ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 269/KH-UBND
|
Hà Nội, ngày 18 tháng 10 năm 2022
|
KẾ HOẠCH
TRUYỀN THÔNG, THÔNG TIN, TUYÊN TRUYỀN VỀ CÔNG TÁC GIẢM NGHÈO THÀNH PHỐ
HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2022-2025
Thực hiện Thông tư số
06/2022/TT-BTTTT ngày 30/6/2022 của Bộ Thông tin và Truyền thông hướng dẫn thực
hiện Dự án Truyền thông và giảm nghèo về thông tin thuộc Chương trình mục tiêu
quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025; Quyết định số 650/QĐ-LĐTBXH
ngày 21/7/2022 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phê
duyệt Kế hoạch truyền thông về Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững
giai đoạn 2021-2025; Quyết định số 1362/QĐ-UBND ngày 22/4/2022 của Ủy ban nhân
dân Thành phố về việc phê duyệt Kế hoạch thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững thành phố Hà Nội giai đoạn 2022-2025; Ủy ban nhân dân
thành phố Hà Nội ban hành Kế hoạch truyền thông, thông tin, tuyên truyền về
công tác giảm nghèo thành phố Hà Nội giai đoạn 2022-2025, như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
a) Tuyên truyền, phổ biến chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và tình hình thực hiện chính
sách, pháp luật về giảm nghèo bền vững.
b) Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của
các cấp, các ngành và toàn xã hội trong việc thực hiện các mục tiêu giảm nghèo,
các chính sách, giải pháp thực hiện giảm nghèo bền vững của
Thành phố trong giai đoạn 2022-2025 nhằm tạo sự đồng thuận,
ủng hộ của toàn xã hội, góp phần huy động nguồn lực thực
hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững.
c) Tuyên truyền, truyền thông cho các
đối tượng thụ hưởng của Chương trình giảm nghèo về các tấm gương điển hình, sáng kiến hay, mô hình giảm nghèo tiêu biểu nhằm tạo sự lan tỏa trong toàn xã hội, khơi dậy tinh thần tự lực, tự cường, nỗ lực vươn lên thoát nghèo của người dân và cộng đồng.
2. Yêu cầu
a) Xác định công tác giảm nghèo bền vững là nhiệm vụ chính trị quan trọng, thường
xuyên, lâu dài của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội; góp phần quan trọng
vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và mang tính nhân văn sâu sắc.
b) Truyền thông, thông tin về công
tác giảm nghèo phải kịp thời, chính xác, đúng quy định của pháp luật, nội dung
đa dạng, hình thức phong phú, thiết thực, hiệu quả, phù hợp với điều kiện thực
tế của mỗi địa phương.
c) Truyền thông, thông tin về công
tác giảm nghèo phù hợp với từng đối tượng, thành phần, từng cấp, từng ngành phải nắm vững, hiểu rõ các chủ
trương, định hướng, cơ chế, chính sách giảm nghèo để thực hiện đúng, kịp thời
và hiệu quả.
II. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM
VI VÀ THỜI GIAN THỰC HIỆN
1. Đối tượng truyền thông, thông
tin
Người dân, cán bộ, đảng viên, công chức,
viên chức, người lao động và toàn xã hội. Trong đó, chú trọng
truyền thông cho nhóm người, gia đình hưởng lợi từ công tác giảm nghèo như người
nghèo, hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo; cán bộ lãnh đạo và cán bộ được
phân công làm công tác giảm nghèo các cấp.
2. Phạm vi và thời gian thực hiện
- Phạm vi thực hiện: Trên phạm vi
toàn Thành phố.
- Thời gian thực hiện: Từ năm 2022 đến
hết năm 2025.
III. NỘI DUNG,
HÌNH THỨC
1. Nội dung
a) Tập trung tuyên truyền những mục
tiêu, nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm của công tác giảm nghèo và các nội dung nhằm
cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng, Chỉ thị số 05-CT/TW ngày
23/6/2021 của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa XIII về tăng cường sự lãnh đạo của
Đảng đối với công tác giảm nghèo bền vững đến năm 2030.
Trong đó, chú trọng các nội dung sau:
- Tập trung đầu tư vào con người,
nâng cao năng lực phát triển của người dân. Chú trọng đào tạo kỹ năng nghề, tạo
việc làm, sinh kế bền vững cho người
dân, chuyển dịch lao động phù hợp với nhu cầu thị trường lao động.
- Thực hiện mục tiêu giảm nghèo đa
chiều, bền vững, hạn chế tái nghèo và
phát sinh nghèo, hướng đến giải quyết các vấn đề thiếu hụt
dịch vụ xã hội cơ bản.
- Lấy phát triển
kinh tế là trọng tâm để giảm nghèo bền vững, góp phần đảm bảo an sinh xã hội, cải thiện đời sống, tăng thu
nhập cho người dân nói chung, người nghèo nói riêng.
b) Thực hiện phong trào thi đua “Vì
người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau”, khơi dậy ý
chí tự lực tự cường, phát huy nội lực vươn lên “thoát nghèo, xây dựng cuộc sống ấm no” của người dân và cộng đồng.
c) Tuyên truyền, giáo dục, nâng cao
nhận thức và trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao
động; phát huy mạnh mẽ truyền thống đoàn kết, tinh thần
“tương thân tương ái” của dân tộc đối với người nghèo. Truyền thông hướng dẫn
người nghèo, hộ nghèo có kiến thức, kinh nghiệm trong lao động sản xuất, chủ động
vươn lên thoát nghèo, không trông chờ, ỷ lại vào sự giúp đỡ của Nhà nước và xã hội.
d) Truyền thông, thông tin về các tấm gương điển hình, sáng kiến hay, mô hình giảm
nghèo tiêu biểu nhằm tạo sự lan tỏa trong toàn xã hội, góp phần thực hiện thắng
lợi mục tiêu giảm nghèo bền vững.
đ) Tạo sự đồng thuận trong xã hội, cộng
đồng và sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị nhằm thực hiện
mục tiêu giảm nghèo bền vững, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế,
xây dựng đất nước phồn vinh, củng cố niềm tin của Nhân dân.
2. Hình thức
a) Truyền thông, thông tin trên các
phương tiện thông tin đại chúng.
b) Tổ chức các hoạt động, phong trào
thi đua “Vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau”, biểu dương, khen thưởng
các địa phương, cộng đồng, hộ nghèo và tổ chức, cá nhân có thành tích trong
lĩnh vực giảm nghèo.
c) Tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ về công tác giảm nghèo nói chung, nâng cao kỹ năng truyền
thông, thông tin về giảm nghèo nói riêng đối với đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ
lãnh đạo; phóng viên, biên tập viên; người làm công tác giảm nghèo.
d) Tổ chức đối
thoại về chính sách giảm nghèo với cán bộ và người dân nhằm tạo sự đồng thuận, thống nhất cao
trong quá trình tổ chức thực hiện công tác giảm nghèo.
đ) In ấn, phát
hành tờ rơi, tài liệu; giới thiệu các ấn phẩm, sản phẩm
truyền thông tuyên truyền về công tác giảm nghèo; tổ chức nói chuyện chuyên đề
đến các sở, ngành, địa phương, tại các buổi sinh hoạt cộng
đồng.
IV. KINH PHÍ THỰC
HIỆN
Kinh phí triển khai Kế hoạch truyền
thông, thông tin, tuyên truyền về công tác giảm nghèo thành phố Hà Nội giai đoạn
2022-2025 được bố trí từ ngân sách Nhà nước theo phân cấp ngân sách hiện hành
và các nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy định.
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Lao
động - Thương binh và Xã hội
- Chủ trì tham mưu, tổ chức thực hiện
các nội dung truyền thông về giảm nghèo trên địa bàn Thành phố.
- Cung cấp các thông tin cơ bản về
công tác giảm nghèo của Thành phố cho các cơ quan liên quan theo quy định.
- Tổ chức triển khai, theo dõi, đôn đốc
thực hiện kế hoạch; tổng hợp, báo cáo
kết quả thực hiện kế hoạch.
2. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc
Việt Nam Thành phố
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận
động các tầng lớp nhân dân tích cực tham gia thực hiện công tác giảm nghèo.
- Tăng cường tuyên truyền, vận động
doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tiếp tục hỗ trợ, đóng góp
nguồn lực cho công tác giảm nghèo bền vững. Khuyến khích
các doanh nghiệp giúp đỡ giảm nghèo; vận động các hộ khá
giả giúp đỡ hộ nghèo; xây dựng, nhân rộng các mô hình tốt,
sáng kiến hay về giảm nghèo bền vững.
- Tiếp tục tổ chức hiệu quả các cuộc
vận động xã hội, phong trào thi đua yêu nước, trọng tâm là cuộc vận động, phong
trào thi đua "Vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại
phía sau".
3. Sở Thông tin và Truyền thông
- Phối hợp Sơ Lao động - Thương binh
và Xã hội, các Sở, ngành, đơn vị liên
quan hướng dẫn các cơ quan báo chí Thành phố, cơ quan báo chí Trung ương ký
chương trình phối hợp công tác với Thành phố và chỉ đạo hệ thống thông tin cơ sở
thông tin, tuyên truyền về công tác giảm nghèo của Thành phố, chú trọng truyền
thông về các cá nhân, tập thể, mô hình điển hình, tiêu biểu trong công tác giảm nghèo.
- Phối hợp với các doanh nghiệp thiết
lập trang thông tin điện tử tổng hợp,
mạng xã hội lan tỏa các bài viết tuyên truyền về kết quả, thành tựu trong công
tác giảm nghèo của Thành phố.
- Lồng ghép hoạt
động truyền thông về Chương trình giảm nghèo với Chương
trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 và Chương
trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030.
- Triển khai hiệu quả các giải pháp về
chuyển đổi số, ứng
dụng công nghệ thông tin để triển khai hiệu quả công tác
truyền thông.
4. Các Sở, ban, ngành, đoàn thể
Thành phố
Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, chủ động
phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội triển
khai thực hiện tuyên truyền về công tác giảm nghèo thành phố Hà Nội giai đoạn
2022-2025 và theo các nhiệm vụ được giao tại Quyết định số 1362/QĐ-UBND ngày 22/4/2022 của Ủy ban nhân dân Thành phố phê duyệt Kế hoạch
thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững thành phố Hà Nội giai đoạn 2022-2025.
5. Ủy ban nhân dân các quận, huyện,
thị xã
- Tổ chức triển khai thực hiện hiệu
quả các hoạt động thông tin, truyền thông về công tác giảm nghèo của Thành phố;
tổ chức tuyên truyền sâu rộng tới cán bộ, đảng viên và mọi tầng lớp Nhân dân
trên địa bàn.
- Trước ngày 01 tháng 12 hàng năm,
báo cáo kết quả gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để
tổng hợp chung, báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội theo quy định.
Trên đây là Kế hoạch truyền thông,
thông tin, tuyên truyền về công tác giảm nghèo thành phố Hà Nội giai đoạn
2022-2025. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc
phát sinh, gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn, giải quyết, báo
cáo Ủy ban nhân dân Thành phố những nội dung vượt thẩm quyền./.
Nơi nhận:
- Bộ LĐTB&XH;
- Chủ tịch UBND Thành phố;
- Các PCT UBND Thành phố;
- UB MTTQ VN thành phố Hà Nội;
- Các Sở, ban, ngành Thành phố;
- UBND các quận, huyện, thị xã;
- VPUB: CVP, các PCVP, các phòng; KGVX, TH;
- Lưu: VT, KGVXNgọc.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Lê Hồng Sơn
|