Kính
gửi: Thủ trưởng các đơn vị thuộc
và trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo
Căn cứ Quy định số 172-QĐ/TW, ngày 07/3/2013 và Quy định số 105-QĐ/TW, ngày
19/12/2017 của Bộ Chính trị;
Thực hiện Nghị quyết số 42-NQ/TW,
ngày 30/11/2004 của Bộ Chính trị (khóa IX); Hướng dẫn số
15-HD/BTCTW, ngày 05/12/2012 và Hướng dẫn số 06-HD/BTCTW,
ngày 24/02/2017 của Ban Tổ chức Trung ương, Ban Cán sự đảng Bộ Giáo dục và Đào tạo (Ban
Cán sự đảng) yêu cầu thủ trưởng các đơn vị thực hiện một số nội dung cụ thể như
sau:
1. Rà soát, bổ
sung quy hoạch của các đơn vị
1.1. Đối với các đơn vị thuộc Bộ Giáo
dục và Đào tạo (vụ, cục, văn phòng, thanh tra,...)
- Căn cứ vào Quyết định của Ban Cán sự đảng đã phê duyệt quy hoạch từ năm 2018 trở về trước, các đơn vị thực hiện công tác rà soát,
bổ sung quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý năm 2019 theo 04 bước cụ thể như
sau:
Bước 1:
Căn cứ kết quả đánh giá cán bộ hằng năm của cấp ủy, tổ chức đảng và tập thể
lãnh đạo có thẩm quyền, bộ phận tổ chức tham mưu thẩm định, rà soát và dự kiến
phương án bổ sung nhân sự có đủ tiêu chuẩn, điều kiện vào
quy hoạch và đề xuất đưa ra khỏi quy hoạch đối với những đồng
chí không còn đủ tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định; báo cáo tập thể lãnh đạo
xem xét, cho ý kiến vào phương án bổ sung quy hoạch trước khi
lấy ý kiến tại các hội nghị và xem xét, bỏ phiếu đưa ra khỏi quy hoạch đối với
những trường hợp không còn đủ tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định.
Những đồng chí có trên 50% tổng số thành viên tập thể lãnh đạo đồng ý đưa ra khỏi quy hoạch,
thì đề xuất đưa ra khỏi quy hoạch theo quy định.
Tập thể lãnh đạo đơn vị thuộc Bộ
Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) gồm: Ban Thường vụ Đảng ủy hoặc cấp ủy (nơi không có Ban thường vụ Đảng ủy) và người
đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu đơn vị.
Bước 2: Tổ
chức lấy ý kiến tại hội nghị cán bộ chủ chốt về danh sách nhân sự dự kiến
(do tập thể lãnh đạo giới thiệu tại Bước 1) đưa vào quy hoạch. Trên
cơ sở kết quả lấy ý kiến của hội nghị cán bộ chủ chốt, tập thể
lãnh đạo xem xét thống nhất danh sách nhân sự trước khi
đưa ra lấy ý kiến tại hội nghị tiếp theo.
Thành phần tham dự hội nghị cán bộ
chủ chốt gồm: Tập thể lãnh đạo; Trưởng
phòng, Phó Trưởng phòng và tương đương; Chi ủy của các chi bộ trực thuộc; Chuyên viên chính, Chuyên viên cao cấp,
Chuyên gia.
Bước 3: Tổ
chức lấy ý kiến về danh sách nhân sự dự kiến đưa vào quy hoạch tại hội nghị tập
thể lãnh đạo mở rộng.
Thành phần tham dự hội nghị tập thể
lãnh đạo mở rộng gồm: Tập thể lãnh đạo; Trưởng phòng
và tương đương; Bí thư chi bộ trực thuộc.
Bước 4:
Trên cơ sở kết quả lấy ý kiến tại các hội nghị nêu trên, đồng thời căn cứ vào
tiêu chuẩn, cơ cấu, số lượng theo quy định, cơ quan tổ chức rà soát, tổng hợp,
báo cáo tập thể lãnh đạo thảo luận và bỏ phiếu kín giới
thiệu nhân sự đưa vào danh sách đề nghị phê duyệt bổ sung quy hoạch.
Những đồng chí được
trên 50% tổng số thành viên tập thể lãnh đạo đồng ý giới thiệu nhưng phải bảo đảm
cơ cấu, số lượng, tiêu chuẩn theo quy định (lấy từ cao xuống) thì được đưa vào danh sách đề
nghị phê duyệt bổ sung quy hoạch.
- Các đơn vị thực hiện và hoàn thiện
hồ sơ đề nghị phê duyệt quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý đề trình Ban Cán Sự
đảng trước ngày 30/4/2019.
1.2. Đối với các đơn vị sự nghiệp trực
thuộc Bộ GDĐT
- Căn cứ vào Quyết định của Ban Cán sự
đảng đã phê duyệt quy hoạch từ năm 2018 trở về trước, các đơn vị thực hiện công
tác rà soát, bổ sung quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý năm 2019 theo 04 bước cụ
thể như sau:
Bước 1: Căn
cứ kết quả đánh giá cán bộ hằng năm của cấp ủy, tổ chức đảng
và tập thể lãnh đạo có thẩm quyền, bộ phận tổ chức tham mưu thẩm định, rà soát
và dự kiến phương án bổ sung nhân sự có đủ tiêu chuẩn, điều kiện vào quy hoạch
và đề xuất đưa ra khỏi quy hoạch đối với những đồng chí không
còn đủ tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định; báo cáo tập thể lãnh đạo xem xét,
cho ý kiến vào phương án bổ sung quy hoạch trước khi lấy ý kiến tại các hội nghị
và xem xét, bỏ phiếu đưa ra khỏi quy hoạch đối với những
trường hợp không còn đủ tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định.
Những đồng chí có trên 50% tổng số thành viên tập thể lãnh đạo đồng ý đưa ra khỏi quy hoạch,
thì đề xuất đưa ra khỏi, quy hoạch theo quy định.
Tập thể lãnh đạo đơn vị sự nghiệp
trực thuộc Bộ GDĐT gồm: Ban Thường vụ Đảng ủy hoặc cấp
ủy (nơi không có Ban thường vụ Đảng ủy), người đứng đầu, cấp
phó của người đứng đầu đơn vị và Chủ tịch hội đồng đại học vùng hoặc Chủ tịch hội
đồng trường ở các cơ sở giáo dục đại học (sau đây gọi chung là Chủ tịch hội
đồng trường) hoặc Chủ tịch hội đồng quản lý ở
các đơn vị sự nghiệp khác tự đảm bảo toàn bộ chi đầu tư và
chi thường xuyên (sau đây gọi tắt là Chủ tịch hội đồng quản lý).
Bước 2: Tổ
chức lấy ý kiến tại hội nghị cán bộ chủ chốt về danh sách nhân sự dự kiến (do
tập thể lãnh đạo giới thiệu tại Bước 1) đưa vào quy hoạch. Trên cơ sở kết
quả lấy ý kiến của hội nghị cán bộ chủ chốt, tập thể lãnh đạo xem xét, thống nhất
danh sách nhân sự trước khi đưa ra lấy ý kiến tại hội nghị
tiếp theo.
Thành phần tham dự hội nghị cán bộ
chủ chốt gồm:
- Đối với các đại học vùng:
+ Đảng ủy, Giám đốc, Phó Giám đốc;
các thành viên hội đồng đại học là công chức, viên chức của đại học hoặc của
các đơn vị trực thuộc đại học; Chủ tịch công đoàn đại học; Bí thư Đoàn Thanh
niên Cộng sản Hồ Chí Minh đại học (là viên chức), Chủ tịch hội cựu chiến
binh của đại học; người đứng đầu, cấp phó
người đứng đầu văn phòng, ban, viện, phân hiệu, khoa,
trung tâm và các đơn vị khác trực thuộc đại học; giáo sư, phó giáo sư, tiến
sĩ khoa học, giảng viên cao cấp và tương đương.
+ Các trường cao đẳng, trường đại học
thành viên (sau đây gọi chung là trường): Bí thư Đảng ủy trường; Chủ tịch hội đồng
trường, Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng; Chủ tịch công đoàn trường; Bí thư Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh (là viên chức),
Chủ tịch hội cựu chiến binh trường; giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ khoa học, giảng
viên cao cấp và tương đương.
- Đối với các
trường đại học, học viện, viện nghiên cứu, trường cao đẳng và các đơn vị sự
nghiệp khác trực thuộc Bộ GDĐT: cấp ủy đơn vị; người đứng
đầu và cấp phó của người đứng đầu; các thành viên hội đồng trường/hội đồng quản
lý (sau đây gọi chung là hội đồng trường) là công chức, viên chức của trường;
ban chấp hành công đoàn; Bí thư Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (là viên
chức), Chủ tịch hội cựu chiến binh; trưởng, phó các đơn vị trực thuộc trường và
phân hiệu (nếu có); Bí thư đảng bộ, chi bộ; Chủ tịch công đoàn bộ phận trực thuộc;
trường, phó trưởng bộ môn thuộc khoa của trường và phân hiệu;
giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ khoa học, tiến sĩ, giảng viên cao cấp và tương
đương.
Bước 3: Tổ
chức lấy ý kiến về danh sách nhân sự dự kiến đưa vào quy hoạch tại hội nghị tập
thể lãnh đạo mở rộng.
Thành phần tham dự hội nghị tập thể
lãnh đạo mở rộng gồm: Tập thể lãnh đạo, cấp ủy, người
đứng đầu đơn vị cấu thành.
Bước 4:
Trên cơ sở kết quả lấy ý kiến tại các hội nghị nêu trên, đồng
thời căn cứ vào tiêu chuẩn, cơ cấu, số lượng theo quy định, cơ quan tổ chức rà
soát, tổng hợp, báo cáo tập thể lãnh đạo thảo luận và bỏ
phiếu kín giới thiệu nhân sự đưa vào danh sách đề nghị phê duyệt
bổ sung quy hoạch.
Những đồng chí được trên 50% tổng số
thành viên tập thể lãnh đạo đồng ý giới thiệu nhưng phải bảo
đảm cơ cấu, số lượng, tiêu chuẩn theo quy định (lấy từ cao
xuống) thì được đưa vào danh sách đề nghị
phê duyệt bổ sung quy hoạch.
- Các đơn vị thực hiện và hoàn thiện
hồ sơ đề nghị phê duyệt quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý để trình Ban Cán sự
đảng trước ngày 30/4/2019.
2. Xây dựng quy
hoạch chức danh Chủ tịch Hội đồng trường, Chủ tịch Hội đồng đại học và thành lập Hội đồng trường, Hội đồng đại học của các
đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ GDĐT
2.1. Về việc xây dựng quy hoạch chức
danh Chủ tịch Hội đồng trường, Chủ tịch Hội đồng đại học của
các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ GDĐT
Căn cứ Hướng dẫn số 139-HD/BCSĐ, ngày 19/9/2014 của Ban Cán sự đảng,
các trường đại học, đại học, học viện trực thuộc Bộ GDĐT phải xây dựng quy hoạch chức danh Chủ tịch Hội đồng trường, Chủ
tịch Hội đồng đại học để trình Ban Cán sự đảng xem xét, phê duyệt trước ngày
30/4/2019.
2.2. Về việc thành lập Hội đồng trường,
Hội đồng đại học của các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ GDĐT
- Các trường đại học, đại học, học viện
trực thuộc Bộ GDĐT đã thành lập Hội đồng trường, Hội đồng đại học theo quy định,
tổ chức rà soát, kiện toàn Hội đồng trường, Hội đồng, đại học theo Quy chế bổ
nhiệm, bổ nhiệm lại, kéo dài thời gian giữ chức vụ, thôi
giữ chức vụ, từ chức, miễn nhiệm, luân chuyển công chức, viên chức giữ chức vụ
lãnh đạo, quản lý của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm
theo Quyết định số 3268/QĐ-BGDĐT , ngày 29/8/2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và
Đào tạo.
- Các trường đại học, đại học, học viện
trực thuộc Bộ GDĐT chưa thành lập Hội đồng trường, Hội đồng đại học theo quy định,
phải xây dựng Đề án thành lập Hội đồng trường, Hội đồng đại
học theo Quy chế bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, kéo dài thời gian giữ chức vụ, thôi giữ chức vụ, từ chức, miễn nhiệm, luân chuyển
công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý của Bộ Giáo dục
và Đào tạo ban hành kèm theo Quyết định số 3268/QĐ-BGDĐT , ngày 29/8/2018 của Bộ
trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Ban Cán sự đảng yêu cầu 10 đơn vị
chưa thành lập Hội đồng trường (Trường Đại học Tây Bắc, Trường Đại học Sư phạm
Thể dục Thể thao Hà Nội, Trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp, Trường Đại học Sư
phạm Thành phố Hồ Chí Minh, Trường Đại học Sư phạm Thể dục
Thể thao Thành phố Hồ Chí Minh, Trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương, Học
viện Quản lý giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, Trường Đại học Hà Nội,
Trường Đại học Ngoại thương) phải xây dựng Đề án thành lập
Hội đồng trường theo đúng quy định, trình Bộ trưởng (qua Vụ
Tổ chức cán bộ) và Ban Cán sự đảng (qua Văn phòng Ban Cán sự đảng) xem xét, quyết
định trước ngày 20/5/2019.
- Các trường đại học, đại học, học viện
trực thuộc Bộ GDĐT chủ động xây dựng Kế hoạch thành lập Hội đồng trường, Hội đồng
đại học theo hướng, hội đồng trường là cơ quan thực quyền cao nhất của trường đại
học; bí thư đảng ủy kiêm chủ tịch hội đồng trường được ghi trong Nghị quyết số 19-NQ/TW, ngày 25/10/2017 của Ban
Chấp hành Trung ương khóa XII và tiến
tới triển khai thực hiện Luật sửa đổi, bổ sung một số điều
của Luật Giáo dục đại học có hiệu lực từ ngày 01/7/2019.
3. Tổ chức thực
hiện
- Vụ Tổ chức cán bộ phối hợp với Văn phòng Ban Cán sự đảng hướng dẫn; giám
sát các đơn vị thực hiện công tác rà soát, bổ sung quy hoạch cán bộ lãnh đạo,
quản lý và xây dựng quy hoạch chức danh Chủ tịch Hội đồng đại học, Chủ tịch Hội
đồng trường năm 2019 theo đúng quy định; đôn đốc, tổng hợp kết quả, báo cáo Ban Cán sự đảng xem xét, quyết định.
- Các đơn vị chủ động xây dựng kế hoạch
thực hiện công tác rà soát, bổ sung quy hoạch cán bộ lãnh đạo,
quản lý và xây dựng quy hoạch chức danh Chủ tịch Hội đồng đại học, Chủ tịch Hội.
đồng trường năm 2019; mời đại diện Vụ Tổ chức cán bộ, Văn
phòng Ban Cán sự đảng tham dự để giám sát quá trình thực hiện.
- Các đơn vị hoàn thiện hồ sơ đề nghị
phê duyệt quy hoạch cán bộ (theo Phụ lục 1) và gửi về Ban
Cán sự đảng Bộ Giáo dục và Đào tạo (qua Văn phòng Ban Cán
sự đảng).
Chi tiết xin liên hệ với đồng chí Phạm Văn Dũng, Trưởng phòng - Thư ký Ban Cán sự đảng Bộ GDĐT;
Điện thoại di động: 0964368999; Địa chỉ email: pvdung@moet.gov.vn.
Trân trọng.
Nơi nhận:
- Như kính gửi;
- Bộ trưởng, Bí thư BCSĐ (để b/c);
- Phó Bí thư BCSĐ (để b/c);
- Các đồng chí Ủy viên BGSĐ;
- Lưu VP BCSĐ (10).
|
T/M BAN CÁN SỰ
ĐẢNG
ỦY VIÊN
Lê Hải An
|
PHỤ LỤC 1
HỒ
SƠ ĐỀ NGHỊ PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH CÁN BỘ
(kèm theo Công văn số 89-CV/BCSĐ, ngày 26/02/2019 của Ban Cán
sự đảng)
1. Tờ trình của đơn vị đề nghị phê duyệt quy hoạch cán bộ
2. Danh sách trích ngang quy hoạch
cán bộ (theo mẫu gửi kèm Hướng dẫn số 139-HD/BCSĐ, ngày 19/9/2014 của Ban Cán sự
đảng)
3. Hồ sơ của từng cán bộ có tên trong
danh sách đề nghị phê duyệt quy hoạch gồm có:
- Bản sao giấy
khai sinh (nếu có);
- Sơ yếu lý lịch (theo mẫu
2C/TCTW) do cá nhân tự khai, được cơ quan chức năng xác minh;
- Bản sao có xác thực các văn bằng, chứng
chỉ về trình độ học vấn, chuyên môn, nghiệp vụ, lý luận chính
trị, ngoại ngữ và các chứng chỉ khác (nếu có);
- Bản kê khai tài sản;
- Nhận xét, đánh giá về 3 năm công
tác gần nhất của chi bộ, thường vụ đảng ủy và tập thể lãnh đạo cơ quan nơi cán bộ công
tác;
- Nhận xét của đại diện cấp ủy nơi
cán bộ cư trú thường xuyên về trách nhiệm công dân của cán
bộ và gia đình cán bộ.
- Kết luận bằng văn bản về tiêu chuẩn
chính trị (lịch sử chính trị và chính trị hiện nay) của cấp ủy có thẩm quyền theo quy định.