất đặt hàng. Vì vậy trong thời gian tới, đề nghị các sở, ban ngành và địa
phương cần quan tâm nhiều hơn, đề xuất đặt hàng nhiệm vụ đột phá hơn cho ngành,
địa phương mình quản lý.
Việc đăng ký chỉ dẫn địa lý Tôm sú Cà
Mau đã được đề cập và triển khai trong thời gian qua. Tuy nhiên, theo quy định
thì nguồn giống sản xuất tại địa phương phải trên 50% số lượng giống cung cấp
toàn tỉnh. Nhưng tại thời điểm đăng ký, lượng tôm giống sản xuất và cung cấp
toàn tỉnh chỉ khoảng 30%, nên chưa đủ điều kiện. Ngành khoa học và công nghệ tiếp
tục tham mưu triển khai nhiệm vụ đăng ký chỉ dẫn địa lý tôm sú Cà Mau khi đảm bảo
đủ điều kiện.
Về đăng ký bảo hộ giống lúa Cà Mau 1
và Cà Mau 2 cần phải có mô hình khảo nghiệm; còn quy trình và quy mô diện tích
thì theo tiêu chuẩn ngành. Nếu không thực hiện mô hình sẽ
không tiến hành đăng ký bảo hộ được.
Hội đồng khoa học và công nghệ tỉnh
có chức năng tư vấn, tham mưu, trình UBND tỉnh xem xét, phê duyệt danh mục nhiệm
vụ KH&CN hằng năm. Vì vậy, thành viên Hội đồng đề xuất, lựa chọn nhiệm vụ,
hay đặt hàng nhiệm vụ có tính cấp thiết, có trọng tâm phục vụ phát triển kinh tế
- xã hội tỉnh là hết sức quan trọng và cần thiết.
Năm 2019, Cơ quan Thường trực Hội đồng
sẽ Thông báo đề xuất đặt hàng nhiệm vụ sớm hơn, dự kiến trong tháng 6 hoàn
thành bước tiếp nhận và tổng hợp nhiệm
vụ trình Hội đồng KH&CN tỉnh. Đề nghị các thành viên Hội đồng quan tâm, đặt
hàng.
Trong năm 2018, Sở KH&CN sẽ hoàn
thiện nội dung sửa đổi Quyết định 31/2015/QĐ-UBND về quy định quản lý nhiệm vụ
khoa học và công nghệ cấp tỉnh sử dụng ngân sách nhà nước. Trong đó, đẩy mạnh
công tác kiểm tra, giám sát nhiệm vụ KH&CN sử dụng ngân sách nhà nước, có
biện pháp chế tài cụ thể.
III. TỔNG HỢP KẾT
QUẢ ĐÁNH GIÁ XÉT TUYỂN NHIỆM VỤ KH&CN NĂM 2018
Thông qua kết quả tuyển chọn, những
nhiệm vụ có số phiếu trên hoặc bằng 50%, là cơ sở để Hội đồng KH&CN trình
UBND tỉnh xem xét phê duyệt danh mục nhiệm vụ sẽ triển khai trong năm 2018 và
thực hiện các bước tiếp theo đúng với quy định.
Sau khi phân tích, thảo luận và đánh
giá các thành viên của Hội đồng lấy phiếu tuyển chọn. Kết quả có: 10 nhiệm vụ KH&CN được Hội đồng tuyển
chọn đạt từ 50% số phiếu trở lên (trong đó, có 2 nhiệm vụ trùng nhau về nội
dung).
Bảng: Tổng hợp nhiệm vụ được các
thành viên Hội đồng khoa học và công nghệ tỉnh lấy phiếu đánh giá, tuyển chọn đạt trên 50% như sau:
TT
|
Mã
số
|
Tên
đề tài, dự án
|
Ý
kiến các thành viên Hội đồng
|
Kết
quả tuyển chọn
|
LĨNH VỰC KHOA HỌC KỸ THUẬT VÀ CÔNG NGHỆ
|
4
|
04
|
Nhiệm vụ: Nghiên cứu giải pháp kỹ
thuật và công nghệ xây dựng áo đường bán cứng chịu ngập nước trên cơ sở gia cố
nguồn vật liệu địa phương với xi măng kết hợp sợi địa kỹ thuật và sợi xơ dừa
|
- Nội dung đăng ký thiết thực và có
tính bức xúc đối với địa phương hiện nay
- Ngành Giao thông vận tải cần đề
xuất kinh phí bổ sung đối ứng thử nghiệm mô hình
|
19/21
|
LĨNH VỰC KHOA HỌC - Y DƯỢC
|
12
|
01
|
Nhiệm vụ: Đánh giá tình hình và các
yếu tố liên quan đến sức khỏe thanh niên trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ
quân sự tỉnh Cà Mau năm 2017
|
Ngành Y tế nêu cần thiết, trên cơ sở
có ý kiến đề xuất của Hội đồng nghĩa vụ quân sự của tỉnh
|
11/21
|
LĨNH VỰC KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
|
28
|
13
|
Nhiệm vụ: Nghiên cứu ứng dụng ozon
và UV trong mô hình nuôi siêu thâm canh tôm thẻ chân trắng
quy mô nông hộ tại Cà Mau
|
- Ứng dụng công
nghệ ozon và UV để diệt khuẩn trong nuôi tôm siêu thâm
canh là cần thiết, vì sẽ thay thế diệt khuẩn bằng hoá chất, kháng sinh hiện
nay đang sử dụng.
- Tuy nhiên, chủ nhiệm nên thiết kế
lại nội dung nghiên cứu sát với thực tiễn sản xuất, không thực hiện quá nhiều
thí nghiệm, mà kế thừa các nghiên cứu đã công bố, để bố trí ứng dụng thử nghiệm
|
12/21
|
30
|
15
|
Nhiệm vụ: Nghiên cứu, điều tra bệnh
hại chủ yếu trên cây Keo lai tại Công ty TNHHMTV Lâm nghiệp U Minh Hạ và đề xuất biện pháp phòng, trừ
|
- Nghiên cứu này sát với yêu cầu thực
tiễn; nên mở rộng phạm vi vùng U Minh Hạ
- 02 nhiệm vụ này có nội dung
nghiên cứu trên cùng đối tượng cây keo lai, ảnh hưởng sâu bệnh và đề xuất giải
pháp
- Vì vậy Hội đồng thống nhất ghép 2
nhiệm vụ lại 01; đổi tên thành “Nghiên cứu phòng, trừ sâu, bệnh gây hại keo
lai vùng U Minh Hạ”. Chọn 01 cá nhân có năng lực chuyên
môn phù hợp làm chủ nhiệm; 01 đơn vị chủ trì phù hợp. Đơn vị còn lại tham gia
phối hợp thực hiện
|
18/21
|
31
|
16
|
Nhiệm vụ: Nghiên cứu quản lý bền vững
sâu, bệnh hại keo lai tại Cà Mau
|
11/21
|
32
|
17
|
Nhiệm vụ: Xây dựng mô hình sản xuất
thử nghiệm giống lúa Camau1 và Camau2 trên địa bàn tỉnh
Cà Mau
|
Dự án chỉ thực hiện đăng ký bảo hộ
quyền sở hữu trí tuệ giống lúa CAMAU 1; Đăng ký giống
cây trồng mới đối với giống CAMAU 1. Đổi tên dự án thành
“Bảo hộ quyền sở hữu và công nhận giống cây trồng mới đối với giống lúa ngắn
ngày CAMAU1”
|
17/21
|
36
|
21
|
Nhiệm vụ: Xây dựng mô hình nuôi cá
giò thương phẩm trong lồng trên biển theo công nghệ Na Uy tại Hòn Chuối, huyện
Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau
|
Mô hình nuôi cá giò thương phẩm,
xét thấy cần thiết, vì ứng dụng công nghệ Na-Uy có khả năng làm chìm lồng bè
xuống mặt nước, giảm ảnh hưởng của sóng to, gió lớn đến đàn cá nuôi và lồng
bè; tăng năng suất và hiệu quả
|
11/21
|
39
|
24
|
Nhiệm vụ: Khảo sát tình hình sử dụng
kháng sinh trong chăn nuôi động vật và nuôi trồng thủy sản, sự tồn lưu kháng sinh
trong sản phẩm động vật (thủy sản) và sự đề kháng kháng sinh phổ biến của một
số vi khuẩn phân lập trong sản phẩm động vật-thủy sản tại tỉnh Cà Mau
|
Nghiên cứu là cần thiết, vì an toàn
vệ sinh thực phẩm hiện tại xã hội rất quan tâm; chỉ thực hiện khảo sát và
đánh giá tồn lưu kháng sinh trên sản phẩm động vật thủy sản và chăn nuôi ở Cà
Mau
|
15/21
|
50
|
35
|
Nhiệm vụ: Nghiên cứu hoàn thiện quy
trình sản xuất giống và nuôi thương phẩm bằng nguồn giống nhân tạo ghẹ xanh
(Portunus pelagicus Linnaeus, 1766) tại tỉnh Cà Mau
|
Thực hiện nghiên cứu với quy mô nhỏ,
nhưng đảm bảo đủ hàm lượng khoa học và tính thực tiễn để ứng dụng
|
14/21
|
LĨNH VỰC XÃ HỘI NHÂN VĂN
|
54
|
4
|
Nhiệm vụ: Các giải pháp hỗ trợ việc
thành lập và tổ chức hoạt động của hợp tác xã kiểu mới gắn với nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Cà Mau, giai đoạn
2018-2020
|
Cần thiết triển khai để tháo gỡ những
tồn tại, hạn chế của mô hình HTX hiện nay.
|
14/21
|
IV. KẾT LUẬN CỦA CHỦ
TỊCH HỘI ĐỒNG
- Hội đồng ghi nhận sự đóng góp tích
cực của các thành viên tham dự họp. Trên cơ sở các ý kiến đóng góp, Cơ quan Thường
trực chỉnh sửa, hoàn thiện Báo cáo; thư ký hội đồng phát hành biên bản kỳ họp gửi
đến tất cả thành viên Hội đồng.
- Ngành khoa học và công nghệ từng bước
đã đổi mới, hoạt động KH&CN dần đi vào chiều sâu. Tạo sự lan tỏa trong địa
phương, đóng góp tích cực đến phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.
- Về cơ bản thống
nhất nội dung Báo cáo kết quả hoạt động của Hội đồng khoa học và Công nghệ tỉnh
năm 2017 và phương hướng nhiệm vụ năm 2018.
- Cơ quan thường trực đã đổi mới
phương hướng hoạt động theo hướng tọa đàm, đặt hàng nhiệm
vụ, bám sát vào điều kiện kinh tế - xã hội, đây là hướng đi tích cực, hiệu quả,
cần phát huy.
- Củng cố, phát
huy vai trò, trách nhiệm từng thành viên trong Hội đồng KH&CN tỉnh, nhằm
nâng cao hiệu quả tư vấn, tham mưu, đặt hàng nhiệm vụ khoa học theo thứ tự ưu
tiên.
- Đối với nghiên cứu khoa học là
không giới hạn về phạm vi và không gian. Tuy nhiên, để đáp ứng nhu cầu thực tiễn
địa phương thì cần nghiên cứu sâu, tháo gỡ từng vấn đề cụ thể đáp ứng cho công
tác quản lý từng ngành và thiết thực tại địa phương.
- Những vấn đề nghiên cứu đột phá cho
ngành, lĩnh vực thì mạnh dạn đề xuất để được xem xét. Trường hợp xét thấy chưa
đủ năng lực, trang thiết bị thì nên phối hợp với các ngành, đơn vị chuyên
nghiên cứu để đạt hiệu quả cao nhất.
- Nghiên cứu về hợp tác xã kiểu mới,
văn bản nguồn đã có nhưng hoạt động chưa hiệu quả, nên cần nghiên cứu và có giải
pháp tháo gỡ.
- Thống nhất kiện toàn lại thành phần
Hội đồng Khoa học tỉnh.
- Cơ quan Thường
trực Hội đồng sớm tham mưu, sửa đổi quyết định về quy định quản lý nhiệm vụ
KH&CN sử dụng ngân sách nhà nước, phù hợp với tình hình mới. Trong đó, tăng
cường công tác kiểm tra, giám sát triển khai, quản lý nhiệm vụ KH&CN.
Phiên họp kết thúc lúc 11 giờ cùng
ngày.
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG
Thân Đức Hưởng
|
THƯ KÝ HỘI ĐỒNG
Dương Thanh Thảo
|