BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
CỤC HÀNG KHÔNG VIỆT NAM
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
1506/QĐ-CHK
|
Hà
Nội, ngày 11
tháng 7 năm 2022
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH CHÍNH SÁCH VÀ QUY TRÌNH CHUNG VỀ ĐẢM BẢO NGUỒN
NHÂN LỰC HỆ THỐNG GIÁM SÁT AN TOÀN HÀNG KHÔNG
CỤC TRƯỞNG CỤC
HÀNG KHÔNG VIỆT NAM
Căn
cứ Luật Hàng không dân
dụng Việt Nam số
66/2006/QH11
ngày 29/6/2006; Luật sửa
đổi, bổ sung một số điều của Luật
Hàng không dân dụng
Việt Nam số
61/2014/QH13 ngày
21/11/2014;
Căn
cứ Nghị định số
66/2015/NĐ-CP ngày 12/8/2015 của Chính
phủ quy định
về Nhà chức trách hàng
không;
Căn cứ
Quyết định số 2606/QĐ-BGTVT ngày 07/9/2017 của
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải
quy định chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn
và cơ cấu tổ chức
của Cục Hàng không Việt Nam và Quyết
định số 1055/QĐ-BGTVT
ngày 31/5/2019 của Bộ trưởng
Bộ Giao thông vận tải
về sửa đổi,
bổ sung Quyết
định số 2606/QĐ-BGTVT ngày
07/9/2017 của Bộ trưởng
Bộ Giao thông vận
tải;
Xét
đề nghị của Trưởng phòng Tổ chức cán bộ,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều
1. Ban hành kèm theo Quyết định này Chính
sách và Quy trình chung về đảm bảo nguồn nhân lực hệ thống giám sát an toàn
hàng không.
Điều
2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày
ký.
Điều
3. Trưởng
phòng Quản lý cảng hàng không, sân bay; Trưởng phòng Quản lý hoạt động bay; Trưởng
phòng Tiêu chuẩn an toàn bay; Trưởng phòng Tổ chức cán bộ và Thủ trưởng các cơ
quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Các Phó
Cục trưởng (để biết);
- Các phòng
TCATB, QLHĐB, QLC, TTHK;
- Lưu:
VT, TCCB (O).
|
CỤC TRƯỞNG
Đinh Việt Thắng
|
CHÍNH SÁCH VÀ QUY TRÌNH CHUNG VỀ ĐẢM BẢO NGUỒN NHÂN LỰC HỆ THỐNG
GIÁM SÁT AN TOÀN HÀNG KHÔNG
(Ban
hành kèm theo quyết định số 1506/QĐ-CHK
ngày 11 tháng 7
năm
2022)
LỜI DẪN
Tài liệu này thuộc Cục
Hàng không Việt Nam nhằm xây
dựng chính sách và
quy trình chung trong việc thiết lập
và triển khai đảm bảo nguồn nhân lực giám
sát an toàn hàng không
nhằm đáp
ứng Yếu tố trọng
yếu 3 và
4 của Hệ thống Giám
sát An toàn
hàng không Quốc gia theo tài liệu
hướng dẫn Doc 9734 của Tổ chức hàng
không dân dụng Quốc tế (ICAO).
Nội dung của tài Liệu
này bao gồm:
- Thiết lập chính
sách về đảm
bảo nguồn nhân lực giám
sát viên an toàn hàng không
- Thiết
lập chính sách và quy trình chung về tính
toán số lượng nguồn nhân lực
- Thiết
lập chính sách và
quy trình chung về chương trình huấn
luyện
- Thiết
lập chính sách sử dụng và yêu
cầu huấn luyện
đối với người
được ủy quyền
- Thiết lập chính
sách và quy trình bổ nhiệm Giám sát viên
an toàn
Cam kết
của lãnh đạo
Cục Hàng không Việt Nam và lãnh
đạo các
phòng chuyên môn thiết lập hệ thống nguồn nhân
lực đáp ứng yêu cầu của Tổ chức hàng không
dân dụng quốc tế và thực tiễn
quản lý hàng
không dân dụng
Việt Nam nhằm đảm
bảo an toàn
hàng không.
|
CỤC TRƯỞNG
Đinh Việt Thắng
|
CHƯƠNG 1.
CHÍNH SÁCH ĐẢM BẢO NGUỒN NHÂN LỰC GIÁM SÁT AN TOÀN HÀNG KHÔNG
VIỆT NAM
1. Nhà chức trách hàng
không dân dụng Việt Nam luôn coi an toàn hàng
không là nhiệm vụ trọng tâm
và hàng
đầu nhằm
duy trì cam kết
đảm bảo
an toàn hàng không đối
với cộng đồng.
2. Thông qua tham gia
Công ước
Chicago và các công
ước về hàng không dân dụng quốc
tế, Cục Hàng
không Việt Nam cam kết
nỗ lực thực hiện toàn diện, hiệu quả và
hiệu lực của hệ thống giám sát an toàn hàng
không (State safety oversight system) theo quy định của Phụ ước 19 và
Tài liệu hướng dẫn 9734 của
Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế, trong đó
hiểu rõ về thiết lập và
thực thi hệ thống giám sát an toàn đối với các yếu
tố trọng
yếu sau:
CE-1 - Luật hàng
không (Primary aviation legislation);
CE-2 - Quy định an
toàn hàng không (Specific operating
regulations);
CE-3 - Hệ thống
tổ chức hoạt động (State system and
functions);
CE-4 - Nguồn nhân
lực (Qualified technical personnel);
CE-5 - Tài
liệu hướng dẫn, công cụ và thông
tin an toàn (Technical guidance, tools and provision of safety-critical
information);
CE-6 - Cấp
phép và phê
chuẩn (Licensing, certification, authorization and approval obligations);
CE-7 - Giám sát
(Surveillance obligations); và
CE-8 - Theo dõi
khắc phục các
vấn đề
về an toàn
(Resolution of safety issues).
Với
sự nhất quán rằng
nền tảng
chính của việc thực thi hiệu quả hệ thống
giám sát an toàn hàng không là các giám
sát viên an toàn hàng
không được đảm bảo
theo yêu cầu của yếu tố
trọng yếu 3 và 4.
3. Cam kết
của Cục Hàng không Việt Nam, thông qua đánh
giá, tính
toán đầy
đủ về các nguồn nhân lực hàng không cần thiết
cho đảm bảo an toàn
hàng không Việt
Nam, tổ chức
tuyển dụng, đảm bảo
nguồn tài chính, tổ chức, triển
khai huấn luyện đào
tạo và sử dụng
hiệu quả nguồn lực giám sát
viên an toàn hàng không đáp
ứng các yêu cầu đảm
bảo an toàn hàng không của Việt Nam và
của Tổ chức hàng
không dân dụng quốc tế.
4. Thông
qua tài liệu này, thiết lập các chính
sách và quy trình chung của Cục Hàng không Việt
Nam nhằm tính
toán nguồn lực và xây
dựng chương trình đào tạo nhằm
chuẩn hóa
hệ thống tính toán và
đào tạo
giám viên an toàn hàng
không của Cục Hàng không Việt Nam.
5. Thiết
lập trách nhiệm cụ thể của
các tổ chức,
cá nhân
thuộc Cục Hàng không Việt Nam trong công
tác đảm bảo nguồn nhân
lực nhằm duy trì
liên tục, hiệu quả và
có tính
đến dự báo
các nguồn lực
kiểm tra, giám sát
an toàn hàng không
trong tương lai.
6. Các nguồn lực giám
sát an toàn hàng không được đảm bảo
trong tài liệu này được phân
loại theo các cơ quan giám sát an toàn hàng không bao gồm:
a. Lĩnh vực tàu bay và
khai thác tàu bay
- Giám sát viên bay
(FOI)
- Giám sát viên an
toàn khai thác (GOI or FDI)
- Giám
sát viên an toàn khoang khách (CSI)
- Giám sát
viên hàng
nguy hiểm (DGI)
- Giám
sát viên đủ
điều kiện bay (AWI)
- Giám
sát viên
lĩnh vực cấp phép nhân viên hàng
không (PLO)
- Các giám sát viên được
ủy quyền (Designees) trong các lĩnh vực
nêu trên
b. Lĩnh vực quản
lý hoạt động bay
- Giám sát viên lĩnh
vực quản lý không lưu (ATM),
- Giám sát
viên lĩnh vực Thông
tin, dẫn đường,
giám sát (CNS),
- Giám sát
viên lĩnh vực Khí tượng hàng
không (MET),
- Giám sát viên lĩnh
vực Thông báo tin tức hàng không
(AIS),
- Giám
sát viên
lĩnh vực Tìm kiếm,
cứu nạn HKDD (SAR),
- Giám
sát viên lĩnh vực Phương thức
bay (PANS-OPS),
- Giám
sát viên
lĩnh vực Bản đồ,
sơ đồ hàng
không (MAP/CHART),
- Giám sát
viên lĩnh vực cấp phép nhân viên hàng không
(PLO)
- Các giám sát được
biệt phái trong các lĩnh
vực nêu trên (secondment)
c. Lĩnh vực quản lý
cảng hàng
không sân bay
- Giám sát viên an toàn
khai thác cảng hàng không, sân bay (ADI)
CHƯƠNG 2.
TRÁCH NHIỆM CÔNG TÁC ĐẢM BẢO NGUỒN LỰC GIÁM SÁT VIÊN AN TOÀN
HÀNG KHÔNG
Cục trưởng
Cục Hàng không Việt Nam chịu trách nhiệm chung
về công
tác đảm
bảo nguồn lực
và việc thực hiện hiệu quả các chương trình
đào tạo, huấn luyện. Trách nhiệm của Cục
trưởng Cục Hàng không Việt Nam bao gồm phê
chuẩn việc thiết
lập chính sách
về tính toán nguồn lực; thiết lập và
triển khai các chính sách
và quy trình đào tạo;
đảm bảo cơ chế cần thiết, nguồn kinh phí
để triển khai tuyển dụng, thực hiện các kế
hoạch huấn luyện đào tạo.
Cục trưởng Cục HKVN
giao trách nhiệm các
tổ chức cá
nhân sau:
1.
Phó Cục trưởng phụ trách nhân sự và đào tạo chịu trách nhiệm:
- Tổ chức thực hiện
tuyển dụng nhân
sự cho các cơ quan giám sát an toàn hàng
không theo tiêu chuẩn vị
trí việc làm và nhu cầu nhân
lực đã được
Cục trưởng Cục HKVN phê chuẩn.
- Tổ chức triển
khai thực hiện chính
sách đào tạo,
quy trình, chương trình đào
tạo nhân sự đã
được tuyển dụng, đảm
bảo các nhân sự có trình
độ chuyên môn
và năng lực cần thiết để
thực hiện các chức năng tương ứng với các
nhiệm vụ được giao.
- Bố
trí nguồn kinh phí cho công
tác tuyển
dụng, đào tạo, huấn luyện nhân sự
của cơ
quan giám sát an toàn
hàng không.
2.
Phó Cục trưởng phụ trách phòng chuyên môn:
- Tổ
chức thực hiện tính toán nguồn lực cụ thể
cho từng cơ quan an toàn hàng không dự kiến
cần thiết
hàng năm và dự báo
tầm nhìn
5 năm;
-
Tổ chức xây dựng, phê duyệt Chương trình đào
tạo, huấn luyện nhân
sự của các cơ quan giám sát an
toàn hàng không;
3.
Phòng Tổ chức cán bộ chịu trách nhiệm:
- Chủ
trì phối hợp với
các phòng chuyên môn tổ chức xây
dựng và triển khai thực hiện kế hoạch
tuyển dụng nhân sự cho các cơ quan giám sát an toàn hàng
không theo phê
duyệt của Lãnh đạo Cục HKVN;
- Chủ trì tổng hợp kế
hoạch đào tạo, huấn luyện cho nhân
sự các cơ quan giám sát an
toàn hàng không trình Lãnh
đạo Cục HKVN phê
duyệt trên cơ sở đề xuất của các cơ quan
giám sát an toàn hàng không;
-
Phối hợp Văn phòng Cục HKVN xây dựng dự toán
chi hoạt động đào tạo, huấn luyện
nhân sự của các cơ quan Phối hợp
Văn phòng Cục HKVN xây
dựng dự toán theo kế hoạch đào
tạo, huấn
luyện được Lãnh đạo
Cục HKVN phê duyệt.
- Phối hợp Văn
phòng Cục HKVN xây dựng dự toán chi và thực hiện chi trả
chế độ chính sách về tiền lương, thu nhập, khen thưởng,
kỷ luật
đối với
nhân sự các cơ quan giám sát an toàn hàng
không.
- Theo dõi,
kiểm tra việc triển khai thực hiện kế hoạch đào tạo, huấn luyện được
Lãnh đạo
Cục HKVN phê duyệt.
4.
Phòng Tiêu chuẩn An toàn bay
- Phối hợp phòng Tổ
chức cán bộ xây dựng nhu cầu tuyển dụng
nhân sự cho lĩnh vực Tiêu
chuẩn an toàn bay hàng năm.
- Tổ chức biên
soạn/ lựa chọn
chương trình đào tạo, huấn luyện
nhân sự trong lĩnh
vực Tiêu chuẩn an toàn
bay theo chính
sách đào tạo, huấn luyện chung tại
tài liệu này; rà soát cập nhật những thay đổi
của các quy định, phương pháp, kỹ thuật kiểm tra, giám sát
an toàn hàng không trong Chương trình đào tạo,
huấn luyện khi cần thiết;
- Tổ
chức biên soạn/lựa chọn giáo trình đào
tạo, huấn
luyện nhân sự trong lĩnh vực Tiêu chuẩn
an toàn bay theo chương trình đào tạo,
huấn luyện nhân sự được Lãnh
đạo Cục HKVN phê
duyệt;
-
Xây dựng tiêu chuẩn giáo
viên và trình lãnh
đạo Cục phê chuẩn giáo viên
tham gia giảng dạy chương trình đào tạo,
huấn luyện nhân sự trong lĩnh vực Tiêu chuẩn
an toàn bay dựa trên các yêu cầu
chung của tài liệu này;
- Phối hợp phòng Tổ
chức cán bộ đề xuất
kế hoạch đào tạo, huấn
luyện hàng năm đối
với nhân
sự trong lĩnh vực Tiêu chuẩn an toàn bay; Tổ chức triển khai kế hoạch đào tạo,
huấn luyện sau khi được phê duyệt.
-
Sắp xếp,
bố trí
công việc, tạo điều kiện để
người được
cử đi
học hoàn thành được chương trình đào
tạo, huấn luyện theo kế hoạch.
- Báo cáo
Cục trưởng kết
quả đào
tạo, huấn
luyện giám sát viên theo kế hoạch
hàng năm đã
được Lãnh đạo Cục HKVN phê
duyệt.
- Thực hiện lưu hồ sơ
đào tạo cho từng giám sát viên.
5.
Phòng Quản lý hoạt động bay
- Phối hợp phòng Tổ
chức cán bộ xây dựng nhu cầu tuyển dụng
nhân sự cho lĩnh vực Quản lý
hoạt động bay hàng năm.
- Tổ
chức biên soạn/
lựa chọn chương trình đào tạo, huấn
luyện nhân
sự trong lĩnh vực Quản lý hoạt động bay
theo chính sách đào
tạo, huấn luyện
chung tại tài liệu này; rà soát
cập nhật những thay đổi của các quy định, phương pháp, kỹ thuật kiểm
tra, giám sát an toàn hàng
không trong Chương trình đào
tạo, huấn luyện khi cần
thiết;
- Tổ chức biên soạn/
lựa chọn giáo trình
đào tạo, huấn luyện nhân sự
trong lĩnh vực Quản lý hoạt động bay theo chương
trình đào tạo, huấn
luyện nhân sự được Lãnh
đạo Cục HKVN phê duyệt;
- Xây
dựng tiêu chuẩn giáo viên và
trình
lãnh đạo
Cục phê chuẩn giáo viên tham
gia giảng dạy chương trình đào tạo,
huấn luyện nhân
sự trong lĩnh vực hoạt động bay theo hướng dẫn chung tại tài
liệu này;
- Phối hợp phòng Tổ
chức cán bộ đề xuất kế
hoạch đào tạo,
huấn luyện hàng
năm đối
với nhân sự trong lĩnh vực Quản lý
hoạt động bay; Tổ chức triển
khai kế hoạch đào
tạo, huấn
luyện sau khi được phê
duyệt.
- Sắp
xếp, bố
trí công việc, tạo điều kiện để
người được cử
đi học hoàn
thành được
chương trình đào tạo, huấn
luyện theo kế hoạch.
- Báo cáo
Cục trưởng kết
quả đào tạo,
huấn luyện giám sát
viên theo kế hoạch hàng
năm đã
được Lãnh đạo Cục
HKVN phê duyệt.
- Thực hiện
lưu hồ sơ đào tạo cho từng
giám sát viên.
6.
Phòng Quản lý cảng hàng không, sân bay
- Phối
hợp phòng
Tổ chức cán bộ xây dựng nhu cầu tuyển
dụng nhân sự cho lĩnh vực Quản lý
khai thác cảng hàng không, sân bay hàng
năm.
- Tổ
chức biên soạn/ lựa chọn chương trình
đào tạo, huấn luyện nhân
sự trong lĩnh vực Quản lý cảng
hàng không, sân bay theo chính sách đào
tạo, huấn luyện chung tại
tài liệu này; rà
soát cập nhật những thay đổi
của các quy định, phương pháp, kỹ
thuật kiểm tra, giám sát an
toàn hàng
không trong Chương trình
đào tạo, huấn luyện khi cần;
- Tổ chức biên soạn/
lựa chọn giáo trình đào
tạo, huấn luyện nhân sự trong lĩnh vực Quản
lý cảng
hàng không, sân
bay theo chương trình đào tạo,
huấn luyện nhân sự được
Lãnh đạo
Cục HKVN phê duyệt;
- Xây dựng tiêu chuẩn
giáo viên
và trình lãnh
đạo Cục phê chuẩn giáo viên
tham gia giảng dạy chương trình đào
tạo, huấn
luyện nhân sự trong lĩnh vực Quản lý
cảng hàng
không, sân bay
theo các yêu cầu chung của tài
liệu này;
- Phối
hợp phòng Tổ chức
cán bộ đề xuất
kế hoạch đào
tạo, huấn
luyện hàng năm đối
với nhân
sự trong lĩnh vực Quản
lý cảng hàng
không, sân bay; Tổ
chức triển
khai kế hoạch đào tạo,
huấn luyện sau khi được
phê duyệt.
- Sắp
xếp,
bố trí
công việc, tạo điều kiện
để người
được cử đi học hoàn thành được
chương trình đào tạo, huấn
luyện theo kế hoạch.
- Báo cáo Cục trưởng
kết quả đào tạo, huấn
luyện giám sát
viên theo kế hoạch hàng năm
đã được
Lãnh đạo Cục HKVN phê duyệt.
- Thực hiện lưu hồ
sơ đào tạo
cho từng giám
sát viên.
7.
Phòng tài chính
- Thẩm
định nguồn ngân sách nhà
nước cho hoạt động đào tạo, huấn
luyện giám sát viên hàng
năm trình cấp có
thẩm quyền phê duyệt.
- Chủ
trì, phối hợp với phòng Tổ chức cán
bộ, Văn phòng
Cục HKVN tham mưu trình
Cục trưởng Cục HKVN phân
bổ nguồn kinh phí cho hoạt động đào tạo,
huấn luyện giám
sát viên.
8.
Văn phòng Cục Hàng không Việt Nam
- Chủ
trì, phối hợp với
phòng Tổ chức
cán bộ xây dựng, trình Cục trưởng phân
bổ dự toán kinh phí đào tạo, huấn
luyện nhân sự của các cơ quan giám
sát an toàn
theo quy định; Theo dõi,
kiểm tra việc sử
dụng kinh phí đào tạo,
huấn luyện của các cơ
quan, đơn vị.
- Thực hiện thanh quyết
toán kinh phí
đào tạo, huấn
luyện giám sát viên an toàn hàng
không.
CHƯƠNG 3.
PHƯƠNG PHÁP TÍNH TOÁN NGUỒN LỰC GIÁM SÁT VIÊN AN TOÀN HÀNG
KHÔNG
1. Mục tiêu của phương
pháp tính toán nguồn nhân lực là nhằm
đảm bảo xác định được số lượng giám sát
viên an toàn hàng không
(sau đây gọi tắt
là Giám sát viên) cần
thiết để thực hiện đầy đủ, hiệu
quả và hiệu lực chức năng,
nhiệm vụ của nhà
chức trách hàng
không đối với công
tác đảm bảo an toàn hàng
không của Việt Nam.
2. Sản
phẩm của phương pháp tính
toán nguồn nhân lực là đưa ra được
con số cụ thể về
số lượng các giám sát viên an toàn hàng không (GSVAT) theo quy định
tại mục 6 Chương 1 tài liệu này cần
thiết để
đáp ứng nhu cầu nguồn lực hàng
năm, bao gồm dự báo nguồn lực cần
thiết trong tương lai.
3. Phương pháp
tính nguồn nhân lực dựa trên công
thức sau:
Số lượng GSVAT (từng lĩnh vực)
|
=
|
(1)Tổng số ngày thực hiện nhiệm vụ trong một năm
|
(2)Số ngày cơ bản có sẵn trong 1 năm của 01
GSVAT
|
(1)
Tổng số ngày thực hiện nhiệm vụ
trong một năm phải được tính dựa trên:
- Khối lượng công
việc liên quan đến
phê chuẩn, cấp phép.
Ghi chú: Cần
tính toán khoảng thời gian cần
thiết (ngày công) để thực hiện phê
chuẩn tổ chức theo quy trình
phê chuẩn.
Số lượng dự
kiến phê chuẩn tổ chức, cá nhân
phụ thuộc vào tình
hình hoạt động và
nhu cầu của ngành hàng không nhưng trong mọi trường hợp đều
lên kế hoạch có
tối thiểu
01 tổ chức
mới phê chuẩn hàng
năm cho mục đích lập kế hoạch nguồn lực.
- Khối lượng công việc
liên
quan đến thực hiện chương trình kiểm tra tối
thiểu hàng năm
nhằm duy trì
năng định, giấy phép, giấy
chứng nhận của tổ chức, cá
nhân.
Ghi chú: cần xây dựng
chương trình kiểm tra tối thiểu
hàng năm nhằm đảm bảo duy trì năng
lực của các nhà cung cấp dịch vụ hàng
không. Khoảng thời
gian (ngày công) của chương trình kiểm
tra này cần tính
đến các yếu tố sau:
+ Quy mô,
phạm vi hoạt động của tổ chức
+ Năng lực, kinh nghiệm
của tổ chức
+ Quy mô
hoạt động hệ thống
giấy phép, giấy chứng nhận
+ Yếu tố công nghệ mới
+ Kinh nghiệm, năng
lực của giám sát viên an toàn hàng không
+ Dựa trên đánh giá
rủi ro và quản
lý sự thay đổi
- Khối
lượng công việc cần thiết thực hiện các
công tác
kiểm tra, giám sát đặc
biệt, giám sát tăng cường (như cao điểm
tết, cao điểm hè) theo chỉ
đạo của cơ quan nhà nước
có thẩm quyền (bao gồm
cả thời gian di chuyển để thực
hiện nhiệm vụ)
- Khối lượng công việc
cần thiết đối với
công tác
của nhà chức
trách hàng không như tham gia xây dựng
VBQPPL, tham gia xây
dựng các tài liệu hướng dẫn,
quy trình nội bộ
-
Khoảng thời gian cần
thiết đối với
đào tạo, huấn luyện nhằm
duy trì năng lực giám
sát viên an toàn hàng
không
- Khoảng thời gian cần
thiết thực
hiện các nhiệm vụ điều tra sự cố tai nạn tàu
bay
- Khoảng thời
gian cần thiết thực hiện chức
năng theo dõi
và kiểm tra việc thực hiện các khắc phục
khuyến cáo của Cục HKVN theo các chương trình
kiểm tra giám sát.
- Các
khoảng thời gian hành chính khác (nếu có) theo chức năng nhiệm vụ của các
đơn vị.
(2)
Số
ngày cơ bản
có sẵn
trong năm của
01 GSVAT
Thống
nhất số ngày
cơ bản trong 01 năm của GSVAT của Cục HKVN là 233 công
(01 ngày bao gồm 08h làm
việc)
Ghi chú:
số lượng ngày
cơ bản này được tính trên
số ngày có sẵn trong một năm
trừ đi số ngày
thứ 7 chủ nhật, ngày
lễ tết
theo quy định của Pháp luật và số ngày nghỉ
phép, ốm trung bình.
4.
Đối với mỗi loại giám sát viên an toàn
theo quy định tại khoản
6 Chương 1 tài liệu này, cần
phải xác định số lượng ngày công
dự kiến trong 01 năm
thực hiện nhiệm vụ đối với nhóm lĩnh vực của
giám sát viên an toàn dựa trên các nội dung quy định trong khoản 3 của Chương này
và sử dụng công thức trong khoản 3 để xác
định số lượng giám sát
viên an toàn cần
thiết cho hàng năm, nhằm
đảm bảo
duy trì nguồn lực đáp
ứng các nhu cầu của nhà chức trách hàng
không. Số
lượng tính toán theo hàng năm và
kế hoạch tương
lai (5 năm).
Có thể
tham khảo hệ thống tính toán nguồn lực của ICAO tại phần mềm tính toán ISTARS
tại địa chỉ
https://portal.icao.int/ để
so sánh đối chiếu tham khảo.
5. Trước ngày 31/12 hàng
năm,
Các phòng chức năng
có trách nhiệm báo cáo lãnh đạo
Cục phụ trách và Cục trưởng về nhu cầu,
yêu cầu và phương án sử dụng nguồn lực
năm sau nhằm đảm
bảo Cục HKVN luôn duy trì
được nguồn nhân
lực đảm bảo công tác kiểm
tra, giám sát đảm
bảo an toàn
hàng không, không để bị động, thiếu hụt
nguồn lực đảm bảo an toàn
hàng không.
6. Đơn vị sử
dụng các giám sát
viên an toàn hàng không
trên cơ sở nhu cầu và kế hoạch nguồn lực
tính toán, phải đảm
bảo triển
khai hệ thống huấn
luyện đào tạo đối
với nguồn lực
này theo quy định Chương 4 của tài liệu này nhằm
đảm bảo số lượng
và chất lượng nguồn lực giám sát viên
đủ năng
lực thực hiện nhiệm vụ.
7. Trường
hợp sử dụng giám
sát viên an toàn
là người
của doanh nghiệp (giám sát
viên an toàn ủy quyền hoặc được
biệt phái), cần
đảm bảo
sử dụng
theo các nguyên tắc về
tránh xung đột lợi ích theo quy định tại Chương 5 tài liệu này.
8.
Căn cứ theo các nội dung của Chương này,
các đơn vị sử dụng giám sát viên an toàn
xây dựng các tài liệu tính
toán cụ thể và
phân công
nhiệm vụ giám sát
viên an
toàn hàng không.
CHƯƠNG 4.
CHÍNH SÁCH ĐÀO TẠO, HUẤN LUYỆN, BỔ NHIỆM VÀ SỬ DỤNG GIÁM SÁT
VIÊN AN TOÀN HÀNG KHÔNG
Mục
1. Chính sách đào tạo huấn luyện
1.
Chính sách đào tạo, huấn luyện
a.
Cục Hàng không Việt Nam cam kết
thiết lập và
triển khai chương trình đào tạo,
huấn luyện; kế
hoạch đào tạo, huấn
luyện và
các nội dung, tài liệu đào tạo, huấn
luyện đến từng giám sát viên
an toàn nhằm
đảm bảo giám
sát viên an toàn có đủ
năng lực,
trình độ tương đương với người được kiểm
tra giám sát.
b. Các chương trình
đào tạo, huấn luyện được xây
dựng dựa trên
các Tiêu chuẩn, tài liệu hướng dẫn của
Tổ chức hàng không dân dụng quốc
tế, các Tổ chức huấn
luyện
đào tạo
có thẩm
quyền, kinh nghiệm của các
nhà chức trách
trên thế giới, tiêu
chuẩn của các nhà thiết
kế, chế tạo và thực
tiễn quản lý hàng
không Việt Nam nhằm
chú trọng các yếu tố
về kiến thức, kỹ năng và thái
độ trong thực thi công
vụ.
c. Công
tác tổ chức đào tạo, huấn
luyện được thực hiện trên cơ sở đánh giá
nhu cầu, lập kế hoạch, tổ
chức hợp lý,
khoa học, hiệu quả nhằm
đạt được chất lượng đào tạo,
huấn luyện tốt nhất.
d.
Cục HKVN
cam kết xây dựng đội ngũ giáo viên có
trách nhiệm, kinh nghiệm, trình độ
và xem xét huấn luyện nội bộ là một
trong yếu tố cốt
lõi để
thiết lập hệ thống năng lực giám sát viên an toàn hàng
không.
e.
Đào tạo,
huấn luyện được thực hiện bởi
các tổ chức đào tạo trong và ngoài nước
là một nền
tảng quan trọng
trong bổ trợ và
nâng cao năng lực
của giám sát
viên an toàn.
2.
Nguyên tắc đào tạo, huấn luyện, bổ nhiệm và sử dụng giám sát viên
1. Công
tác đào
tạo, huấn luyện, bổ nhiệm và
sử dụng giám sát viên do Cục Hàng không Việt Nam (Cục HKVN) thống
nhất quản
lý, chỉ
đạo thực hiện.
2. Đào tạo, huấn luyện,
bổ nhiệm và sử dụng giám sát viên phải căn
cứ vào yêu
cầu nhiệm vụ, tiêu chuẩn
của giám sát viên an
toàn hàng không theo tiêu chuẩn quy định của Bộ
trưởng Bộ Giao thông vận tải (Bộ
GTVT) và các quy định của Tổ
chức hàng không quốc tế
(ICAO) và gắn
với vị trí
việc làm, phù
hợp với quy hoạch, kế hoạch đào tạo, huấn
luyện và nhu cầu xây dựng, phát triển nguồn nhân lực
của cơ quan, đơn vị.
3. Bảo đảm
công khai, minh bạch và
hiệu quả.
Mục
2. Chương trình đào tạo, huấn luyện
1.
Chương trình đào tạo, huấn luyện giám sát viên/ nhân viên kỹ thuật gồm các nội
dung sau:
a. Đào tạo ban đầu (Initial/Induction
Baseline Training)
Nội dung này dành cho
Giám sát viên mới được tuyển
dụng nhằm mục đích
trang bị cho Giám sát
viên hiểu
biết một cách cơ bản về
Chức năng,
nhiệm vụ của Cục Hàng
không Việt Nam,
Chức năng nhiệm vụ của
cơ quan giám sát an toàn, các hệ thống
văn bản pháp luật liên quan trong lĩnh
vực kiểm tra giám sát
và kiến
thức, kỹ năng
cơ bản về phương pháp kiểm
tra giám sát.
b. Đào tạo chuyên
ngành (Core/Technical
Training):
Nội dung này áp dụng
cho Giám sát viên an toàn đã
hoàn thành
huấn luyện ban đầu nhằm
mục đích trang bị cho Giám sát
viên đủ kiến
thức, kỹ năng để
thực hiện các công việc của nhà
chức trách hàng không đối với nội dung kiểm tra giám
sát (bao gồm huấn luyện kỹ thuật đảm bảo Giám
sát viên an toàn có hoặc Giấy phép hoặc Chứng
chỉ hoặc Năng
lực tương đương với người được
kiểm tra giám sát và
huấn luyện
về quy trình của nhà
chức trách hàng không đối với
việc kiểm tra giám sát).
c. Đào tạo thực hành
(On-the -job Training - OJT):
(i) Nội
dung này nhằm đảm bảo mỗi giám sát viên an toàn được
huấn luyện thực hành
trực tiếp với giáo viên có năng lực,
trình độ
và kinh nghiệm
được Cục HKVN bổ nhiệm hoặc công nhận
nhằm đảm bảo
Giám sát viên an toàn có
đủ kiến thức, phương pháp
và kỹ năng
cần thiết để thực hiện tốt nhiệm vụ.
Huấn
luyện thực hành được chia làm 03
mức:
Mức 1.
Có kiến
thức tổng quan về nội dung thực hiện
Mức 2.Hiểu
biết rõ
về nội dung thực hiện bao gồm các nội
dung chi tiết của danh mục kiểm
tra (nếu có)
Mức
3. Thực hành dưới
sự giám sát và
đảm bảo chất
lượng kiểm tra theo yêu cầu.
(ii) Huấn
luyện thực hành mức 1 hoặc 2 có
thể đạt được trên lớp học dựa trên
hoàn thành các
khóa học ban đầu
hoặc chuyên ngành trong khi huấn
luyện thực hành mức 3 có thể
thực hiện tại lớp học (theo dạng mô
phỏng tình huống
với hồ sơ hoặc kịch bản
kiểm tra) hoặc thực hành công việc thực tế
(kiểm tra dưới sự giám sát).
d. Đào tạo định kỳ và
liên tục (Recurrent /Continuation
Training):
(i) Đào tạo
liên tục nhằm giúp
giám sát viên an toàn hàng không duy trì
liên tục các năng lực đối với
các nội dung kiểm tra, giám
sát hoặc cập nhật các quy định, phương
pháp, kỹ năng kiểm
tra giám sát mới như các quy định sửa đổi, bổ sung của
quy chế an toàn, các sửa đổi,
bổ sung
đối với các tài liệu hướng
dẫn hoặc các nội dung mới phát
sinh đối với
công tác
kiểm tra, giám sát an toàn. Đào tạo liên
tục được thực hiện
bất kỳ khi
nào trở lên cần thiết đối với
việc duy trì
năng lực hệ thống giám sát an toàn.
(ii)
Đào tạo định
kỳ nhằm duy trì năng
lực kỹ thuật của giám
sát viên an toàn hàng
không đối với các nội dung về năng lực
tương tự như yêu cầu
đối với nhân viên hàng không.
e. Đào tạo
nâng cao/chuyên
sâu (Specialized/Advanced
Training):
Nội dung này giúp các
giám sát viên được
tham gia các khóa đào
tạo nâng cao và chuyên sâu, đảm
bảo họ được cập nhật những thay đổi
về công nghệ, phương pháp kiểm
tra, giám sát
trước khi thực hiện nhiệm vụ chuyên sâu
hơn.
g. Đào tạo
phục hồi (Refresher/Requalification)
Đào tạo phục hồi
áp dụng đối với giám sát viên an
toàn không thực hiện bất kỳ nhiệm vụ gì
trong vòng 2 năm liên tục và đối
với giám sát viên an toàn
có các
năng lực kỹ thuật (technical
qualification) đã quá
hạn như đối với yêu cầu của nhân viên hàng không.
h. Cục Hàng
không Việt Nam chấp thuận
việc
sử dụng các Chương trình đào tạo,
huấn luyện giám sát
viên của các tổ chức quốc tế ICAO,
IATA, FAA, EASA,
ACI, các
nhà sản xuất máy
bay, các Học viện hàng không
và các tổ chức quốc tế
được các nhà chức trách hàng
không phê chuẩn
để hoàn
thành một phần Chương trình đào tạo, huấn
luyện cho giám sát viên của Cục HKVN.
i. Các
phòng chuyên môn có
trách nhiệm chủ trì
phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên
quan tổ chức xây dựng Chương trình, kế hoạch đào tạo,
huấn luyện giám sát viên theo chu kỳ 2
năm quy định
tại
Mục này, trình
Cục trưởng
Cục HKVN phê duyệt.
2.
Giáo trình đào tạo, huấn luyện (training brochure and materials):
a. Căn
cứ theo nội dung
chương trình huấn luyện được
phê chuẩn, các phòng chuyên môn
xây dựng nội dung và giáo trình
huấn luyện tiêu chuẩn trong đó nêu rõ
thời lượng, phương pháp
giảng dạy (tự học, trực tuyến, lớp học hoặc kết hợp) và yêu cầu đầu
ra cần thiết
đối với mỗi nội dung đào tạo, huấn luyện.
b. Đối với các
khóa học thực hiện bởi các tổ
chức bên ngoài, cần lưu trữ các nội dung,
giáo trình đào
tạo, huấn
luyện.
3.
Kế hoạch đào tạo, huấn luyện
a. Hàng năm, các
phòng chuyên môn có trách nhiệm chủ
trì, phối hợp phòng Tổ chức cán bộ
xây dựng kế hoạch đào tạo,
huấn luyện giám sát
viên theo yêu cầu của nhiệm vụ của từng
giám sát viên nhằm đảm bảo
các khóa học được tổ chức bên ngoài được bố
trí ngân sách và
thẩm quyền thực hiện.
b. Căn
cứ kế hoạch đào tạo,
huấn luyện của các phòng chuyên môn,
phòng Tổ chức cán bộ tổ chức
thẩm định, tổng hợp trình
cấp có thẩm
quyền phê duyệt.
c. Các đơn vị chỉ
định cán bộ chuyên trách việc theo dõi,
giám sát
thực hiện các chương trình
đào tạo, huấn
luyện.
d. Kế hoạch đào tạo
cho các giám sát viên an toàn được xây dựng
cho từng giám
sát viên theo chu kỳ 2 năm
phù hợp với Chương trình đào tạo,
huấn luyện
giám sát viên
quy định tại tài liệu này.
Mục
3. Các yêu cầu về Giáo viên nội bộ và quản lý học viên
1.
Tiêu chuẩn và trình độ giáo viên nội bộ
a. Cục Hàng
không Việt Nam yêu cầu tiêu chuẩn
tối thiểu đối với các giáo viên thực
hiện đào tạo huấn luyện giám sát viên
an toàn như sau:
(i) Có tối thiểu
5 năm làm
việc trực tiếp trong
lĩnh vực kiểm tra giám sát; và
(ii) Là
cán bộ quản lý cấp phòng trở lên; hoặc
(iii)
Có tối
thiểu 3 năm là
giám sát
viên an toàn; hoặc
(iv) Là
Giáo viên thuộc tổ chức huấn luyện được Cục HKVN phê chuẩn hoặc công
nhận.
b. Căn
cứ theo các tiêu
chuẩn tối
thiểu tại điểm a khoản 1 Mục 3 Chương này, các
phòng căn cứ
theo kinh nghiệm,
năng lực,
kỹ năng để
trình Lãnh đạo Cục Hàng
không Việt Nam phê duyệt danh sách giáo
viên nội bộ và mô tả
trong phân công nhiệm vụ hàng năm
của phòng.
2.
Nhiệm vụ của giáo viên
a. Tuân thủ
sự điều hành của Ban
tổ chức lớp học, giảng dạy theo đúng
nội dung, chương trình quy định
và theo danh sách phân công đã
được cấp cơ thẩm quyền phê duyệt.
b. Có
trách nhiệm bám
sát các
nội dung huấn luyện đào tạo
tiêu chuẩn, thực hiện biên soạn
giáo án, bài giảng phù
hợp với nội dung chương trình, giáo trình
đào tạo, huấn
luyện đã được
phê duyệt.
c. Gương mẫu
chấp hành pháp
luật Nhà nước, thực hiện
đúng các quy chế, quy định của Cục Hàng
không Việt Nam.
d. Thường xuyên học tập,
bồi dưỡng nâng cao trình độ
mọi mặt; rèn luyện phẩm chất,
đạo đức;
giữ gìn uy tín,
danh dự của giáo viên.
e.
Tôn trọng nhân cách, đối
xử công bằng với
người học và bảo vệ quyền lợi
chính đáng
của người học.
3.
Quyền của giáo viên
a. Được bố
trí giảng dạy phù hợp với
chuyên môn, chuyên ngành được đào tạo và kế hoạch được giao.
b. Được
lựa chọn phương pháp,
phương tiện giảng dạy phù hợp để
nâng cao chất lượng, hiệu quả
đào tạo,
huấn luyện.
c. Sử
dụng giáo trình, tài liệu,
trang thiết bị, cơ sở vật chất kỹ thuật của cơ sở
đào tạo,
huấn luyện và ban tổ
chức lớp
học để thực hiện nhiệm vụ giảng
dạy.
d. Được ưu tiên
bố trí đào tạo, bồi dưỡng,
huấn luyện nâng cao trình
độ chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định.
4.
Điều kiện và tiêu chuẩn cử học viên đi đào tạo, huấn luyện
a. Có vị trí
việc làm phù
hợp với nội dung, chương trình của khóa
đào tạo, huấn luyện, chuyên ngành đào
tạo, nhu cầu đào tạo và
kế hoạch đào
tạo, huấn luyện hàng năm.
b. Có
phẩm chất
chính trị,
tư cách đạo đức
tốt, có tinh thần trách nhiệm trong công
tác và
ý thức tổ chức kỷ luật
cao.
c. Không trong thời
gian xem xét, xử lý kỷ
luật, đình chỉ
công tác, đối tượng bị điều tra,
kiểm tra hoặc trong thời gian thi
hành kỷ luật
hoặc đang nghỉ chế độ chính
sách theo quy định.
d. Có
đủ sức khỏe
và đủ
các điều kiện, tiêu chuẩn theo yêu cầu của từng
khóa đào tạo, huấn luyện.
e. Học viên được cử đi
đào tạo, huấn luyện phải được
sự đồng ý của cấp có thẩm quyền và phải
cam kết
thực hiện nhiệm
vụ, hoạt động nghề nghiệp tại cơ
quan, đơn vị sau khi hoàn
thành chương trình đào tạo ít
nhất gấp 03 lần
thời gian đào tạo.
5.
Trình tự thủ tục cử học viên đi đào tạo, huấn luyện
Căn
cứ Quyết định phê
duyệt Kế hoạch đào tạo, huấn
luyện chuyên ngành hàng
không hàng năm
và thông báo của cơ sở
đào tạo về
khóa đào tạo,
huấn luyện, các Phòng chuyên môn có trách
nhiệm tiến
hành xem xét,
đề xuất
danh sách, hồ sơ
cử nhân sự đăng
ký dự
tuyển/đi học và gửi về Phòng Tổ
chức cán bộ Cục HKVN để
tổng hợp trình Cục trưởng
xem xét, quyết định.
6.
Quản lý học viên đi đào tạo, huấn luyện
a. Học viên được cử
đi đào tạo, huấn
luyện ở trong nước, trong thời gian 07 ngày làm
việc kể từ ngày kết thúc
khóa học phải báo
cáo kết
quả học tập
bằng văn bản
và nộp bản
sao các văn bản, chứng
chỉ, bảng
điểm (có
chứng thực) về
cơ quản lý trực tiếp và
phòng Tổ chức cán bộ Cục HKVN.
b. Học
viên được cử
đi đào tạo,
huấn luyện ở nước ngoài, trong thời hạn
10 ngày làm việc kể từ ngày
về nước phải báo cáo
kết quả
học tập bằng văn
bản, ý kiến
của cơ quan quản lý
lưu học sinh ở nước ngoài (nếu
có) và
nộp bản sao chứng
chỉ/chứng
nhận, bảng điểm (có chứng
thực) hoặc văn bằng
do cơ sở giáo dục nước ngoài
cấp về đơn vị trực tiếp quản lý
và Phòng Tổ chức cán bộ Cục HKVN để
làm các thủ tục tiếp nhận,
bố trí
công tác theo quy định.
c. Trường
hợp vì lý do khách quan, học viên
phải kéo dài
thời gian học tập hoặc không theo hết
khóa học
thì phải báo cáo người đứng đầu
cơ quan, đơn vị cử đi học và chỉ
được kéo dài
thời gian thực tập hoặc thôi
học sau khi có quyết định cho
phép kéo
dài thời gian học tập/cho thôi
học của người có thẩm quyền theo quy định. Hết
thời hạn ghi trong quyết
định cho phép kéo dài
thời gian học tập,
học viên đi học phải trở về đơn vị công
tác.
7.
Chứng nhận hoàn thành khóa đào tạo, huấn luyện
a. Học viên hoàn thành
các chương trình đào tạo, huấn luyện đối
với giám sát
viên được cấp chứng
chỉ, chứng
nhận hoàn thành khóa học hoặc trong trường
hợp sử dụng
cơ sở dữ liệu điện
tử (CASORT), phải cập nhật và được
chứng nhận qua hệ thống CASORT việc hoàn thành
các nội dung huấn luyện theo quy định.
b. Các cơ sở đào
tạo, huấn luyện được Cục HKVN phê chuẩn,
hoặc cơ sở đào tạo được
tổ chức hàng không quốc tế như
ICAO, IATA, ACI,
EASA, FAA... công nhận cấp chứng
chỉ, chứng nhận
khóa học theo quy định.
Mục
4. KINH PHÍ, ĐÀO TẠO, HUẤN LUYỆN
1.
Kinh phí đào tạo, huấn luyện
a.
Kinh phí đào
tạo,
huấn luyện do ngân
sách nhà nước cấp,
kinh phí của cơ quan quản
lý, sử dụng
công chức, viên chức, nguồn
tài trợ của tổ chức, cá
nhân trong và ngoài
nước theo quy định của pháp luật.
b. Kinh phí
từ nguồn chi đào tạo đặc thù
theo Quyết định số 51/2016/QĐ-TTg
ngày 29/11/2016 của Thủ
tướng chính
phủ về
một số cơ chế đặc
thù đối
với Cục HKVN.
2.
Thanh toán kinh phí đào tạo, huấn luyện
a. Công chức,
viên chức có
Quyết định cử
đi học của cấp
có thẩm quyền có
trách nhiệm thanh toán kinh phí học tập
theo quy định
b. Hồ sơ,
thủ tục thanh toán
kinh phí đào tạo, huấn luyện bao gồm:
(i) Giấy đề
nghị thanh toán;
(ii) Quyết định cử đi
học của cơ quan có thẩm quyền;
(iii) Thông báo, giấy
triệu tập đi học của cơ sở đào tạo
(ghi rõ các khoản học phí, tài
liệu phải nộp cho cơ sở đào
tạo và thời gian tập trung học tập);
(iv)
Chứng từ,
hóa đơn hợp lệ theo quy định của Bộ Tài chính có
liên quan đến các kinh phí
đi học.
3.
Đền bù chi phí đào tạo:
a. Người được
cử đi đào tạo giám sát viên từ nguồn ngân
sách nhà nước hoặc kinh phí của cơ
quan, đơn vị quản lý nhân
sự được
cử đi học phải đền
bù chi phí đào tạo khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
(i) Tự ý bỏ học,
bỏ việc hoặc đơn phương thôi việc/chấm
dứt hợp đồng làm việc trong thời gian đào
tạo, bồi dưỡng;
(ii) Không được cấp
văn bằng, chứng nhận, chứng
chỉ sau khi kết thúc khóa học;
(iii) Đã
hoàn thành và được cấp
văn bằng,
chứng nhận,
chứng chỉ sau khi hoàn
thành khóa
học nhưng bỏ việc hoặc đơn phương thôi việc/chấm
dứt hợp đồng làm việc khi chưa phục vụ đủ thời
gian cam kết quy định tại
điểm e khoản 4 Mục 3 Chương 4 Tài liệu này.
b. Chi phí đền
bù và
cách tính chi phí đền
bù:
(i)
Chi phí đền bù bao gồm học phí
và tất
cả các khoản chi phí
khác phục vụ cho khóa học,
không tính lương và
các khoản phụ cấp (nếu
có);
(ii)
Cách tính chi phí
đền bù:
-
Đối với
các trường hợp quy định tại
tiết (i), tiết (ii) điểm 3 Mục 4 Chương 4 Tài liệu này,
người học phải hoàn trả 100% chi phí
đền bù;
- Đối
với các
trường hợp quy định tại tiết (iii) điểm 3 Mục 4 Chương 4 Tài liệu
này, chi phí đền bù được
tính theo công thức sau:
S=(F/T1)
x (T1-T2),
trong đó:
+ S
là chi phí
đền bù;
-
F là tổng chi phí khóa học
- T1
là thời gian yêu
cầu phải phục vụ sau khi đã
hoàn thành khóa học (hoặc các khóa
học) được
tính bằng số tháng làm
tròn.
- T2 là
thời
gian đã phục vụ sau đào tạo,
huấn luyện được tính bằng
số tháng làm tròn.
(iii) Điều kiện được
giảm chi phí đền bù: Mỗi năm
công tác
của người được cử đi học (không
tính thời
gian tập sự và thời gian công
tác sau khi được đào
tạo) được tính giảm 1% chi
phí đền bù.
Trường hợp
là nữ hoặc
là người dân
tộc thiểu số
thì mỗi
năm công tác được
tính giảm
tối đa
1,5% chi phí
đền bù.
Mục
5. BỔ NHIỆM, SỬ DỤNG GIÁM SÁT VIÊN AN TOÀN HÀNG KHÔNG
1.
Điều kiện bổ nhiệm giám sát viên
a. Người có
đủ các điều kiện
sau đây được xem xét bổ
nhiệm và cấp thẻ
giám sát
viên an toàn hàng không:
(i) Có lý lịch rõ
ràng được
cơ quan có thẩm quyền
xác nhận;
(ii) Đáp ứng
các điều kiện về trình độ,
kinh nghiệm theo quy định
của Bộ GTVT;
(iii)
Hoàn thành các chương trình đào
tạo của Cục HKVN theo từng
lĩnh vực theo quy định.
(iv) Có
phẩm chất chính
trị, đạo
đức tốt;
(v) Đủ sức khỏe
để thực hiện nhiệm vụ;
b. Những
người sau đây
không được bổ
nhiệm giám sát viên
an toàn hàng không:
(i)
Mất hoặc bị hạn chế
năng lực
hành vi dân sự;
(ii)
Đang bị truy cứu trách nhiệm hình
sự; đang chấp hành hoặc đã
chấp hành xong bản
án, quyết
định về hình sự của Tòa
án mà chưa được
xóa án tích; đang bị áp
dụng biện pháp xử lý
hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt
buộc, đưa vào
cơ sở giáo dục bắt buộc.
c.
Giám sát viên do Cục trưởng
Cục HKVN bổ nhiệm khi đáp
ứng các
điều kiện
quy định tại điểm
a, điểm
b khoản 1 Điều này.
d. Người được
bổ nhiệm Giám sát viên được cấp
thẻ Giám sát viên an toàn
hàng không (có
thời hạn 2 năm).
2.
Quy trình bổ nhiệm giám sát viên an toàn và cấp thẻ GSVAT
Các phòng chức năng
thực hiện quy trình
bổ nhiệm và cấp thẻ
GSVAT với nội dung như
sau:
a.
Các phòng lập Tờ trình Cục trưởng
hoặc Phó cục trưởng phụ trách đề nghị
bổ nhiệm, gia hạn
và cấp, cấp lại Thẻ
giám sát
viên an toàn trong đó nêu rõ:
- Đánh
giá nhu cầu sử dụng giám sát
viên an toàn;
- Bảng
đánh giá hoàn thành các yêu
cầu về kinh nghiệm, trình
độ và huấn luyện đào
tạo của giám sát viên theo các chương
trình được phê chuẩn;
- Tờ khai đề nghị cấp
thẻ giám sát viên an toàn,
mẫu tờ khai về
xung đột lợi ích
của cá nhân.
b. Thực hiện việc in ấn
thẻ, cung cấp cho Giám sát viên an toàn
và lưu trữ hồ
sơ cấp thẻ Giám sát viên
an toàn hàng không khi được
Cục trưởng hoặc Phó
Cục trưởng phụ trách
phê duyệt.
c. Trong trường hợp Cục
trưởng hoặc Phó Cục trưởng
phụ trách yêu cầu bổ sung dẫn chiếu,
căn cứ
hoặc các
yêu cầu khác; thực hiện việc
đánh giá, rà
soát, bổ sung và trình
lại theo
quy định.
d. Mẫu
thẻ Giám sát
viên an
toàn hàng
không
e.
Trách nhiệm của người được cấp thẻ Giám sát viên
an toàn hàng không
(i)
Chỉ được phép sử dụng
thẻ để
thực hiện nhiệm vụ được giao, không được
sử dụng thẻ cho mục đích
cá nhân, vào
đúng khu vực hạn chế
được phép.
(ii) Đeo thẻ
trước ngực, bên ngoài áo khi vào, ra và trong suốt thời
gian làm nhiệm vụ, tuân thủ các quy định về
an ninh, an toàn.
(iii)
Bảo quản,
giữ gìn thẻ
không cho người khác sử
dụng dưới bất kỳ
hình thức nào;
không được tẩy, xóa, làm
sai lệch nội dung trên thẻ.
(iv) Trong trường hợp
Giám sát viên vi phạm các quy định về quản lý, sử
dụng thẻ giám sát an toàn hàng
không và các quy định khác liên
quan sẽ bị tạm
giữ, thu hồi thẻ
và các hình thức xử phạt khác theo quy định
của pháp luật.
g. Các phòng chức năng
chịu trách nhiệm quản lý thẻ
giám sát
viên an toàn hàng không
và kiến
nghị công bố
hủy bỏ hoặc thu hồi thẻ
giám sát viên an toàn
trong các trường hợp sau:
(i) Giám sát
viên an toàn không thực hiện theo đúng
thẩm quyền, phân công
nhiệm vụ của Cục HKVN;
(ii)
Sử dụng
thẻ
Giám sát viên an
toàn không đúng mục đích;
(iii)
Không hoàn thành các yêu cầu về huấn
luyện, đào
tạo để duy trì
năng lực của giám sát viên an toàn hàng
không;
(iv) Cục HKVN không có
nhu cầu sử
dụng giám sát
viên an toàn hàng
không.
3.
Nguyên tắc sử dụng giám sát viên an toàn hàng không
Việc sử dụng giám sát
viên an toàn hàng không phải
đảm bảo
các nguyên tắc sau:
a.
Đảm bảo
giám sát viên an toàn đã
được huấn luyện đầy đủ
đối với các nội dung kiểm
tra, giám
sát; phương pháp, kỹ năng
kiểm tra giám sát.
b. Đảm
bảo tránh hoặc hạn chế
xung đột lợi ích. Xung đột
lợi ích có thể xảy
ra trong một số trường hợp
sau:
(i) Người kiểm tra,
giám sát có góp
vốn, cổ phần và
có các lợi ích
kinh doanh tại tổ chức được kiểm
tra giám sát;
(ii)
Người kiểm
tra, giám sát là người của cơ quan, tổ
chức được kiểm
tra, giám
sát;
(iii)
Người kiểm tra, giám
sát có
vợ hoặc chồng, bố,
mẹ, con, anh, chị, em ruột của vợ
hoặc chồng là người
đứng đầu, cấp
phó của người đứng
đầu trong cơ
quan, tổ chức, đơn vị là đối
tượng được kiểm tra, giám sát hoặc là
người trực tiếp bị kiểm
tra, giám
sát;
(iv) Các trường
hợp khác có ảnh
hưởng đến
chất lượng và độ trung
thực của kết quả kiểm
tra giám sát.
c. Đảm bảo người kiểm
tra giám sát có
đủ năng
lực, hành vi dân sự, không
đang trong thời gian bị xem
xét xử lý kỷ luật hoặc
bị truy
cứu trách nhiệm hình sự hoặc người
bị xử
lý kỷ
luật, kỷ luật lao động đặc thù hoặc xử lý hình sự
mà chưa hết
thời hạn xóa kỷ luật, xóa
án tích.
d. Thủ
trưởng cơ quan, đơn vị được giao chủ
trì cuộc kiểm tra, giám
sát có trách nhiệm kiểm tra, rà soát để
phát hiện các trường hợp không được tham gia kiểm tra,
giám sát trước khi trình
người ra quyết định kiểm
tra, giám sát.
e. Trường hợp phải
sử dụng nguồn lực theo quy định tại tiết (ii) điểm b khoản 3 Mục này,
người sử dụng lao động xây dựng chương trình kiểm
tra, giám sát chéo để đánh
giá và giám sát xung đột lợi ích.
Người kiểm tra, giám sát chéo phải
là công chức
của Cục HKVN và không có bất
kỳ xung đột lợi ích nào theo quy định tại điểm
b khoản 3 Mục này.
g. Tất
cả các giám sát viên được ủy quyền
phải được giám sát viên an toàn cùng lĩnh vực là công chức của Cục HKVN kiểm
tra, giám sát việc trực
tiếp thực hiện công việc do Cục HKVN giao ít
nhất 1 lần trong vòng 1
năm nhằm
đảm bảo thực hiện
đầy đủ
quy trình kiểm
tra, giám sát
của Cục HKVN và đảm bảo
tránh xung đột lợi ích.
4.
Tiêu chuẩn, sử dụng giám sát viên an toàn ủy quyền (designees) và biệt phái
(secondment)
a. Người được lựa chọn
là giám sát viên an toàn ủy
quyền tối thiểu phải đáp ứng
các tiêu chuẩn sau:
(i) Tối
thiểu 5 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sẽ thực hiện kiểm tra, giám
sát.
(ii) Có hoặc đã
từng có Giấy phép do Cục HKVN cấp hoặc công nhận
trong lĩnh vực hoạt động (nếu
lĩnh vực yêu cầu giấy phép).
(iii)
Hoàn thành các chương trình đào
tạo, huấn luyện do Cục HKVN phê chuẩn đối với Giám
sát viên ủy quyền.
Các phòng chức năng căn
cứ nhu cầu, chức năng,
nhiệm vụ giám sát xây dựng chương trình đào tạo, hệ
thống quản
lý cho lực lượng ủy quyền
trình lãnh đạo Cục phê duyệt.
(iv) Các quy định về
bổ nhiệm, kiểm tra, giám sát đối với giám
sát viên ủy quyền theo quy định khoản 1,
2, 3 Mục này.
b. Người được
lựa chọn là giám sát viên an toàn
biệt phái tối thiểu phải
đáp ứng các tiêu chuẩn sau:
(i)
Đáp ứng các quy định như đối với
quy định giám sát viên an toàn là
công chức của Cục Hàng không Việt Nam.
(ii) Giám
sát viên an toàn
biệt phái là người của doanh nghiệp có thời hạn
biệt phái 5 năm được coi là
người của Cục Hàng không
Việt Nam và thực hiện các quy trình huấn
luyện, đào tạo và kiểm tra, giám sát như công chức của Cục HKVN, tuân
thủ chặt chẽ
các quy trình kiểm tra, giám sát của Cục HKVN.
c. Các phòng có
giám sát viên an toàn biệt phái khi tổ
chức thực hiện nhiệm vụ có thể
đảm bảo tránh xung đột
lợi ích (nếu có) thông qua các biện pháp
sau:
(i) Không phân công
giám sát viên biệt phái kiểm
tra, giám sát độc lập đối với
đơn vị chủ quản
của người biệt phái;
(ii) Trong trường hợp
bắt buộc phải phân công
giám sát
viên biệt phái kiểm tra đơn vị chủ quản,
phải bố trí tối
thiểu 01 giám sát viên
an toàn là công chức Cục HKVN chịu trách nhiệm
chính về nội dung kiểm
tra.
d. Định kỳ
trước 31/12 hàng năm, các phòng phải
báo cáo Lãnh đạo Cục phụ trách
đánh giá hoạt động của giám sát
viên an toàn ủy quyền và biệt
phái để nhận dạng xung đột
lợi ích và
có phương án sử dụng hiệu quả
trong trường hợp có sử
dụng giám sát viên an toàn ủy quyền, biệt phái kiểm tra, giám sát chính đơn vị
họ đang hoặc đã từng trực tiếp làm việc hoặc hưởng
lợi ích.
CHƯƠNG 5.
TRIỂN KHAI THỰC HIỆN
1. Phòng
Tổ chức cán bộ là
cơ quan chủ trì
theo dõi và giám sát việc
thực hiện
các chính sách, quy trình chung về
nguồn lực và đào tạo huấn luyện giám
sát viên an toàn.
2. Các phòng Tiêu chuẩn
An toàn bay, Quản lý cảng
hàng không, sân bay, Quản lý hoạt
động bay căn cứ
theo chức năng nhiệm vụ và nội dung của
tài liệu này triển khai một cách có hệ
thống các phương pháp tính
toán nguồn lực và các chương trình đào
tạo cụ thể, chịu trách
nhiệm chính về
đảm bảo
năng lực Giám sát viên
an toàn hàng không, về tổ chức triển khai hoạt động
của Giám sát viên an toàn
hàng không.
3. Các cơ quan chuyên
môn khác của Cục HKVN bao gồm phòng Tài chính, Văn Phòng
tham mưu, phối hợp chặt chẽ với
phòng Tổ chức
cán bộ, các phòng chức năng
của Cục HKVN trong việc lập kế hoạch ngân sách,
tài chính nhằm
đáp ứng
các nhu cầu đào tạo trong và
ngoài nước của Giám sát
viên an toàn hàng không.