BỘ GIAO THÔNG VẬN
TẢI
CỤC
HÀNG KHÔNG VIỆT NAM
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 2777/QĐ-CHK
|
Hà Nội, ngày 12
tháng 11 năm 2024
|
QUYẾT
ĐỊNH
BAN HÀNH KẾ HOẠCH ỨNG PHÓ KHÔNG LƯU HÀNG
KHÔNG DÂN DỤNG VIỆT NAM
CỤC
TRƯỞNG CỤC HÀNG KHÔNG VIỆT NAM
Căn cứ Luật Hàng
không dân dụng Việt Nam ngày 29/6/2006 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của
Luật Hàng không dân dụng Việt Nam ngày 21/11/2014;
Căn cứ Nghị định số
66/2015/NĐ-CP ngày 12/8/2015 của Chính phủ quy định về nhà chức trách hàng
không;
Căn cứ các Thông tư
của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về quản lý và bảo đảm hoạt động
bay: Thông tư số 19/2017/TT-BGTVT ngày 06/6/2017; Thông tư số 32/2021/TT-BGTVT
ngày 14/12/2021 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số
19/2017/TT-BGTVT ngày 06/6/2017 và Thông tư số 15/2024/TT- BGTVT ngày 29/5/2024
về sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 19/2017/TT-BGTVT ngày
06/6/2017;
Căn cứ các Quyết định
của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và
cơ cấu tổ chức của Cục Hàng không Việt Nam: Quyết định số 651/QĐ-BGTVT ngày
29/5/2023; Quyết định số 371/QĐ-BGTVT ngày 02/4/2024 về việc sửa đổi Điều 3 của Quyết định số 651/QĐ-BGTVT ngày 29/5/2023 và Quyết
định số 665/QĐ-BGTVT ngày 24/5/2024 về việc sửa đổi một số nội dung tại Điều 2 Quyết định số 651/QĐ-BGTVT ngày 29/5/2023;
Xét đề nghị của Tổng
công ty Quản lý bay Việt Nam tại các công văn số 7135/QLB-KL ngày 05/11/2024 và
số 7311/QLB-KL ngày 12/11/2024;
Theo đề nghị của Phó
trưởng phòng phụ trách phòng Quản lý hoạt động bay Cục Hàng không Việt Nam,
QUYẾT
ĐỊNH:
Điều 1. Ban
hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch ứng phó không lưu hàng không dân dụng
Việt Nam (phiên bản 08).
Điều 2. Tổng
công ty Quản lý bay Việt Nam có trách nhiệm đảm bảo tính sẵn sàng của các hệ
thống, trang thiết bị tại các vị trí ứng phó có thể sử dụng ngay khi thực hiện
ứng phó; rà soát, làm thủ tục thông báo tin tức hàng không để người khai thác
tàu bay biết và áp dụng trong trường hợp cần thiết.
Điều 3. Quyết
định này có hiệu lực kể từ ngày 26/12/2024 và bãi bỏ Quyết định số 1453/QĐ-CHK
ngày 26/6/2024 của Cục Hàng không Việt Nam.
Điều 4. Tổng
giám đốc Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam, Trưởng phòng Quản lý hoạt động bay,
Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết
định này./.
Nơi nhận:
-
Như Điều 4;
- Cục trưởng (để b/c);
- PCT Hồ Minh Tấn;
- Cục Tác chiến BTTM;
- Bộ Tham mưu QC PK-KQ;
- ACV, Cảng HKQT Vân Đồn;
- VNA, VJC, PIC, BAV, VAG;
- VASCO, VNH, HAA;
- Cảng vụ HK: MB, MT, MN;
- Lưu: VT, QLHĐB (19b).
|
KT. CỤC TRƯỞNG
PHÓ CỤC TRƯỞNG
Hồ Minh Tấn
|
KẾ
HOẠCH
ỨNG PHÓ KHÔNG LƯU HÀNG KHÔNG DÂN DỤNG VIỆT
NAM
(ban
hành kèm theo Quyết định số 2777/QĐ-CHK ngày 12/11/2024 của Cục Hàng không Việt
Nam)
GHI
NHẬN CÁC TU CHỈNH (TC)/HIỆU ĐÍNH (HĐ)
TC/HĐ
SỐ
|
SỐ
QUYẾT ĐỊNH
|
NGÀY
ÁP DỤNG
|
GHI
CHÚ
|
PB
01
|
1647/QĐ-CHK
ngày 11/04/2012
|
20/05/2012
|
|
PB
02
|
902/QĐ-CHK
ngày 02/6/2026
|
10/06/2016
|
|
PB
03
|
1804/QĐ-CHK
ngày 29/09/2020
|
05/11/2020
|
|
PB
04
|
2936/QĐ-CHK
ngày 25/12/2023
|
22/02/2024
|
|
PB
05
|
843/QĐ-CHK
ngày 15/4/2024
|
18/04/2024
|
|
PB06
|
949/QĐ-CHK
ngày 25/4/2024
|
13/06/2024
|
|
PB07
|
1453/QĐ-CHK
ngày 26/6/2024
|
08/08/2024
|
|
PB08
|
2777/QĐ-CHK
ngày 12/11/2024
|
26/12/2024
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
MỤC LỤC
Quyết định ban hành
Ghi nhận các tu
chỉnh/hiệu đính
Phần I: Những quy
định chung
1.
|
Mục đích, phạm vi,
đối tượng áp dụng và nguyên tắc thực hiện
|
|
2.
|
Quy ước viết tắt
|
|
3.
|
Các cơ sở không lưu
(ATS) liên quan
|
|
4.
|
Các quốc gia, vùng
thông báo bay (FIR) bị ảnh hưởng
|
|
5.
|
Ban chỉ đạo, Ban
chỉ huy ứng phó không lưu
|
|
6.
|
Cấu trúc đường bay
ứng phó
|
|
7.
|
Quản lý không lưu
và phương thức ứng phó
|
|
8.
|
Phương thức đối với
tổ lái và nhà khai thác tàu bay
|
|
9.
|
Phương thức liên
lạc
|
|
10.
|
Phương thức ứng phó
không lưu khi có hoạt động của núi lửa
|
|
11.
|
Phương thức ứng phó
không lưu khi có đại dịch
|
|
12.
|
Các dịch vụ hỗ trợ
liên quan
|
|
13.
|
Miễn trừ về Giấy
phép
|
|
|
Phần II: Kế hoạch
ứng phó áp dụng cho các cơ sở ATS
|
|
1.
|
Khu vực miền Bắc
|
|
2.
|
Khu vực miền Trung
|
|
3.
|
Khu vực miền Nam
|
|
4.
|
Trung tâm Quản lý
luồng không lưu
|
|
|
Phần III: Phương án
ứng phó khi có hoạt động của núi lửa
|
|
1.
|
Giới thiệu
|
|
2.
|
Nguyên tắc chung
|
|
3.
|
Phương án ứng phó
khi có hoạt động của núi lửa
|
|
|
Phần IV: Phương án
ứng phó khi vùng trời không thể sử dụng được
|
|
|
Phần V: Tổ chức
thực hiện
|
|
1.
|
Triển khai thực
hiện kế hoạch
|
|
2.
|
Tu chỉnh Kế hoạch
|
|
3.
|
Kiểm tra, giám sát
|
|
|
Danh mục các phụ
lục và các phụ lục
|
|
PHẦN
I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
1.
Mục đích, phạm vi, đối tượng áp dụng và nguyên tắc thực hiện
1.1 Mục đích
1.1.1 Kế hoạch ứng
phó không lưu này hướng dẫn về việc lập kế hoạch; cơ cấu đường bay ATS ứng phó;
phương thức công bố, thông báo tình trạng ứng phó; phương thức triển khai ứng
phó và phối hợp trợ giúp giữa các cơ sở cung cấp dịch vụ không lưu (sau đây gọi
tắt là cơ sở ATS), kết thúc việc ứng phó; phương thức ứng phó của tổ lái; danh mục
các tần số vô tuyến và địa chỉ liên lạc liên quan trong các trường hợp được
phân chia như sau:
- Phân cấp kế hoạch
ứng phó:
+ Cấp độ 1: các kế
hoạch trong nước (nội bộ trong quốc gia) có ít hoặc không có ảnh hưởng đối với
các nhà cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay khác;
+ Cấp độ 2: các kế
hoạch ứng phó phối hợp (liên quốc gia) liên quan đến hai hoặc nhiều quốc gia;
và
+ Cấp độ 3: các kế
hoạch ứng phó cấp tiểu khu vực hoặc khu vực, chi tiết hóa các thỏa thuận ứng
phó ảnh hưởng đến người sử dụng vùng trời hoặc dịch vụ được cung cấp bên ngoài
vùng trời ứng phó.
- Phân loại kế hoạch
ứng phó:
+ Loại 1: Vùng trời
an toàn nhưng khai thác bị hạn chế hoặc không có dịch vụ ATS. Nguyên nhân do
trục trặc hệ thống kỹ thuật hay các hệ thống hỗ trợ khác, hỏa hoạn, bãi công,
đại dịch, động đất, bị khủng bố, v.v.
+ Loại 2: Vùng trời
không an toàn. Nguyên nhân do núi lửa hoạt động, ảnh hưởng mây tro núi lửa, các
hoạt động quân sự v.v.
+ Loại 3: Vùng trời
không thể sử dụng được. Nguyên nhân do đại dịch, an ninh quốc phòng, hạt nhân
khẩn cấp.
1.1.2 Kế hoạch này có
mục đích đảm bảo duy trì tối đa các hoạt động bay không bị gián đoạn tại một
khu vực diễn ra ứng phó không lưu nhất là các luồng bay quá cảnh chính trong
trường hợp ứng phó không lưu trong vùng thông báo bay (FIR) Hà Nội, FIR Hồ Chí
Minh và đảm bảo công tác triển khai thực hiện kế hoạch ứng phó của cơ sở ATS bị
ảnh hưởng được nhanh chóng, nhịp nhàng và an toàn.
1.2 Phạm vi và đối
tượng áp dụng
Kế hoạch này áp dụng
cho các cơ sở ATS thuộc Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam; cho các tàu bay bay
quá cảnh, tàu bay bay đi và đến các sân bay quốc tế và nội địa liên quan đến
ứng phó không lưu tại Việt Nam; các tổ chức và cá nhân liên quan.
1.3 Nguyên tắc thực
hiện
- Đảm bảo an toàn cho
các hoạt động bay HKDD và Quân sự trong trường hợp ứng phó không lưu.
- Đảm bảo duy trì tối
đa trong khả năng cho phép số chuyến bay khai thác trong khu vực có ứng phó
không lưu và nhất là các luồng bay quá cảnh chính trong FIR Hà Nội, FIR Hồ Chí
Minh.
- Kế hoạch được xây
dựng phù hợp với các quy định của ICAO tại Phụ ước 11, mẫu Kế hoạch ứng phó
không lưu của Văn phòng khu vực Châu Á/Thái Bình Dương, tuân thủ quy định của
pháp luật Việt Nam và các văn bản thỏa thuận giữa các bên liên quan.
- Việc ứng phó không
lưu cần phải tiến hành trên cơ sở sử dụng tối đa nguồn lực của ngành HKDD Việt
Nam theo nguyên tắc 4 tại chỗ (phương án đối phó tại chỗ, lực lượng tại chỗ,
trang thiết bị tại chỗ và hậu cần tại chỗ), phù hợp với các thỏa thuận phối hợp
trợ giúp giữa Cục Hàng không Việt Nam và Cục Hàng không các nước liên quan.
Ghi chú: Vùng trời ứng phó
là vùng trời trong phạm vi trách nhiệm cung cấp dịch vụ ATS của một cơ sở ATS
nhưng cơ sở ATS đó bị suy giảm nghiêm trọng hoặc ngưng trệ khả năng cung cấp
ATS do trục trặc hệ thống kỹ thuật hay các hệ thống hỗ trợ khác, hoặc do hỏa
hoạn, bãi công, đại dịch, động đất, khủng bố, v.v phải ủy quyền cho một cơ sở
ATS khác cung cấp dịch vụ ATS.
2.
Quy ước viết tắt
Trong Kế hoạch này,
các chữ viết tắt dưới đây được hiểu như sau:
- ACC : Trung tâm kiểm soát
đường dài
- ADS-C : Giám sát tự động
phụ thuộc - Dạng hợp đồng
- AFTN : Mạng viễn thông cố
định hàng không
- AMHS : Hệ thống xử lý điện
văn dịch vụ không lưu
- ANS : Dịch vụ bảo đảm
hoạt động bay
- AIP : Tập thông báo tin
tức hàng không
- AIS : Dịch vụ thông báo
tin tức hàng không
- APP : Cơ sở kiểm soát
tiếp cận
- ARO/AIS : Cơ sở thủ tục bay
- ATC : Điều hành bay
- ATS : Dịch vụ không lưu
- CNS : Thông tin, dẫn
đường, giám sát hàng không
- ĐHB : Điều hành bay
- FIR : Vùng thông báo bay
- GCU : Bộ phận kiểm soát
mặt đất
- HF : Sóng ngắn (từ 3.000
đến 30.000 KHz)
- HK : Hàng không
- HKDD : Hàng không dân dụng
- HKVN : Hàng không Việt Nam
- ICAO : Tổ chức HKDD quốc
tế
- IFR : Quy tắc bay bằng
thiết bị
- KSVKL : Kiểm soát viên
không lưu
- METAR : Bản tin báo cáo
thời tiết thường lệ tại sân bay dạng mã hóa
- NOTAM : Điện văn thông báo
HK
- PK- KQ : Phòng không - Không
quân
- QLB : Quản lý bay
- QLLKL : Quản lý luồng không
lưu
- RNAV : Dẫn đường khu vực
- SIGMET : Thông tin liên quan
đến các hiện tượng thời tiết nguy hiểm trên đường bay có thể ảnh hưởng đến an
toàn của hoạt động bay.
- TAF : Bản tin dự báo thời
tiết tại sân bay
- TAF AMD : Bản tin bổ sung dự
báo thời tiết tại sân bay
- TIBA : Phương thức tàu bay
tự phát thanh
- TKCN : Tìm kiếm cứu nạn
- TWR : Đài kiểm soát tại
sân bay
- VHF : Sóng cực ngắn (từ
30 đến 300 MHz)
- VFR : Quy tắc bay bằng
mắt
3.
Các cơ sở ATS liên quan
3.1 Khu vực miền Bắc
- Cơ sở ĐHB: ACC Hà
Nội, APP/TWR (GCU) Nội Bài, TWR Điện Biên, TWR Cát Bi, TWR Vinh, TWR Đồng Hới,
TWR Thọ Xuân và TWR Vân Đồn.
- Cơ sở thông báo,
hiệp đồng bay (thuộc Trung tâm Quản lý luồng không lưu).
- Trung tâm ARO/AIS
Nội Bài (thuộc Trung tâm Thông báo tin tức hàng không).
3.2 Khu vực miền
Trung
- Cơ sở ĐHB:
CTL/APP/TWR (GCU) Đà Nẵng, APP/TWR (GCU) Cam Ranh, TWR Phú Bài, TWR Chu Lai,
TWR Phù Cát, TWR Pleiku và TWR Tuy Hòa.
- Trung tâm ARO/AIS
Đà Nẵng, Trung tâm ARO/AIS Cam Ranh (thuộc Trung tâm Thông báo tin tức hàng
không).
3.3 Khu vực miền Nam
- Cơ sở ĐHB: ACC Hồ
Chí Minh, APP/TWR (GCU) Tân Sơn Nhất, TWR Buôn Ma Thuột, TWR Liên Khương, TWR
Cần Thơ, TWR Cà Mau, TWR Côn Sơn, TWR Rạch Giá và TWR (GCU) Phú Quốc.
- Trung tâm ARO/AIS
Tân Sơn Nhất và Đội ARO Phú Quốc (thuộc Trung tâm Thông báo tin tức hàng
không).
Ghi chú: Địa chỉ liên lạc các
cơ sở ATS xem tại Phụ lục 1 Kế hoạch này.
4.
Các quốc gia, vùng thông báo bay bị ảnh hưởng
4.1 Các vùng thông báo
bay (FIR) và cơ sở ATS của các quốc gia bị ảnh hưởng đến Kế hoạch này gồm:
Stt
|
Quốc
gia
|
FIR
|
Cơ
sở ATS
|
1
|
Cam-pu-chia
|
Phnôm Pênh
|
ACC Phnôm Pênh
|
2
|
Lào
|
Viên Chăn
|
ACC Viên Chăn
|
3
|
Trung Quốc
|
Côn Minh
Quảng Châu
Sanya
|
ACC Côn Minh
ACC Nanning
ACC Sanya
|
4
|
Phi-lip-pin
|
Manila
|
ACC Manila
|
5
|
Singapore
|
Singapore
|
ACC Singapore
|
6
|
Malaysia
|
Kuala Lumpur
|
ACC Kuala Lumpur
|
4.2 Khi Kế hoạch ứng phó
không lưu được công bố, các nhà chức trách HKDD của các quốc gia liên quan sẽ
được thông báo phù hợp với các Văn bản phối hợp ứng phó không lưu được ký giữa
Cục HKVN và Cục HKDD các nước liên quan.
5. Ban chỉ đạo, Ban
chỉ huy ứng phó không lưu
5.1 Ban chỉ đạo ứng
phó không lưu (Ban chỉ đạo)
5.1.1 Thành phần
- Lãnh đạo Cục
HKVN
- Trưởng Phòng Quản
lý HĐB - Cục HKVN
- Lãnh đạo Tổng
công ty QLBVN
- Lãnh đạo Tổng
công ty Cảng HKVN
- Lãnh đạo Tổng
công ty HKVN
- Lãnh đạo Cảng vụ
HK khu vực liên quan
- Đại diện Cục Tác
chiến Bộ Tổng Tham mưu
- Đại diện Bộ Tham
mưu Quân chủng PK-KQ
- Giám đốc Trung tâm Quản lý luồng không
lưu
- Giám đốc Trung
tâm Thông báo tin tức HK
- Trưởng Ban Không
lưu
- Trưởng Ban Kỹ
thuật
- Trưởng Ban An
toàn - Chất lượng
- Trưởng Ban An
ninh hàng không
- Tổng công ty Hàng
không Việt Nam - CTCP
- Công ty CPHK
Vietjet Air
- Công ty CPHK
Pacific Airlines
- Công ty CPHK Hàng không Tre Việt
|
- Chủ tịch
- Phó Chủ tịch
- Phó CT thường trực
- Ủy viên
- Ủy viên
- Ủy viên
- Ủy viên
- Ủy viên
- Ủy viên
- Ủy viên
- Ủy viên
- Ủy viên
- Ủy viên
- Ủy viên
- Ủy viên
- Ủy viên
- Ủy viên
- Ủy viên
|
5.1.2 Nhiệm vụ
- Tổ chức, chỉ đạo và
giám sát việc thực hiện Kế hoạch ứng phó không lưu;
- Xem xét, công bố áp
dụng Kế hoạch; tổ chức thông báo cho các cơ quan, đơn vị liên quan biết;
- Báo cáo, nhận và
triển khai thực hiện chỉ đạo từ cơ quan cấp trên;
- Chỉ đạo, hướng dẫn
Ban chỉ huy triển khai thực hiện kế hoạch ứng phó;
- Tổ chức điều chuyển
nguồn nhân lực, trang thiết bị nhằm đảm bảo đưa dịch vụ điều hành bay nhanh
chóng trở lại hoạt động;
- Chỉ đạo việc chấm
dứt tình trạng ứng phó, đưa dịch vụ điều hành bay trở lại hoạt động bình thường
và tổ chức rút kinh nghiệm.
Ghi chú:
- Ngay sau khi xảy
ra tình huống ứng phó, Ban chỉ đạo ngay lập tức triệu tập họp để triển khai
thực hiện kế hoạch ứng phó.
- Trong trường hợp
xảy ra tình huống ứng phó liên quan đến hành vi can thiệp bất hợp pháp, Ban chỉ
đạo báo cáo Văn phòng thường trực của Ủy ban An ninh Hàng không Quốc gia để chỉ
đạo, giải quyết đối phó với hành vi này.
- Địa chỉ liên hệ
Ban chỉ đạo xem tại Phụ lục 2 Kế hoạch này.
5.2 Ban chỉ huy ứng
phó không lưu (Ban chỉ huy)
5.2.1 Thành phần
1) Khu vực miền Bắc,
miền Trung, miền Nam
- Ban chỉ huy gồm
Giám đốc Công ty QLB khu vực (Trưởng Ban chỉ huy), đại diện liên quan của Cảng
vụ HK tại Cảng HK, đại diện Lãnh đạo Cảng HK, Trưởng Trung tâm Quản lý - Điều
hành bay khu vực và cán bộ các cơ sở cung cấp dịch vụ ANS liên quan. Thành phần
chi tiết cho từng khu vực xem tại Phần II Kế hoạch này.
2) Trung tâm Quản lý
luồng không lưu (Cơ sở thông báo, hiệp đồng bay):
Ban chỉ huy gồm Giám
đốc Trung tâm (Trưởng Ban chỉ huy), đại diện Trung tâm Quản lý - Điều hành bay
quốc gia và cán bộ các cơ sở cung cấp dịch vụ ANS liên quan. Thành phần chi
tiết xem tại Phần II Kế hoạch này.
5.2.2 Nhiệm vụ
- Xác định, đánh giá
tình hình, đề xuất các phương án, báo cáo Ban chỉ đạo;
- Tổ chức các lực
lượng, phương tiện và hệ thống trang thiết bị để khắc phục sự cố và tiến hành
các hành động cần thiết để đảm bảo an toàn bay.
- Triển khai Kế hoạch
ứng phó không lưu, theo dõi liên tục tình huống ứng phó.
- Trao đổi thông tin
với các cơ sở ATS thuộc các FIR kế cận và triển khai hiệp đồng ứng phó.
- Liên lạc chặt chẽ
với các cơ quan, đơn vị liên quan; thông báo cho người khai thác tàu bay.
- Thực hiện các chỉ
thị của Ban chỉ đạo.
- Theo dõi và đề xuất
Ban chỉ đạo để điều chỉnh nội dung NOTAM (nếu cần);
- Tổng hợp tình hình,
đánh giá kết quả thực hiện và bổ sung kế hoạch ứng phó.
6. Cấu trúc đường bay
ứng phó
6.1 Hệ thống đường
bay ATS ứng phó gồm một số trong các đường bay ATS đang sử dụng với các mực bay
hạn chế. Hệ thống đường bay ATS ứng phó được miêu tả chi tiết tại Phần
II Kế hoạch này.
6.2 Khi tình trạng
ứng phó được công bố, các chuyến bay nội địa, các chuyến bay quốc tế đến, đi
tại các Cảng HK liên quan sẽ tạm thời bị đình chỉ cho đến khi tình trạng cung
cấp ATS được đánh giá đầy đủ và hệ thống trở lại hoạt động bình thường. Ban chỉ
đạo sẽ quyết định việc cắt giảm hay cho phép các chuyến bay này hoạt động trở
lại. Các chuyến bay quốc tế đường dài và các chuyến bay đặc biệt (chuyến bay
tìm kiếm cứu nạn, chuyến bay công vụ, chuyến bay nhân đạo, v.v) sẽ được ưu
tiên.
6.3 Khi xảy ra tình
huống ứng phó không lưu, các nhà khai thác quốc tế có chuyến bay bị ảnh hưởng
sẽ được Ban chỉ huy khu vực liên quan thông báo ngay khi hệ thống hoạt động trở
lại. Các chuyến bay quốc tế liên quan được xem xét, bố trí sử dụng các đường HK
quốc nội để tiến nhập vào hệ thống đường bay ATS ứng phó quốc tế.
6.4 Các nhà khai thác
quốc tế có thể lựa chọn bay sang FIR bên cạnh để tránh bay trong FIR xảy ra
tình huống ứng phó không lưu. Các đường bay ATS ứng phó được sử dụng trong tình
huống này sẽ được cung cấp bởi các cơ sở ATS liên quan.
7. Quản lý không lưu
và phương thức ứng phó
7.1 Các biện pháp ứng
phó không lưu lập trong Kế hoạch này được áp dụng trong hai trường hợp ứng phó
ngắn hạn (xảy ra bất ngờ, ngay lập tức và không có thời gian chuẩn bị) và ứng
phó dài hạn (có thể dự đoán trước được và có thời gian chuẩn bị).
7.2 Trong thời gian
xảy ra tình huống ứng phó không lưu, dịch vụ bảo đảm hoạt động bay có thể ngừng
hoặc gián đoạn, cụ thể như dịch vụ thông tin, giám sát ATS. Khi đó, một NOTAM
sẽ được phát hành cho biết các thông tin liên quan, bao gồm cả ngày giờ dự kiến
dịch vụ được khôi phục. Khi xảy ra tình huống ứng phó, các cơ sở ATS kế cận có
trách nhiệm cung cấp dịch vụ thông báo bay, dịch vụ báo động trên các đường bay
ứng phó đi tới khu vực trách nhiệm của mình.
7.3 Trong trường hợp
ứng phó không lưu, các phân khu kiểm soát thuộc cơ sở ATS liên quan có thể sẽ
được phân chia lại hoặc giữ nguyên. Trách nhiệm cung cấp dịch vụ ATS sẽ do các
cơ sở ATS ứng phó đảm nhiệm cho các đường bay ứng phó theo Kế hoạch này. Sơ đồ
phân chia khu vực trách nhiệm ứng phó không lưu được mô tả chi tiết tại Phương
án ứng phó cụ thể của cơ sở ATS liên quan.
7.4 Phương tiện liên
lạc sử dụng chính sẽ là VHF hoặc HF.
Ghi chú: Chi tiết về thông
tin liên lạc nêu tại Phụ lục 1 Kế hoạch này.
7.5 Cơ sở ATS có thể
bị quá tải trong giai đoạn đầu diễn ra ứng phó. Cơ sở ATS có thể đưa ra các
hành động phù hợp để tạm thời điều chỉnh đường bay cho tàu bay trên các đường
thay thế không là đường bay ứng phó, sau đó từng bước chuyển sang cơ cấu đường
bay ứng phó.
7.6 NOTAM về kế hoạch
ứng phó bao gồm các nội dung sau:
- Giờ và ngày bắt đầu
áp dụng kế hoạch ứng phó không lưu;
- Vùng trời sử dụng
cho việc hạ cánh và bay quá cảnh, vùng trời cần phải bay tránh;
- Chi tiết về trang
thiết bị và dịch vụ sử dụng hoặc không sử dụng, các hạn chế đối với việc cung
cấp ATS (ví dụ: ACC, APP, TWR, GCU), bao gồm ngày dự kiến phục hồi dịch vụ (nếu
có);
- Thông tin về việc
cung cấp các dịch vụ thay thế;
- Các đường ATS có
thể sử dụng, các đường bay ứng phó được công bố trong AIP, hoặc các đường bay
ứng phó chiến thuật đã được xác định;
- Các thay đổi đối
với đường bay ứng phó không có trong Kế hoạch này;
- Phương thức đặc
biệt được thực hiện bởi cơ sở ATS lân cận không có trong Kế hoạch này;
- Phương thức đặc
biệt do tổ lái thực hiện;
- Chi tiết khác liên
quan mà nhà khai thác tàu bay có thể tiến hành nếu thấy cần thiết.
Ghi chú: Mẫu NOTAM được quy
định tại Phụ lục 3 Kế hoạch này.
7.7 Trong trường hợp
Phòng NOTAM quốc tế không thể phát được NOTAM thì Trung tâm ARO/AIS Tân Sơn
Nhất sẽ thực hiện phương án giải trợ theo yêu cầu của Ban chỉ đạo.
7.8 Phân cách tàu bay
- Việc phân cách tàu bay
sẽ được áp dụng phù hợp với quy định tại Doc.4444 và Doc.7030 (ICAO): Phân cách
cao áp dụng tối thiểu là 300m (1000ft) trong môi trường RVSM và 600m (2000ft)
trong môi trường không RVSM.
- Mức độ chấp nhận
lưu lượng bay: 15 phút đối với các tàu bay trên cùng một mực bay, trên cùng một
đường bay hoặc trên các đường bay giao nhau tại điểm chuyển giao kiểm soát.
7.9 Hạn chế mực bay
Tùy tình huống ứng
phó, thông thường các chuyến bay quốc tế đường dài và các chuyến bay đặc biệt
(chuyến bay tìm kiếm cứu nạn, chuyến bay công vụ, chuyến bay nhân đạo, v.v) sẽ
được ưu tiên mực bay phù hợp.
7.10 Báo cáo vị trí
tàu bay
Tổ lái sẽ tiếp tục
báo cáo vị trí tàu bay theo thường lệ, phù hợp với phương thức báo cáo ATS
thông thường.
7.11 Khai thác VFR
Trong trường hợp ứng
phó, các chuyến bay VFR sẽ không khai thác trong vùng trời ứng phó liên quan,
trừ trường hợp đặc biệt như tàu bay công vụ và chuyến bay đặc biệt do Ban chỉ
đạo cho phép thực hiện.
7.12 Các phương thức
đối với cơ sở ATS
Cơ sở ATS cung cấp
dịch vụ ATC sẽ phải tuân theo phương thức khai thác khẩn nguy và áp dụng cấp độ
phù hợp với phương thức ứng phó theo Văn bản phối hợp ứng phó không lưu. Các
phương thức này bao gồm:
1) Cơ sở ATS khi xác
định được khả năng cung cấp ATS của mình bị suy giảm do tình huống ứng phó sẽ
thông báo đến tổ lái về tình huống ứng phó và đưa ra khuyến cáo về khả năng cơ
sở ATS có thể phải di rời và việc cung cấp dịch vụ ATC sẽ bị ngưng trệ. Trong
tình huống việc di rời khỏi cơ sở ATS là cần thiết, phương thức giải tỏa sẽ
được áp dụng, nếu còn đủ thời gian, cơ sở ATS sẽ gửi thông báo khẩn cho tổ lái
trên tần số đang sử dụng về phương tiện liên lạc thay thế.
2) Trong thời gian áp
dụng phương thức ứng phó, các nhà khai thác tiếp tục chuyển điện văn kế hoạch
bay tới các cơ sở ATS qua mạng AFTN/AMHS theo phương thức thông thường.
3) Khi có thông báo
từ Ban chỉ đạo, nhà cung cấp dịch vụ ATS của các FIR lân cận sẽ áp dụng Kế
hoạch ứng phó không lưu phù hợp với Văn bản phối hợp ứng phó không lưu đã được
ký kết.
4) Cơ sở ATS ứng phó
chịu trách nhiệm đối với tàu bay quá cảnh bay vào FIR Hà Nội, FIR Hồ Chí Minh
sẽ phải thiết lập liên lạc với tàu bay càng sớm càng tốt theo khả năng có thể
(ít nhất là 30 phút trước giờ dự kiến vào khu vực trách nhiệm ứng phó).
5) Cơ sở ATS ứng phó
chịu trách nhiệm đối với tàu bay bay vào FIR đang thực hiện ứng phó sẽ hướng
dẫn cho tổ lái phải duy trì mực bay và tốc độ bay chỉ định cuối cùng (Mach
number nếu áp dụng) trong quá trình bay quá cảnh vào FIR.
6) Cơ sở ATS ứng phó
chịu trách nhiệm sẽ không được phép thay đổi mực bay hoặc tốc độ bay nào (Mach
number nếu áp dụng) ít nhất là 10 phút trước khi tàu bay bay vào vùng trời ứng
phó.
7) Tàu bay có thể lựa
chọn để tránh vùng trời Việt Nam và nhà chức trách HKDD liên quan sẽ phải cung
cấp các đường bay ứng phó thay thế phù hợp. Việc này sẽ được thông báo bằng
NOTAM.
7.13 Chuyển đổi sang kế
hoạch ứng phó
- Trong khoảng thời
gian không chắc chắn về việc vùng trời có bị đóng cửa hay không, nhà khai thác
tàu bay cần chuẩn bị kế hoạch thay đổi về đường bay ATS khi đang bay, biết được
đường bay ATS ứng phó thay thế theo Kế hoạch ứng phó hoặc phát hành NOTAM hoặc
được công bố trong AIP.
- Trong tình huống
vùng trời bị đóng cửa mà chưa được công bố, trong trường hợp có thể, cơ sở ATS
thông báo cho tất cả các tàu bay trong vùng trời của mình về việc vùng trời nào
bị đóng và yêu cầu chờ hướng dẫn tiếp theo.
- Cơ sở ATS cần lưu ý
khi việc đóng cửa vùng trời hoặc các sân bay được công bố, từng hãng HK có thể
có những yêu cầu khác nhau về các đường bay ATS thay thế. Cơ sở ATS cần phải
sẵn sàng để xem xét, đáp ứng các yêu cầu của tổ lái nhằm bảo đảm an toàn cho
các hoạt động bay.
7.14 Rà soát văn bản
phối hợp ứng phó không lưu
- Cục HKVN chủ trì
phối hợp với Tổng công ty QLB Việt Nam và các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức
ký kết văn bản phối hợp ứng phó không lưu với Cục HKDD các nước liên quan phù
hợp với kế hoạch của ICAO khu vực và thỏa thuận giữa các bên liên quan.
- Tổng công ty QLB
Việt Nam tổ chức ký văn bản phối hợp ứng phó không lưu với Tổng công ty Cảng HK
Việt Nam (có sự tham gia của cơ quan Cục HK Việt Nam); thường xuyên rà soát, đề
xuất sửa đổi bổ sung nội dung của Kế hoạch và Văn bản phối hợp ứng phó không
lưu.
8. Phương thức đối
với tổ lái và nhà khai thác tàu bay
8.1 Nộp kế hoạch bay
không lưu
Khi hoạt động trong
các FIR Việt Nam, tổ lái hoặc nhân viên điều độ của hãng hàng không hoặc nhân
viên trợ giúp thủ tục kế hoạch bay nộp kế hoạch bay phù hợp với các yêu cầu quy
định tại AIP Việt Nam, Phụ ước 2 và Tài liệu Doc.4444.
Các yêu cầu về lập kế
hoạch bay trong AIP Việt Nam vẫn tiếp tục được áp dụng, trừ khi được sửa đổi
theo đường bay ATS ứng phó và FLAS theo huấn lệnh KSVKL và/hoặc theo NOTAM.
8.2 Cấp phép bay
Các nhà khai thác tàu
bay phải hoàn tất thủ tục về phép bay với các cơ quan cấp phép bay của Việt Nam
(Cục HK Việt Nam, Cục Tác chiến - Bộ Quốc phòng, Cục Lãnh sự - Bộ Ngoại giao)
trước khi thực hiện chuyến bay quá cảnh, đi và đến trong các FIR Việt Nam, chi
tiết liên quan xem tại AIP Việt Nam.
8.3 Phương thức khai
thác của tổ lái
- Trước khi bay vào
khu vực ứng phó, tổ lái xem xét quyết định đi sân bay dự bị hoặc tiếp tục thực
hiện chuyến bay theo kế hoạch, thống nhất với cơ sở ATS để thực hiện việc này.
- Tổ lái của tàu bay
bay qua khu vực đang xảy ra ứng phó không lưu phải chấp hành chặt chẽ các quy
định sau:
1) Tàu bay bay dọc
theo các đường bay ATS được ấn định trong Kế hoạch này sẽ phải tuân theo quy
tắc bay IFR và sẽ được chỉ định một mực bay phù hợp với khung phân bổ mực bay
áp dụng cho các đường bay ứng phó được nêu tại kế hoạch ứng phó cụ thể của cơ
sở ATS liên quan.
2) Tàu bay sẽ phải
đạt được mực bay chỉ định cuối cùng do cơ sở ATS chịu trách nhiệm ít nhất là 10
phút trước khi bay vào vùng trời ứng phó hoặc các hướng dẫn khác phù hợp với
các thỏa thuận đã được ký kết.
3) Tổ lái phải duy
trì mực bay trong toàn bộ thời gian bay trong vùng trời ứng phó, mực bay chỉ
định cuối cùng bởi cơ sở ATS chịu trách nhiệm cuối cùng trước khi tàu bay tiến
vào hệ thống đường bay ứng phó và cũng không được thay đổi mực bay và tốc độ
bay ngoại trừ trường hợp khẩn nguy hoặc để đảm bảo an toàn cho chuyến bay.
4) Trong bất kỳ tình
huống khẩn nguy hay vì lý do an toàn cho chuyến bay mà không thể duy trì mực
bay chỉ định khi vào vùng trời ứng phó, tổ lái sẽ phải đổi hướng mũi trước khi
thay đổi độ cao về phía bên phải của trục đường bay ATS ứng phó, nếu như bay
lệch ra ngoài FIR thì tổ lái phải thông báo ngay lập tức đến ACC chịu trách
nhiệm cho vùng trời đó. Tổ lái phải phát mù trên tần số 121.5MHz và thông báo
ngay bằng cách phát thanh trên tần số VHF 123.45MHz điện văn thay đổi mực bay
khẩn nguy liên quan (bao gồm tên hiệu tàu bay, vị trí tàu bay, mực bay băng
qua, mực bay đã rời, v.v).
5) Tổ lái phải tuân
thủ chặt chẽ các biện pháp phát thanh trong khi bay và thường xuyên giữ chế độ
canh nghe trên tần số VHF 123.45MHz.
6) Tổ lái phải báo
cáo vị trí tại điểm báo cáo vị trí cuối cùng của tàu bay trước khi vào vùng
trời ứng phó kèm theo thông tin về giờ dự kiến bay vào vùng trời ứng phó và giờ
dự kiến bay ra khỏi vùng trời ứng phó; báo cáo vị trí khi qua các điểm báo cáo
vị trí bắt buộc đã được thiết lập trên đường bay ứng phó.
7) Tổ lái cần thiết
lập liên lạc ngay với cơ sở ATS ứng phó (ít nhất là 10 phút trước giờ dự kiến
đến/qua ranh giới chuyển giao kiểm soát).
8) Tổ lái phải duy
trì mức cảnh giác cao nhất khi khai thác trong vùng trời ứng phó và phải có
hành động phù hợp nhằm đảm bảo an toàn cho chuyến bay.
Ghi chú: Phương thức tàu bay
tự phát thanh (TIBA) được nêu tại Phụ lục 4 Kế
hoạch này.
8.4 Phương thức bay
chặn
Tổ lái cần phải lưu ý
rằng để phù hợp với các thông lệ quốc tế hiện tại, tàu bay của họ có thể sẽ bị
bay chặn bởi tàu bay quân sự trên đường bay ứng phó. Nhà khai thác tàu bay sẽ
phải làm quen với các phương thức bay chặn của quốc tế được quy định trong
Thông tư của Bộ Giao thông vận tải quy định về quản lý và bảo đảm hoạt động
bay, Phụ ước 2 ICAO về Quy tắc bay và được công bố trong Tập AIP Việt Nam.
9. Phương thức liên
lạc
9.1 Khi hoạt động
trong vùng trời xảy ra ứng phó không lưu, tổ lái nên sử dụng phương thức liên
lạc phát thanh thông thường ở nơi dịch vụ ATC được cung cấp. Phương thức liên
lạc này phù hợp với phương thức liên lạc trong Kế hoạch ứng phó hoặc theo các
chỉ dẫn của NOTAM.
9.2 Nếu bị mất liên
lạc ngoài dự kiến trên tần số thông thường của dịch vụ ATC, tổ lái phải cố gắng
thiết lập liên lạc trên tần số khác có thể, ví dụ nếu mất liên lạc khi đang bay
đường dài thì sẽ thiết lập liên lạc với cơ sở ATS có trách nhiệm điều hành tiếp
theo. Tổ lái cố gắng thiết lập liên lạc với cơ sở ATS trên tần số cuối cùng mà
liên lạc hai chiều đã được thiết lập. Trong trường hợp mất liên lạc với cơ sở
ATS, tổ lái tiếp tục báo cáo vị trí như bình thường trên tần số đã được quy
định và cũng phát báo cáo vị trí trên tần số ứng phó đã quy định.
9.3 Tần số liên lạc: Bảng
liệt kê các tần số sử dụng cho các đường bay ứng phó, các cơ sở ATS cung cấp
dịch vụ thông báo bay và theo dõi liên lạc không - địa trong vùng trời ứng phó
được công bố chi tiết theo Phụ lục 5 Kế hoạch này.
10.
Phương thức ứng phó không lưu khi có hoạt động núi lửa
Phương thức ứng phó
không lưu khi có hoạt động núi lửa xem chi tiết tại Phụ
lục 6 Kế hoạch này.
11.
Phương thức ứng phó không lưu khi có đại dịch
Phương thức ứng phó
không lưu khi có đại dịch xem chi tiết tại Phụ lục 7
Kế hoạch này.
12.
Các dịch vụ hỗ trợ liên quan
12.1 Dịch vụ Thông
báo tin tức hàng không (AIS)
- NOTAM thông báo
thực hiện Kế hoạch ứng phó không lưu sẽ được gửi tới các địa chỉ liên quan và
sẽ được phát liên tục trước, trong và ở bất kỳ giai đoạn nào của quá trình ứng
phó. NOTAM sẽ gồm các tin tức liên quan, các hành động phải thực hiện nhằm giảm
thiểu các ảnh hưởng của sự suy giảm trong việc cung cấp dịch vụ ATC của cơ sở
ATS liên quan.
- NOTAM sẽ được Phòng
NOTAM quốc tế của Việt Nam phát theo chỉ đạo của Ban chỉ đạo.
12.2 Dịch vụ Khí
tượng (MET)
- Cục HKVN (Phòng
Quản lý hoạt động bay) là cơ quan quản lý chuyên ngành về khí tượng HK. Các cơ
sở cung cấp dịch vụ khí tượng do Cục HKVN giao trách nhiệm bảo đảm cung cấp
dịch vụ khí tượng cho hoạt động bay nội địa và quốc tế phù hợp với Thông tư của
Bộ Giao thông vận tải quy định về quản lý và bảo đảm hoạt động bay, Phụ ước 3
về khí tượng HK và phần nội dung về khí tượng của Tài liệu (Doc.9673) về dịch
vụ khí tượng cho không vận quốc tế/ Kế hoạch không vận châu Á - Thái Bình Dương
như sau:
1) Bản tin báo cáo
thời tiết thường lệ hoặc đặc biệt tại sân bay (METAR/SPECI); bản tin dự báo hạ
cánh (TREND); bản tin dự báo thời tiết tại sân bay (TAF); bản tin dự báo thời
tiết tại sân bay được bổ sung (TAF AMD).
2) SIGMET/AIRMET cho
FIR Hà Nội và FIR Hồ Chí Minh.
3) Dự báo điều kiện
đường bay (dự báo gió nhiệt trên cao, dự báo thời tiết nguy hiểm trên đường bay
SIGWX).
4) Cảnh báo sân bay;
Cảnh báo gió dứt.
- Việc cung cấp tin
tức khí tượng cho các cơ sở ATS theo văn bản hiệp đồng giữa cơ sở cung cấp dịch
vụ khí tượng và cơ sở ATS liên quan;
- Việc cung cấp dịch
vụ khí tượng sẽ được duy trì trong tình huống ứng phó không lưu. Tuy nhiên khi
dịch vụ ATS bị gián đoạn, các thông tin khí tượng cập nhật sẽ được cung cấp cho
các cơ sở ATS trong Kế hoạch ứng phó không lưu.
12.3 Dịch vụ Tìm kiếm
cứu nạn (SAR)
- Các cơ sở ATS tham
gia Kế hoạch ứng phó không lưu phải thông báo các tin tức cần thiết liên quan
đến các tàu bay gặp tai nạn hoặc trong tình huống khẩn nguy cho các cơ quan
phối hợp TKCN liên quan tại Việt Nam.
- Địa chỉ các cơ quan
phối hợp TKCN:
a) Thường trực Ban
chỉ huy PCTT&TKCN HK - Cục HKVN:
Phòng Quản lý hoạt
động bay - Cục Hàng không Việt Nam
Số 119, đường Nguyễn
Sơn, quận Long Biên, thành phố Hà Nội
Điện thoại:
84-24-38720 199
Fax: 84-24-38 732 762
Email: [email protected]
b) Thường trực Ban
chỉ huy TKCN HK - Tổng công ty QLBVN
Trung tâm Phối hợp
TKCN hàng không
Số 05, ngõ 200, đường
Nguyễn Sơn, quận Long Biên, thành phố Hà Nội
Điện thoại: 84-24-38727797
Fax: 84-24-38729404
Địa chỉ AFTN/AMHS:
VVVVYCYX
Email:[email protected]
- Trong trường hợp
cần thiết, các cơ sở ATS tham gia ứng phó phải hỗ trợ trong việc phát các tin
tức về các giai đoạn TKCN phù hợp với các tình huống hồ nghi, báo động, khẩn
nguy.
13.
Miễn trừ về giấy phép
Cơ sở ATS thực hiện
việc ứng phó không lưu theo Kế hoạch này được miễn trừ các yêu cầu về giấy phép
nhân viên, giấy phép khai thác hệ thống thiết bị và giấy phép khai thác của cơ
sở ATS
Ghi chú: Cục HKVN Hướng dẫn
về các trường hợp miễn trừ trong lĩnh vực bảo đảm hoạt động bay tại công văn số
2043/QĐ-CHK ngày 26/9/2023.
PHẦN
II. KẾ HOẠCH ỨNG PHÓ ÁP DỤNG CHO CƠ SỞ ATS
I.
KHU VỰC MIỀN BẮC
1.
Lực lượng
1.1 Ban chỉ huy
- Giám đốc Công ty
QLB miền Bắc - Trưởng Ban chỉ huy
- Đại diện Cảng vụ HK
tại Cảng HK liên quan
- Đại diện Lãnh đạo
Cảng HK Nội Bài/Cảng HK có liên quan
- Trưởng Trung tâm
Quản lý - Điều hành bay khu vực I
- Trưởng Trung tâm
Kiểm soát đường dài Hà Nội
- Trưởng Trung tâm
Kiểm soát tiếp cận - tại sân Nội Bài
- Đài trưởng Đài KSKL
liên quan
- Trưởng Trung tâm
Bảo đảm kỹ thuật
- Trưởng Trung tâm
hiệp đồng TKCN
- Trưởng Trung tâm ARO/AIS
Nội Bài
- Trưởng trung tâm
Cảnh báo thời tiết và Trưởng Trung tâm KTHK Nội Bài (trong trường hợp ứng phó
khi có hoạt động núi lửa)
Ghi chú: Địa chỉ liên hệ Ban
chỉ huy xem tại Phụ lục 2 Kế hoạch này.
1.2 Lực lượng tham
gia ứng phó
Lãnh đạo Công ty Quản
lý bay miền Bắc, lực lượng KSVKL, lực lượng ARO/AIS, kỹ thuật, khí tượng và
TKCN liên quan phải nhanh chóng tham gia ứng phó với sự hỗ trợ của lực lượng
tại chỗ của cơ sở ATS ứng phó, thực hiện kế hoạch ứng phó, đảm bảo an toàn cho
các hoạt động bay.
2.
Nội dung ứng phó
2.1
ACC Hà Nội
Kế hoạch UPKL xem chi
tiết tại Phụ lục 8 Kế hoạch này.
2.2
APP Nội Bài
2.2.1 Phân định lại
các khu vực ứng phó
Khu vực kiểm soát
tiếp cận Nội Bài hiện được phân chia thành 02 phân khu: Kiểm soát trung tận -
TMC (Terminal control) và Kiểm soát đến - ARR (Arrival control). Căn cứ vào điều
kiện thực tế, để đảm bảo khả năng cung cấp dịch vụ CNS của hệ thống thiết bị kỹ
thuật, khu vực ứng phó của APP Nội Bài sẽ sát nhập phân khu TMC và phân khu
ARR.
2.2.2 Phương thức ứng
phó không lưu
Ban chỉ huy nhanh
chóng triệu tập họp, xác định tính chất, mức độ và phạm vi sự cố, nội dung
phương án ứng phó; báo cáo chi tiết trực Lãnh đạo Tổng công ty QLB Việt Nam để
báo cáo Ban chỉ đạo ứng phó không lưu chỉ đạo, giải quyết.
2.2.2.1 Ứng phó ngắn
hạn
a) Trách nhiệm cung
cấp dịch vụ không lưu:
Do ACC Hà Nội (phân
khu 1) đảm nhiệm thực hiện tại ACC Hà Nội.
b) Thiết bị kỹ thuật
ứng phó
- Sử dụng thiết bị
liên lạc tần số VHF: 132.3 MHz (chính), 128.15 MHz (dự phòng) và 121.5 MHz
(khẩn nguy).
- Liên lạc điểm đối điểm:
Điện thoại (024.38729920).
- AFTN/AMHS:
VVHNZQZX.
c) Phương thức ứng
phó
- Ban chỉ huy chỉ đạo
thực hiện các công việc:
+ Tập hợp lực lượng,
triển khai nhiệm vụ cụ thể cho từng bộ phận;
+ Thông báo và yêu cầu
ACC Hà Nội thực hiện nhiệm vụ ứng phó cho APP Nội Bài.
+ Điều chuyển ngay một
số KSVKL của APP Nội Bài để thực hiện ứng phó tại ACC Hà Nội.
- Kíp trực ứng phó
chịu trách nhiệm thông báo cho các cơ quan, đơn vị liên quan qua các phương
tiện liên lạc: Đường dây nóng, điện thoại, AFTN/AMHS, v.v.
- Cơ sở ATS ứng phó
phải thông báo cho tàu bay liên quan về thời điểm thực hiện kế hoạch ứng phó
bằng kênh liên lạc đối không, cơ sở ATS và tần số liên lạc tiếp theo.
- Cơ sở ATC ứng phó
triển khai thực hiện cung cấp dịch vụ theo nội dung Kế hoạch ứng phó.
Ghi chú: Trong trường hợp
cần thiết, Ban chỉ huy ứng phó sẽ điều động tăng cường lực lượng KSVKL và kỹ
thuật tham gia ứng phó.
2.2.2.2 Ứng phó dài
hạn
a) Trách nhiệm cung
cấp dịch vụ không lưu
Do APP Nội Bài đảm
nhiệm thực hiện tại ACC Hà Nội cũ tại Nội Bài
b) Thiết bị kỹ thuật
ứng phó
- Sử dụng thiết bị
liên lạc tần số VHF: 125.1MHz (chính), 121.0MHz (dự phòng) và 121.5 MHz (khẩn
nguy).
- Liên lạc điểm đối điểm:
Điện thoại (024.38860957, 024.38860958).
- AFTN/AMHS:
VVHNZQZV.
- Hệ thống xử lý dữ liệu
giám sát (RDP).
c) Phương thức ứng
phó
- Ban chỉ huy chỉ đạo
thực hiện ngay các công việc:
+ Triển khai, bố trí
lực lượng tại ACC Hà Nội cũ tại Nội Bài: Do KSVKL của APP Nội Bài đảm nhiệm.
+ Tăng cường tối đa khả
năng cung cấp dịch vụ theo điều kiện thực tế.
- Các kíp trực ứng
phó chịu trách nhiệm thông báo cho các cơ quan, đơn vị liên quan qua các phương
tiện liên lạc: Đường dây nóng, điện thoại, AFTN/AMHS, v.v; các kíp trực ứng phó
triển khai thực hiện.
- Trước khi thực hiện
kế hoạch: Tiến hành thử nghiệm cung cấp dịch vụ không lưu trong thời gian 15
phút hoặc đối với 03 chuyến bay liên tục. Trong thời gian thử nghiệm để kiểm
tra, chỉ chấp nhận lưu lượng 01 chuyến bay/1 thời điểm đối với khu vực trách
nhiệm ứng phó của các cơ sở ATC tham gia ứng phó.
- Thực hiện kế hoạch:
Sau khi thử nghiệm thành công, cung cấp dịch vụ không lưu theo Kế hoạch ứng
phó.
2.2.3 Phương thức bay
và quy định khai thác
Áp dụng theo quy định
hiện hành.
2.3
TWR/GCU Nội Bài
Ban chỉ huy nhanh
chóng triệu tập họp, xác định tính chất, mức độ và phạm vi sự cố, nội dung
phương án ứng phó; báo cáo chi tiết trực Lãnh đạo Tổng công ty QLB Việt Nam để
báo cáo Ban chỉ đạo ứng phó không lưu chỉ đạo, giải quyết.
2.3.1 Ứng phó ngắn
hạn
2.3.1.1 Trách nhiệm
cung cấp dịch vụ không lưu
Do APP Nội Bài đảm
nhiệm, thực hiện tại APP Nội Bài.
2.3.1.2 Thiết bị kỹ
thuật ứng phó
- Sử dụng thiết bị
liên lạc tần số VHF: 125.1 MHz (chính), 121.0 MHz (dự phòng) và 121.5 MHz (khẩn
nguy).
- Liên lạc điểm đối điểm:
Điện thoại (024.38866186).
- AFTN/AMHS: VVNBZAZX
- Hệ thống xử lý dữ
liệu giám sát (RDP).
2.3.1.3 Phương thức
ứng phó
Ban chỉ huy chỉ đạo
thực hiện các công việc:
- Tập hợp lực lượng,
triển khai nhiệm vụ cụ thể cho từng bộ phận;
- Thông báo và yêu
cầu APP Nội Bài thực hiện nhiệm vụ ứng phó cho TWR/GCU Nội Bài.
- Điều chuyển ngay
các KSVKL của TWR/GCU để thực hiện ứng phó tại APP Nội Bài.
- Trong giai đoạn
đầu, yêu cầu đình chỉ tàu bay cất cánh tại sân bay và cấp huấn lệnh bay chờ cho
các chuyến bay đang thực hiện phương thức tiếp cận trong thời gian TWR/GCU Nội
Bài triển khai lực lượng tại vị trí ứng phó. Lưu ý trường hợp tàu bay đang
trong giai đoạn tiếp cận chót có thể bay lại khi không nhận được huấn lệnh hạ
cánh.
- Kíp trực ứng phó
chịu trách nhiệm thông báo cho các cơ quan, đơn vị liên quan qua các phương tiện
liên lạc: Đường dây nóng, điện thoại, AFTN/AMHS, v.v.
- Kíp trực ứng phó
thông báo cho tàu bay liên quan về thời điểm thực hiện kế hoạch ứng phó bằng
kênh liên lạc đối không, cơ sở ATS và tần số liên lạc tiếp theo.
- TWR/GCU Nội Bài
triển khai thực hiện cung cấp dịch vụ theo Kế hoạch ứng phó.
Ghi chú: Trong trường hợp
cần thiết, Ban chỉ huy ứng phó sẽ điều động tăng cường lực lượng KSVKL và kỹ
thuật tham gia ứng phó.
2.3.2 Ứng phó dài hạn
2.3.2.1 Trách nhiệm
cung cấp dịch vụ không lưu
Do TWR/GCU Nội Bài
đảm nhiệm thực hiện tại Đài chỉ huy K4.
2.3.2.2 Thiết bị kỹ
thuật ứng phó
a) TWR Nội Bài
- Liên lạc VHF: Sử dụng
các tần số 118.4 MHz (chính); 118.9 MHz (dự phòng) và 121.5 MHz (khẩn nguy).
- Liên lạc điểm đối điểm:
Điện thoại (024.38866186);
- AMHS: VVNBZTZX
b) GCU Nội Bài
- Liên lạc VHF: Sử dụng
các tần số 121.9 MHz (chính); 121.65 MHz (dự phòng) và 121.5 MHz (khẩn nguy).
- Liên lạc điểm đối điểm:
Điện thoại (024.38866186).
- AMHS: VVNBZTZX
2.3.2.3 Phương thức
ứng phó
- Ban chỉ huy chỉ đạo
thực hiện ngay các công việc:
+ Triển khai, lắp đặt
các thiết bị tại Đài K4: Trong vòng tối đa 72 giờ.
+ Triển khai, bố trí
lực lượng tại Đài chỉ huy K4: Do KSVKL của TWR/GCU Nội Bài đảm nhiệm. Tăng
cường tối đa khả năng cung cấp dịch vụ theo điều kiện thực tế.
- Kíp trực ứng phó
chịu trách nhiệm thông báo cho các cơ quan, đơn vị liên quan qua các phương
tiện liên lạc: Đường dây nóng, điện thoại, AFTN/AMHS, v.v; và triển khai thực
hiện.
- Trước khi thực hiện
kế hoạch: Tiến hành thử nghiệm cung cấp dịch vụ không lưu trong thời gian 15
phút hoặc đối với 03 chuyến bay liên tục. Trong thời gian thử nghiệm để kiểm
tra, chỉ chấp nhận lưu lượng 01 chuyến bay/1 thời điểm trong khu vực trách
nhiệm.
- Thực hiện kế hoạch:
Sau khi thử nghiệm thành công, cung cấp dịch vụ không lưu theo Kế hoạch ứng
phó.
2.3.3 Phương thức bay
và quy định khai thác
Áp dụng theo quy định
hiện hành.
2.4
Đài kiểm soát tại sân bay: Cát Bi, Vinh, Điện Biên, Đồng Hới, Thọ Xuân và Vân
Đồn
2.4.1 Vị trí ứng phó
Trong trường hợp TWR
không thể sử dụng được, tạm thời sử dụng vị trí thay thế và thiết bị liên lạc
phục vụ cho công tác điều hành bay như sau:
Stt
|
TWR
|
Vị
trí ứng phó
|
Tần
số điều hành
|
Liên
lạc
điểm nối điểm (Điện thoại)
|
1
|
Điện Biên
|
TWR cũ
|
118.7
MHz, 121.5 MHz (nếu có)
|
0215.3824429
|
2
|
Cát Bi
|
TWR cũ
|
118.5
MHz, 121.5 MHz (nếu có)
|
0225.8830606
|
3
|
Vinh
|
1) TWR cũ
2) Tháp Ra đa
|
118.3
MHz, 121.5 MHz (nếu có)
|
0238.3852173
|
4
|
Đồng Hới
|
Khu cách ly nhà ga
|
118.7
MHz, 121.5 MHz (nếu có)
|
0232.3810995
|
5
|
Thọ Xuân
|
Đài K5 đầu Đông
|
118.65
MHz, 121.5 MHz (nếu có)
|
0237.3889888
|
6
|
Vân Đồn
|
Tầng 5- Phòng Trung
tâm điều hành Cảng HKQT Vân Đồn
|
118.1
MHz, 121.5 MHz (nếu có)
|
0203.3991868
|
Ghi chú: Công ty Quản lý bay
miền Bắc có trách nhiệm chủ trì phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan để
đảm bảo triển khai vị trí ứng phó (có văn bản ký kết giữa hai bên).
2.4.2 Phương thức ứng
phó
Ban chỉ huy nhanh
chóng triệu tập họp, xác định tính chất, mức độ và phạm vi sự cố, nội dung
phương án ứng phó; báo cáo chi tiết trực Lãnh đạo Tổng công ty QLBVN để báo cáo
Ban chỉ đạo chỉ đạo, giải quyết.
2.4.2.1 Ứng phó ngắn
hạn
- Khi đang có hoạt
động bay trong khu vực trách nhiệm:
+ Sử dụng mọi phương
tiện liên lạc có thể để liên lạc với tàu bay và thông báo đình hoãn cất cánh
(trường hợp tàu bay ở mặt đất) và cho tàu bay bay chờ (trường hợp tàu bay chưa
hạ cánh);
+ Trường hợp không liên
lạc được với tàu bay: Sử dụng đèn hiệu, pháo hiệu để liên lạc một chiều với tàu
bay và tiếp tục cung cấp dịch vụ kiểm soát tại sân bay.
+ Triển khai vị trí ứng
phó đảm bảo quan sát tốt khu hoạt động tại sân bay và giai đoạn cất/hạ cánh của
tàu bay.
- Khi không có hoạt
động bay trong khu vực trách nhiệm: Thực hiện như trường hợp ứng phó dài hạn.
- Kíp trực ứng phó
chịu trách nhiệm thông báo cho các cơ quan, đơn vị liên quan qua các phương
tiện liên lạc: Đường dây nóng, điện thoại, AMHS, v.v.
- Kíp trực ứng phó
thông báo cho tàu bay liên quan về thời điểm thực hiện kế hoạch ứng phó bằng
kênh liên lạc đối không, cơ sở ATS và tần số liên lạc tiếp theo.
2.4.2.2 Ứng phó dài
hạn
- Ban chỉ huy chỉ đạo
thực hiện ngay các công việc:
+ Tập hợp lực lượng,
triển khai nhiệm vụ cụ thể cho từng bộ phận;
+ Triển khai lực lượng
và trang thiết bị kỹ thuật tại vị trí ứng phó.
- Kíp trực ứng phó
chịu trách nhiệm thông báo cho các cơ quan, đơn vị liên quan qua các phương
tiện liên lạc sẵn có; triển khai thực hiện:
+ Trước khi thực hiện kế
hoạch: Tiến hành thử nghiệm cung cấp dịch vụ không lưu đối với 03 chuyến bay
liên tục. Trong khoảng thời gian thử nghiệm để kiểm tra, chỉ chấp nhận lưu
lượng 01 chuyến bay/1 thời điểm trong khu vực trách nhiệm.
+ Thực hiện kế hoạch:
Sau khi thử nghiệm thành công, cung cấp dịch vụ không lưu theo Kế hoạch ứng
phó.
2.4.3 Phương thức bay
và quy định khai thác
Áp dụng theo quy định
hiện hành.
2.4.4 Lưu lượng bay
khi thực hiện phương thức ứng phó
Chỉ chấp nhận giãn
cách giữa các chuyến bay từ 30 phút trở lên.
2.5
ARO Nội Bài
2.5.1 Vị trí ứng phó
Trong trường hợp
phòng thủ tục bay không sử dụng được, sử dụng vị trí ứng phó là phòng trực của
Cơ sở Đánh tín hiệu tàu bay tại tầng 1 đầu Tây nhà ga T2 Cảng HKQT Nội Bài.
2.5.2 Phương thức ứng
phó
Ban chỉ huy nhanh
chóng triệu tập họp, xác định tính chất, mức độ và phạm vi sự cố, nội dung
phương án ứng phó; báo cáo chi tiết Trực lãnh đạo Tổng công ty QLBVN để báo cáo
Ban chỉ đạo chỉ đạo, giải quyết.
2.5.2.1 Ứng phó ngắn
hạn
- ARO nhanh chóng sử
dụng các phương tiện thông tin hiện có (hoặc nhờ hỗ trợ) thông báo cho ACC Hà
Nội, APP/TWR/GCU Nội Bài, đại diện các hãng Hàng không đang tham gia khai thác.
- Ban chỉ huy chỉ đạo
thực hiện ngay các công việc:
+ Tập hợp lực lượng,
triển khai nhiệm vụ cụ thể cho từng bộ phận; sử dụng vị trí ứng phó là phòng
trực của Cơ sở Đánh tín hiệu tàu bay tại tầng 1 đầu Tây nhà ga T2 Cảng HKQT Nội
Bài (để nhận và cung cấp thông tin trực tiếp cho tổ lái hoặc nhân viên điều độ
của hãng hàng không hoặc nhân viên trợ giúp thủ tục kế hoạch bay), cử tối thiểu
01 nhân viên ARO đến phòng trực APP Nội Bài sử dụng vị trí đầu cuối AFTN/AMHS
của APP Nội Bài (để phát chuyển điện văn ATS qua hệ thống AFTN/AMHS).
+ Điều chuyển lực
lượng ARO về vị trí ứng phó;
+ Yêu cầu giải trợ
điện văn về APP Nội Bài (địa chỉ VVNBZAZX) và thực hiện ủy quyền cho APP Nội
Bài phát điện văn (do nhân viên ARO thực hiện) hoặc ủy quyền cho cơ sở ARO Tân
Sơn Nhất phát điện văn.
- Kíp trực ứng phó
chịu trách nhiệm thông báo cho các cơ quan, đơn vị liên quan qua các phương
tiện liên lạc: đường dây nóng, điện thoại, AFTN/AMHS, bộ đàm, v.v về việc thực
hiện kế hoạch ứng phó ngắn hạn.
2.5.2.2 Ứng phó dài
hạn
- Ban chỉ huy chỉ đạo
thực hiện ngay các công việc:
+ Tập hợp lực lượng,
triển khai nhiệm vụ cụ thể cho từng bộ phận;
+ Triển khai lực lượng
và trang thiết bị kỹ thuật tại vị trí ứng phó.
- Kíp trực ứng phó
chịu trách nhiệm thông báo cho các cơ quan, đơn vị liên quan qua các phương
tiện liên lạc sẵn có; triển khai thực hiện kế hoạch ứng phó dài hạn:
+ Trước khi thực hiện kế
hoạch: Tiến hành liên lạc với các cơ sở ATS khác cho 01 chuyến bay; sau đó kiểm
tra, đánh giá và triển khai thực hiện.
+ Thực hiện kế hoạch:
Sau khi thử nghiệm thành công, cung cấp dịch vụ không lưu theo Kế hoạch ứng phó.
2.5.3 Phương thức nộp
kế hoạch bay
Áp dụng theo quy định
hiện hành.
II.
KHU VỰC MIỀN TRUNG
1.
Lực lượng ứng phó
1.1 Ban chỉ huy
- Giám đốc Công ty
QLB miền Trung- Trưởng Ban chỉ huy
- Đại diện Cảng vụ HK
tại Cảng HK liên quan
- Đại diện Lãnh đạo
Cảng HK Đà Nẵng/Cảng HK liên quan
- Trưởng Trung tâm
Quản lý - Điều hành bay khu vực II
- Trưởng Trung tâm
kiểm soát tiếp cận - tại sân Đà Nẵng
- Trưởng Trung tâm
kiểm soát đường dài Hồ Chí Minh (khi ứng phó cho APP/TWR Cam Ranh và TWR Tuy
Hòa)
- Trưởng APP/TWR Cam
Ranh/Đài trưởng các Đài KSKL liên quan
- Trưởng Trung tâm
bảo đảm kỹ thuật
- Trưởng Trung tâm
hiệp đồng TKCN
- Trưởng Trung tâm
ARO/AIS Đà Nẵng
- Trưởng Trung tâm
ARO/AIS Cam Ranh
- Trưởng trung tâm
Cảnh báo thời tiết và Trưởng Trung tâm KTHK Đà Nẵng (trong trường hợp ứng phó
khi có hoạt động núi lửa)
Ghi chú: Địa chỉ liên hệ Ban
chỉ huy xem tại Phụ lục 2 Kế hoạch này.
1.2 Lực lượng tham
gia ứng phó
Lãnh đạo Công ty Quản
lý bay miền Trung, lực lượng KSVKL, lực lượng ARO/AIS, kỹ thuật, khí tượng và
TKCN liên quan phải nhanh chóng tham gia ứng phó với sự hỗ trợ của lực lượng
tại chỗ của cơ sở ATS ứng phó, thực hiện kế hoạch ứng phó, đảm bảo an toàn cho
các hoạt động bay.
2.
Kế hoạch ứng phó của các cơ sở ATS
2.1
CTL Đà Nẵng
2.1.1 Phương thức ứng
phó không lưu
Ban chỉ huy nhanh
chóng triệu tập họp, xác định tính chất, mức độ và phạm vi sự cố, nội dung
phương án ứng phó; báo cáo chi tiết trực Lãnh đạo Tổng công ty QLB Việt Nam để
báo cáo Ban chỉ đạo ứng phó không lưu chỉ đạo, giải quyết.
2.1.1.1 Ứng phó ngắn
hạn
a) Trách nhiệm cung
cấp dịch vụ không lưu:
Do APP Đà Nẵng đảm
nhiệm thực hiện tại vị trí APP Đà Nẵng.
b) Thiết bị kỹ thuật
ứng phó
- Sử dụng thiết bị
liên lạc tần số 120.45 MHz (chính) và 125.45 MHz (dự phòng), 121.5 MHz (khẩn
nguy).
- Liên lạc điểm nối điểm:
Hot line hoặc điện thoại điện thoại 0236.6299577; 5225, (tổng đài 0236.3813814);
AFTN/AMHS: VVDNZAZX.
- Hệ thống giám sát
ATS.
c) Phương thức ứng
phó
- Ban chỉ huy chỉ đạo
thực hiện các công việc:
+ Tập hợp lực lượng,
triển khai nhiệm vụ cụ thể cho từng bộ phận;
+ Thông báo và yêu cầu
APP Đà Nẵng thực hiện nhiệm vụ ứng phó cho CTL Đà Nẵng.
+ Phân công ngay một số
KSVKL của CTL Đà Nẵng để phối hợp thực hiện ứng phó tại APP Đà Nẵng.
- Kíp trực ứng phó
chịu trách nhiệm thông báo cho các cơ quan, đơn vị liên quan qua các phương
tiện liên lạc: Đường dây nóng, điện thoại, AFTN/AMHS, v.v.
- Cơ sở ATS ứng phó
phải thông báo cho tàu bay liên quan về thời điểm thực hiện kế hoạch ứng phó
bằng kênh liên lạc đối không, cơ sở ATS và tần số liên lạc tiếp theo.
- Cơ sở ATS ứng phó
triển khai thực hiện cung cấp dịch vụ theo nội dung Kế hoạch ứng phó.
2.1.1.2 Ứng phó dài
hạn
a) Trách nhiệm cung
cấp dịch vụ không lưu
Do CTL Đà Nẵng đảm
nhiệm thực hiện tại vị trí SUP CTL/APP Đà Nẵng
b) Thiết bị kỹ thuật
ứng phó
- Sử dụng thiết bị
liên lạc tần số 125.3 MHz (chính) và 125.45 MHz (dự phòng), 121.5 MHz (khẩn
nguy).
- Liên lạc điểm nối điểm:
Hotline và điện thoại 5226 (tổng đài 0236.3813814); AFTN/AMHS: VVDNZAZX.
- Hệ thống giám sát
ATS.
c) Phương thức ứng
phó
- Ban chỉ huy chỉ đạo
thực hiện ngay các công việc:
+ Triển khai, bố trí
lực lượng tại vị trí SUP CTL/APP Đà Nẵng: Do KSVKL của CTL Đà Nẵng đảm nhiệm.
+ Tăng cường tối đa khả
năng cung cấp dịch vụ theo điều kiện thực tế.
- Các kíp trực ứng
phó chịu trách nhiệm thông báo cho các cơ quan, đơn vị liên quan qua các phương
tiện liên lạc: Đường dây nóng, điện thoại, AFTN/AMHS, v.v; các kíp trực ứng phó
triển khai thực hiện.
- Trước khi thực hiện
kế hoạch: Tiến hành thử nghiệm cung cấp dịch vụ không lưu trong thời gian 15
phút hoặc đối với 03 chuyến bay liên tục. Trong thời gian thử nghiệm để kiểm
tra, chỉ chấp nhận lưu lượng 01 chuyến bay/1 thời điểm đối với khu vực trách
nhiệm ứng phó của các cơ sở ATS tham gia ứng phó.
- Thực hiện kế hoạch:
Sau khi thử nghiệm thành công, cung cấp dịch vụ không lưu theo Kế hoạch ứng
phó.
Ghi chú: Trong trường hợp
cần thiết, Ban chỉ huy ứng phó sẽ điều động tăng cường lực lượng KSVKL và kỹ
thuật tham gia ứng phó.
2.1.2 Phương thức bay
và quy định khai thác
Áp dụng theo quy định
hiện hành.
2.2
APP Đà Nẵng
2.2.1 Phương thức ứng
phó không lưu
Ban chỉ huy nhanh
chóng triệu tập họp, xác định tính chất, mức độ và phạm vi sự cố, nội dung
phương án ứng phó; báo cáo chi tiết trực Lãnh đạo Tổng công ty QLB Việt Nam để
báo cáo Ban chỉ đạo ứng phó không lưu chỉ đạo, giải quyết.
2.2.1.1 Ứng phó ngắn
hạn
a) Trách nhiệm cung
cấp dịch vụ không lưu:
Do CTL Đà Nẵng đảm
nhiệm thực hiện tại vị trí CTL Đà Nẵng.
b) Thiết bị kỹ thuật
ứng phó
- Sử dụng thiết bị
liên lạc tần số 125.3 MHz (chính) và 125.45 MHz (dự phòng), 121.5 MHz (khẩn
nguy).
- Liên lạc điểm nối điểm:
điện thoại 0236.3825018; 5225 (tổng đài 0236.3813814); AFTN/AMHS: VVDNZAZX.
- Hệ thống giám sát
ATS.
c) Phương thức ứng
phó
- Ban chỉ huy chỉ đạo
thực hiện các công việc:
+ Tập hợp lực lượng,
triển khai nhiệm vụ cụ thể cho từng bộ phận;
+ Thông báo và yêu cầu
CTL Đà Nẵng thực hiện nhiệm vụ ứng phó cho APP Đà Nẵng.
+ Phân công ngay một số
KSVKL của APP Đà Nẵng để phối hợp thực hiện ứng phó tại CTL Đà Nẵng.
- Kíp trực ứng phó
chịu trách nhiệm thông báo cho các cơ quan, đơn vị liên quan qua các phương tiện
liên lạc: Đường dây nóng, điện thoại, AFTN/AMHS, v.v.
- Cơ sở ATS ứng phó
phải thông báo cho tàu bay liên quan về thời điểm thực hiện kế hoạch ứng phó
bằng kênh liên lạc đối không, cơ sở ATS và tần số liên lạc tiếp theo.
- Cơ sở ATS ứng phó
triển khai thực hiện cung cấp dịch vụ theo nội dung Kế hoạch ứng phó.
2.2.1.2 Ứng phó dài
hạn
a) Trách nhiệm cung
cấp dịch vụ không lưu
Do APP Đà Nẵng đảm
nhiệm thực hiện tại vị trí SUP CTL/APP Đà Nẵng
b) Thiết bị kỹ thuật
ứng phó
- Sử dụng thiết bị
liên lạc tần số 120.45 MHz (chính) và 125.45 MHz (dự phòng), 121.5 MHz (khẩn
nguy).
- Liên lạc điểm nối điểm:
Hotline và điện thoại 5226 (tổng đài 0236.3813814); AFTN/AMHS: VVDNZAZX.
- Hệ thống giám sát
ATS.
c) Phương thức ứng
phó
- Ban chỉ huy chỉ đạo
thực hiện ngay các công việc:
+ Triển khai, bố trí
lực lượng tại vị trí SUP CTL/APP Đà Nẵng: Do KSVKL của APP Đà Nẵng đảm nhiệm.
+ Tăng cường tối đa khả
năng cung cấp dịch vụ theo điều kiện thực tế.
- Các kíp trực ứng
phó chịu trách nhiệm thông báo cho các cơ quan, đơn vị liên quan qua các phương
tiện liên lạc: Đường dây nóng, điện thoại, AFTN/AMHS, v.v; các kíp trực ứng phó
triển khai thực hiện.
- Trước khi thực hiện
kế hoạch: Tiến hành thử nghiệm cung cấp dịch vụ không lưu trong thời gian 15
phút hoặc đối với 03 chuyến bay liên tục. Trong thời gian thử nghiệm để kiểm
tra, chỉ chấp nhận lưu lượng 01 chuyến bay/1 thời điểm đối với khu vực trách
nhiệm ứng phó của các cơ sở ATS tham gia ứng phó.
- Thực hiện kế hoạch:
Sau khi thử nghiệm thành công, cung cấp dịch vụ không lưu theo Kế hoạch ứng
phó.
Ghi chú: Trong trường hợp
cần thiết, Ban chỉ huy ứng phó sẽ điều động tăng cường lực lượng KSVKL và kỹ
thuật tham gia ứng phó.
2.2.2 Phương thức bay
và quy định khai thác
Áp dụng theo quy định
hiện hành.
2.3
TWR Đà Nẵng
2.3.1 Phương thức ứng
phó không lưu
Ban chỉ huy nhanh
chóng triệu tập họp, xác định tính chất, mức độ và phạm vi sự cố, nội dung
phương án ứng phó; báo cáo chi tiết trực Lãnh đạo Tổng công ty QLB Việt Nam để
báo cáo Ban chỉ đạo ứng phó không lưu chỉ đạo, giải quyết.
2.3.1.1 Ứng phó ngắn
hạn
a) Trách nhiệm cung
cấp dịch vụ không lưu:
Do GCU Đà Nẵng đảm
nhiệm thực hiện tại vị trí GCU Đà Nẵng.
b) Thiết bị kỹ thuật
ứng phó
- Sử dụng thiết bị
liên lạc tần số 121.6 MHz (chính) và 121.9 MHz (dự phòng), 121.5 MHz (khẩn
nguy).
- Liên lạc điểm nối điểm:
điện thoại 0236.6299577; 5324 (tổng đài 0236.3813814); AMHS: VVDNZTZX.
- Hệ thống giám sát
ATS.
c) Phương thức ứng
phó
- Ban chỉ huy chỉ đạo
thực hiện các công việc:
+ Tập hợp lực lượng,
triển khai nhiệm vụ cụ thể cho từng bộ phận;
+ Thông báo và yêu cầu
GCU Đà Nẵng thực hiện nhiệm vụ ứng phó cho TWR Đà Nẵng.
+ Phân công ngay một số
KSVKL của TWR Đà Nẵng để phối hợp thực hiện ứng phó tại GCU Đà Nẵng.
- Kíp trực ứng phó
chịu trách nhiệm thông báo cho các cơ quan, đơn vị liên quan qua các phương
tiện liên lạc: Đường dây nóng, điện thoại, AFTN/AMHS, v.v.
- Cơ sở ATS ứng phó
phải thông báo cho tàu bay liên quan về thời điểm thực hiện kế hoạch ứng phó
bằng kênh liên lạc đối không, cơ sở ATS và tần số liên lạc tiếp theo.
- Cơ sở ATS ứng phó
triển khai thực hiện cung cấp dịch vụ theo nội dung Kế hoạch ứng phó.
2.3.1.2 Ứng phó dài
hạn
a) Trách nhiệm cung
cấp dịch vụ không lưu
Do TWR Đà Nẵng đảm
nhiệm thực hiện tại vị trí SUP TWR/GCU Đà Nẵng.
b) Thiết bị kỹ thuật
ứng phó
- Sử dụng thiết bị
liên lạc tần số 118.35 MHz (chính); và 118.05 MHz (dự phòng) và 121.5 MHz (khẩn
nguy).
- Liên lạc điểm nối điểm:
điện thoại 0236.6299577; 5227 (tổng đài 0236.3813814); AMHS: VVDNZTZX.
- Hệ thống giám sát
ATS.
c) Phương thức ứng
phó
- Ban chỉ huy chỉ đạo
thực hiện ngay các công việc:
+ Triển khai, bố trí
lực lượng tại vị trí SUP TWR/GCU Đà Nẵng: Do KSVKL của TWR Đà Nẵng đảm nhiệm.
+ Tăng cường tối đa khả
năng cung cấp dịch vụ theo điều kiện thực tế.
- Các kíp trực ứng
phó chịu trách nhiệm thông báo cho các cơ quan, đơn vị liên quan qua các phương
tiện liên lạc: Đường dây nóng, điện thoại, AFTN/AMHS, v.v; các kíp trực ứng phó
triển khai thực hiện.
- Trước khi thực hiện
kế hoạch: Tiến hành thử nghiệm cung cấp dịch vụ không lưu trong thời gian 15
phút hoặc đối với 03 chuyến bay liên tục. Trong thời gian thử nghiệm để kiểm
tra, chỉ chấp nhận lưu lượng 01 chuyến bay/1 thời điểm đối với khu vực trách
nhiệm ứng phó của các cơ sở ATS tham gia ứng phó.
- Thực hiện kế hoạch:
Sau khi thử nghiệm thành công, cung cấp dịch vụ không lưu theo Kế hoạch ứng
phó.
Ghi chú: Trong trường hợp
cần thiết, Ban chỉ huy ứng phó sẽ điều động tăng cường lực lượng KSVKL và kỹ
thuật tham gia ứng phó.
2.3.2 Phương thức bay
và quy định khai thác
Áp dụng theo quy định
hiện hành.
2.4
GCU Đà Nẵng
Ban chỉ huy nhanh
chóng triệu tập họp, xác định tính chất, mức độ và phạm vi sự cố, nội dung
phương án ứng phó; báo cáo chi tiết trực Lãnh đạo Tổng công ty QLB Việt Nam để
báo cáo Ban chỉ đạo ứng phó không lưu chỉ đạo, giải quyết.
2.4.1 Ứng phó ngắn
hạn
2.4.1.1 Trách nhiệm
cung cấp dịch vụ không lưu:
Do TWR Đà Nẵng đảm
nhiệm thực hiện tại vị trí TWR Đà Nẵng.
2.4.1.2 Thiết bị kỹ
thuật ứng phó
- Sử dụng thiết bị
liên lạc tần số 118.35 MHz (chính); và 118.05 MHz (dự phòng) và 121.5 MHz (khẩn
nguy).
- Liên lạc điểm nối điểm:
điện thoại 5227 (tổng đài 0236.3813814); AMHS: VVDNZTZX.
- Hệ thống giám sát
ATS.
2.4.1.3 Phương thức
ứng phó
- Ban chỉ huy chỉ đạo
thực hiện các công việc:
+ Tập hợp lực lượng,
triển khai nhiệm vụ cụ thể cho từng bộ phận;
+ Thông báo và yêu cầu
TWR Đà Nẵng thực hiện nhiệm vụ ứng phó cho GCU Đà Nẵng.
+ Phân công ngay một số
KSVKL của GCU Đà Nẵng để phối hợp thực hiện ứng phó tại TWR Đà Nẵng.
- Kíp trực ứng phó
chịu trách nhiệm thông báo cho các cơ quan, đơn vị liên quan qua các phương
tiện liên lạc: Đường dây nóng, điện thoại, AFTN/AMHS, v.v.
- Cơ sở ATS ứng phó
phải thông báo cho tàu bay liên quan về thời điểm thực hiện kế hoạch ứng phó
bằng kênh liên lạc đối không, cơ sở ATS và tần số liên lạc tiếp theo.
- Cơ sở ATS ứng phó
triển khai thực hiện cung cấp dịch vụ theo nội dung Kế hoạch ứng phó.
2.4.2 Ứng phó dài hạn
2.4.2.1 Trách nhiệm
cung cấp dịch vụ không lưu
Do GCU Đà Nẵng đảm
nhiệm thực hiện tại vị trí SUP TWR/GCU Đà Nẵng.
2.4.2.2 Thiết bị kỹ
thuật ứng phó
- Sử dụng thiết bị
liên lạc tần số 121.6 MHz (chính) và 121.9 MHz (dự phòng), 121.5 MHz (khẩn
nguy).
- Liên lạc điểm nối điểm:
điện thoại 0236.6299577; 5227 (tổng đài 0236.3813814); AMHS: VVDNZTZX.
- Hệ thống giám sát
ATS.
2.4.2.3 Phương thức
ứng phó
- Ban chỉ huy chỉ đạo
thực hiện ngay các công việc:
+ Triển khai, bố trí
lực lượng tại vị trí SUP TWR/GCU Đà Nẵng: Do KSVKL của GCU Đà Nẵng đảm nhiệm.
+ Tăng cường tối đa khả
năng cung cấp dịch vụ theo điều kiện thực tế.
- Các kíp trực ứng
phó chịu trách nhiệm thông báo cho các cơ quan, đơn vị liên quan qua các phương
tiện liên lạc: Đường dây nóng, điện thoại, AFTN/AMHS, v.v; các kíp trực ứng phó
triển khai thực hiện.
- Trước khi thực hiện
kế hoạch: Tiến hành thử nghiệm cung cấp dịch vụ không lưu trong thời gian 15
phút hoặc đối với 03 chuyến bay liên tục. Trong thời gian thử nghiệm để kiểm
tra, chỉ chấp nhận lưu lượng 01 chuyến bay/1 thời điểm đối với khu vực trách
nhiệm ứng phó của các cơ sở ATS tham gia ứng phó.
- Thực hiện kế hoạch:
Sau khi thử nghiệm thành công, cung cấp dịch vụ không lưu theo Kế hoạch ứng
phó.
Ghi chú: Trong trường hợp
cần thiết, Ban chỉ huy ứng phó sẽ điều động tăng cường lực lượng KSVKL và kỹ
thuật tham gia ứng phó.
2.4.3 Quy định khai
thác
Áp dụng theo quy định
hiện hành.
2.5
Trường hợp toàn bộ CTL/APP Đà Nẵng không sử dụng được
2.5.1 Phân định lại
các khu vực ứng phó
Căn cứ vào điều kiện
thực tế, để đảm bảo khả năng cung cấp dịch vụ CNS của hệ thống thiết bị kỹ
thuật và các tình huống ứng phó, khu vực ứng phó của CTL Đà Nẵng được phân chia
lại thành 02 khu vực như sau:
2.5.1.1 Khu vực ứng
phó 1:
- Giới hạn ngang:
+ Phía Bắc: Ranh giới
Vùng thông báo bay Hà Nội và Vùng thông báo bay Hồ Chí Minh tiếp đến ranh giới
Vùng thông báo bay Hồ Chí Minh và Vùng thông báo bay Sanya.
+ Phía Đông: Điểm trên
ranh giới Vùng thông báo bay Hồ Chí Minh và Vùng thông báo bay Sanya có tọa độ
16°18'32"N - 110°00'00"E đến điểm có tọa độ 15°52'35"N -
110°00'00"E.
+ Phía Nam: Từ điểm có
tọa độ 15°52'35"N - 110°00'00"E, đến điểm có tọa độ 15°24'44"N -
108°42'16"E (là vị trí đài NDB Chu Lai (CQ), đến điểm có tọa độ
14°41'10"N - 107°33'24"E (là giao điểm của Hồ Chí Minh FIR, Vientiane
FIR và Phnom Penh FIR).
+ Phía Tây: Đường biên
giới quốc gia của Việt Nam và Lào.
- Giới hạn cao: Từ
mặt đất/mặt nước lên đến và bao gồm FL 245.
2.5.1.2 Khu vực ứng
phó 2
- Giới hạn ngang:
+ Phía Bắc: Là giới hạn
phía Nam của khu vực ứng phó 1.
+ Phía Đông: Từ điểm có
tọa độ 15°52'35"N - 110°00'00"E, đến điểm có tọa độ 13°30'00"N -
110°00'00"E.
+ Phía Nam: Đường vĩ
tuyến 13°30'00"N.
+ Phía Tây: Đường biên
giới quốc gia của Việt Nam và Căm Pu Chia.
- Giới hạn cao: Từ
mặt đất/mặt nước lên đến và bao gồm FL245.
Ghi chú: Sơ đồ các khu vực
ứng phó của CTL Đà Nẵng xem tại Phụ lục 9 Kế hoạch
này.
2.5.2 Phương thức ứng
phó không lưu
Ban chỉ huy nhanh chóng
triệu tập họp, xác định tính chất, mức độ và phạm vi sự cố, nội dung phương án
ứng phó; báo cáo chi tiết trực Lãnh đạo Tổng công ty QLB Việt Nam để báo cáo
Ban chỉ đạo ứng phó không lưu chỉ đạo, giải quyết.
2.5.2.1 Ứng phó ngắn
hạn
a) Trách nhiệm cung
cấp dịch vụ không lưu:
- ACC Hà Nội (Phân
khu 4) chịu trách nhiệm ứng phó cho Khu vực ứng phó 1 của CTL Đà Nẵng và APP Đà
Nẵng.
- ACC Hồ Chí Minh
(Phân khu 1) chịu trách nhiệm ứng phó cho Khu vực ứng phó 2 của CTL Đà Nẵng.
Ghi chú: Phân định khu vực
ứng phó tại Mục 2.5.1.
b) Thiết bị kỹ thuật
ứng phó
- ACC Hà Nội (Phân
khu 4)
+ Sử dụng thiết bị
liên lạc tần số 123.3 MHz, 124.55 MHz và 121.5 MHz (khẩn nguy).
+ Liên lạc điểm nối điểm:
Điện thoại 024.38729924 hoặc 024.38729925; AFTN/AMHS: VVHNZQZX.
+ Hệ thống giám sát
ATS.
- ACC HCM (Phân khu
1):
+ Sử dụng thiết bị
liên lạc tần số 134.05 MHz, 125.375 MHz và 121.5MHz (khẩn nguy).
+ Liên lạc điểm nối điểm:
Điện thoại 028.38441132 hoặc 028. 38441153; AFTN/AMHS: VVHMZQZX.
+ Hệ thống giám sát
ATS.
c) Phương thức ứng
phó
- Ban chỉ huy chỉ đạo
thực hiện các công việc:
+ Tập hợp lực lượng,
triển khai nhiệm vụ cụ thể cho từng bộ phận để đảm bảo vị trí ứng phó và trang
thiết bị kỹ thuật ứng phó;
+ Yêu cầu đình chỉ tàu
bay cất cánh tại sân bay Đà Nẵng;
+ Thông báo và yêu cầu
ACC Hà Nội, ACC Hồ Chí Minh hỗ trợ, thực hiện nhiệm vụ ứng phó cho CTL và APP
Đà Nẵng.
- Kíp trực ứng phó
chịu trách nhiệm thông báo cho các cơ quan, đơn vị liên quan qua các phương tiện
liên lạc: Đường dây nóng, điện thoại, AFTN/AMHS, v.v.
- Cơ sở ATS ứng phó
phải thông báo cho tàu bay liên quan về thời điểm thực hiện kế hoạch ứng phó
bằng kênh liên lạc đối không, cơ sở ATS và tần số liên lạc tiếp theo.
- Cơ sở ATS ứng phó
triển khai thực hiện cung cấp dịch vụ theo nội dung Kế hoạch ứng phó.
2.5.2.2 Ứng phó dài
hạn
a) Trách nhiệm cung
cấp dịch vụ không lưu
Do CTL/APP Đà Nẵng
đảm nhiệm thực hiện tại vị trí ứng phó bố trí tại Phòng ứng phó không lưu (là
Phòng trực của Trung tâm Hiệp đồng tìm kiếm cứu nạn cũ).
b) Thiết bị kỹ thuật
ứng phó
- Liên lạc VHF:
+ CTL: Sử dụng các tần
số 125.3 MHz (chính); và 125.45 MHz (dự phòng) và 121.5 MHz (khẩn nguy).
+ APP: Sử dụng các tần
số 120.45 MHz (chính); và 125.45 MHz (dự phòng) và 121.5 MHz (khẩn nguy).
- Liên lạc điểm đối điểm:
Điện thoại 0236.3811666 hoặc liên lạc khác (theo điều kiện thực tế); Điện
thoại nội bộ: 5243 (tổng đài 0236.3813814); AFTN/AMHS: VVDNZAZX.
- Hệ thống giám sát
ATS (nếu có).
c) Phương thức ứng
phó
- Ban chỉ huy chỉ đạo
thực hiện ngay các công việc:
+ Triển khai, đảm bảo
các thiết bị tại vị trí ứng phó: Trong vòng tối đa 72 giờ.
+ Triển khai, bố trí lực
lượng tại vị trí ứng phó: Do KSVKL của CTL/APP Đà Nẵng đảm nhiệm.
+ Tăng cường tối đa khả
năng cung cấp dịch vụ theo điều kiện thực tế.
- Các kíp trực ứng
phó chịu trách nhiệm thông báo cho các cơ quan, đơn vị liên quan qua các phương
tiện liên lạc: Đường dây nóng, điện thoại, AFTN/AMHS, v.v; các kíp trực ứng phó
triển khai thực hiện.
- Trước khi thực hiện
kế hoạch: Tiến hành thử nghiệm cung cấp dịch vụ không lưu trong thời gian 15
phút hoặc đối với 03 chuyến bay liên tục. Trong thời gian thử nghiệm để kiểm
tra, chỉ chấp nhận lưu lượng 01 chuyến bay/1 thời điểm đối với khu vực trách
nhiệm ứng phó của các cơ sở ATC tham gia ứng phó.
- Thực hiện kế hoạch:
Sau khi thử nghiệm thành công, cung cấp dịch vụ không lưu theo Kế hoạch ứng
phó.
Ghi chú: Trong trường hợp
cần thiết, Ban chỉ huy ứng phó sẽ điều động tăng cường lực lượng KSVKL và kỹ
thuật tham gia ứng phó.
2.5.3 Phương thức bay
và quy định khai thác
Áp dụng theo quy định
hiện hành.
2.6
Trường hợp toàn bộ TWR/GCU Đà Nẵng không sử dụng được
2.6.1 Phương thức ứng
phó không lưu
Ban chỉ huy nhanh
chóng triệu tập họp, xác định tính chất, mức độ và phạm vi sự cố, nội dung
phương án ứng phó; báo cáo chi tiết trực Lãnh đạo Tổng công ty QLB Việt Nam để
báo cáo Ban chỉ đạo ứng phó không lưu chỉ đạo, giải quyết.
2.6.1.1 Ứng phó ngắn
hạn
a) Trách nhiệm cung
cấp dịch vụ không lưu
Do APP Đà Nẵng đảm
nhiệm, thực hiện tại APP Đà Nẵng.
b) Thiết bị kỹ thuật
ứng phó
- Sử dụng thiết bị
liên lạc tần số 120.45 MHz (chính) và 125.45 MHz (dự phòng), 121.5 MHz (khẩn
nguy).
- Liên lạc điểm nối điểm:
Hot line hoặc điện thoại 0236.6299577; 5225 (tổng đài 0236.3813814); AFTN/AMHS:
VVDNZAZX.
- Hệ thống giám sát
ATS.
c) Phương thức ứng
phó
- Ban chỉ huy chỉ đạo
thực hiện các công việc:
+ Tập hợp lực lượng,
triển khai nhiệm vụ cụ thể cho từng bộ phận;
+ Thông báo và yêu cầu
APP Đà Nẵng thực hiện nhiệm vụ ứng phó cho TWR/GCU Đà Nẵng.
+ Điều chuyển ngay các
KSVKL của TWR/GCU để phối hợp thực hiện ứng phó tại APP Đà Nẵng.
- Trong giai đoạn
đầu, sử dụng tần số của APP hoặc TWR Đà Nẵng hoặc tần số khẩn nguy để đình chỉ
tàu bay cất cánh tại sân bay và cấp huấn lệnh bay chờ hoặc đi sân bay dự bị cho
các chuyến bay đang thực hiện phương thức tiếp cận trong thời gian TWR/GCU Đà
Nẵng triển khai lực lượng và phương tiện tại vị trí ứng phó. Lưu ý trường hợp
tàu bay đang trong giai đoạn tiếp cận chót có thể bay lại khi không nhận được
huấn lệnh hạ cánh.
- Kíp trực ứng phó
chịu trách nhiệm thông báo cho các cơ quan, đơn vị liên quan qua các phương tiện
liên lạc: Đường dây nóng, điện thoại, AFTN/AMHS, v.v.
- Kíp trực ứng phó
thông báo cho tàu bay liên quan về thời điểm thực hiện kế hoạch ứng phó bằng
kênh liên lạc đối không, cơ sở ATS và tần số liên lạc tiếp theo.
- TWR/GCU Đà Nẵng
triển khai thực hiện cung cấp dịch vụ theo Kế hoạch ứng phó.
Ghi chú: Trong trường hợp
cần thiết, Ban chỉ huy ứng phó sẽ điều động tăng cường lực lượng KSVKL và kỹ
thuật tham gia ứng phó.
2.6.1.2 Ứng phó dài
hạn
a) Trách nhiệm cung
cấp dịch vụ không lưu
Do TWR/GCU Đà Nẵng đảm
nhiệm thực hiện tại Trạm quan trắc khí tượng tại Cảng HKQT Đà Nẵng.
b) Thiết bị kỹ thuật
ứng phó
- Liên lạc VHF:
+ TWR: Sử dụng các tần số
118.35 MHz (chính); 118.05 MHz (dự phòng) và 121.5 MHz (khẩn nguy).
+ GCU: Sử dụng các tần
số 121.6 MHz (chính); 121.9 MHz (dự phòng) và 121.5 MHz (khẩn nguy).
- Liên lạc điểm đối điểm:
điện thoại 0236. 2229777; điện thoại nội bộ 5321 và 5323 (tổng đài
0236.3813814) hoặc sử dụng điện thoại di động của Cán bộ trực giám sát/Trực Kíp
trưởng.
- AFTN/AMHS: Giải trợ
qua địa chỉ VVDNYMYX (Đầu cuối của Trung tâm Khí tượng hàng không Đà Nẵng)
c) Phương thức ứng
phó
- Ban chỉ huy chỉ đạo
thực hiện ngay các công việc:
+ Triển khai, lắp đặt
các thiết bị tại Trạm quan trắc khí tượng tại Cảng HKQT Đà Nẵng: Trong vòng tối
đa 72 giờ.
+ Triển khai, bố trí
lực lượng tại Trạm quan trắc khí tượng tại Cảng HKQT Đà Nẵng: Do KSVKL của
TWR/GCU Đà Nẵng đảm nhiệm. Tăng cường tối đa khả năng cung cấp dịch vụ theo điều
kiện thực tế.
- Kíp trực ứng phó
chịu trách nhiệm thông báo cho các cơ quan, đơn vị liên quan qua các phương
tiện liên lạc: Đường dây nóng, điện thoại, AFTN/AMHS, v.v; và triển khai thực
hiện.
- Trước khi thực hiện
kế hoạch: Tiến hành thử nghiệm cung cấp dịch vụ không lưu trong thời gian 15
phút hoặc đối với 03 chuyến bay liên tục. Trong thời gian thử nghiệm để kiểm
tra, chỉ chấp nhận lưu lượng 01 chuyến bay/1 thời điểm trong khu vực trách
nhiệm.
- Thực hiện kế hoạch:
Sau khi thử nghiệm thành công, cung cấp dịch vụ không lưu theo Kế hoạch ứng
phó.
2.6.2 Phương thức bay
và quy định khai thác
Áp dụng theo quy định
hiện hành.
2.7
Trường hợp toàn bộ Đài KSKL Đà Nẵng không sử dụng được (các vị trí CTL, APP,
TWR, GCU Đà Nẵng đồng thời không hoạt động được)
2.7.1 CTL/APP Đà Nẵng
Thực hiện theo mục 2.5 nêu trên.
Ghi chú: ACC Hà Nội sử dụng
tần số khẩn nguy để cấp huấn lệnh bay chờ hoặc đi sân bay dự bị cho các chuyến
bay đang thực hiện phương thức tiếp cận trong thời gian TWR/GCU Đà Nẵng triển
khai lực lượng và phương tiện tại vị trí ứng phó. Lưu ý trường hợp tàu bay đang
trong giai đoạn tiếp cận chót có thể bay lại khi không nhận được huấn lệnh hạ
cánh.
2.7.2 TWR/GCU Đà Nẵng
2.7.2.1 Đối với ứng
phó ngắn hạn
Ban chỉ huy chỉ đạo
thực hiện các công việc
- Tập hợp lực lượng,
triển khai nhiệm vụ cụ thể cho từng bộ phận;
- Yêu cầu đình chỉ
tàu bay cất cánh tại sân bay Đà Nẵng;
- Yêu cầu ACC Hà Nội
sử dụng tần số khẩn nguy để cấp huấn lệnh bay chờ hoặc đi sân bay dự bị cho các
chuyến bay đang thực hiện phương thức tiếp cận trong thời gian TWR/GCU Đà Nẵng
triển khai lực lượng và phương tiện tại vị trí ứng phó. Lưu ý trường hợp tàu
bay đang trong giai đoạn tiếp cận chót có thể bay lại khi không nhận được huấn
lệnh hạ cánh.
2.7.2.2 Đối với ứng
phó dài hạn
Thực hiện theo Mục 2.6 nêu trên./.
2.8
APP/TWR Cam Ranh
2.8.1
APP Cam Ranh
2.8.1.1 Phân định khu
vực ứng phó
Căn cứ vào điều kiện
thực tế và khả năng cung cấp dịch vụ CNS của hệ thống, thiết bị kỹ thuật, trong
trường hợp ứng phó cho APP Cam Ranh, khu vực ứng phó của APP Cam Ranh vẫn giữ
nguyên như khu vực trách nhiệm cung cấp dịch vụ của APP Cam Ranh.
2.8.1.2 Phương án ứng
phó
a) Trường hợp 1:
Còn vị trí TWR Cam Ranh
- Vị trí ứng phó: TWR
Cam Ranh (vị trí SUP TWR)
- Thiết bị kỹ thuật ứng
phó
+ Sử dụng thiết bị
liên lạc tần số 127.9 MHz (chính) và 124.35 MHz (dự phòng), 121.5 MHz (khẩn
nguy).
+ Liên lạc điểm nối điểm:
Hot line hoặc điện thoại 0258.6546909 (điện thoại không dây), 6727; AMHS:
VVCRZTZX.
+ Hệ thống giám sát
ATS.
- Phương thức ứng phó:
Ban chỉ huy chỉ đạo kíp trực thực hiện các công việc, tập hợp lực lượng, triển
khai nhiệm vụ cụ thể cho từng bộ phận:
+ Điều động ngay
KSVKL của APP Cam Ranh đến vị trí SUP TWR Cam Ranh để thực hiện ứng phó.
+ Áp dụng mọi biện
pháp đảm bảo an toàn nền không lưu hiện tại
+ Thông báo cho các
tàu bay đang chịu sự kiểm soát về thời điểm thực hiện kế hoạch ứng phó không lưu
và tần số liên lạc tiếp theo.
+ Trong giai đoạn đầu
của ứng phó, yêu cầu đình chỉ các tàu bay cất cánh và ngưng nhận chuyển giao
tàu bay về hạ cánh tại sân bay Cam Ranh
+ Thông báo và phối
hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan
+ Thực hiện theo sự
chỉ đạo của Ban chỉ đạo.
- Cơ sở ứng phó triển
khai thực hiện cung cấp dịch vụ theo nội dung Kế hoạch ứng phó.
Ghi chú: Phương án ứng phó
ngắn hạn và ứng phó dài hạn như trên.
b) Trường hợp 2:
Không còn vị trí TWR Cam Ranh
- Vị trí ứng phó: ACC
Hồ Chí Minh.
- Hệ thống thiết bị kỹ
thuật ứng phó
+ Thiết bị liên lạc
tần số VHF: 134.05MHz và 125.375MHz.
+ Liên lạc điểm nối điểm:
Điện thoại: 028.38441153; Số nội bộ: 6202
+ AFTN/AMHS:
VVHMZQZX.
- Phương thức ứng phó:
Ban chỉ huy nhanh chóng triệu tập họp, xác định tính chất, mức độ và phạm vi sự
cố, nội dung phương án ứng phó; báo cáo chi tiết trực Lãnh đạo Tổng công ty
QLBVN để báo cáo Ban chỉ đạo chỉ đạo, giải quyết.
Ứng phó ngắn hạn
- Trách nhiệm cung cấp
dịch vụ không lưu: Do KSVKL của Phân khu 1 ACC Hồ Chí Minh đảm nhiệm, thực hiện
tại ACC Hồ Chí Minh.
Ghi chú: Vị trí TWR thực
hiện theo Mục 2.8.2 sau.
- Ban chỉ huy phối hợp
với Công ty QLB miền Nam chỉ đạo thực hiện ngay các công việc:
+ Tăng cường lực
lượng cho phân khu 1 ACC HCM; KSVKL ACC HCM giữ quyền kiểm soát tàu bay trong
khu vực trách nhiệm của APP Cam Ranh, tạm thời cho tàu bay bay chờ hoặc đi sân
bay dự bị.
+ Triển khai lực
lượng, bố trí tăng cường tại cơ sở tham gia ứng phó: Tại ACC HCM tăng cường 01
vị trí trực chính và 01 vị trí hiệp đồng, do KSVKL của ACC HCM thực hiện đảm
nhiệm nhiệm vụ ứng phó cho APP Cam Ranh.
- Kíp trực ứng phó chịu
trách nhiệm thông báo cho các cơ quan, đơn vị liên quan qua các phương tiện
liên lạc: Đường dây nóng, điện thoại, AFTN/AMHS, v.v.
- Cơ sở ATC ứng phó
phải thông báo cho tàu bay liên quan về thời điểm thực hiện kế hoạch ứng phó
bằng kênh liên lạc đối không, cơ sở ATS và tần số liên lạc tiếp theo.
- Cơ sở ATC ứng phó
triển khai thực hiện cung cấp dịch vụ theo Kế hoạch ứng phó.
Ứng phó dài hạn
- Trách nhiệm cung cấp
dịch vụ không lưu: Do KSVKL của APP Cam Ranh đảm nhiệm, thực hiện tại ACC Hồ
Chí Minh.
Ghi chú: Vị trí TWR thực
hiện theo Mục 2.8.2 sau.
- Ban chỉ huy phối hợp
với Công ty QLB miền Nam chỉ đạo thực hiện ngay các công việc:
+ Điều chuyển một số
KSVKL của APP Cam Ranh để thực hiện ứng phó tại ACC Hồ Chí Minh.
+ Triển khai thiết
lập vị trí kiểm soát APP Cam Ranh tại vị trí Phân khu 1+2 ACC HCM.
+ Tập hợp lực lượng,
triển khai nhiệm vụ cụ thể cho từng bộ phận;
- Kíp trực ứng phó
chịu trách nhiệm thông báo cho các cơ quan, đơn vị liên quan qua các phương
tiện liên lạc: Đường dây nóng, điện thoại, AFTN/AMHS, v.v; triển khai thực
hiện:
+ Trước khi thực hiện
kế hoạch: Tiến hành thử nghiệm cung cấp dịch vụ không lưu trong thời gian 15
phút hoặc đối với 03 chuyến bay liên tục. Trong khoảng thời gian thử nghiệm để
kiểm tra, chỉ chấp nhận lưu lượng 01 chuyến bay tại một thời điểm đối với khu
vực trách nhiệm ứng phó của cơ sở ATC tham gia ứng phó.
+ Thực hiện kế hoạch:
Sau khi thử nghiệm thành công, cung cấp dịch vụ không lưu theo Kế hoạch ứng
phó.
Ghi chú: Trong trường hợp cần
thiết, Ban chỉ huy ứng phó sẽ điều động tăng cường lực lượng KSVKL và kỹ thuật
tham gia ứng phó.
- Phương thức bay và
quy định khai thác: Áp dụng theo quy định hiện hành.
2.8.2
TWR Cam Ranh
2.8.2.1 Phân định khu
vực ứng phó
Căn cứ vào điều kiện
thực tế và khả năng cung cấp dịch vụ CNS của hệ thống, thiết bị kỹ thuật, trong
trường hợp ứng phó cho TWR Cam Ranh thực hiện nhập khu vực trách nhiệm TWR và
GCU.
2.8.2.2 Phương án ứng
phó
a) Trường hợp 1:
Còn vị trí GCU Cam Ranh
- Vị trí ứng phó:
Thực hiện nhập khu vực trách nhiệm TWR và GCU và do TWR Cam Ranh đảm nhiệm thực
hiện tại vị trí GCU Cam Ranh.
- Thiết bị kỹ thuật
ứng phó
+ Sử dụng thiết bị
liên lạc tần số 118.2 MHz (chính) và 124.35 MHz (dự phòng), 121.5 MHz (khẩn
nguy).
+ Liên lạc điểm nối điểm:
điện thoại 0258.6546909 (điện thoại không dây), 6727 6727; AMHS: VVCRZTZX.
+ Hệ thống giám sát
ATS.
- Phương thức ứng phó:
Ban chỉ huy chỉ đạo kíp trực thực hiện các công việc, tập hợp lực lượng, triển
khai nhiệm vụ cụ thể cho từng bộ phận:
+ Điều động ngay
KSVKL của TWR Cam Ranh đến vị trí GCU Cam Ranh để thực hiện ứng phó.
+ Thông báo cho tàu
bay đang giữ sóng GCU chuyển sang tần số TWR 118.2 MHZ để điều hành bay.
+ Áp dụng mọi biện
pháp đảm bảo an toàn nền không lưu hiện tại.
+ Thông báo cho các
tàu bay đang chịu sự kiểm soát về thời điểm thực hiện kế hoạch ứng phó không
lưu và tần số liên lạc tiếp theo.
+ Trong giai đoạn đầu
của Ứng phó, yêu cầu đình chỉ các tàu bay cất cánh và ngưng nhận chuyển giao
tàu bay về hạ cánh tại sân bay Cam Ranh
+ Thông báo và phối
hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan.
+ Thực hiện theo sự
chỉ đạo của Ban chỉ đạo.
- Cơ sở ATS ứng phó
triển khai thực hiện cung cấp dịch vụ theo nội dung Kế hoạch ứng phó.
- Phương thức bay và
quy định khai thác: Áp dụng theo quy định hiện hành.
Ghi chú: Phương án ứng phó
ngắn hạn và ứng phó dài hạn như trên.
b) Trường hợp 2:
Không còn vị trí GCU Cam Ranh
- Thực hiện nhập khu
vực trách nhiệm TWR và GCU và do TWR Cam Ranh đảm nhiệm thực hiện tại vị trí
ứng phó.
- Vị trí ứng phó: Đài
chỉ huy Quân sự K5B.
- Hệ thống thiết bị
kỹ thuật ứng phó
+ Tần số điều hành:
118.2MHz
+ Liên lạc điểm đối điểm:
Sử dụng liên lạc sẵn có tại vị trí ứng phó, hoặc sử dụng điện thoại di động của
Trưởng APP/TWR Cam Ranh/Kíp trưởng kíp trực.
- Phương thức ứng
phó: Ban chỉ huy nhanh chóng triệu tập họp, xác định tính chất, mức độ và phạm
vi sự cố, nội dung phương án ứng phó; báo cáo chi tiết trực Lãnh đạo Tổng công
ty QLBVN để báo cáo Ban chỉ đạo chỉ đạo, giải quyết.
Ứng phó ngắn hạn
- Khi đang có hoạt
động bay trong khu vực trách nhiệm:
+ Sử dụng mọi phương
tiện liên lạc có thể để liên lạc với tàu bay (đề nghị APP Cam Ranh hỗ trợ) để
thông báo đình hoãn cất cánh (trường hợp tàu bay ở mặt đất) và cho tàu bay bay
chờ (trường hợp tàu bay chưa hạ cánh);
+ Trường hợp không
liên lạc được với tàu bay: Sử dụng đèn hiệu, pháo hiệu để liên lạc một chiều
với tàu bay và tiếp tục cung cấp dịch vụ kiểm soát tại sân bay.
+ Triển khai vị trí
ứng phó đảm bảo quan sát tốt khu hoạt động tại sân bay và giai đoạn cất/hạ cánh
của tàu bay.
- Khi không có hoạt
động bay trong khu vực trách nhiệm: Thực hiện như trường hợp ứng phó dài hạn.
- Kíp trực ứng phó
chịu trách nhiệm thông báo cho các cơ quan, đơn vị liên quan qua các phương
tiện liên lạc: Đường dây nóng, điện thoại, AFTN/AMHS, v.v.
- Kíp trực ứng phó
thông báo cho tàu bay liên quan về thời điểm thực hiện kế hoạch ứng phó bằng
kênh liên lạc đối không, cơ sở ATS và tần số liên lạc tiếp theo.
Ứng phó dài hạn
- Ban chỉ huy chỉ đạo
thực hiện ngay các công việc:
+ Tập hợp lực lượng,
triển khai nhiệm vụ cụ thể cho từng bộ phận;
+ Triển khai lực
lượng và trang thiết bị kỹ thuật tại vị trí ứng phó.
- Kíp trực ứng phó
chịu trách nhiệm thông báo cho các cơ quan, đơn vị liên quan qua các phương
tiện liên lạc sẵn có; triển khai thực hiện:
+ Trước khi thực hiện
kế hoạch: Tiến hành thử nghiệm cung cấp dịch vụ không lưu đối với 03 chuyến bay
liên tục. Trong khoảng thời gian thử nghiệm để kiểm tra, chỉ chấp nhận lưu
lượng 01 chuyến bay/1 thời điểm trong khu vực trách nhiệm.
+ Thực hiện kế hoạch:
Sau khi thử nghiệm thành công, cung cấp dịch vụ không lưu theo Kế hoạch ứng
phó.
- Phương thức bay và
quy định khai thác: Áp dụng theo quy định hiện hành.
2.8.3
GCU Cam Ranh
Phương án ứng phó:
a) Trường hợp 1:
Còn vị trí TWR Cam Ranh
- Vị trí ứng phó:
Thực hiện nhập khu vực trách nhiệm TWR và GCU và do TWR Cam Ranh đảm nhiệm thực
hiện tại vị trí TWR Cam Ranh
- Thiết bị kỹ thuật
ứng phó:
+ Sử dụng thiết bị
liên lạc tần số 118.2 MHz (chính) và 124.35 MHz (dự phòng), 121.5 MHz (khẩn
nguy).
+ Liên lạc điểm nối điểm:
điện thoại 0258.6546909 (điện thoại không dây), 6727; AMHS: VVCRZTZX.
+ Hệ thống giám sát
ATS.
- Phương thức ứng phó:
Ban chỉ huy chỉ đạo kíp trực thực hiện các công việc, tập hợp lực lượng, triển
khai nhiệm vụ cụ thể cho từng bộ phận:
+ Yêu cầu KSVKL của
GCU Cam Ranh thực hiện cung cấp dịch vụ tại vị trí ứng phó; Dùng mọi phương
tiện liên lạc sẵn có để yêu cầu tàu bay đang giữ sóng GCU chuyển sang tần số
TWR để điều hành bay.
+ Áp dụng mọi biện
pháp đảm bảo an toàn nền không lưu hiện tại
+ Thông báo cho các
tàu bay đang chịu sự kiểm soát về thời điểm thực hiện kế hoạch ứng phó không
lưu và tần số liên lạc tiếp theo.
+ Trong giai đoạn đầu
của Ứng phó, yêu cầu đình chỉ các tàu bay cất cánh và ngưng nhận chuyển giao
tàu bay về hạ cánh tại sân bay Cam Ranh
+ Thông báo và phối
hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan
+ Thực hiện theo sự
chỉ đạo của Ban chỉ đạo.
- Phương thức bay và
quy định khai thác: Áp dụng theo quy định hiện hành.
Ghi chú: Phương án ứng phó
ngắn hạn và ứng phó dài hạn như trên.
b) Trường hợp 2:
Không còn vị trí TWR Cam Ranh
Thực hiện nhập khu
vực trách nhiệm TWR và GCU và do TWR Cam Ranh đảm nhiệm thực hiện tại vị trí
ứng phó.
- Vị trí ứng phó: Đài
chỉ huy Quân sự K5B.
- Hệ thống thiết bị
kỹ thuật ứng phó
+ Tần số điều hành:
118.2MHz
+ Liên lạc điểm đối điểm:
Sử dụng liên lạc sẵn có tại vị trí ứng phó, hoặc sử dụng điện thoại di động của
Trưởng APP/TWR Cam Ranh/Kíp trưởng kíp trực.
- Phương thức ứng
phó: Ban chỉ huy nhanh chóng triệu tập họp, xác định tính chất, mức độ và phạm
vi sự cố, nội dung phương án ứng phó; báo cáo chi tiết trực Lãnh đạo Tổng công
ty QLBVN để báo cáo Ban chỉ đạo chỉ đạo, giải quyết.
Ứng phó ngắn hạn
- Khi đang có hoạt
động bay trong khu vực trách nhiệm:
+ Sử dụng mọi phương
tiện liên lạc có thể để liên lạc với tàu bay (đề nghị APP Cam Ranh hoặc cảng HK
hỗ trợ) để thông báo cho tàu bay dừng chờ tại chỗ đợi huấn lệnh, chỉ dẫn tiếp
theo.
+ Triển khai vị trí
ứng phó đảm bảo quan sát tốt khu hoạt động tại sân bay.
- Khi không có hoạt
động bay trong khu vực trách nhiệm: Thực hiện như trường hợp ứng phó dài hạn.
- Kíp trực ứng phó
chịu trách nhiệm thông báo cho các cơ quan, đơn vị liên quan qua các phương
tiện liên lạc: Đường dây nóng, điện thoại, AFTN/AMHS, v.v.
- Kíp trực ứng phó
thông báo cho tàu bay liên quan về thời điểm thực hiện kế hoạch ứng phó bằng
kênh liên lạc đối không, cơ sở ATS và tần số liên lạc tiếp theo.
Ứng phó dài hạn
- Ban chỉ huy chỉ đạo
thực hiện ngay các công việc:
+ Tập hợp lực lượng,
triển khai nhiệm vụ cụ thể cho từng bộ phận;
+ Triển khai lực
lượng và trang thiết bị kỹ thuật tại vị trí ứng phó.
- Kíp trực ứng phó
chịu trách nhiệm thông báo cho các cơ quan, đơn vị liên quan qua các phương
tiện liên lạc sẵn có; triển khai thực hiện:
+ Trước khi thực hiện
kế hoạch: Tiến hành thử nghiệm cung cấp dịch vụ không lưu đối với 03 chuyến bay
liên tục. Trong khoảng thời gian thử nghiệm để kiểm tra, chỉ chấp nhận lưu
lượng 01 chuyến bay/1 thời điểm trong khu vực trách nhiệm.
+ Thực hiện kế hoạch:
Sau khi thử nghiệm thành công, cung cấp dịch vụ không lưu theo Kế hoạch ứng
phó.
- Phương thức khai
thác và quy định khai thác: Áp dụng theo quy định hiện hành.
2.9
Đài kiểm soát tại các sân bay: Phú Bài, Chu Lai, Phù Cát, Pleiku, Tuy Hòa
2.9.1 Vị trí ứng phó
Trong trường hợp TWR
không thể sử dụng được, tạm thời sử dụng vị trí thay thế và thiết bị liên lạc
phục vụ cho công tác điều hành bay như sau:
Stt
|
TWR
|
Vị
trí ứng phó
|
Tần
số điều hành
|
Liên
lạc
điểm nối điểm (Điện thoại)
|
1.
|
Phú Bài
|
Nhà VSAT cũ
|
118.8
MHz
|
0234.6504493
|
2.
|
Chu Lai
|
Đài chỉ huy quân sự
K5
|
118.25
MHz
|
0235.2243966
|
3.
|
Phù Cát
|
Đài KSKL cũ
(chính); Đài chỉ huy quân sự K5 (dự phòng)
|
118.
6 MHz
|
0256.6521443
|
4.
|
Pleiku
|
Khu nhà Đài Kpi (Tiểu
đoàn căn cứ sân bay Pleiku)
|
118.1
MHz
|
0269.6577009
|
5.
|
Tuy Hòa
|
Đài chỉ huy quân sự
K4
|
118.9
MHz
|
0257.2240744
|
Ghi chú: Công ty Quản lý bay
miền Trung có trách nhiệm chủ trì phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan để
đảm bảo triển khai vị trí ứng phó (có văn bản ký kết giữa hai bên). @@
2.9.2 Phương thức ứng
phó
Ban chỉ huy nhanh
chóng triệu tập họp, xác định tính chất, mức độ và phạm vi sự cố, nội dung
phương án ứng phó; báo cáo chi tiết Trực lãnh đạo Tổng công ty QLBVN để báo cáo
Ban chỉ đạo chỉ đạo, giải quyết.
2.9.2.1 Ứng phó ngắn
hạn
- Khi đang có hoạt
động bay trong khu vực trách nhiệm:
+ Sử dụng mọi phương tiện
liên lạc có thể để liên lạc với tàu bay và thông báo đình hoãn cất cánh (trường
hợp tàu bay ở mặt đất) và cho tàu bay bay chờ (trường hợp tàu bay chưa hạ
cánh).
+ Trường hợp không
liên lạc được với tàu bay: Sử dụng đèn hiệu, pháo hiệu để liên lạc một chiều
với tàu bay và tiếp tục cung cấp dịch vụ kiểm soát tại sân bay.
+ Triển khai vị trí
ứng phó đảm bảo quan sát tốt khu hoạt động tại sân bay và giai đoạn cất/hạ cánh
của tàu bay.
- Khi không có hoạt
động bay trong khu vực trách nhiệm: Thực hiện như trường hợp ứng phó dài hạn.
- Kíp trực ứng phó
chịu trách nhiệm thông báo cho các cơ quan, đơn vị liên quan qua các phương
tiện liên lạc: Đường dây nóng, điện thoại, AFTN/AMHS, v.v.
- Thông báo cho tàu
bay liên quan về thời điểm thực hiện kế hoạch ứng phó bằng kênh liên lạc đối
không, cơ sở ATS và tần số liên lạc tiếp theo.
2.9.2.2 Ứng phó dài
hạn
- Ban chỉ huy chỉ đạo
thực hiện ngay các công việc:
+ Tập hợp lực lượng,
triển khai nhiệm vụ cụ thể cho từng bộ phận;
+ Triển khai lực
lượng và trang thiết bị kỹ thuật tại vị trí ứng phó.
- Kíp trực ứng phó
chịu trách nhiệm thông báo cho các cơ quan, đơn vị liên quan qua các phương
tiện liên lạc sẵn có.
- Kíp trực ứng phó
triển khai thực hiện:
+ Trước khi thực hiện
kế hoạch: Tiến hành thử nghiệm cung cấp dịch vụ không lưu đối với 03 chuyến bay
liên tục. Trong khoảng thời gian thử nghiệm để kiểm tra, chỉ chấp nhận lưu
lượng 01 chuyến bay/1 thời điểm trong khu vực trách nhiệm.
+ Thực hiện kế hoạch:
Sau khi thử nghiệm thành công, cung cấp dịch vụ không lưu theo Kế hoạch ứng
phó.
2.9.3 Phương thức bay
và quy định khai thác
Áp dụng theo quy định
hiện hành.
2.9.4 Lưu lượng bay
khi thực hiện phương thức ứng phó:
Chỉ chấp nhận giãn
cách giữa các chuyến bay từ 30 phút trở lên.
2.10
ARO Đà Nẵng
2.10.1 Vị trí ứng phó
Trong trường hợp
Phòng thủ tục bay không sử dụng được, sử dụng vị trí ứng phó tại TWR Đà Nẵng.
2.10.2 Phương thức
ứng phó
Ban chỉ huy nhanh
chóng triệu tập họp, xác định tính chất, mức độ và phạm vi sự cố, nội dung
phương án ứng phó; báo cáo chi tiết Trực lãnh đạo Tổng công ty QLBVN để báo cáo
Ban chỉ đạo chỉ đạo, giải quyết.
2.10.2.1 Ứng phó ngắn
hạn
- ARO nhanh chóng sử
dụng các phương tiện thông tin hiện có (hoặc nhờ hỗ trợ) thông báo cho
APP/TWR/GCU Đà Nẵng, đại diện các hãng Hàng không đang tham gia khai thác.
- Ban chỉ huy chỉ đạo
thực hiện ngay các công việc:
+ Tập hợp lực lượng,
triển khai nhiệm vụ cụ thể cho từng bộ phận; sử dụng vị trí ứng phó là TWR Đà
Nẵng (để nhận và cung cấp thông tin trực tiếp cho tổ lái hoặc nhân viên điều độ
của hãng hàng không hoặc nhân viên trợ giúp thủ tục kế hoạch bay) và tạm thời
sử dụng vị trí đầu cuối AFTN của Tổ truyền tin Đà Nẵng (để phát chuyển điện văn
ATS qua hệ thống AMHS).
+ Điều chuyển lực
lượng ARO về vị trí ứng phó;
+ Yêu cầu giải trợ
điện văn về TWR Đà Nẵng (địa chỉ VVDNZTZX) và phát điện văn (do nhân viên ARO
thực hiện) hoặc ủy quyền cho cơ sở ARO Cam Ranh phát điện văn.
- Kíp trực ứng phó
chịu trách nhiệm thông báo cho các cơ quan, đơn vị liên quan qua các phương
tiện liên lạc: đường dây dây nóng, điện thoại, AFTN/AMHS, bộ đàm, v.v về việc
thực hiện kế hoạch ứng phó ngắn hạn.
2.10.2.2 Ứng phó dài
hạn
- Ban chỉ huy chỉ đạo
thực hiện ngay các công việc:
+ Tập hợp lực lượng,
triển khai nhiệm vụ cụ thể cho từng bộ phận;
+ Triển khai lực lượng
và trang thiết bị kỹ thuật tại vị trí ứng phó.
- Kíp trực ứng phó
chịu trách nhiệm thông báo cho các cơ quan, đơn vị liên quan qua các phương
tiện liên lạc sẵn có; triển khai thực hiện kế hoạch ứng phó dài hạn:
+ Trước khi thực hiện kế
hoạch: Tiến hành liên lạc với các cơ sở ATS khác cho 01 chuyến bay; sau đó kiểm
tra, đánh giá và triển khai thực hiện.
+ Thực hiện kế hoạch:
Sau khi thử nghiệm thành công, cung cấp dịch vụ không lưu theo Kế hoạch ứng
phó.
2.10.3 Phương thức
nộp kế hoạch bay
Áp dụng theo quy định
hiện hành.
2.11
ARO Cam Ranh
2.11.1 Vị trí ứng phó
Trong trường hợp ARO
Cam Ranh không sử dụng được, sử dụng vị trí ứng phó là APP Cam Ranh.
2.11.2 Phương thức
ứng phó
Ban chỉ huy nhanh
chóng triệu tập họp, xác định tính chất, mức độ và phạm vi sự cố, nội dung
phương án ứng phó; báo cáo chi tiết Trực lãnh đạo Tổng công ty QLBVN để báo cáo
Ban chỉ đạo chỉ đạo, giải quyết.
2.11.2.1 Ứng phó ngắn
hạn
- ARO nhanh chóng sử
dụng các phương tiện thông tin hiện có (hoặc nhờ hỗ trợ) thông báo cho APP/TWR
Cam Ranh, đại diện các hãng Hàng không đang tham gia khai thác.
- Ban chỉ huy chỉ đạo
thực hiện ngay các công việc:
+ Tập hợp lực lượng,
triển khai nhiệm vụ cụ thể cho từng bộ phận; Sử dụng vị trí ứng phó là APP Cam
Ranh (để nhận và cung cấp thông tin trực tiếp cho tổ lái hoặc nhân viên điều độ
của hãng hàng không hoặc nhân viên trợ giúp thủ tục kế hoạch bay) và tạm thời
sử dụng vị trí đầu cuối AFTN/AMHS của APP Cam Ranh (để phát chuyển điện văn ATS
qua hệ thống AFTN/AMHS).
+ Điều chuyển lực
lượng ARO về vị trí ứng phó;
+ Yêu cầu giải trợ
điện văn về APP Cam Ranh (địa chỉ VVCRZAZX) và thực hiện ủy quyền cho APP Cam
Ranh phát điện văn (do nhân viên ARO thực hiện) hoặc ủy quyền cho cơ sở ARO Đà
Nẵng phát điện văn.
- Kíp trực ứng phó
chịu trách nhiệm thông báo cho các cơ quan, đơn vị liên quan qua các phương
tiện liên lạc: đường dây nóng, điện thoại, AFTN/AMHS, bộ đàm, v.v về việc thực
hiện kế hoạch ứng phó ngắn hạn.
2.11.2.2 Ứng phó dài
hạn
- Ban chỉ huy chỉ đạo
thực hiện ngay các công việc:
+ Tập hợp lực lượng,
triển khai nhiệm vụ cụ thể cho từng bộ phận;
+ Triển khai lực lượng
và trang thiết bị kỹ thuật tại vị trí ứng phó.
- Kíp trực ứng phó
chịu trách nhiệm thông báo cho các cơ quan, đơn vị liên quan qua các phương
tiện liên lạc sẵn có; triển khai thực hiện kế hoạch ứng phó dài hạn:
+ Trước khi thực hiện kế
hoạch: Tiến hành liên lạc với các cơ sở ATS khác cho 01 chuyến bay; sau đó kiểm
tra, đánh giá và triển khai thực hiện.
+ Thực hiện kế hoạch:
Sau khi thử nghiệm thành công, cung cấp dịch vụ không lưu theo Kế hoạch ứng
phó.
2.11.3 Phương thức
nộp kế hoạch bay
Áp dụng theo quy định
hiện hành.
III.
KHU VỰC MIỀN NAM
1.
Lực lượng
1.1 Ban chỉ huy
- Giám đốc Công ty
QLB miền Nam - Trưởng Ban chỉ huy
- Đại diện Cảng vụ HK
tại Cảng HK liên quan
- Đại diện Lãnh đạo
Cảng HK Tân Sơn Nhất/Cảng HK có liên quan
- Trưởng Trung tâm
Quản lý - Điều hành bay khu vực III
- Trưởng Trung tâm
Kiểm soát đường dài Hồ Chí Minh
- Trưởng Trung tâm
Kiểm soát tiếp cận - tại sân Tân Sơn Nhất
- Đài trưởng Đài KSKL
liên quan
- Trưởng Trung tâm
Bảo đảm kỹ thuật
- Trưởng Trung tâm
hiệp đồng TKCN
- Trưởng Trung tâm
ARO/AIS Tân Sơn Nhất (khi ứng phó cho ARO Tân Sơn Nhất và ARO Phú Quốc)
- Trưởng trung tâm
Cảnh báo thời tiết và Trưởng Trung tâm KTHK Tân Sơn Nhất (trong trường hợp ứng
phó khi có hoạt động núi lửa)
Ghi chú: Địa chỉ liên hệ Ban
chỉ huy xem tại Phụ lục 2 Kế hoạch này.
1.2 Lực lượng tham
gia ứng phó
Lãnh đạo Công ty Quản
lý bay miền Nam, lực lượng KSVKL, lực lượng ARO/AIS, kỹ thuật, khí tượng và
TKCN liên quan phải nhanh chóng tham gia ứng phó với sự hỗ trợ của lực lượng
tại chỗ của cơ sở ATS ứng phó, thực hiện kế hoạch ứng phó, đảm bảo an toàn cho
các hoạt động bay.
2.
Kế hoạch ứng phó của các cơ sở ATS
2.1
ACC Hồ Chí Minh
Kế hoạch UPKL xem chi
tiết tại Phụ lục 10 Kế hoạch này.
2.2
APP Tân Sơn Nhất
2.2.1 Phân định lại
các khu vực ứng phó
Khu vực kiểm soát
tiếp cận Tân Sơn Nhất hiện được phân chia thành 02 phân khu: Kiểm soát tiếp cận
- TMC (Terminal) và Kiểm soát tàu bay đến đến - ARR (Arrival). Căn cứ vào điều
kiện thực tế, để đảm bảo khả năng cung cấp dịch vụ CNS của hệ thống thiết bị kỹ
thuật, khu vực ứng phó của APP Tân Sơn Nhất sẽ sát nhập phân khu TMC và phân
khu ARR.
2.2.2 Trách nhiệm
cung cấp dịch vụ không lưu
TWR Tân Sơn Nhất
2.2.3 Hệ thống thiết
bị kỹ thuật ứng phó
- Thiết bị liên lạc tần
số VHF 118.7MHz và 130.0MHz.
- Liên lạc điểm nối điểm:
- Điện thoại: 028.38440532 ext 6235.
- AMHS: VVTSZTZX.
2.2.4 Phương thức ứng
phó
Ban chỉ huy nhanh
chóng triệu tập họp, xác định tính chất, mức độ và phạm vi sự cố, nội dung
phương án ứng phó; báo cáo chi tiết Trực lãnh đạo Tổng công ty QLBVN để báo cáo
Ban chỉ đạo chỉ đạo, giải quyết.
2.2.4.1 Ứng phó ngắn
hạn
- Trách nhiệm cung
cấp dịch vụ không lưu: Do KSVKL của TWR Tân Sơn Nhất đảm nhiệm, thực hiện tại
TWR Tân Sơn Nhất
- Ban chỉ huy chỉ đạo
thực hiện ngay các công việc:
+ Tập hợp lực lượng,
triển khai nhiệm vụ cụ thể cho từng bộ phận;
+ Triển khai lực
lượng, bố trí tăng cường tại cơ sở tham gia ứng phó: Tại TWR Tân Sơn Nhất tăng
cường 01 vị trí trực chính và 01 vị trí hiệp đồng chuyên trách, do KSVKL của
TWR thực hiện đảm nhiệm nhiệm vụ ứng phó cho APP TSN.
- Kíp trực ứng phó
chịu trách nhiệm thông báo cho các cơ quan, đơn vị liên quan qua các phương
tiện liên lạc: Đường dây nóng, điện thoại, AFTN/AMHS, v.v.
- Cơ sở ATC ứng phó
phải thông báo cho tàu bay liên quan về thời điểm thực hiện kế hoạch ứng phó
bằng kênh liên lạc đối không, cơ sở ATS và tần số liên lạc tiếp theo.
- Cơ sở ATC ứng phó
triển khai thực hiện cung cấp dịch vụ theo Kế hoạch ứng phó.
2.2.4.2 Ứng phó dài
hạn
- Trách nhiệm cung
cấp dịch vụ không lưu: Do KSVKL của APP Tân Sơn Nhất đảm nhiệm, thực hiện tại
TWR Tân Sơn Nhất
- Ban chỉ huy chỉ đạo
thực hiện ngay các công việc:
+ Điều chuyển ngay
một số KSVKL của APP TSN để thực hiện ứng phó tại TWR TSN.
+ Tập hợp lực lượng,
triển khai nhiệm vụ cụ thể cho từng bộ phận;
+ Triển khai lực
lượng, bố trí tăng cường tại cơ sở ứng phó:
• TWR TSN: Tăng cường
01 vị trí hiệp đồng chuyên trách cho khu vực trách nhiệm của APP TSN.
• TWR TSN (Military
position): Tăng cường 01 vị trí trực chính và 01 vị trí trực hiệp đồng chuyên
trách cho khu vực trách nhiệm của APP TSN.
- Kíp trực ứng phó
chịu trách nhiệm thông báo cho các cơ quan, đơn vị liên quan qua các phương
tiện liên lạc: Đường dây nóng, điện thoại, AFTN/AMHS, v.v; triển khai thực
hiện:
+ Trước khi thực hiện
kế hoạch: Tiến hành thử nghiệm cung cấp dịch vụ không lưu trong thời gian 15
phút hoặc đối với 03 chuyến bay liên tục. Trong khoảng thời gian thử nghiệm để
kiểm tra, chỉ chấp nhận lưu lượng 01 chuyến bay/1 thời điểm đối với khu vực
trách nhiệm ứng phó của cơ sở ATC tham gia ứng phó.
+ Thực hiện kế hoạch:
Sau khi thử nghiệm thành công, cung cấp dịch vụ không lưu theo Kế hoạch ứng
phó.
Ghi chú: Trong trường hợp cần
thiết, Ban chỉ huy ứng phó sẽ điều động tăng cường lực lượng KSVKL và kỹ thuật
tham gia ứng phó.
2.2.5 Phương thức bay
và quy định khai thác
Áp dụng theo quy định
hiện hành.
2.3
TWR/GCU Tân Sơn Nhất
Ban chỉ huy nhanh
chóng triệu tập họp, xác định tính chất, mức độ và phạm vi sự cố, nội dung
phương án ứng phó; báo cáo chi tiết trực Lãnh đạo Tổng công ty QLBVN để báo cáo
Ban chỉ đạo ứng phó không lưu chỉ đạo, giải quyết.
2.3.1 Ứng phó ngắn
hạn
2.3.1.1 Trách nhiệm
cung cấp dịch vụ không lưu
Do APP TSN đảm nhiệm,
thực hiện tại APP TSN.
2.3.1.2 Thiết bị kỹ
thuật ứng phó
- Sử dụng thiết bị
liên lạc tần số VHF: 125.5 MHz (chính), 126.35 MHz (dự phòng) và 121.5 MHz
(khẩn nguy).
- Liên lạc điểm đối điểm:
Điện thoại (028.35470330)
- AFTN/AMHS:
VVTSZAZX.
2.3.1.3 Phương thức
ứng phó
Ban chỉ huy chỉ đạo
thực hiện các công việc:
- Tập hợp lực lượng,
triển khai nhiệm vụ cụ thể cho từng bộ phận;
- Thông báo và yêu cầu
APP TSN thực hiện nhiệm vụ ứng phó cho TWR/GCU TSN.
- Điều chuyển ngay
các KSVKL của TWR/GCU để thực hiện ứng phó tại APP TSN.
- Trong giai đoạn
đầu, yêu cầu đình chỉ tàu bay cất cánh tại sân bay và cấp huấn lệnh bay chờ cho
các chuyến bay đang thực hiện phương thức tiếp cận trong thời gian TWR/GCU TSN
triển khai lực lượng tại vị trí ứng phó. Lưu ý trường hợp tàu bay đang trong
giai đoạn tiếp cận chót có thể bay lại khi không nhận được huấn lệnh hạ cánh.
- Kíp trực ứng phó
chịu trách nhiệm thông báo cho các cơ quan, đơn vị liên quan qua các phương
tiện liên lạc: Đường dây nóng, điện thoại, AFTN/AMHS, v.v.
- Kíp trực ứng phó
thông báo cho tàu bay liên quan về thời điểm thực hiện kế hoạch ứng phó bằng
kênh liên lạc đối không, cơ sở ATS và tần số liên lạc tiếp theo.
- TWR/GCU TSN triển
khai thực hiện cung cấp dịch vụ theo Kế hoạch ứng phó.
Ghi chú: Trong trường hợp
cần thiết, Ban chỉ huy ứng phó sẽ điều động tăng cường lực lượng KSVKL và kỹ
thuật tham gia ứng phó.
2.3.2 Ứng phó dài hạn
2.3.2.1 Trách nhiệm
cung cấp dịch vụ không lưu
Do TWR/GCU TSN đảm
nhiệm thực hiện tại Đài kiểm soát không lưu Tân Sơn Nhất cũ.
2.3.2.2 Thiết bị kỹ
thuật ứng phó
a) Đối với TWR
- Thiết bị liên lạc tần
số VHF 118.7MHz và 130.0MHz.
- Liên lạc điểm nối điểm:
Điện thoại: 028.38440532 ext 6235.
b) Đối với GCU
- Thiết bị liên lạc tần
số VHF 121.9MHz và 121.6MHz.
- Liên lạc điểm nối điểm:
Điện thoại: 028.38485383 ext 6928.
2.3.2.3 Phương thức
ứng phó
- Ban chỉ huy chỉ đạo
triển khai, bố trí lực lượng tại Đài kiểm soát không lưu TSN cũ: Do KSVKL của
TWR/GCU TSN đảm nhiệm. Tăng cường tối đa khả năng cung cấp dịch vụ theo điều
kiện thực tế.
- Kíp trực ứng phó
chịu trách nhiệm thông báo cho các cơ quan, đơn vị liên quan qua các phương
tiện liên lạc: Đường dây nóng, điện thoại, AFTN/AMHS, v.v và triển khai thực
hiện.
- Trước khi thực hiện
kế hoạch: Tiến hành thử nghiệm cung cấp dịch vụ không lưu trong thời gian 15
phút hoặc đối với 03 chuyến bay liên tục. Trong thời gian thử nghiệm để kiểm
tra, chỉ chấp nhận lưu lượng 01 chuyến bay/1 thời điểm trong khu vực trách
nhiệm.
- Thực hiện kế hoạch:
Sau khi thử nghiệm thành công, cung cấp dịch vụ không lưu theo Kế hoạch ứng
phó.
2.3.3 Phương thức bay
và quy định khai thác
Áp dụng theo quy định
hiện hành.
2.4
Đài kiểm soát tại sân bay: Buôn Ma Thuột, Liên Khương, Côn Sơn, Cần Thơ, Cà
Mau, Rạch Giá và Phú Quốc
2.4.1 Vị trí ứng phó
và hệ thống thiết bị ứng phó
2.4.1.1 Đài kiểm soát
không lưu Buôn Ma Thuột, Liên Khương, Côn Sơn, Cần Thơ, Cà Mau, Rạch Giá:
Trong trường hợp TWR
không thể sử dụng được, tạm thời sử dụng vị trí thay thế và thiết bị liên lạc
phục vụ cho công tác điều hành bay như sau:
Stt
|
TWR
|
Vị
trí ứng phó
|
Tần
số
điều hành
|
Liên
lạc điểm nối điểm
|
1
|
Buôn Ma Thuột
|
TWR cũ
|
118.45
MHz, 121.5 MHz (nếu có)
|
0262.3862222
|
2
|
Liên Khương
|
TWR cũ
|
118.4
MHz, 121.5 MHz (nếu có)
|
0263.3841021
|
3
|
Côn Sơn
|
Tầng thượng nhà ga
|
118.15
MHz, 121.5 MHz (nếu có)
|
0254.3831911
|
4
|
Cần Thơ
|
Đài chỉ huy cũ của E917
|
118.8
MHz, 121.5 MHz (nếu có)
|
0292.3744597
|
5
|
Cà Mau
|
Tầng thượng nhà ga
|
118.1
MHz, 121.5 MHz (nếu có)
|
0290.3837681
|
6
|
Rạch Giá
|
TWR cũ
|
118.3
MHz, 121.5 MHz (nếu có)
|
0297.3865831
|
2.4.1.2 Đài kiểm soát
không lưu Phú Quốc:
- Trường hợp GCU
không sử dụng được: Thực hiện ứng phó tại vị trí TWR; sử dụng tần số chính
118.6 MHz, tần số dự phòng 118.725MHz; điện thoại: 0773. 3847544 (nếu vẫn hoạt
động bình thường).
- Trường hợp TWR
không sử dụng được: Thực hiện ứng phó tại vị trí GCU; sử dụng tần số chính
121.925 MHz, tần số dự phòng 121.625MHz; điện thoại: 0773. 3847544 (nếu vẫn
hoạt động bình thường).
- Trường hợp cả GCU
và TWR không sử dụng được: Thực hiện ứng phó tại vị trí lầu 2 nhà ga, sảnh chờ
hành khách đi; sử dụng tần số chính 118.6 MHz, tần số dự phòng 118.725MHz.
Ghi chú: Công ty Quản lý bay
miền Nam có trách nhiệm chủ trì phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan để
đảm bảo triển khai vị trí ứng phó (có văn bản ký kết giữa hai bên).
2.4.2 Phương thức ứng
phó
Ban chỉ huy nhanh
chóng triệu tập họp, xác định tính chất, mức độ và phạm vi sự cố, nội dung
phương án ứng phó; báo cáo chi tiết trực Lãnh đạo Tổng công ty QLBVN để báo cáo
Ban chỉ đạo chỉ đạo, giải quyết.
2.4.2.1 Ứng phó ngắn
hạn
- Khi đang có hoạt
động bay trong khu vực trách nhiệm:
+ Sử dụng mọi phương
tiện liên lạc có thể để liên lạc với tàu bay và thông báo đình hoãn cất cánh
(trường hợp tàu bay ở mặt đất) và cho tàu bay bay chờ (trường hợp tàu bay chưa
hạ cánh);
+ Trường hợp không liên
lạc được với tàu bay: Sử dụng đèn hiệu, pháo hiệu để liên lạc một chiều với tàu
bay và tiếp tục cung cấp dịch vụ kiểm soát tại sân bay.
+ Triển khai vị trí ứng
phó đảm bảo quan sát tốt khu hoạt động tại sân bay và giai đoạn cất/hạ cánh của
tàu bay.
- Khi không có hoạt
động bay trong khu vực trách nhiệm: Thực hiện như trường hợp ứng phó dài hạn.
- Kíp trực ứng phó
chịu trách nhiệm thông báo cho các cơ quan, đơn vị liên quan qua các phương
tiện liên lạc: Đường dây nóng, điện thoại, AFTN/AMHS, v.v.
- Kíp trực ứng phó
thông báo cho tàu bay liên quan về thời điểm thực hiện kế hoạch ứng phó bằng
kênh liên lạc đối không, cơ sở ATS và tần số liên lạc tiếp theo.
2.4.2.2 Ứng phó dài
hạn
- Ban chỉ huy chỉ đạo
thực hiện ngay các công việc:
+ Tập hợp lực lượng,
triển khai nhiệm vụ cụ thể cho từng bộ phận;
+ Triển khai lực lượng
và trang thiết bị kỹ thuật tại vị trí ứng phó.
- Kíp trực ứng phó
chịu trách nhiệm thông báo cho các cơ quan, đơn vị liên quan qua các phương
tiện liên lạc sẵn có; triển khai thực hiện:
+ Trước khi thực hiện kế
hoạch: Tiến hành thử nghiệm cung cấp dịch vụ không lưu đối với 03 chuyến bay
liên tục. Trong khoảng thời gian thử nghiệm để kiểm tra, chỉ chấp nhận lưu
lượng 01 chuyến bay/1 thời điểm trong khu vực trách nhiệm.
+ Thực hiện kế hoạch:
Sau khi thử nghiệm thành công, cung cấp dịch vụ không lưu theo Kế hoạch ứng
phó.
2.4.3 Phương thức bay
và quy định khai thác
Áp dụng theo quy định
hiện hành.
2.4.4 Lưu lượng bay
khi thực hiện phương thức ứng phó
Chỉ chấp nhận giãn
cách giữa các chuyến bay từ 30 phút trở lên.
2.5
ARO Tân Sơn Nhất
2.5.1 Vị trí ứng phó
Trong trường hợp ARO
Tân Sơn Nhất không sử dụng được, sử dụng vị trí ứng phó là Phòng đánh tín hiệu
tàu bay tại sân bay Tân Sơn Nhất/Đài kiểm soát tại sân bay Tân Sơn Nhất.
2.5.2 Phương thức ứng
phó
Ban chỉ huy nhanh
chóng triệu tập họp, xác định tính chất, mức độ và phạm vi sự cố, nội dung
phương án ứng phó; báo cáo chi tiết Trực lãnh đạo Tổng công ty QLBVN để báo cáo
Ban chỉ đạo chỉ đạo, giải quyết.
2.5.2.1 Ứng phó ngắn
hạn
- ARO nhanh chóng sử
dụng các phương tiện thông tin hiện có (hoặc nhờ hỗ trợ) thông báo cho ACC HCM,
APP/TWR Tân Sơn Nhất, đại diện các hãng Hàng không đang tham gia khai thác.
- Ban chỉ huy chỉ đạo
thực hiện ngay các công việc:
+ Tập hợp lực lượng,
triển khai nhiệm vụ cụ thể cho từng bộ phận; Sử dụng vị trí ứng phó là Phòng
đánh tín hiệu tàu bay tại sân bay Tân Sơn Nhất (để nhận và cung cấp thông tin
trực tiếp cho tổ lái hoặc nhân viên điều độ của hãng hàng không hoặc nhân viên
trợ giúp thủ tục kế hoạch bay) và tạm thời sử dụng vị trí đầu cuối AMHS của TWR
TSN (để phát chuyển điện văn ATS qua hệ thống AMHS).
+ Điều chuyển lực
lượng ARO về vị trí ứng phó;
+ Yêu cầu giải trợ
điện văn về TWR TSN (địa chỉ VVTSZTZX) và thực hiện ủy quyền cho TWR TSN phát
điện văn (do nhân viên ARO thực hiện) hoặc ủy quyền cho cơ sở ARO Nội Bài phát
điện văn.
- Kíp trực ứng phó
chịu trách nhiệm thông báo cho các cơ quan, đơn vị liên quan qua các phương
tiện liên lạc: đường dây nóng, điện thoại, AMHS, bộ đàm, v.v về việc thực hiện kế
hoạch ứng phó ngắn hạn.
2.5.2.2 Ứng phó dài
hạn
- Ban chỉ huy chỉ đạo
thực hiện ngay các công việc:
+ Tập hợp lực lượng,
triển khai nhiệm vụ cụ thể cho từng bộ phận;
+ Triển khai lực lượng
và trang thiết bị kỹ thuật tại vị trí ứng phó.
- Kíp trực ứng phó
chịu trách nhiệm thông báo cho các cơ quan, đơn vị liên quan qua các phương
tiện liên lạc sẵn có; triển khai thực hiện kế hoạch ứng phó dài hạn:
+ Trước khi thực hiện kế
hoạch: Tiến hành liên lạc với các cơ sở ATS khác cho 01 chuyến bay; sau đó kiểm
tra, đánh giá và triển khai thực hiện.
+ Thực hiện kế hoạch:
Sau khi thử nghiệm thành công, cung cấp dịch vụ không lưu theo Kế hoạch ứng
phó.
2.5.3 Phương thức nộp
kế hoạch bay
Áp dụng theo quy định
hiện hành.
2.6
ARO Phú Quốc
2.6.1 Vị trí ứng phó
- Sau khi uỷ quyền
cho Trung tâm ARO/AIS Tân Sơn Nhất tạm thời thực hiện hỗ trợ, ARO Phú Quốc
nhanh chóng sử dụng vị trí thay thế là Đài KSKL (là một phòng được bố trí tại
tầng 1 hoặc tầng 2 của Đài).
- Triển khai thiết bị
liên lạc AFTN/AMHS, Fax, điện thoại, các thiết bị đầu cuối liên quan phục vụ
công tác thủ tục bay tại vị trí ứng phó.
2.6.2 Phương thức ứng
phó
Ban chỉ huy nhanh
chóng triệu tập họp, xác định tính chất, mức độ và phạm vi sự cố, nội dung
phương án ứng phó; báo cáo chi tiết trực Lãnh đạo Tổng công ty QLBVN để báo cáo
Ban chỉ đạo chỉ đạo, giải quyết.
2.6.2.1 Ứng phó ngắn
hạn
- Nhanh chóng thông
báo cho Trung tâm ARO/AIS Tân Sơn Nhất đề nghị hỗ trợ, thông báo TWR Phú Quốc
và đại diện các hãng HK tại Cảng HK.
- Ban chỉ huy chỉ đạo
thực hiện ngay các công việc:
+ Ủy quyền cho Trung
tâm ARO/AIS Tân Sơn Nhất hỗ trợ cung cấp dịch vụ thủ tục bay.
+ Tập hợp lực lượng,
triển khai nhiệm vụ cụ thể cho từng bộ phận;
+ Triển khai lực lượng
tại vị trí ứng phó.
- Kíp trực ứng phó
chịu trách nhiệm thông báo cho các cơ quan, đơn vị liên quan qua các phương
tiện liên lạc: đường dây nóng, điện thoại, AFTN/AMHS, bộ đàm, v.v về việc triển
khai kế hoạch ứng phó ngắn hạn.
2.6.2.2 Ứng phó dài
hạn
- Ban chỉ huy chỉ đạo
thực hiện ngay các công việc:
+ Tập hợp lực lượng,
triển khai nhiệm vụ cụ thể cho từng bộ phận;
+ Triển khai lực lượng
và trang thiết bị kỹ thuật tại vị trí ứng phó.
- Kíp trực ứng phó
chịu trách nhiệm thông báo cho các cơ quan, đơn vị liên quan qua các phương
tiện liên lạc sẵn có; triển khai thực hiện theo kế hoạch ứng phó dài hạn:
+ Trước khi thực hiện kế
hoạch: Tiến hành liên lạc với các cơ sở ATS khác cho 01 chuyến bay; sau đó kiểm
tra, đánh giá và triển khai thực hiện.
+ Thực hiện kế hoạch: Sau
khi thử nghiệm thành công, cung cấp dịch vụ không lưu theo Kế hoạch ứng phó.
2.6.3 Phương thức nộp
kế hoạch bay
Áp dụng theo quy định
hiện hành.
IV.
TRUNG TÂM QUẢN LÝ LUỒNG KHÔNG LƯU
1.
Lực lượng
1.1 Ban chỉ huy
- Giám đốc Trung tâm
- Trưởng ban chỉ huy
- Trưởng Trung tâm
Thông báo Hiệp đồng bay
- Đại diện Trung tâm
QL-ĐHB quốc gia.
- Trưởng Phòng Nghiệp
vụ
- Trưởng Trung tâm
Bảo đảm kỹ thuật
1.2 Lực lượng tham
gia ứng phó
Lãnh đạo Trung tâm
Quản lý luồng không lưu, cán bộ, nhân viên các kíp trực thuộc Trung tâm Thông
báo Hiệp đồng bay, Trung tâm Bảo đảm kỹ thuật và các nhân viên khác của Trung
tâm theo yêu cầu của Ban chỉ huy phải nhanh chóng tham gia ứng phó, đảm bảo duy
trì công tác hiệp đồng thông báo bay.
2.
Nội dung ứng phó
2.1 Vị trí ứng phó
- Trong trường hợp cơ
sở thông báo, hiệp đồng bay không thể sử dụng được, sử dụng phòng trực Cán bộ
Trung tâm Thông báo Hiệp đồng bay (Phòng 718, tầng 7, tòa nhà B - Tổng công ty
QLBVN);
- Triển khai thiết bị
liên lạc AFTN/AMHS, Fax, điện thoại, v.v phục vụ cho công tác thông báo, hiệp
đồng bay.
2.2 Thiết bị kỹ thuật
ứng phó
- Điện thoại:
024.38723036; 024.38271513 ext 8226
- Đầu cuối AFTN/AMHS:
Sử dụng đầu cuối dự phòng, địa chỉ VVVVZGZX, VVVVZQZX.
- Đầu cuối xử lý dữ
liệu kế hoạch bay.
2.3 Phương thức ứng
phó
Ban chỉ huy nhanh
chóng triệu tập họp, xác định tính chất, mức độ và phạm vi sự cố, nội dung
phương án ứng phó; báo cáo chi tiết trực Lãnh đạo Tổng công ty QLBVN để báo cáo
Ban chỉ đạo ứng phó không lưu chỉ đạo, giải quyết.
2.3.1 Ứng phó ngắn hạn
- Ban chỉ huy chỉ đạo
thực hiện ngay các công việc:
+ Tập hợp lực lượng,
triển khai nhiệm vụ cụ thể cho từng bộ phận;
+ Triển khai lực
lượng tại vị trí ứng phó.
- Kíp trực ứng phó
chịu trách nhiệm nhanh chóng thông báo cho các cơ quan, đơn vị có liên quan về
tình trạng của cơ sở qua các phương tiện liên lạc sẵn có
2.3.2 Ứng phó dài hạn
- Ban chỉ huy chỉ đạo
thực hiện ngay các công việc:
+ Tập hợp lực lượng,
triển khai nhiệm vụ cụ thể cho từng bộ phận;
+ Triển khai lực
lượng tại vị trí ứng phó.
- Kíp trực ứng phó
chịu trách nhiệm thông báo cho các cơ quan, đơn vị liên quan qua các phương
tiện liên lạc sẵn có về vị trí ứng phó, địa chỉ, điện
thoại liên lạc thay
thế (nếu có); triển khai thực hiện Kế hoạch:
+ Trước khi thực hiện
kế hoạch: Tiến hành liên lạc với các cơ sở, đơn vị liên quan; sau đó kiểm tra,
đánh giá và triển khai thực hiện.
+ Thực hiện kế hoạch:
Sau khi thử nghiệm thành công, triển khai thực hiện theo Kế hoạch ứng phó.
PHẦN
III. PHƯƠNG ÁN ỨNG PHÓ KHI CÓ HOẠT ĐỘNG CỦA NÚI LỬA
1.
Giới thiệu
Ô nhiễm núi lửa mà
đặc biệt tro bụi núi lửa là mối nguy hiểm cho an toàn hoạt động bay. Tàu bay
đối mặt với tro bụi núi lửa có thể dẫn đến một hoặc nhiều nguy cơ sau:
- Hỏng một hoặc nhiều
động cơ dẫn đến việc không chỉ làm suy giảm hoặc mất hoàn toàn lực đẩy mà còn
làm hỏng các hệ thống: điện, khí nén và thủy lực.
- Tắc nghẽn thiết bị
xác định vận tốc và cảm biến tĩnh dẫn đến hiển thị về không tốc không đáng tin
cậy và cảnh báo lỗi.
- Kính chắn gió từng phần
hoặc hoàn toàn mờ đục.
- Không khí trong
buồng lái nhiễm khói, bụi và/hoặc hóa chất độc hại khiến tổ lái phải sử dụng
mặt nạ dưỡng khí do đó ảnh hưởng đến việc liên lạc thoại; các hệ thống điện tử
cũng có thể bị ảnh hưởng.
- Sự mài mòn vật liệu
của các thiết bị bên ngoài và bên trong tàu bay.
- Giảm hiệu quả làm
mát các thiết bị điện tử dẫn đến việc hỏng hóc hàng loạt các hệ thống của tàu
bay.
- Tàu bay có thể phải
thực hiện thao tác vòng tránh dẫn đến khả năng xung đột với tàu bay khác.
- Tro núi lửa tích tụ
trên đường cất hạ cánh có thể làm suy giảm tính năng phanh của tàu bay, nguy
hại hơn nếu tro núi lửa bị ẩm ướt, trường hợp đặc biệt có thể dẫn đến việc đóng
cửa đường cất hạ cánh.
Nhằm giảm nhẹ mối
nguy hiểm do tro bụi núi lửa tạo ra trong không khí và/hoặc tại các sân bay cần
có sự phối hợp của các bên liên quan. Phương thức ứng phó này quy định trách
nhiệm của các bên liên quan; các phương thức kiểm soát không lưu; các phương
thức quản lý luồng không lưu; quy định về báo cáo và thu thập thông tin về hoạt
động của núi lửa theo từng giai đoạn: Trước khi phun, bắt đầu phun, phun trào
và phục hồi.
2.
Nguyên tắc chung
2.1 Quản lý vùng trời
trong thời gian có tro bụi núi lửa
- Công bố khu vực
nguy hiểm hoặc hạn chế bao gồm hoạt động của núi lửa trước khi phun, trong khi
phun và dự báo/quan sát việc phun trào.
- NOTAM liên quan cần
đề xuất các đường bay thay thế để tránh mây tro núi lửa.
- Ở những nơi áp dụng
ATFM, NOTAM liên quan phải bao gồm cả các biện pháp quản lý luồng không lưu
được áp dụng.
2.2 Quản lý sân bay
trong thời gian có tro bụi núi lửa
- NOTAM liên quan
phải yêu cầu người lái lập kế hoạch các sân bay dự bị và hoặc bổ sung nhiên
liệu dự phòng.
- Chỉ đóng cửa sân
bay trong khoảng thời mây tro núi lửa gây ô nhiễm khu di chuyển.
2.3 Tổ lái
Người lái chịu trách
nhiệm đánh giá các thông tin được cung cấp về hoạt động của núi lửa hoặc mây
tro núi lửa (SIGMET, NOTAM) để xác định việc bay qua hay bay tránh vùng trời bị
ảnh hưởng.
3. Phương thức ứng
phó khi có hoạt động của núi lửa
Chi tiết xem tại Phụ lục 6 của Kế hoạch này.
PHẦN
IV. PHƯƠNG ÁN ỨNG PHÓ KHI VÙNG TRỜI KHÔNG THỂ SỬ DỤNG ĐƯỢC
1. Giới thiệu
Vùng trời không thể
sử dụng được do an ninh quốc phòng, hạt nhân khẩn cấp, hoạt động hàng không vũ
trụ, v.v ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc cung cấp dịch vụ ATS.
2. Phương thức ứng
phó
2.1 Vùng trời trong
FIR Việt Nam không thể sử dụng được
2.1.1 Đối với các
hoạt động có kế hoạch
- Trung tâm QLLKL:
+ Là đầu mối nhận,
theo dõi, phối hợp, hiệp đồng đối với các đơn vị Quân sự, HKDD để nhận các
thông tin liên quan.
+ Chủ trì thông báo,
đến các đơn vị HKDD (Cục HKVN, Trung Tâm TCTTHK, Cty QLB khu vực), Quân sự liên
quan.
- Trung tâm TBTTHK
thực hiện phát hành NOTAM đến các đầu mối theo quy định.
- Các cơ sở ĐHB: Nhận
thông tin, đánh giá ảnh hưởng đến hoạt động HKDD và triển khai thực hiện phương
án ĐHB, chủ động phối hợp với Trung tâm QLLKL và các đơn vị hiệp đồng, Quân sự
khi có tình huống phát sinh.
Ghi chú: Đối với các hoạt
động được Cục Tác chiến, Bộ Tổng tham mưu cấp phép hoạt động liên quan đến vùng
trời, thực hiện theo quy định hiện hành tại “Quy định nhận và xử lý thông tin
về kế hoạch hoạt động quân sự của Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam”.
2.1.2 Đối với các
hoạt động không có kế hoạch
Khi xảy ra các sự
kiện đột xuất, không có kế hoạch, Ban chỉ đạo ứng phó trực tiếp chỉ đạo thực
hiện các biện pháp ứng phó cho đến khi vùng trời trở lại sử dụng bình thường.
Các nội dung công việc thực hiện như sau:
- Phát ngay NOTAM
thông báo về việc vùng trời không thể sử dụng được. NOTAM bao gồm các thông tin
về vùng trời và phương án giải trợ (nếu có).
- Thông báo ngay cho
Văn phòng ICAO vùng trời không thể sử dụng được, khu vực ảnh hưởng, biện pháp
ứng phó hoặc yêu cầu hỗ trợ thiết lập kế hoạch ứng phó không lưu.
- Phương án điều hành
bay thực hiện như sau:
+ Đối với tàu bay
đang hoạt động trong vùng trời không thể sử dụng được, sử dụng hệ thống giám
sát ATS dẫn dắt tàu bay bay ra khỏi vùng trời không thể sử dụng càng sớm càng
tốt.
+ Đối với tàu bay hạ
cánh xuống các sân bay nằm trong vùng trời không thể sử dụng được, dẫn dắt tàu
bay hạ cánh xuống sân bay dự bị hoặc quay về sân bay khởi hành (theo yêu cầu
của tổ lái).
+ Đối với tàu bay
chưa khởi hành tại các sân bay nằm trong vùng trời không thể sử dụng được, tạm
thời trì hoãn việc cất cánh của tàu bay.
+ Đối với tàu bay bay
qua vùng trời không thể sử dụng được: Thiết lập các đường bay để tránh toàn bộ
vùng trời liên quan (có thể thiết lập các đường bay bổ sung hay các vệt bay có điều
kiện).
+ Kiểm soát đầu vào
các đường bay tránh (gia tăng giãn cách, giới hạn số lượng tàu bay, v.v) nếu
cần thiết để tránh việc quá tải hệ thống ứng phó.
- Thông báo bằng
NOTAM về việc kết thúc các biện pháp ứng phó khi vùng trời không thể sử dụng
được trở lại điều kiện hoạt động bình thường. Ghi chú: Vùng trời
không thể sử dụng được do kế hoạch hoạt động quân sự (bắn đạn thật, thử tên
lửa, ném bom, bay UAV, thả bóng thám không của các đơn vị quân sự) không áp
dụng theo phương thức này.
2.2 Vùng trời nước
ngoài không thể sử dụng được
- Khi Phòng NOTAM
quốc tế nhận được thông báo về vùng trời nước ngoài không thể sử dụng được từ
(các) quốc gia có liên quan hoặc các ACC Hà Nội/ACC Hồ Chí Minh nhận được thông
báo hiệp đồng từ các ACC kế cận, Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam phải báo cáo
ngay Cục Hàng không Việt Nam để phối hợp với ICAO và thực hiện theo quy trình
hướng dẫn của ICAO.
- Thực hiện phát
NOTAM thông báo đến các đầu mối có liên quan theo quy định.
- Căn cứ kế hoạch ứng
phó của quốc gia liên quan đến vùng trời nước ngoài không thể sử dụng được,
Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam xây dựng và báo cáo Cục Hàng không Việt Nam
phương án ứng phó (các đường bay/vệt bay tránh trong FIR Việt Nam) phù hợp.
- Liên hệ với các ACC
kế cận, thực hiện việc điều hành bay theo phương án ứng phó đã được Cục Hàng
không Việt Nam chấp thuận, đảm bảo duy trì phân cách an toàn.
- Khi nhận được NOTAM
về việc kết thúc biện pháp ứng phó, thông báo ngay cho các bên liên quan và trở
về thực hiện điều hành bay như bình thường.
PHẦN
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Triển khai thực
hiện Kế hoạch
- Tổng công ty QLBVN
tổ chức phổ biến, triển khai thực hiện Kế hoạch này tới các đơn vị, các cơ sở
cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay liên quan.
- Tổng công ty QLBVN
xây dựng và bổ sung Phương án ứng phó cụ thể trong Tài liệu hướng dẫn khai thác
của từng cơ sở ATS; triển khai chuẩn bị đảm bảo sẵn sàng về hạ tầng cơ sở, hệ
thống thiết bị và đường truyền, công tác phối hợp và huấn luyện nhân viên; tổ
chức tập luyện hàng năm, diễn tập giả định phù hợp với Kế hoạch, Phương án ứng
phó không lưu và điều kiện thực tế nhằm đảm bảo khả năng sẵn sàng ứng phó.
- Tổng công ty QLBVN
chủ trì phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan xây dựng và ký kết văn bản
hiệp đồng trong việc bố trí vị trí ứng phó và công tác phối hợp đảm bảo; thông
báo phối hợp thực hiện phương án ứng phó trong nước và quốc tế, đặc biệt là đối
với các ACC quốc gia kế cận.
2. Tu chỉnh nội dung Kế
hoạch
Tổng công ty QLBVN có
trách nhiệm thường xuyên rà soát, đề xuất sửa đổi bổ sung bằng văn bản cho Cục
Hàng không Việt Nam xem xét phê duyệt tu chỉnh nội dung Kế hoạch này.
3. Kiểm tra, giám sát
Cục Hàng không Việt
Nam tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện theo các quy định của Kế hoạch
này.
DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC
Phụ
lục 1:
Địa chỉ liên lạc với các cơ sở ATS
Phụ
lục 2:
Địa chỉ liên hệ Ban chỉ đạo, Ban chỉ huy ứng phó không lưu
Phụ
lục 3:
Mẫu NOTAM
Phụ
lục 4:
Phương thức tàu bay tự phát thanh (TIBA)
Phụ
lục 5:
Tần số ứng phó, vị trí ứng phó trên các đường bay ứng phó
Phụ
lục 6:
Phương thức ứng phó khi có hoạt động của núi lửa
Phụ
lục 7:
Phương thức ứng phó khi có đại dịch
Phụ
lục 8:
Kế hoạch Ứng phó không lưu Trung tâm Kiểm soát đường dài Hà Nội
Phụ
lục 9:
Sơ đồ các khu vực ứng phó của Kiểm soát tiếp cận tầng cao Đà Nẵng
Phụ
lục 10:
Kế hoạch Ứng phó không lưu Trung tâm Kiểm soát đường dài Hồ Chí Minh
PHỤ
LỤC 1:
ĐỊA CHỈ LIÊN HỆ CÁC CƠ SỞ ATS
ĐỊA CHỈ LIÊN HỆ CÁC
CƠ SỞ ATS: CÁC ACC LIÊN QUAN
TÊN
CƠ SỞ
|
ĐIỆN
THOẠI
|
SỐ
FAX
|
AFTN/AMHS
|
ACC HANOI
|
Phân khu 1:
+84-2438729920
Phân khu 2:
+84-2438729923
Phân khu 3:
+84-2438729921
Phân khu 4:
+84-2438729924
|
+84-24
38729951
|
VVHNZQZX
(ACC cũ tại Nội Bài: VVHNZQZV)
|
ACC HOCHIMINH
|
+84-28 38441132
+84-28 38441153
|
+84-28
38443774
|
VVHMZQZX
|
ACC PHNOM PENH
|
+855-23 890194
|
+855-23
890463
|
VDPPZRZX
|
ACC VIENTIANE
|
Phân khu 1: +856-21
512237
Phân khu 2: +856-21
512091
|
+856-21
513041
|
VLVTZRZX
|
ACC KUNMING
|
+86-871 3136505
+86-871 3137433
|
+86-871
7112856
|
ZPPPZRZX
|
ACC NANNING
|
+86-771 2095824
|
+86-771
2095838
|
ZGNNZRZX
|
ACC SANYA
|
+86-898 65751415
+86-898 65751416
|
+86-898
65751400
|
ZJSYZRZX
|
ACC MANILA
|
+632-8799 180
+632-8799 206
|
+632-8510639
|
RPHIZRZX
|
ACC SINGAPORE
|
+65-65 412668
+65-65 412698
|
+65-65
456252
|
WSJCZQZX
|
ACC KUALALUMPUR
|
+60-3 78473573
+60-3 78465458
|
+60-3
78473572
|
WMFCZRZX
|
ĐỊA CHỈ LIÊN HỆ CÁC
CƠ SỞ ATS: APP, TWR, GCU
Khu vực miền Bắc
|
APP NỘI BÀI
|
024.38866186
|
024.38866107
|
VVNBZAZX
|
TWR NỘI BÀI
|
024.38865178
|
VVNBZTZX
|
GCU NỘI BÀI
|
024.35840887
|
TWR ĐIỆN BIÊN
|
0215.3824429
|
0215.3736345
|
VVDBZTZX
|
TWR CÁT BI
|
0225.8830606
|
0225.3619003
|
VVCIZTZX
|
TWR VINH
|
0238.3852173
|
0238.3519011
|
VVVHZTZX
|
TWR ĐỒNG HỚI
|
0232.3810995
|
0232.3810797
|
VVDHZTZX
|
TWR THỌ XUÂN
|
0237.3889888
|
0237.3538868
|
VVTXZTZX
|
TWR VÂN ĐỒN
|
0203.3991868
|
0203.3874568
|
VVVDZTZX
|
TRUNG TÂM ARO/AIS
NỘI BÀI
|
024.35844161 - máy
lẻ 161
024.38271513 - máy
lẻ 3074
|
024.35844306
|
VVNBZPZX
|
Khu vực miền Trung
|
|
|
|
CTL ĐÀ NẴNG
|
0236.3825018
0236.3813814 - máy
lẻ 5225, 5226
|
0236.3655979
|
VVDNZAZX
|
APP/TWR ĐÀ NẴNG
|
0236.6299577
0236.3813814 - máy
lẻ 5227
|
0236.3655979
|
VVDNZTZX
|
APP/TWR CAM RANH
|
0258.3989913
|
0258.3989914
|
VVCRZAZX
VVCRZTZX
|
GCU ĐÀ NẴNG
|
0236.3813814 - máy
lẻ 5324
0236.3823391 - máy
lẻ 5318
|
0236.3655979
|
VVDNZTZX
|
TWR PHÚ BÀI
|
0234.3861921
0236.3813.814 - máy
lẻ 5555
|
0234.3861920
|
VVPBZTZX
|
TWR CHU LAI
|
0235.2243966
0236.3813.814 - máy
lẻ 5333
|
0235.3535555
|
VVCAZTZX
|
TWR PHÙ CÁT
|
0256.3537444
0236.3813.814 - máy
lẻ 5444
|
0256.3537445
|
VVPCZTZX
|
TWR PLEIKU
|
0269.3867628
0236.3813.814 - máy
lẻ 5666
|
0269.3867629
|
VVPKZTZX
|
TWR TUY HÒA
|
0257.3559009
|
0257.3559008
|
VVTHZTZX
|
TRUNG TÂM ARO/AIS
ĐÀ NẴNG
|
0236.3614341
0236.3813.814 - máy
lẻ 5322
|
0236.3655020
|
VVDNZPZX
|
TRUNG TÂM ARO/AIS CAM RANH
|
0258.3989912
|
|
VVCRZPZX
|
Khu vực miền Nam
|
APP TSN
|
028.38441133
|
028.38441134
|
VVTSZPZX
|
TWR TSN
|
028.3844 0532 - máy
lẻ 6235
|
028.38485247
|
VVTSZTZX
|
GCU TSN
|
028.3848 5383 - máy
lẻ 6227
|
|
|
TWR B.MA THUỘT
|
0262.386 2222
|
0262.3862222
|
VVBMZTZX
|
TWR LIÊN KHƯƠNG
|
0263.3841021
|
0263.3841021
|
VVDLZTZX
|
TWR CÔN SƠN
|
0254.3831911
|
0254.3831911
|
VVCSZTZX
|
TWR PHÚ QUỐC
|
0297.3977766
|
0297.3977766
|
VVPQZTZX
|
TWR RẠCH GIÁ
|
0297.3865831
|
0297.3865831
|
VVRGZTZX
|
TWR CÀ MAU
|
0290.3837681
|
0290.3837681
|
VVCMZTZX
|
TWR CẦN THƠ
|
0292.3744597
|
0292.3744597
|
VVCTZTZX
|
TRUNG TÂM ARO/AIS TÂN
SƠN NHẤT
|
028.38485383 - máy
lẻ 3243
028.38440539 - máy
lẻ 6241, 6239
|
028.39484334
028.38422143
|
VVTSZPZX
|
ARO PHÚ QUỐC
|
0297.3987987
|
|
VVPQZPZX
|
PHỤ
LỤC 3:
MẪU NOTAM
1. Mẫu NOTAM áp dụng
cho Đài kiểm soát tại sân bay (TWR)
(A…./.. NOTAMN)
Q) FIR/QSTXX/IV/NBO/A/000/999/TỌA
ĐỘ ĐIỂM QUY CHIẾU SÂN BAY RADIUS 005
A) AD QUỐC NỘI/QUỐC TẾ
B) THỜI GIAN HIỆU LỰC
C) THỜI GIAN DỰ KIẾN HẾT
HIỆU LỰC
E) DUE TO DISRUPTION
OF ATS IN THE AREA OF…(TÊN SÂN BAY) AIRPORT/INTERNATIONAL AIRPORT. ALL ACFT ARE
ADVISED TO USE TIBA PROC ON FREQ 123.45MHZ. ATS FLOW OPS AVBL FOR ONE FLT PER
30/15 MIN.)
2. Mẫu NOTAM áp dụng
cho Cơ sở kiểm soát tiếp cận (APP)
(A…../.. NOTAMN
Q) FIR/QSPXX/IV/NBO/AE/000/999/TỌA
ĐỘ QUY CHIẾU SÂN BAY RADIUS 05NM
A) AD QUỐC NỘI / QUỐC
TẾ
B) THỜI GIAN HIỆU LỰC
C) THỜI GIAN DỰ KIẾN
HẾT HIỆU LỰC
E) DUE TO DISRUPTION
OF ATS AT (TÊN SÂN BAY) TERMINAL CONTROL AREA(TMA), ALL ACFT OPERATING IN (TÊN
SÂN BAY) TMA CONTACT TO (TÊN SÂN BAY) ACC ON FREQ ….MHZ OR (TÊN SÂN BAY) TWR ON
FREQ …..MHZ FOR ATC CLEARANCE AND MUST USE TIBA PROC ON FREQ 123.45MHZ. TRAFFIC
OPS AVBL FOR ONE FLT PER 15 MINUTES AT TRANSFER OF CONTROL POINT.)
3. Mẫu NOTAM áp dụng
cho Trung tâm kiểm soát đường dài (ACC)
Ví dụ: HANOI ACC
(A…./.. NOTAMN
Q)VVHN/QSCXX/IV/NBO/E/000/999/2023N10547E999
A) VVHN
B) THỜI GIAN HIỆU LỰC
C) THỜI GIAN DỰ KIẾN HẾT
HIỆU LỰC
E) ATS CONTINGENCY
APPLIED IN HANOI FIR DUE TO DISRUPTION OF ATS ARE AS FLW:
- ACFT OPERATING IN
SECTOR 1 CONTACT TO HANOI ACC ON FREQ 132.3MHZ OR 128.15MHZ OR 121.5MHZ FOR ATC
CLEARANCE.
- ACFT OPERATING IN
SECTOR 2 CONTACT TO HANOI ACC ON FREQ 133.65MHZ OR 128.15MHZ OR 121.5MHZ FOR
ATC CLEARANCE.
- ACFT OPERATING IN
SECTOR 3 CONTACT TO HANOI ACC ON FREQ 125.9MHZ OR 128.15MHZ OR 121.5MHZ FOR ATC
CLEARANCE.
- ACFT OPERATING IN
SECTOR 4 CONTACT TO HANOI ACC ON FREQ 123.3MHZ OR 124.55MHZ OR 121.5MHZ FOR ATC
CLEARANCE.
- ACFT OPERATING IN
THESE TWO SECTORS MUST APPLY TIBA PROC AND DEVIATING 2 NM FM CENTERLINE WHEN
CHANGING THE HEIGHT
- TIBA FREQ 123.45MHZ
- TRAFFIC LOADING
AVBL FOR ONE FLT PER 15 MIN (FOR FLTS WITH THE SAME FL AT TRANSFER OF CONTROL
POINT)
- FL APPLIED FOR ATS
ROUTES ARE AS FLW:
- FL APPLIED FOR ATS
ROUTES ARE AS FLW:
ATS
ROUTE
|
HEADING
|
FLT
LEVEL
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
4. Mẫu NOTAM thông
báo trở lại hoạt động bình thường
(A…./.. NOTAMC A…../..
Q)VVHN/QSCXX/IV/NBO/E/000/999/2023N10547E999
A) VVHN
B) THỜI GIAN HIỆN
HÀNH
E) ATS CONTINGENCY
FINISHED. ATS IN …(TÊN SÂN BAY/VÙNG THÔNG BÁO BAY) RESUMED NML OPS.)
PHỤ
LỤC 4:
PHƯƠNG THỨC TÀU BAY TỰ PHÁT THANH (TIBA)
Phương thức đặc biệt
đã được xây dựng cho tổ lái sử dụng trong khu vực xảy ra ứng phó không lưu.
Phương thức này để tàu bay có thể tự phát thanh tin tức không lưu, cung cấp các
tin tức liên quan đến nguy cơ va chạm. Khi tàu bay tiến nhập vào vùng trời mà
biết trước rằng đang xảy ra ứng phó không lưu, tổ lái nên duy trì canh nghe
trên tần số TIBA 123.45MHz mười (10) phút trước khi tiến nhập vào vùng trời đó.
1. Thời điểm phát
thanh
Tổ lái phải phát
thanh tin tức không lưu bằng tiếng Anh trên tần số 123.45MHz tại các thời điểm
sau:
- Tại thời điểm nhận
thấy mất liên lạc bình thường;
- 10 phút trước khi
tiến nhập vào vùng trời khi biết rằng đang xảy ra ứng phó không lưu, hoặc khi
tàu bay cất cánh từ sân bay nằm trong giới hạn ngang của vùng trời đó thì phát
thanh vào thời điểm thích hợp sớm nhất;
- 10 phút trước khi
qua điểm báo cáo;
- 10 phút trước khi
bay qua hoặc nhập vào đường bay ATS, RNAV;
- Từng khoảng thời
gian 20 phút giữa các điểm báo cáo có khoảng cách xa;
- Từ 2 đến 5 phút
trước khi thay đổi mực bay ở đâu có thể;
- Tại thời điểm thay
đổi mực bay; và
- Tại bất kỳ thời điểm
nào tổ lái thấy cần thiết.
Ghi chú: Tại mọi thời điểm nên
duy trì các phương thức báo cáo vị trí thông thường không liên quan tới mọi
hành động thực hiện để bắt đầu hoặc xác nhận tin tức phát thanh.
2. Mẫu phát thanh
Phát thanh TIBA nên
sử dụng thuật ngữ như sau:
a) Đối với các phát
thanh không liên quan đến sự thay đổi mực bay:
ALL STATIONS
(necessary to identify a traffic information broadcast)
(call sign)
FLIGHT LEVEL (number)
(or CLIMBING TO FLIGHT LEVEL (number)) (direction)
(ATS route) (or
DIRECT FROM (position) TO (position)) POSITION (position) AT (time)
ESTIMATING (next
reporting point, or the point of crossing or joining a designated ATS route) AT
(time)
(call sign)
FLIGHT LEVEL (number)
(direction)
TẤT CẢ CÁC TÀU BAY
CHÚ Ý (cần thiết cho việc xác nhận tin tức không lưu)
(Tên gọi tàu bay)
MỰC BAY (số) (hoặc
ĐANG LÊN MỰC BAY (số))
(Hướng bay)
(Đường bay) (hoặc
HƯỚNG BAY TỪ (vị trí) ĐẾN (vị trí))
VỊ TRÍ (vị trí) TẠI
(thời điểm)
DỰ TÍNH (điểm báo cáo
tiếp theo, hoặc điểm cắt qua, hoặc tiến nhập vào một đường bay) TẠI (thời điểm).
Ví dụ:
“ALL STATIONS WINDAR
671 FLIGHT LEVEL 350 NORTHWEST BOUND DIRECT FROM PUNTA SAGA TO PAMPA POSITION
5040 SOUTH 2010 EAST AT 2358 ESTIMATING CROSSING ROUTE LIMA THREE ONE AT 4930
SOUTH 1920 EAST AT 0012 WINDAR 671 FLIGHT LEVEL 350 NORTHWEST BOUND OUT”
“TẤT CẢ CÁC TÀU BAY
CHÚ Ý TÀU BAY WINDAR 671 MỰC BAY 350 HƯỚNG TÂY BẮC THẲNG TỪ PUNTA TỚI VỊ TRÍ
PAMPA 5040 BẮC 2010 ĐÔNG LÚC 2358. DỰ TÍNH CẮT QUA ĐƯỜNG LIMA 31 TẠI 4930 BẮC
1920 ĐÔNG LÚC 0012 WINDAR 671 MỰC BAY 350 BAY RA THEO HƯỚNG TÂY BẮC.”
Ghi chú: Đối với các phát
thanh thực hiện khi tàu bay không gần điểm báo cáo nên cung cấp vị trí chính
xác nhất nếu có thể và trong mọi trường hợp chính xác đến 30 phút kinh độ và vĩ
độ.
b) Trước khi thay đổi
mực bay:
ALL STATIONS
(call sign)
(direction)
(ATS route) (or
DIRECT FROM (position) TO (position))
LEAVING FLIGHT LEVEL
(number) FOR FLIGHT LEVEL (number) AT (position and time)
TẤT CẢ TÀU BAY CHÚ Ý
(Tên gọi tàu bay)
(Hướng bay)
(Đường bay) (hoặc
HƯỚNG BAY TỪ (vị trí) ĐẾN (vị trí))
SẼ RỜI MỰC BAY (số)
TỚI MỰC BAY (số) TẠI (vị trí và thời gian)
c) Tại thời điểm khi
thay đổi mực bay:
ALL STATIONS
(call sign)
(direction)
(ATS route) (or
DIRECT FROM (position) TO (position))
LEAVING FLIGHT LEVEL
(number) NOW FOR FLIGHT LEVEL (number)
TẤT CẢ TÀU BAY CHÚ Ý
(Tên gọi tàu bay)
(Hướng bay)
(Đường bay) (hoặc
HƯỚNG BAY TỪ (vị trí) ĐẾN (vị trí))
HIỆN TẠI RỜI MỰC BAY
(số) ĐẾN MỰC BAY (số)
Tiếp theo là:
ALL STATIONS
(call sign)
MAINTAINING FLIGHT
LEVEL (number)
TẤT CẢ TÀU BAY CHÚ Ý
(Tên gọi tàu bay)
ĐANG GIỮ MỰC BAY (số)
d) Khi báo cáo tạm
thời thay đổi mực bay để tránh nguy cơ va chạm sắp xảy ra:
ALL STATIONS
(call sign)
LEAVING FLIGHT LEVEL (number)
NOW FOR FLIGHT LEVEL (number)
TẤT CẢ TÀU BAY CHÚ Ý
(Tên gọi tàu bay)
HIỆN TẠI RỜI MỰC BAY
(số) ĐẾN MỰC BAY (số)
Tiếp theo càng sớm
càng tốt theo thực tế:
ALL STATIONS
(call sign)
RETURNING TO FLIGHT
LEVEL (number) NOW
TẤT CẢ TÀU BAY CHÚ Ý
(Tên gọi tàu bay)
HIỆN TẠI ĐANG TRỞ VỀ
MỰC BAY (số)
Tin tức phát thanh
TIBA không phải xác nhận trừ khi nhận thấy có nguy cơ va chạm.
3. Thay đổi mực bay
đường dài
- Không được thay đổi
mực bay đường dài trong vùng trời đang xảy ra ứng phó không lưu, trừ khi tổ lái
xét thấy cần thiết để tránh và chạm với tàu bay khác, tránh thời tiết xấu và
những lý do bắt buộc khác.
- Khi không thể tránh
được việc thay đổi mực bay đường dài, tất cả các đèn bên ngoài tàu bay phải bật
trong lúc thay đổi mực bay nhằm giúp các tàu bay khác dễ quan sát.
4. Tránh va chạm
Nếu trên cơ sở bản tin
phát thanh nhận được từ tàu bay khác, tổ lái quyết định cần thiết phải hành
động lập tức để tránh va chạm sắp xảy ra và điều này không thể thực hiện được
theo quy định trong Phụ ước 2 “Bay tránh về bên phải đường hàng không” thì tổ
lái nên:
a) Ngay lập tức hạ
thấp độ cao 150m (500ft) hoặc 300m (1000ft) nếu bay trên FL290 trong khu vực áp
dụng phân cách cao tối thiểu 600m (2000ft), trừ khi có hành động thay thế thích
hợp hơn.
b) Bật tất cả các đèn
bên ngoài tàu bay để các tàu bay khác dễ dàng quan sát bằng mắt.
c) Phát thanh trả lời
thông báo hành động đã thực hiện với khả năng sớm nhất có thể.
d) Thông báo hành
động thực hiện trên tần số kiểm soát không lưu thích hợp.
e) Sớm nhất theo thực
tế trở về mực bay bình thường, thông báo hành động thực hiện trên tần số kiểm
soát không lưu thích hợp.
5. Sử dụng máy phát
đáp
Khi thực hiện các
phương thức phát thanh TIBA, Tổ lái phải sử dụng máy phát đáp ở chế độ (mode) A
và C tại mọi thời điểm. Trường hợp không có hướng dẫn bổ sung của đơn vị Không
lưu thích hợp, tàu bay không được chỉ định mã số cụ thể thì đặt mã số (code)
A2000.
6. Sử dụng hệ thống
cảnh báo tránh va chạm trên không (TCAS)
Trừ khi cấp thẩm
quyền thích hợp có hướng dẫn khác, Tổ lái nên sử dụng TCAS ở chế độ TA/RA đặt
mức lớn nhất trong giai đoạn bay đường dài và ở mức thích hợp với tình huống
không lưu trong giai đoạn đi hoặc đến của chuyến bay.
PHỤ
LỤC 5:
TẦN SỐ ỨNG PHÓ TRÊN CÁC ĐƯỜNG BAY ỨNG PHÓ
I. Khu vực trách
nhiệm của ACC Hà Nội
- Cơ sở ATS thực hiện
ứng phó: ACC Hà Nội
- Vị trí ứng phó: ACC Hà Nội cũ tại Nội
Bài
Đường
bay
ứng phó
|
Chặng
đường HK
|
Khu
vực ứng phó
|
Tần
số liên lạc
|
W1
|
NOB
- VIDAD
|
Khu
vực 1
|
132.3 MHz (chính)
128.15 MHz (dự
phòng)
121.5 MHz (khẩn
nguy)
|
VIDAD-
VILOT (từ FL245 đến FL280 đoạn từ HAMIN-VILOT)
|
Khu
vực 2
|
125.9 MHz (chính)
134.425 MHz (dự phòng)
121.5 MHz (khẩn
nguy)
|
W20
|
CBI
- MAREL
|
Khu
vực 1
|
132.3 MHz (chính)
128.15 MHz (dự
phòng)
121.5 MHz (khẩn
nguy)
|
W2
|
NAH
- VIN
|
Khu
vực 1
|
132.3 MHz (chính)
128.15 MHz (dự
phòng)
121.5 MHz (khẩn
nguy)
|
VIN-CQ
(từ FL245 trở lên đoạn từ KONCO-CQ)
|
Khu
vực 2
|
125.9 MHz (chính)
134.425 MHz (dự phòng)
121.5 MHz (khẩn
nguy)
|
R474
|
LAVOS
- TEBAK
|
Khu
vực 1
|
132.3 MHz (chính)
128.15 MHz (dự
phòng)
121.5 MHz (khẩn
nguy)
|
A202
|
VILAO
- ASSAD
|
Khu
vực 2
|
125.9 MHz (chính)
134.425 MHz (dự phòng)
121.5 MHz (khẩn
nguy)
|
A1
|
PAPRA
- BUNTA
|
Khu
vực 2
|
125.9 MHz (chính)
134.425 MHz (phụ)
121.5 MHz (khẩn
nguy)
|
Q1
|
NOB
- VIDAD
|
Khu
vực 1
|
132.3 MHz (chính)
128.15 MHz (dự
phòng)
121.5 MHz (khẩn
nguy)
|
VIDAD
- SADIN
|
Khu
vực 2
|
125.9 MHz (chính)
134.425 MHz (dự phòng)
121.5 MHz (khẩn
nguy)
|
Q2
|
LATOM
- MIBAM
|
Khu
vực 2
|
125.9 MHz (chính)
134.425 MHz (dự phòng)
121.5 MHz (khẩn
nguy)
|
MIBAM
- VPH
|
Khu
vực 1
|
132.3 MHz (chính)
128.15 MHz (dự
phòng)
121.5 MHz (khẩn
nguy)
|
II. Khu vực trách
nhiệm ACC Hồ Chí Minh
- Cơ sở ATS thực hiện
ứng phó: ACC Hồ Chí Minh
- Vị trí ứng phó: ACC Hà Nội hiện hành
tại Long Biên
Đường
bay
ứng phó
|
Chặng
đường HK
|
Tần
số liên lạc
|
W1
|
VILOT
- MEVON
|
134.05 MHz (chính)
125.375 MHz (dự
phòng)
121.5 MHz (khẩn
nguy)
|
MEVON
- TSH
|
120.1 MHz (chính)
128.775 MHz (dự
phòng)
121.5 MHz (khẩn
nguy)
|
W2
|
CQ
- IBUNU
|
134.05 MHz (chính)
125.375 MHz (dự
phòng)
121.5 MHz (khẩn
nguy)
|
IBUNU
- TSH
|
120.1 MHz (chính)
128.775 MHz (dự
phòng)
121.5 MHz (khẩn
nguy)
|
L642
|
EXOTO
- RUTIT
|
120.7 MHz (chính)
133.15 MHz (dự
phòng)
121.5 MHz (khẩn
nguy)
|
RUTIT
- ESPOB
|
133.05 MHz (chính)
119.35 MHz (dự
phòng)
121.5 MHz (khẩn
nguy)
|
M771
|
DUDIS
- SUDUN
|
133.05 MHz (chính)
119.35 MHz (dự
phòng)
121.5 MHz (khẩn
nguy)
|
SUDUN
- DONDA
|
120.7 MHz (chính)
133.15 MHz (dự
phòng)
121.5 MHz (khẩn
nguy)
|
N892
|
MIGUG
- OSIXA
|
120.7 MHz (chính)
133.15 MHz (dự
phòng)
121.5 MHz (khẩn
nguy)
|
OSIXA
- MELAS
|
133.05 MHz (chính)
119.35 MHz (dự
phòng)
121.5 MHz (khẩn
nguy)
|
L625
|
AKMON
- UDOSI
|
133.05 MHz (chính)
119.35 MHz (dự
phòng)
121.5 MHz (khẩn
nguy)
|
UDOSI
- ARESI
|
120.7 MHz (chính)
133.15 MHz (dự
phòng)
121.5 MHz (khẩn
nguy)
|
B202
|
BOMPA
- PLK
|
134.05 MHz (chính)
125.375 MHz (dự
phòng)
121.5 MHz (khẩn
nguy)
|
G474
|
ANINA
- PCA
|
134.05 MHz (chính)
125.375 MHz (dự
phòng)
121.5 MHz (khẩn
nguy)
|
R588
|
GONLY
- PLK
|
134.05 MHz (chính)
125.375 MHz (dự
phòng)
121.5 MHz (khẩn
nguy)
|
L628
|
PCA
- VIMUT
|
134.05 MHz (chính)
125.375 MHz (dự
phòng)
121.5 MHz (khẩn
nguy)
|
VIMUT
- ARESI
|
120.7 MHz (chính)
133.15 MHz (dự
phòng)
121.5 MHz (khẩn
nguy)
|
N891
|
XONAN
- IGARI
|
120.9 MHz (chính)
133.85 MHz (dự
phòng)
121.5 MHz (khẩn
nguy)
|
M753
|
IPRIX
- OSOTA
|
120.9 MHz (chính)
133.85 MHz (dự
phòng)
121.5 MHz (khẩn
nguy)
|
M765
|
IGARI
- VIGEN
|
120.9 MHz (chính)
133.85 MHz (dự
phòng)
121.5 MHz (khẩn
nguy)
|
VIGEN
- SAMAP
|
133.05 MHz (chính)
119.35 MHz (dự phòng)
121.5 MHz (khẩn
nguy)
|
SAMAP
- PANDI
|
120.7 MHz (chính)
133.15 MHz (dự
phòng)
121.5 MHz (khẩn
nguy)
|
N500
|
TSH
- BUKMA
|
120.9 MHz (chính)
133.85 MHz (dự
phòng)
121.5 MHz (khẩn
nguy)
|
BUKMA
- MATGI
|
120.1 MHz (chính)
128.775 MHz (dự phòng)
121.5 MHz (khẩn
nguy)
|
MATGI
- AGSIS
Dưới
FL305
|
MATGI
- AGSIS
Trên
FL305
|
120.7 MHz (chính)
133.15 MHz (dự
phòng)
121.5 MHz (khẩn
nguy)
|
AGSIS
- PANDI
|
120.7 MHz (chính)
133.15 MHz (dự
phòng)
121.5 MHz (khẩn
nguy)
|
L637
|
BITOD
- TSH
|
120.9 MHz (chính)
133.85 MHz (dự
phòng)
121.5 MHz (khẩn
nguy)
|
R468
|
SAPEN
- TSH
|
120.9 MHz (chính)
133.85 MHz (dự
phòng)
121.5 MHz (khẩn
nguy)
|
Q2
|
TSH
- SADAS
|
120.1 MHz (chính)
128.775 MHz (dự
phòng)
121.5 MHz (khẩn
nguy)
|
SADAS
- LATOM
|
134.05 MHz (chính)
125.375 MHz (dự
phòng)
121.5 MHz (khẩn
nguy)
|
Q1
|
SADIN
- ENGIM
|
134.05 MHz (chính)
125.375 MHz (dự
phòng)
121.5 MHz (khẩn
nguy)
|
ENGIM
- AC
|
120.1 MHz (chính)
128.775 MHz (dự
phòng)
121.5 MHz (khẩn
nguy)
|
M768
|
TSH
- ASEBO
|
120.9 MHz (chính)
133.85 MHz (dự
phòng)
121.5 MHz (khẩn
nguy)
|
ASEBO
- AKMON
|
133.05 MHz (chính)
119.35 MHz (dự
phòng)
121.5 MHz (khẩn
nguy)
|
PHỤ
LỤC 6:
PHƯƠNG THỨC ỨNG PHÓ KHI CÓ HOẠT ĐỘNG CỦA NÚI
LỬA
1.
Quy định chung
1.1 Sự kiện núi lửa
hoạt động có thể gây nguy hiểm cho hoạt động hàng không và có thể công bố khu
vực nguy hiểm bằng NOTAM, tuy nhiên, chỉ áp dụng trên hoặc trong vùng lân cận
với núi lửa.
1.2 Thông thường,
KSVKL không cấp huấn lệnh cho tàu bay bay qua/bay trên các khu vực nguy hiểm
liên quan tới hoạt động của núi lửa phun hoặc mây tro núi lửa trừ khi có yêu
cầu rõ ràng của tổ lái.
1.3 Tổ lái có trách
nhiệm quyết định về đường bay bay tránh hoặc bay vượt qua một khu vực hoạt động
của núi lửa hoặc có mây tro núi lửa. Tổ lái phải báo cáo việc quan sát về hoạt
động của núi lửa bằng giải pháp báo cáo trên không đặc biệt (Special AIREP).
Các thỏa thuận cần được thực hiện để đảm bảo các thông tin này được thông báo
kịp thời tới các cơ quan chịu trách nhiệm cho các hành động tiếp theo.
1.4 Trường hợp cần
thiết, việc thiết lập các khu vực hạn chế, khu cấm liên quan đến hoạt động của
núi lửa và mây tro núi lửa sẽ không bị hạn chế.
2.
Các giai đoạn ứng phó đối với một sự kiện núi lửa hoạt động
2.1 Việc ứng phó với
một sự kiện núi lửa có ảnh hưởng đến các hoạt động bay được chia thành 04 giai
đoạn tương ứng với 04 giai đoạn của sự kiện núi lửa hoạt động, bao gồm: Giai
đoạn trước khi núi lửa phun trào, giai đoạn núi lửa bắt đầu phun trào, giai
đoạn núi lửa phun trào và giai đoạn phục hồi.
2.2 Trên thực tế, các
tình huống phun trào núi lửa không phải lúc nào cũng rõ ràng để triển khai các
hành động ứng phó không lưu. Một sự kiện phun trào có thể xảy ra mà không không
có giai đoạn trước khi phun trào, hoặc có thể ngưng và phun lại nhiều hơn một
lần. Quan sát lần đầu có thể là sự hiện diện của một đám mây tro núi lửa đã cách
xa vị trí núi lửa. Vì vậy, “Giai đoạn trước khi núi lửa phun trào” và “Giai
đoạn núi lửa bắt đầu phun trào” được chú thích thêm “nếu thích hợp” để linh
hoạt trong việc áp dụng kế hoạch ứng phó theo các giai đoạn khi không có khả
năng giám sát và cảnh báo.
3.
Trách nhiệm của các bên liên quan
3.1
Giai đoạn trước khi núi lửa phun trào
3.1.1 Tổng quan
a) Mục tiêu của giai
đoạn này là thu thập sớm thông tin khẳng định về sự phun trào núi lửa. Đặc
trưng của giai đoạn này là nguồn thông tin rất hạn chế về phạm vi tiềm năng và
mức độ nghiêm trọng của vụ phun trào sắp xảy ra. Việc cần ưu tiên là đảm bảo an
toàn liên tục cho tàu bay đang bay, và sau đó là yêu cầu công bố thông tin về
tình trạng ứng phó. Tuy rằng có hạn chế về phạm vi thông tin sẵn có, các hành
động trong giai đoạn trước phun trào như mô tả dưới đây có thể áp dụng đối với
tất cả các tình huống phun trào được dự báo.
b) Trường hợp các
chuyến bay đã được lên kế hoạch bay qua các khu vực có khả năng phun trào của
núi lửa, các cơ sở ATS có thể nhận từ tổ lái Báo cáo về hoạt động của núi lửa
(VAR) theo mẫu của ICAO quy định tại Doc4444, Phụ đính 1.
c) Hành động ứng phó
ban đầu là “phát báo động” khi dự báo được sự phun trào của núi lửa. Nhận biết
ban đầu về sự kiện có thể thu nhận được thông qua Special AIREP, Tư vấn về mây
tro núi lửa (VAA)/ Báo cáo về hoạt động của núi lửa (VAR), SIGMET và/hoặc các
thông tin liên quan được cung cấp bởi Trung tâm Cảnh báo thời tiết (MWO) thuộc
Trung tâm Khí tượng hàng không thuộc Tổng công ty Quản lý bay Việt. Công tác
phối hợp hiệp đồng, thông báo giữa các cơ sở cung cấp dịch vụ không lưu và MWO
cần đảm bảo rằng thông tin về hoạt động của núi lửa và mây tro núi lửa được
cung cấp nhanh nhất bằng giải pháp phù hợp nhất để đảm bảo an toàn liên tục cho
các chuyến bay.
d) Việc nâng cao nhận
biết về mối nguy hiểm và việc đảm bảo an toàn cho các chuyến bay là rất quan
trọng. Các hành động phải được thực hiện theo kế hoạch ứng phó khẩn nguy và các
phương thức khai thác tiêu chuẩn.
3.1.2 Hành động ban
đầu của các Trung tâm Kiểm soát đường dài (ACC) khi có dự báo về phun trào núi
lửa trong khu vực trách nhiệm của mình.
a) Trong tình huống
mà các hoạt động trước phun trào cho thấy có thể gây nguy hiểm cho các hoạt
động bay, ACC nhận thông tin về sự kiện xảy ra phải:
- Cung cấp thông tin chính
xác, nhanh chóng, kịp thời về các hoạt động của núi lửa qua phòng NOTAM quốc
tế;
- Khi có yêu cầu của
nhà chức trách, khu vực phòng ngừa nguy hiểm phải được xác định phù hợp với các
phương thức đã thiết lập. Phạm vi của khu vực nguy hiểm nên bao gồm một khu vực
vùng trời phù hợp với thông tin được cung cấp, nhằm tránh sự gián đoạn không
đáng có đến các hoạt động bay;
- Nếu không thiết lập
được các phương thức như vậy, khu vực nguy hiểm phải được xác định như một vòng
tròn có bán kính tính bằng km hoặc NM, tâm được xác định là tâm của hoạt động
núi lửa theo dự kiến hoặc thực tế;
- KSVKL có trách
nhiệm cung cấp các thông tin về mối nguy hiểm tiềm ẩn và thông thường không cấp
huấn lệnh cho tàu bay bay qua khu vực nguy hiểm. Các dịch vụ khác được cung cấp
theo quy định.
- Thông báo cho MWO
và các cơ quan cung cấp dịch vụ khí tượng phù hợp với các thỏa thuận quốc
gia/khu vực (trừ khi thông báo ban đầu được đưa ra do cơ quan này) để chuyển
tiếp thông báo cho cơ sở ATFM phù hợp;
- Cảnh báo cho các
chuyến bay trong khu vực có liên quan, hỗ trợ tàu bay thoát ra khỏi khu vực này
một cách nhanh chóng và phù hợp nhất và hỗ trợ tàu bay ở gần khu vực nguy hiểm.
Tổ lái phải cung cấp tất cả các thông tin yêu cầu cần thiết để đưa ra các quyết
định an toàn và hiệu quả để đối phó với các mối nguy hiểm trong khu vực được
xác định. Các chuyến bay dự kiến tiến nhập và khu vực nguy hiểm phải được dẫn
dắt theo các đường bay khác đảm bảo có khoảng cách an toàn cho các tàu bay đó;
và
- Thông báo ngay lập
tức cho các ACC bị ảnh hưởng về tình huống, vị trí và phạm vi của khu vực nguy
hiểm. ACC phải hiệp đồng thay đổi đường bay (nếu cần thiết) cho các chuyến bay
đã hiệp đồng nhưng vẫn đang bay trong FIR kế cận và cung cấp bất kỳ thông tin
nào về các tác động tiềm ẩn đến luồng không lưu để điều tiết hoạt động bay. Lưu
ý: Tổ lái có thể ra quyết định không tránh hoàn toàn khu vực nguy hiểm dựa vào
việc quan sát bằng mắt; và
- Thực hiện các giải
pháp quản lý luồng không lưu nếu cần thiết để đảm bảo các yêu cầu về cấp độ an
toàn.
b) Ngoài việc gửi các
điện văn AIS liên quan đến các đầu mối theo danh mục thông thường, các điện văn
này cần được gửi đến các cơ sở khí tượng có liên quan.
3.1.3 Hành động của
ACC kế cận
Trong giai đoạn trước
khi núi lửa phun trào, các ACC kế cận cần thực hiện các hành động sau đây:
- Tư vấn cho các
chuyến bay đang được cung cấp dịch vụ nhưng sẽ bị tác động bởi khu vực nguy
hiểm; và
- Trừ khi được chỉ
đạo khác, tiếp tục các hoạt động bình thường và;
- Nếu có một hoặc
nhiều đường bay bị tác động bởi khu vực nguy hiểm, đề nghị đổi đường bay cho
các chuyến bay bị tác động để tránh khu vực nguy hiểm; và
- Duy trì nhận biết
về khu vực bị ảnh hưởng.
3.1.4 Hành động của
cơ sở ATFM
Cơ sở ATFM và MWO sẽ
xác định cách thức liên lạc ban đầu giữa hai cơ quan này trên cơ sở các thỏa
thuận song phương. Khi nhận được thông tin ban đầu về hoạt động của núi lửa từ
MWO, cơ sở ATFM thực hiện các hành động ban đầu phù hợp với các phương thức
hoạt động của cơ sở để đảm bảo việc trao đổi thông tin nhằm hỗ trợ thực hiện
CDM giữa (các) Cơ sở cung cấp dịch vụ Không lưu (ANSP), cơ sở cung cấp dịch vụ
cảnh báo thời tiết, các VAAC và các nhà khai thác tàu bay liên quan.
3.2
Giai đoạn núi lửa bắt đầu phun trào
3.2.1 Tổng quan
a) Giai đoạn này bắt
đầu từ lúc bùng nổ của quá trình phun trào núi lửa với việc tro bụi bị đẩy vào
không khí. Trọng tâm của các quá trình trong giai đoạn này là để bảo vệ tàu bay
đang bay và tàu bay tại các sân bay khỏi các mối nguy hiểm của sự phun trào
bằng cách lựa chọn và sử dụng các thông tin liên quan.
b) Ngoài các hành
động được miêu tả trong giai đoạn trước phun trào, các hành động chính trong
giai đoạn bắt đầu phun trào là: Phát các điện văn AIS và MET liên quan; cung
cấp thông tin và hỗ trợ cho các tàu bay đang bay. Khi thích hợp, khu vực nguy
hiểm sẽ được công bố qua NOTAM. Giai đoạn này sẽ kéo dài cho đến khi giai đoạn
phun trào tiếp theo được kích hoạt.
3.2.2 Hành động của
ACC nơi xảy ra núi lửa phun trào
a) Thông báo cho các
chuyến bay biết về tình hình hiện tại, phạm vi và dự báo di chuyển của mây tro
núi lửa và cung cấp các thông tin hữu ích để đảm bảo an toàn và hiệu quả của
chuyến bay.
b) Nếu cần thiết,
ngay lập tức thay đổi đường bay cho chuyến bay hoặc có thể cho bay tiếp nếu
thời gian cảnh báo đảm bảo đủ hiệu quả để kích hoạt các hành động của giai đoạn
trước phun trào. ACC phải hỗ trợ thay đổi đường bay cho tàu bay đang hoạt động
xung quanh khu vực nguy hiểm một cách nhanh nhất có thể. ACC kế cận cũng phải
các xác định khu vực nguy hiểm và hỗ trợ tương tự cho chuyến bay sớm nhất có
thể.
c) Trong giai đoạn bắt
đầu phun trào, KSVKL thông thường sẽ không cấp huấn lệnh cho tàu bay bay qua
khu vực nguy hiểm, tàu bay sẽ được thông báo về mối nguy hiểm và được cung cấp
dịch vụ bình thường. Tàu bay được trông đợi là duy trì khoảng cách đảm bảo an
toàn với khu vực nguy hiểm; tuy nhiên, trách nhiệm chính thuộc về Tổ lái trong
việc đảm bảo an toàn của chuyến bay.
d) Trong giai đoạn
bắt đầu phun trào, ACC phải:
- Đảm bảo phát một
NOTAM để xác định khu vực nguy hiểm một cách cẩn trọng bao gồm khu vực vùng
trời phù hợp với thông tin về giới hạn được cung cấp. Để xác định khu vực này,
thông tin về các dạng gió trên cao cũng cần được tính đến, nếu có. Mục đích là
để đảm bảo an toàn cho chuyến bay trong trường hợp thiếu các dự báo từ các cơ
quan có thẩm quyền về phạm vi bị ảnh hưởng.
- Duy trì liên lạc
chặt chẽ với MWO liên quan là cơ quan sẽ đưa ra các điện văn cảnh báo phù hợp.
- Đưa ra và cập nhật
các giải pháp ATFM khi cần thiết để đảm bảo an toàn hoạt động bay trên cơ sở dự
báo và phối hợp với nhà khai thác tàu bay và các ACC kế cận thông qua việc thực
hiện CDM.
- Đảm bảo rằng sự
khác nhau giữa các thông tin được công bố và quan sát (báo cáo của phi công,
các đo lường trên không, v.v.. ) được chuyển tiếp sớm nhất đến các cơ quan có
thẩm quyền thích hợp để đảm bảo tiếp tục công bố đến tất cả các đầu mối liên
quan.
- Kết hợp với nhà
khai thác tàu bay, cơ sở ATFM và các ACC liên quan bắt đầu lập kế hoạch cho
giai đoạn tiếp theo - Giai đoạn phun trào; và
- Việc phát các điện
văn AIS (tuân thủ Annex 15) nên giảm đáng kể cường độ của hoạt động núi lửa
đang diễn ra trong giai đoạn này và vùng trời không còn bị ô nhiễm tro bụi núi
lửa. Mặt khác, kết hợp với nhà khai thác tàu bay, cơ sở ATFM và các ACC bị ảnh
hưởng bắt đầu lập kế hoạch CDM cho giai đoạn đang phun trào.
3.2.3 Hành động của
ACC kế cận
Trong giai đoạn bắt
đầu phun trào, các ACC kế cận thực hiện các hành động như sau:
- Duy trì liên lạc
chặt chẽ với cơ sở ATFM liên quan và ACC ban đầu để thiết lập, thực hiện và cập
nhật các giải pháp ATFM để đảm bảo an toàn hoạt động bay.
- ACC kế cận phối hợp
với ACC ban đầu và nhà khai thác tàu bay nên thực hiện thêm các biện pháp chiến
thuật bổ sung theo yêu cầu của cơ sở ATFM liên quan.
- Duy trì nhận biết
về khu vực bị ảnh hưởng; và
- Kết hợp với nhà
khai thác tàu bay, cơ sở ATFM và các ACC bị ảnh hưởng bắt đầu lập kế hoạch cho
giai đoạn đang phun trào.
3.2.4 Hành động của
cơ sở ATFM
Trong giai đoạn bắt
đầu phun trào, tùy thuộc vào tác động và/hoặc mức độ ảnh hưởng của mây tro núi
lửa, cơ sở ATFM thực hiện trao đổi các thông tin mới nhất trên cơ sở cập nhật
của các VAAC, ANSP, MWO và các nhà khai thác thông qua việc thực hiện CDM.
3.3
Giai đoạn núi lửa phun trào
3.3.1 Giai đoạn phun
trào bắt đầu với việc đưa ra tư vấn đầu tiên về tro bụi núi lửa (VAA) bởi cơ
quan VAAC trong đó bao gồm thông tin về phạm vi và sự di chuyển của mây tro bụi
núi lửa phù hợp với Annex 3.
Lưu ý - Thông tin tư
vấn mây tro núi lửa và SIGMET về mây tro núi lửa dưới dạng đồ họa (VAG) cũng có
thể được cung cấp bởi VAAC và MWO, bao gồm các thông tin tương tự như thông tin
dưới dạng text.
3.3.2 VAA/VAG phải
được sử dụng để:
- Làm cơ sở phát các
điện văn AIS và MET phù hợp với Annex 15 và Annex 3 tương ứng; và
- Lập kế hoạch và áp
dụng các giải pháp ATFM phù hợp.
3.3.3 Ô nhiễm do phun
trào núi lửa có thể ảnh hưởng đến bất kì khu vực vùng trời nào; do vậy, không
thể đưa ra các biện pháp chính xác cho tất cả các tình huống và cụ thể từng
hành động cho các cơ quan, đơn vị liên quan. Tuy nhiên:
- Các ACC bị ảnh
hưởng bởi sự dịch chuyển của mây tro núi lửa phải đảm bảo rằng các điện văn AIS
phù hợp với quy định tại Annex 15. Các ACC liên quan và cơ sở ATFM phù hợp liên
tục công bố chi tiết các giải pháp thực hiện để đảm bảo thông tin được chuyển
đến tất cả các đầu mối liên quan.
- Tùy thuộc vào tác
động và/hoặc phạm vi, mức độ ảnh hưởng của mây tro núi lửa, cơ sở ATFM có thể
chủ động tổ chức hội nghị đàm thoại với các VAAC, ANSP, MWO và các nhà khai
thác để trao đổi thông tin mới nhất về diễn biến sự việc nhằm hỗ trợ CDM.
- Các ACC và cơ sở
ATFM cần biết rằng đối với các chuyến bay đã được lên kế hoạch, các nhà khai
thác có thể xem xét việc vượt qua khu vực bị ảnh hưởng của mây tro núi lửa bằng
cách bay vòng hoặc bay vượt qua như thể coi nó là các địa hình vùng núi; và
- Đảm bảo rằng các
báo cáo về sự khác nhau giữa các thông tin được công bố và quan sát (báo cáo
của phi công, các đo lường trên không, v.v.. ) phải được chuyển tiếp sớm nhất
đến các cơ quan liên quan.
3.4
Giai đoạn phục hồi
3.4.1 Giai đoạn phục
hồi bắt đầu với việc đưa ra VAA/VAG đầu tiên bao gồm thông tin về việc dự báo
không còn mây tro núi lửa, thông thường sẽ được thực hiện khi xác định được
rằng hoạt động của núi lửa đã trở lại như giai đoạn trước phun trào và vùng
trời không còn bị tác động của mây tro núi lửa. Do đó, các điện văn AIS phù hợp
cũng phải được phát đi phù hợp với Annex 15.
3.4.2 Các ACC và các
cơ sở ATFM trở lại hoạt động bình thường sớm nhất có thể.
4.
Các phương thức kiểm soát không lưu
4.1 Nếu mây tro núi
lửa được báo cáo và dự báo trong FIR mà cơ sở ATS chịu trách nhiệm, cần thực
hiện các hành động sau đây:
- Ngay lập tức chuyển
tiếp tất cả thông tin thích hợp cho tổ lái của các chuyến bay có thể bị ảnh
hưởng để đảm bảo rằng tổ lái nhận biết được vị trí của mây tro núi lửa và độ
cao/mực bay bị ảnh hưởng;
- Đề nghị tổ lái cho
biết ý định và cố gắng đáp ứng các yêu cầu về việc thay đổi đường bay hoặc mực
bay;
- Đề xuất đổi đường
bay thích hợp cho tổ lái để tránh khu vực được báo cáo hoặc dự báo có mây tro
núi lửa; và
- Yêu cầu báo cáo đặc
biệt khi đường bay của chuyến bay dự kiến sẽ bay vào hoặc bay gần khu vực dự
báo có mây tro núi lửa và cung cấp báo cáo này cho các cơ quan liên quan.
Lưu ý 1 - Khuyến cáo tàu bay
bay thoát khỏi sự xung đột với một đám mây tro núi lửa là đảo ngược tiến trình
của nó và bắt đầu giảm độ cao nếu địa hình cho phép.
Lưu ý 2 - Quyết định cuối
cùng cho việc tàu bay sẽ bay tránh hoặc bay qua đám mây tro núi lửa được báo
cáo hoặc dự báo là trách nhiệm của tổ lái.
4.2 Khi tổ lái báo
rằng tàu bay đã tình cờ đi vào một đám mây tro bụi núi lửa, cơ sở ATS cần:
- Áp dụng tình huống
khẩn nguy khẩn cấp; và
- Không chủ động điều
chỉnh đường bay và mực bay được chỉ định trừ khi tổ lái yêu cầu hoặc do yêu cầu
của vùng trời hoặc điều kiện hoạt động bay bắt buộc.
Lưu ý 1 - Các phương thức
thông thường khi tổ lái báo cáo về tình huống khẩn nguy khẩn cấp có tại Doc4444
Chương 15, mục 15.1.1 và 15.1.2.
Lưu ý 2 - Tài liệu hướng dẫn
liên quan đến tác động của tro bụi núi lửa và tác động của tro bụi núi lửa đối
với hàng không và các dịch vụ hỗ trợ có tại Chương 4 và 5 tài liệu Doc9691.
5.
Các phương thức ATFM
5.1 Tùy thuộc vào tác
động và/hoặc phạm vi của mây tro núi lửa để hỗ trợ CDM, cơ sở ATFM cần tổ chức
việc trao đổi với VAAC, ANSP, MWO, các nhà khai thác tàu bay về các thông tin
mới nhất về diễn biến của mây tro núi lửa.
5.2 Cơ sở ATFM sẽ áp
dụng các biện pháp ATFM theo yêu cầu của các ANSP liên quan. Các giải pháp phải
được đánh giá và cập nhật phù hợp với thông tin mới nhất. Các nhà khai thác
phải được thông báo để theo dõi liên tục các điện văn AIS và MET liên quan đến
khu vực xảy ra sự việc.
6.
Quy định về báo cáo và thu thập thông tin về hoạt động của núi lửa
6.1
Mục đích:
Mục đích chính của
việc báo cáo về hoạt động của núi lửa và mây tro núi lửa và thu thập dữ liệu
là:
- Xác định vị trí mối
nguy hiểm của núi lửa;
- Thông báo ngay lập
tức cho các tàu bay khác (đang bay) về mối nguy hiểm;
- Thông báo cho các
bên liên quan bao gồm: ANSP (ATC, AIS, ATFM), VAAC, MWO, v.v.. để đảm bảo các
cơ quan này đưa ra các thông tin phù hợp và các cảnh báo phù hợp với dịch vụ
cung cấp hiện có;
- Phân tích các báo
cáo thu thập được sau chuyến bay để:
+ Xác định các khu
vực có liên quan;
+ Xác nhận và hoàn
thiện các dự báo về mây tro núi lửa;
+ Hoàn thiện các
phương thức hiện hành;
+ Hỗ trợ việc xác
định các yêu cầu đảm bảo khả năng tàu bay có thể hoạt động tốt hơn;
+ Chia sẻ bài học
kinh nghiệm, v.v..
6.2
Các giai đoạn thu thập, trao đổi thông tin về hoạt động của núi lửa:
Vai trò và trách
nhiệm của các bên liên quan trong việc thu thập, trao đổi và phổ biến thông tin
về hoạt động của núi lửa và mây tro núi lửa và được chia thành hai giai đoạn
khác nhau bao gồm:
- Trong khi bay; và
- Sau chuyến bay.
6.3
Quy trình xử lý thông tin, báo cáo về hoạt động của núi lửa:
6.3.1 Giai đoạn trong
khi bay:
Các
bên liên quan
|
Vai
trò và trách nhiệm
|
Phi công dân sự
và/hoặc quân sự quan sát thấy và hoặc đối mặt với hoạt động của núi lửa
|
Cung cấp các thông
tin chi tiết nhất có thể về hoạt động phun trào, loại, vị trí, màu sắc, mùi,
phạm vi ảnh hưởng của mây tro núi lửa, mực bay/độ cao và thời gian quan sát
được và ngay lập tức chuyển phần I của VAR cho cơ sở ATS mà phi công đang có
liên lạc (radiotelephony - R/T).
Khẩn trương ghi lại
các thông tin theo yêu cầu tại phần II của VAR theo mẫu phù hợp sau khi quan
sát thấy hoặc đối mặt với hoạt động của núi lửa, mây tro núi lửa và nộp báo
cáo qua liên lạc dữ liệu, nếu có.
|
Cơ sở ATS nhận
thông tin từ phi công đối mặt với tình huống núi lửa hoạt động
|
Khi nhận được các
thông tin từ phi công, KSVKL phải đảm bảo việc ghi chép đầy đủ, sàng lọc (nếu
cần thiết) và thông báo cho các phi công khác và cho Kíp trưởng ACC đương
nhiệm. Ngoài ra, KSVKL cần hỏi các phi công khác đang bay trong cùng khu vực
xem họ có quan sát thấy bất kỳ hoạt động nào của núi lửa hoặc sự xuất hiện
của mây tro núi lửa.
|
Cơ sở ATS/Kíp
trưởng ACC hoặc người có trách nhiệm khác của ANSP
|
Sử dụng tất cả các
phương tiện liên lạc và mẫu có sẵn để đảm bảo rằng thông tin nhận được từ
KSVKL được:
- Gửi đến MWO và
các cơ quan khí tượng phù hợp khác theo thỏa thuận của quốc gia/khu vực;
- Thông báo đầy đủ
và ngay lập tức cho các đơn vị liên quan đặc biệt là các phân khu kế cận và
Phòng NOTAM liên quan;
- Thông báo cho các
ACC kế cận (nếu cần thiết);
- Thông báo đến
Trung tâm ATFM khu vực nếu có;
- Thông báo đến cơ
quan có thẩm quyền của quốc gia/khu vực chịu trách nhiệm xử lý các tình huống
khẩn nguy.
|
Các ANSP kế cận (ví
dụ các ACC)
|
Đảm bảo rằng thông
tin được cung cấp cho các chuyến bay đang bay hướng tới khu vực bị tác động
bởi ô nhiễm mây tro núi lửa; công bố cho các cơ quan (tổ chức) liên quan và
chuẩn bị đối phó với khả năng có các thay đổi về luồng không lưu; và đảm bảo
rằng thông tin được cung cấp cho cơ quan có thẩm quyền của quốc gia trách
nhiệm xử lý tình huống khẩn nguy và gửi đến NOF và MWO khi cần thiết.
|
Trung tâm cảnh báo
thời tiết
|
Cơ sở ATS nhận được
thông tin do tổ lái cung cấp sẽ chuyển tiếp thông tin đến MWO để sử dụng
thông tin này phù hợp với các quy định tại Annex3.
|
VAAC
|
Sử dụng thông tin
có nguồn từ tổ lái, MWO và các nguồn thích hợp khác phù hợp với các quy định
tại Annex 3.
|
AIS/NOF
|
Phát điện văn AIS
phù hợp với các quy định tại Annex 15
|
Cơ sở hoặc Trung
tâm ATFM
|
Đảm bảo rằng các
thông tin nhận được được lưu trữ và sẵn sàng cung cấp cho tất cả các bên liên
quan trong khu vực trách nhiệm của mình (ANSP, hãng hàng không, VAAC, MET
v.v.. ).
Như một phần của hoạt
động hàng ngày, phối hợp thực hiện các biện pháp ATFM với các ACC liên quan.
|
Biểu đồ hình 1 dưới
đây mô tả việc chuyển phát thông tin về mây tro núi lửa, có thể có sự khác nhau
giữa các khu vực tùy thuộc vào các thỏa thuận của từng khu vực. Nó cũng xác
định vị trí của các bên liên quan trong quy trình báo cáo. Sơ đồ này không phải
là một chu trình hoàn chỉnh của việc báo cáo mà có thể mở rộng và bổ sung các
bên liên quan tùy thuộc vào yêu cầu của quốc gia và của khu vực.
Hình
1
6.3.2 Giai đoạn sau chuyến
bay
Các
bên liên quan
|
Vai
trò và trách nhiệm
|
Phi công dân dụng
và/hoặc quân sự đã quan sát và đối mặt với sự kiện núi lửa phun trào hoặc mây
tro núi lửa
|
Nộp báo cáo chi
tiết nhất có thể về hoạt động của núi lửa và mây tro núi lửa (vị trí, màu
sắc, mùi, phạm vi, mực bay và thời gian quan sát, tác động đến chuyến bay v.v
). Đảm bảo rằng VAR được nộp và chuyển đến các đầu mối liên quan sớm nhất có
thể sau khi tàu bay hạ cánh (nếu không nộp được qua liên lạc dữ liệu trong
khi bay). Tạo một cổng truy cập vào Aircraft Maintenance Log (AML) trong
trường hợp thực tế hoặc nghi ngờ đối mặt với mây tro núi lửa.
|
ANSP
|
Cung cấp một báo
cáo tóm tắt về tác động của núi lửa, mây tro núi lửa đối với hoạt động bay ít
nhất một lần mỗi ngày cho cơ quan có thẩm quyền quốc gia với các thông tin
chi tiết nhất có thể về số chuyến bay quan sát được, tác động của nó đến ATM
v.v..
|
Duy trì chứng chỉ
khai thác tàu bay (AOC Maintenance) - Kiểm tra sau chuyến bay
|
Báo cáo về quan sát
vỏ tàu bay, động cơ v.v.. và cung cấp thông tin cho trung tâm lưu trữ dữ liệu
quốc gia hoặc khu vực hoặc toàn cầu (nếu có).
|
Cơ quan điều tra
|
Tất cả các nhà cung
cấp dịch vụ hàng không (bao gồm hãng hàng không , ANSP, Cảng hàng không, v.v..
) sẽ điều tra tác động của hoạt động núi lửa và mây tro núi lửa, phân tích
thông tin và đưa ra các kết luận; báo cáo kết quả điều tra và thông tin liên
quan cho cơ quan giám sát quốc gia và các trung tâm lưu trữ dữ liệu.
|
Cơ quan có thẩm
quyền quốc gia
|
Xử lý các dữ liệu
lưu trữ quốc gia và báo cáo trung tâm lưu trữ dữ liệu khu vực/toàn cầu nếu
có. Phân tích các báo cáo của các nhà cung cấp dịch vụ hàng không và có các
hành động thích hợp.
|
Trung tâm lưu trữ
dữ liệu khu vực
|
Thu thập dữ liệu
quốc gia và sẵn sàng cung cấp cho các bên liên quan theo các điều kiện thỏa
thuận.
|
MWO
|
Sử dụng thông tin
quốc gia và khu vực từ nguồn trung tâm lưu trữ dữ liệu quốc gia và khu vực.
|
VAAC
|
Sử dụng thông tin
có nguồn từ tổ lái và các nguồn thích hợp khác để:
- Xác nhận sản phẩm
của mình là phù hợp;
- Hoàn thiện dự
báo, cảnh báo.
|
Trung tâm lưu trữ
dữ liệu toàn cầu (viện nghiên cứu nếu có)
|
Phân tích thông tin
được lưu trữ của trung tâm lưu trữ dữ liệu khu vực và cung cấp kết quả nghiên
cứu cho việc rút ra bài học kinh nghiệm.
|
Tổ chức quản lý
nhận thức
|
Áp dụng các bài học
kinh nghiệm và phổ biến cho các bên liên quan.
|
ICAO
|
Xem xét/sửa đổi kế
hoạch ứng phó với hoạt động của núi lửa phun hoặc hoạt động của núi lửa phun
hoặc mây tro núi lửa.
|
6.4
Mẫu báo cáo về hoạt động của núi lửa, mây tro núi lửa
Mẫu
báo cáo về mây tro núi lửa của phi công
VOLCANIC
ACTIVITY REPORT
Air-reports are
critically important in assessing the hazards which volcanic ash cloud presents
to aircraft operations.
6.5
Cập nhật danh sách núi lửa liên quan
Stt
|
Tên
núi lửa
|
Kinh
độ, vĩ độ
|
Độ
cao
phun trào (m)
|
Ghi
chú
|
1.
|
LÝ SƠN
|
15°23’00’’N
- 109°07’00’’E (15.38N - 109.12E)
|
157
|
Quảng
Ngãi
|
2.
|
TOROENG PRONG
|
14°56’00’’N
- 108°00’00’’E (14.93N - 108E)
|
800
|
KonTum
|
3.
|
HAUT DONG NAI
|
11°36’00’’N
- 108°12’00’’E (11.6N 108.2E)
|
1000
|
Đồng
Nai
|
4.
|
BAS DONG NAI
|
10°48’00’’N
- 107°12’00’’E (10.8N -107.2E )
|
392
|
Đồng
Nai
|
5.
|
ILE DES CENDRES
|
10°09’27’’N
- 109°00’50’’E (10.158N - 109.014E)
|
-20
|
Ngoài
khơi Bình Thuận
|
6.
|
VETERAN
|
09°50
’00’’N - 109°03’00’’E (09.83N - 109.05E)
|
-50
|
Ngoài
khơi Bình Thuận
|
7.
|
Yên Ngựa
|
19°21'53.5"N
- 105°26'54.1"E (19.36486°N - 105.4484°)
|
452
|
Nghĩa
Đàn, Nghệ An
|
8.
|
Bà Đen
|
11°13'12"N
- 106°6'0"E (11.22°N - 106,1°E)
|
996
|
Tây
Ninh
|
9.
|
Chư Đăng Ya
|
14°08′16″N
- 108°02′48″E (14.13778°N - 108.0467°E)
|
|
Chư
Păh, Gia Lai
|
10
|
T'Nưng
|
14°03′34″N-
108°00′52″E (14.05944°N - 108.0144°E)
|
|
Pleiku,
Gia Lai
|
Ghi chú: Nguồn thông tin :
- Các mục 1, 2, 3, 4, 5, 6 :
- Các mục 7, 8, 9, 10 :
|
Theo tài liệu Doc
9766 - ICAO.
Theo từ điển mở VI.WIKIPEDIA.
|
6.6
Các biểu mẫu thông báo và mẫu NOTAM các giai đoạn hoạt động của núi lửa
6.6.1 Phân chia giai
đoạn (mức cảnh báo) của hoạt động núi lửa
Căn cứ vào tài liệu
Doc 9766 của ICAO (Hanbook on the international airways volcano watch (IAVW)
operational procedures and contactlist) phân chia làm 4 cấp mã màu cảnh báo cụ
thể như sau:
- Mức cảnh báo màu
Xanh: Không có hoạt động hoặc thay đổi từ trạng thái hoạt động xuống ngừng phun
trào, dừng hoạt động trở lại bình thường.
- Mức cảnh báo màu
Vàng: Có những dấu hiệu hoạt động của núi lửa, dấu hiệu phun trào; hoặc khi núi
lửa chuyển từ giai đoạn cảnh báo cao xuống thấp hơn nhưng cần tiếp tục theo
dõi, giám sát.
- Mức cảnh báo màu
Cam: Có biểu hiện cao về sự hoạt động của núi lửa với các dấu hiệu về sự phun
trào dung nham hoặc có sự phun trào mà không quan trắc, theo dõi được.
- Mức cảnh báo màu
Đỏ: Được quan trắc hoặc dự báo có sự phun trào mây tro núi lửa vào khí quyển
(đặc biệt nếu có nổ của dung nham).
6.6.2 Mẫu thông báo
các giai đoạn của hoạt động núi lửa
Căn cứ vào 4 cấp độ
nêu trên MWO tiến hành xây dựng biểu mẫu cảnh báo để thông báo các giai đoạn khác
nhau của hoạt động núi lửa cụ thể như sau :
a) Mẫu thông
báo quan trắc núi lửa
(Áp dụng cho trường
hợp phát hiện có dấu hiệu hoạt động của núi lửa)
Stt
|
Nội
dung
|
Diễn
giải
|
1
|
Thời gian phát hành
|
Năm, tháng, ngày
quốc tế
(YYYYMMDD/HHMMZ)
|
2
|
Tên núi lửa
|
Tên và số núi lửa
|
3
|
Mã màu hiện tại
|
Xanh, Vàng, Cam,
hoặc Đỏ
|
4
|
Mã màu trước đó
|
(Phông chữ thường,
không đậm)
|
5
|
Nguồn
|
Tên nguồn thông tin
|
6
|
Số thông báo
|
Tạo một số duy nhất
|
7
|
Vị trí núi lửa
|
Kinh, vĩ độ theo
định dạng NOTAM
|
8
|
Vùng
|
Mô tả khu vực
|
9
|
Độ cao đỉnh
|
nnnnn FT (nnnn M)
|
10
|
Tóm
tắt hoạt động núi lửa
|
Mô tả vắn tắt hoạt
động của núi lửa. Nếu xác định được, chỉ ra thời gian khởi phát và thời gian
(địa phương và UTC) phun trào. Nếu phun trào đang diễn ra tại thời điểm phát
hành, chỉ ra “phun trào và phát thải tro bụi đang tiếp tục”.
|
11
|
Độ
cao mây tro núi lửa
|
Ước lượng về đỉnh
đám mây tro núi lửa theo nnnnn FT (nnnn M) trên đỉnh hoặc AMSL. Cung cấp
nguồn dữ liệu chiều cao (quan sát mặt đất, báo cáo của phi công, radar,
v.v.). báo “UNKNOWN” nếu không có dữ liệu hoặc báo “NO ASH CLOUD PRODUCED”
nếu áp dụng được.
|
12
|
Các
thông tin khác về đám mây tro núi lửa
|
Ước lượng ngắn gọn
về các đặc điểm của đám mây tro núi lửa có liên quan (màu, hình dạng của đám
mây, hướng di chuyển, v.v.) nếu chiều cao của đám mây tro núi lửa bị che
khuất hoặc không xác định được. Báo “UNKNOWN” nếu không có dữ liệu hoặc báo”
NO ASH CLOUD PRODUCED” nếu áp dụng được.
|
13
|
Ghi chú
|
Nhận xét ngắn gọn
về các chủ đề liên quan (dữ liệu giám sát, hành động quan trắc, hoạt động
trước đó của núi lửa, v.v.).
|
14
|
Thông tin liên lạc
|
Tên, số điện thoại,
Fax, địa chỉ email.
|
15
|
Thông báo tiếp theo
|
Thông báo quan trắc
núi lửa mới sẽ được phát hành nếu điều kiện thay đổi đáng kể hoặc mã màu được
thay đổi. Bao gồm thông tin núi lửa mới nhất được đăng trên trang web.
|
b) Mẫu cảnh báo
tro bụi núi lửa
(Áp dụng cho trường
hợp nhận được báo cáo của tổ lái về ảnh hưởng hoạt động của núi lửa tại các FIR
của Việt Nam)
Khi nhận được báo cáo
của tổ lái về ảnh hưởng hoạt động của núi lửa tại các FIR của Việt Nam, cơ quan
Cảnh báo thời tiết nghiên cứu để lập, phát hành điện văn SIGMET. Nếu không đủ
tiêu chuẩn phát hành SIGMET, cơ quan Cảnh báo thời tiết căn cứ vào báo cáo của
tổ lái để lập, phát hành điện văn AIREP theo quy định.
Ghi chú:
- Mẫu bản tin AIREP,
chi tiết theo tài liệu (PANS-ATM-Doc 4444).
- Mẫu bản tin SIGMET
quy định trong tài liệu ANNEX 3 (APPENDIX 6. ECHNICAL SPECIFICATIONS RELATED TO
SIGMET AND AIRMET INFORMATION, AERODROME WARNINGS AND WIND SHEAR WARNINGS AND
ALERTS), ASIA/PACIFIC REGIONAL SIGMET GUIDE hiện hành và Tu chỉnh 01 Hướng dẫn
về bản tin khí tượng hàng không theo Quyết định số 1656/QĐ-CHK ngày 10/8/2023
Cục HKVN.
6.6.3 Mẫu NOTAM
a) NOTAM thông báo
trước khi núi lửa phun trào
(A…./.. NOTAMN
Q)FIR/QWWLW/IV/NBO/W/000/999/….N…..E…
A) FIR ẢNH HƯỞNG
B) THỜI GIAN BẮT ĐẦU
C) THỜI GIAN KẾT THÚC
E) INCREASED VOLCANIC
ACTIVITY, POSSIBLY INDICATING IMMINENT ERUPTION, REPORTED FOR VOLCANO NAME PSN ……N
…..E. VOLCANIC ASHCLOUD IS EXPECTED TO REACH ….. FEET FEW MINUTES FROM START OF
ERUPTION. AIRCRAFT ARE REQUIRED TO FLIGHT PLAN TO REMAIN AT LEAST XXX NM CLEAR
OF VOLCANO AND MAINTAIN WATCH FOR NOTAM/SIGMET FOR AREA.
F) GND
G) UNL
b) NOTAM thông báo
núi lửa phun trào
(A…./.. NOTAMN
Q)FIR/QWWLW/IV/NBO/W/000/999/….N…..E…
A) FIR ẢNH HƯỞNG
B) THỜI GIAN BẮT ĐẦU
C) THỜI GIAN KẾT THÚC
E) VOLCANIC ERUPTION
REPORTED IN VOLCANO NAME PSN ……N…..E. VOLCANIC ASHCLOUD REPORTED REACHING FL….
AIRCRAFT ARE REQUIRED TO REMAIN AT LEAST 120 NM CLEAR OF VOLCANO AND MAINTAIN
WATCH FOR NOTAM/SIGMET FOR AREA.
F) GND
G) UNL
c) NOTAM thông báo
núi lửa phun trào và tro bụi núi lửa có ảnh hưởng đến vùng thông báo bay của
Việt Nam
(A…./.. NOTAMN
Q)FIR/QACXX/IV/NBO/W/000/999/….N…..E…
A) FIR ẢNH HƯỞNG
B) THỜI ĐIỂM BẮT ĐẦU
C) THỜI ĐIỂM KẾT THÚC
E) FLIGHT CONTINGENCY
PROCEDURES IN FORCE DUE TO THE PRESENCE OF VOLCANIC ASH CLOUD FM VOLCANO NAME
PSN …..N……E
- SECTOR ….. EFFECT
- OTHER SECTORS NO
AFFECTED
NAME ATC WILL APPLIED
CONTINGENCY PROC FOR ATS UNITS AND OPS LIMITATIONS.
RMK: NAME ATC NOT
AFFECTED.)
d) NOTAM về thiết lập
vùng cấm/hạn chế/nguy hiểm, hạn chế bay vì lí do an toàn liên quan đến tro bụi
núi lửa
(A…./.. NOTAMN
Q)FIR/QRTCA/IV/NBO/W/000/999/….N…..E…
A) FIR ẢNH HƯỞNG
B) THỜI ĐIỂM BẮT ĐẦU
C) THỜI ĐIỂM KẾT THÚC
E) TEMPO
DANGER/RESTRICTED/PROHIBITED ESTABLISHED DUE TO THE PRESENCE OF DRIFTING
VOLCANIC ASH CLOUD OF VOLCANO NAME PSN ….. N……E
- ALL FLT ARE
PROHIBITED TO OPS WI THIS AREA.)
e) NOTAM về tạm thời
đóng cửa (RWY/TWY/AD) vì lí do an toàn liên quan đến tro bụi núi lửa
(A…./.. NOTAMN
Q)FIR/Q..LC/IV/NBO/A/000/999/….N…..E…
A) SÂN BAY ẢNH HƯỞNG
B) THỜI ĐIỂM BẮT ĐẦU
C) THỜI ĐIỂM KẾT THÚC
E) RWY/TWY/AD …TEMPO
CLSD DUE TO ATTENTION OF VOLCANIC ASH CLOUD OF VOLCANO NAME PSN …..N……E
g) Mẫu ASHTAM
ASHTAM SERIAL NUMBER
A) FIR ẢNH HƯỞNG
B) GIỜ NÚI LỬA BẮT ĐẦU
PHUN TRÀO
C) VOLCANO NAME AND
NUMBER
D) POSITION: ….N……E
E) VOLCANO LEVEL OF
ALERT COLOUR CODE: YELLOW ALERT
F) AREA AFFECTED
……N…….E…… SFC/…..FT
G) DIRECTION OF MOVEMENT
OF ASH CLOUD: NORTH EARTH
H) ROUTES AFFECTED WILL
BE NOTIFIED BY ATC
J)SOURCE OF
INFORMATION: VACC AGENCY
PHỤ
LỤC 7:
PHƯƠNG THỨC ỨNG PHÓ KHI CÓ ĐẠI DỊCH
1. Mục đích
Kế hoạch Ứng phó khi
có đại dịch tại các cơ sở cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay (sau đây viết
tắt là cơ sở BĐHĐB) của Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam (sau đây viết tắt là
TCTQLBVN) được ban hành nhằm:
- Bảo đảm công tác
cung cấp dịch vụ BĐHĐB không bị suy giảm hoặc gián đoạn trong toàn bộ 02 vùng
Thông báo bay (FIR) do Việt Nam quản lý và các vùng trời được ủy quyền khác.
- Góp phần giữ vững
an ninh vùng trời của Tổ quốc trước những tác động của dịch bệnh gây ra, chủ
động ngăn ngừa, bảo vệ và ứng phó hiệu quả trong mọi tình huống diễn biến của
dịch bệnh.
- Hướng dẫn cho tất
cả các cơ sở BĐHĐB của TCTQLBVN xây dựng Kế hoạch ứng phó chi tiết và tổ chức
hoạt động ổn định, phù hợp với từng giai đoạn diễn biến của dịch bệnh, bảo vệ
hiệu quả nguồn nhân lực và cơ sở vật chất tại các đơn vị.
- Tích cực phối hợp
với các cơ quan chức năng liên quan quyết liệt triển khai các biện pháp hiệu
quả trong công tác phòng chống dịch trong phạm vi toàn quốc và trong TCTQLBVN.
2. Đối tượng và phạm
vi áp dụng
- Đối tượng áp dụng
là toàn bộ cán bộ, công nhân viên, lực lượng lao động của TCTQLBVN và cá nhân
liên quan khác đến làm việc tại các cơ sở cung cấp dịch vụ không lưu (ATS)
thuộc TCTQLBVN.
- Kế hoạch này được
áp dụng trong toàn bộ phạm vi cung cấp dịch vụ, khu vực trách nhiệm của các cơ
sở ATS.
- Thời gian áp dụng
được tính từ thời điểm Kế hoạch có hiệu lực cho đến khi Chính phủ Việt Nam công
bố hết dịch.
3. Nguyên tắc chung
- Để đảm bảo an toàn
trong điều kiện diễn biến phức tạp của dịch bệnh, tất cả các cơ sở ATS thực
hiện trách nhiệm, nghĩa vụ của mình để góp phần bảo vệ vững chắc an ninh vùng
trời của Tổ quốc và uy tín của Việt Nam với cộng đồng quốc tế trong lĩnh vực
Hàng không dân dụng.
- Trong thời gian
thực hiện phương án ứng phó dịch bệnh, giữ nguyên tất cả các chỉ số an toàn,
định mức, phân cách, phương thức áp dụng và giá trị chất lượng của dịch vụ ATS
theo quy định. Tuân thủ đúng, chính xác theo Tài liệu hướng dẫn khai thác cùng
với các khuyến cáo thực hành của Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế (ICAO).
Thực hiện nghiêm phương án điều chỉnh vị trí trực, chế độ trực, số lượng nhân
sự tối thiểu của kíp trực khi suy giảm nhân sự (không đáp ứng theo Tài liệu
HDKT cơ sở).
- Tập trung tối đa
nguồn lực theo nguyên tắc 4 tại chỗ (phương án ứng phó tại chỗ, lực lượng tại
chỗ, trang thiết bị tại chỗ và hậu cần tại chỗ) để khắc chế đại dịch, đảm bảo
phù hợp với các quy định của Nhà chức trách HKVN và các cơ quan chính quyền ban
hành.
- Đảm bảo hệ thống
trang thiết bị kỹ thuật tại các cơ sở BĐHĐB hoạt động ổn định, vững chắc và tin
cậy.
4. Ban chỉ đạo, Ban
chỉ huy phòng, chống dịch
4.1 Ban chỉ đạo
4.1.1 Thành phần
- Lãnh đạo TCT
QLBVN
- Đại diện BCH Công
đoàn TCT
- Bí thư Đoàn thanh
niên TCT
- Trưởng Ban Không
lưu
- Trưởng Ban Kỹ
thuật
- Trưởng Ban
TCCB-LĐ
- Trưởng Ban
AT-CL&AN
- Trưởng Ban Tài
chính
- Trưởng Ban Kế
hoạch - Đầu tư
- Chánh Văn phòng
TCT
- Giám đốc các đơn
vị
- Trưởng Bộ phận Y
tế TCT
|
- Trưởng ban / Phó
Trưởng ban
- Thành viên
- Thành viên
- Thành viên
- Thành viên
- Thành viên
- Thành viên
- Thành viên
- Thành viên
- Thành viên
- Thành viên
- Thành viên
|
4.1.2 Nhiệm vụ
- Trực tiếp chỉ đạo
công tác phòng, chống, kiểm soát dịch có hiệu quả, sẵn sàng ứng phó các tình
huống phòng chống dịch tại Tổng công ty theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng
Chính phủ và Ban chỉ đạo quốc gia, của Bộ Giao thông vận tải và Cục Hàng không
Việt Nam.
- Chỉ đạo các cơ sở
cung cấp dịch vụ ATS trong toàn Tổng công ty xây dựng phương án ứng phó theo
từng cấp độ lây lan của dịch bệnh.
- Xác định và đề nghị
Tổng giám đốc công bố về cấp độ ứng phó và chấm dứt tình trạng ứng phó đưa dịch
vụ ATS trở lại hoạt động bình thường.
- Hướng dẫn, đôn đốc,
kiểm tra việc thực hiện công tác phòng chống dịch tại các cơ sở ATS trong toàn
Tổng công ty.
4.2 Ban chỉ huy
4.2.1 Thành phần
Các đơn vị thành lập
Ban chỉ huy phòng, chống dịch do Giám đốc đơn vị làm Trưởng Ban, các thành viên
Ban chỉ huy do Giám đốc đơn vị quyết định.
4.2.2 Nhiệm vụ
- Xác định, đánh giá
tình hình dịch bệnh tại các cơ sở cung cấp dịch vụ BĐHĐB của đơn vị, đề xuất
phương án, báo cáo Ban chỉ đạo.
- Trực tiếp chỉ đạo
công tác phòng, chống, kiểm soát có hiệu quả dịch, sẵn sàng ứng phó các tình
huống phòng chống dịch tại đơn vị theo chỉ đạo của Ban chỉ đạo.
- Chỉ đạo các cơ sở cung
cấp dịch vụ BĐHĐB của đơn vị xây dựng phương án ứng phó theo từng cấp độ, báo
cáo Ban chỉ đạo.
- Căn cứ tình hình
thực tế, đề xuất Ban chỉ đạo về cấp độ ứng phó phù hợp cho các cơ sở cung cấp
dịch vụ BĐHĐB của đơn vị.
- Thực hiện các công
việc khác theo chỉ đạo của Ban chỉ đạo.
5. Phương thức ứng
phó
Trên cơ sở Quy định
của Quốc gia tại thời điểm xảy ra đại dịch, Ban chỉ đạo ban hành Phương thức
ứng phó phù hợp với tình hình của đơn vị. Ban chỉ huy giám sát quá trình thực
hiện ứng phó, đảm bảo duy trì việc cung cấp dịch vụ điều hành bay theo quy
định.
6. Mẫu NOTAM trong
trường hợp có đại dịch
Mẫu 1: Cung cấp tin
tức cho việc hạn chế khai thác tại cảng HKSB
(A…./20 NOTAMN
Q)FIR/QFAXX/IV/NBO/A/000/999/
Coordinate[N/E]005
A) AD
B) yymmddhhmm
C) yymmddhhmm
E) AD NOT AVAILABLE [OR CLSD]
DUE TO PANDEMIC. THIS RESTRICTION DOES NOT AFFECT THE FOLLOWING FLIGHTS [ADD,
AMEND, DELETE AS NECESSARY]:
1. ACFT IN STATE OF
EMERGENCY
2. CARGO FLIGHTS
3. TECHNICAL
STOP/LANDING WITHOUT DISEMBARKING PASSENGERS
4. HUMANITARIAN/MEDEVAC/REPATRIATION
FLIGHTS.
5. UNITED NATIONS
FLIGHTS PERSONS ON BOARD EXCEPT CREW SHALL NOT BE PERMITTED TO DISEMBARK
WITHOUT AUTHORIZATION. CREW MEMBERS MAY DISEMBARK BUT SHALL UNDERGO STRICT
MANDATORY QUARANTINE UNDER THE SUPERVISION OF THE STATE DURING THEIR
ROTATION/REST PERIOD.
EXCEPT ACFT IN
EMERGENCY THE EXEMPTED FLIGHTS ARE TO SEEK PREAUTHORISATION FROM THE [name]
AUTHORITIES (details) (or IN ACCORDANCE WITH [State Name] AIP GEN 1.2).
ENR ATS IS NORMAL AND
AIR OPERATORS ARE ABLE TO FILE [ICAO AERODROME LOCATION INDICATORS] AS
ALTERNATE AERODROMES [or ENR AND/OR TMA ATS LIMITED. NOTAM …./20 REFERS].)
Mẫu 2: Cung cấp tin
tức liên quan đến các phương án ứng phó quản lý không lưu/vùng trời
(A…./20 NOTAMN
Q)FIR/QAFXX/IV/NBO/E/000/999/Coordinate[N/E]999
A) FIR
B) yymmddhhmm
C) yymmddhhmm
E) PANDEMIC
CONTINGENCY ATS
ATS LIMITED [OR NOT AVAILABLE]
IN THE [ICAO LOCATION INDICATOR FOR FIR] DUE TO PANDEMIC AS FOLLOWS
[AIRSPACE DESCRIPTION
IF NOT ALL FIR - INCLUDE DESCRIPTION OF AFFECTED ATS ROUTE SEGMENTS]
[ATS AVAILABLE e.g.
ATC, FIS, SAR ALERTING OR LIMITED OR NIL] [ANY RECLASSIFICATION OF AIRSPACE]
[DESCRIPTION OF AVAILABLE
ATS COMMUNICATIONS SURVEILLANCE AND NAVIGATION SERVICES]
[DESCRIPTION OF
AVAILABLE ATS ROUTES AND FLIGHT LEVELS IF ACTIVATING DEFINED CONTINGENCY ROUTES
AND FLAS] [COMMUNICATIONS PROCEDURES INCLUDING ALTERNATE UNITS/FREQUENCIES FOR
COMMUNICATION, OR TIBA ACTIVATION AND FREQUENCY]
[PROCEDURES TO CONTACT
NEXT ATS UNIT FOR ONWARD CLEARANCE]
[APPLICABLE
SEPARATION MINIMUM/S]
[PILOT ACTIONS TO BE TAKEN
IF A REVISED ATC CLEARANCE CANNOT BE OBTAINED, e.g. IN THE EVENT THAT DEVIATION
FROM TRACK IS REQUIRED IN ACCORDANCE WITH ANNEX 2 SECTION 2.3.1 THE PROCEDURES IN
ICAO DOC 4444 PANS-ATM SECTION 5.2.3.3 APPLY]
[AIR TRAFFIC FLOW
MANAGEMENT PROCEDURES AND/OR CONTACT DETAILS FOR AIRSPACE ENTRY COORDINATION OR
AUTHORIZATION]
[ANY OTHER RELEVANT
MATTER].)
PHỤ
LỤC 8:
KẾ HOẠCH ỨNG PHÓ KHÔNG LƯU CỦA ACC HÀ NỘI
LỜI
MỞ ĐẦU
- Kế hoạch ứng phó này
là một phần của kế hoạch ứng phó tổng thể quốc gia cho Việt Nam, phù hợp với
các quy định tại Annex 11 của Công ước về Hàng không dân dụng, ICAO Doc 9462
Tài liệu hướng dẫn hiệp đồng ATS và Kế hoạch dẫn đường hàng không Châu Á và
Thái Bình Dương Doc 9673, Và Kế hoạch ứng phó ATM khu vực Châu Á/Thái Bình
Dương. Kế hoạch và mọi hoạt động kích hoạt Kế hoạch đều được ủy quyền bởi Cục
Hàng không Việt Nam.
- Kế hoạch đảm bảo
duy trì an toàn giao thông hàng không quốc tế thông qua FIR Hà Nội trong thời
gian ATS có thể bị gián đoạn hoặc đóng cửa hoặc khi vùng trời có thể bị ảnh
hưởng bởi mây tro bụi núi lửa, đám mây phóng xạ, các hiện tượng thời tiết khắc
nghiệt hoặc hoạt động quân sự.
- Kế hoạch được phối
hợp chặt chẽ với những người sử dụng vùng trời, cơ quan quân sự và cơ quan hàng
không dân dụng chịu trách nhiệm về các khu vực FIR lân cận.
- Kế hoạch sẽ được
kích hoạt bằng NOTAM sớm nhất có thể. Trong trường hợp không thể thực hiện được
thì Kế hoạch ứng phó sẽ được kích hoạt bởi cơ quan được chỉ định bằng cách sử
dụng phương tiện thay thế nhanh chóng nhất hiện có.
- Kế hoạch là bản
thỏa thuận chính thức giữa các Quốc gia được liệt kê trong mục 2.1, Kế hoạch
được hỗ trợ bởi các thỏa hiệp thư Không lưu giữa FIR Hà Nội và các FIR lân cận.
1.
Mục tiêu
- Kế hoạch ứng phó
quản lý không lưu (ATM) cho Trung tâm Kiểm soát Đường dài Hà Nội chi tiết hóa
các thỏa thuận để đảm bảo an toàn liên tục cho hoạt động bay trong trường hợp
gián đoạn một phần hoặc toàn bộ các dịch vụ không lưu trong FIR Hà Nội (theo
Phụ ước 11 của ICAO - Dịch vụ không lưu. Kế hoạch ứng phó cung cấp các quy trình
ATS và cấu trúc tuyến đường bay ứng phó sử dụng các đường bay ATS đã được công
bố, nếu có thể, sẽ cho phép khai thác tàu bay quá cảnh trong thời gian hạn chế
hoặc không có ATS).
- Kế hoạch này áp
dụng cho Trung tâm Kiểm soát Đường dài Hà Nội; cho các tàu bay quá cảnh, tàu
bay đi và đến các sân bay quốc tế và nội địa liên quan đến ứng phó không lưu
tại FIR Hà nội; các tổ chức và cá nhân liên quan.
2.
Quốc gia, các FIR, Cơ sở ATS bị ảnh hưởng
Trong trường hợp Tổng
công ty Quản lý bay Việt Nam kích hoạt Kế hoạch ứng phó này, nhà chức trách
hàng không dân dụng của Trung Quốc, Lào sẽ được thông báo theo như thỏa thuận
trong Thỏa hiệp thư không lưu giữa hai bên. Các Quốc gia, Trung tâm bị ảnh
hưởng trực tiếp bởi Kế hoạch ứng phó này như sau:
Stt
|
Quốc gia
|
FIR/ACC
|
1.
|
Trung Quốc
|
Côn Minh/ACC Côn
Minh
Quảng Châu/ACC
Nanning Sanya/ACC
Sanya
|
2.
|
Lào
|
Viên Chăn/ACC Viên
Chăn
|
3.
|
Việt Nam
|
Hồ Chí Minh/ACC Hồ
Chí Minh
|
3.
Quản lý kế hoạch ứng phó
- Các biện pháp ứng
phó được nêu trong Kế hoạch này có thể áp dụng trong các trường hợp xảy ra các
sự kiện do các sự cố tự nhiên hoặc các trường hợp khác, mà bằng cách này hay
cách khác, có thể làm suy giảm hoặc làm gián đoạn hoàn toàn việc cung cấp ATS
và/hoặc của các dịch vụ hỗ trợ liên quan trong FIR Hà Nội.
- Khi xảy ra các sự
kiện cần Ứng phó không lưu, ban chỉ đạo sẽ kích hoạt kế hoạch ứng phó, chịu
trách nhiệm chỉ đạo trong suốt quá trình diễn ra ứng phó, ban chỉ huy chịu
trách nhiệm giám sát trực tiếp các hoạt động trong quá trình ứng phó, đảm bảo
cho các chuyến bay được tiến hành một cách an toàn và có trật tự thông qua FIR
Hà Nội.
- Thông tin liên hệ
của Ban chỉ đạo và Ban chỉ huy Ứng phó không lưu được nêu trong Phụ lục 2, thông tin liên hệ của các đơn vị ATS được
nêu trong Phụ lục 1. Các thông tin liên hệ này
cần được xem xét thường xuyên và được cung cấp cho Cục Hàng không Việt Nam ngay
khi có thể.
3.1 Ban chỉ đạo ứng
phó (Central
Coordinating Committee - CCC)
- Chức năng của Ban
Chỉ đạo ứng phó (CCC) sẽ giám sát việc thực hiện Kế hoạch ứng phó.
- Các thành phần của
Ban chỉ đạo đã được cụ thể ở mục 5.1, Phần 1 Những quy định
chung
- CCC sẽ giám sát
việc thực hiện Kế hoạch ứng phó và trong trường hợp dịch vụ kiểm soát đường dài
bị gián đoạn trong thời gian dài, sẽ sắp xếp và tạo điều kiện thuận lợi cho
việc di dời tạm thời đến cơ sở thay thế và khôi phục dịch vụ.
- Trong các trường
hợp ứng phó và khi Cục Hàng không Việt Nam thấy cần thiết và ngay khi có thể
trước hoặc sau khi bắt đầu việc ứng phó (khi dịch vụ Kiểm soát đường dài bị
gián đoạn), Cục Hàng không Việt Nam sẽ triệu tập Ban chỉ đạo ứng phó, bằng các
phương tiện nhanh chóng nhất phù hợp với tình hình.
3.2 Ban chỉ huy ứng
phó (ATM Operational Contingency Group - AOCG)
Chức năng của Ban chỉ
huy ứng phó (AOCG) sẽ do CCC triệu tập với trách nhiệm chính là giám sát các hoạt
động hàng ngày theo các thỏa thuận ứng phó và điều phối các hoạt động ATS, 24
giờ một ngày, trong suốt thời gian ứng phó. AOCG sẽ bao gồm mọi ý kiến đóng góp
cần thiết của các thành phần sau:
+ Giám đốc Công ty
QLB miền Bắc - Trưởng Ban chỉ huy (ATS);
+ Trưởng Trung tâm
Quản lý - Điều hành bay khu vực I (MIL);
+ Trưởng Trung tâm
Kiểm soát đường dài Hà Nội (ATC);
+ Trưởng Trung tâm
Kiểm soát tiếp cận - tại sân Nội Bài (ATC);
+ Đài trưởng Đài KSKL
liên quan (ATC);
+ Trưởng Trung tâm
Bảo đảm kỹ thuật (COM);
+ Trưởng Trung tâm
hiệp đồng TKCN miền Bắc (SAR);
+ Trưởng Trung tâm
cảnh báo thời tiết (MET);
+ Trưởng Trung tâm
Khí tượng hàng không Nội Bài MET);
+ Trưởng Trung tâm
ARO/AIS Nội Bài .
- Các chức năng AOCG
sẽ bao gồm:
+ Xem xét và cập nhật
Kế hoạch ứng phó theo yêu cầu;
+ Luôn cập nhật tình
hình ứng phó;
+ Tổ chức các đội ứng
phó theo chuyên ngành từng lĩnh vực;
+ Luôn giữ liên lạc
và cập nhật thông tin với ban chỉ đạo;
+ Trao đổi thông tin
cập nhật với các cơ quan ATS lân cận có liên quan để điều phối các hoạt động
ứng phó;
+ Thông báo đầy đủ
trước về việc ứng phó cho các FIR liên quan;
+ Thực hiện hành động
cần thiết để ban hành NOTAM theo kế hoạch này hoặc được xác định theo tình
huống ứng phó cụ thể. Trong trường hợp tình huống ứng phó có thể dự đoán trước
được, các NOTAM liên quan sẽ được ban hành 48 giờ trước khi xảy ra sự kiện ứng
phó. Mẫu NOTAM được cung cấp trong Phụ lục 3;
+ Duy trì nhật ký
hoạt động bằng cách sử dụng biểu mẫu trong Phụ đính
3 kèm Phụ lục này.
3.3 Kiểm tra và đánh
giá kế hoạch
- Kế hoạch sẽ được
luyện tập mỗi năm 1 lần.
- Việc thực hiện diễn
tập giả định phù hợp với Kế hoạch, Phương án ứng phó không lưu và điều kiện
thực tế nhằm đảm bảo khả năng sẵn sàng ứng phó hoặc thực hiện bất cứ khi nào
Cục Hàng không Việt Nam yêu cầu.
- Việc rà soát Kế
hoạch và tu chỉnh (nếu cần thiết) sẽ được tiến hành ít nhất một lần trong một
năm. Các quy định về việc xem xét vùng trời, đường bay ATS, chi tiết phối hợp
và thông tin liên lạc của Kế hoạch phải được đưa vào kế hoạch triển khai cơ sở,
dữ liệu và vùng trời ATS có liên quan.
- Báo cáo sau diễn
tập phải được hoàn thành trong vòng 15 ngày sau khi hoàn thành diễn tập và báo
cáo về Cục Hàng không Việt Nam.
4.
Đường bay ứng phó và mực bay ứng phó
- Trong trường hợp
gián đoạn các dịch vụ ATC do Trung tâm Kiểm soát đường dài Hà Nội cung cấp, các
đường bay ứng phó sẽ được chỉ định để đảm bảo an toàn cho chuyến bay và tạo điều
kiện thuận lợi cho các hoạt động bay với các điều kiện hiện hành.
- Các đường bay ATS
hiện tại là cơ sở cho các đường bay ứng phó sẽ được sử dụng và sơ đồ phân bổ
mực bay (FLAS) được đưa ra để giảm thiểu các điểm xung đột tiềm ẩn và hạn chế
số lượng tàu bay hoạt động đồng thời trong hệ thống với dịch vụ không lưu bị
cắt giảm. Cấu trúc đường bay ứng phó được trình bày chi tiết trong Phụ đính 2 kèm Phụ lục này.
- Các đường bay ứng
phó bổ sung chưa được công bố có thể được AOCG phát triển về mặt chiến thuật và
được phát hành NOTAM khi tình huống yêu cầu, chẳng hạn như trong trường hợp mây
tro bụi núi lửa, đám mây phóng xạ hoặc hiện tượng thời tiết khắc nghiệt.
- Theo yêu cầu của
hoàn cảnh, các chuyến bay nội địa và chuyến bay quốc tế chưa khởi hành có thể
tạm thời bị đình chỉ cho đến khi có được những đánh giá đầy đủ về các điều kiện
hiện hành và các dịch vụ không lưu được khôi phục đầy đủ. CCC sẽ đưa ra quyết
định về việc hạn chế hoặc khôi phục lại các hoạt động này.
- Tàu bay trên các
chuyến bay quốc tế đường dài và các hoạt động đặc biệt (ví dụ: Tìm kiếm cứu nạn
(SAR), tàu bay công vụ, chuyến bay nhân đạo, v.v.) được ưu tiên ở mực bay FL290
trở lên. Các hãng hàng không trong nước và khu vực nên lập kế hoạch trên cơ sở
mực bay FL290 trở lên có thể không có sẵn.
- Các Hãng hàng không
quốc tế bị ảnh hưởng bởi việc hạn chế tất cả các hoạt động từ các sân bay nằm
trong FIR Hà Nội sẽ được Cảng hàng không liên quan thông báo khi các hoạt động
có thể được khôi phục và thông tin về kế hoạch chuyến bay sẽ được cung cấp liên
quan đến sân bay đó. Các chuyến bay quốc tế có thể phải điều chỉnh đường bay
tùy thuộc vào tình hình.
- Các nhà khai thác
quốc tế có thể chọn việc tránh khu vực FIR Hà Nội bằng cách sử dụng các đường
bay ATS.
5.
Quản lý hoạt động bay và phương thức ứng phó không lưu
5.1 ATS suy giảm và
việc cung cấp Dịch vụ thông báo bay (FIS)
- Trong thời gian ứng
phó, các dịch vụ không lưu (ATS) bao gồm dịch vụ điều hành bay (ATC) có thể bị
gián đoạn, đặc biệt là các dịch vụ liên lạc và giám sát ATS. Trong trường hợp
không có dịch vụ, NOTAM sẽ được phát hành cung cấp thông tin liên quan. Kế
hoạch ứng phó cung cấp các dịch vụ cảnh báo và thông báo bay có giới hạn do
Trung tâm Kiểm soát đường dài Hà Nội cung cấp.
- Trong trường hợp
phòng thủ tục bay ARO Nội Bài không sử dụng được, tham khảo nội dung ứng phó
tại Phần II Kế hoạch ứng phó này.
5.2 Phương thức ứng
phó không lưu
Ban chỉ huy nhanh
chóng triệu tập họp, xác định tính chất, mức độ và phạm vi sự cố, nội dung
phương án ứng phó; báo cáo chi tiết trực Lãnh đạo Tổng công ty QLB Việt Nam để
báo cáo Ban chỉ đạo chỉ đạo, giải quyết.
5.2.1 Phân định lại
các khu vực ứng phó
Căn cứ vào điều kiện
thực tế, để đảm bảo khả năng cung cấp dịch vụ CNS của hệ thống thiết bị kỹ
thuật, khu vực ứng phó của ACC Hà Nội được phân chia lại như sau:
- Khu vực ứng phó 1:
Gồm khu vực trách nhiệm của phân khu 1 và phân khu 2 của ACC Hà Nội.
- Khu vực ứng phó 2:
Gồm khu vực trách nhiệm của phân khu 3 và phân khu 4 của ACC Hà Nội.
Ghi chú: Sơ đồ các khu vực
ứng phó của ACC Hà Nội xem tại Phụ đính 1 kèm Phụ
lục này.
5.2.1.1 Ứng phó ngắn
hạn
a) Trách nhiệm cung
cấp dịch vụ không lưu:
- Khu vực ứng phó 1:
Do APP Nội Bài đảm nhiệm, thực hiện tại APP Nội Bài.
- Khu vực ứng phó 2:
Do ACC Hồ Chí Minh đảm nhiệm, thực hiện tại phân khu 1 của ACC Hồ Chí Minh.
b) Thiết bị kỹ thuật
ứng phó:
- Khu vực ứng phó 1:
+ Sử dụng thiết bị
liên lạc tần số VHF: 125.1 MHz (chính), 121.0 MHz (dự phòng) và 121.5 MHz (khẩn
nguy).
+ Liên lạc điểm đối điểm:
Điện thoại (024.38866186).
+ AFTN/AMHS:
VVNBZAZX.
+ Hệ thống xử lý dữ
liệu giám sát (RDP).
- Khu vực ứng phó 2:
+ Sử dụng thiết bị
liên lạc tần số VHF: 134.05 MHz (chính), 125.375 MHz (dự phòng) và 121.5 MHz
(khẩn nguy).
+ Liên lạc điểm đối điểm:
Điện thoại (028.39972430).
+ AFTN/AMHS:
VVHMZQZX.
+ Hệ thống giám sát
ATS.
c) Phương thức ứng
phó
- Ban chỉ huy chỉ đạo
thực hiện các công việc:
+ Tập hợp lực lượng,
triển khai nhiệm vụ cụ thể cho từng bộ phận;
+ Thông báo và yêu
cầu APP Nội Bài và ACC Hồ Chí Minh thực hiện nhiệm vụ ứng phó cho các phân khu
của ACC Hà Nội.
+ Áp dụng tạm thời
một số đường bay và mực bay ứng phó để duy trì tối thiểu các luồng bay quá cảnh
và nội địa chính.
- Các kíp trực ứng
phó chịu trách nhiệm thông báo cho các cơ quan, đơn vị liên quan qua các phương
tiện liên lạc: Đường dây nóng, điện thoại, AFTN/AMHS, v.v.
- Cơ sở ATC ứng phó
phải thông báo cho tàu bay liên quan về thời điểm thực hiện kế hoạch ứng phó
bằng kênh liên lạc đối không, cơ sở ATS và tần số liên lạc tiếp theo.
- Cơ sở ATC ứng phó
triển khai thực hiện cung cấp dịch vụ theo nội dung Kế hoạch ứng phó.
- Điều chuyển ngay
một số KSVKL của ACC Hà Nội để thực hiện ứng phó giai đoạn 2 tại ACC Hà Nội cũ
tại Nội Bài.
Ghi chú: Trong trường hợp
cần thiết, Ban chỉ huy ứng phó sẽ điều động tăng cường lực lượng KSVKL và kỹ
thuật tham gia ứng phó.
5.2.1.2 Ứng phó dài
hạn
a) Trách nhiệm cung
cấp dịch vụ không lưu
Khu vực ứng phó 1 và
Khu vực ứng phó 2: Do ACC Hà Nội đảm nhiệm thực hiện tại ACC Hà Nội cũ tại Nội
Bài.
b) Thiết bị kỹ thuật
ứng phó
- Khu vực ứng phó 1:
+ Sử dụng thiết bị
liên lạc tần số VHF:132.3 MHz (chính), 128.15 MHz (dự phòng) và 121.5 MHz (khẩn
nguy).
+ Điện thoại
(024.38860957).
+ AFTN/AMHS:
VVHNZQZV.
+ Hệ thống xử lý dữ
liệu giám sát (RDP).
- Khu vực ứng phó 2:
+ Sử dụng thiết bị
liên lạc tần số VHF:125.9 MHz (chính), 134.425 MHz (dự phòng) và 121.5 MHz
(khẩn nguy).
+ Điện thoại
(024.38860958).
+ AFTN/AMHS:
VVHNZQZV.
+ Hệ thống xử lý dữ
liệu giám sát (RDP).
c) Phương thức ứng
phó
- Ban chỉ huy chỉ đạo
thực hiện ngay các công việc:
+ Triển khai, bố trí
lực lượng tại ACC Hà Nội cũ tại Nội Bài: Do KSVKL của ACC Hà Nội đảm nhiệm.
+ Tăng cường tối đa
khả năng cung cấp dịch vụ theo điều kiện thực tế.
- Các kíp trực ứng
phó chịu trách nhiệm thông báo cho các cơ quan, đơn vị liên quan qua các phương
tiện liên lạc: Đường dây nóng, điện thoại, AFTN/AMHS, v.v; các kíp trực ứng phó
triển khai thực hiện.
- Trước khi thực hiện
kế hoạch: Tiến hành thử nghiệm cung cấp dịch vụ không lưu trong thời gian 15
phút hoặc đối với 03 chuyến bay liên tục. Trong thời gian thử nghiệm để kiểm
tra, chỉ chấp nhận lưu lượng 01 chuyến bay/1 thời điểm đối với khu vực trách
nhiệm ứng phó của các cơ sở ATC tham gia ứng phó.
- Thực hiện kế hoạch:
Sau khi thử nghiệm thành công, cung cấp dịch vụ không lưu theo Kế hoạch ứng
phó.
5.3 Trách nhiệm ATS
- Khi mới bắt đầu
thực hiện ứng phó, KSVKL có thể bị quá tải và hành động mang tính chiến thuật
có thể được thực hiện để điều chỉnh lại các tàu bay trên các đường bay ứng phó
không có trong kế hoạch ứng phó.
- Trong trường hợp
không thể cung cấp ATS trong FIR Hà Nội thì một NOTAM sẽ được ban hành cho biết
những nội dung sau:
+ Thời gian và ngày
bắt đầu các biện pháp ứng phó;
+ Vùng trời an toàn
để hạ cánh và quá cảnh và các vùng trời cần tránh;
+ Chi tiết về các
dịch vụ đang được cung cấp hoặc bị gián đoạn và mọi giới hạn đối với việc cung
cấp ATS (ví dụ: các tần số liên lạc sử dụng), bao gồm cả ngày dự kiến khôi phục
dịch vụ nếu có;
+ Thông tin về các
dịch vụ thay thế;
+ Các đường bay ATS
có thể áp dụng, các đường bay ứng phó do AIP công bố hoặc đường bay ứng phó
được xác định tạm thời;
+ Bất kỳ thủ tục đặc
biệt nào mà các đơn vị ATS lân cận phải tuân theo mà không nằm trong Kế hoạch
này;
+ Bất kỳ thủ tục đặc
biệt nào mà tổ lái phải tuân theo; và
+ Bất kỳ chi tiết nào
khác liên quan đến sự gián đoạn và các hành động đang được thực hiện mà người
khai thác tàu bay có thể cảm thấy hữu ích.
- Mẫu NOTAM được cung
cấp tại Phụ lục 3.
5.4 Phân cách hoặc
giãn cách
- Tiêu chuẩn phân
cách tàu bay, sẽ tuân theo PANS-ATM, ICAO DOC 4444 và ICAO Doc 7030.
- Phân cách/giãn cách
theo chiều dọc tối thiểu sẽ là 15 phút. Tuy nhiên, thời gian này có thể giảm
xuống còn 10 phút khi kết hợp với việc áp dụng kỹ thuật số Mach khi được Cục
Hàng không Việt Nam cho phép và được đồng ý trong LOA thích hợp hoặc thỏa thuận
ứng phó khác.
- Cấu trúc tuyến
đường bay ứng phó cung cấp phân cách/giãn cách ngang là 50 NM. Trong trường hợp
khoảng cách ngang của các tuyến đường ứng phó nhỏ hơn 50 NM và đối với các
tuyến đường bay cắt nhau, phân cách/giãn cách theo chiều cao tối thiểu là
1000/2000 ft sẽ được áp dụng.
5.5 Phân loại vùng
trời
Tùy thuộc vào mức độ
loại vùng trời bị gián đoạn, phân loại vùng trời có thể được thay đổi để phản
ánh các mức độ suy giảm của dịch vụ. Thay đổi liên quan đến phân loại vùng trời
sẽ được thông báo bằng NOTAM.
5.6 Báo cáo vị trí
tàu bay
Các phương thức Phát
thông tin không lưu bằng tàu bay (TIBA) sẽ được áp dụng trong FIR Hà Nội. Chi
tiết về các phương thức TIBA và các yêu cầu liên lạc được cung cấp trong Phụ lục 4.
5.7 Phương thức áp
dụng giữa ACC Hà Nội và các đơn vị liên quan
ACC Hà Nội sẽ tuân
theo các phương thức khai thác trong tình huống khẩn cấp của đơn vị và kích
hoạt mức độ ứng phó thích hợp theo LOA giữa hai bên. Các thủ tục này bao gồm:
- Khi dịch vụ ATS do
Trung tâm Kiểm soát Đường dài Hà Nội cung cấp có thể bị gián đoạn do tình huống
ứng phó, ATC sẽ thông báo cho tổ lái về tình trạng khẩn cấp và khuyến cáo nếu
có khả năng ACC Hà Nội sẽ được sơ tán và dịch vụ ATS bị đình chỉ. Trong trường
hợp cần phải sơ tán khỏi tòa nhà ACC, quy trình sơ tán của đơn vị sẽ được kích
hoạt và khi thời gian cho phép, KSVKL sẽ thông báo trên sóng vô tuyến về vấn đề
này và cung cấp tần số liên lạc thay thế;
- Trong thời gian các
phương thức ứng phó có hiệu lực, hãng hàng không phải tiếp tục chuyển kế hoạch
bay phải đến ACC Hà Nội qua các phương thức thông thường;
- Theo thông báo của
Cục Hàng không Việt Nam, cơ quan có thẩm quyền của các cơ sở ATS lân cận bị ảnh
hưởng sẽ kích hoạt các quy trình ứng phó theo thỏa thuận tại LOA của hai bên;
- Các ACC kế cận chịu
trách nhiệm đối với tàu bay đi vào FIR Hà Nội sẽ hướng dẫn tổ lái duy trì mực
bay và tốc độ bay cuối cùng được chỉ định (số Mach nếu có) trong khi hoạt động
trong FIR Hà Nội;
- Các ACC kế cận chịu
trách nhiệm đối với tàu bay đi vào FIR Hà Nội sẽ không cho phép bất kỳ thay đổi
nào về tuyến đường bay, mực bay hoặc tốc độ trừ khi được ủy cho phép cụ thể bởi
ACC Hà Nội;
- Các ACC kế cận chịu
trách nhiệm đối với tàu bay đi vào FIR Hà Nội sẽ thông báo cho tổ lái rằng: sau
khi quá cảnh FIR Hà Nội họ phải thiết lập liên lạc với đơn vị ATS kế cận 10
phút trước thời gian dự kiến vào vùng trời tiếp theo;
- Các hãng hàng không
cũng có thể chọn tránh FIR Hà Nội bằng cách lập kế hoạch bay thông qua các đường
bay ATS đã công bố hoặc thông qua bất kỳ đường bay ATS ứng phó thay thế nào
được ban hành qua NOTAM của các FIR liền kề.
5.8 Sẵn sàng cho kế
hoạch dự phòng
- Hãng hàng không cần
chuẩn bị sẵn sàng cho tình huống có thể đóng cửa vùng trời, tổ lái cần làm quen
với các đường bay thay thế được nêu trong kế hoạch này, cũng như các đường bay
có thể được Quốc gia ban hành thông qua NOTAM. hoặc AIP.
- Trong trường hợp
việc đóng cửa vùng trời chưa được ban hành, ATC thông báo cho tất cả các tàu
bay trong khu vực trách nhiệm về các vùng trời đang bị đóng và chờ các chỉ thị
tiếp theo.
- KSVKL cần lưu ý
rằng khi ban hành lệnh đóng cửa không phận hoặc sân bay, các hãng hàng không
riêng lẻ có thể có các yêu cầu khác nhau của Hãng hàng không về đường bay thay
thế của họ. ATC cần được cảnh báo để đáp ứng mọi yêu cầu của tàu bay và phản
ứng phù hợp với mức độ an toàn.
5.9 Chuyển giao quyền
kiểm soát và phối hợp hiệp đồng
Trừ khi có quy định
khác trong LOA giữa hai bên, việc chuyển giao quyền kiểm soát và liên lạc phải
ở ranh giới FIR chung giữa các đơn vị ATS.
6.
Phương thức đối với tổ lái và quy trình điều hành tàu bay
6.1 Nộp kế hoạch bay
Các yêu cầu về lập kế
hoạch bay được nêu chi tiết trong AIP của Việt Nam tiếp tục được áp dụng trong
các hoạt động ứng phó, trừ khi được sửa đổi bởi các đường bay ATS ứng phó và
FLAS do ATC và /hoặc NOTAM quy định.
6.2 Phê duyệt quá
cảnh
Người khai thác tàu
bay phải được Cục Hàng không Việt Nam phê duyệt chuyến bay quá cảnh trước khi
khai thác chuyến bay qua FIR Hà Nội. Trong thời gian kích hoạt Kế hoạch ứng phó
này, cơ quan ATS liền kề sẽ cung cấp bình thường các huấn lệnh ATC cho tàu bay
vào FIR Hà Nội. Cơ quan ATS lân cận không chịu trách nhiệm hiệp đồng hoặc cung
cấp các phép bay quá cảnh cho FIR Hà Nội. Người khai thác phải đảm bảo đã nhận
được mọi chấp thuận bay qua, theo yêu cầu.
6.3 Quy trình khai
thác của tổ lái
Tàu bay hoạt động
trong FIR Hà Nội khi xảy ra ứng phó phải tuân thủ các quy định sau:
- Tất cả các tàu bay
di chuyển dọc theo các đường bay ATS được thiết lập trong Kế hoạch ứng phó này
sẽ tuân thủ các quy tắc bay bằng thiết bị (IFR) và sẽ được chỉ định một mực bay
trong khung phân bổ mực bay áp dụng cho các đường bay đang bay theo quy định
tại Phụ đính 2 kèm Phụ lục này;
- Các chuyến bay phải
tuân theo kế hoạch bay, sử dụng các đường bay ứng phó quy định tại Phụ đính 2 kèm Phụ lục này, theo sân bay khởi
hành và sân bay đến;
- Tàu bay phải hoạt
động gần đường trục tim của đường bay ứng phó được chỉ định;
- Việc giám sát liên
lạc liên tục phải được duy trì trên tần số ứng phó cụ thể như quy định tại Phụ lục 5;
- Báo cáo vị trí tàu
bay và các thông tin khác khi cần thiết sẽ được phát sóng theo quy trình TIBA
được xác định trong phụ lục 4;
- Đèn dẫn đường và
đèn chống va chạm phải được hiển thị;
- Ngoại trừ trường
hợp khẩn cấp hoặc vì lý do an toàn bay, tổ lái phải duy trì trong suốt chuyến
bay của mình trong FIR Hà Nội mực bay được chỉ định cuối cùng, số Mach và mã bộ
phát đáp SSR. Nếu không có mã bộ phát đáp nào được chỉ định, tàu bay sẽ phát mã
A2000.
- Tổ lái phải liên
lạc với ACC liền kề tiếp theo càng sớm càng tốt và trong mọi trường hợp không
ít hơn mười (10) phút trước thời gian dự kiến đến điểm thoát ly có liên quan từ
FIR Hà Nội;
- Tổ lái phải tuân
thủ nghiêm các phương thức tàu bay tự phát thanh (TIBA) của ICAO, được mô tả
trong Phụ lục 4, trên các tần số VHF và HF được
chỉ định được liệt kê trong Phụ lục 5. Khi cần
thiết bởi các điều kiện khẩn cấp hoặc yêu cầu an toàn chuyến bay, tổ lái phải
phát mù trên các tần số này, tình trạng hiện tại của họ cũng như việc bắt đầu và
hoàn thành bất kỳ việc lấy độ cao và hạ độ cao hoặc sai lệch nào so với đường
bay ứng phó đã được xác nhận;
- Bất cứ khi nào các
trường hợp khẩn cấp và/hoặc lý do an toàn chuyến bay không thể duy trì mực bay
được chỉ định trong FIR Hà Nội, tổ lái phải lấy độ cao hoặc hạ độ cao về phía
bên phải của trục tim của đường bay ứng phó và nếu lệch ra ngoài FIR Hà Nội,
phải thông báo ngay cho đơn vị ACC chịu trách nhiệm về vùng trời đó. Tổ lái
phải phát mù thông tin chi tiết về bất kỳ thay đổi cấp độ nào bao gồm nhận dạng
tàu bay, vị trí và đường bay của tàu bay, mực bay còn trống, mực bay dự kiến,
mực bay đã qua và mực bay đường dài được duy trì trên tần số [121.5MHz];
- Không phải tất cả
các tình huống hoạt động đều có thể được giải quyết bằng Kế hoạch ứng phó này
và tổ lái phải duy trì mức độ cảnh giác cao khi hoạt động trong vùng trời ứng
phó và thực hiện hành động thích hợp để đảm bảo an toàn cho các chuyến bay.
Phụ đính 1:
Phụ đính 2:
CẤU
TRÚC ĐƯỜNG BAY ỨNG PHÓ, MỰC BAY ỨNG PHÓ TRONG FIR HÀ NỘI
Trong trường hợp ứng
phó, cơ sở ATS tham gia ứng phó yêu cầu tổ lái chuyển sang thực hiện trên các
đường bay ATS và mực bay ứng phó. Khi thay đổi mực bay, phải thực hiện phương
thức bay lệch trục và phát thanh đã được quy định. Các mực bay sử dụng như sau:
Đường
HK
|
Hướng
bay
|
Mực
bay
|
R474
|
Đông
|
270, 290, 330, 370
|
Tây
|
260, 300, 340, 380
|
A202
|
Đông
|
290, 330
|
Tây
|
300, 400
|
W1
|
Nam
|
280
|
Bắc
|
270
|
Q1
|
Nam
|
320, 360
|
Bắc
|
270
|
W20
|
Nam
|
320, 360
|
Bắc
|
310, 350
|
W2
|
Nam
|
140, 240
|
Bắc
|
150, 250
|
Q2
|
Bắc
|
310, 350
|
A1
|
Đông
|
290, 330
|
Tây
|
300, 340
|
Ghi chú: Tùy thuộc vào diễn
biến của quá trình ứng phó, các đường bay ATS khác sẽ được bổ sung phù hợp với
khả năng cung cấp dịch vụ.
PHỤ
LỤC 9
SƠ ĐỒ KHU VỰC ỨNG PHÓ CỦA CTL ĐÀ NẴNG
PHỤ
LỤC 10:
KẾ HOẠCH ỨNG PHÓ KHÔNG LƯU TRUNG TÂM KIỂM
SOÁT ĐƯỜNG DÀI HỒ CHÍ MINH
LỜI
MỞ ĐẦU
- Kế hoạch ứng phó này
là một phần của kế hoạch ứng phó tổng thể quốc gia cho Việt Nam, phù hợp với
các quy định tại Annex 11 của Công ước về Hàng không dân dụng, ICAO Doc 9462
Tài liệu hướng dẫn hiệp đồng ATS và Kế hoạch dẫn đường hàng không Châu Á và
Thái Bình Dương Doc 9673, Và Kế hoạch ứng phó ATM khu vực Châu Á/Thái Bình
Dương. Kế hoạch và mọi hoạt động kích hoạt Kế hoạch đều được ủy quyền bởi Cục Hàng
không Việt Nam.
- Kế hoạch đảm bảo
duy trì an toàn giao thông hàng không quốc tế thông qua FIR Hồ Chí Minh trong
thời gian ATS có thể bị gián đoạn hoặc đóng cửa hoặc khi vùng trời có thể bị
ảnh hưởng bởi mây tro bụi núi lửa, đám mây phóng xạ, các hiện tượng thời tiết
khắc nghiệt hoặc hoạt động quân sự.
- Kế hoạch được phối
hợp chặt chẽ với những người sử dụng vùng trời, cơ quan quân sự và cơ quan hàng
không dân dụng chịu trách nhiệm về các khu vực FIR lân cận.
- Kế hoạch sẽ được
kích hoạt bằng NOTAM sớm nhất có thể. Trong trường hợp không thể thực hiện được
thì Kế hoạch ứng phó sẽ được kích hoạt bởi cơ quan được chỉ định bằng cách sử
dụng phương tiện thay thế nhanh chóng nhất hiện có.
- Kế hoạch là bản
thỏa thuận chính thức giữa các Quốc gia được liệt kê trong mục 2.1, Kế hoạch
được hỗ trợ bởi các thỏa hiệp thư Không lưu giữa FIR Hồ Chí Minh và các FIR lân
cận.
1.
Mục tiêu
- Kế hoạch ứng phó
không lưu cho Trung tâm Kiểm soát Đường dài Hồ Chí Minh chi tiết hóa các thỏa
thuận để đảm bảo an toàn liên tục cho hoạt động bay trong trường hợp gián đoạn
một phần hoặc toàn bộ dịch vụ điều hành bay của Trung tâm kiểm soát đường dài
Hồ Chí Minh (ACC Hồ Chí Minh). Kế hoạch ứng phó cung cấp các quy trình ATS và
cấu trúc tuyến đường bay ứng phó sử dụng các đường bay ATS đã được công bố, nếu
có thể, sẽ cho phép khai thác tàu bay quá cảnh trong thời gian hạn chế hoặc
không có ATS).
- Kế hoạch này áp
dụng cho Trung tâm Kiểm soát Đường dài Hồ Chí Minh; cho các tàu bay quá cảnh,
tàu bay đi và đến các sân bay quốc tế và nội địa liên quan đến ứng phó không
lưu tại FIR Hồ Chí Minh; các tổ chức và cá nhân liên quan.
2.
Quốc gia, các FIR, Cơ sở ATS bị ảnh hưởng
Trong trường hợp Tổng
công ty Quản lý bay Việt Nam kích hoạt Kế hoạch ứng phó này, nhà chức trách
hàng không dân dụng của các quốc gia bị ảnh hưởng sẽ được thông báo theo như
thỏa thuận trong Thỏa hiệp thư không lưu giữa hai bên. Các Quốc gia, Trung tâm
bị ảnh hưởng trực tiếp bởi Kế hoạch ứng phó này như sau:
Stt
|
Quốc gia
|
FIR/ACC
|
1.
|
Trung Quốc
|
Sanya/ACC Sanya
|
2.
|
Philippine
|
Manila/ACC Manila
|
3
|
Singapore
|
Singapore/ACC Singapore
|
4.
|
Malaysia
|
Kuala Lumpur/ACC Kuala Lumpur
|
5.
|
Cam-pu-chia
|
Phnom Penh/ACC Phnom Penh
|
6.
|
Lào
|
Vientiane/ACC Vientiane
|
7.
|
Việt Nam
|
Hồ Chí Minh/ACC Hồ Chí Minh
|
3.
Quản lý kế hoạch ứng phó
- Các biện pháp ứng
phó được nêu trong Kế hoạch này có thể áp dụng trong các trường hợp xảy ra các
sự kiện do các sự cố tự nhiên hoặc các trường hợp khác, mà bằng cách này hay
cách khác, có thể làm suy giảm hoặc làm gián đoạn hoàn toàn việc cung cấp ATS
và/hoặc của các dịch vụ hỗ trợ liên quan trong FIR Hồ Chí Minh.
- Khi xảy ra các sự
kiện cần Ứng phó không lưu, ban chỉ đạo sẽ kích hoạt kế hoạch ứng phó, chịu
trách nhiệm chỉ đạo trong suốt quá trình diễn ra ứng phó, ban chỉ huy chịu
trách nhiệm giám sát trực tiếp các hoạt động trong quá trình ứng phó, đảm bảo
cho các chuyến bay được tiến hành một cách an toàn và có trật tự thông qua FIR
Hồ Chí Minh.
- Thông tin liên hệ
của Ban chỉ đạo và Ban chỉ huy Ứng phó không lưu được nêu trong Phụ lục 2, thông tin liên hệ của các đơn vị ATS được
nêu trong Phụ lục 1. Các thông tin liên hệ này
cần được xem xét thường xuyên và được cung cấp cho Cục Hàng không Việt Nam ngay
khi có thể.
3.1 Ban chỉ đạo ứng
phó (Central
Coordinating Committee - CCC)
- Chức năng của Ban
Chỉ đạo ứng phó (CCC) sẽ giám sát việc thực hiện Kế hoạch ứng phó.
- Các thành phần của
Ban chỉ đạo đã được cụ thể ở mục 5.1, Phần 1 Những quy định
chung
- CCC sẽ giám sát
việc thực hiện Kế hoạch ứng phó và trong trường hợp dịch vụ kiểm soát đường dài
bị gián đoạn trong thời gian dài, sẽ sắp xếp và tạo điều kiện thuận lợi cho
việc di dời tạm thời đến cơ sở thay thế và khôi phục dịch vụ.
- Trong các trường
hợp ứng phó và khi Cục Hàng không Việt Nam thấy cần thiết và ngay khi có thể
trước hoặc sau khi bắt đầu việc ứng phó (khi dịch vụ Kiểm soát đường dài bị
gián đoạn), Cục Hàng không Việt Nam sẽ triệu tập Ban chỉ đạo ứng phó, bằng các
phương tiện nhanh chóng nhất phù hợp với tình hình.
3.2 Ban chỉ huy ứng
phó (ATM Operational Contingency Group - AOCG)
Chức năng của Ban chỉ
huy ứng phó (AOCG) sẽ do CCC triệu tập với trách nhiệm chính là giám sát các
hoạt động hàng ngày theo các thỏa thuận ứng phó và điều phối các hoạt động ATS,
24 giờ một ngày, trong suốt thời gian ứng phó. AOCG sẽ bao gồm mọi ý kiến đóng
góp cần thiết của các thành phần sau:
+ Giám đốc Công ty
QLB miền Nam - Trưởng Ban chỉ huy (ATS);
+ Trưởng Trung tâm
Quản lý - Điều hành bay khu vực III (MIL);
+ Trưởng Trung tâm
Kiểm soát đường dài Hồ Chí Minh (ATC);
+ Trưởng Trung tâm
Kiểm soát tiếp cận - tại sân Tân Sơn Nhất (ATC);
+ Đài trưởng Đài KSKL
liên quan (ATC);
+ Trưởng Trung tâm
Bảo đảm kỹ thuật (COM);
+ Trưởng Trung tâm
hiệp đồng TKCN miền Nam (SAR);
+ Trưởng Trung tâm
Khí tượng Hàng không Tân Sơn Nhất (MET);
+ Trưởng Trung tâm
cảnh báo thời tiết (MET);
+ Trưởng Trung tâm
ARO/AIS Tân Sơn Nhất.
- Các chức năng AOCG
sẽ bao gồm:
+ Xem xét và cập nhật
Kế hoạch ứng phó theo yêu cầu;
+ Luôn cập nhật tình
hình ứng phó;
+ Tổ chức các đội ứng
phó theo chuyên ngành từng lĩnh vực;
+ Luôn giữ liên lạc
và cập nhật thông tin với ban chỉ đạo;
+ Trao đổi thông tin
cập nhật với các cơ quan ATS lân cận có liên quan để điều phối các hoạt động
ứng phó;
+ Thông báo đầy đủ
trước về việc ứng phó cho các FIR liên quan;
+ Thực hiện hành động
cần thiết để ban hành NOTAM theo kế hoạch này hoặc được xác định theo tình
huống ứng phó cụ thể. Trong trường hợp tình huống ứng phó có thể dự đoán trước
được, các NOTAM liên quan sẽ được ban hành 48 giờ trước khi xảy ra sự kiện ứng
phó. Mẫu NOTAM được cung cấp trong Phụ lục 3;
+ Duy trì nhật ký
hoạt động bằng cách sử dụng biểu mẫu trong Phụ
đính 3 kèm Phụ lục này.
3.3 Kiểm tra và đánh
giá kế hoạch
- Kế hoạch sẽ được
luyện tập mỗi năm 1 lần.
- Việc thực hiện diễn
tập giả định phù hợp với Kế hoạch, Phương án ứng phó không lưu và điều kiện
thực tế nhằm đảm bảo khả năng sẵn sàng ứng phó hoặc thực hiện bất cứ khi nào
Cục Hàng không Việt Nam yêu cầu.
- Việc rà soát Kế
hoạch và tu chỉnh (nếu cần thiết) sẽ được tiến hành ít nhất một lần trong một
năm. Các quy định về việc xem xét vùng trời, đường bay ATS, chi tiết phối hợp
và thông tin liên lạc của Kế hoạch phải được đưa vào kế hoạch triển khai cơ sở,
dữ liệu và vùng trời ATS có liên quan.
- Báo cáo sau diễn
tập phải được hoàn thành trong vòng 15 ngày sau khi hoàn thành diễn tập và báo
cáo về Cục Hàng không Việt Nam.
4.
Đường bay ứng phó và mực bay ứng phó
- Trong trường hợp
gián đoạn các dịch vụ ATC do Trung tâm Kiểm soát đường dài Hồ Chí Minh cung
cấp, các đường bay ứng phó sẽ được chỉ định để đảm bảo an toàn cho chuyến bay
và tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động bay với các điều kiện hiện hành.
- Các đường bay ATS
hiện tại là cơ sở cho các đường bay ứng phó sẽ được sử dụng và sơ đồ phân bổ
mực bay (FLAS) được đưa ra để giảm thiểu các điểm xung đột tiềm ẩn và hạn chế
số lượng tàu bay hoạt động đồng thời trong hệ thống với dịch vụ không lưu bị
cắt giảm. Cấu trúc đường bay ứng phó được trình bày chi tiết trong Phụ đính 2 kèm Phụ lục này.
- Các đường bay ứng
phó bổ sung chưa được công bố có thể được AOCG phát triển về mặt chiến thuật và
được phát hành NOTAM khi tình huống yêu cầu, chẳng hạn như trong trường hợp mây
tro bụi núi lửa, đám mây phóng xạ hoặc hiện tượng thời tiết khắc nghiệt.
- Theo yêu cầu của
hoàn cảnh, các chuyến bay nội địa và chuyến bay quốc tế chưa khởi hành có thể
tạm thời bị đình chỉ cho đến khi có được những đánh giá đầy đủ về các điều kiện
hiện hành và các dịch vụ không lưu được khôi phục đầy đủ. CCC sẽ đưa ra quyết
định về việc hạn chế hoặc khôi phục lại các hoạt động này.
- Tàu bay trên các
chuyến bay quốc tế đường dài và các hoạt động đặc biệt (ví dụ: Tìm kiếm cứu nạn
(SAR), tàu bay công vụ, chuyến bay nhân đạo, v.v.) được ưu tiên ở mực bay FL290
trở lên. Các hãng hàng không trong nước và khu vực nên lập kế hoạch trên cơ sở
mực bay FL290 trở lên có thể không có sẵn.
- Các Hãng hàng không
quốc tế bị ảnh hưởng bởi việc hạn chế tất cả các hoạt động từ các sân bay nằm
trong FIR Hồ Chí Minh sẽ được Cảng hàng không liên quan thông báo khi các hoạt
động có thể được khôi phục và thông tin về kế hoạch chuyến bay sẽ được cung cấp
liên quan đến sân bay đó. Các chuyến bay quốc tế có thể phải điều chỉnh đường
bay tùy thuộc vào tình hình.
- Các nhà khai thác
quốc tế có thể chọn việc tránh khu vực FIR Hồ Chí Minh bằng cách sử dụng các
đường bay ATS khác.
5.
Quản lý hoạt động bay và phương thức ứng phó không lưu
5.1 ATS suy giảm và
việc cung cấp Dịch vụ thông báo bay (FIS)
- Trong thời gian ứng
phó, các dịch vụ không lưu (ATS) bao gồm dịch vụ điều hành bay (ATC) có thể bị
gián đoạn, đặc biệt là các dịch vụ liên lạc và giám sát ATS. Trong trường hợp
không có dịch vụ, NOTAM sẽ được phát hành cung cấp thông tin liên quan. Kế
hoạch ứng phó cung cấp các dịch vụ cảnh báo và thông báo bay có giới hạn do
Trung tâm Kiểm soát đường dài Hồ Chí Minh cung cấp.
- Trong trường hợp
phòng thủ tục bay ARO Tân Sơn Nhất không sử dụng được, tham khảo nội dung ứng
phó tại Phần II Kế hoạch ứng phó này.
5.2 Phương thức ứng
phó không lưu
Ban chỉ huy nhanh
chóng triệu tập họp, xác định tính chất, mức độ và phạm vi sự cố, nội dung
phương án ứng phó; báo cáo chi tiết trực Lãnh đạo Tổng công ty QLB Việt Nam để
báo cáo Ban chỉ đạo chỉ đạo, giải quyết.
5.2.1 Phân định lại
các khu vực ứng phó
Căn cứ vào điều kiện
thực tế, khả năng đảm bảo cung cấp dịch vụ CNS của hệ thống thiết bị kỹ thuật,
khu vực ứng phó 1, 4, 5 của ACC Hồ Chí Minh tương ứng với các phân khu 1, 4, 5,
khu vực ứng phó 2 của ACC Hồ Chí Minh kết hợp của phân khu 2 và phân khu 6; khu
vực ứng phó 3 của ACC Hồ Chí Minh kết hợp của phân khu 3 và phân khu 7.
Ghi chú: Sơ đồ các khu vực
ứng phó trong phương án ứng phó FIR Hồ Chí Minh xem tại Phụ đính 1 kèm Phụ lục này.
5.2.1.1 Ứng phó ngắn
hạn
5.2.1.1.1 Trường hợp
ACC Hồ Chí Minh gián đoạn một phần hoặc toàn bộ dịch vụ không lưu nhưng vẫn duy
trì hoạt động của vị trí dự phòng
a) Trách nhiệm cung
cấp dịch vụ không lưu:
Khu vực ứng phó 1, 2,
3, 4, 5: Do ACC Hồ Chí Minh đảm nhiệm, thực hiện tại các vị trí dự phòng.
b) Thiết bị kỹ thuật
ứng phó:
- Khu vực ứng phó 1:
+ Sử dụng thiết bị liên
lạc tần số VHF: 134.05MHz (chính), 125.375MHz (dự phòng) và 121.5 MHz (khẩn
nguy).
+ Liên lạc điểm đối điểm:
. Điện thoại (028. 38
441 132; 028. 38 441 153; 028. 62 969 096);
. AFTN/AMHS VVHMZQZX
(trường hợp AFTN/AMHS vẫn còn hoạt động).
+ Giám sát ATS: Sử dụng
để hỗ trợ nếu có.
- Khu vực ứng phó 2:
+ Sử dụng thiết bị liên
lạc tần số VHF: 120.1MHz (chính), 128.775MHz (dự phòng) và 121.5 MHz (khẩn
nguy).
+ Liên lạc điểm đối điểm:
. Điện thoại (028. 38
441 132; 028. 38 441 153; 028. 62 969 096);
. AFTN/AMHS VVHMZQZX
(trường hợp AFTN/AMHS vẫn còn hoạt động).
+ Giám sát ATS: Sử dụng
để hỗ trợ nếu có.
- Khu vực ứng phó 3:
+ Sử dụng thiết bị liên
lạc tần số VHF: 120.9 MHz (chính), 133.85MHz (dự phòng) và 121.5 MHz (khẩn
nguy).
+ Liên lạc điểm đối điểm:
. Điện thoại (028. 38
441 132; 028. 38 441 153; 028. 62 969 096);
. AFTN/AMHS VVHMZQZX
(trường hợp AFTN/AMHS vẫn còn hoạt động).
+ Giám sát ATS: Sử dụng
để hỗ trợ nếu có.
- Khu vực ứng phó 4:
+ Sử dụng thiết bị liên
lạc tần số VHF: 133.05 MHz (chính), 119.35MHz (dự phòng) và 121.5MHz (khẩn
nguy).
+ Liên lạc điểm đối điểm:
. Điện thoại (028. 38
441 132; 028. 38 441 153; 028. 62 969 096);
. AFTN/AMHS VVHMZQZX
(trường hợp AFTN/AMHS vẫn còn hoạt động).
+ Giám sát ATS: Sử dụng
để hỗ trợ nếu có.
- Khu vực ứng phó 5:
+ Sử dụng thiết bị liên
lạc tần số VHF: 120.7MHz (chính), 133.15MHz (dự phòng) và 121.5MHz (khẩn nguy).
+ Liên lạc điểm đối điểm:
. Điện thoại (028. 38
441 132; 028. 38 441 153; 028. 62 969 096);
. AFTN/AMHS VVHMZQZX
(trường hợp AFTN/AMHS vẫn còn hoạt động).
+ Giám sát ATS: Sử dụng
để hỗ trợ nếu có.
c) Phương thức ứng
phó
- Ban chỉ huy chỉ đạo
thực hiện các công việc:
+ Tập hợp lực lượng,
triển khai nhiệm vụ cụ thể cho từng bộ phận;
+ Di chuyển ngay
KSVKL của ACC Hồ Chí Minh để thực hiện ứng phó cho các khu vực ứng phó tại vị
trí dự phòng. Áp dụng tạm thời một số đường bay và mực bay ứng phó để duy trì
tối thiểu các luồng bay quá cảnh và nội địa chính.
- Kíp trực ứng phó:
+ Chịu trách nhiệm
thông báo cho các cơ quan, đơn vị liên quan qua các phương tiện liên lạc: đường
dây nóng, điện thoại, AFTN/AMHS, v.v.
+ Thông báo cho tàu
bay liên quan về thời điểm thực hiện kế hoạch ứng phó bằng kênh liên lạc đối
không, cơ sở ATS và tần số liên lạc tiếp theo.
+ Triển khai thực
hiện cung cấp dịch vụ theo nội dung Kế hoạch ứng phó.
Ghi chú: Trong trường hợp
cần thiết, Ban chỉ huy ứng phó sẽ điều động tăng cường lực lượng KSVKL và kỹ
thuật tham gia ứng phó.
5.2.1.1.2 Trường hợp
ACC Hồ Chí Minh không thể tiếp tục cung cấp dịch vụ không lưu
a) Trách nhiệm cung
cấp dịch vụ không lưu:
- Khu vực ứng phó 1,
4, 5: Do ACC Hà Nội đảm nhiệm, thực hiện tại ACC Hà Nội.
- Khu vực ứng phó 2,
3: Do ACC Hồ Chí Minh đảm nhiệm, thực hiện tại phòng IFR của Đài kiểm soát
không lưu Tân Sơn Nhất.
b) Thiết bị kỹ thuật
ứng phó:
- Khu vực ứng phó 1:
+ Sử dụng thiết bị liên
lạc tần số VHF: 134.05 MHz (chính)
+ Liên lạc điểm đối điểm:
Điện thoại (024.38729924); AFTN/AMHS (VVHNZQZX)
+ Giám sát ATS: Sử dụng
để hỗ trợ nếu có.
- Khu vực ứng phó 2:
+ Sử dụng thiết bị liên
lạc tần số VHF: 120.1MHz (chính), 128.775MHz (dự phòng) và 121.5 MHz (khẩn
nguy).
+ Liên lạc điểm đối điểm:
Điện thoại (028.35470334)
+ Giám sát ATS: Sử dụng
để hỗ trợ nếu có.
- Khu vực ứng phó 3:
+ Sử dụng thiết bị liên
lạc tần số VHF: 120.9 MHz (chính), 133.85MHz (dự phòng) và 121.5 MHz (khẩn
nguy).
+ Liên lạc điểm đối điểm:
Điện thoại (028.35470331)
+ Giám sát ATS: Sử dụng
để hỗ trợ nếu có.
- Khu vực ứng phó 4:
+ Sử dụng thiết bị liên
lạc tần số VHF: 133.05 MHz (chính) và 121.5MHz (khẩn nguy).
+ Liên lạc điểm đối điểm:
Điện thoại (024.38729924); AFTN/AMHS (VVHNZQZX)
+ Giám sát ATS: Sử dụng
để hỗ trợ nếu có.
- Khu vực ứng phó 5:
+ Sử dụng thiết bị liên
lạc tần số VHF: 120.7MHz (chính).
+ Liên lạc điểm đối điểm:
Điện thoại (024.38729924), AFTN/AMHS (VVHNZQZX).
+ Giám sát ATS: Sử dụng
để hỗ trợ nếu có.
c) Phương thức ứng
phó
- Ban chỉ huy chỉ đạo
thực hiện các công việc:
+ Tập hợp lực lượng,
triển khai nhiệm vụ cụ thể cho từng bộ phận;
+ Thông báo và yêu
cầu ACC Hà Nội thực hiện nhiệm vụ ứng phó cho các khu vực ứng phó 1, 4, 5 của
ACC Hồ Chí Minh.
+ Điều chuyển ngay
KSVKL của ACC Hồ Chí Minh để thực hiện ứng phó cho các khu vực ứng phó 2 và 3
tại phòng IFR Đài KSKL Tân Sơn Nhất. Áp dụng tạm thời một số đường bay và mực
bay ứng phó để duy trì tối thiểu các luồng bay quá cảnh và nội địa chính.
- Các kíp trực ứng
phó chịu trách nhiệm thông báo cho các cơ quan, đơn vị liên quan qua các phương
tiện liên lạc: đường dây nóng, điện thoại, AFTN/AMHS, v.v.
- Cơ sở ATC ứng phó
phải thông báo cho tàu bay liên quan về thời điểm thực hiện kế hoạch ứng phó
bằng kênh liên lạc đối không, cơ sở ATS và tần số liên lạc tiếp theo.
- Cơ sở ATC ứng phó
triển khai thực hiện cung cấp dịch vụ theo nội dung Kế hoạch ứng phó.
Ghi chú: Trong trường hợp cần
thiết, Ban chỉ huy ứng phó sẽ điều động tăng cường lực lượng KSVKL và kỹ thuật
tham gia ứng phó.
5.2.1.2 Ứng phó dài
hạn
5.2.1.2.1 Trường hợp
ACC Hồ Chí Minh gián đoạn một phần hoặc toàn bộ dịch vụ không lưu nhưng vẫn duy
trì hoạt động của vị trí dự phòng
Thực hiện như ứng phó
ngắn hạn (Mục 5.2.1.1.1).
5.2.1.2.2 Trường hợp
ACC Hồ Chí Minh không thể tiếp tục cung cấp dịch vụ không lưu
a) Trách nhiệm cung
cấp dịch vụ không lưu
- Khu vực ứng phó 1,
4, 5: Do KSVKL của ACC Hồ Chí Minh đảm nhiệm, thực hiện tại ACC Hà Nội.
- Khu vực ứng phó 2,
3: Do ACC Hồ Chí Minh đảm nhiệm, thực hiện tại phòng IFR của Đài KSKL Tân Sơn
Nhất.
b) Thiết bị kỹ thuật
ứng phó
Tương tự khoản b, Mục
5.2.1.1.2 trên.
c) Phương thức ứng phó
Điều chuyển KSVKL của
ACC Hồ Chí Minh để thực hiện ứng phó cho các khu vực ứng phó 1, 4, 5 tại ACC Hà
Nội và thực hiện phương thức ứng phó tương tự khoản c, mục 5.2.1.1.2 trên.
5.3 Trách nhiệm ATS
- Khi mới bắt đầu
thực hiện ứng phó, KSVKL có thể bị quá tải và hành động mang tính chiến thuật
có thể được thực hiện để điều chỉnh lại các tàu bay trên các đường bay ứng phó
không có trong kế hoạch ứng phó.
- Trong trường hợp
không thể cung cấp ATS trong FIR Hồ Chí Minh thì một NOTAM sẽ được ban hành cho
biết những nội dung sau:
+ Thời gian và ngày
bắt đầu các biện pháp ứng phó;
+ Vùng trời an toàn
để hạ cánh và quá cảnh và các vùng trời cần tránh;
+ Chi tiết về các
dịch vụ đang được cung cấp hoặc bị gián đoạn và mọi giới hạn đối với việc cung
cấp ATS (ví dụ: các tần số liên lạc sử dụng), bao gồm cả ngày dự kiến khôi phục
dịch vụ nếu có;
+ Thông tin về các
dịch vụ thay thế;
+ Các đường bay ATS
có thể áp dụng, các đường bay ứng phó do AIP công bố hoặc đường bay ứng phó
được xác định tạm thời;
+ Bất kỳ thủ tục đặc
biệt nào mà các đơn vị ATS lân cận phải tuân theo mà không nằm trong Kế hoạch
này;
+ Bất kỳ thủ tục đặc
biệt nào mà tổ lái phải tuân theo; và
+ Bất kỳ chi tiết nào
khác liên quan đến sự gián đoạn và các hành động đang được thực hiện mà người
khai thác tàu bay có thể cảm thấy hữu ích.
- Mẫu NOTAM được cung
cấp tại Phụ lục 3.
5.4 Phân cách hoặc
giãn cách
- Tiêu chuẩn phân
cách tàu bay, sẽ tuân theo PANS-ATM, ICAO DOC 4444 và ICAO Doc 7030.
- Phân cách/giãn cách
theo chiều dọc tối thiểu sẽ là 15 phút. Tuy nhiên, thời gian này có thể giảm
xuống còn 10 phút khi kết hợp với việc áp dụng kỹ thuật số Mach khi được Cục
Hàng không Việt Nam cho phép và được đồng ý trong LOA thích hợp hoặc thỏa thuận
ứng phó khác.
- Cấu trúc tuyến
đường bay ứng phó cung cấp phân cách/giãn cách ngang là 50 NM. Trong trường hợp
khoảng cách ngang của các tuyến đường ứng phó nhỏ hơn 50 NM và đối với các
tuyến đường bay cắt nhau, phân cách/giãn cách theo chiều cao tối thiểu là
1000/2000 ft sẽ được áp dụng.
5.5 Phân loại vùng
trời
Tùy thuộc vào mức độ
loại vùng trời bị gián đoạn, phân loại vùng trời có thể được thay đổi để phản
ánh các mức độ suy giảm của dịch vụ. Thay đổi liên quan đến phân loại vùng trời
sẽ được thông báo bằng NOTAM.
5.6 Báo cáo vị trí
tàu bay
Các phương thức Phát
thông tin không lưu bằng tàu bay (TIBA) sẽ được áp dụng trong FIR Hồ Chí Minh.
Chi tiết về các phương thức TIBA và các yêu cầu liên lạc được cung cấp trong Phụ lục 4.
5.7 Phương thức áp
dụng giữa ACC Hồ Chí Minh và các đơn vị liên quan ACC Hồ Chí Minh sẽ
tuân theo các phương thức khai thác trong tình huống khẩn cấp của đơn vị và
kích hoạt mức độ ứng phó thích hợp theo LOA giữa hai bên. Các thủ tục này bao
gồm:
- Khi dịch vụ ATS do
Trung tâm Kiểm soát Đường dài Hồ Chí Minh cung cấp có thể bị gián đoạn do tình
huống ứng phó, ATC sẽ thông báo cho tổ lái về tình trạng khẩn cấp và khuyến cáo
nếu có khả năng ACC Hồ Chí Minh sẽ được sơ tán và dịch vụ ATS bị đình chỉ.
Trong trường hợp cần phải sơ tán khỏi tòa nhà ACC, quy trình sơ tán của đơn vị
sẽ được kích hoạt và khi thời gian cho phép, KSVKL sẽ thông báo trên sóng vô
tuyến về vấn đề này và cung cấp tần số liên lạc thay thế;
- Trong thời gian các
phương thức ứng phó có hiệu lực, hãng hàng không phải tiếp tục chuyển kế hoạch
bay phải đến ACC Hồ Chí Minh qua các phương thức thông thường;
- Theo thông báo của
Cục Hàng không Việt Nam, cơ quan có thẩm quyền của các cơ sở ATS lân cận bị ảnh
hưởng sẽ kích hoạt các quy trình ứng phó theo thỏa thuận tại LOA của hai bên;
- Các ACC kế cận chịu
trách nhiệm đối với tàu bay đi vào FIR Hồ Chí Minh sẽ hướng dẫn tổ lái duy trì
mực bay và tốc độ bay cuối cùng được chỉ định (số Mach nếu có) trong khi hoạt
động trong FIR Hồ Chí Minh;
- Các ACC kế cận chịu
trách nhiệm đối với tàu bay đi vào FIR Hồ Chí Minh sẽ không cho phép bất kỳ
thay đổi nào về tuyến đường bay, mực bay hoặc tốc độ trừ khi được ủy cho phép
cụ thể bởi ACC Hồ Chí Minh;
- Các ACC kế cận chịu
trách nhiệm đối với tàu bay đi vào FIR Hồ Chí Minh sẽ thông báo cho tổ lái
rằng: sau khi quá cảnh FIR Hồ Chí Minh họ phải thiết lập liên lạc với đơn vị
ATS kế cận 10 phút trước thời gian dự kiến vào vùng trời tiếp theo;
- Các hãng hàng không
cũng có thể chọn tránh FIR Hồ Chí Minh bằng cách lập kế hoạch bay thông qua các
đường bay ATS đã công bố hoặc thông qua bất kỳ đường bay ATS ứng phó thay thế
nào được ban hành qua NOTAM của các FIR liền kề.
5.8 Sẵn sàng cho kế
hoạch dự phòng
- Hãng hàng không cần
chuẩn bị sẵn sàng cho tình huống có thể đóng cửa vùng trời, tổ lái cần làm quen
với các đường bay thay thế được nêu trong kế hoạch này, cũng như các đường bay
có thể được Quốc gia ban hành thông qua NOTAM. hoặc AIP.
- Trong trường hợp
việc đóng cửa vùng trời chưa được ban hành, ATC thông báo cho tất cả các tàu
bay trong khu vực trách nhiệm về các vùng trời đang bị đóng và chờ các chỉ thị
tiếp theo.
- KSVKL cần lưu ý
rằng khi ban hành lệnh đóng cửa không phận hoặc sân bay, các hãng hàng không
riêng lẻ có thể có các yêu cầu khác nhau của Hãng hàng không về đường bay thay
thế của họ. ATC cần được cảnh báo để đáp ứng mọi yêu cầu của tàu bay và phản
ứng phù hợp với mức độ an toàn.
5.9 Chuyển giao quyền
kiểm soát và phối hợp hiệp đồng
Trừ khi có quy định
khác trong LOA giữa hai bên, việc chuyển giao quyền kiểm soát và liên lạc phải
ở ranh giới FIR chung giữa các đơn vị ATS.
6.
Phương thức đối với tổ lái và quy trình điều hành tàu bay
6.1 Nộp kế hoạch bay
Các yêu cầu về lập kế
hoạch bay được nêu chi tiết trong AIP của Việt Nam tiếp tục được áp dụng trong
các hoạt động ứng phó, trừ khi được sửa đổi bởi các đường bay ATS ứng phó và
FLAS do ATC và /hoặc NOTAM quy định.
6.2 Phê duyệt quá
cảnh
Người khai thác tàu
bay phải được Cục Hàng không Việt Nam phê duyệt chuyến bay quá cảnh trước khi
khai thác chuyến bay qua FIR Hồ Chí Minh. Trong thời gian kích hoạt Kế hoạch
ứng phó này, cơ quan ATS liền kề sẽ cung cấp bình thường các huấn lệnh ATC cho
tàu bay vào FIR Hồ Chí Minh. Cơ quan ATS lân cận không chịu trách nhiệm hiệp
đồng hoặc cung cấp các phép bay quá cảnh cho FIR Hồ Chí Minh. Người khai thác
phải đảm bảo đã nhận được mọi chấp thuận bay qua, theo yêu cầu.
6.3 Quy trình khai
thác của tổ lái
Tàu bay hoạt động
trong FIR Hồ Chí Minh khi xảy ra ứng phó phải tuân thủ các quy định sau:
- Tất cả các tàu bay
di chuyển dọc theo các đường bay ATS được thiết lập trong Kế hoạch ứng phó này
sẽ tuân thủ các quy tắc bay bằng thiết bị (IFR) và sẽ được chỉ định một mực bay
trong khung phân bổ mực bay áp dụng cho các đường bay đang bay theo quy định
tại Phụ đính 2 kèm Phụ lục này;
- Các chuyến bay phải
tuân theo kế hoạch bay, sử dụng các đường bay ứng phó quy định tại Phụ đính 2 kèm Phụ lục này, theo sân bay khởi
hành và sân bay đến;
- Tàu bay phải hoạt
động gần đường trục tim của đường bay ứng phó được chỉ định;
- Việc giám sát liên
lạc liên tục phải được duy trì trên tần số ứng phó cụ thể như quy định tại Phụ lục 5;
- Báo cáo vị trí tàu
bay và các thông tin khác khi cần thiết sẽ được phát sóng theo quy trình TIBA
được xác định trong Phụ lục 4;
- Đèn dẫn đường và
đèn chống va chạm phải được hiển thị;
- Ngoại trừ trường
hợp khẩn cấp hoặc vì lý do an toàn bay, tổ lái phải duy trì trong suốt chuyến
bay của mình trong FIR Hồ Chí Minh mực bay được chỉ định cuối cùng, số Mach và
mã bộ phát đáp SSR. Nếu không có mã bộ phát đáp nào được chỉ định, tàu bay sẽ
phát mã A2000.
- Tổ lái phải liên
lạc với ACC liền kề tiếp theo càng sớm càng tốt và trong mọi trường hợp không
ít hơn mười (10) phút trước thời gian dự kiến đến điểm thoát ly có liên quan từ
FIR Hồ Chí Minh;
- Tổ lái phải tuân
thủ nghiêm các phương thức tàu bay tự phát thanh (TIBA) của ICAO, được mô tả
trong Phụ lục 4, trên các tần số VHF và HF được
chỉ định được liệt kê trong Phụ lục 5. Khi cần
thiết bởi các điều kiện khẩn cấp hoặc yêu cầu an toàn chuyến bay, tổ lái phải
phát mù trên các tần số này, tình trạng hiện tại của họ cũng như việc bắt đầu
và hoàn thành bất kỳ việc lấy độ cao và hạ độ cao hoặc sai lệch nào so với
đường bay ứng phó đã được xác nhận;
- Bất cứ khi nào các
trường hợp khẩn cấp và/hoặc lý do an toàn chuyến bay không thể duy trì mực bay
được chỉ định trong FIR Hồ Chí Minh, tổ lái phải lấy độ cao hoặc hạ độ cao về
phía bên phải của trục tim của đường bay ứng phó và nếu lệch ra ngoài FIR Hồ
Chí Minh, phải thông báo ngay cho đơn vị ACC chịu trách nhiệm về vùng trời đó.
Tổ lái phải phát mù thông tin chi tiết về bất kỳ thay đổi cấp độ nào bao gồm
nhận dạng tàu bay, vị trí và đường bay của tàu bay, mực bay còn trống, mực bay
dự kiến, mực bay đã qua và mực bay đường dài được duy trì trên tần số
[121.5MHz];
- Không phải tất cả
các tình huống hoạt động đều có thể được giải quyết bằng Kế hoạch ứng phó này
và tổ lái phải duy trì mức độ cảnh giác cao khi hoạt động trong vùng trời ứng
phó và thực hiện hành động thích hợp để đảm bảo an toàn cho các chuyến bay.
Phụ đính 1
Phụ đính 2
CẤU
TRÚC ĐƯỜNG BAY ỨNG PHÓ, MỰC BAY ỨNG PHÓ TRONG FIR HỒ CHÍ MINH
Trong trường hợp ứng
phó, các cơ sở ATS tham gia ứng phó yêu cầu tổ lái chuyển sang thực hiện trên
các đường hàng không và mực bay ứng phó. Khi thay đổi mực bay, phải thực hiện
phương thức bay lệch trục và phát thanh đã được quy định. Các mực bay sử dụng
như sau:
Đường
HK
|
Hướng
bay
|
Mực
bay
|
L642
(CRH-4), N892 (CRH-6), M771 (CRH-5), L625 (CRH-7)
|
Theo
hướng bay quy định
|
310,
320
390,
400
|
B202,
G474, R588, L628
|
Đông
|
290
|
Tây
|
280
|
M753
(CRH-2)
|
Bắc
|
270
|
Nam
|
260
|
N891
(CRH-1)
|
Bắc
|
300
|
Nam
|
330
|
M765
|
Đông
|
370
|
Tây
|
280
|
N500
|
Đông
|
330
|
Tây
|
300
|
L637
|
Đông
Bắc
|
250
|
Tây
Nam
|
240
|
R468,
M768 (CRH-3)
|
Đông
Nam
|
270
|
Tây
Bắc
|
380
|
W1
|
Bắc
|
270
|
Nam
|
280
|
Q1
|
Nam
|
320,
360
|
Bắc
|
270
|
W2
|
Nam
|
140,
240
|
Bắc
|
150,
250
|
Q2
|
Bắc
|
310,
350
|