HỘI
ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH CAO BẰNG
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
82/2022/NQ-HĐND
|
Cao
Bằng, ngày 09 tháng 12 năm 2022
|
NGHỊ QUYẾT
BAN HÀNH QUY ĐỊNH PHÂN CẤP QUẢN LÝ, SỬ DỤNG TÀI SẢN CÔNG THUỘC PHẠM VI
QUẢN LÝ CỦA TỈNH CAO BẰNG
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH CAO BẰNG
KHÓA XVII KỲ HỌP THỨ 11
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa
phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền
địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy
phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của
Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 18 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Luật Quản lý, sử dụng tài sản
công ngày 21 tháng 6 năm 2017;
Căn cứ Nghị định số 151/2017/NĐ-CP
ngày 26 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật
Quản lý, sử dụng tài sản công;
Căn cứ Nghị định số 165/2017/NĐ-CP
ngày 31 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ quy định việc quản lý, sử dụng tài sản
tại cơ quan Đảng Cộng sản Việt Nam;
Căn cứ Nghị định số 167/2017/NĐ-CP
ngày 31 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ Quy định việc sắp xếp lại, xử lý
tài sản công;
Căn cứ Nghị định số 67/2021/NĐ-CP
ngày 15 tháng 7 năm 2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định
số 167/2017/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ Quy định việc sắp xếp
lại, xử lý tài sản công;
Căn cứ Thông tư số 144/2017/TT-BTC
ngày 29 tháng 12 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn một số nội dung
của Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ quy định
chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công;
Xét Tờ trình 50 2995/TTr-UBND ngày
15 tháng 11 năm 2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng về dự thảo Nghị quyết
ban hành Quy định phân cấp quản lý, sử dụng tài sản công thuộc phạm vi quản lý
của tỉnh Cao Bằng; Báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế
- Ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh; ý kiến thảo luận của các đại biểu Hội đồng
nhân dân tỉnh tại Kỳ họp.
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Ban hành kèm theo Nghị quyết này Quy định phân cấp
quản lý, sử dụng tài sản công thuộc phạm vi quản lý của tỉnh Cao Bằng.
Điều 2. Hội đồng nhân dân tỉnh giao Ủy ban nhân dân tỉnh
tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết này và báo cáo kết quả thực hiện với Hội
đồng nhân dân tỉnh theo quy định.
Điều 3. Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban của
Hội đồng nhân dân tỉnh, các Tổ đại biểu và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám
sát việc thực hiện Nghị quyết này.
Điều 4. Nghị quyết này thay thế Nghị quyết số
05/2018/NQ-HĐND ngày 12 tháng 7 năm 2018 của Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành
Quy định phân cấp quản lý, sử dụng tài sản công trên địa bàn tỉnh Cao Bằng và
Nghị quyết số 41/2019/NQ-HĐND ngày 11 tháng 12 năm 2019 của Hội đồng nhân dân tỉnh
sửa đổi, bổ sung Điều 4 Quy định phân cấp quản lý, sử dụng tài sản công trên địa
bàn tỉnh Cao Bằng ban hành kèm theo Nghị quyết số 05/2018/NQ-HĐND ngày 12 tháng
7 năm 2018 của Hội đồng nhân dân tỉnh Cao Bằng.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân
dân tỉnh Cao Bằng khóa XVII, Kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 09 tháng 12 năm 2022
và có hiệu lực từ ngày 19 tháng 12 năm 2022./.
Nơi nhận:
- Ủy ban Thường vụ Quốc
hội;
- Chính phủ;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ Tài chính;
- Cục Kiểm tra VBQPPL - Bộ Tư pháp;
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- Ủy ban nhân dân tỉnh;
- Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh;
- Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh;
- Các đại biểu HĐND tỉnh;
- Các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh;
- Huyện ủy, Thành ủy, HĐND, UBND các huyện, thành phố;
- Trung tâm thông tin - VP UBND tỉnh;
- Lưu VT.
|
CHỦ TỊCH
Triệu Đình Lê
|
QUY ĐỊNH
PHÂN CẤP QUẢN LÝ, SỬ DỤNG TÀI SẢN CÔNG THUỘC PHẠM VI QUẢN LÝ CỦA TỈNH
CAO BẰNG
(Kèm theo Nghị quyết số: 82/2022/NQ-HĐND ngày 09 tháng 12 năm
2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh Cao Bằng)
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi
điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh
Quy định này quy định về phân cấp thẩm
quyền quyết định trong việc quản lý, sử dụng tài sản công của các cơ quan, tổ
chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý của tỉnh Cao Bằng.
Những nội dung khác liên quan đến việc
quản lý, sử dụng tài sản công không quy định trong Nghị quyết này thì thực hiện
theo Luật Quản lý, sử dụng tài sản công ngày 21 tháng 6 năm 2017, các Nghị định
của Chính phủ và các Thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính.
2. Đối tượng áp dụng
a) Cơ quan nhà nước thuộc phạm vi quản
lý của tỉnh Cao Bằng;
b) Đơn vị sự nghiệp công lập thuộc phạm
vi quản lý của tỉnh Cao Bằng;
c) Tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức
chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ
chức khác được thành lập theo quy định của pháp luật về hội thuộc phạm vi quản
lý của tỉnh Cao Bằng;
d) Văn phòng Huyện ủy, Thành ủy (là
đơn vị dự toán thuộc ngân sách nhà nước cấp huyện) áp dụng phân cấp quản
lý, sử dụng tài sản công như cơ quan nhà nước trực thuộc Ủy ban nhân dân các
huyện, thành phố;
đ) Các cơ quan, tổ chức, đơn vị và cá
nhân khác có liên quan đến việc quản lý, sử dụng tài sản công thuộc phạm vi quản
lý của tỉnh Cao Bằng.
Điều 2. Nội
dung phân cấp quản lý, sử dụng tài sản công
Phân cấp thẩm quyền đối với công tác
quản lý, sử dụng tài sản công tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong các trường
hợp sau:
1. Mua sắm tài sản công phục vụ hoạt
động của cơ quan nhà nước.
2. Thuê tài sản phục vụ hoạt động của
cơ quan nhà nước.
3. Thu hồi tài sản công tại cơ quan
nhà nước.
4. Điều chuyển tài sản công tại cơ
quan nhà nước.
5. Bán tài sản công tại cơ quan nhà
nước.
6. Thanh lý tài sản công tại cơ quan
nhà nước.
7. Tiêu hủy tài sản công tại cơ quan
nhà nước.
8. Xử lý tài sản công tại cơ quan nhà
nước trong trường hợp bị mất, bị hủy hoại.
9. Mua sắm, thuê tài sản công tại đơn
vị sự nghiệp công lập.
10. Thu hồi, điều chuyển, bán, thanh
lý, tiêu hủy và xử lý tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập trong trường hợp
bị mất, bị hủy hoại.
11. Quản lý tài sản công tại các tổ
chức chính trị - xã hội; tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội,
tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức khác được thành lập theo quy định của
pháp luật về hội.
12. Điều chuyển tài sản dự án thuộc
phạm vi quản lý của địa phương; bán, thanh lý, tiêu hủy; xử lý tài sản trong
trường hợp bị mất, bị hủy hoại.
Chương II
QUY ĐỊNH CỤ THỂ
Mục 1. PHÂN CẤP
QUẢN LÝ, SỬ DỤNG TÀI SẢN CÔNG TẠI CƠ QUAN NHÀ NƯỚC
Điều 3. Thẩm
quyền quyết định mua sắm tài sản công phục vụ hoạt động của Cơ quan Nhà nước
1. Đối với tài sản công của cơ quan
nhà nước trong trường hợp phải lập thành dự án đầu tư được thực hiện theo quy định
của pháp luật về đầu tư công và pháp luật liên quan.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết
định mua sắm tài sản công của các cơ quan Nhà nước đối với các trường hợp sau:
a) Trụ sở làm việc;
b) Xe ô tô các loại (sau khi có ý
kiến thống nhất bằng văn bản của Thường trực
Hội đồng nhân dân tỉnh);
c) Máy móc, thiết bị, quyền sở hữu
trí tuệ, phần mềm ứng dụng, cơ sở dữ liệu và các tài sản khác có giá trị từ 01
tỷ đồng trở lên/01 đơn vị tài sản hoặc một lần (một gói) mua sắm tài sản
có tổng giá trị từ 10 tỷ đồng trở lên cho các cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp tỉnh,
cấp huyện, cấp xã trong dự toán chi ngân sách hàng năm.
3. Thủ trưởng các sở, ban, ngành cấp
tỉnh hoặc tương đương quyết định mua sắm máy móc, thiết bị, quyền sở hữu trí tuệ,
phần mềm ứng dụng, cơ sở dữ liệu và các tài sản khác (trừ tài sản thuộc thẩm
quyền quyết định mua sắm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh) cho cơ quan có
giá trị dưới 01 tỷ đồng/01 đơn vị tài sản hoặc một lần (một
gói) mua sắm tài sản có tổng giá trị dưới 10 tỷ đồng và quyết định mua sắm
cho đơn vị trực thuộc có giá trị từ 500 triệu đồng đến dưới 01 tỷ đồng/01 đơn vị
tài sản hoặc một lần (một gói) mua sắm tài sản có tổng giá trị từ 01 tỷ
đồng đến dưới 10 tỷ đồng.
4. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện,
thành phố (sau đây gọi chung là Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện) quyết
định mua sắm máy móc, thiết bị, quyền sở hữu trí tuệ, phần mềm ứng dụng, cơ sở
dữ liệu và các tài sản khác (trừ tài sản thuộc thẩm quyền quyết định mua sắm của
Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh) cho các cơ quan, đơn vị thuộc huyện quản lý có
giá trị từ 500 triệu đồng đến dưới 01 tỷ đồng/01 đơn vị tài sản hoặc một lần (một
gói) mua sắm tài sản có tổng giá trị từ 01 tỷ đồng đến dưới 10 tỷ đồng.
5. Thủ trưởng cơ quan, đơn vị trực
thuộc các sở, ban, ngành cấp tỉnh hoặc tương đương; Thủ trưởng các phòng, ban,
hoặc tương đương thuộc huyện quản lý; Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị
trấn (sau đây gọi chung là Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã) quyết định
mua sắm tài sản công (trừ tài sản thuộc thẩm quyền quyết định mua sắm của Chủ
tịch Ủy ban nhân dân tỉnh; Thủ trưởng các sở, ban, ngành cấp tỉnh hoặc tương
đương; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố) có giá trị dưới 500
triệu đồng/01 đơn vị tài sản hoặc một lần (một gói) mua sắm tài sản có tổng
giá trị dưới 01 tỷ đồng.
6. Đối với việc mua sắm tài sản công
thuộc Danh mục tài sản mua sắm tập trung thuộc cấp tỉnh ban hành thì Ủy ban
nhân dân tỉnh giao cho một cơ quan nhà nước thực hiện mua sắm tập trung và thẩm
định kế hoạch lựa chọn nhà thầu cung cấp tài sản theo quy định của pháp luật về
đấu thầu.
Điều 4. Thẩm
quyền quyết định thuê tài sản phục vụ hoạt động của cơ quan nhà nước
1. Thuê trụ sở làm việc để phục vụ hoạt
động của cơ quan nhà nước.
a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết
định thuê trụ sở làm việc của các cơ quan nhà nước thuộc phạm vi tỉnh quản lý
trong trường hợp số tiền thuê có giá trị từ 500 triệu đồng trở lên/năm, sau khi
có ý kiến bằng văn bản của Sở Tài chính về sự cần thiết thuê tài sản, sự phù hợp
với tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản công. Nguồn kinh phí để thuê trụ sở
làm việc được bố trí trong dự toán được giao hàng năm hoặc bổ sung dự toán
trong năm của đơn vị.
b) Thủ trưởng các sở, ban, ngành cấp
tỉnh hoặc tương đương quyết định thuê trụ sở làm việc cho các cơ quan, đơn vị
trực thuộc trong trường hợp số tiền thuê có giá trị dưới 500 triệu đồng/năm,
sau khi có ý kiến bằng văn bản của Sở Tài chính về sự cần thiết thuê tài sản, sự
phù hợp với tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản công. Nguồn kinh phí để thuê
trụ sở làm việc được bố trí trong dự toán được giao hàng năm của đơn vị.
c) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện
quyết định thuê trụ sở làm việc đối với các cơ quan, đơn vị thuộc huyện quản lý
trong trường hợp số tiền thuê có giá trị dưới 500 triệu đồng/năm, sau khi có ý
kiến bằng văn bản của Phòng Tài chính - Kế hoạch về sự cần thiết thuê tài sản,
sự phù hợp với tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản công. Nguồn kinh phí để
thuê trụ sở làm việc do cấp huyện tự cân đối.
2. Thuê tài sản khác (không phải
là trụ sở làm việc) để phục vụ hoạt động của cơ quan nhà nước.
a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết
định thuê tài sản khác để phục vụ hoạt động của các cơ quan nhà nước thuộc phạm
vi tỉnh quản lý trong trường hợp số tiền thuê có giá trị từ 500 triệu đồng trở
lên/năm tính cho 01 đơn vị tài sản, sau khi có ý kiến bằng văn bản của Sở Tài
chính về sự cần thiết thuê tài sản, sự phù hợp với tiêu chuẩn, định mức sử dụng
tài sản công. Nguồn kinh phí để thuê trụ sở làm việc được
bố trí trong dự toán được giao hàng năm của đơn vị.
b) Thủ trưởng các sở, ban, ngành cấp
tỉnh hoặc tương đương; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị trực thuộc các sở, ban,
ngành cấp tỉnh hoặc tương đương; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện; Thủ trưởng
các phòng, ban hoặc tương đương thuộc huyện quản lý; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp
xã quyết định thuê tài sản khác để phục vụ hoạt động của cơ quan trong trường hợp
số tiền thuê có giá trị dưới 500 triệu đồng/năm tính cho 01 đơn vị tài sản. Nguồn
kinh phí thuê tài sản khác được bố trí trong dự toán được giao hàng năm của cơ
quan nhà nước cấp tỉnh, cấp huyện hoặc tương đương, cấp xã, phù hợp với tiêu
chuẩn, định mức sử dụng tài sản công.
3. Trên cơ sở dự toán được giao hàng
năm, các cơ quan nhà nước tổ chức thực hiện thuê tài sản theo quy định của pháp
luật về ngân sách nhà nước, pháp luật về đấu thầu và pháp luật có liên quan.
Điều 5. Thẩm quyền
quyết định thu hồi tài sản công
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết
định thu hồi tài sản công tại các cơ quan nhà nước thuộc phạm vi quản lý của địa
phương trên cơ sở đề nghị của Giám đốc Sở Tài chính và các cơ quan liên quan đối
với các trường hợp sau:
a) Trụ sở làm việc;
b) Xe ô tô các loại;
c) Máy móc, thiết bị, quyền sở hữu
trí tuệ, phần mềm ứng dụng, cơ sở dữ liệu và các tài sản khác có nguyên giá
theo sổ kế toán từ 01 tỷ đồng trở lên/01 đơn vị tài sản.
2. Giám đốc Sở Tài chính quyết định
thu hồi tài sản công tại các cơ quan nhà nước thuộc địa phương quản lý là máy
móc, thiết bị, quyền sở hữu trí tuệ, phần mềm ứng dụng, cơ sở dữ liệu và các
tài sản khác có nguyên giá theo sổ kế toán từ 500 triệu đồng đến dưới 01 tỷ đồng/01
đơn vị tài sản (trừ tài sản thuộc thẩm quyền quyết định thu hồi của Chủ tịch
Ủy ban nhân dân tỉnh).
3. Thủ trưởng các sở, ban, ngành cấp
tỉnh hoặc tương đương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thu hồi
tài sản công là máy móc, thiết bị, quyền sở hữu trí tuệ, phần mềm ứng dụng, cơ
sở dữ liệu và các tài sản khác có nguyên giá theo sổ kế toán dưới 500 triệu đồng/01
đơn vị tài sản (trừ tài sản thuộc thẩm quyền quyết định thu hồi của Chủ tịch Ủy
ban nhân dân tỉnh; Giám đốc Sở Tài chính) của các cơ
quan nhà nước trong phạm vi nội bộ ngành mình, cấp mình quản lý.
Điều 6. Thẩm quyền
quyết định điều chuyển tài sản công
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết
định điều chuyển tài sản công giữa các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi
quản lý của địa phương trên cơ sở đề nghị của Giám đốc Sở Tài chính và các cơ
quan có liên quan đối với các trường hợp sau:
a) Trụ sở làm việc;
b) Xe ô tô các loại;
c) Máy móc, thiết bị, quyền sở hữu
trí tuệ, phần mềm ứng dụng, cơ sở dữ liệu và các tài sản khác có nguyên giá
theo sổ kế toán từ 01 tỷ đồng trở lên/01 đơn vị tài sản.
2. Giám đốc Sở Tài chính căn cứ đề
nghị điều chuyển tài sản công của các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản
lý của địa phương quyết định điều chuyển tài sản công (trừ tài sản thuộc thẩm
quyền quyết định điều chuyển của Chủ tịch Ủy
ban nhân dân tỉnh) là máy móc, thiết bị, quyền sở hữu trí tuệ, phần mềm ứng
dụng, cơ sở dữ liệu và các tài sản khác có nguyên giá theo sổ kế toán dưới 01 tỷ đồng/01 đơn vị tài sản giữa các
sở, ban, ngành cấp tỉnh và cấp huyện.
3. Thủ trưởng các sở, ban, ngành cấp
tỉnh hoặc tương đương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định điều chuyển
tài sản công là máy móc, thiết bị, quyền sở hữu trí tuệ, phần mềm ứng dụng, cơ
sở dữ liệu và các tài sản khác có nguyên giá theo sổ kế toán dưới 01 tỷ đồng/01
đơn vị tài sản (trừ tài sản thuộc thẩm quyền quyết định điều chuyển của Chủ
tịch Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc Sở Tài chính) giữa các cơ quan, tổ chức,
đơn vị trong phạm vi nội bộ ngành mình, cấp mình quản lý.
Điều 7. Thẩm quyền
quyết định bán tài sản công
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết
định bán tài sản công tại các cơ quan nhà nước thuộc phạm vi quản lý của địa
phương trên cơ sở đề nghị của Giám đốc Sở Tài chính và các cơ quan liên quan đối
với các trường hợp sau:
a) Trụ sở làm việc;
b) Xe ô tô các loại;
c) Máy móc, thiết bị, quyền sở hữu
trí tuệ, phần mềm ứng dụng, cơ sở dữ liệu và các tài sản khác có nguyên giá
theo sổ kế toán từ 01 tỷ đồng trở lên/01 đơn vị tài sản.
2. Giám đốc Sở Tài chính căn cứ đề
nghị bán tài sản công của các Thủ trưởng các sở, ban ngành cấp tỉnh hoặc tương
đương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện và chế độ quản lý tài sản công hiện
hành để quyết định bán tài sản công (trừ tài sản thuộc thẩm quyền quyết định
bản tài sản công của Chủ tịch Ủy ban nhân
dân tỉnh) là máy móc, thiết bị, quyền sở hữu trí tuệ,
phần mềm ứng dụng, cơ sở dữ liệu và các tài sản khác có nguyên giá theo sổ kế
toán từ 500 triệu đồng đến dưới 01 tỷ đồng/01 đơn vị tài sản.
3. Thủ trưởng các sở, ban, ngành cấp
tỉnh hoặc tương đương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định bán tài sản
công (trừ tài sản thuộc thẩm quyền quyết
định bán tài sản công của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc Sở Tài chính) là máy móc, thiết bị, quyền sở hữu trí tuệ, phần mềm ứng dụng, cơ sở dữ
liệu và các tài sản khác có nguyên giá theo sổ kế toán dưới 500 triệu đồng/01
đơn vị tài sản thuộc phạm vi của ngành mình, cấp mình quản lý.
Điều 8. Thẩm quyền
quyết định thanh lý tài sản công
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết
định thanh lý tài sản công tại các cơ quan nhà nước thuộc phạm vi quản lý của địa
phương trên cơ sở đề nghị của Giám đốc Sở Tài chính và các cơ quan liên quan đối
với các trường hợp sau:
a) Nhà, công trình sự nghiệp hoặc tài
sản khác gắn liền với đất có nguyên giá theo sổ kế toán có giá trị từ 01 tỷ đồng
trở lên/01 đơn vị tài sản.
b) Xe ô tô các loại.
c) Máy móc, thiết bị, quyền sở hữu
trí tuệ, phần mềm ứng dụng, cơ sở dữ liệu và các tài sản khác có nguyên giá
theo sổ kế toán có giá trị từ 01 tỷ đống trở lên/01 đơn vị tài sản.
2. Giám đốc Sở Tài chính quyết định
thanh lý tài sản công (trừ tài sản thuộc thẩm quyền quyết định thanh lý tài
sản công của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh) trên cơ sở đề nghị của Thủ trưởng
các sở, ban, ngành cấp tỉnh hoặc tương đương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện
và các cơ quan liên quan đối với Nhà, công trình sự nghiệp hoặc tài sản khác gắn
liền với đất thuộc trụ sở làm việc có nguyên giá theo sổ kế toán có giá trị từ
500 triệu đồng đến dưới 01 tỷ đồng/01 đơn vị tài sản.
3. Thủ trưởng các sở, ban, ngành cấp
tỉnh hoặc tương đương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thanh lý
tài sản (trừ tài sản thuộc thẩm quyền quyết định thanh lý tài sản công của
Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc Sở Tài chính) thuộc phạm vi của
ngành mình, cấp mình quản lý đối với:
a) Nhà, công trình sự nghiệp hoặc tài
sản khác gắn liền với đất có nguyên giá theo sổ kế toán dưới 500 triệu đồng/01
đơn vị tài sản;
b) Máy móc, thiết bị, quyền sở hữu
trí tuệ, phần mềm ứng dụng, cơ sở dữ liệu và các tài sản khác có nguyên giá
theo sổ kế toán dưới 01 tỷ đồng/01 đơn vị tài sản.
Điều 9. Thẩm quyền
quyết định tiêu hủy tài sản công
1. Đối với tài sản bị tịch thu phải
tiêu hủy theo quy định của pháp luật thì thực hiện theo văn bản của pháp luật
có liên quan.
2. Đối với tài sản tại các cơ quan
nhà nước phải tiêu hủy; các cơ quan nhà nước nào có thẩm quyền quyết định đầu
tư mua sắm theo phân cấp thì thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị đó ra quyết định
tiêu hủy.
Điều 10. Thẩm
quyền quyết định xử lý tài sản công tại Cơ quan Nhà nước trong trường họp bị mất,
bị hủy hoại
1. Trường hợp tài sản công bị mất, bị
hủy hoại do thiên tai, hỏa hoạn hoặc nguyên nhân khác; các cơ quan nhà nước nào
có thẩm quyền quyết định đầu tư, mua sắm theo phân cấp thì thủ trưởng cơ quan
nhà nước đó có thẩm quyền quyết định xử lý tài sản công bị mất, bị hủy hoại.
2. Nội dung, trình tự, thủ tục xử lý
tài sản công trong trường hợp bị mất, bị hủy hoại thực hiện theo quy định tại
Điều 35 Nghị định số 151/2017/NĐ-CP .
Mục 2. PHÂN CẤP
QUẢN LÝ, SỬ DỤNG TÀI SẢN CÔNG TẠI ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP
Điều 11. Thẩm
quyền quyết định mua sắm, thuê tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập
1. Mua sắm tài sản công tại đơn vị sự
nghiệp công lập:
a) Đối với mua sắm tài sản công tại
đơn vị sự nghiệp công lập trong trường hợp phải lập thành dự án đầu tư được thực
hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư công và pháp luật có liên quan.
b) Thẩm quyền quyết định mua sắm tài
sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện như phân cấp tại Điều 3 Quy định
này, trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản này.
c) Thủ trưởng đơn vị sự nghiệp công lập
tự đảm bảo chi thường xuyên và chi đầu tư quyết định mua sắm tài sản công (trừ
cơ sở hoạt động sự nghiệp, xe ô tô) từ Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp và từ nguồn vốn vay, huy động
theo chế độ quy định để phục vụ cho các hoạt động sự nghiệp và hoạt động kinh
doanh của đơn vị.
d) Trường hợp đơn vị sự nghiệp công lập
sử dụng nhiều nguồn vốn để mua sắm tài sản, trong đó có nguồn ngân sách nhà nước
thì thẩm quyền quyết định mua sắm tài sản thực hiện như phân cấp tại Điều 3 Quy
định này.
2. Thuê tài sản phục vụ hoạt động tại
đơn vị sự nghiệp công lập:
a) Thẩm quyền quyết định thuê tài sản
tại đơn vị sự nghiệp công lập, thực hiện như phân cấp tại Điều 4 Quy định này,
trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản này.
b) Thủ trưởng đơn vị sự nghiệp công lập
tự đảm bảo chi thường xuyên và chi đầu tư quyết định thuê tài sản từ Quỹ phát
triển hoạt động sự nghiệp và nguồn vốn vay, vốn huy động theo chế độ quy định để
phục vụ cho các hoạt động sự nghiệp và hoạt động kinh doanh của đơn vị.
c) Trường hợp đơn vị sự nghiệp công lập
sử dụng nhiều nguồn vốn để thuê tài sản, trong đó có nguồn ngân sách nhà nước
thì thẩm quyền quyết định thuê tài sản thực hiện như phân cấp tại Điều 4 Quy định
này.
3. Nguồn kinh phí mua sắm, thuê tài sản
công được bố trí trong dự toán được giao hàng năm và nguồn kinh phí được phép sử
dụng của đơn vị sự nghiệp công lập.
Điều 12. Thẩm quyền
quyết định xử lý tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập
1. Thu hồi, điều chuyển tài sản công
tại đơn vị sự nghiệp công lập:
a) Thẩm quyền quyết định thu hồi, điều
chuyển tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện như phân cấp tại Điều
5, Điều 6 Quy định này.
b) Nội dung, trình tự, thủ tục thu hồi,
điều chuyển tài sản công thực hiện theo quy định tại Điều 18, Điều 21 Nghị định
số 151/2017/NĐ-CP .
2. Bán tài sản công tại đơn vị sự
nghiệp công lập:
a) Thẩm quyền quyết định bán tài sản
công tại đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện như phân cấp tại Điều 7 Quy định
này.
Riêng tài sản được hình thành từ nguồn
Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp hoặc từ nguồn vốn vay, vốn huy động theo quy
định (trừ cơ sở hoạt động sự nghiệp, xe ô tô), Thủ trưởng đơn vị sự nghiệp
công lập quyết định bán theo quy định.
b) Trình tự, thủ tục và việc tổ chức
bán tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện theo quy định tại các
Điều 23, 24, 26 và 27 Nghị định số 151/2017/NĐ-CP .
3. Thanh lý tài sản công tại đơn vị sự
nghiệp công lập:
a) Thẩm quyền quyết định thanh lý tài
sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện như phân cấp tại Điều 8 Quy định
này.
b) Trình tự, thủ tục và việc tổ chức
thanh lý tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện theo quy định tại
các Điều 29, 30 và 31 Nghị định số 151/2017/NĐ-CP .
4. Tiêu hủy tài sản công và xử lý tài
sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập trong trường hợp bị mất, bị hủy hoại:
a) Thẩm quyền quyết định tiêu hủy tài
sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập được thực hiện như phân cấp tại Điều 9
Quy định này.
b) Thẩm quyền quyết định xử lý tài sản
công trong trường hợp bị mất, bị hủy hoại tại đơn vị sự nghiệp công lập được thực
hiện như phân cấp tại Điều 10 Quy định này.
Mục 3. PHÂN CẤP
QUẢN LÝ, SỬ DỤNG TÀI SẢN CÔNG TẠI TỔ CHỨC CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI; TỔ CHỨC CHÍNH TRỊ
XÃ HỘI - NGHỀ NGHIỆP; TỔ CHỨC XÃ HỘI, TỔ CHỨC XÃ HỘI - NGHỀ NGHIỆP, TỔ CHỨC
KHÁC ĐƯỢC THÀNH LẬP THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ HỘI
Điều 13. Thẩm
quyền quyết định quản lý, sử dụng tài sản công tại tổ chức chính trị - xã hội;
tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề
nghiệp, tổ chức khác được thành lập theo quy định của pháp luật về hội
1. Quản lý, sử dụng tài sản công tại
tổ chức chính trị - xã hội
a) Đối với tài sản công tại tổ chức
chính trị - xã hội: thẩm quyền quyết định mua sắm, thuê, thu hồi, điều chuyển,
bán, thanh lý, tiêu hủy và xử lý tài sản công trong trường hợp bị mất, bị hủy
hoại thực hiện như phân cấp tại Mục 1 Chương II của Quy định này.
b) Đối với tài sản công tại đơn vị sự
nghiệp công lập thuộc tổ chức chính trị - xã hội: thẩm quyền quyết định mua sắm,
thuê, thu hồi, điều chuyển, bán, thanh lý, tiêu hủy và xử lý tài sản công trong
trường hợp bị mất, bị hủy hoại thực hiện như phân cấp tại Mục 2 Chương II của
Quy định này.
2. Quản lý, sử dụng tài sản công tại
tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề
nghiệp, tổ chức khác được thành lập theo quy định của pháp luật về hội
a) Đối với tài sản công là trụ sở làm
việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp được cơ quan nhà nước giao quản lý, sử dụng hoặc
các tài sản công khác được hình thành từ ngân sách nhà nước: thẩm quyền quyết định
thu hồi, điều chuyển, bán, thanh lý, tiêu hủy và xử lý tài sản công trong trường
hợp bị mất, bị hủy hoại thực hiện như phân cấp tại Mục 1 Chương II của Quy định
này.
b) Đối với tài sản không thuộc quy định
tại điểm a khoản 2 Điều này thực hiện theo quy định của pháp luật về dân sự,
pháp luật có liên quan và Điều lệ của tổ chức hội.
Mục 4. PHÂN CẤP
QUẢN LÝ, XỬ LÝ TÀI SẢN CỦA DỰ ÁN SỬ DỤNG VỐN NHÀ NƯỚC THUỘC PHẠM VI QUẢN LÝ CỦA
ĐỊA PHƯƠNG
Điều 14. Thẩm
quyền quyết định điều chuyển tài sản dự án thuộc phạm vi quản lý của địa
phương; bán, thanh lý, tiêu hủy; xử lý tài sản trong trường hợp bị mất, bị hủy
hoại
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh phê
duyệt phương án điều chuyển tài sản giữa các cơ quan, tổ chức, đơn vị, dự án
thuộc phạm vi quản lý của địa phương; bán, thanh lý, tiêu hủy; xử lý tài sản
trong trường hợp bị mất, bị hủy hoại.
2. Đối với tài sản là kết quả của quá
trình thực hiện dự án không xác định cụ thể đối tượng thụ hưởng trong dự án được
cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt. Việc phân cấp thẩm quyền quyết định điều
chuyển, bán, thanh lý, tiêu hủy, xử lý tài sản trong trường hợp bị mất, bị hủy
hoại thực hiện theo khoản 1 Điều này./.