Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 60/KH-LĐLĐ Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Thành phố Hà Nội Người ký: Nguyễn Phi Thường
Ngày ban hành: 27/10/2022 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG TP HÀ NỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 60/KH-LĐLĐ

Hà Nội, ngày 27 tháng 10 năm 2022

KẾ HOẠCH

TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG CHĂM LO CHO ĐOÀN VIÊN, NGƯỜI LAO ĐỘNG NHÂN DỊP TẾT NGUYÊN ĐÁN QUÝ MÃO 2023

Thực hiện Kế hoạch số 266/KH-TLĐ ngày 26/10/2022 của Tổng LĐLĐ Việt Nam về tổ chức các hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động nhân dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023.

Nhằm chăm lo tốt hơn đời sống vật chất, tinh thần cho đoàn viên, người lao động (ĐV, NLĐ), Ban Thường vụ LĐLĐ thành phố Hà Nội ban hành Kế hoạch tổ chức các hoạt động chăm lo cho ĐV, NLĐ nhân dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023, cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Tổ chức hoạt động chăm lo, hỗ trợ thiết thực đời sống vật chất, tinh thần cho ĐV, NLĐ; đảm bảo ĐV, NLĐ đón tết Quý mão 2023, an toàn, vui tươi, ấm no, hạnh phúc.

- Thông qua hoạt động chăm lo Tết, giúp các cấp, các ngành, ĐV, NLĐ và toàn xã hội hiểu rõ hơn về vai trò, trách nhiệm của tổ chức Công đoàn; Tạo sự gắn kết, tin tưởng gắn bó giữa tổ chức Công đoàn với ĐV, NLĐ; góp phần phát triển đoàn viên, thành lập CĐCS; tạo động lực khích lệ, động viên ĐV&NLĐ làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả cao hơn.

- Tuyên truyền, vận động các nguồn lực xã hội, các đơn vị, doanh nghiệp, người sử dụng lao động, ủng hộ nguồn lực, tổ chức hoạt động trợ giúp, chăm lo thiết thực đối với ĐV&NLĐ.

2. Yêu cầu

- Công tác chăm lo Tết Quý Mão - 2023 được tổ chức thực hiện ở 03 cấp: Công đoàn cơ sở, Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở và LĐLĐ thành phố Hà Nội. Tập trung chăm lo, hỗ trợ ĐV&NLĐ tại các CĐCS các doanh nghiệp, các khu công nghiệp, khu chế xuất.

- Tổ chức các hoạt động có ý nghĩa, thiết thực, tiết kiệm, an toàn; đảm bảo mọi ĐV&NLĐ đều được chăm lo. Ưu tiên ĐV&NLĐ có hoàn cảnh khó khăn, bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, mắc bệnh hiểm nghèo, thiên tai, bão lũ, ĐV, NLĐ thiếu, mất việc làm; ĐV&NLĐ thuộc đối tượng gia đình chính sách hoặc nhiều năm chưa có điều kiện về quê sum họp với gia đình trong dịp Tết Nguyên đán, ĐV,NLĐ không về quê đón Tết để làm việc, lao động, sản xuất.

- Các cấp Công đoàn vận động, thuyết phục người sử dụng lao động, huy động tối đa các nguồn lực xã hội chung tay cùng tổ chức Công đoàn chăm lo cho đoàn viên, người lao động trong dịp Tết Nguyên đán.

II. CHỦ ĐỀ VÀ PHƯƠNG CHÂM

1. Chủ đề: “Tết Sum vầy - Xuân gắn kết”.

2. Phương châm: Tất cả đoàn viên, người lao động đều có Tết.

III. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG CHĂM LO TẾT - 2023

1. Tổ chức thăm hỏi, tặng quà đối với ĐV&NLĐ.

- Tổ chức thăm, tặng quà, động viên, chúc Tết ĐV&NLĐ với sự tham gia của lãnh đạo cấp ủy, chính quyền địa phương, ngành. Quan tâm đặc biệt tới ĐV&NLĐ bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, ốm đau dài ngày hoặc bị mắc bệnh hiểm nghèo, thiếu, mất việc làm, bị thiên tai, bão lũ...

2. Chăm lo về chế độ phúc lợi, tiền lương, tiền thưởng trong dịp Tết:

Công đoàn chủ động tham gia với các cơ quan chức năng nắm chắc tình hình, kiểm tra, giám sát người sử dụng lao động trong việc thực hiện các quy định của pháp luật, Thỏa ước lao động tập thể về chế độ tiền lương, thưởng trong dịp Tết. Kịp thời có giải giải pháp đảm bảo quyền lợi của người lao động ở các doanh nghiệp gặp khó khăn, nợ lương, không có khả năng trả thưởng, chủ bỏ trốn hoặc giả thể, phá sản.

3. Tăng cường các hoạt động thương lượng, đối thoại về các nội dung chăm lo lương, thưởng, phúc lợi cho ĐV, NLĐ dịp Tết, thông báo sớm cho NLĐ biết yên tâm làm việc. Phối hợp phát hiện, phòng ngừa tranh chấp lao động, ngừng việc tập thể trong dịp Tết và tham gia xử lý kịp thời, hiệu quả, góp phần đảm bảo an ninh, trật tự tại địa phương.

4. Tổ chức Chương trình “Chợ Tết Công đoàn” năm 2023, tại các địa bàn có đông CNLĐ, có điều kiện kinh tế khó khăn nhằm cung cấp các mặt hàng thiết yếu với giá ưu đãi, tổ chức các hoạt động vui xuân; tư vấn, khám sức khỏe, nhận thuốc bổ miễn phí; tư vấn pháp luật; động viên, tặng quà cho đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn...

5. Tổ chức chương trình "Tết sum vầy - Xuân gắn kết” tập trung ở cơ sở, cấp trên cơ sở, Khu công nghiệp chế xuất, doanh nghiệp có đông ĐV,NLĐ phù hợp tình hình thực tế.

6. Tổ chức hoạt động “Hỗ trợ phương tiện đối với ĐV&NLĐ có hoàn cảnh khó khăn” về quê đón Tết và quay lại làm việc; Đảm bảo đúng đối tượng, an toàn, chu đáo; có thể hỗ trợ bằng phương tiện; Hỗ trợ toàn bộ hoặc một phần vé Tàu, xe, vé Máy bay.

7. Tổ chức hoạt động vui xuân, đón Tết, thăm hỏi, động viên ĐV, NLĐ không có điều kiện về quê đón Tết, đầm ấm, vui tươi, mang dấu ấn Công đoàn. Trường hợp có nhiều ĐV, NLĐ không về quê đón Tết thì tổ chức hoạt động tập trung phù hợp với từng địa phương, đơn vị.

8. Tăng cường xã hội hóa nguồn lực hỗ trợ ĐV, NLĐ khó khăn, giúp ĐV, NLĐ đồng hành với người sử dụng lao động phục hồi sản xuất, kinh doanh.

9. Thường xuyên nắm bắt kịp thời tâm tư, nguyện vọng của ĐV&NLĐ. Tuyên truyền, vận động ĐV&NLĐ đón Tết, vui Xuân tiết kiệm, an toàn, chấp hành các quy định của pháp luật và quay lại làm việc đúng thời gian quy định; thực hiện đầy đủ các hướng dẫn, quy định của Bộ Y tế về phòng, chống dịch Covid-19, an toàn giao thông, an ninh trật tự.

10. Tuyên truyền, đẩy mạnh công tác truyền thông rộng rãi, nhanh chóng, kịp thời về các hoạt động chăm lo Tết cho ĐV&NLĐ của các cấp công đoàn Thủ đô, các hoạt động thăm, tặng quà, động viên, chúc Tết ĐV&NLĐ của các đồng chí lãnh đạo Trung ương và Thành phố trên các phương tiện thông tin, đại chúng, các kênh truyền thông của các cấp công đoàn, đặc biệt là trên nền tảng mạng xã hội.

IV. NGUỒN LỰC, ĐỐI TƯỢNG VÀ MỨC CHĂM LO, HỖ TRỢ ĐOÀN VIÊN, NGƯỜI LAO ĐỘNG

1. Nguồn lực

- Huy động các nguồn lực từ xã hội: Các cấp công đoàn tăng cường, huy động các nguồn lực xã hội, địa phương, ngành.... để có nguồn lực phục vụ cho hoạt động chăm lo ĐV&NLĐ theo các quy định của Nhà nước và của Tổng Liên đoàn.

- Công đoàn cơ sở cân đối nguồn thu, chi thường xuyên trong năm, kinh phí dự phòng đã được duyệt và sử dụng quỹ hoạt động thường xuyên của đơn vị để đảm bảo tổ chức các hoạt động chăm lo Tết cho ĐV, NLĐ.

- Công đoàn cấp trên cơ sở cân đối nguồn thu, chi thường xuyên trong năm, kinh phí dự phòng và sử dụng quỹ hoạt động thường xuyên hiện có hoặc nguồn được cấp hỗ trợ từ LĐLĐ Thành phố để thực hiện chăm lo cho ĐV, NLĐ tại CĐCS theo số lượng phân bổ.

2. Đối tượng và mức chăm lo, hỗ trợ

- Công đoàn cơ sở: Căn cứ vào nguồn lực hiện có, tự quyết định mức chi chăm lo cho ĐV,NLĐ.

- LĐLĐ Thành phố và công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở: Cân đối nguồn thu, chi thường xuyên trong năm, kinh phí dự phòng và sử dụng quỹ hoạt động thường xuyên hiện có để thực hiện chăm lo cho ĐV,NLĐ có hoàn cảnh khó khăn; số lượng ĐV, NLĐ được chăm lo, hỗ trợ khó khăn dịp Tất Quý Mão ít nhất bằng 10% tổng số đoàn viên Công đoàn cấp trên cơ sở đang quản lý (Số lượng theo thông báo đính kèm)

- Mức hỗ trợ cấp LĐLĐ Thành phố: 1.000.000đ tiền mặt;

- Mức hỗ trợ cấp trên trực tiếp cơ sở là 500.000đ tiền mặt. Đối với đơn vị có nguồn thu xã hội hóa có thể chủ động chi cao hơn, phần chi cao hơn có thể bằng tiền hoặc hiện vật.

- Đối với hoạt động do lãnh đạo Trung ương, Thành phố và LĐLĐ Thành phố trao trực tiếp ngoài tiền mặt 1.000.000đ, kèm theo túi quà trị giá 350.000đ/trường hợp.

- Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở trực thuộc Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội có số dư quỹ hoạt động thường xuyên tính đến 31/12/2022 dưới 01 tỷ đồng, báo cáo Liên đoàn Lao động Thành phố (qua Ban Chính sách Pháp luật và Quan hệ Lao động) xem xét cấp hỗ trợ.

IV. MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG CHĂM LO CẤP THÀNH PHỐ

1. Chương trình “Tết Sum vầy - Xuân gắn kết” - 2023 và “Chợ Tết Công đoàn” (Có kế hoạch riêng).

- Thời gian: Dự kiến ngày 07/01/2023 (Thứ Bẩy, ngày 16 tháng Chạp năm Nhâm Dần).

- Địa điểm: Cung văn hóa Lao động hữu nghị Việt Xô, số 91 Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

- Tổng số 1.200 đại biểu, trong đó 1.000 ĐV&NLĐ.

- Phiên chợ Tết Công đoàn: Tổ chức trong 02 ngày 06/01 và 07/01/2023. Tổng số gian hàng dự kiến 50 gian hàng, gồm các sản phẩm thiết yếu phục vụ Tết.

2. Chương trình “Hỗ trợ phương tiện đưa CNLĐ có hoàn cảnh khó khăn về quê đón Tết Quý Mão” (LĐLĐ Thành phố giao nhiệm vụ cho Trung tâm Tư vấn pháp luật và hỗ trợ NLĐ Công đoàn Hà Nội xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai, thực hiện).

- Thời gian dự kiến ngày 18 hoặc 19/01/2023, (Thứ Tư hoặc Thứ Năm ngày 27 hoặc 28 tháng Chạp năm Nhâm Dần).

2.1. Xe đưa CNLĐ khó khăn Khu Công nghiệp và chế xuất về quê.

- Địa điểm: Tại Nhà điều hành Khu công nghiệp Thăng Long, Đông Anh;

- Nơi đến: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh;

- Số lượng: 1000 CNLĐ (25 xe, 45 chỗ);

2.2. Xe đưa CNLĐ khó khăn Ngành Dệt may Hà Nội.

- Địa điểm: Số 3 Chu Văn An, Hà Đông, Hà Nội;

- Nơi đến: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh...

- Số lượng: 200 CNLĐ (05 xe, 45 chỗ);

2.3. Các Công đoàn cấp trên cơ sở.

Căn cứ nhu cầu của CNLĐ, các Công đoàn cấp trên cơ sở xây dựng kế hoạch tổ chức đưa công nhân lao động khó khăn về quê phù hợp với tình hình thực tế; đảm bảo thiết thực, hiệu quả, đúng đối tượng.

Kinh phí: LĐLĐ Thành phố hỗ trợ 50% kinh phí thuê xe, hỗ trợ phương tiện cho các Công đoàn cấp trên cơ sở tổ chức Chương trình “Hỗ trợ phương tiện đưa ĐV &NLĐ về quê đón Tết” 2023.

Các Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở chịu trách nhiệm chi 50% kinh phí thuê xe, hỗ trợ phương tiện cho các Doanh nghiệp, Công đoàn cơ sở có đóng kinh phí Công đoàn để tổ chức Chương trình “Hỗ trợ phương tiện đưa ĐV&NLĐ về quê đón Tết”.

3. Hỗ trợ “Mái ấm Công đoàn” năm 2023 (Theo kế hoạch và đề nghị từ các Công đoàn cấp trên cơ sở).

4. Thăm hỏi, tặng quà cho ĐV&NLĐ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.

4.1. Đối tượng: Đoàn viên, người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, ốm đau dài ngày hoặc bị mắc bệnh hiểm nghèo, người lao động có hoàn cảnh khó khăn do bị ảnh hưởng của dịch bệnh, thiên tai...

4.2. Mức hỗ trợ: Hỗ trợ quà bằng tiền mặt 1.000.000 đồng/trường hợp.

4.3. Nguồn kinh phí: Từ nguồn ngân sách Công đoàn Thành phố và kinh phí UBND thành phố Hà nội hỗ trợ.

4.4. Tổng số hỗ trợ: 15.000 suất quà bằng tiền mặt;

- Tổng số tiền: 15 tỷ đồng, trong đó:

+ Cấp hỗ trợ thông qua CĐ cấp trên cơ sở: 10.000 trường hợp (Theo thông báo đính kèm);

+ Lãnh đạo Thành phố và Thường trực LĐLĐ Thành phố trực tiếp thăm hỏi, hỗ trợ; Hỗ trợ ĐV, NLĐ khó khăn các CĐCS trực thuộc LĐLĐ Thành phố : 5.000 trường hợp (Có kế hoạch thăm hỏi, hỗ trợ riêng).

4.5. Các Công đoàn cấp trên cơ sở: Xây dựng, ban hành tiêu chí ĐV, NLĐ khó khăn tại địa phương, đơn vị để áp dụng thực hiện, đảm bảo số lượng phân bổ đính kèm; Mức hỗ trợ bằng tiền mặt là: 500.000đ/trường hợp.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Liên đoàn Lao động Thành phố Hà Nội

a. Xây dựng Kế hoạch, quán triệt, triển khai tới 100% Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở thực hiện.

b. Tổ chức tốt Chương trình “Tết Sum vầy” và “Chợ Tết Công đoàn”; Trao hỗ trợ nhà “Mái ấm Công đoàn”; Thăm hỏi, trao quà cho ĐVCĐ&NLĐ có hoàn cảnh khó khăn...

c. Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động Thành phố giao nhiệm vụ cho các Ban, đơn vị như sau:

- Ban Chính sách pháp luật và QHLĐ: Là đơn vị Thường trực, đầu mối tham mưu giúp Ban Thường vụ LĐLĐ Thành phố đôn đốc, chỉ đạo việc tổ chức triển khai Kế hoạch; Trực tiếp tham mưu xây dựng Chương trình “Tết Sum vầy” và “Chợ Tết Công đoàn”, các hoạt động thăm hỏi, hỗ trợ ĐV, NLĐ dịp Tết Quý mão ở cấp Thành phố. Tổng hợp, báo cáo Thường trực LĐLĐ Thành phố hàng tuần về tình hình, kết quả chăm lo Tết của các cấp Công đoàn;

- Ban Tuyên giáo: Phối hợp với các Ban, Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở nắm chắc tình hình tư tưởng, tâm tư, nguyện vọng của ĐV& NLĐ; Tham mưu xây dựng kế hoạch truyền thông; Phối hợp với các cơ quan báo chí TW và Thành phố tuyên truyền về các hoạt động chăm lo, hỗ trợ tết của các cấp Công đoàn Thủ đô.

- Ban Tài chính: Hướng dẫn các cấp Công đoàn sử dụng tài chính chăm lo đối với ĐV&NLĐ; Lập dự toán tổng hợp của các Ban, đơn vị liên quan trình Thường trực LĐLĐ Thành phố duyệt và gửi Ban Quan hệ Lao động, Ban Tài chính Tổng Liên đoàn; Chuẩn bị kinh phí phục vụ các hoạt động chăm lo, hỗ trợ Tết Quý Mão- 2023, đầy đủ, kịp thời;

- Văn phòng: Thực hiện các công việc theo chức năng, nhiệm vụ được phân công; Phối hợp với Ban Chính sách pháp luật và QHLĐ tổng hợp, báo cáo định kỳ tình hình chăm lo Tết với Tổng Liên đoàn, Thành ủy, UBND thành phố; Tham, mưu lịch công tác mời lãnh đạo Tổng Liên đoàn, Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội và các ngành có liên quan tham dự các hoạt động chăm lo Tết do Liên đoàn Lao động thành phố tổ chức;

- Ủy ban kiểm tra: Hướng dẫn Ủy ban kiểm tra công đoàn các cấp kiểm tra việc thực hiện Kế hoạch;

- Ban Tổ chức, Nữ công: Thực hiện các nhiệm vụ do Thường trực Liên đoàn Lao động thành phố phân công trong quá trình tổ chức hoạt động chăm lo Tết.

- Trung tâm Tư vấn Pháp luật và hỗ trợ người lao động Công đoàn Hà Nội: Phối hợp với các ban, đơn vị hên quan chủ trì xây dựng kế hoạch và triển khai, thực hiện chức chương trình “Xe ô tô miễn phí đưa CNLĐ có hoàn cảnh khó khăn về quê đón Tết” 2023, cấp Thành phố.

- Báo Lao động Thủ đô: Phối hợp tuyên truyền các nội dung hoạt động, kết quả chăm lo Tết Quý Mão - 2023 của các cấp Công đoàn Thủ đô; Vận động kêu gọi các doanh nghiệp, các nhà tài trợ tham gia ủng hộ các hoạt động chăm lo cho ĐV, NLĐ dịp Tết Quý mão 2023 của tổ chức Công đoàn.

- Công đoàn các khu công nghiệp và Chế xuất và Công đoàn ngành Dệt may Hà Nội: Phối hợp với Trung tâm Tư vấn Pháp luật và hỗ trợ NLĐ Công đoàn Hà Nội tổ chức Chương trình “Xe ô tô miễn phí đưa CNLĐ có hoàn cảnh khó khăn về quê đón Tết” cấp Thành phố.

2. LĐLĐ các quận, huyện, thị xã, Công đoàn Ngành, Công đoàn cấp trên cơ sở, Công đoàn cơ sở trực thuộc LĐLĐ Thành phố.

- Xây dựng, triển khai Kế hoạch, dự toán các hoạt động chăm lo đối với ĐV, NLĐ dịp Tết Quý Mão - 2023 phù hợp với tình hình thực tế của đơn vị; gửi về Ban Chính sách pháp luật và Quan hệ Lao động, Ban Tài chính Liên đoàn Lao động Thành phố trước ngày 10/11/2022.

- Báo cáo công tác chăm lo Tết Quý Mão - 2023 về LĐLĐ Thành phố qua Ban Chính sách pháp luật và Quan hệ Lao động;

Lần 1: Trước ngày 03/01/2023 (ngày 12 tháng Chạp Nhâm Dần).

Lần 2: Báo cáo tổng hợp trước ngày 29/01/2023 (ngày mồng 8 tháng Giêng Quý Mão).

3. Công đoàn cơ sở

- Căn cứ Kế hoạch của LĐLĐ Thành phố và CĐ cấp trên trực tiếp cơ sở, xây dựng kế hoạch chăm lo Te cho ĐV, NLĐ tại đơn vị; Chủ động tham gia với người sử dụng lao động công khai và giám sát thực hiện kế hoạch trả tiền lương, tiền thưởng, các khoản phúc lợi khác đảm bảo quyền lợi của ĐV&NLĐ.

- Tuyên truyền, động viên NLĐ quay lại sản xuất ngay sau khi nghỉ Tết Nguyên đán nhằm thúc đẩy sản xuất kinh doanh, phục hồi kinh tế.

- Chủ động đề xuất với người sử dụng lao động tổ chức thăm hỏi, tặng quà, mừng tuổi... cho ĐV&NLĐ trước, trong và sau Tết Nguyên đán. Tại những doanh nghiệp có điều kiện, tổ chức Tết Sum vầy cho ĐV&NLĐ hoặc có những hình thức vui xuân, đón Tết để động viên, chăm lo cho ĐV, NLĐ. Quan tâm, động viên ĐV&NLĐ trực Tết thực hiện tốt nhiệm vụ, đảm bảo an toàn.

- Chủ động phối hợp với NSDLĐ tổ chức hoạt động vui Xuân cho ĐV&NLĐ không có điều kiện về quê ăn Tết, thăm hỏi gia đình; với phương châm vui tươi, an toàn, tiết kiệm.

- Chủ động nắm số lượng ĐV&NLĐ có nhu cầu để tổ chức hỗ trợ phương tiện, vé tầu, xe đưa ĐV&NLĐ về quê đón Tết và quay trở lại làm việc đảm bảo chu đáo, an toàn.

- Báo cáo kịp thời với công đoàn cấp trên khi phát sinh bất ổn trong quan hệ lao động; doanh nghiệp đang gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp bị phá sản, có chủ bỏ trốn, nợ tiền lương, tiền thưởng trước Tết đối với NLĐ.

- Báo cáo kết quả chăm lo Tết cho ĐV&NLĐ về công đoàn cấp trên trực tiếp theo quy định.

Trên đây là Kế hoạch chăm lo đối với ĐV&NLĐ trong dịp Tết Nguyên đán Quý Mão - 2023, yêu cầu LĐLĐ các quận, huyện, thị xã, CĐ Ngành, CĐ cấp trên cơ sở, CĐCS triển khai thực hiện. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, báo cáo về LĐLĐ Thành phố (Qua Ban Chính sách pháp luật và QHLĐ) để chỉ đạo, giải quyết lập thời./.


Nơi nhận:
- Thường trực TLĐ, Thành ủy (để b/c);
- Ủy ban Nhân dân TP (để b/c)
- Ban Dân vận Thành ủy (để p/h);
- Văn phòng Thành ủy
- Ban QHLĐ TLĐ (để p/h)
- Sở LĐTB&XH
- Các CĐCTCS, CĐCS trực thuộc (để t/h);
- Lưu: VP, CSPL&QHLĐ.

TM. BAN THƯỜNG VỤ
CHỦ TỊCH




Nguyễn Phi Thường

DANH SÁCH CÁC ĐƠN VỊ

LĐLĐ THÀNH PHỐ PHÂN BỔ HỖ TRỢ ĐOÀN VIÊN, NGƯỜI LAO ĐỘNG CÓ HOÀN CẢNH KHÓ KHĂN NHÂN DỊP TẾT NGUYÊN ĐÁN QUÝ MÃO 2023
(Kèm theo Kế hoạch số 60/KH-LĐLD ngày 27/10/2022)

TT

Đơn vị

Số đoàn viên
(Tính đến 12/10/2022)

Tổng số ĐV hỗ trợ (10% đoàn viên)

Trong đó

LĐLĐ Thành phố hỗ trợ

CĐ CTTTCS hỗ trợ

1

LĐLĐ quận Ba Đình

24,855

2,486

330

2,156

2

LĐLĐ quận Cầu Giấy

23,711

2,371

320

2,051

3

LĐLĐ quận Đống Đa

22,059

2,206

290

1,916

4

LĐLĐ quận Hoàn Kiếm

32,690

3,269

400

2,869

5

LĐLĐ quận Hai Bà Trưng

22,967

2,297

300

1,997

6

LĐLĐ quận Hoàng Mai

21,794

2,179

300

1,879

7

LĐLĐ quận Long Biên

15,666

1,567

200

1,367

8

LĐLĐ quận Thanh Xuân

17,102

1,710

230

1,480

9

LĐLĐ quận Tây Hồ

8,390

839

130

709

10

LĐLĐ quận Hà Đông

16,659

1,666

230

1,436

11

LĐLĐ quận Bắc Từ Liêm

11,192

1,119

170

949

12

LĐLĐ quận Nam Từ Liêm

22,355

2,236

300

1,936

13

LĐLĐ TX Sơn Tây

7,417

742

130

612

14

LĐLĐ huyện Đông Anh

14,991

1,499

200

1,299

15

LĐLĐ huyện Gia Lâm

14,994

1,499

200

1,299

16

LĐLĐ huyện Hoài Đức

8,511

851

130

721

17

LĐLĐ huyện Đan Phượng

6,188

619

130

489

18

LĐLĐ huyện Mê Linh

7,252

725

130

595

19

LĐLĐ huyện Sóc Sơn

13,818

1,382

200

1,182

20

LĐLĐ huyện Thanh Trì

12,830

1,283

200

1,083

21

LĐLĐ huyện Chương Mỹ

10,459

1,046

170

876

22

LĐLĐ huyện Phú Xuyên

6,965

697

130

567

23

LĐLĐ huyện Ứng Hoà

5,337

534

130

404

24

LĐLĐ huyện Mỹ Đức

5,833

583

130

453

25

LĐLĐ huyện Thanh Oai

6,240

624

130

494

26

LĐLĐ huyện Thường Tín

9,171

917

170

747

27

LĐLĐ huyện Phúc Thọ

5,638

564

130

434

28

LĐLĐ huyện Quốc Oai

7,131

713

130

583

29

LĐLĐ huyện Thạch Thất

6,908

691

130

561

30

LĐLĐ huyện Ba Vì

9,286

929

130

799

31

CĐ Ngành Công thương

10,908

1,091

150

941

32

CĐ Ngành Dệt may

17,374

1,737

230

1,507

33

CĐ Ngành Giáo dục

12,389

1,239

150

1,089

34

CĐ Ngành GTVT

4,838

484

150

334

35

CĐ Ngành Nông nghiệp

7,351

735

170

565

36

CĐ Ngành Xây dựng

15,801

1,580

230

1,350

37

CĐ Ngành Y Tế

25,366

2,537

250

2,287

38

CĐ Viên chức Thành phố

8,945

895

50

50

39

CĐ các Khu CN & CX HN

145,593

14,559

2,140

13,214

40

CĐ TCT Thương Mại

1,489

149

100

49

41

CĐ TCT Du Lịch

2,106

211

100

111

42

CĐ TCT Vận tải

7,871

787

150

637

43

CĐ TCT PT Nhà HN

2,587

259

100

159

44

CĐ TCT Hạ tầng ĐT

2,301

230

100

130

45

CĐ CQ LĐLĐ TP

546

55

30

25

Cộng

663,874

66,387

10,000

56,388

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Kế hoạch 60/KH-LĐLĐ ngày 27/10/2022 tổ chức các hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động nhân dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023 do Liên đoàn lao động thành phố Hà Nội ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


21

DMCA.com Protection Status
IP: 3.133.109.58
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!