Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 72/QĐ-UBND 2021 Đề án phát triển kinh tế ban đêm ở Việt Nam tỉnh Quảng Ngãi

Số hiệu: 72/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Ngãi Người ký: Đặng Văn Minh
Ngày ban hành: 13/01/2021 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NGÃI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 72/QĐ-UBND

Quảng Ngãi, ngày 13 tháng 01 năm 2021

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH KẾ HOẠCH THỰC HIỆN ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN KINH TẾ BAN ĐÊM Ở VIỆT NAM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NGÃI

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NGÃI

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;

Căn cứ Quyết định số 1129/QĐ-TTg ngày 27/7/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đán phát triển kinh tế ban đêm ở Việt Nam;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Công văn số 2364/SKHĐT-KTN ngày 29/12/2020.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án phát triển kinh tế ban đêm ở Việt Nam trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, cụ thể như sau:

I. Mục đích, yêu cầu

1. Mục đích

Việc xây dựng và ban hành Kế hoạch thực hiện nhằm quán triệt và chỉ đạo các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố tập trung nghiên cứu, tổ chức triển khai thực hiện Đề án phát triển kinh tế ban đêm ở Việt Nam đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1129/QĐ-TTg ngày 27/7/2020 trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.

2. Yêu cầu

Các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố nêu cao tinh thần trách nhiệm, chủ động thực hiện các giải pháp, nhiệm vụ đã được UBND tỉnh giao, nhằm từng bước thay đổi nhận thức, chuyển đổi tư duy vượt qua rào cản “không qun được thì cấm”, đi mới phương thức quản lý xã hội, thúc đẩy mạnh mẽ phát triển kinh tế ban đêm; đồng thời, xử lý hiệu quả các rủi ro, hệ lụy tiêu cực từ hoạt động kinh tế ban đêm.

II. Các nhiệm vụ, giải pháp thực hiện

1. Nhận thức về lợi ích và rủi ro phát triển kinh tế ban đêm

- Nâng cao nhận thức về phạm vi và vai trò của kinh tế ban đêm nhằm giảm dần, tiến tới xóa bỏ định kiến về những tiêu cực của kinh tế ban đêm, các loại hình, hoạt động và các điểm vui chơi giải trí về đêm. Nhìn nhận đầy đủ và đánh giá đa chiều về vai trò, cơ hội và rủi ro của kinh tế ban đêm để không quá e ngại các rủi ro bất ổn an ninh trật tự mà bỏ qua các cơ hội phát triển kinh tế ban đêm. Quy hoạch và quản lý tốt kinh tế ban đêm sẽ khai thác tối đa các tiềm năng du lịch, phát triển dịch vụ, quảng bá văn hóa, hình ảnh địa phương, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của tỉnh.

- Nâng cao nhận thức về vai trò của các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố trong việc chủ động nghiên cứu, xây dựng chính sách phát triển các loại hình, hoạt động kinh tế ban đêm phù hợp tình hình thực tiễn trên địa bàn.

- Tăng cường truyn thông về kinh tế ban đêm đến cấp chính quyn cơ sở (xã, phường, thị trn), các tchức xã hội, hiệp hội kinh doanh và người dân... làm rõ những lợi ích, cơ hội, rủi ro, chủ trương phát triển kinh tế ban đêm, các chính sách hỗ trợ... đcác chủ thể tham gia nâng cao nhận thức và chấp hành nghiêm túc quy định của pháp luật về hoạt động kinh tế ban đêm.

2. Áp dụng chính sách, khung pháp lý phát triển kinh tế ban đêm

- Chủ động cập nhật thường xuyên các chính sách liên quan từ Trung ương và kinh nghiệm triển khai thành công kinh tế ban đêm của các địa phương, đề xuất giải pháp phát triển kinh tế ban đêm trên địa bàn tỉnh. Trong đó, tập trung vào các quy định: xác định khu vực, thời gian hoạt động; phát trin sản phm du lịch; giấy phép hoạt động; tiêu chuẩn hoạt động của doanh nghiệp, hộ kinh doanh cá th tham gia kinh tế ban đêm; chính sách hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng; chi phí thuê mặt bng; thuế, phí; vệ sinh môi trường; y tế; phòng chống cháy nổ; các vấn đề liên quan đến an ninh, an toàn của du khách...

- Phân định rõ trách nhiệm và thm quyền giữa các sở, ban, ngành trong quản lý hoạt động kinh tế ban đêm trên cơ sở tăng cường phân cấp, phân quyền mạnh mẽ cho UBND các huyện, thị xã, thành phố trong việc quản lý và phát triển kinh tế ban đêm.

3. Quy hoạch quản lý các hoạt động kinh tế ban đêm

- Lồng ghép nội dung phát triển kinh tế ban đêm vào quy hoạch tỉnh, các quy hoạch kỹ thuật chuyên ngành thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Trong đó, định hướng quy hoạch các địa bàn, khu vực, tuyến đường tập trung phát trin kinh tế ban đêm. Việc quy hoạch phải gn liền với quy hoạch phát trin du lịch, dịch vụ, ăn uống, mua sắm..., đảm bảo phát trin cơ sở hạ tầng (điện, nước, giao thông, ...), điều kiện vệ sinh môi trường, hạn chế tác động của ô nhiễm tiếng ồn, rác thải sinh hoạt, ... Trong trường hp cần thiết, nghiên cứu phương án di dời dân cư ra khỏi khu vực tập trung phát triển kinh tế ban đêm, tránh ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt của người dân vào ban đêm.

- Các khu vực có tiềm năng quy hoạch phát triển kinh tế ban đêm cần được đánh giá (tổ chức lấy ý kiến của các tổ chức nghề nghiệp, các chuyên gia kinh tế, du lịch và ý kiến cộng đồng dân cư,...), rà soát, lập hoặc điều chỉnh các quy hoạch đảm bảo điều kiện trước khi đưa vào thí điểm hoặc kéo dài thời gian hoạt động kinh tế về đêm. Trước mắt, có thể xem xét nghiên cứu quy hoạch phát triển kinh tế ban đêm tại các khu vực có tiềm năng như: Huyện đảo Lý Sơn; thành phố Quảng Ngãi: Quảng trường, Bảo tàng tỉnh, Công viên Ba Tơ, hai bên bờ sông Trà Khúc (đoạn từ cầu Trà Khúc 1 đến cầu Thạch Bích), khu du lịch Thiên Mã huyện Bình Sơn: hai bên bờ sông Trà Bồng; các bãi biển: Mỹ Khê, Sa Huỳnh.

4. Thí điểm thực hiện và kéo dài thời gian tổ chức hoạt động dịch vụ ban đêm tại một số địa điểm, khu vực trên địa bàn tỉnh

- Nghiên cứu cho phép thí điểm thực hiện và kéo dài thời gian tổ chức các hoạt động kinh tế ban đêm tại một số điểm, khu du lịch hấp dẫn, thuận lợi quản lý rủi ro hoạt động dịch vụ ban đêm ở thành phố Quảng Ngãi như:

+ Phát triển công viên Ba Tơ trở thành điểm check-in công cộng, với thiết kế không gian mở hướng ra phía sông Trà, tái hiện lại hình ảnh bờ xe nước truyền thống để khách tham quan, vui chơi và chụp ảnh.

+ Kêu gọi đầu tư tổ chức hoạt động du thuyền, nhà hàng nổi,... phục vụ người dân và du khách tham quan khi Dự án Đập dâng hạ lưu sông Trà Khúc hoàn thành đưa vào sử dụng.

+ Tổ chức dịch vụ trải nghiệm văn hóa, lịch sử Quảng Ngãi tại khu vực Bo tàng, Quảng trường tỉnh: các chương trình nghthuật, giao lưu văn hóa các dân tộc, chợ phiên miền núi, ẩm thực, trò chơi dân gian, tìm hiểu các giá trị văn hóa Sa Huỳnh, Chămpa... tổ chức thường xuyên vào các buổi tối và phục vụ đến 12 giờ đêm hàng ngày.

+ Nghiên cứu cho phép thí đim hoạt động đối với các phương tiện giao thông như: xe điện, xe xích lô, xe đạp... tạo nên sự đa dạng các phương tiện giao thông vận chuyển khách du lịch về đêm.

+ Cho phép kéo dài hoạt động từ 06 giờ tối ngày hôm trước đến 06 giờ sáng ngày hôm sau đối với dịch vụ ăn uống tại khu vực chợ đêm Sông Trà.

- Sau khi thực hiện các hoạt động thí điểm, tiến hành tổng kết đánh giá kết quả tình hình hoạt động và hiệu quả công tác qun lý đlàm cơ sở nhân rộng mô hình ra các địa phương khác.

5. Các giải pháp khác

- Nghiên cứu, xây dựng chính sách khuyến khích, thu hút đầu tư hệ thống cơ sở hạ tầng và các sản phẩm, dịch vụ kinh tế ban đêm. Trong đó, ưu tiên thu hút các nhà đầu tư uy tín, có kinh nghiệm tham gia phát triển kinh tế ban đêm.

- Thường xuyên tổ chức đối thoại với các doanh nghiệp và người dân để nắm bt nhu cầu, các vấn đề phát sinh nhằm kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện kinh tế ban đêm.

- Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có đủ năng lực, kinh nghiệm trong việc triển khai và quản lý nhà nước đối với các hoạt động kinh tế ban đêm.

- Phân bổ nguồn lực phù hợp cho công tác quản lý, kiểm tra, giám sát an ninh, trật tự xã hội, y tế, môi trường,... tại các khu vực phát trin kinh tế ban đêm.

- Nghiên cứu hỗ trợ, cho phép tăng tuyến, tăng thời gian phục vụ trong đêm của các loại hình giao thông công cộng nhm tăng cường kết ni các trung tâm đô thị về đêm, nhất là vào dịp cuối tuần.

- Thiết lập đường dây nóng cho du khách thông tin kịp thời về các vấn đề an ninh trật tự, vệ sinh an toàn thực phẩm, môi trường,...

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Sở Kế hoạch và Đầu tư:

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan lồng ghép các nội dung phát triển kinh tế ban đêm vào Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

- Theo dõi, phối hợp với các cơ quan, đơn vị cập nhật các chỉ tiêu thống kê hoạt động kinh tế ban đêm vào hệ thống các chỉ tiêu kinh tế - xã hội.

- Cập nhật thường xuyên các chính sách liên quan từ Trung ương và kinh nghiệm triển khai thành công kinh tế ban đêm của các địa phương, đ xut giải pháp phát triển kinh tế ban đêm trên địa bàn tỉnh.

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổng hợp, báo cáo đánh giá tình hình thực hiện kinh tế ban đêm trên địa bàn tỉnh theo yêu cầu.

2. Sở Tài chính:

- Chủ trì, cập nhật các chính sách, biện pháp ưu đãi thuế đối với hoạt động kinh tế ban đêm.

- Chủ trì, cập nhật các chính sách, hướng dẫn phân bổ nguồn lực phù hợp cho công tác quản lý, kiểm tra, giám sát an ninh, trật tự xã hội, y tế, môi trường,... tại các khu vực phát trin kinh tế ban đêm.

3. Sở Công Thương:

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan trên cơ sở các quy định và hướng dẫn của Trung ương, xây dựng chính sách thương mại và dịch vụ phù hợp thúc đẩy phát triển kinh tế ban đêm.

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan xây dựng, trình cấp thẩm quyền sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới các quy định về quản lý hoạt động ban đêm đối với các loại hình chợ, siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện lợi, cửa hàng kinh doanh tổng hợp tại một số khu vực có tiềm năng phát triển kinh tế ban đêm.

- Hỗ trợ phát triển các loại hình dịch vụ thương mại hiện đại gắn với phát triển kinh tế ban đêm.

4. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan nghiên cứu, đề xuất các mô hình phát triển, sản phẩm du lịch đêm phù hợp với đặc điểm tình hình đặc thù của các địa phương và nhu cu của khách du lịch.

5. Sở Xây dựng: Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan cụ thể hóa nội dung phát trin kinh tế ban đêm vào quy hoạch xây dựng. Có kế hoạch triển khai cải thiện hệ thống hạ tầng đô thị, trong đó chú trọng hệ thống chiếu sáng công cộng, hệ thống vệ sinh công cộng,... ở những khu vực phát trin kinh tế ban đêm.

6. Sở Giao thông vn tải: Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan lập kế hoạch triển khai cải thiện hệ thống hạ tầng giao thông đảm bảo tính kết nối thuận lợi, đồng bộ; nghiên cứu mở rộng các tuyến đường và kéo dài thời gian hoạt động của các phương tiện giao thông công cộng phù hợp với hoạt động kinh tế ban đêm. Chủ động nghiên cứu triển khai ứng dụng kinh tế chia sẻ trong hoạt động vận tải, đặc biệt lưu ý đến khung giờ ban đêm.

7. Sở Y tế chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, đặc biệt là những khu vực phát triển kinh tế ban đêm.

8. Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan triển khai các nhiệm vụ nhằm đảm bảo vệ sinh môi trường; giảm thiểu tác động do chất thải và tiếng ồn từ hoạt động kinh tế ban đêm ảnh hưởng đến người dân địa phương.

9. Sở Thông tin và Truyền thông:

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan xây dựng, trình cp thm quyền sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới các quy định hoạt động và quản lý, cung cp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng phù hợp với nhu cu hoạt động kinh tế ban đêm trên cơ sở các quy định hướng dn của Trung ương.

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan thiết lập đường dây nóng cho du khách thông tin kịp thời về các vấn đề an ninh trật tự, vệ sinh an toàn thực phẩm, môi trường.

10. Sở Nội vụ chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan lồng ghép vào kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ, công chức, viên chức và cán bộ, công chức cấp xã hằng năm của tỉnh các lớp bồi dưỡng cập nhật kiến thức cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có đủ năng lực, kinh nghiệm trong việc triển khai và quản lý nhà nước đối với các hoạt động kinh tế ban đêm.

11. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan nghiên cứu, rà soát, sửa đi, bổ sung chính sách vlao động, việc làm, thanh tra, kim tra lao động nhm đm bảo môi trường và điu kiện làm việc cho người lao động làm việc về đêm.

12. Công an tỉnh: Chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng hỗ trợ phát trin kinh tế ban đêm; đồng thời, có giải pháp hạn chế những ảnh hưởng, tác hại trong quá trình phát triển kinh tế ban đêm gây ra đối với an ninh, trật tự, an toàn xã hội. Chủ động phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh, triệt xóa các tụ điểm tội phạm, tệ nạn xã hội (ma túy, mại dâm, cờ bạc...), không để hình thành băng, nhóm hoạt động theo kiu xã hội đen; đấu tranh tội phạm buôn lậu, gian lận thương mại, hàng nhái, hàng gi. Thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về an ninh, trật tự (ngành nghề đầu tư, kinh doanh có điu kiện về an ninh, trật tự; cư trú; xuất nhập cảnh; vũ khí, vật liệu nổ, phòng cháy chữa cháy...).

13. Các sở, ban, ngành khác:

Trong quá trình quy hoạch, triển khai phát triển kinh tế ban đêm sẽ phát sinh thêm nhiều nhiệm vụ, giải pháp liên quan đến các sở, ban, ngành; do vậy, trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước được giao, các sở, ban, ngành tiếp tục rà soát, hoàn thiện quy chế phối hợp thực hiện và đxuất các chính sách phù hợp.

14. UBND các huyện, thị xã, thành phố:

- Phối hợp cùng với các sở, ban, ngành đề xuất quy hoạch khu vực, địa điểm có tiềm năng phát triển kinh tế ban đêm trong quá trình xây dựng quy hoạch tỉnh, quy hoạch kỹ thuật chuyên ngành thời kỳ 2021-2030, tm nhìn đến năm 2050.

- Chủ động nghiên cứu và triển khai mô hình phát trin kinh tế ban đêm phù hợp với lợi thế và điều kiện thực tiễn tại địa phương.

- Thường xuyên tổ chức đối thoại với các doanh nghiệp và người dân để nắm bắt nhu cầu, các vấn đề phát sinh nhằm kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện kinh tế ban đêm.

- Phối hợp với các sở, ban, ngành đánh giá, tổng kết mô hình kinh tế ban đêm (các loại hình dịch vụ, sản phẩm du lịch...); chú trọng phát triển thêm các sản phẩm mang đậm bản sắc văn hóa, gắn liền với thế mạnh địa phương.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 4. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đơn vị trực thuộc UBND tỉnh; Giám đốc Công an tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 4;
- Văn phòng Chính phủ (b/c);
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư (b/c);
- Thường trực Tỉnh ủy (b/c);
- Thường trực
HĐND tỉnh;
- CT, PCT UBND tỉnh;
- Đoàn
Đại biểu Quốc hội tỉnh;
- UBMTTQVN, các tổ chức CT-XH tỉnh;
- Báo Quảng Ngãi,
Đài PTTH tỉnh.
- VPUB: PCVP, các P.N/cứu, CBTH;
- Lưu: VT, THh
11.

CHỦ TỊCH




Đặng Văn Minh

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 72/QĐ-UBND ngày 13/01/2021 về Kế hoạch thực hiện Đề án phát triển kinh tế ban đêm ở Việt Nam trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


1.216

DMCA.com Protection Status
IP: 3.141.35.27
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!