Kính gửi: Ủy ban nhân
dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Thực hiện Quyết định số 272-QĐ/TW ngày
21/01/2015 ban hành Quy chế Quản lý thống nhất các hoạt động đối ngoại (Quy chế
272), Kết luận số 33-KL/TW ngày 25/7/2018 về việc tiếp tục thực hiện Quy chế quản
lý thống nhất các hoạt động đối ngoại ban hành kèm theo Quy chế 272 (Kết luận
33) và Hướng dẫn số 05-HD/BĐNTW ngày 26/3/2019 của Ban Đối ngoại Trung ương hướng dẫn
thực hiện Quy chế 272 và Kết luận 33, Bộ Ngoại giao xin đề nghị Quý Ủy ban báo
cáo kết quả hoạt động đối ngoại 06 tháng đầu năm 2022 và phương hướng nhiệm vụ
06 tháng cuối năm 2022 (gợi ý khung báo cáo kèm
theo).
Bộ Ngoại giao mong nhận được Báo cáo của
Quý Ủy ban trước ngày 10/6/2022 để tổng hợp,
báo cáo Bộ Chính trị, Ban Bí thư và Thủ tướng Chính phủ theo quy định.
Thông tin liên hệ: đ/c Cao Văn Công,
Chuyên viên Cục Ngoại vụ, Bộ Ngoại giao; điện thoại: (024) 3799 5234; email
cucngoaivu@gmail.com.
Bộ Ngoại giao trân trọng cảm ơn sự hợp
tác của Quý Ủy ban./.
Nơi nhận:
-
Như trên;
- Văn phòng Chính phủ;
- Ban Đối ngoại Trung ương;
- Sở Ngoại vụ các tỉnh/thành phố;
- Lưu: HC, CNV.
|
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Hà Kim Ngọc
|
Mẫu
01
GỢI Ý KHUNG BÁO CÁO
DÀNH CHO CÁC TỈNH/THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC
TRUNG ƯƠNG VỀ CÔNG TÁC ĐỐI NGOẠI 06 THÁNG ĐẦU NĂM VÀ PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ NĂM
06 THÁNG CUỐI NĂM 2022
(Kèm
theo Công văn số
2013/BNG-CNV
ngày
23 tháng 5 năm 2022)
I. Bối cảnh:
- Đặc điểm tình hình khu vực và quốc tế
06 tháng đầu năm 2022 tác động tới việc thực hiện các nhiệm vụ của địa phương về
đối ngoại, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội. Khái quát về tình hình phát triển
kinh tế, xã hội ở địa phương; nêu rõ các nhiệm vụ của địa phương đối ngoại của
địa phương gắn với phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội.
- Đánh giá chung về kết quả hoạt động
đối ngoại 06 tháng đầu năm 2022.
II. Công tác chỉ đạo điều
hành của địa phương về triển khai đường lối, chủ trương, định hướng đối ngoại
và quy định về quản lý hoạt động đối ngoại của Đảng và Nhà nước:
- Về việc ban hành các văn bản quy phạm
pháp luật, văn bản chỉ đạo, điều hành của cơ quan nhằm quán triệt, thực hiện đường
lối, chủ trương, định hướng đối ngoại và quy định về quản lý hoạt động đối ngoại
của Đảng và Nhà nước như:
+ Ban hành/ điều chỉnh, cập nhật văn bản
của cơ quan nhằm thực hiện các Nghị quyết, Quyết định của Đảng và Chính phủ về
hội nhập quốc tế, đối ngoại đa phương.
+ Tình hình thực hiện Quy chế Quản lý
thống nhất hoạt động đối ngoại theo Kết luận 33-KL/TW ngày 25/7/2018 của Bộ
Chính trị về việc tiếp tục thực hiện Quy chế quản lý thống nhất các hoạt động đối
ngoại ban hành kèm theo Quyết định số 272-QĐ/TW ngày 21/01/2015 của Bộ Chính trị khóa XI
ban hành Quy chế Quản lý thống nhất các hoạt động đối ngoại và Hướng dẫn
05-HD/BĐNTW ngày
26/3/2019 của Ban Đối ngoại Trung ương hướng dẫn thực hiện Quy chế 272 và Kết
luận 33.
- Triển khai Định hướng công tác đối
ngoại địa phương trên cơ sở kết quả Hội nghị Ngoại vụ toàn quốc lần thứ 20.
III. Kết quả triển
khai công tác đối ngoại 06 tháng đầu năm 2022:
1. Công tác tổ chức
và quản lý đoàn ra/ đoàn vào:
- Việc xây dựng và phê duyệt Kế hoạch
đoàn ra, đoàn vào của địa phương (bao gồm cả đoàn cấp Lãnh đạo tỉnh, sở, ban
ngành và các đoàn cấp dưới). Đánh giá tỷ lệ thực hiện so với kế hoạch đã được
duyệt.
- Số lượng đoàn ra/đoàn vào 06 tháng đầu
năm 2022; số lượng thành viên đoàn cụ thể, tăng/giảm so với cùng kỳ năm 2021.
- Đánh giá tóm tắt nội dung làm việc chủ yếu, kết
quả đạt được, hiệu quả của các đoàn công tác.
- Việc tuân thủ các quy định của Đảng
và Nhà nước trong tổ chức đoàn ra (Chỉ thị 38 của Bộ Chính trị; chỉ đạo của Thủ
tướng Chính phủ và các quy định theo Kết luận 33, Quy chế 272); trường hợp vi
phạm và hình thức xử lý (nếu có); sự phối hợp với Bộ Ngoại giao và các Cơ quan
đại diện Việt Nam ở nước ngoài trong quá trình tổ chức đoàn ra.
2. Công tác
ký kết và thực hiện các thỏa thuận quốc tế do địa phương ký kết; việc gia nhập
và/hoặc rút khỏi các tổ chức quốc tế:
b. Công tác ký kết và thực hiện điều ước
quốc tế, thỏa thuận quốc tế do cơ quan đề xuất; việc gia nhập và/hoặc rút khỏi
các tổ chức quốc tế:
(i) Công tác ký kết và thực hiện các
thỏa thuận quốc tế:
Báo cáo về việc ký kết và thực hiện điều
ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế, các văn bản hợp tác quốc tế cụ thể của các đơn
vị trực thuộc cũng như các hợp đồng cam kết quốc tế của các doanh nghiệp 06
tháng đầu năm 2022, trong đó nêu rõ:
- Thống kê các điều ước quốc tế, thỏa
thuận quốc tế đã chủ trì ký kết trong 06 tháng đầu năm 2022 (tên văn bản, ngày
ký, ngày hiệu lực).
- Thống kê các điều ước quốc tế, thỏa
thuận quốc tế đã hết hiệu lực hoặc chấm dứt hiệu lực trong 06 tháng đầu năm
2022 (tên văn bản, ngày ký, ngày hiệu lực).
- Đánh giá việc thực hiện các điều ước
quốc tế, thỏa thuận quốc tế đã ký kết từ trước đến nay; tập trung đánh giá về
hiệu quả thực hiện; nêu các khó khăn, vướng mắc (nếu có).
- Dự kiến các điều ước quốc tế, thỏa
thuận quốc tế sẽ ký kết trong 06 tháng cuối năm 2022.
(ii) Gia nhập và/hoặc rút khỏi các tổ
chức quốc tế (nếu có): Báo cáo về việc gia nhập và/hoặc rút khỏi các tổ chức quốc
tế của địa phương trong 06 tháng đầu năm 2022 và việc triển khai thực hiện các
quyền, nghĩa vụ
liên quan.
c. Tình hình hợp tác quốc tế cấp địa
phương, đánh giá, kiến nghị,
đề xuất
Thống kê các cặp quan hệ cấp địa
phương theo thỏa thuận quốc tế đã ký kết trong 6 tháng đầu năm 2022 theo Mẫu 4 kèm theo.
3. Công tác tổ
chức và quản lý hội nghị, hội thảo quốc tế:
- Báo cáo về việc chỉ đạo, điều hành
liên quan đến công tác hội nghị, hội thảo quốc tế theo Quyết định 06/2020/QĐ-TTg
ngày 21/02/2020 của Thủ tướng Chính phủ về tổ chức và quản lý hội nghị, hội thảo
quốc tế tại Việt Nam (Quyết định 06) (xây dựng Quy chế mới, ban hành thủ tục
hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết, tổ chức phổ biến, hướng dẫn quy định mới...).
- Tổng hợp số lượng các hội nghị, hội
thảo quốc tế do địa phương chủ trì tổ chức và cấp phép cho các cơ quan, đơn vị,
tổ chức, doanh nghiệp trực thuộc và thuộc phạm vi quản lý của địa phương tổ chức,
tỷ lệ tăng/ giảm so với cùng kỳ năm 2021, (trên cơ sở danh mục thống kê các hội nghị, hội
thảo quốc tế theo Quyết định 06 tại Mẫu 05 kèm theo).
- Nội dung chủ yếu của các hội nghị, hội
thảo quốc tế, kết quả đạt được; ý nghĩa và đóng góp đối với công tác đối ngoại
chung của địa phương cũng như cả nước.
- Công tác quản lý hội nghị, hội thảo
quốc tế của địa phương, xử lý vi phạm (nếu có), đánh giá chất lượng, hiệu quả tổ
chức và quản lý hội nghị hội thảo quốc tế.
4. Công tác
ngoại giao kinh tế:
- Tổ chức các hoạt động xúc tiến đầu
tư và xúc tiến thương mại quốc tế;
- Kết quả hoạt động kinh tế đối ngoại
06 tháng đầu năm 2022:
(i) Giá trị xuất nhập khẩu: tăng/giảm
so với cùng kỳ năm 2021 và so sánh với dự kiến ban đầu;
(ii) Tình hình thu hút đầu tư trực tiếp
nước ngoài FDI và ODA 06 tháng đầu năm 2022, tăng/giảm so với cùng kỳ năm 2021;
theo khu vực (châu Á, châu Âu, châu Mỹ,...); quốc gia có mức đầu tư FDI, ODA lớn
nhất.
(iii) Tình hình doanh nghiệp địa
phương đầu tư ra nước ngoài (nếu có). Tiến độ triển khai các dự án FDI, khó
khăn, vướng mắc (nếu có).
- Cập nhật tình hình triển khai Chỉ thị
số 04-CT/TW ngày 15/4/2010 về tăng cường công tác NGKT trong thời kỳ đẩy mạnh
công nghiệp hóa, hiện đại hóa; Nghị quyết 22-NQ/TW về Hội nhập quốc tế; Nghị
quyết số 31/NQ-CP của Chính phủ và Chỉ thị 15/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về
thực hiện Nghị quyết 22-NQ/TW về Hội nhập quốc tế; trọng tâm hoạt động đối ngoại
và triển khai hội nhập quốc tế trong năm 2021; nêu rõ những thuận lợi, khó khăn
của địa phương, những ngành, lĩnh vực sản xuất của địa phương đã và đang chịu
tác động của quá trình Hội nhập quốc tế; nguyên nhân và đề xuất giải pháp.
5. Công tác vận
động và quản lý viện trợ phi chính phủ nước ngoài (PCPNN):
- Số lượng và giá trị các dự án mới của
tổ chức PCPNN triển khai tại địa phương trong 06 tháng đầu năm 2022; số tổ chức
đã: có Giấy đăng ký và có địa bàn hoạt động tại địa phương/ có Giấy đăng ký,
nhưng không đăng ký địa bàn hoạt động tại địa phương/ chưa có Giấy đăng ký hiện
đang triển khai hợp tác.
- Kết quả thực hiện dự án của các tổ
chức PCPNN; tỷ lệ tăng/giảm về số lượng và giá trị các dự án so với cùng kỳ năm
2021.
- Đánh giá thuận lợi, khó khăn; hiệu
quả các dự án.
6. Công tác
ngoại giao văn hóa:
- Công tác phối hợp trong quá trình
xây dựng, đệ trình, vận động cho các hồ sơ trình UNESCO; công tác bảo tồn và
phát huy giá trị di sản; tham dự hội nghị, hội thảo trong khuôn khổ UNESCO (đối
với các địa phương đã có danh hiệu
của UNESCO và đang lập hồ sơ đệ trình UNESCO).
- Các hoạt động thúc đẩy, gắn kết ngoại
giao văn hóa với ngoại giao chính trị và ngoại giao kinh tế; quảng bá hình ảnh đất nước,
con người và văn hóa Việt Nam; tổ chức các lễ hội, festival quốc tế tại
địa phương; đón Đoàn ngoại giao thăm, làm việc và tham gia các hoạt động văn
hóa tại địa phương; phối hợp tổ chức các sự kiện ngoại giao văn hóa trong và
ngoài nước.
- Tổ chức giảng dạy, cập nhật nâng cao
kiến thức ngoại giao văn hóa cho lãnh đạo, cán bộ đối ngoại địa phương.
- Xác định các yếu tố giao lưu văn hóa
ở địa phương với các nước khác trong khu vực.
7. Công tác
thông tin đối ngoại và quản lý hoạt động thông tin, báo chí của phóng viên nước
ngoài tại địa phương:
a. Đánh giá công tác quản lý, tranh thủ
phóng viên nước ngoài:
- Công tác phối hợp triển khai Nghị định
số 88/2012/NĐ-CP ngày 23/10/2012 của Chính phủ quy định về hoạt động thông tin,
báo chí của báo chí nước ngoài, cơ quan đại diện nước ngoài tại địa phương và
Thông tư số 06/2012/TT-BNG ngày 10/12/2012 của Bộ Ngoại giao về việc ban hành
biểu mẫu triển khai thực hiện một số điều của Nghị định 88.
- Việc giải quyết các đề nghị của
phóng viên nước ngoài hoạt động báo chí tại địa phương, những điểm cần lưu ý
khi phối hợp xử lý phóng viên nước ngoài đến tác nghiệp tại địa phương; thống
kê số đoàn, số phóng viên và nội dung hoạt động báo chí của phóng viên nước
ngoài tại địa phương.
b. Đánh giá công tác
thông tin đối ngoại
- Công tác phối hợp trong thông tin
tuyên truyền đối ngoại; quảng bá địa phương; giải thích, vận động, đấu tranh dư
luận đặc biệt khi có các vụ việc xảy ra tại địa phương.
- Công tác đào tạo, bồi dưỡng về công
tác thông tin đối ngoại, kỹ năng phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí,
trả lời phỏng vấn báo chí, xử lý khủng hoảng... cho cán bộ làm công tác thông
tin đối ngoại tại địa phương.
c. Đề xuất các biện
pháp nâng cao hiệu quả phối
hợp giữa địa phương với Bộ Ngoại giao và các Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước
ngoài trong việc triển khai các hoạt động thông tin đối ngoại, tuyên truyền quảng
bá địa phương.
d. Hiệu quả tăng cường
thông tin quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam tại địa phương; giới
thiệu cơ hội đầu tư, tiềm năng hợp tác phát triển kinh tế của địa phương.
8. Công tác
biên giới lãnh thổ:
a. Các tỉnh biên giới đất liền với
Trung Quốc:
- Tình hình công tác quản
lý biên giới, xử lý các sự kiện biên giới: các vi phạm ảnh hưởng đến đường biên
giới, mốc giới, xâm canh, xâm cư, buôn lậu; người xuất nhập cảnh trái phép...
- Những vấn đề tồn tại, khó khăn cần
tháo gỡ với Trung Quốc.
- Tình hình thực hiện Chỉ thị 1326/CT-TTg
ngày 27/7/2010 của Thủ tướng
Chính phủ về tổ chức triển khai thực hiện các văn kiện biên giới trên đất liền
Việt Nam - Trung Quốc.
- Tình hình hợp tác giữa các địa
phương giáp biên với địa phương Trung Quốc, nhất là hợp tác quản lý lao động
qua biên giới, khả năng nhân rộng mô hình quản lý hợp tác lao động qua biên giới
ra các địa phương trên toàn tuyến biên giới Việt - Trung.
- Công tác tập huấn, tuyên truyền về
các văn kiện pháp lý biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc.
- Những vấn đề cần tháo gỡ.
b. Các tỉnh biên giới đất liền với Lào
- Tình hình triển khai công tác tăng
dày, tôn tạo hệ thống mốc quốc giới và công tác quản lý biên giới, trong đó đề
nghị nêu cụ thể: tiến độ giải quyết các vấn đề phát sinh; các sự kiện nổi bật.
- Việc tìm kiếm, cất bốc, hồi hương mộ
liệt sỹ Việt Nam hy sinh tại Lào; hoạt động của Đại sứ quán, Tổng lãnh sự quán,
các tổ chức PCPNN tại địa phương; hợp tác các tỉnh biên giới Việt - Lào; hợp
tác tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia.
- Báo cáo tình hình triển khai Đề án
Thỏa thuận giữa Chính phủ Việt Nam và Lào về giải quyết vấn đề người di cư tự
do và kết hôn không giá thú trong vùng biên giới Việt Nam - Lào; tổng hợp danh sách người
di cư tự do và kết hôn không giá thú trong vùng biên giới Việt Nam - Lào.
c. Các tỉnh biên giới đất liền
Campuchia
- Tình hình, kết quả triển khai công
tác phân giới, cắm mốc quốc giới
và công tác quản lý biên giới, trong đó đề nghị nêu cụ thể: tiến độ giải quyết
các vấn đề phát sinh; các sự kiện nổi bật; những khó khăn, vướng mắc.
- Tình hình triển khai công tác tuyên
truyền về phân giới, cắm mốc biên giới đất liền Việt Nam - Campuchia.
- Việc tìm kiếm, cất bốc, hồi hương mộ
liệt sỹ Việt Nam hy sinh tại Campuchia; hoạt động của Đại sứ quán, Tổng lãnh sự
, các tổ chức phi chính phủ tại địa phương hợp tác các tỉnh biên giới Việt Nam
- Campuchia; hợp tác tam giác phát triển Việt Nam - Campuchia - Lào.
d. Các tỉnh ven biển:
- Tình hình quản lý, khai thác và bảo
vệ biển tại địa phương.
- Vấn đề quản lý tàu cá, ngư dân;
chính sách khuyến khích và đãi ngộ ngư dân đánh bắt xa bờ; tình trạng tàu cá/
ngư dân vi phạm vùng biển nước ngoài (so sánh tăng/giảm so với năm trước).
- Hoạt động và phối hợp trong đấu
tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo, bao gồm cả hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận
thức của nhân dân trong công tác này.
- Tình hình sưu tầm, tìm kiếm tài liệu
và chứng cứ lịch sử khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo
Hoàng Sa - Trường Sa ở địa phương.
- Kế hoạch tìm kiếm, cất bốc, hồi
hương mộ liệt sỹ hi sinh trong đấu tranh bảo vệ chủ quyền trên hai quần đảo
Hoàng Sa - Trường Sa.
- Công tác tập huấn, tuyên truyền pháp
luật, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về chủ quyền biển, đảo.
- Tình hình hợp tác quốc tế (hội nghị,
hội thảo có yếu tố nước ngoài, hợp tác trong lĩnh vực tàu thuyền, đánh bắt...);
việc triển khai các Đề án, dự án liên quan đến biển đảo có yếu tố nước ngoài;
tình trạng tàu cá/ ngư dân nước ngoài vi phạm vùng biển của ta; quản lý, kiểm
soát việc phát hành, lưu hành các ấn phẩm, sản phẩm có nội dung nhạy cảm về biển
đảo có thể ảnh hưởng đến chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước ta về chủ
quyền biển đảo.
e. Tình hình hợp tác xuyên biên giới
phòng chống dịch bệnh Covid-19.
9. Công tác
lãnh sự và bảo hộ công dân:
- Tình hình xuất nhập cảnh (số lượng
đoàn ra, trong đó có số liệu về cán bộ công chức địa phương đi công tác nước
ngoài và người địa phương xuất cảnh ra nước ngoài; số lượng đoàn vào, gồm số lượng
khách đối ngoại và người nước ngoài vào đầu tư, du lịch...)
- Tình hình công dân địa phương vi phạm
pháp luật nước ngoài, nhất là các tỉnh giáp biên giới với Trung Quốc, Lào,
Campuchia (số lượng công dân xuất cảnh, cư trú và lao động trái phép tại nước
ngoài); số liệu công dân nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam, bị đưa ra xét xử,
thi hành án và hoạt động thăm lãnh sự của CQĐD nước ngoài tại Việt Nam.
- Các hoạt động phối hợp ứng phó thảm
họa thiên tai, cứu hộ, cứu nạn hoặc xử lý các tình huống lãnh sự khẩn cấp (tại
địa phương và ở nước ngoài) xảy ra đối với công dân Việt Nam hoặc người nước
ngoài.
- Cơ chế trao đổi thông tin và giải
quyết các vấn đề liên quan đến công tác lãnh sự giữa Ủy ban nhân dân tỉnh/thành
phố (Sở Ngoại vụ) và Bộ Ngoại giao (Cục Lãnh sự).
- Công tác hướng dẫn, tuyên truyền và triển
khai thực hiện pháp luật liên quan đến công tác lãnh sự và bảo hộ công dân Việt
Nam ở nước ngoài.
- Công tác bảo hộ ngư dân ta bị lực lượng chức
năng của nước ngoài bắt giữ, xét xử.
- Công tác lãnh sự, bảo hộ công dân trong
thời kỳ dịch bệnh Covid-19.
10. Công tác
đối với người Việt Nam ở nước ngoài:
- Tình hình, số lượng và hoạt động của
kiều bào đang sinh sống, đầu tư, kinh doanh, hợp tác nghiên cứu văn hóa, khoa học
kỹ thuật, giáo dục đào tạo, thăm thân, du lịch tại địa phương (tăng, giảm so với
năm trước, nguyên nhân); nghiên cứu, đánh giá số lượng kiều bào là người địa
phương hiện đang sinh sống ở nước ngoài.
- Thông tin về các dự án của kiều bào
tại địa phương (số lượng, quy mô, số vốn, lĩnh vực hoạt động...)
- Thông tin về Hội thân nhân kiều bào,
Hội liên lạc với người Việt Nam ở nước ngoài tại địa phương (tên gọi, tôn chỉ, mục
đích, số lượng hội viên, địa chỉ, ngày thành lập, các hoạt động...).
- Các hoạt động dành cho kiều bào do địa
phương tổ chức.
- Công tác liên quan đến người Việt
Nam ở nước ngoài tại địa phương (giải quyết khiếu kiện, tố cáo, khen thưởng,
các lĩnh vực lãnh sự, tư pháp khác...).
- Thông tin về người Việt Nam có công
đang định cư ở nước ngoài.
- Công tác tuyên truyền, phổ biến cho
kiều bào và thân nhân kiều bào về đất nước, địa phương; vận động kiều bảo và
thân nhân kiều bào về tham gia đóng góp phát triển quê hương.
- Hỗ trợ doanh nhân, trí thức kiều bào
về đầu tư, làm việc tại địa phương, đặc biệt là việc đơn giản hóa thủ tục hành
chính.
11. Các hình
thức khen thưởng cấp Nhà nước, cấp tỉnh đã tặng cho tập thể,
cá nhân người nước ngoài, người Việt Nam ở nước ngoài có thành tích xuất sắc được
địa phương công nhận:
(Mẫu 7 kèm theo)
12. Công tác
thanh tra chuyên ngành:
Việc triển khai công tác thanh tra
chuyên ngành tại địa phương theo quy định tại Nghị định 17/2017/NĐ-CP và định
hướng của Thanh tra Bộ Ngoại giao.
- Tổng số cuộc thanh tra chuyên ngành,
thanh tra độc lập trong 06 tháng đầu năm và kế hoạch thanh tra 06 tháng cuối
năm 2022 (bao gồm cả thanh tra các tổ chức phi chính phủ nước ngoài); số đối tượng
được thanh tra (cá nhân, tổ chức).
- Những lĩnh vực thanh tra theo quy định
tại Điều 15, Điều 16 của Nghị định 17/2014/NĐ-CP (số cá
nhân, tổ chức vi phạm; nội dung vi phạm; kết quả xử lý sau thanh tra)
- Những thuận lợi, khó khăn và những
kiến nghị, đề xuất giải pháp.
13. Xây dựng
nội bộ và công tác phối hợp:
a. Xây dựng nội bộ:
- Xây dựng các văn bản quy phạm pháp
luật trong việc quản lý đối ngoại tại địa phương: Đã xây dựng hoặc dự kiến sẽ
xây dựng những văn bản nào.
- Những thay đổi trong tổ chức bộ máy
và đội ngũ cán bộ làm công tác đối ngoại trong 06 tháng đầu năm 2022 (nếu có).
- Các hoạt động bồi dưỡng, đào tạo, tập
huấn về kiến thức, kỹ năng cho cán bộ làm công tác đối ngoại.
b. Công tác phối hợp:
Đánh giá kết quả phối hợp tổ chức triển
khai các hoạt động đối ngoại với các cơ quan đầu mối ở Trung ương và các cơ
quan có liên quan.
IV. Khó khăn vướng mắc,
nguyên nhân:
Đề nghị làm rõ:
- Những khó khăn, hạn chế vướng mắc trong
quá trình triển khai công tác đối ngoại tại địa phương; những mặt làm được và
chưa làm được.
- Nguyên nhân chủ quan và khách quan.
V. Phương hướng công
tác đối ngoại 06 tháng cuối năm 2022:
- Dự báo về tình hình chính trị, an
ninh, kinh tế quốc tế và khu vực có thể tác động đến địa phương; các nhiệm vụ đối
ngoại đặt ra với địa phương trong thời gian tới.
- Nêu rõ các trọng tâm, nội dung, kế
hoạch trọng tâm trong 06 tháng cuối năm 2022; các biện pháp, giải pháp thực hiện.
VI. Đề xuất giải
pháp, kiến nghị để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác đối ngoại nói chung của
địa phương:
- Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu
quả công tác đối ngoại địa phương nói chung, hoàn thiện bộ máy cơ quan ngoại vụ,
tăng cường đào tạo bồi dưỡng trong 06 tháng cuối năm 2022.
- Những kiến nghị, đề xuất cụ thể tới
Chính phủ, Bộ Ngoại giao và các cơ quan liên quan.
- Các vấn đề cần hỗ trợ của Bộ Ngoại
giao trong 06 tháng cuối năm 2022./.
Mẫu
02
Ủy ban nhân dân tỉnh/thành phố: ................
BẢNG TỔNG HỢP ĐOÀN RA, ĐOÀN VÀO 06 THÁNG ĐẦU NĂM 2022
I- ĐOÀN RA
1. Danh sách các đoàn do cấp có thẩm
quyền ở Trung ương phê duyệt
TT
|
Tên đoàn
|
Trưởng đoàn
|
Nước đi
|
Đối tác làm
việc
|
Nội dung hoạt
động
|
Số người
|
Thời gian
thực hiện/dự kiến thực hiện ban đầu
|
Kinh phí
|
Báo cáo
|
Đoàn trong
Kế hoạch
|
Ghi chú
|
|
1
|
2
|
3
|
4
|
5
|
6
|
7
|
8
|
9
|
10
|
11
|
ĐOÀN ĐÃ THỰC
HIỆN
|
1
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Đầu mối liên hệ về đoàn ra,
đoàn vào:
(ghi rõ Họ tên, Chức vụ, Số điện thoại, email)
Ghi chú:
1- "Tên đoàn": Đoàn cấp
nào, đối tượng nào (Ví dụ: Đoàn Lãnh đạo cơ quan/tổ chức/địa phương, Đoàn
cán bộ cấp Vụ, chuyên viên....).
2- "Trưởng đoàn": Ghi
rõ họ tên, chức vụ của Trưởng đoàn.
3- "Nước đi": Ghi đầy
đủ các nước đi công tác theo lộ trình.
4- "Đối tác làm việc": Ghi rõ những
đối tác làm việc chính.
5- "Nội dung hoạt động":
Ghi những nội dung làm việc chính.
6- "Số người": Ghi rõ
tổng số thành viên tham gia Đoàn, bao gồm cả Trưởng đoàn.
7- "Thời gian thực hiện":
Ghi cụ thể từ ngày, tháng, năm nào tới ngày, tháng, năm nào.
8- "Kinh phí": Ghi cụ
thể phía Việt Nam chi những khoản nào, kinh phí lấy từ nguồn nào; phía đối tác
chi những khoản nào.
9- "Báo cáo": Ghi rõ
số và ngày phát hành văn bản báo cáo kết quả hoạt động của đoàn/văn bản báo cáo
hoãn đoàn, nơi gửi báo cáo (bỏ trống nghĩa là không có báo cáo).
10- "Đoàn trong Kế hoạch":
Đánh dấu (x) nếu là đoàn có trong kế hoạch đã được duyệt, bỏ trống nếu là đoàn
ngoài kế hoạch.
P
STT
|
Tên cơ quan,
đơn vị
|
Số đoàn đi
công tác do cơ quan, đơn vị chủ trì
|
Số lượt tham
gia đoàn của các cơ quan, đơn vị khác
|
Số đoàn
khác
|
Nguồn kinh
phí
|
Số đoàn
trong/ngoài Kế hoạch
|
NSNN
|
Nguồn khác
|
Trong
|
Ngoài
|
|
1
|
2
|
3
|
4
|
5
|
6
|
7
|
8
|
ĐOÀN ĐÃ THỰC
HIỆN
|
1
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng cộng
|
|
|
|
|
|
|
|
Ghi chú:
1- "Tên cơ quan, đơn vị":
Ghi rõ tên từng cơ quan, đơn vị (Ví dụ: 1. Sở Ngoại vụ; 2. Sở Giáo dục và
Đào tạo;...).
Các cơ quan, đơn vị chỉ cần thống kê số lượng đoàn ra
là những cơ quan, đơn vị khi đi nước ngoài cần có phê duyệt của lãnh đạo bộ, cơ
quan ngang bộ thuộc Chính phủ, lãnh đạo địa phương như: các cục, vụ, sở, ban,
ngành, địa phương trực thuộc tỉnh/thành phố; các tổ chức nhân dân tại địa
phương; các doanh nghiệp nhà nước hoặc có vốn đầu tư của nhà nước trực thuộc
các bộ, các địa phương;...
2- "Số đoàn đi công
tác do cơ quan, đơn vị chủ trì": Ghi số lượng các đoàn do
cơ quan, đơn vị trực thuộc các bộ, cơ quan ngang bộ, địa phương chịu trách nhiệm
tổ chức theo chức năng, nhiệm vụ (không thống kê những trường hợp cơ quan,
đơn vị được giao tổ chức các đoàn cấp bộ, tỉnh; do những
đoàn này đã được thống kê tại mục 1. VD: Sở Ngoại vụ được giao tổ chức đoàn cấp
tỉnh).
3- "Số lượt tham
gia đoàn của các cơ quan, đơn vị khác": Ghi rõ số lượt
cán bộ của cơ quan, đơn vị mình được cử tham gia đoàn do các cơ quan, đơn vị, địa
phương khác chủ trì. (Ví dụ: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh A cử 15 lượt cán
bộ tham gia các đoàn đi nước ngoài trong đó 8 lượt tham gia đoàn của Trung
ương, 3 lượt tham gia đoàn của Sở Nội vụ, 4 lượt tham gia đoàn của Sở Tài
nguyên và Môi trường;...).
4- "Số đoàn
khác":
Ghi rõ số lượng các đoàn hoặc các cá nhân đi nước ngoài vì việc riêng
như du lịch, học tập (tự túc), thăm thân, khám chữa bệnh,... (theo dõi, quản
lý đến đâu thì cung cấp số liệu đến đó).
5- "NSNN" (Ngân sách nhà
nước): Ghi rõ số lượng các
đoàn sử dụng ngân sách nhà nước (toàn bộ hoặc 1 phần).
6- "Nguồn khác": Ghi
rõ số lượng các
đoàn sử dụng các nguồn kinh phí khác (chỉ tính những đoàn
sử dụng toàn bộ kinh phí không phải từ ngân sách nhà nước).
7- "Trong Kế hoạch":
Ghi rõ số lượng các đoàn có trong Kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
8- "Ngoài Kế hoạch": Ghi rõ số
lượng các đoàn phát sinh.
Lưu ý:
(i) Thống kê riêng số lượng đoàn công
tác do địa phương chủ trì, tổ chức và số lượng tham gia các đoàn do cơ quan
Trung ương hoặc địa phương khác chủ trì tổ chức (như: tháp tùng Lãnh đạo cấp
cao, tham gia đoàn 165...);
(ii) Không thống kê các đoàn ra đi tham
quan, du lịch, thăm thân, khám sức khỏe, đi vì việc riêng,..
II- ĐOÀN VÀO
1. Danh sách các đoàn vào do cấp có thẩm
quyền ở Trung ương phê duyệt: chỉ thống kê các hoạt động đón đoàn từ nước
ngoài vào (có thủ tục xuất - nhập cảnh) do cơ quan, tổ chức, địa phương
chủ trì; đối với việc đón tiếp khách nước ngoài (chẳng hạn: đoàn các đại sứ quán, tổng lãnh
sự quán nước ngoài tại Việt Nam, tổ chức phi chính phủ
nước ngoài tại Việt Nam,...) thì thống kê riêng bằng một bảng khác nếu thấy cần
thiết phải báo cáo.
STT
|
Tên đoàn
|
Trưởng đoàn
|
Đến từ nước
|
Nội dung hoạt
động
|
Số người
|
Thời gian
thực hiện/dự kiến thực hiện ban đầu
|
Kinh phí
|
Báo cáo
|
Đoàn Trong
KH
|
Ghi chú
|
|
1
|
2
|
3
|
4
|
5
|
6
|
7
|
8
|
9
|
10
|
ĐOÀN ĐÃ THỰC
HIỆN
|
1
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Đầu mối liên hệ về đoàn ra,
đoàn vào:
(ghi rõ Họ tên, Chức vụ, Số điện thoại, email)
Ghi chú:
1- "Tên đoàn": Đoàn của
nước/cơ quan/địa phương/đối tác...
2- "Trưởng đoàn": Ghi
rõ họ tên, chức vụ của Trưởng đoàn.
3- "Đến từ nước": Ghi
rõ nước cử đoàn vào; trường hợp đoàn vào thuộc tổ chức quốc tế thì ghi tên nước
đặt trụ sở.
4- "Nội dung hoạt động":
Những nội dung làm việc chính.
5- "Số người": Ghi rõ
tổng số khách nước ngoài vào Việt Nam, bao gồm cả Trưởng đoàn.
6- "Thời gian thực hiện":
Ghi cụ thể đoàn vào Việt Nam từ ngày, tháng, năm nào tới ngày, tháng, năm nào.
7- "Kinh phí": Ghi cụ thể
phía Việt Nam chi những khoản nào, kinh phí lấy từ nguồn nào; phía đối tác chi
những khoản nào.
8- "Báo cáo": Ghi rõ số
và ngày phát hành văn bản báo cáo kết quả hoạt động của đoàn, nơi gửi Báo cáo (Bỏ
trống nghĩa là không có báo cáo).
9- "Đoàn trong Kế hoạch":
Đánh dấu (x) nếu là đoàn có trong kế hoạch đã được duyệt, bỏ trống nếu là đoàn
ngoài kế hoạch.
2. Số lượng các đoàn cấp cục/vụ/sở/ngành/địa
phương trực thuộc: chỉ thống kê số lượng đoàn từ
nước ngoài vào (có thủ tục xuất - nhập cảnh) do cơ quan, tổ chức, địa phương chủ
trì; đối với việc đón tiếp khách nước ngoài (chẳng hạn: đoàn
các ĐSQ, TLSQ nước ngoài tại VN, tổ chức PCPNN tại VN,...) thì thống kê riêng bằng
một bảng khác nếu
thấy cần thiết phải báo cáo.
STT
|
Tên cơ
quan/đơn vị
|
Số đoàn do
cơ quan/đơn vị chủ trì đón
|
Số đoàn do
cơ quan, đơn vị phối hợp đón
|
Số đoàn khác
|
Nguồn kinh
phí
|
Trong/ngoài
Kế hoạch
|
NSNN
|
Nguồn khác
|
Trong
|
Ngoài
|
|
1
|
2
|
3
|
4
|
5
|
6
|
7
|
8
|
ĐOÀN ĐÃ THỰC
HIỆN
|
1
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng cộng
|
|
|
|
|
|
|
|
Ghi chú:
1- "Tên cơ quan, đơn vị":
Ghi rõ tên từng cơ quan, đơn vị (VD: 1. Sở Ngoại vụ; 2. Sở Giáo dục - Đào tạo;...).
2- "Số đoàn đi công
tác do cơ quan, đơn vị chủ trì đón": Ghi số lượng
các đoàn do cơ quan, đơn vị trực thuộc các bộ, cơ quan ngang bộ, địa phương mời,
thu xếp chương trình làm việc,...theo chức năng, nhiệm vụ (không thống kê
trường hợp các cơ quan, đơn vị được giao thu xếp đón các đoàn khách của bộ/tỉnh;
dạng đoàn này đã được thống kê ở mục 1. VD: Sở Ngoại vụ được giao tổ chức đoàn
cấp tỉnh).
3- "Số đoàn do các
cơ quan, đơn vị phối hợp đón": Ghi rõ số lượng đoàn mà cơ
quan/đơn vị được cơ quan/đơn vị khác đề nghị phối hợp làm việc, đón tiếp,...
4- "Số đoàn khác":
Ghi rõ số lượng các đoàn hoặc các cá nhân vào vì việc riêng như du lịch,
học tập (tự túc), thăm thân, khám chữa bệnh,... (chủ yếu ở khối địa phương -
theo dõi, quản lý đến đâu thì cung cấp số liệu đến đó).
5- "NSNN" (Ngân sách nhà
nước): Ghi rõ số lượng
các đoàn sử dụng ngân sách nhà nước (toàn bộ hoặc 1 phần).
6- "Nguồn khác": Ghi
rõ số lượng các đoàn sử dụng các nguồn kinh phí khác (chỉ tính những đoàn
sử dụng toàn bộ kinh phí không phải từ ngân sách nhà nước).
7- "Trong Kế hoạch":
Ghi rõ số lượng các đoàn có trong Kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
8- "Ngoài Kế hoạch":
Ghi rõ số lượng các đoàn phát sinh.
Lưu ý:
Không thống kê các đoàn vào là các cơ
quan đại diện nước ngoài, tổ chức quốc tế, tổ chức PCPNN, cơ quan nước ngoài tại
Việt Nam thăm và làm việc tại địa phương (tính vào nội dung tiếp khách quốc tế).
Mẫu
03
Ủy ban nhân dân tỉnh/thành phố ........................................
BẢNG TỔNG HỢP VIỆC ĐI NƯỚC NGOÀI VÀ CHỦ TRÌ/THAM DỰ CÁC
HOẠT ĐỘNG ĐỐI NGOẠI TRỰC TUYẾN CỦA CÁN BỘ THUỘC DIỆN BỘ CHÍNH TRỊ / BAN BÍ THƯ
QUẢN LÝ*
I. Hoạt động đi nước
ngoài
STT
|
Họ tên
|
Chức vụ
|
Nước đi
|
Nội dung hoạt
động
|
Thời gian
|
Danh nghĩa
khi tham gia
đoàn
|
Ghi chú
|
|
1
|
2
|
3
|
4
|
5
|
6
|
7
|
1
|
|
|
|
|
|
|
|
2
|
|
|
|
|
|
|
|
...
|
|
|
|
|
|
|
|
Đầu mối liên hệ: (ghi rõ Họ
tên, Chức vụ, Số điện thoại,
email)
Ghi chú:
1- "Họ tên": Ghi đầy
đủ họ tên của cán bộ.
2- "Chức vụ": Ghi đầy
đủ chức danh đảng và chức vụ chính quyền.
3- "Nước đi": Ghi đầy
đủ các nước đi công tác theo lộ trình.
4- "Nội dung hoạt động":
Ghi tóm tắt những nội dung hoạt động chính.
5- "Thời gian đi":
Ghi cụ thể đi nước ngoài từ ngày, tháng, năm nào tới ngày, tháng, năm nào.
6- "Danh nghĩa khi tham gia
đoàn": Ghi rõ làm Trưởng đoàn hay tham gia làm thành viên đoàn do ai dẫn
đầu.
II. Hoạt động đối ngoại
trực tuyến
STT
|
Họ và tên
|
Chức vụ
|
(Các) nước/tổ
chức đối tác
|
Tên hoạt động
|
Thời gian
thực hiện
|
Danh nghĩa
khi tham gia đoàn
|
Ghi chú (Chủ
trì/Tham gia)
|
|
1
|
2
|
3
|
4
|
5
|
6
|
7
|
1
|
|
|
|
|
|
|
|
2
|
|
|
|
|
|
|
|
...
|
|
|
|
|
|
|
|
Ghi chú:
1- "Họ tên": Ghi đầy
đủ họ tên của cán bộ chủ trì/tham gia hoạt động đối ngoại
2- "Chức vụ": Ghi đầy
đủ chức danh đảng và chức vụ chính quyền.
3- "Các nước/tổ chức đối
tác": Ghi tên các nước/tổ chức đối tác tham gia hoạt động.
4- "Tên hoạt động":
Ghi rõ tên của hoạt động đối ngoại trực tuyến.
5- "Thời gian thực hiện":
Ghi cụ thể từ ngày, tháng, năm nào tới ngày, tháng, năm nào.
6- "Ghi chú": Ghi rõ
chủ trì hay tham gia hoạt động.
Lưu ý:
1- Đề nghị tổng hợp tất cả các chuyến
đi nước ngoài của các cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị/Ban Bí thư quản lý bao gồm:
đi công tác, tháp tùng lãnh đạo cấp cao, tham gia các đoàn do các cơ quan khác
tổ chức và đi vì việc riêng (thăm thân, du lịch,...).
2- Các cán bộ cần thống kê bao gồm: Ủy
viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Ủy viên Trung ương Đảng (công tác
tại cơ quan địa phương), Ủy viên Dự khuyết Trung ương Đảng (công tác tại
địa phương), Bí thư Tỉnh/Thành ủy, Chủ tịch UBND/HĐND tỉnh/thành phố, Trưởng
đoàn ĐBQH tỉnh/thành phố
* Cung cấp thông tin về
việc đi nước ngoài nói chung (bao gồm đi công tác,
đi du lịch, thăm thân, về việc riêng,...) và hoạt động đối ngoại trực tuyến của
các đồng chí thuộc diện Bộ Chính trị , Ban Bí thư quản lý theo Quy định số
105-QĐ/TW, ngày
19/12/2017 của Bộ Chính trị khóa XII về phân cấp quản lý
cán bộ và bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử.
Mẫu
04
Ủy ban nhân dân tỉnh/thành phố ........................................
BẢNG THỐNG KÊ CÁC CẶP QUAN HỆ CẤP ĐỊA PHƯƠNG VÀ TÌNH HÌNH
HỢP TÁC
STT
|
Cấp ký kết
(UBND
tỉnh/thành, HĐND tỉnh/thành, Tỉnh ủy/Thành ủy)
|
Đối tác nước
ngoài
(Chính
quyền tỉnh, thành
phố ...)
|
Nước đối
tác
|
Thời điểm
ký kết TTQT thiết lập quan hệ
|
Dự kiến thời
điểm hết hiệu lực của TTQT
|
Các lĩnh vực
và nội dung hợp tác chính
|
Đề xuất
(Đề xuất thúc
đẩy quan hệ trong thời gian tới)
|
Ghi chú
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Mẫu
05
Ủy ban nhân dân tỉnh/thành phố .............
I. THỐNG KÊ HỘI NGHỊ, HỘI THẢO ĐÃ TỔ CHỨC VÀ CHO PHÉP TỔ
CHỨC 06 THÁNG ĐẦU NĂM VÀ DỰ KIẾN TỔ CHỨC HOẶC CHO PHÉP TỔ CHỨC 06 THÁNG CUỐI
NĂM 2022
STT
|
Tên/ Chủ đề
hội nghị, hội thảo
|
Đơn vị tổ chức
|
Đơn vị phối
hợp
|
Cấp cho
phép
|
Số lượng đại biểu
|
Chủ đề, nội
dung hội nghị, hội thảo
|
Thời gian
thực hiện
|
Địa điểm tổ
chức
|
Nguồn, tổng
kinh phí
|
Tình trạng
báo cáo
|
Người Việt
Nam
|
Người nước
ngoài
|
Ở trong nước
|
Từ nước
ngoài vào
|
Đến từ nước/
tổ chức quốc tế
|
|
(1)
|
(2)
|
(3)
|
(4)
|
(5)
|
(6)
|
(7)
|
(8)
|
(9)
|
(10)
|
(11)
|
(12)
|
(13)
|
HỘI NGHỊ, HỘI
THẢO ĐÃ TỔ CHỨC VÀ CHO PHÉP TỔ CHỨC 06 THÁNG ĐẦU NĂM 2022
|
...
|
...
|
...
|
|
|
...
|
...
|
...
|
...
|
...
|
...
|
...
|
...
|
...
|
Tổng số:
|
HỘI NGHỊ, HỘI
THẢO DỰ KIẾN TỔ CHỨC VÀ CHO PHÉP TỔ CHỨC 06 THÁNG CUỐI NĂM 2022
|
(1)
|
(2)
|
(3)
|
(4)
|
(5)
|
(6)
|
(7)
|
(8)
|
(9)
|
(10)
|
(11)
|
(12)
|
(13)
|
(14)
|
...
|
...
|
|
|
|
...
|
...
|
|
|
...
|
...
|
...
|
...
|
...
|
Tổng số:
|
II. NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ
1. Đánh giá tình hình quản lý hội nghị,
hội thảo quốc tế.
2. Khó khăn, vướng mắc, những sự cố
phát sinh (nếu có) và hướng xử lý.
3. Kinh nghiệm rút ra về công tác tổ
chức hội nghị, hội thảo quốc tế.
III. KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT
Chú thích:
(1) Tên/ Chủ đề hội nghị, hội thảo:
Nêu rõ tên hoặc chủ đề hội nghị, hội thảo
(2) Đơn vị tổ chức: Tên cơ quan, đơn vị
chủ trì thực hiện các thủ tục xin phép tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế. Nêu
rõ đơn vị trực thuộc hay thuộc thẩm quyền quản lý/cho phép hoạt động của UBND cấp
tỉnh.
(3) Đơn vị phối hợp: Nêu rõ các cơ
quan, đơn vị, tổ chức Việt Nam và nước ngoài phối hợp tổ chức hội nghị, hội thảo
quốc tế
(4) Cấp cho phép: Ghi rõ cấp có thẩm
quyền cho phép tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế theo Điều 3 của Quyết định
này (Thủ tướng Chính phủ/ Chủ tịch UBND cấp tỉnh).
(5) Số lượng đại biểu người Việt Nam:
Ghi rõ tổng số khách Việt Nam tham dự hoạt động
(6) Số lượng đại biểu nước ngoài ở
trong nước: Ghi rõ tổng
số khách nước ngoài đang ở Việt Nam tham dự hội nghị, hội thảo (như: cán bộ Đại
sứ quán nước ngoài tại Việt Nam, chuyên gia của tổ chức quốc tế đang làm việc tại
Việt Nam...)
(7) Số lượng đại biểu nước ngoài từ nước
ngoài vào: Ghi rõ tổng số khách nước ngoài làm thủ tục xuất nhập cảnh vào Việt
Nam để tham dự hội nghị, hội thảo.
(8) Đến từ nước/ tổ chức quốc tế: Ghi
rõ các nước/ tổ chức quốc tế cử đoàn vào dự hội nghị, hội thảo
(9) Nội dung hội nghị, hội thảo: Tóm tắt
ngắn gọn các nội dung chính, lĩnh vực chủ yếu của hội nghị, hội thảo.
(10) Thời gian thực hiện: Ghi rõ từ
ngày, tháng, năm đến ngày, tháng, năm nào. Đối với dự kiến kế hoạch của năm tiếp
theo thì ghi cụ thể đến tháng hoặc quý và số ngày dự kiến tổ chức.
(11) Địa điểm tổ chức: Ghi rõ địa
phương diễn ra hội nghị, hội thảo và các hoạt động bên lề.
(12) Nguồn, tổng kinh phí: Ghi rõ các
nguồn kinh phí và tổng kinh phí tổ chức hội nghị, hội thảo. Nêu rõ ngân sách nhà
nước/ xã hội hóa trong nước/nước ngoài. Đối với dự kiến kế hoạch năm tiếp theo,
chỉ cần nêu cụ thể các nguồn kinh phí.
(13) Tình trạng báo cáo: Đánh dấu x nếu đã có
báo cáo theo quy định, bỏ trống nếu không có báo cáo.
Mẫu
06
Ủy ban nhân dân tỉnh/thành phố .....................................
DANH MỤC THỐNG KÊ CÁC DỰ ÁN VIỆN TRỢ PHI CHÍNH PHỦ ĐÃ TIẾP
NHẬN TRONG 06 THÁNG ĐẦU NĂM VÀ DỰ KIẾN TIẾP NHẬN TRONG 06 THÁNG CUỐI NĂM 2022
(Kèm
theo Công văn số: /BNG-CNV ngày
tháng
năm
2022)
STT
|
Tên dự án/ khoản
viện trợ phi dự án
|
Tổ chức/cá
nhân tài trợ (không dịch
sang tiếng Việt), quốc tịch, số giấy phép
|
Cơ quan chủ
quản (có thẩm quyền phê duyệt (*)
|
Cơ quan tiếp nhận và
thực hiện dự án
|
Địa bàn thực
hiện dự án
|
Thời gian dự
án
|
Ngân sách
toàn dự án đã cam kết
|
Ngân sách dự
án năm
|
Giá trị giải
ngân thực tế
|
(1)
|
(2)
|
(3)
|
(4)
|
(5)
|
(6)
|
(7)
|
(8)
|
(9)
|
(10)
|
I. DANH MỤC CÁC DỰ ÁN ĐÃ TIẾP NHẬN
TRONG 06 THÁNG ĐẦU NĂM 2022
|
1
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
...
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
TỔNG CỘNG
|
II. DANH MỤC CÁC DỰ ÁN DỰ KIẾN TIẾP NHẬN
TRONG 06 THÁNG CUỐI NĂM 2022
|
1
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
...
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
TỔNG CỘNG
|
(*) theo Nghị định 80/2020/NĐ-CP ngày 08/7/2020
của Chính phủ quản lý và sử dụng viện trợ không thuộc hỗ trợ phát triển chính thức của
cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài dành cho Việt Nam
Mẫu
07
Ủy ban nhân dân tỉnh/thành phố
.....................................
TÌNH HÌNH TRAO, NHẬN HUÂN CHƯƠNG, HUY CHƯƠNG VÀ CÁC DANH
HIỆU KHÁC CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI 06 THÁNG ĐẦU NĂM VÀ DỰ KIẾN TIẾP NHẬN 06 THÁNG
CUỐI NĂM NĂM 2022
(Kèm
theo Công văn số: /BNG-CNV ngày
tháng
năm
2022)
STT
|
Tên danh hiệu
|
Tên tập thể, cá nhân
|
Thành tích
|
Nước trao
danh hiệu/ Cơ quan
nhận danh hiệu
|
Số và ngày
quyết định
|
(1)
|
(2)
|
(3)
|
(4)
|
(5)
|
(6)
|
I. TÌNH HÌNH TRAO, NHẬN CÁC DANH HIỆU
CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI 06 THÁNG ĐẦU NĂM 2022
|
1. TRAO DANH HIỆU
|
1.1
|
|
|
|
|
|
...
|
|
|
|
|
|
Tổng số
|
2. NHẬN DANH HIỆU
|
2.1
|
|
|
|
|
|
...
|
|
|
|
|
|
Tổng số
|
II. DỰ KIẾN TRAO, NHẬN CÁC DANH HIỆU
CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI 06 THÁNG CUỐI NĂM 2022
|
1. TRAO DANH HIỆU
|
1.1
|
|
|
|
|
|
...
|
|
|
|
|
|
Tổng số
|
2. NHẬN DANH HIỆU
|
2.1
|
|
|
|
|
|
...
|
|
|
|
|
|
Tổng số
|
...
|
|
|
|
|
|
Ghi chú: (1) Tên danh hiệu:
- Đối với trao danh hiệu: Huân chương,
Bằng khen Thủ tướng, Bằng khen cấp Bộ, Kỷ niệm chương
- Đối với nhận danh hiệu: Huân chương
và tương đương; Khen thưởng cấp Bộ, ngành, địa phương