Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 73/QĐ-TTg 2023 Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp 2021 2030 2045

Số hiệu: 73/QĐ-TTg Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ Người ký: Trần Hồng Hà
Ngày ban hành: 10/02/2023 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

Đến 2025 giảm ít nhất 20% cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập so với 2020

Ngày 10/02/2023, Thủ tướng ban hành Quyết định 73/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Theo đó, mục tiêu phát triển cụ thể cho từng giai đoạn đã được đặt ra như sau:

Đến năm 2025: Giảm ít nhất 20% cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập so với năm 2020, trong đó:

Giảm khoảng 40% trường trung cấp công lập;

Nâng tỷ lệ cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư thục, cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài lên khoảng 45%.

Đến năm 2030: Giảm ít nhất 30% cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập so với năm 2020, trong đó:

Giảm khoảng 50% trường trung cấp công lập;

Nâng tỷ lệ cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư thục, cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài lên khoảng 50%.

Quyết định Quyết định 73/QĐ-TTg có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.

 

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 73/QĐ-TTg

Hà Nội ngày 10 tháng 02 năm 2023

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH MẠNG LƯỚI CƠ SỞ GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP THỜI KỲ 2021 - 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2045

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Giáo dục nghề nghiệp ngày 27 tháng 11 năm 2014;

Căn cứ Luật Quy hoạch ngày 24 tháng 11 năm 2017;

Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2019;

Căn cứ Nghị định số 37/2019/NĐ-CP ngày 07 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quy hoạch;

Căn cứ Nghị quyết số 08/NQ-CP ngày 24 tháng 01 năm 2018 của Chính phủ về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25 tháng 10 năm 2017 của Hội nghị lần thứ sáu Ban chấp hành Trung ương khóa XII về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập;

Căn cứ Quyết định số 897/QĐ-TTg ngày 26 tháng 6 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045;

Căn cứ Quyết định số 2239/QĐ-TTg ngày 30 tháng 12 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển giáo dục nghề nghiệp giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045;

Căn cứ Báo cáo thẩm định số 56/BC-HĐTĐ ngày 07 tháng 4 năm 2022 của Hội đồng thẩm định Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (sau đây gọi tắt là Quy hoạch) với các nội dung sau đây:

I. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG QUY HOẠCH

1. Phạm vi quy hoạch: Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong phạm vi cả nước theo quy định của pháp luật về giáo dục nghề nghiệp và các quy định pháp luật khác có liên quan.

2. Đối tượng quy hoạch: Trường cao đẳng, trường trung cấp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp. Không bao gồm trường cao đẳng, trường trung cấp thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và các trường cao đẳng, trung cấp sư phạm.

II. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN

1. Quan điểm phát triển

- Phù hợp với Chiến lược phát triển giáo dục nghề nghiệp giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045; quy hoạch tổng thể quốc gia và các chiến lược, quy hoạch khác có liên quan.

- Phát triển cơ sở giáo dục nghề nghiệp theo hướng mở, linh hoạt, tạo cơ hội cho mọi người dân tiếp cận và thụ hưởng các dịch vụ giáo dục nghề nghiệp theo nhu cầu học tập suốt đời và xây dựng xã hội học tập; có phân tầng chất lượng, bảo đảm quy mô, cơ cấu, chất lượng đào tạo đáp ứng yêu cầu thị trường lao động và hội nhập quốc tế.

- Phát triển các cơ sở giáo dục nghề nghiệp chất lượng cao; ngành, nghề trọng điểm; hình thành cơ sở giáo dục nghề nghiệp có tính chất hạt nhân, dẫn dắt, lan tỏa, thực hiện liên kết vùng hiệu quả; quan tâm phát triển cơ sở giáo dục nghề nghiệp ở vùng khó khăn, đào tạo các nhóm ngành nghề và đối tượng đặc thù.

- Sắp xếp, tổ chức lại cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập theo hướng tinh gọn, hiệu quả; thống nhất đầu mối quản lý một số trường chất lượng cao, trường thực hiện chức năng trung tâm vùng, trung tâm quốc gia đào tạo và thực hành nghề chất lượng cao.

- Ưu tiên ngân sách nhà nước để phát triển giáo dục nghề nghiệp đáp ứng các tiêu chí, tiêu chuẩn quy định; đẩy mạnh xã hội hóa, tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân đầu tư phát triển giáo dục nghề nghiệp.

2. Mục tiêu phát triển đến năm 2030

a) Mục tiêu tổng quát

Phát triển mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp đa dạng về loại hình, phân bố hợp lý về cơ cấu ngành, nghề, cơ cấu trình độ, cơ cấu vùng, miền; chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, phân tầng chất lượng; đủ năng lực đáp ứng nhu cầu nhân lực qua đào tạo nghề, nhất là nhân lực có kỹ năng nghề cao cho phát triển đất nước trong từng giai đoạn.

b) Mục tiêu cụ thể

- Đến năm 2025

Mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp đủ năng lực đáp ứng nhu cầu nhân lực qua đào tạo nghề của nước đang phát triển, có công nghiệp theo hướng hiện đại, vượt qua mức thu nhập trung bình thấp. Giảm ít nhất 20% cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập so với năm 2020, trong đó: giảm khoảng 40% trường trung cấp công lập; nâng tỷ lệ cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư thục, cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài lên khoảng 45%. Hoàn thành sáp nhập trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm giáo dục hướng nghiệp, trung tâm dạy nghề thành một cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn cấp huyện.

- Đến năm 2030

Mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp đủ năng lực đáp ứng nhu cầu nhân lực qua đào tạo nghề của nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao. Giảm ít nhất 30% cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập so với năm 2020, trong đó: giảm khoảng 50% trường trung cấp công lập; nâng tỷ lệ cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư thục, cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài lên khoảng 50%.

3. Tầm nhìn đến năm 2045

Mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp đủ năng lực đáp ứng nhu cầu nhân lực qua đào tạo nghề của nước phát triển, thu nhập cao; chất lượng đào tạo thuộc nhóm dẫn đầu trong khu vực ASEAN; một số cơ sở giáo dục nghề nghiệp bắt kịp trình độ tiên tiến của thế giới, có năng lực cạnh tranh vượt trội ở một số lĩnh vực, ngành, nghề đào tạo.

III. PHƯƠNG ÁN PHÁT TRIỂN

1. Cơ cấu mạng lưới và quy mô đào tạo

a) Cơ cấu mạng lưới

- Cơ sở giáo dục nghề nghiệp

+ Đến năm 2025: có 1.800 cơ sở giáo dục nghề nghiệp, bao gồm 400 trường cao đẳng, 400 trường trung cấp, 1.000 trung tâm giáo dục nghề nghiệp. Trong đó, có 03 trường thực hiện chức năng trung tâm quốc gia đào tạo và thực hành nghề chất lượng cao, 06 trường thực hiện chức năng trung tâm vùng đào tạo và thực hành nghề chất lượng cao.

+ Đến năm 2030: có 1.700 cơ sở giáo dục nghề nghiệp, bao gồm 380 trường cao đẳng, 390 trường trung cấp, 930 trung tâm giáo dục nghề nghiệp. Trong đó, có 06 trường thực hiện chức năng trung tâm quốc gia đào tạo và thực hành nghề chất lượng cao, 12 trường thực hiện chức năng trung tâm vùng đào tạo và thực hành nghề chất lượng cao.

- Loại hình sở hữu

+ Đến năm 2025, có 980 cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập, bao gồm: 290 trường cao đẳng, 130 trường trung cấp, 560 trung tâm giáo dục nghề nghiệp; 820 cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư thục và có vốn đầu tư nước ngoài, bao gồm: 110 trường cao đẳng, 270 trường trung cấp, 440 trung tâm giáo dục nghề nghiệp.

+ Đến năm 2030, có 850 cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập, bao gồm: 260 trường cao đẳng, 110 trường trung cấp, 480 trung tâm giáo dục nghề nghiệp; 850 cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư thục và có vốn đầu tư nước ngoài, bao gồm: 120 trường cao đẳng, 280 trường trung cấp, 450 trung tâm giáo dục nghề nghiệp.

- Trường cao đẳng chất lượng cao

+ Đến năm 2025: Có 70 trường chất lượng cao, trong đó 40 trường tiếp cận trình độ các nước ASEAN-4, có 03 trường tiếp cận trình độ các nước phát triển trong nhóm G20.

+ Đến năm 2030: Có 90 trường chất lượng cao, trong đó 60 trường tiếp cận trình độ các nước ASEAN-4 và 06 trường tiếp cận trình độ các nước phát triển trong nhóm G20.

b) Quy mô tuyển sinh, đào tạo

- Theo trình độ đào tạo

+ Đến năm 2025, đạt từ 2.500.000 đến 2.700.000 lượt người/năm, trong đó: trình độ cao đẳng, trung cấp chiếm khoảng 25%.

+ Đến năm 2030, đạt từ 3.800.000 đến 4.000.000 lượt người/năm, trong đó: trình độ cao đẳng, trung cấp chiếm khoảng 25 - 30%.

- Theo ngành, nghề

+ Đến năm 2025: Khu vực công nghiệp và xây dựng đạt 1.030.000 lượt người, chiếm 38%; nông, lâm nghiệp và thủy sản đạt 670.000 lượt người, chiếm 25%; dịch vụ đạt 1.000.000 lượt người, chiếm 37%.

+ Đến năm 2030: Khu vực công nghiệp và xây dựng đạt 1.800.000 lượt người, chiếm 45%; nông, lâm nghiệp và thủy sản đạt 600.000 người, chiếm 15%; dịch vụ đạt 1.600.000 lượt người, chiếm 40%.

2. Phân bố mạng lưới theo vùng đến năm 2030

a) Vùng trung du và miền núi Bắc bộ: Chiếm khoảng 14% cơ sở giáo dục nghề nghiệp cả nước, tập trung đào tạo các ngành, nghề theo quy hoạch vùng được phê duyệt. Trong đó có 01 - 02 trường thực hiện chức năng trung tâm vùng đào tạo và thực hành nghề chất lượng cao.

b) Vùng đồng bằng sông Hồng: Chiếm khoảng 26% cơ sở giáo dục nghề nghiệp cả nước, tập trung đào tạo các ngành, nghề theo quy hoạch vùng được phê duyệt. Trong đó có 02 - 03 trường thực hiện chức năng trung tâm quốc gia đào tạo và thực hành nghề chất lượng cao, 02 - 03 trường thực hiện chức năng trung tâm vùng đào tạo và thực hành nghề chất lượng cao.

c) Vùng Bắc Trung bộ và duyên hải Trung bộ: Chiếm khoảng 26% cơ sở giáo dục nghề nghiệp cả nước, tập trung đào tạo các ngành, nghề theo quy hoạch vùng được phê duyệt. Trong đó có 01 - 02 trường thực hiện chức năng trung tâm quốc gia đào tạo và thực hành nghề chất lượng cao, 01 - 02 trường thực hiện chức năng trung tâm vùng đào tạo và thực hành nghề chất lượng cao.

d) Vùng Tây Nguyên: Chiếm khoảng 06% cơ sở giáo dục nghề nghiệp cả nước, tập trung đào tạo các ngành, nghề theo quy hoạch vùng được phê duyệt. Trong đó có 01 - 02 trường thực hiện chức năng trung tâm vùng đào tạo và thực hành nghề chất lượng cao.

đ) Vùng Đông Nam Bộ: Chiếm khoảng 17% cơ sở giáo dục nghề nghiệp cả nước, tập trung đào tạo các ngành, nghề theo quy hoạch vùng được phê duyệt. Trong đó có 01 - 02 trường thực hiện chức năng trung tâm quốc gia đào tạo và thực hành nghề chất lượng cao, 02 - 03 trường thực hiện chức năng trung tâm vùng đào tạo và thực hành nghề chất lượng cao.

e) Vùng đồng bằng sông Cửu Long: Chiếm khoảng 11% cơ sở giáo dục nghề nghiệp cả nước, tập trung đào tạo các ngành, nghề theo quy hoạch vùng được phê duyệt. Trong đó có 01 - 02 trường thực hiện chức năng trung tâm quốc gia đào tạo và thực hành nghề chất lượng cao, 01 - 02 trường thực hiện chức năng trung tâm vùng đào tạo và thực hành nghề chất lượng cao.

3. Phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp

a) Đội ngũ nhà giáo giáo dục nghề nghiệp

- Về số lượng

+ Đến năm 2025: Có 70.000 nhà giáo; phấn đấu thu hút 14.000 nghệ nhân, chuyên gia, người dạy nghề tham gia vào giảng dạy các cấp trình độ của giáo dục nghề nghiệp.

+ Đến năm 2030: Có 67.000 nhà giáo; phấn đấu thu hút 50.000 nghệ nhân, chuyên gia, người dạy nghề tham gia vào giảng dạy các cấp trình độ của giáo dục nghề nghiệp.

- Về chất lượng

+ Đến năm 2025: Khoảng 50% nhà giáo giảng dạy các ngành, nghề trọng điểm, mũi nhọn có trình độ thạc sỹ trở lên; khoảng 20% nhà giáo giảng dạy các ngành, nghề trọng điểm, mũi nhọn có trình độ kỹ năng nghề cao hơn một bậc so với yêu cầu chuẩn kỹ năng nghề đối với nhà giáo. Khoảng 60% nhà giáo đạt chuẩn để giảng dạy các ngành, nghề trọng điểm tiếp cận trình độ các nước ASEAN-4 và G20.

- Đến năm 2030: Khoảng 70% nhà giáo giảng dạy các ngành, nghề trọng điểm, mũi nhọn có trình độ thạc sỹ trở lên; 30% nhà giáo giảng dạy các ngành, nghề trọng điểm, mũi nhọn có trình độ kỹ năng nghề cao hơn một bậc so với yêu cầu chuẩn kỹ năng nghề đối với nhà giáo. Khoảng 65% nhà giáo đạt chuẩn để giảng dạy các ngành, nghề trọng điểm tiếp cận trình độ các nước ASEAN-4 và G20.

b) Cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp

- Về số lượng

+ Đến năm 2025: Phấn đấu có 26.000 cán bộ quản lý tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, trong đó: 400 cán bộ quản lý tại các trường thực hiện chức năng trung tâm quốc gia, trung tâm vùng đào tạo và thực hành nghề chất lượng cao.

+ Đến năm 2030: Phấn đấu có 25.000 cán bộ quản lý tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, trong đó: 800 cán bộ quản lý tại các trường thực hiện chức năng trung tâm quốc gia, trung tâm vùng đào tạo và thực hành nghề chất lượng cao.

- Về cơ cấu

Bảo đảm cơ cấu hợp lý, gắn với vị trí việc làm; nâng cao vai trò, trách nhiệm của đội ngũ cán bộ quản lý, nhất là người đứng đầu; phát huy năng lực, sở trường của đội ngũ cán bộ quản lý trong đổi mới, phát triển cơ sở giáo dục nghề nghiệp thích ứng trong tình hình mới. Phấn đấu đến năm 2025 đạt khoảng 60% và đến năm 2030 đạt khoảng 75% cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp tại các cơ quan quản lý nhà nước, chính quyền địa phương các cấp có lãnh đạo chủ chốt là nữ.

- Về chất lượng

+ Đến năm 2025: Khoảng 30% - 40% cán bộ quản lý các trường chất lượng cao, trường thực hiện chức năng trung tâm quốc gia, trung tâm vùng đào tạo và thực hành nghề chất lượng cao đạt chuẩn tiếp cận trình độ các nước ASEAN-4 và G20.

+ Đến năm 2030: Khoảng 70% cán bộ quản lý các trường chất lượng cao, trường thực hiện chức năng trung tâm quốc gia, trung tâm vùng đào tạo và thực hành nghề chất lượng cao đạt chuẩn tiếp cận trình độ các nước ASEAN-4 và G20.

4. Đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo

a) Về diện tích đất xây dựng cơ sở giáo dục nghề nghiệp

Bảo đảm đồng bộ, thống nhất với quy hoạch tổng thể quốc gia, Nghị quyết số 39/2021/QH15 ngày 13 tháng 11 năm 2021 của Quốc hội khóa 15 về Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Kế hoạch sử dụng đất quốc gia 5 năm 2021 - 2025 và các quy định về pháp luật đất đai khác có liên quan.

b) Về tiêu chuẩn cơ sở vật chất, các công trình của cơ sở giáo dục nghề nghiệp

- Đến năm 2025: khoảng 80% cơ sở giáo dục nghề nghiệp bảo đảm đủ số lượng và diện tích các công trình; đáp ứng tiêu chuẩn xây dựng, thiết kế và tiêu chuẩn cơ sở vật chất trong thực hành, thực nghiệm, thí nghiệm theo ngành, nghề đào tạo, trong đó có khoảng 30% cơ sở giáo dục nghề nghiệp chất lượng cao tiếp cận các chuẩn của khu vực ASEAN và quốc tế.

- Đến năm 2030: 100% cơ sở giáo dục nghề nghiệp bảo đảm đủ số lượng và diện tích các công trình; đáp ứng tiêu chuẩn xây dựng, thiết kế và tiêu chuẩn cơ sở vật chất trong thực hành, thực nghiệm, thí nghiệm, trong đó có khoảng 50% cơ sở giáo dục nghề nghiệp chất lượng cao tiếp cận các chuẩn của khu vực ASEAN và quốc tế.

c) Thiết bị đào tạo

- Đến năm 2025: Khoảng 85% ngành, nghề trọng điểm, mũi nhọn thiết bị đào tạo được đầu tư theo hướng hiện đại, thông minh, xanh phù hợp với công nghệ, kỹ thuật của thực tiễn sản xuất.

- Đến năm 2030: Khoảng 95% ngành, nghề trọng điểm, mũi nhọn thiết bị đào tạo được đầu tư theo hướng hiện đại, thông minh, xanh phù hợp với công nghệ, kỹ thuật của thực tiễn sản xuất, đáp ứng yêu cầu của những ngành nghề mới, kỹ năng mới.

IV. DANH MỤC DỰ ÁN ƯU TIÊN ĐẦU TƯ GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

1. Danh mục các dự án ưu tiên đầu tư trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp giai đoạn 2021 - 2030 chi tiết tại Phụ lục kèm theo quyết định này.

2. Việc đầu tư theo danh mục các dự án ưu tiên nêu trên được thực hiện theo quy định của Luật Đầu tư, Luật Đầu tư công, Luật Ngân sách nhà nước và các quy định pháp luật khác có liên quan.

V. GIẢI PHÁP

1. Giải pháp về cơ chế, chính sách

- Rà soát, hoàn thiện chính sách đầu tư nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp, phát triển mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp theo quy hoạch.

- Rà soát, hoàn thiện chính sách khuyến khích, tạo điều kiện để các doanh nghiệp, tổ chức cá nhân trong và ngoài nước thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp và tham gia hoạt động giáo dục nghề nghiệp.

- Rà soát, hoàn thiện các quy định của pháp luật về tiêu chí phân loại, điều kiện thành lập, sáp nhập, giải thể các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

- Rà soát, hoàn thiện cơ chế, chính sách tài chính phù hợp đối với các loại hình cơ sở giáo dục nghề nghiệp để huy động mọi nguồn lực xã hội đầu tư cho lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp, kể cả hình thức hợp tác công - tư, liên doanh, liên kết.

2. Giải pháp về phát triển nguồn nhân lực

a) Về phát triển, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo, nghệ nhân, chuyên gia và người dạy nghề

- Tổ chức, sắp xếp mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp đảm bảo việc làm phù hợp và các chế độ, chính sách, quyền lợi đối với nhà giáo.

- Ưu tiên nguồn lực tổ chức đào tạo, bồi dưỡng chuẩn hóa và nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ nhà giáo, ưu tiên nhà giáo giảng dạy các ngành, nghề trọng điểm tiếp cận trình độ các nước ASEAN-4 và các nước phát triển trong nhóm G20 có hệ thống giáo dục nghề nghiệp phát triển; chú trọng đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn cho nhà giáo, đáp ứng yêu cầu giảng dạy ngành, nghề mới mà xã hội có nhu cầu.

- Đẩy mạnh phát triển đội ngũ nghệ nhân, chuyên gia, người dạy nghề. Hình thành mạng lưới kết nối đội ngũ nhà giáo, nghệ nhân, chuyên gia và người dạy nghề trong giáo dục nghề nghiệp.

- Tăng cường năng lực các cơ sở thực hiện đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo giáo dục nghề nghiệp theo hướng phù hợp với cơ cấu các ngành, nghề, lĩnh vực đào tạo và phân bổ hợp lý theo vùng miền, đáp ứng nhu cầu phát triển đội ngũ nhà giáo cả về số lượng và chất lượng.

b) Về phát triển đội ngũ cán bộ quản lý cơ sở giáo dục nghề nghiệp

- Đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên để nâng cao năng lực đối với đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp theo phân tầng chất lượng cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Hỗ trợ đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý đào tạo tại doanh nghiệp.

- Bồi dưỡng nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý tại các nước có hệ thống giáo dục nghề nghiệp phát triển về mô hình tổ chức bộ máy, năng lực quản trị, quản trị cơ sở.

- Đẩy mạnh thu hút đội ngũ các nhà khoa học, chuyên gia trong nước và nước ngoài tham gia hoạt động nghiên cứu khoa học và quản lý tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

3. Giải pháp về tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo

- Bố trí quỹ đất để phát triển cơ sở giáo dục nghề nghiệp bảo đảm phù hợp với quy hoạch tổng thể quốc gia, Nghị quyết số 39/2021/QH15 ngày 13 tháng 11 năm 2021 của Quốc hội khóa XV về Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Kế hoạch sử dụng đất quốc gia 5 năm 2021 - 2025 và các quy định về pháp luật đất đai khác có liên quan. Bảo đảm ổn định diện tích đất của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập hiện có, đồng thời ưu tiên bố trí quỹ đất dôi dư do sắp xếp, tổ chức lại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập và quỹ đất được bổ sung, tăng thêm ở khu vực có hạ tầng giao thông thuận lợi, gần các khu công nghiệp, khu chế xuất để thu hút đầu tư, đẩy mạnh khuyến khích xã hội hóa giáo dục nghề nghiệp.

- Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện các tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc gia về xây dựng và thiết kế theo các loại hình cơ sở giáo dục nghề nghiệp, theo phân tầng chất lượng, theo cấp độ và trình độ đào tạo đáp ứng yêu cầu phát triển.

- Nâng cao hiệu quả và hiệu suất sử dụng cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo, nhất là đối với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập trên cơ sở chia sẻ tài nguyên và tối ưu hóa quy trình đào tạo.

- Hiện đại hóa cơ sở vật chất, trang thiết bị đào tạo đạt chuẩn theo quy định, phù hợp với công nghệ sản xuất của doanh nghiệp; đầu tư các thiết bị mô phỏng cho thực hành, thực tập; phát triển mô hình “nhà trường thông minh, hiện đại”, “nhà trường xanh”.

4. Giải pháp về môi trường, khoa học và công nghệ

- Tăng cường kiểm soát, phòng ngừa và hạn chế gia tăng ô nhiễm môi trường do hoạt động đào tạo giáo dục nghề nghiệp. Hạn chế thành lập mới các cơ sở giáo dục nghề nghiệp ở khu vực nhạy cảm về môi trường; trường hợp bắt buộc phải thành lập mới thì cần có phương án bồi hoàn hệ sinh thái phù hợp.

- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ, sử dụng năng lượng hiệu quả, sử dụng nhiên liệu sạch, năng lượng điện, năng lượng tái tạo và các dạng năng lượng thay thế khác đặc biệt là những ứng dụng của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư như công nghệ số, công nghệ thực tế ảo, Internet vạn vật...

- Xây dựng cơ sở dữ liệu về mạng lưới giáo dục nghề nghiệp và phát triển, công nhận trình độ kỹ năng; từng bước số hóa, xây dựng các cơ sở giáo dục nghề nghiệp thông minh, có khả năng kết nối, chia sẻ tài nguyên.

5. Giải pháp về liên kết, hợp tác phát triển

- Đẩy mạnh liên kết giữa các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, trong đó phát huy vai trò kết nối của các trường cao đẳng thực hiện chức năng trung tâm quốc gia đào tạo và thực hành nghề chất lượng cao, trường cao đẳng thực hiện chức năng trung tâm vùng đào tạo và thực hành nghề chất lượng cao. Đẩy mạnh liên kết giữa cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong nước với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong khu vực ASEAN và thế giới, từng bước tiến tới công nhận kết quả đào tạo giữa các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

- Tăng cường liên kết giữa cơ sở giáo dục nghề nghiệp với các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông, cơ sở đào tạo đại học và sau đại học trên cơ sở tăng cường hiệu quả liên thông dựa trên khung trình độ quốc gia, chuẩn đầu ra quốc gia, phát triển chương trình đào tạo theo chuẩn đầu ra, lượng hóa giá trị đơn vị học tập, công nhận kết quả học tập theo cả trình độ và đơn vị học tập.

- Tăng cường các hoạt động hợp tác giữa cơ sở giáo dục nghề nghiệp với doanh nghiệp một cách thực chất thông qua các hoạt động liên kết cụ thể. Xây dựng, triển khai các mô hình đào tạo theo chuỗi, gắn kết với các trung tâm khởi nghiệp, trung tâm đổi mới sáng tạo, gắn với các doanh nghiệp, hoạt động đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia và hướng tới đổi mới sáng tạo.

6. Giải pháp về giáo dục, tuyên truyền

- Nâng cao nhận thức của các cấp lãnh đạo, cán bộ quản lý, nhà giáo giáo dục nghề nghiệp và toàn xã hội về tầm quan trọng, vị trí, vai trò của việc quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong đào tạo nghề góp phần phát triển nguồn nhân lực, nhất là nhân lực có kỹ năng nghề cao.

- Đẩy mạnh truyền thông về chủ trương, chính sách, cơ chế, đặc biệt là chủ trương, cơ chế, chính sách xã hội hóa nhằm thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

- Phát triển hệ sinh thái truyền thông phù hợp với phát triển mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp và các đối tác. Hướng nghiệp, định hướng nghề nghiệp phù hợp với cơ cấu nguồn nhân lực, việc làm sau đào tạo, vùng kinh tế - xã hội, đồng thời bảo đảm công tác phân luồng hợp lý gắn với nhu cầu của thị trường lao động.

7. Giải pháp về hợp tác quốc tế

- Tăng cường hợp tác giữa các cơ sở giáo dục nghề nghiệp với các cơ sở đào tạo trong khu vực ASEAN, các nước thuộc nhóm G20; khuyến khích liên kết đào tạo và thành lập các cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

- Đẩy mạnh thu hút đầu tư tài chính và kỹ thuật, chia sẻ kinh nghiệm, chuyển giao công nghệ từ các tổ chức giáo dục, đào tạo quốc tế, từ các nước có hệ thống giáo dục nghề nghiệp phát triển trong khu vực và trên thế giới, nhất là việc xây dựng, vận hành mô hình trường cao đẳng thực hiện chức năng trung tâm quốc gia, trung tâm vùng đào tạo và thực hành nghề chất lượng cao.

- Đẩy mạnh thực hiện các hiệp định, thỏa thuận song phương với các đối tác phát triển trong việc đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp để tiếp cận trình độ khu vực và quốc tế; đẩy nhanh quá trình công nhận kỹ năng nghề nghiệp giữa Việt Nam và các nước.

8. Giải pháp về huy động và phân bổ vốn đầu tư

- Ưu tiên nguồn vốn ngân sách nhà nước cho các dự án đầu tư các trường chất lượng cao, trường cao đẳng thực hiện chức năng trung tâm quốc gia, trung tâm vùng đào tạo và thực hành nghề chất lượng cao; đồng thời tập trung nguồn lực cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tại các vùng đặc biệt khó khăn, cơ sở giáo dục nghề nghiệp đào tạo cho các đối tượng đặc thù.

- Tiếp tục thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn ODA, nguồn vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ quốc tế. Đẩy mạnh thu hút đầu tư tư nhân thông qua hỗ trợ về thuế, ưu đãi vốn vay, hỗ trợ bố trí đất để đầu tư, xây dựng cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

- Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến đầu tư theo phương thức đối tác công - tư, đặc biệt trong việc hình thành các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tiếp cận trình độ các nước phát triển trong nhóm ASEAN-4 và G20.

9. Giải pháp về mô hình quản lý, phương thức hoạt động

- Đa dạng hóa mô hình, phương thức quản lý cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập dựa trên tính chất, quy mô của cơ sở giáo dục nghề nghiệp gắn với nhu cầu phát triển nhân lực và đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia.

- Đẩy mạnh phân cấp về trách nhiệm, quyền hạn từ cơ sở giáo dục nghề nghiệp đến các cơ quan quản lý các cấp; từng bước thực hiện lộ trình tự chủ tài chính đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập.

- Đổi mới chương trình và công tác tổ chức, quản lý đào tạo trên cơ sở chuẩn “đầu ra”. Triển khai mô hình quản lý, quản trị, vận hành các cơ sở giáo dục nghề nghiệp theo hướng tinh gọn, hiệu quả, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và tổ chức đào tạo.

10. Giải pháp về tổ chức thực hiện và giám sát, thực hiện quy hoạch

- Tổ chức công bố công khai quy hoạch bằng nhiều hình thức khác nhau, tạo sự đồng thuận, nhất trí cao trong các tổ chức, doanh nghiệp, nhà đầu tư, cơ sở giáo dục nghề nghiệp và nhân dân khi triển khai thực hiện.

- Chủ động thực hiện việc rà soát, sắp xếp các cơ sở giáo dục nghề nghiệp theo hướng tiếp tục duy trì, phát triển để đáp ứng yêu cầu đào tạo nhân lực theo ngành, lĩnh vực hoặc chuyển về địa phương hoặc giải thể nếu không đáp ứng yêu cầu đối với: Cơ sở giáo dục nghề nghiệp đào tạo các ngành, nghề chuyên sâu, đặc thù, đào tạo các ngành, nghề phục vụ quốc phòng, an ninh; cơ sở giáo dục nghề nghiệp thuộc các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, cơ quan thuộc Chính phủ, doanh nghiệp nhà nước; các cơ sở giáo dục nghề nghiệp khác.

- Sắp xếp, tổ chức lại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp để hình thành các trường chất lượng cao, trường thực hiện chức năng trung tâm vùng, trung tâm quốc gia đào tạo và thực hành nghề chất lượng cao với quy mô đào tạo lớn, ngành, nghề, chất lượng đào tạo vượt trội, có tính chất dẫn dắt trong hệ thống giáo dục nghề nghiệp.

- Rà soát, sắp xếp, sáp nhập trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm giáo dục hướng nghiệp, trung tâm dạy nghề thành một cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn cấp huyện; rà soát, sáp nhập trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trường trung cấp công lập vào trường cao đẳng công lập; sáp nhập các trường cao đẳng công lập trên cùng địa bàn có đa số các ngành, nghề đào tạo trùng nhau; giải thể cơ sở giáo dục nghề nghiệp hoạt động không hiệu quả; duy trì hoạt động các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập tự bảo đảm 100% chi thường xuyên.

- Không thành lập mới cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập, trường hợp cần thiết phải thành lập mới thì cơ sở đó phải tự đảm bảo toàn bộ về tài chính. Không hình thành trung tâm giáo dục nghề nghiệp tại các đơn vị hành chính cấp huyện đã có trường cao đẳng hoặc trường trung cấp công lập hoặc phân hiệu/cơ sở của trường cao đẳng hoặc trung cấp công lập đóng trên địa bàn. Đối với các địa phương có điều kiện kinh tế - xã hội phát triển, số lượng cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập thực hiện theo phương án phát triển giáo dục nghề nghiệp được xác định trong quy hoạch cấp tỉnh.

- Hỗ trợ tạo điều kiện phát triển, từng bước nâng cao chất lượng đối với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đào tạo cho người dân tộc thiểu số; người khuyết tật; các ngành, nghề đặc thù.

- Đẩy mạnh phát triển số lượng các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư thục và cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, trong đó ưu tiên các cơ sở đào tạo các ngành, nghề kỹ thuật - công nghệ cao tại các khu vực ngoài đô thị.

- Xây dựng và ban hành hệ thống quy chế, quy định, tiêu chuẩn nhằm cụ thể hóa các yêu cầu của pháp luật về tổ chức triển khai các hoạt động sau khi quy hoạch được phê duyệt.

- Định kỳ đánh giá, kiểm tra, giám sát việc quy hoạch theo quy định.

- Thường xuyên kiểm tra, thanh tra hoạt động của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp để kịp thời chấn chỉnh, xử lý các hành vi vi phạm những nội dung đã được quy hoạch.

Điều 2. Trách nhiệm của bộ, ngành, địa phương

1. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

- Tổ chức công bố, xây dựng trình cấp có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch thực hiện và hướng dẫn thực hiện quy hoạch này.

- Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương trong việc xây dựng, triển khai các đề án, dự án; rà soát, hoàn thiện trình cấp có thẩm quyền ban hành chính sách khuyến khích, thu hút tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư, phát triển cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

- Chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ, các bộ, ngành và địa phương có liên quan xây dựng phương án tiếp nhận cơ sở giáo dục nghề nghiệp thuộc các bộ, ngành và địa phương về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quản lý; tổ chức, sắp xếp lại và tập trung đầu tư một số cơ sở giáo dục nghề nghiệp này thành trường chất lượng cao, trường thực hiện chức năng trung tâm quốc gia, trung tâm vùng đào tạo và thực hành nghề chất lượng cao.

- Chủ trì, phối hợp với bộ, ngành, địa phương: Xây dựng các dự án ưu tiên đầu tư, trình Thủ tướng Chính phủ; lựa chọn và phê duyệt danh mục các ngành, nghề trọng điểm và trường được lựa chọn ngành, nghề trọng điểm theo từng thời kỳ; xây dựng mạng lưới các cơ sở giáo dục nghề nghiệp cho người dân tộc thiểu số và người khuyết tật.

- Phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư để bố trí ngân sách hàng năm thực hiện quy hoạch này.

- Thanh tra, kiểm tra, giám sát, tổng hợp, đánh giá tình hình thực hiện và đề xuất điều chỉnh quy hoạch này (nếu cần thiết) báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

2. Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan trung ương có liên quan

- Thực hiện sắp xếp, tổ chức lại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đào tạo các ngành, nghề chuyên sâu, đặc thù, đào tạo các ngành, nghề phục vụ quốc phòng, an ninh; các cơ sở giáo dục nghề nghiệp thuộc các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, cơ quan thuộc Chính phủ, doanh nghiệp nhà nước; các cơ sở giáo dục nghề nghiệp khác.

- Ưu tiên bố trí nguồn lực, đề xuất cơ chế, chính sách để thực hiện mục tiêu, nội dung quy hoạch bảo đảm có hiệu quả, đồng bộ và thống nhất với chiến lược, quy hoạch khác có liên quan và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương.

3. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

- Tổ chức rà soát, sắp xếp mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp thuộc phạm vi quản lý, xây dựng và thực hiện nội dung quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp tại Quyết định này.

- Thống nhất đầu mối quản lý cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập của địa phương theo quy định.

- Bố trí quỹ đất để phát triển giáo dục nghề nghiệp bảo đảm phù hợp với định hướng phát triển cơ sở giáo dục nghề nghiệp theo quy hoạch và quy định tại khoản 3 Phần V Điều 1 Quyết định này.

- Ưu tiên bố trí ngân sách địa phương và huy động các nguồn lực để đầu tư phát triển cơ sở giáo dục nghề nghiệp theo quy hoạch.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.

Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT,
các Vụ: KGVX, KTTH, TH, PL;
- Lưu: VT, KGVX (2b).Sơn.

KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG




Trần Hồng Hà

PHỤ LỤC

DANH MỤC DỰ ÁN ƯU TIÊN ĐẦU TƯ TRONG LĨNH VỰC GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP
(Kèm theo Quyết định số 73 /QĐ-TTg ngày 10 tháng 02 năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ)

TT

Danh mục dự án đầu tư

Cơ sở giáo dục nghề nghiệp đến năm 2030

Giai đoạn 2021 - 2025

Giai đoạn 2026 - 2030

Sau năm 2030

Cao đẳng

Trung cấp

Trung tâm giáo dục nghề nghiệp

I

II

III

IV

V

VI

I

II

III

IV

V

VI

1

Đầu tư trường thực hiện chức năng trung tâm quốc gia đào tạo và thực hành nghề chất lượng cao

6

-

-

1

1

-

1

-

-

2-3

1-2

-

1-2

1-2

x

2

Đầu tư trường thực hiện chức năng trung tâm vùng đào tạo và thực hành nghề chất lượng cao

12

-

-

1

1

1

1

1

1

1-2

2-3

1-2

1-2

2-3

1-2

x

3

Đầu tư trường tiếp cận trình độ các nước ASEAN-4 và G20

60

-

-

40

60

x

4

Đầu tư trường chất lượng cao

90

-

-

70

90

x

5

Đầu tư trường có các ngành, nghề trọng điểm cấp độ quốc tế, khu vực, quốc gia

x

x

-

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

6

Đầu tư trường đào tạo cho đối tượng, ngành nghề đặc thù

x

x

-

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

7

Đầu tư phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

Ghi chú:

I: Vùng trung du và miền núi Bắc bộ

III: Vùng Bắc Trung bộ và duyên hải Trung bộ

V: Vùng Đông Nam bộ

II: Vùng đồng bằng sông Hồng

IV: Vùng Tây Nguyên

VI: Vùng đồng bằng sông Cửu Long

PRIME MINISTER OF VIETNAM
--------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
----------------

No. 73/QD-TTg

Hanoi, February 10, 2023

 

DECISION

APPROVING THE PLANNING FOR VOCATIONAL EDUCATION AND TRAINING FACILITY NETWORK OF 2021 - 2030 PERIOD AND VISION TO 2045

THE PRIME MINISTER

Pursuant to the Law on Government Organization dated June 19, 2015; the Law on amendment to the Law on Government Organization and the Law on Local Government Organization dated November 22, 2019;

Pursuant to the Law on Vocational Education and Training dated November 27, 2014;

Pursuant to the Law on Planning dated November 24, 2017;

Pursuant to the Law on Education dated June 14, 2019;

Pursuant to Decree No. 37/2019/ND-CP dated May 7, 2019 of the Government elaborating the Law on Planning;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Pursuant to Decision No. 897/QD-TTg dated June 26, 2020 of the Prime Minister approving the task for producing planning for vocational education and planning facility network of 2021 - 2030 period and vision to 2045;

Pursuant to Decision No. 2239/QD-TTg dated December 30, 2021 of the Prime Minister approving the Strategy for development of vocational education and training of 2021 - 2030 period and vision to 2045;

Pursuant to Assessment Report No. 56/BC-HDTD dated April 7, 2022 of the Council for Assessment of the Planning for Vocational Education and Training Facility of 2021 - 2030 and vision to 2045;

At request of the Minister of Labor - War Invalids and Social Affairs.

HEREBY DECIDES:

Article 1. Approving the Planning for vocational education and training facility network of 2021 - 2030 period and vision to 2045 (hereinafter referred to as “the Planning”) as follows:

I. PLANNING SCOPE AND REGULATED ENTITIES

1. Planning scope: Vocational education and training facilities on nationwide scale in accordance with vocational education and training laws and other relevant laws.

2. Regulated entities: Colleges, intermediate schools, vocational education centers. Not including colleges and intermediate schools affiliated to Ministry of National Defense, Ministry of Public Security, and pedagogy colleges and intermediate schools.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1. Principles of development

- Conform to the Strategy for development of vocational education and training of 2021 - 2030 period and vision to 2045; general national planning and other relevant strategies, planning.

- Develop vocational education and training facilities in an open, flexible manner to allow the general public to access and benefit from vocational education and training services for the purpose of life-long learning and development of learning society; provide tiered quality with scale, composition, and training quality satisfactory to labor market and international integration requirements.

- Develop high quality vocational education and training facilities; with key vocations and occupations; establish vocational education and training facilities that play a nuclear, leading, influential role and effectively implement regional connection; care for and develop vocational education and training facilities in disadvantaged areas and provide training for niche occupations and entities.

- Arrange and reorganize public vocational education and training facilities in a more concise and effective manner; establish contact point for management of several high quality facilities, facilities acting as regional centers, national centers providing high quality vocational training and practice.

- Prioritize state budget for the development of vocational education and training in a manner that satisfies criteria and standards; promote private sector involvement and enable enterprises, organizations, and individuals to invest in development of vocational education and training.

2. Development objectives until 2030

a) General objectives

Develop vocational education and training facility network in order to diversify models, reasonably distribute occupation composition, education level composition, and region composition; standardize, modernize, increase private sector involvement, provide different tiers of quality; be capable of providing personnel who have received vocational education and training, especially personnel with high vocational skills.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Until 2025

Vocational education and training facility network is capable of fulfilling the demand for personnel who have received vocational education and training of developing countries with modern industry and above low-to-moderate income. Reduce at least 20% of public vocational education and training facilities compared to 2020, in which: reduce approximately 40% of public intermediate schools; increase the percentage of private vocational education and training facilities and foreign-invested vocational education and training facilities to approximately 45%. Successfully merge continuous education facilities, career counseling facilities, vocational education facilities in a district into a single vocational education and training facility of that district.

- Until 2030

Vocational education and training facility network is capable of fulfilling the demand for personnel who have received vocational education and training of developing countries with modern industry and above moderate-to-high income. Reduce at least 30% of public vocational education and training facilities compared to 2020, in which: reduce approximately 50% of public intermediate schools; increase the percentage of private vocational education and training facilities and foreign-invested vocational education and training facilities to approximately 50%.

3. Vision to 2045

Vocational education and training facility network is capable of fulfilling the demand for personnel who have received vocational training of developed countries with high income; training quality is among the leading group in ASEAN region; several vocational education and training facilities catch up to worldwide level and have advanced competitiveness in certain fields and majors.

III. DEVELOPMENT SOLUTIONS

1. Network composition and training scale

a) Network composition

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



+ By 2025: there are 1.800 vocational education and training facilities, including 400 colleges, 400 intermediate schools, 1.000 vocational education centers. In which, 3 facilities act as national centers for high quality vocational training and practice, 6 facilities act as regional centers for high quality vocational training and practice.

+ By 2030: there are 1.700 vocational education and training facilities, including 380 colleges, 390 intermediate schools, 930 vocational education centers. In which, 6 facilities act as national centers for high quality vocational training and practice, 12 facilities act as regional centers for high quality vocational training and practice.

- Types of ownership

+ By 2025, there are 980 public vocational education and training facilities, including: 290 colleges, 130 intermediate schools, 560 vocational education centers; 820 private vocational education and training facilities and foreign-invested vocational education and training facilities, including: 110 colleges, 270 intermediate schools, and 440 vocational education and training centers.

+ By 2030, there are 850 public vocational education and training facilities, including: 260 colleges, 110 intermediate schools, 480 vocational education centers; 850 private vocational education and training facilities and foreign-invested vocational education and training facilities, including: 120 colleges, 280 intermediate schools, and 450 vocational education and training centers.

- High quality colleges

+ By 2025: There are 70 high quality colleges, 40 schools among which approach the level of ASEAN-4 countries and 3 schools among which approach the level of developed countries of G20.

+ By 2030: There are 90 high quality colleges, 60 schools among which approach the level of ASEAN-4 countries and 6 schools among which approach the level of developed countries of G20.

b) Enrolment and training scale

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



+ By 2025, 2.500.000 to 2.700.000 people/year: approximately 25% of which have college, intermediate education level.

+ By 2030, 3.800.000 to 4.000.000 people/year: approximately 25% - 30% of which have college, intermediate education level.

- By vocation and profession

+ By 2025: 1.030.000 people in industrial and construction sectors, for 38%; 670.000 people in agro-forestry-fishery sectors, for 25%; 1.000.000 people in service sector, for 37%.

+ By 2030: 1.800.000 people in industrial and construction sectors, for 45%; 600.000 people in agro-forestry-fishery sectors, for 15%; 1.600.000 people in service sector, for 40%.

2. Region-based network distribution until 2030

a) Northern midland and mountainous region: Approximately 14% of nationwide vocational education and training facilities, focusing on vocations and professions under approved regional planning. Among which, 1 - 2 schools act as regional centers for high quality vocational training and practice.

b) Red River Delta: Approximately 26% of nationwide vocational education and training facilities, focusing on vocations and professions under approved regionally planning. In which, 2 - 3 facilities act as national centers for high quality vocational training and practice, 2 - 3 facilities act as regional centers for high quality vocational training and practice.

c) North central coast and central coast: Approximately 26% of nationwide vocational education and training facilities, focusing on vocations and professions under approved regional planning. In which, 1 - 2 facilities act as national centers for high quality vocational training and practice, 1 - 2 facilities act as regional centers for high quality vocational training and practice.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



dd) The Southeast: Approximately 17% of nationwide vocational education and training facilities, focusing on vocations and professions under approved regional planning. In which, 1 - 2 facilities act as national centers for high quality vocational training and practice, 2 - 3 facilities act as regional centers for high quality vocational training and practice.

e) Mekong River Delta: Approximately 11% of nationwide vocational education and training facilities, focusing on vocations and profession under approved regionally planning. In which, 1 - 2 facilities act as national centers for high quality vocational training and practice, 1 - 2 facilities act as regional centers for high quality vocational training and practice.

3. Development of vocational education and training teaching staff and managers

a) Vocational education and training teaching staff

- Regarding quantity

+ By 2025: There are 70.000 teachers; 14.000 craftsmen, experts, vocational education and training teachers teach in all levels of vocational education and training.

+ By 2030: There are 67.000 teachers; 50.000 craftsmen, experts, vocational education and training teachers teach in all levels of vocational education and training.

- Regarding quality

+ By 2025: Approximately 50% of teachers teaching in key vocations and professions have master degrees or higher; approximately 20% of teachers teaching in key vocations and professions have vocational qualification one level higher than the vocational qualification required for teachers. Approximately 60% of teachers qualified for teaching in key vocations and professions approach the level of ASEAN-4 and G20 countries.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) Vocational education and training managers

- Regarding quantity

+ By 2025: There are 26.000 managers in vocational education and training facilities, including: 400 managers in schools acting as national centers, regional centers for high quality vocational training and practice.

+ By 2030: There are 25.000 managers in vocational education and training facilities, including: 800 managers in schools acting as national centers, regional centers for high quality vocational training and practice.

- Regarding composition

Ensure composition reasonable and associated with working positions; improve the role and responsibilities of managers, especially higher-ups; exercise strengths and abilities of managers in renovating, developing vocational education and training facilities adapting to the new normal. Women held 60% by 2025 and 75% by 2030 of vocational education and training manager positions in regulatory authorities and leading positions in local governments.

- Regarding quality

+ By 2025: Approximately 30% - 40% managers of high quality schools and schools acting as national centers, regional centers for high quality vocational training and practice approach qualification level of ASEAN-4 and G20.

+ By 2030: Approximately 70% managers of high quality schools and schools acting as national centers, regional centers for high quality vocational training and practice approach qualification level of ASEAN-4 and G20.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) Regarding land area for construction of vocational education and training facilities

Ensure consistency with the general national planning, Resolution No. 39/2021/QH15 dated November 13, 2021 of the 15th National Assembly on National Planning for land use in period of 2021 - 2030 and vision to 2050, 5-year National Plan for land use in 2021 - 2025 and other relevant land laws.

b) Regarding quality of amenities and structures of vocational education and training facilities

- By 2025: Approximately 80% of vocational education and training facilities have sufficient number of structures with sufficient space; satisfy construction, design standards and amenity standards for practice, experiment, and testing depending on fields of training, 30% of vocational education and training facilities among which approach standards of ASEAN region and the world.

- By 2030: 100% of vocational education and training facilities have sufficient number of structures with sufficient space; satisfy construction, design standards and amenity standards for practice, experiment, and testing depending on fields of training, 50% of vocational education and training facilities among which approach standards of ASEAN region and the world.

c) Training equipment

- By 2025: Approximately 85% of key vocations and professions have its training equipment invested in a modern, smart, and green manner that meets technology, technical conditions of production capability.

- By 2030: Approximately 95% of key vocations and professions have its training equipment invested in a modern, smart, and green manner that meets technology, technical conditions of production capability and satisfies requirements of new vocations, skills.

IV. LIST OF PRIORITY PROJECTS FOR INVESTMENT IN 2021 - 2030 PERIOD

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. Investment following the aforementioned list shall conform to the Law on Investment, the Law on Public Investment, the Law on State Budget, and other relevant law provisions.

V. SOLUTIONS

1. Solutions relating to policies and regulations

- Review and develop investment policies for improving vocational education and training quality, developing vocational education and training facility network as per the law.

- Review and develop policies for incentivizing, enabling enterprises, organizations, and individuals in and out of Vietnam to establish vocational education and training facilities and engage in vocational education and training activities.

- Review and develop regulations on criteria for classifying, eligibility for establishing, merging, acquiring, and dissolving vocational education and training facilities.

- Review and develop financial regulations, policies for all types of vocational education and training facilities in order to mobilize investment from social resources for vocational education and training, including public - private partnerships, joint venture.

2. Solutions relating to human resource development

a) Regarding development and improvement of teaching staff, craftsmen, experts, and vocational education and training teachers

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Prioritize resources for training, improving, standardizing, and increasing professional level of teaching staff, especially teachers of key vocations and professions in order to approach qualification level of ASEAN-4 countries and developing countries of G20 with developed vocational education and training system; prioritize in providing advanced training for teachers and fulfill teaching demand for new vocations, professions.

- Promote development of teams of craftsmen, experts, and vocational education and training teachers. Establish network to connect teaching staff, craftsmen, experts, and teachers in vocational education and training.

- Improve capability of training facilities for vocational education and training teachers in a manner that fits composition of fields of training and sectors, is reasonably distributed across regions, and satisfies the demand for teaching staff development in both quality and quantity.

b) Regarding development of managers of vocational education and training facilities

- Provide regular training and advanced training for vocational education and training managers depending on quality tier of vocational education and training facilities. Provide assistance in training vocational education and training managers at enterprises.

- Provide advanced training for managers in countries with developed vocational education and training system pertaining to organization model, administration capacity, facility administration.

- Attract domestic and foreign scientists, experts to conduct scientific research and manage vocational education and training facilities.

3. Solutions relating to improvement of training amenities and equipment

- Allocate land fund to develop vocational education and training facilities in a manner that conforms to general national planning, Resolution No. 39/2021/QH15 dated November 13, 2021 of the 15th National Assembly, And other relevant land laws. Ensure stability of land area of existing public vocational education and training facilities; prioritize land fund created by rearranging, reorganizing public vocational education and training facilities, and additional land fund in areas with suitable traffic infrastructures, areas close to industrial parks, export-processing zones in order to attract investment and promote private sector involvement in vocational education and training.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Improve effectiveness and efficiency in using training amenities and equipment, especially public vocational education and training facilities on the basis of sharing resources and optimizing training procedures.

- Modernize training amenities and equipment as per the law in a manner that conforms to manufacturing technology of enterprises; invest in simulation equipment for practice; develop the models of “nhà trường thông minh, hiện đại” (smart and modern school), “nhà trường xanh” (green school).

4. Solutions relating to the environment, science, and technology

- Improve control, prevention, and limit environmental pollution caused by vocational education and training. Restrict new establishment of vocational education and training facilities in environmentally sensitive areas; if new establishment of vocational education and training facilities in environmentally sensitive areas is mandatory, take appropriate ecosystem offset solutions.

- Promote the application of technology, effective use of energy, the use of clean energy, electricity power, renewable energy, and other alternative energy forms, especially application of the fourth industrial revolution such as digital technology, virtual reality, internet of things, etc.

- Develop database on vocational education and training network and skill development, accreditation; strive to digitalize, develop smart vocational education and training facilities with connectivity and resource sharing capabilities.

5. Solutions relating to connection and development cooperation

- Promote connection between vocational education and training facilities, exercise the role of colleges acting as national centers for high quality vocational training and practice and colleges acting as regional centers for high quality vocational training and practice. Promote connection between domestic vocational education and training facilities and vocational education and training facilities in ASEA region and around the world; move towards recognizing training results between vocational education and training facilities.

- Strengthen connection between vocational education and training facilities and lower secondary schools, upper secondary schools, higher education institutions and postgraduate schools on the basis of improving bridge program effectiveness based on national reference framework, national program learning outcomes, quantification of learning units, recognition of learning results for both qualification level and learning units.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



6. Solutions relating to education and dissemination

- Raise awareness of managerial officials, vocational education and training manager and teachers, and society pertaining to importance, position, and role of planning for vocational education and training facility network in vocational training in order to develop human resources, especially human resources with high professional skills.

- Promote communication relating to policies and regulations, especially policies and regulations on private sector involvement in order to attract domestic and foreign investors.

- Develop communication ecosystem in a manner that conforms to the development of vocational education and training facility network and partners. Provide career counseling and orientation that fit human resource composition, post-training occupation, and socio-economic zone; ensure proper career guide that adheres to labor market demand.

7. Solutions relating to international cooperation

- Strengthen cooperation between vocational education and training facilities and training facilities in ASEAN region and G20 countries; encourage joint training and establishment of foreign-invested vocational education and training facilities in Vietnam.

- Attract investment and technical investment, share experience, and transfer technology from international education and training organizations, from countries with developed vocational education and training system in the region and around the world, especially relating to development and operation of colleges acting as national centers, regional centers for high quality vocational training and practice.

- Promote implementation of bilateral agreements and conventions with development partners in renovating and improving vocational education and training quality in order to get close to regional and international qualification level; promote professional skill recognition process between Vietnam and other countries.

8. Solutions relating to mobilization and allocation of investment

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Attract and effectively use ODA funding sources and concessional loans of international sponsors. Promote private investment via tax incentives, preferential loans, land allocation assistance for investing, building vocational education and training facilities.

- Strengthen investment promotion in form of public - private partnership, especially in the establishment of vocational education and training facilities approaching level of developed countries of ASEAN-4 and G20.

9. Solutions relating to management model and mode of operation

- Diversify models and methods for managing public vocational education and training facilities based on the nature, scale of vocational education and training, personnel development demand, and evaluating, issuing certificates for professional skill.

- Promote decentralization of responsibilities and powers from vocational education and training facilities to authorities of all levels; slowly implement autonomy in regard to public vocational education and training facilities.

- Renovate vocational education and training program and organization, management, training on the basis of “program learning outcomes”. Implement management, administration, and operation models of vocational education and training facilities in a concise, effective manner which utilizes information technology in management and training.

10. Solutions relating to organizing implementation and planning supervision, implementation

- Publicize planning in different methods, ensure unanimity within organizations, enterprises, investors, vocational education and training facilities, and the general public pertaining to implementation.

- Review and arrange vocational education and training facilities in a manner that they are maintained and developed in order to satisfy personnel development demand in specific sectors or transfer management to local authorities or dissolve the following facilities: Vocational education and training facilities for specialized, specific, niche vocations and professions, vocations and professions serving national defense and security; vocational education and training facilities affiliated to socio-political organizations, social-professional organizations, Governmental agencies, state-owned enterprises; other vocational education and training facilities.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Review, arrange, and merge continuous education centers, career counseling education centers, vocational education centers into vocational education and training facilities of districts; review, merge vocational education centers, public intermediate schools into public colleges; merge public colleges in the same area with the majority of overlapping majors, fields of training; dissolve underperforming vocational education and training facilities; maintain operation of public vocational education and training facilities whose recurrent expenditure is entirely self-sustained.

- Do not establish new public vocational education and training facilities; if establishment of new vocational education and training facilities, these facilities must be entirely responsible for their finance. Do not establish vocational education facilities in districts where public colleges or intermediate schools or branches/main facilities of colleges or public intermediate schools have already been established. In regard to areas with developed socio-economic conditions, the number of public vocational education and training facilities shall conform to vocational education and training development solutions under provincial planning.

- Enable development and quality improvement for vocational education and training facilities intended for ethnic minorities; persons with disabilities; and niche vocations, professions.

- Promote private vocational education and training facilities and foreign-invested vocational education and training facilities, prioritize facilities that provide training for vocations, professions with high engineering - technology levels in non-urban areas.

- Develop and promulgate regulations, standards in order to specify requirements of the law pertaining to implementation once planning has been approved.

- Periodically assess, examine, and supervise planning as per the law.

- Regularly examine and inspect operation of vocational education and training facilities in order to promptly rectify and take actions against violation of the planning.

Article 2. Responsibilities of ministries, central departments, and local governments

1. Ministry of Labor - War Invalids and Social Affairs shall

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Take charge and cooperate with central departments and local governments in developing, implementing schemes, projects; review and request competent authorities to promulgate policies incentivizing, attracting organizations and individuals to invest, develop vocational education and training facilities.

- Take charge and cooperate with Ministry of Home Affairs, central departments, and local governments in developing solutions for placing vocational education and training facilities affiliated to central departments and local governments under management of Ministry of Labor - War Invalids and Social Affairs; reorganize, rearrange, and channel investment to turn several of these vocational education and training facilities into high quality schools, schools acting as national centers, regional centers for high quality vocational training and practice.

- Take charge and cooperate with central departments and local governments in: Developing priority projects and presenting to the Prime Minister; selecting and approving the list of key vocations and professions and schools eligible for selecting leading key vocations and professions from time to time; developing network of vocational education and training facilities for ethnic minorities and persons with disabilities.

- Cooperate with Ministry of Finance and Ministry of Planning and Investment in allocating annual budget for implementation of this Planning.

- Inspect, examine, supervise, consolidate, and assess implementation; propose amendments to this Planning (if necessary) and report to the Prime Minister.

2. Ministries, ministerial agencies, Governmental agencies, and relevant central authorities shall

- Rearrange, reorganize vocational education and training facilities that provide training for specialized, niche vocations and professions, vocations and professions that serve national defense and security; vocational education and training facilities affiliated to socio-political organizations, social-professional organizations, Governmental agencies, state-owned enterprises; and other vocational education and training facilities

- Prioritize resources, policies, and regulations in order to implement objectives and contents of the Planning in a manner that is effective, consistent, and synchronous with other relevant strategies, planning, and socio-economic development plans of local governments.

3. People’s Committees of provinces and central-affiliated cities shall

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Establish point of management of public vocational education and training facilities of provinces as per the law.

- Allocate land fund to develop vocational education and training in a manner that conforms to vocational education and training facility development orientation according to the Planning and Clause 3 Part V Article 1 hereof.

- Prioritize local government budget and mobilize resources to invest in development of vocational education and training facilities according to the Planning.

Article 3. This Decision comes into force from the date of signing.

Ministers, heads of ministerial agencies, heads of Governmental agencies, Chairpersons of People’s Committees of provinces and central-affiliated cities are responsible for the implementation of this Decision.

 

 

PP. PRIME MINISTER
DEPUTY PRIME MINISTER




Tran Hong Ha

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



LIST OF PRIORITY PROJECTS FOR INVESTMENT IN VOCATIONAL EDUCATION AND TRAINING
(Attached to Decision No. 73/QD-TTg dated February 10, 2023 of the Prime Minister)

No.

Investment project

Vocational education and training facilities until 2030

2021 - 2025 period

2026 - 2030 period

After 2030

College

Intermediate school

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



I

II

III

IV

V

VI

I

II

III

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



V

VI

 

1

Investment in schools acting as national centers for high quality vocational training and practice

6

-

-

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1

-

1

-

-

2-3

1-2

-

1-2

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



x

2

Investment in schools acting as regional centers for high quality vocational training and practice

12

-

-

1

1

1

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1

1

1-2

2-3

1-2

1-2

2-3

1-2

x

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Investment in schools approaching qualification level of countries of ASEAN-4 and G20

60

-

-

40

60

x

4

Investment in high quality schools

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



-

-

70

90

x

5

Investment of international level, regional level, national level schools with key vocations, professions

x

x

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



x

x

x

x

x

x

x

x

x

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



x

x

x

6

Investment in schools for specific groups of learners, specific vocations and professions

x

x

-

x

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



x

x

x

x

x

x

x

x

x

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



x

7

Investment in development of teaching staff and managers

x

x

x

x

x

x

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



x

x

x

x

x

x

x

x

x

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



I: Northern midland and mountainous region

III: North central coast and central coast

V: Southeast region

II: Red River Delta

IV: Central highlands

VI: Mekong River Delta

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 73/QĐ-TTg ngày 10/02/2023 phê duyệt Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


15.160

DMCA.com Protection Status
IP: 3.137.223.190
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!