ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NGÃI
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 441/QĐ-UBND
|
Quảng
Ngãi, ngày 15 tháng 3 năm 2017
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 NĂM HỌC 2017-2018
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NGÃI
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa
phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Thông tư số 11/2014/TT-BGDĐT ngày 18/4/2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về
việc ban hành Quy chế tuyển sinh trung học cơ sở và tuyển sinh trung học phổ
thông;
Căn cứ Thông tư số
06/2012/TT-BGDĐT ngày 15/02/2012 và Thông tư số 12/2014/TT-BGDĐT ngày 18/4/2014
của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc Ban hành, sửa đổi, bổ sung Quy chế
tổ chức và hoạt động của trường Trung học phổ thông chuyên;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Giáo dục
và Đào tạo tại Tờ trình số 139/TTr-SGDĐT ngày 13/3/2017 về việc phê duyệt Kế hoạch
tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2017-2018,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Kế hoạch tuyển sinh vào lớp 10 năm học
2017 - 2018 kèm theo Quyết định này.
Điều 2. Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm
chủ trì, phối hợp với sở, ngành và UBND các huyện, thành phố tổ chức thực hiện
Kế hoạch nêu tại Điều 1 Quyết định này theo đúng Quy chế hiện hành của Bộ Giáo
dục và Đào tạo.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày
ký.
Điều 4. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở,
Ngành: Giáo dục và Đào tạo, Tài chính, Y tế, Thông tin và Truyền thông, Công an
tỉnh, Kho bạc Nhà nước Quảng Ngãi, Đài Phát thanh-Truyền hình tỉnh, Điện lực tỉnh;
Chủ tịch UBND các huyện, thành phố và Thủ trưởng các sở, ngành liên quan chịu
trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 4;
- CT, PCT(KGVX)UBND tỉnh;
- VPUB: PCVP(KGVX), CBTH;
- Lưu: VT, KGVX(HQ94).
|
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Đặng Ngọc Dũng
|
KẾ HOẠCH
TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 NĂM HỌC 2017-2018
(Kèm theo Quyết định số 441/QĐ-UBND
ngày 15/3/2017 của Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi)
A. Mục đích, yêu cầu
1. Tuyển sinh vào các lớp đầu cấp nhằm mục đích:
Tuyển chọn những học sinh phù hợp với
trình độ cấp học, đảm bảo giáo dục toàn diện; có khả năng học tập; có sức khỏe
tốt để tiếp tục đào tạo theo yêu cầu phát triển đất nước.
2. Việc tuyển sinh vào lớp 10 bảo đảm
chính xác, đúng Quy chế, công bằng, khách quan.
B. Nội dung Kế hoạch
I. Tuyển
sinh vào lớp 10 Trường Trung học phổ thông Dân tộc nội trú (THPT DTNT) tỉnh
Tuyển học sinh dân tộc thiểu số đã tốt
nghiệp Trung học cơ sở (THCS) trên địa bàn các huyện theo chỉ tiêu được giao,
trong đó tuyển không quá 5% học sinh là người Kinh có hộ khẩu thường trú 60
tháng trở lên ở các xã miền núi có điều kiện kinh tế, xã hội khó khăn theo quy
định của Chính phủ.
II. Tuyển
sinh vào lớp 10
Bao gồm tuyển sinh vào trường THPT
chuyên, THPT công lập, THPT tư thục và hệ giáo dục thường xuyên (GDTX) THPT.
1. Đối tượng tuyển sinh, hồ sơ tuyển
sinh
a) Đối tượng
Học sinh đã tốt nghiệp THCS hoặc tốt
nghiệp THCS hệ GDTX có đủ điều kiện dự tuyển theo Quy chế.
b) Hồ sơ
Thực hiện theo đúng Quy chế hiện hành
của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
2. Chế độ tuyển thẳng, ưu tiên,
khuyến khích
a) Chế độ tuyển thẳng (không áp dụng
cho THPT chuyên)
Thực hiện theo điểm d, khoản 1, Điều
7 của Quy chế tuyển sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông ban hành kèm
theo Thông tư số 11/2014/TT-BGDĐT ngày 18/4/2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và
Đào tạo.
b) Chế độ ưu tiên (không áp dụng
cho THPT chuyên)
b1) Cộng 3 điểm
cho một trong các đối tượng:
- Con liệt sĩ;
- Con thương binh mất sức lao động
81% trở lên;
- Con bệnh binh mất sức lao động 81%
trở lên;
- Con của người được cấp “Giấy chứng
nhận người hưởng chính sách như thương binh và người được cấp Giấy chứng nhận
người hưởng chính sách như thương binh bị suy giảm khả năng lao động 81% trở
lên”.
b2) Cộng 2 điểm cho một trong các đối
tượng:
- Con của Anh hùng lực lượng vũ
trang, con của Anh hùng lao động;
- Con thương binh mất sức lao động dưới
81 %;
- Con bệnh binh mất sức lao động dưới
81%;
- Con của người được cấp “Giấy chứng
nhận người hưởng chính sách như thương binh và người được cấp Giấy chứng nhận
người hưởng chính sách như thương binh bị suy giảm khả năng lao động dưới 81%”.
b3) Cộng 1 điểm cho một trong các đối
tượng:
- Người có cha hoặc mẹ là người dân tộc
thiểu số;
- Người dân tộc thiểu số;
- Người học đang sinh sống, học tập ở
các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
- Con đẻ của người hoạt động kháng
chiến bị nhiễm chất độc hóa học là người được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh công nhận
bị dị dạng, dị tật, suy giảm khả năng tự lực trong sinh hoạt, học tập do hậu quả
của chất độc hóa học.
c) Chế độ khuyến khích
c1) Áp dụng cho
THPT chuyên
Đạt giải cá nhân trong kỳ thi học
sinh giỏi cấp tỉnh lớp 9 các bộ môn văn hóa:
- Giải nhất cấp tỉnh: cộng 2,0 điểm;
- Giải nhì cấp tỉnh: cộng 1,5 điểm;
- Giải ba cấp tỉnh: cộng 1,0 điểm.
Thí sinh được cộng điểm khi dự tuyển
vào lớp chuyên đúng với môn thi đã đạt giải và được cộng điểm khi dự tuyển vào
lớp không chuyên.
c2) Áp dụng cho THPT không chuyên
- Đạt giải cá nhân trong kỳ thi học
sinh giỏi cấp tỉnh lớp 9 các bộ môn văn hóa:
+ Giải nhất cấp tỉnh: cộng 2,0 điểm;
+ Giải nhì cấp tỉnh: cộng 1,5 điểm;
+ Giải ba cấp tỉnh: cộng 1,0 điểm.
- Đạt giải cá nhân hoặc đồng đội do
ngành giáo dục và đào tạo phối hợp với các ngành từ cấp tỉnh trở lên tổ chức ở
cấp THCS trong các kỳ thi văn nghệ; thể dục thể thao; hội thao giáo dục quốc
phòng; thi vẽ; thi viết thư quốc tế; thi giải toán trên máy tính cầm tay; thi
tài năng tiếng Anh; thí nghiệm thực hành một trong các bộ môn vật lý, hóa học, sinh học; thi các môn văn hóa trên mạng Internet; thi vận dụng
kiến thức giải quyết tình huống thực tiễn; Cuộc thi nghiên cứu KHKT cấp tỉnh.
Đối với giải cá nhân:
+ Đạt giải quốc gia hoặc giải nhất cấp
tỉnh hoặc huy chương vàng: cộng 2,0 điểm;
+ Đạt giải nhì cấp tỉnh hoặc huy
chương bạc: cộng 1,5 điểm;
+ Đạt giải ba cấp tỉnh hoặc huy
chương đồng: cộng 1,0 điểm;
Đối với giải đồng đội (hội thao giáo
dục quốc phòng, bóng đá, bóng chuyền, bóng bàn, cầu lông, cầu mây, điền kinh, tốp
ca, song ca...):
+ Chỉ cộng điểm đối với giải quốc
gia;
+ Số lượng cầu thủ, vận động viên, diễn
viên của giải đồng đội từ 02 đến 22 người theo quy định cụ thể của ban tổ chức
từng giải.
Mức điểm khuyến khích được cộng cho
các cá nhân trong giải đồng đội được thực hiện như đối với giải cá nhân. Những
học sinh đoạt nhiều giải khác nhau trong các cuộc thi chỉ được hưởng một mức cộng
điểm của loại giải cao nhất.
- Học sinh được cấp chứng nhận nghề
phổ thông trong kỳ thi do sở giáo dục và đào tạo tổ chức ở cấp THCS:
+ Loại giỏi: cộng 1,5 điểm;
+ Loại khá: cộng 1,0 điểm;
+ Loại trung bình: cộng 0,5 điểm.
Nguyên tắc cộng điểm ưu tiên, khuyến
khích:
Điểm cộng thêm tối đa cho các đối tượng
ưu tiên, khuyến khích không quá 5,0 điểm đối với thi tuyển, không quá 4,0 điểm
đối với xét tuyển.
Đối với học sinh thi tuyển vào trường
THPT chuyên nhưng không trúng tuyển thì được cộng điểm khuyến khích, ưu tiên
khi tham gia xét tuyển theo nguyện vọng vào trường THPT không chuyên.
3. Phương thức tuyển sinh
Thực hiện hai phương thức:
a) Thi tuyển
Áp dụng đối với Trường THPT chuyên Lê
Khiết và các trường THPT công lập thuộc các huyện: Bình Sơn, Sơn Tịnh, Nghĩa Hành, Tư Nghĩa, Mộ Đức, Đức Phổ và thành phố Quảng Ngãi.
Học sinh không thuộc địa bàn thi tuyển
được tham gia thi tuyển vào trường THPT gần nhất.
b) Xét tuyển
Áp dụng cho học sinh đối với các trường
THPT công lập không thi tuyển; trường THPT tư thục; học viên hệ GDTX THPT tại
các đơn vị được giao chỉ tiêu tuyển sinh vào lớp 10.
Căn cứ để xét tuyển: Dựa vào kết quả
học tập và rèn luyện của 4 năm học cấp THCS để xét tuyển, cụ thể:
- Hạnh kiểm tốt, học lực giỏi: 10 điểm;
- Hạnh kiểm khá, học lực giỏi hoặc hạnh
kiểm tốt, học lực khá: 9 điểm;
- Hạnh kiểm khá, học lực khá: 8 điểm;
- Hạnh kiểm trung bình, học lực giỏi
hoặc hạnh kiểm tốt, học lực trung bình: 7 điểm;
- Hạnh kiểm khá, học lực trung bình
hoặc hạnh kiểm trung bình, học lực khá: 6 điểm;
- Các trường hợp còn lại: 5 điểm.
Điểm xét tuyển là tổng số điểm của điểm
tính theo kết quả rèn luyện và học tập của 4 năm học ở THCS và điểm cộng thêm
cho đối tượng ưu tiên, khuyến khích.
4. Hình thức tổ chức
Tổ chức một kỳ thi tuyển sinh vào lớp
10 chung cho Trường THPT chuyên Lê Khiết với kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 của
các trường THPT không chuyên, trường THPT DTNT tỉnh.
5. Môn thi, điểm xét tuyển, nguyên
tắc tuyển
a) Trường THPT chuyên
Thi các môn: Ngữ văn, Toán, tiếng Anh
và môn chuyên. Thời gian làm bài của mỗi môn: Ngữ văn, Toán không chuyên 120
phút; Môn tiếng Anh không chuyên gồm 3 kỹ năng: nghe, đọc hiểu, viết, thời gian
làm bài 100 phút.
Các môn chuyên 150 phút; môn tiếng
Anh chuyên gồm 4 kỹ năng: nói, nghe, đọc hiểu, viết. Thí sinh dự thi vào lớp
chuyên Tin học thi môn Toán.
Điểm xét tuyển vào lớp chuyên = Điểm
môn Ngữ văn + Toán + tiếng Anh + môn chuyên x 2 + điểm
khuyến khích (nếu có).
Điểm xét tuyển vào lớp không chuyên =
Điểm môn Ngữ văn + Toán + tiếng Anh + điểm khuyến khích (nếu có).
Thí sinh trúng tuyển có điểm xét tuyển
từ cao nhất cho đến khi đủ số lượng của lớp chuyên, lớp không chuyên; thi đủ 4
bài thi và các bài thi không chuyên đều đạt điểm lớn hơn 2, điểm bài thi môn
chuyên lớn hơn 4.
b) Trường THPT không chuyên
Thi các môn: Ngữ văn, Toán và tiếng
Anh. Thời gian làm bài mỗi môn Ngữ văn, Toán 120 phút, môn tiếng Anh gồm 3 kỹ
năng: nghe, đọc hiểu, viết; thời gian làm bài 100 phút.
Điểm xét tuyển = Điểm môn: (Ngữ văn +
Toán) x 2 + tiếng Anh + điểm ưu tiên (nếu có) + điểm khuyến
khích (nếu có).
Thí sinh trúng tuyển có điểm xét tuyển
từ cao nhất cho đến khi đủ chỉ tiêu được giao, thi đủ 3 bài thi và không có bài
thi nào bị điểm dưới 1.
c) Trường THPT DTNT tỉnh
Thi các môn: Ngữ văn và Toán. Thời
gian làm bài mỗi môn Ngữ văn, Toán 120 phút.
Điểm xét tuyển = Điểm môn: (Ngữ văn +
Toán) x 2 + điểm ưu tiên (nếu có) + điểm khuyến khích (nếu có).
Thí sinh trúng tuyển có điểm xét tuyển
từ cao nhất cho đến khi đủ chỉ tiêu được giao theo địa bàn
huyện, thi đủ 2 bài thi và không có bài thi nào bị điểm dưới 1.
6. Địa bàn tuyển sinh
a) Trường THPT Chuyên Lê Khiết tuyển
những học sinh đã tốt nghiệp THCS, có hộ khẩu thường trú trong địa bàn tỉnh. Những
trường hợp từ tỉnh ngoài chuyển về phải được sự đồng ý của Giám đốc Sở Giáo dục
và Đào tạo.
b) Trường THPT công lập tuyển học
sinh đã tốt nghiệp THCS, có hộ khẩu thường trú hoặc đã học lớp 9 ở các trường
THCS trên địa bàn huyện, thành phố nơi trường đóng. Riêng một số xã, phường tại
một số huyện và thành phố thì quy định địa bàn như sau:
Học sinh có hộ khẩu thường trú hoặc
đã học lớp 9 tại Trường THCS ở xã Hành Thịnh, huyện Nghĩa Hành được dự tuyển
vào một trong các trường THPT thuộc huyện Nghĩa Hành hoặc Trường THPT số 2 Mộ Đức.
Học sinh có hộ khẩu thường trú hoặc
đã học lớp 9 ở các xã Phổ An, Phổ Phong, Phổ Thuận, huyện Đức Phổ được dự tuyển
vào Trường THPT Trần Quang Diệu huyện Mộ Đức hoặc dự tuyển vào một trong các
trường THPT thuộc huyện Đức Phổ.
Học sinh có hộ khẩu thường trú hoặc
đã học lớp 9 ở các xã Nghĩa An, Nghĩa Hà, Nghĩa Phú, huyện Tư Nghĩa được dự tuyển
vào các trường THPT trên địa bàn huyện Tư Nghĩa hoặc dự tuyển vào các trường
THPT thuộc thành phố Quảng Ngãi.
Học sinh có hộ khẩu thường trú hoặc
đã học lớp 9 ở các xã của huyện Sơn Tịnh được dự tuyển vào Trường THPT Ba Gia,
Huỳnh Thúc Kháng, Sơn Mỹ, Võ Nguyên Giáp.
c) Trường
THPT DTNT tỉnh tuyển học sinh đã tốt nghiệp THCS, có hộ khẩu thường trú hoặc đã
học lớp 9 ở các trường THCS trên địa bàn huyện được giao chỉ tiêu vào trường
THPT DTNT tỉnh.
d) Các
trường THPT tư thục, trung tâm có giao chỉ tiêu tuyển vào lớp 10, không giới hạn
địa bàn tuyển sinh, nhưng phải tổ chức dạy học tại địa điểm của trường, trung
tâm.
7. Đăng ký và nguyên tắc xét nguyện
vọng
a) Đăng ký nguyện vọng
- Đối với học sinh dự thi vào Trường
THPT Chuyên Lê Khiết:
Được đăng ký tối đa 04 nguyện vọng:
vào lớp chuyên, lớp không chuyên trong trường chuyên và 02 nguyện vọng vào trường
THPT không chuyên theo địa bàn quy định.
- Đối với học sinh dự thi vào các trường
THPT công lập không chuyên:
Được đăng ký tối đa 02 nguyện vọng
vào các trường THPT trên địa bàn tuyển sinh theo quy định.
- Đối với học sinh dự thi vào Trường
THPT DTNT tỉnh:
Được đăng ký vào Trường THPT DTNT tỉnh,
nếu không trúng tuyển thì được rút hồ sơ để đăng ký xét
tuyển vào trường THPT trên địa bàn tuyển sinh theo quy định.
b) Nguyên tắc xét nguyện vọng
- Đối với học sinh dự thi vào Trường
THPT Chuyên Lê Khiết:
Xét tuyển nguyện vọng vào lớp chuyên
trước, vào lớp không chuyên sau, nếu không trúng tuyển vào trường chuyên thì được
dùng kết quả của 3 môn Ngữ văn, Toán và tiếng Anh không chuyên để xét tuyển vào
trường THPT trên địa bàn theo quy định.
- Đối với học sinh dự thi vào các trường
THPT công lập không chuyên:
Thí sinh được xét tuyển theo nguyện vọng
1 trước, nguyện vọng 2 sau. Nếu đã trúng tuyển nguyện vọng 1 thì không xét nguyện
vọng 2.
Căn cứ chỉ tiêu được giao, nguyện vọng
của thí sinh và kết quả điểm thi, Sở Giáo dục và Đào tạo sẽ xác định điểm chuẩn
cho từng trường, để đảm bảo yêu cầu ưu tiên xét tuyển nguyện vọng 1 nhưng không
để xảy ra tình trạng điểm chuẩn của một trường quá thấp
trong khi nhiều học sinh có đăng ký nguyện vọng 2 có điểm thi đạt cao nhưng
không được xét tuyển vào trường công lập.
Điểm xét trúng tuyển nguyện vọng 2 phải
cao hơn điểm chuẩn nguyện vọng 1 cùng trường ít nhất là 2,0 điểm.
- Đối với học sinh dự thi vào trường
THPT DTNT tỉnh:
Xét tuyển nguyện vọng vào Trường THPT
DTNT tỉnh trước, nếu không trúng tuyển thì được xét tuyển vào trường THPT trên
địa bàn theo quy định.
8. Ngày tổ chức thi tuyển
Giao Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo
quy định phù hợp với khung kế hoạch thời gian năm học.
9. Phê duyệt kết quả tuyển sinh
Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo có
trách nhiệm tổ chức phê duyệt kết quả tuyển sinh của từng đơn vị và lưu trữ hồ
sơ tuyển sinh theo đúng quy định. Điểm chuẩn tuyển sinh của các trường được xác
định sao cho số học sinh trúng tuyển dao động không quá 2% so với chỉ tiêu được
giao.
Thời gian hoàn thành công tác tuyển
sinh trước 31/7/2017.
IV. Kinh phí phục vụ kỳ thi
Thực hiện theo quy định hiện hành, việc
chuẩn bị và quyết toán kinh phí Sở Giáo dục và Đào tạo có văn bản hướng dẫn cụ
thể.
C. Tổ chức thực hiện
1. Sở Giáo dục và Đào tạo
Làm cơ quan thường trực, Chủ trì, phối
hợp với các sở, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố phối hợp
triển khai thực hiện Kế hoạch được phê duyệt; thành lập các hội đồng ra đề thi,
hội đồng coi thi, hội đồng chấm thi, hội đồng phúc khảo, thanh tra thi, bảo đảm
theo đúng các quy định của Quy chế thi hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
2. Công an tỉnh
Xây dựng kế hoạch và chỉ đạo công an
các địa phương phối hợp bảo vệ an toàn các hội đồng ra đề thi, hội đồng coi
thi, hội đồng chấm thi và đảm bảo trật tự an toàn giao thông trong suốt thời
gian tổ chức kỳ thi.
3. Sở Y
tế
Xây dựng kế hoạch
và chỉ đạo các đơn vị trực thuộc phối hợp triển khai công tác kiểm tra vệ sinh
an toàn thực phẩm tại nơi đặt hội đồng ra đề thi, in sao đề thi, hội đồng coi
thi, hội đồng chấm thi đồng thời chuẩn bị các điều kiện tốt nhất để bảo vệ và
chăm sóc sức khỏe cho người tham gia kỳ thi.
4. Sở Thông tin và Truyền thông
Xây dựng kế hoạch và chỉ đạo các đơn
vị trực thuộc phối hợp với ngành giáo dục và đào tạo tập trung tuyên truyền các
nội dung có liên quan đến kỳ thi nhằm làm cho mọi người đều hiểu rõ mục đích, ý
nghĩa và cách thức tổ chức kỳ thi; bảo đảm thông tin liên lạc thông suốt trong quá trình tổ chức kỳ thi.
5. Sở Tài chính
Tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh quyết
định kịp thời các chế độ, chính sách, kinh phí liên quan đến kỳ thi.
6. Công ty Điện lực Quảng Ngãi
Lập kế hoạch cung cấp đầy đủ nguồn điện
phục vụ cho các hội đồng in sao đề thi, hội đồng coi thi, hội đồng chấm thi, hội
đồng phúc khảo và xử lý kịp thời các sự cố về điện trong
quá trình tổ chức kỳ thi.
7. Ủy ban nhân dân các huyện,
thành phố
Phê duyệt Kế hoạch tuyển sinh, chỉ đạo
thanh tra, kiểm tra việc tuyển sinh vào lớp 1, lớp 6; phối hợp tổ chức kỳ thi
tuyển sinh vào lớp 10 trên địa bàn đảm bảo trật tự và an toàn.
Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng
mắc, các Sở, ngành và UBND các huyện, thành phố phản ánh về Sở Giáo dục và Đào
tạo để tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo kịp thời./.