Kính
gửi: Các đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố Hồ
Chí Minh
Căn cứ Luật Thi đua, khen thưởng;
Căn cứ Luật An toàn, vệ sinh lao động;
Căn cứ Nghị định số 91/2017/NĐ-CP
ngày 31/7/2017 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật
Thi đua, khen thưởng;
Căn cứ Thông tư số 08/2019/TT-BLĐTBXH
ngày 08/3/2019 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn công tác thi
đua, khen thưởng ngành Lao động - Thương binh và Xã hội;
Căn cứ Công văn số 5168/LĐTBXH-ATLĐ
ngày 15/12/2022 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc hướng dẫn khen
thưởng lĩnh vực an toàn, vệ sinh lao động năm 2022,
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
triển khai khen thưởng công tác An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) năm 2022, cụ
thể như sau:
I. ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG
Các tập thể, cá nhân, cơ sở sản xuất
kinh doanh, hợp tác xã, đơn vị sản xuất, kinh doanh, lực lượng vũ trang (sau
đây gọi chung là doanh nghiệp) bao gồm phòng, ban, phân xưởng, xưởng, tổ, đội sản
xuất... có thành tích hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, dẫn đầu phong trào thi đua,
có thành tích xuất sắc tiêu biểu trong lĩnh vực ATVSLĐ.
II. DANH HIỆU THI ĐUA,
HÌNH THỨC KHEN THƯỞNG
1. Danh hiệu thi đua:
- Cờ thi đua của Bộ Lao động - Thương
binh và Xã hội.
2. Hình thức khen thưởng:
- Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Lao động
- Thương binh và Xã hội;
- Giấy khen của Cục trưởng Cục An
toàn lao động;
- Giấy khen của Giám đốc Sở Lao động
- Thương binh và Xã hội.
III. TIÊU CHUẨN
Các tiêu chuẩn để xem xét khen thưởng
đối với các danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng về ATVSLĐ đối với các tập
thể, cá nhân như sau:
1. Tiêu chuẩn xét tặng Cờ thi đua của
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đối với lĩnh vực ATVSLĐ thực hiện theo quy
định tại khoản 2 Điều 15 Thông tư số 08/2019/TT-BLĐTBXH ngày 08/3/2019 của Bộ
Lao động - Thương binh và Xã hội.
2. Tiêu chuẩn xét tặng Bằng khen của
Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đối với các tập thể, cá nhân thực
hiện theo quy định tại Điều 39 Nghị định số 91/2017/NĐ-CP và khoản 6 Điều 20
Thông tư số 08/2019/TT-BLĐTBXH (Lưu ý: Thực hiện Công văn số
2160/BTĐKT-VII ngày 11/8/2022 của Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương, từ năm
2022 Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội không xét trình khen thưởng về ATVSLĐ
đối với Bằng khen Thủ tướng Chính phủ cho tập thể, cá nhân không do Bộ quản lý
chuyên môn theo ngành dọc).
Đối với các tập thể đề nghị xét tặng
Cờ thi đua của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; các tập thể, cá nhân đề nghị
xét tặng Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phải có ít
nhất 01 lần được Cục trưởng Cục An toàn lao động hoặc các Bộ, ngành, tập đoàn,
tổng công ty hoặc Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tặng Giấy khen về
thành tích trong công tác ATVSLĐ năm 2020 hoặc năm 2021. (Lưu ý:
chỉ tặng Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đối với tập
thể, cá nhân năm 2021 chưa được tặng Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Lao động -
Thương binh và Xã hội).
3. Tiêu chuẩn xét tặng Giấy khen của
Cục trưởng Cục An toàn lao động, Giấy khen của Giám đốc Sở Lao động - Thương
binh và Xã hội.
Tiêu chuẩn xét tặng Giấy khen của Cục
trưởng Cục An toàn lao động, Giấy khen của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh
và Xã hội xét tặng cho tập thể, cá nhân được thực hiện theo quy định tại Điều
74, 75 và Điều 76 Luật Thi đua, khen thưởng năm 2003 và khoản 41, 42, 43 Điều 1
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng năm 2013, khoản
1,3 Điều 40 Nghị định số 91/2017/NĐ-CP và đạt các tiêu chuẩn về ATVSLĐ được hướng
dẫn tại Công văn này.
a) Tiêu chuẩn xét tặng Giấy khen đối
với cá nhân:
* Đối với Người làm công tác an toàn,
vệ sinh lao động: (Bao gồm: Cán bộ chuyên trách, bán chuyên trách về ATVSLĐ
của cơ sở; người trực tiếp giám sát về an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc)
tham mưu, giúp người sử dụng lao động tổ chức thực hiện công tác an toàn, vệ
sinh lao động tại cơ sở sản xuất, kinh doanh các nội dung chủ yếu:
- Đề xuất các kế hoạch, biện pháp triển
khai thực hiện đúng và đủ các văn bản pháp quy về ATVSLĐ; có sáng kiến cải tiến
kỹ thuật nhằm cải thiện điều kiện lao động và ngăn ngừa tai nạn lao động, bệnh
nghề nghiệp;
- Thực hiện đầy đủ việc tự kiểm tra,
giám sát công tác ATVSLĐ thuộc lĩnh vực được phân công phụ trách;
- Lập và lưu trữ đầy đủ hồ sơ, sổ sách
và tài liệu cần thiết có liên quan đến công tác ATVSLĐ theo quy định;
- Nắm chắc số lượng và tình trạng các
loại máy, thiết bị, vật tư và các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ; có kế
hoạch kiểm tra định kỳ và thực hiện đúng việc kiểm tra định kỳ các loại máy,
thiết bị, vật tư và các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ; có báo cáo về kết
quả kiểm tra định kỳ, kiến nghị tham gia xử lý loại trừ các nguy cơ gây tai nạn
lao động, bệnh nghề nghiệp;
- Tham gia đầy đủ các khóa huấn luyện
ATVSLĐ theo quy định của pháp luật.
* Đối với người lao động trong các
doanh nghiệp:
- Thực hiện nghiêm nội quy, quy
trình, quy phạm ATVSLĐ, trong năm không để xảy ra tai nạn lao động, sự cố máy,
thiết bị, cháy, nổ nghiêm trọng, chết người;
- Sử dụng trang bị phương tiện bảo vệ
cá nhân, phương tiện phòng, chống cháy, nổ đúng mục đích và hiệu quả;
- Tham gia tích cực trong phong trào
ATVSLĐ của doanh nghiệp; phát hiện và tham gia xử lý loại trừ các nguy cơ gây
tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
* Đối với cán bộ quản lý điều hành
doanh nghiệp:
- Tổ chức quản lý, thực hiện tốt các
nội dung tiêu chuẩn khen thưởng của doanh nghiệp quy định tại điểm b, khoản 3,
Mục III của Công văn này.
- Có sáng kiến cải tiến kỹ thuật nhằm
cải thiện điều kiện lao động bảo đảm ATVSLĐ.
Trong năm doanh nghiệp không để xảy
ra tai nạn lao động chết người hoặc bị thương nhiều người (tai nạn giao thông
được coi là tai nạn lao động không tính để xét khen thưởng); không xảy ra cháy
nổ.
b) Tiêu chuẩn xét tặng Giấy khen đối
với tập thể:
* Đối với doanh nghiệp:
- Hằng năm xây dựng và tổ chức triển
khai thực hiện hiệu quả kế hoạch an toàn, vệ sinh lao động trên cơ sở lấy ý kiến
của Ban chấp hành công đoàn cơ sở;
- Có quy định phân công rõ chế độ trách
nhiệm về ATVSLĐ đối với từng cấp, từng chức danh quản lý; có cán bộ chuyên
trách hoặc bán chuyên trách làm công tác ATVSLĐ, có mạng lưới an toàn, vệ sinh
viên, có lực lượng phòng cháy, chữa cháy hoạt động hiệu quả;
- Có nội quy an toàn, quy trình sản
xuất an toàn, nhiều biện pháp và đầu tư để cải thiện điều kiện làm việc cho người
lao động;
- Thực hiện đúng và đầy đủ các chế độ,
quy định về ATVSLĐ theo quy định của pháp luật, cụ thể:
+ Chế độ bồi thường, trợ cấp tai nạn
lao động, bệnh nghề nghiệp; chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật; khám sức khỏe định
kỳ cho người lao động; thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, làm thêm giờ,
trang bị các phương tiện bảo vệ cá nhân, phương tiện cấp cứu theo quy định và
duy trì thường xuyên việc kiểm tra, đảm bảo sử dụng hiệu quả trang thiết bị lao
động:
+ Huấn luyện an toàn lao động, vệ
sinh lao động:
+ Kiểm định các loại máy, thiết bị vật
tư, các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ;
+ Khai báo, điều tra, thống kê và báo
cáo định kỳ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
+ Thực hiện tự kiểm tra về ATVSLĐ;
+ Thực hiện chế độ báo cáo về công
tác ATVSLĐ theo quy định.
- Trong năm doanh nghiệp không để xảy
ra tai nạn lao động chết người hoặc bị thương nhiều người (tai nạn giao thông
được coi là tai nạn lao động không tính để xét khen thưởng); không xảy ra cháy
nổ:
- Đảm bảo môi trường xanh, sạch, đẹp;
- Tích cực hưởng ứng các phong trào
thi đua đảm bảo ATVSLĐ, phát động Tháng hành động về ATVSLĐ.
* Đối với tập thể các phòng, ban,
phân xưởng, tổ, đội sản xuất:
- Có đủ các phương án đảm bảo an toàn
lao động và có các biện pháp để tổ chức, tốt các phương án đó; chấp hành nghiêm
các nội quy, quy trình, quy phạm về ATVSLĐ theo quy định của pháp luật;
- Có an toàn viên, vệ sinh viên hoạt
động tích cực, hiệu quả;
- Thực hiện đầy đủ các chế độ bảo hộ
lao động quy định; hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc sử dụng, bảo quản trang bị
phương tiện bảo vệ cá nhân, phương tiện phòng, chống cháy nổ, phương tiện cấp cứu;
- Tổ chức tốt chế độ tự kiểm tra về
an toàn lao động, vệ sinh lao động, khắc phục kịp thời các nguy cơ sự cố về
ATVSLĐ;
- Trong năm doanh nghiệp không để xảy
ra tai nạn lao động làm chết người hoặc bị thương nặng nhiều người (tai nạn
giao thông được coi là tai nạn lao động không tính để xét khen thưởng), không để
xảy ra cháy nổ.
IV. TUYẾN TRÌNH
KHEN THƯỞNG
Tuyến trình khen thưởng thực hiện
theo quy định tại Điều 46 Nghị định số 91/2017/NĐ-CP ; khoản 2, khoản 4 Điều 24
Thông tư số 08/2019/TT-BLĐTBXH .
Một số lưu ý:
- Hồ sơ xét khen thưởng về thành tích
ATVSLĐ của tập thể, cá nhân gửi về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc qua
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính) xét
khen thưởng và gửi về Cục An toàn lao động tổng hợp trình cấp có thẩm quyền xem
xét, khen thưởng theo quy định.
- Báo cáo thành tích theo mẫu số 01,
mẫu số 02 của Nghị định số 91/2017/NĐ-CP .
- Việc khen thưởng đối với cá nhân nước
ngoài, hoặc tập thể có yếu tố nước ngoài: Sở Lao động-Thương binh và Xã hội và
đơn vị gửi tờ trình kèm theo danh sách đề nghị, báo cáo thành tích (theo mẫu số
02 kèm theo Thông tư số 08/2019/TT-BLĐTBXH) và ý kiến của cơ quan an ninh.
V. THỦ TỤC, HỒ SƠ
VÀ HIỆP Y KHEN THƯỞNG
1. Các đơn vị đề nghị khen thưởng
trình qua Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thì phải có xác nhận vào báo cáo
thành tích của cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp (nơi doanh nghiệp đặt trụ sở
chính); xác nhận về việc thực hiện nghĩa vụ thuế; Bảo hiểm xã hội; bảo vệ môi
trường; có ý kiến của chính quyền nơi doanh nghiệp đặt trụ sở; đối với các
doanh nghiệp thuộc đối tượng bắt buộc phải kiểm toán theo quy định của Luật Kiểm
toán nhà nước và Luật Kiểm toán độc lập phải có báo cáo kiểm toán của cơ quan
kiểm toán có thẩm quyền xác nhận trong thời gian 05 năm trước thời điểm đề nghị
khen thưởng, đối với doanh nghiệp không thuộc đối tượng bắt buộc phải kiểm toán
trong báo cáo thành tích phải nêu căn cứ không thuộc đối tượng bắt buộc phải kiểm
toán.
2. Về hồ sơ, thủ tục trình xét khen
thưởng:
- Đối với Cờ thi đua của Bộ Lao động
- Thương binh và Xã hội, Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã
hội trình xét khen thưởng gửi 03 bộ (bản chính), bao gồm: Tờ trình kèm theo
danh sách, biên bản họp hội đồng thi đua, khen thưởng, báo cáo thành tích; văn
bản hiệp y khen thưởng theo quy định tại khoản 2, Mục V của Công văn này và các
giấy tờ liên quan theo quy định.
- Đối với Giấy khen của Cục trưởng Cục
An toàn lao động; Giấy khen của Giám đốc sở gửi 02 bộ (bản chính) bao gồm: Tờ
trình kèm theo danh sách, biên bản họp hội đồng thi đua, khen thưởng, báo cáo
thành tích và các giấy tờ liên quan theo quy định.
VI. KHOẢNG THỜI
GIAN ĐỂ TÍNH XÉT THÀNH TÍCH KHEN THƯỞNG
Khoảng thời gian tính xét khen thưởng
như sau:
- Đối với Cờ thi đua của Bộ Lao động
- Thương binh và Xã hội: Xét thành tích của năm 2022.
- Đối với Bằng khen của Bộ trưởng Bộ
Lao động - Thương binh và Xã hội: Xét thành tích trong năm 2021, 2022.
- Đối với Giấy khen của Cục trưởng Cục
An toàn lao động, Giấy khen của Giám đốc sở: Xét thành tích của năm 2022.
Các đơn vị, doanh nghiệp lập hồ sơ khen
thưởng gửi về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trước ngày 19/01/2023.
Trong quá trình thực hiện, nếu có vấn đề vướng mắc đề nghị liên hệ Sở Lao động
- Thương binh và Xã hội (thông qua Phòng Việc làm - An toàn lao động, địa chỉ:
159 Pasteur, phường Võ Thị Sáu, Quận 3; Chuyên viên tổng hợp: Đinh Cao Tuấn,
email: [email protected], điện thoại: 0913.152925) để được hướng dẫn./.
Nơi nhận:
- Như trên;
- Giám đốc, các PGĐ Sở;
- Thành viên Hội đồng ATVSLĐ TP;
- Hội đồng thi đua khen thưởng Sở;
- Văn phòng Sở (để đăng website Sở);
- Lưu: VT, VL-ATLĐ (Tuấn).
|
KT.
GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC
Nguyễn Văn Lâm
|