ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐIỆN BIÊN
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 1244/QĐ-UBND
|
Điện
Biên, ngày 15 tháng 7 năm 2022
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY ĐỊNH TẠM THỜI VIỆC QUẢN LÝ, SỬ DỤNG TÀI SẢN DÂNG CÚNG, CÔNG
ĐỨC, TÀI TRỢ CHO ĐỀN THỜ LIỆT SỸ TẠI CHIẾN TRƯỜNG ĐIỆN BIÊN PHỦ
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐIỆN BIÊN
Căn cứ Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều
của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng
11 năm 2019;
Căn cứ Luật Di sản văn hóa ngày 29
tháng 6 năm 2001; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa
ngày 18 tháng 6 năm 2009;
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước
ngày 25 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Tín ngưỡng tôn giáo
ngày 18 tháng 11 năm 2016;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Văn
hóa, Thể thao và Du lịch.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này, Quy định tạm
thời việc quản lý, sử dụng tài sản dâng cúng, công đức, tài trợ cho Đền thờ liệt
sỹ tại Chiến trường Điện Biên Phủ.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày
ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Tài
chính; Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Thủ trưởng các sở, ban, ngành tỉnh và các tổ
chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- TT. Tỉnh ủy (b/c);
- TT. HĐND tỉnh (b/c);
- L/đ UBND tỉnh;
- Như Điều 3;
- KB NN tỉnh ĐB;
- Lưu: VT, KGVX;
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Vừ A Bằng
|
QUY ĐỊNH
TẠM
THỜI VỀ VIỆC QUẢN LÝ, SỬ DỤNG TÀI SẢN DÂNG CÚNG, CÔNG ĐỨC, TÀI TRỢ CHO ĐỀN THỜ
LIỆT SỸ TẠI CHIẾN TRƯỜNG ĐIỆN BIÊN PHỦ
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 1244/QĐ-UBND ngày
15 tháng 7 năm 2022 của UBND tỉnh Điện Biên)
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi
điều chỉnh, đối tượng áp dụng
Quy định này quy định về việc quản
lý, sử dụng tài sản dâng cúng, công đức, tài trợ cho Đền
thờ liệt sỹ tại Chiến trường Điện Biên Phủ (sau đây viết tắt là Đền thờ).
Điều 2. Đối tượng
áp dụng
1. Các cơ quan Nhà nước thực hiện nhiệm
vụ quản lý Nhà nước đối với công tác quản lý, sử dụng tài sản dâng cúng, công đức,
tài trợ cho công trình Đền thờ.
2. Đơn vị trực tiếp quản lý Đền thờ.
3. Các tổ chức, cá nhân có tài sản
dâng cúng, công đức, tài trợ cho Đền thờ.
Điều 3. Nguyên
tắc quản lý, sử dụng tài sản dâng cúng, công đức, tài trợ
1. Mọi tổ chức, cá nhân có quyền dâng
cúng, công đức, tài trợ tài sản để phục vụ hoạt động và tu bổ Đền thờ. Chính
quyền các cấp và đơn vị quản lý Đền thờ tạo điều kiện thuận
lợi để các tổ chức, cá nhân liên hệ, lựa chọn hình thức
dâng cúng, công đức, tài trợ và đảm bảo tuân thủ đúng các quy định của pháp luật
hiện hành. Việc thực hiện việc tu bổ Đền thờ phải thực hiện
theo quy định pháp luật hiện hành.
2. Tài sản được dâng cúng, công đức,
tài trợ cho Đền thờ phải được quản lý và sử dụng đúng mục đích, công khai, minh
bạch, đúng quy định của pháp luật, hiệu quả, đáp ứng nguyện vọng chính đáng của
Nhân dân.
3. Nghiêm cấm tổ chức, cá nhân lợi dụng
việc dâng cúng, công đức, tài trợ cho Đền để lợi dụng cho
cá nhân và thực hiện các mục đích khác trái với quy định của
pháp luật. Mọi hành vi vi phạm quy định này và các quy định của pháp luật có
liên quan sẽ bị xử lý theo pháp luật.
Chương II
QUY ĐỊNH CỤ THỂ
Điều 4. Các hình
thức dâng cúng, công đức, tài trợ
Việc dâng cúng, công đức, tài trợ cho
Đền thờ của tổ chức, cá nhân được thực hiện thông qua các hình thức dưới đây:
1. Bằng tiền (Việt Nam đồng hoặc Ngoại
tệ).
2. Bằng đá quý, kim loại quý.
3. Bằng tài sản, hiện vật khác có giá
trị kinh tế hoặc giá trị lịch sử, văn hóa gắn với Đền thờ.
4. Đóng góp công sức lao động vào việc
sửa chữa, trùng tu, tôn tạo cơ sở vật chất của Đền thờ.
5. Trực tiếp đầu tư kinh phí hoặc thực
hiện sửa chữa, trùng tu, tôn tạo, xây dựng các hạng mục công trình mới trên cơ
sở quy hoạch, thiết kế đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Điều 5. Phương thức
công đức
1. Các tổ chức, cá nhân có thể công đức
trực tiếp tại Đền thờ (công đức trực tiếp vào hòm công đức đặt trong Đền thờ)
hoặc công đức gián tiếp thông qua hình thức chuyển khoản, thông qua các tổ chức,
cá nhân khác. Các tổ chức, cá nhân nhận công đức tu bổ Đền thờ gián tiếp của tổ
chức, cá nhân khác có trách nhiệm chuyển đúng, đủ nguồn công đức Đền thờ đến
nơi được nhận công đức (đơn vị được cấp có thẩm quyền giao quản lý vận hành).
2. Phương thức công đức và trình tự,
thủ tục tiếp nhận tài sản công đức bằng hiện vật là đá quý, kim loại quý hoặc
hiện vật khác có giá trị lịch sử văn hóa hoặc có giá trị kinh tế được thực hiện
theo quy định hiện hành của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các Văn bản quy
định cụ thể của địa phương.
3. Tổ chức, cá nhân công đức, tài trợ
được ghi tên, ghi rõ số tiền, hiện vật công đức vào sổ công đức của Đền thờ và
được cấp giấy chứng nhận công đức (theo yêu cầu).
Điều 6. Quản lý,
sử dụng tài sản dâng cúng, công đức, tài trợ
1 .Trách nhiệm của đơn vị quản lý Đền
thờ:
a) Trực tiếp tổ chức tiếp nhận, quản
lý nguồn tài sản dâng cúng, công đức, tài trợ cho Đền thờ được giao quản lý; bố
trí hòm công đức đúng nơi quy định trong Đền thờ, thuận tiện cho việc công đức.
Phân công nhân viên thường trực tại Đền thờ ghi phiếu công đức theo đề nghị của
tổ chức, cá nhân dâng cúng, công đức; niêm phong hòm công đức phục vụ cho việc
kiểm đếm theo quy định.
Giấy niêm phong: Két công đức phải
dán giấy niêm phong. Giấy niêm phong két công đức có đánh số thứ tự, ngày,
tháng, năm niêm phong và có chữ ký của các cơ quan, đơn vị có liên quan (giao
Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch quyết định lựa chọn thành phần ký giấy
niêm phong trên cơ sở đảm bảo tính khách quan, minh bạch).
Chìa khóa két: Mỗi két công đức phải
có 2 khoá (mỗi khoá 2 chìa) do người có thẩm quyền được giao giữ (giao Giám đốc
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch quyết định lựa chọn giao người giữ chìa khoá trên cơ sở đảm bảo an toàn và thuận tiện).
b) Mở tài khoản tiền gửi tại kho bạc
Nhà nước trên địa bàn thành phố Điện Biên Phủ để quản lý
riêng tiền dâng cúng trên bàn thờ, tiền công đức, tiền tài
trợ cho Đền thờ của các tổ chức, cá nhân. Các khoản tiền dâng cúng, công đức,
tài trợ bằng ngoại tệ phải được chuyển đổi sang đồng Việt Nam (tại thời điểm nộp) trước khi
nộp vào tài khoản tiền gửi để quản lý.
c) Thực hiện hạch toán kế toán các
khoản thu chi, hạch toán kế toán theo chế độ kế toán đơn vị hành chính sự nghiệp
và báo cáo theo quy định của pháp luật hiện hành về kế toán.
d) Phân công nhân viên hướng dẫn du
khách trong hoạt động tham quan, hành lễ đúng nghi thức, tuân thủ nội quy của Đền
thờ, thường xuyên thu gom tiền dâng cúng trên các bàn thờ bỏ
vào hòm công đức và đảm bảo tính công khai, minh bạch.
đ) Tổ chức việc kiểm đếm số tiền trong hòm công đức, tiền tài trợ của các tổ chức, cá nhân
cho Đền thờ trước khi nộp tiền vào tài khoản gửi tại Kho bạc theo quy định tại
khoản 2 điều này; mở sổ theo dõi thu, nộp tiền dâng cúng, công đức, tài trợ cho
từng lần kiểm đếm; cử người thực hiện ghi số theo từng lần kiểm đếm tiền và từng lần nộp tiền vào tài khoản
tại kho bạc và đảm bảo tuân thủ đúng nguyên tắc quản lý tài chính.
e) Mở sổ theo
dõi chi tiết số lượng, chủng loại, hiện trạng, nguồn gốc, giá trị của tài sản
dâng cúng, công đức, tài trợ cho Đền thờ; cập nhật thường xuyên tình hình biến
động tăng, giảm; kiểm kê định kỳ vào ngày 31/12 hằng năm.
Trường hợp tài sản bị hư hỏng, thanh lý phải được lập thành biên bản làm căn cứ
theo dõi, quản lý.
2. Định kỳ hàng ngày hoặc hàng tuần
(tùy theo số lượng tiền dâng cúng, công đức phát sinh). Đơn vị quản lý Đền thờ
chủ trì phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức thực hiện kiểm đếm số tiền trong hòm công đức (bao gồm cả tiền dâng cúng đã được bỏ
vào hòm công đức). Kết quả kiểm đếm
phải được lập thành biên bản có đầy đủ chữ ký xác nhận của các thành phần tham
gia kiểm đếm (giao Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch quyết định lựa chọn
thành phần tham gia kiểm đếm trên cơ sở đảm bảo tính khách
quan, minh bạch và có sự giám sát, kiểm tra của cơ quan tài chính).
3. Sử dụng nguồn thu từ tài sản dâng
cúng, công đức, tài trợ: Nguồn thu nguồn dâng cúng, công đức, tài trợ được sử dụng
theo thứ tự ưu tiên như sau:
a) Chi phí tổ chức hoạt động lễ hội,
lễ tết, tuần tiết, chi phí hương hoa, phẩm vật, đèn nhang cúng hằng ngày tại Đền
thờ.
b) Chi cho các nội dung phục vụ trực
tiếp các hoạt động của Đền thờ bao gồm:
- Tiền lương, tiền công cho lao động
hợp đồng (nếu có).
- Thanh toán dịch vụ công cộng (tiền
điện sáng, tiền nước, tiền nhiên liệu, vệ sinh môi trường).
- Vật tư văn phòng phẩm.
- Thông tin tuyên truyền, liên lạc.
- Sửa chữa thường xuyên tài sản cố định.
- Chi phí treo, đặt các bảng, biển chỉ
dẫn, trang trí, âm thanh, ánh sáng tạo sức hấp dẫn đối với khách tham quan,
nghiên cứu Đền thờ.
- Chi cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới
công trình phụ trợ trong phạm vi địa bàn di tích, bảo đảm phù hợp với quy định
của pháp luật gồm: nhà làm việc, nhà khách, nhà ăn, nhà bếp, nhà vệ sinh, đường
giao thông, đường điện, cấp thoát nước, bãi đỗ xe, tường rào khuôn viên và các
công trình tương tự khác.
- Chi trồng và chăm sóc cây hoa, cây
cảnh trong phạm vi Đền thờ.
- Chi phí về chuyển đổi, chuyển nhượng
quyền sử dụng, sở hữu tài sản; tổ chức bán đấu giá; thuê định giá kim khí quý,
đá quý; thuê giám định hiện vật được phép mua bán, trao đổi,
tặng cho theo quy định của pháp luật.
- Chi ứng dụng khoa học, công nghệ hiện
đại, công nghệ số nhằm hỗ trợ nâng cao trải nghiệm của khách tham quan, nghiên
cứu Đền thờ.
- Các khoản chi khác.
c) Chi tiền bồi dưỡng cho những người
trưng tập phục vụ trực tiếp các hoạt động của Đền thờ vào các dịp lễ và tham
gia kiểm đếm tiền công đức (trừ những công việc đã được trả lương theo hợp đồng).
Mức chi theo quy định hiện hành.
d) Chi cho công tác giữ gìn an ninh
trật tự, vệ sinh môi trường tại Đền thờ.
e) Chi sửa chữa, trùng tu, tôn tạo Đền
thờ và đầu tư các hạng mục công trình phục vụ cho hoạt động của Đền theo Quyết định của cấp có thẩm quyền.
4. Lập, thẩm định, phê duyệt dự toán
thu, chi từ nguồn tiền dâng cúng, công đức, tài trợ: Hàng năm, vào thời điểm
xây dựng dự toán ngân sách nhà nước, căn cứ yêu cầu, nhiệm vụ, Đơn vị quản lý Đền có trách nhiệm xây dựng dự toán thu, chi báo cáo Sở Văn hóa, Thể thao
và Du lịch thẩm định, tổng hợp gửi Sở Tài chính xem xét, trình UBND tỉnh phê
duyệt theo quy định. Dự toán thu phải được lập trên cơ sở tình hình thực tế số
thu các năm trước liền kề. Việc lập và phê duyệt dự toán thu tiền dâng cúng,
công đức, tài trợ nhằm mục đích dự kiến được nguồn thu, khả
năng đáp ứng các nhu cầu chi phục vụ hoạt động thường xuyên và tu bổ, tôn tạo Đền thờ trong năm kế hoạch. Việc sử dụng kinh phí phải thực
hiện đúng nội dung chi, định mức chi theo dự toán đã duyệt, có đầy đủ hồ sơ, chứng
từ kế toán và thực hiện thanh quyết toán theo đúng quy định hiện hành.
5. Kết thúc năm
tài chính, đơn vị quản lý Đền phải lập báo cáo quyết toán
thu, chi nguồn công đức theo đúng quy định báo cáo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
xem xét, tổng hợp gửi Sở Tài chính thẩm định quyết toán
theo quy định. Trường hợp đến cuối năm quỹ công đức còn dư được phép chuyển
sang năm sau để tiếp tục sử dụng.
6. Hằng năm, dự toán, quyết toán thu,
chi nguồn tiền dâng cúng, công đức, tài trợ Đền thờ phải được công khai theo
đúng quy định về công khai tài chính ngân sách đối với đơn vị sự nghiệp công lập.
Chương III
KHEN THƯỞNG VÀ KỶ
LUẬT
Điều 7. Khen thưởng
Tập thể, cá nhân có thành tích thực
hiện tốt việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí sẽ được khen thưởng theo chế
độ quy định hiện hành của Nhà nước.
Điều 8. Kỷ luật
Những viên chức và người lao động làm
việc tại Đền có hành vi vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định
của pháp luật.
Chương IV
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 9. Tổ chức
thực hiện
1. Đơn vị quản lý trực tiếp Đền thờ căn cứ các quy định trên để triển khai thực hiện đảm bảo nội
dung, yêu cầu.
2. Giao Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
có trách nhiệm thường xuyên hướng dẫn, kiểm tra, kiểm soát việc quản lý, sử dụng
tài sản dâng cúng, công đức, tài trợ cho Đền thờ liệt sỹ tại Chiến trường Điện
Biên Phủ để phát hiện và xử lý kịp thời các tồn tại; trong quá trình thực hiện
nếu có bất cập vướng mắc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ động tham mưu nội
dung, báo cáo để UBND tỉnh xem xét, điều chỉnh cho phù hợp./.