ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐẮK LẮK
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 886/KH-UBND
|
Đắk
Lắk, ngày 13 tháng 02 năm 2017
|
KẾ HOẠCH
ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG NGUỒN NHÂN LỰC DU LỊCH TỈNH ĐẮK LẮK, GIAI ĐOẠN
2017-2020
Căn cứ Nghị quyết số 03-NQ/TU ngày
06/10/2016 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk về đẩy mạnh và nâng cao hiệu
quả công tác xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch giai đoạn
2016 - 2020;
Căn cứ Quyết định số 3433/QĐ-UBND
ngày 30/12/2011 của UBND tỉnh Đắk Lắk về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển
nhân lực của tỉnh giai đoạn 2011 - 2020;
Căn cứ Quyết định số 3394/QĐ-UBND ngày 15/11/2016 của UBND tỉnh Đắk Lắk ban hành Kế hoạch phát triển du lịch
tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2016 - 2020;
Căn cứ kết quả khảo sát, điều tra nguồn
nhân lực du lịch trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk năm 2015;
UBND tỉnh ban hành Kế hoạch đào tạo,
bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch của tỉnh giai đoạn 2017 - 2020, với những nội
dung chính như sau:
I. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu chung
- Đào tạo, bồi dưỡng để góp phần nâng
cao chất lượng nguồn nhân lực nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch, chuyên
nghiệp hóa và năng lực cạnh tranh của ngành du lịch, góp phần nhanh chóng đưa
du lịch Đắk Lắk trở thành ngành kinh tế quan trọng trong cơ cấu kinh tế của địa
phương.
- Xây dựng đội ngũ nguồn nhân lực du
lịch của tỉnh nhà có quy mô, cơ cấu, chất lượng cao đáp ứng nhu cầu phát triển
kinh tế - xã hội trong điều kiện hội nhập, tạo ra lực lượng lao động có trình độ,
kỹ năng, kỹ thuật ngày càng cao đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế.
- Bảo đảm công tác đào tạo nhân lực
trong ngành du lịch phải gắn với nhu cầu phát triển ngành, lĩnh vực, nhu cầu xã
hội và thị trường lao động.
- Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức,
viên chức, người lao động trong ngành du lịch có trình độ học vấn và kỹ năng
nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu phát triển của ngành theo hướng chuyên nghiệp, hội nhập
và bền vững.
2. Mục
tiêu cụ thể
- Phấn đấu 100% cán bộ, công chức quản
lý nhà nước liên quan đến lĩnh vực du lịch được đào tạo, bồi dưỡng kiến thức quản
lý nhà nước về du lịch.
- Phấn đấu 100% người quản lý và viên
chức tại các doanh nghiệp, các Ban quản lý khu, điểm du lịch, các Khu di tích lịch
sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, Bảo tàng tỉnh được đào
tạo, bồi dưỡng kiến thức quản lý kinh doanh về du lịch.
- Phấn đấu 90% người lao động trực tiếp
tại các đơn vị kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh được đào tạo, bồi dưỡng kiến
thức về các kỹ năng, nghiệp vụ về du lịch.
- Phấn đấu 80% các hộ kinh doanh, cộng
đồng dân cư đang kinh doanh, khai thác các dịch vụ du lịch tại địa bàn các huyện
được tập huấn nghiệp vụ về du lịch cộng
đồng.
II. ĐỐI TƯỢNG ĐÀO
TẠO, BỒI DƯỠNG
- Cán bộ, công chức
quản lý nhà nước về du lịch ở cấp tỉnh và các huyện, thị xã, thành phố; cán bộ
văn hóa xã, phường, thị trấn, cán bộ các thôn buôn có hoạt động
du lịch phát triển;
- Người quản lý và viên chức đang làm
việc tại các Ban Quản lý tại Khu di tích lịch sử - văn
hóa, danh lam thắng cảnh, Bảo tàng tỉnh,...;
- Lãnh đạo, quản lý, nhân viên đang
làm việc tại các đơn vị kinh doanh hoạt động lữ hành, cơ sở lưu trú, các khu du
lịch, điểm du lịch; các đơn vị kinh doanh vận chuyển khách
du lịch; cơ sở kinh doanh ăn uống, mua sắm phục vụ khách du lịch;
- Các hộ kinh doanh, cộng đồng dân cư
đang kinh doanh, khai thác các dịch vụ du lịch tại địa bàn các huyện;
- Học sinh tốt nghiệp Trung học cơ sở,
Trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh có nguyện vọng theo học ngành du lịch.
III. CÁC HÌNH THỨC VÀ CHƯƠNG
TRÌNH ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG: Chi tiết tại Phụ lục đính kèm.
IV. KINH PHÍ THỰC
HIỆN
Tổng kinh phí đào tạo, bồi dưỡng nguồn
nhân lực du lịch trên địa bàn tỉnh trong giai đoạn 2017 - 2020 là: 31.960.000.000 (Ba mươi mốt tỷ, chín trăm sáu mươi triệu đồng). Trong đó:
- Nguồn xã hội hóa: 24.960.000.000 đồng (chiếm tỷ lệ 79%);
- Nguồn ngân sách nhà nước:
7.000.000.000 đồng (chiếm tỷ lệ 21%).
(Có dự toán chi tiết tại Phụ lục kèm theo)
V. CÁC GIẢI PHÁP
THỰC HIỆN
1. Thực hiện đa dạng hóa hình thức
đào tạo, bồi dưỡng
Thực hiện đa dạng các hình thức đào tạo,
bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch, bên cạnh đào tạo theo chương trình đào tạo
chính quy ở các cơ sở đào tạo, cần đẩy mạnh hình thức đào tạo đại học, cao đẳng
du lịch theo hình thức liên thông, tại chức.
Ký kết hợp đồng đào tạo, bồi dưỡng với
các Trường chuyên đào tạo về du lịch có uy tín trong nước để tổ chức thực hiện các chương trình đào tạo, bồi dưỡng; Mời các giảng viên, chuyên gia trong từng lĩnh vực nghiệp vụ về đào tạo tại Đắk Lắk, đồng
thời cử người tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ ở trong và ngoài nước nhằm trang bị kiến thức, nâng cao kỹ năng cho lực lượng lao động,
đáp ứng yêu cầu trong thời kỳ hội nhập quốc tế.
Nghiên cứu, áp dụng các chương trình
đào tạo tiên tiến của các nước, vận dụng tiêu chuẩn nghề của khu vực và thế giới
trong đào tạo cho đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước và nhân
viên làm việc trong lĩnh vực du lịch. Đào tạo thông qua việc tổ chức các hội
thi nghiệp vụ để đội ngũ cán bộ nhân viên trong ngành có dịp
trao đổi kinh nghiệm trong công tác
quản lý, phục vụ và xử lý các tình huống cụ thể.
Thường xuyên tổ chức các khóa đào tạo
ngoại ngữ, tiếng dân tộc để nâng cao khả năng giao tiếp và
nắm bắt lịch sử văn hóa bản địa, phục vụ khách du lịch. Phối hợp với chính quyền
địa phương và các doanh nghiệp kinh doanh ở các điểm du lịch để tổ chức hoạt động
tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho đồng bào địa phương.
Khuyến khích, tạo điều kiện cho cán bộ
quản lý, công chức, viên chức hoạt động trong lĩnh vực du lịch tự nâng cao trình độ đào tạo và tham gia các khóa học nâng cao trình độ nghiệp vụ và
ngoại ngữ.
Ký kết hợp tác, biên bản ghi nhớ với các cơ sở hoạt động trong lĩnh vực du lịch,
nhà hàng khách sạn lớn với mục đích cử cán bộ, công chức tham gia các lớp đào tạo,
tập huấn cho cán bộ quản lý và nhân viên, một mặt nhằm nâng cao chất lượng quản
lý và kỹ năng thực tế, mặt khác nhằm hỗ trợ tốt hơn cho hoạt động du lịch nói
chung.
2. Tăng cường công tác quản lý nhà
nước về chất lượng lao động kinh doanh du lịch
Tăng cường công tác quản lý, phối hợp
với các sở, ngành có liên quan kiểm tra các cơ sở kinh doanh hoạt động trong
lĩnh vực du lịch trong việc thực hiện các quy định về tiêu chuẩn, trình độ
chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ quản lý, nhân viên phục vụ ở các đơn vị kinh
doanh du lịch.
3. Xã hội hóa trong việc nâng cao
chất lượng nguồn nhân lực
Đẩy mạnh xã hội hóa trong công tác
đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch. Tạo lập mối quan hệ tương
trợ giữa nhà nước - nhà trường - nhà kinh doanh và người học trong phát triển
nguồn nhân lực trên địa bàn tỉnh.
Nghiên cứu, đề xuất thành lập Khoa Du
lịch tại Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Đắk Lắk; cho phép các Trường trung
cấp liên kết với các Trường Đại học, Cao đẳng để đào tạo, phát triển nguồn nhân
lực ngành du lịch trên địa bàn tỉnh và các tỉnh phụ cận; Ưu tiên hướng nghiệp
cho học sinh về các ngành nghề đào tạo du lịch; ...chỉ đạo thực hiện quy chế
tuyển sinh, nội dung chương trình đào tạo cho các cơ sở đào tạo trên địa bàn tỉnh
gắn với nhu cầu phát triển du lịch.
Phát huy vai trò của Hiệp hội Du lịch
tỉnh để trở thành cầu nối liên kết, hỗ trợ các doanh nghiệp trong công tác đào
tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch; Khuyến khích các doanh nghiệp cử cán bộ
quản lý, nhân viên hoạt động trong lĩnh vực du lịch tham gia các chương trình
đào tạo viên (VTOS) để đào tạo lại cho nhân viên đơn vị mình góp phần giảm bớt
nguồn kinh phí cho công tác đào tạo, bồi dưỡng nhân lực của doanh nghiệp và
ngân sách nhà nước.
4. Tăng cường hợp tác để phát triển nguồn nhân lực
Tăng cường mở rộng quan hệ hợp tác,
liên kết để phát triển nhân lực, nâng cao trách nhiệm của doanh
nghiệp và người lao động trong việc tự đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch.
Chủ động phối hợp liên kết với các cơ
sở đào tạo trong và ngoài nước để đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng nguồn
nhân lực ngành du lịch. Tăng cường quan hệ giao lưu, trao
đổi và hợp tác với các tỉnh trong khu vực và cả nước trong
công tác đào tạo, sử dụng nhân lực ngành du lịch.
5. Tuyên truyền nâng cao nhận thức
về hoạt động du lịch
Quán triệt trong ngành quan điểm con
người là nền tảng, là yếu tố quyết định trong sự phát triển bền vững, hội nhập
quốc tế của ngành du lịch, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, yêu cầu cấp
bách đối với công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực du lịch.
Tăng cường công
tác tuyên truyền, phổ biến rộng rãi đến toàn thể cán bộ, công chức, viên chức,
người lao động và nhân dân về giá trị, hiệu quả kinh tế do ngành du lịch mang lại
nhằm nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và nhân dân về phát triển du lịch.
Tuyên truyền cho nhân dân hiểu rõ, tham gia các hoạt động du lịch là phát triển
kinh tế, phát huy và bảo tồn giá trị văn hóa dân tộc, tạo
việc làm, tăng thu nhập góp phần xóa đói, giảm nghèo, từ đó có ý thức nâng cao
chất lượng tay nghề, nghiệp vụ.
VI. TỔ CHỨC THỰC
HIỆN
1. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
- Chủ trì, ký kết hợp đồng với các với
các Trường chuyên đào tạo về du lịch có uy tín trong nước
và phối hợp với các cơ quan có liên quan tiến hành tổ chức các chương trình đào
tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch theo kế hoạch.
- Nghiên cứu, áp dụng các chương
trình đào tạo tiên tiến của các nước, vận dụng tiêu chuẩn nghề của khu vực và
thế giới trong đào tạo cho đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước và nhân viên
làm việc trong lĩnh vực du lịch. Đào tạo thông qua việc tổ chức các hội thi
nghiệp vụ để đội ngũ cán bộ nhân viên trong ngành có dịp trao đổi kinh nghiệm trong công tác quản lý, phục vụ và xử
lý các tình huống cụ thể.
- Chủ động phối
hợp liên kết với các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước để đào tạo, bồi
dưỡng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành du lịch. Tăng cường quan hệ giao
lưu, trao đổi và hợp tác với các tỉnh trong khu vực và cả nước trong công tác đào tạo, sử dụng nhân lực ngành du lịch.
- Tăng cường
công tác quản lý, kiểm tra các cơ sở kinh doanh hoạt động trong lĩnh vực du lịch
trong việc thực hiện các quy định về tiêu chuẩn, trình độ chuyên môn nghiệp vụ
của cán bộ quản lý, nhân viên phục vụ
ở doanh nghiệp du lịch.
- Định kỳ, hằng
năm, báo cáo kết quả đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch trên địa bàn tỉnh
về Ủy ban nhân dân tỉnh.
2. Sở Giáo dục và Đào tạo
- Tham mưu, đề xuất thành lập Khoa Du
lịch tại Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Đắk Lắk và tham mưu mở ngành đào tạo
các trình độ Sơ cấp, Trung cấp, Cao đẳng về du lịch tại các Trường Trung cấp
chuyên nghiệp, Trường Cao đẳng trên địa bàn tỉnh; tham mưu cho phép các Trường
Trung cấp chuyên nghiệp liên kết với các trường Đại học, Cao đẳng để đào tạo, bồi
dưỡng nhằm phát triển nguồn nhân lực du lịch trên địa bàn tỉnh và các tỉnh lân
cận.
- Chú trọng hướng nghiệp cho học sinh
về các ngành nghề đào tạo du lịch, chỉ đạo thực hiện quy chế tuyển sinh, nội dung,
chương trình đào tạo cho các cơ sở đào tạo gắn với nhu cầu phát triển du lịch
trên địa bàn tỉnh.
3. Sở Tài chính
Tham mưu UBND tỉnh bố trí kinh phí thực
hiện hằng năm theo Kế hoạch được phê duyệt.
4. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và
Du lịch và các cơ quan có liên quan tổ chức các Lớp đào tạo, bồi dưỡng nghề du
lịch theo Kế hoạch được phê duyệt, gắn kết với chương trình đào tạo nghề nông
thôn.
5. Sở Nội vụ
Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và
Du lịch và các cơ quan có liên quan tổ chức các Lớp đào tạo, bồi dưỡng quản lý
nhà nước về du lịch theo Kế hoạch được phê duyệt.
6. Sở Thông tin và Truyền thông
Chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa, Thể
thao và Du lịch chỉ đạo các cơ quan báo chí địa phương và Đài Truyền thanh -
Truyền hình các huyện, thị xã thành phố đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền
về Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch tỉnh
giai đoạn 2017 - 2020 đến toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động
và nhân dân trên địa bàn tỉnh; tuyên truyền về giá trị, hiệu quả về kinh tế do
ngành du lịch mang lại; tuyên truyền để mọi người tham gia
các hoạt động du lịch nhằm phát triển kinh tế, phát huy và bảo tồn giá trị văn
hóa dân tộc, tạo việc làm, tăng thu nhập góp phần xóa đói giảm nghèo, từ đó có
ý thức nâng cao chất lượng tay nghề, nghiệp vụ.
7. Ủy ban nhân dân các huyện, thị
xã, thành phố
- Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn xây
dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch trên
địa bàn.
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ
biến rộng rãi đến toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và nhân
dân trên địa bàn tỉnh về giá trị, hiệu quả kinh tế do ngành du lịch mang lại nhằm
nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và nhân dân trên địa bàn về phát triển
du lịch.
8. Hiệp hội Du lịch tỉnh
Tiếp tục nâng
cao vai trò của Hiệp hội là cầu nối liên kết, hỗ trợ các
doanh nghiệp trong công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch; vận động
các hội viên, doanh nghiệp cử cán bộ quản lý, nhân viên hoạt động trong lĩnh vực
du lịch tham gia các chương trình đào tạo viên (VTOS) để đào tạo lại cho nhân
viên đơn vị mình góp phần giảm bớt nguồn kinh phí cho công tác đào tạo, bồi dưỡng
nhân lực của doanh nghiệp và ngân sách nhà nước.
Trên đây là Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng
nguồn nhân lực du lịch tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2017 - 2020. Yêu cầu các Sở,
ngành, đơn vị, địa phương có liên quan căn cứ Kế hoạch này, để triển khai thực hiện các nhiệm vụ được phân công, kịp thời phản ánh những
vấn đề phát sinh cho Ủy ban nhân dân tỉnh (thông qua Sở Văn hóa, Thể thao và Du
lịch) để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo, xử lý./.
Nơi nhận:
- TT TU, TT
HĐND tỉnh (B/c);
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Các Sở, ngành có liên quan;
- UBND các huyện, Tx, Tp;
- Hiệp hội Du lịch tỉnh;
- Lưu: VT, KGVX (HTN-65b)
|
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Tuấn Hà
|