HỘI ĐỒNG NHÂN
DÂN
TỈNH TÂY NINH
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
99/2025/NQ-HĐND
|
Tây Ninh, ngày 28
tháng 3 năm 2025
|
NGHỊ QUYẾT
QUY
ĐỊNH, PHÂN CẤP THẨM QUYỀN QUẢN LÝ, SỬ DỤNG TÀI SẢN CÔNG VÀ MUA SẮM HÀNG HÓA, DỊCH
VỤ CỦA TỈNH TÂY NINH
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH TÂY NINH
KHÓA X, KỲ HỌP THỨ 19
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày
19 tháng 02 năm 2025;
Căn cứ Luật Quản lý, sử dụng tài sản công ngày
21 tháng 6 năm 2017; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật chứng khoán, Luật
Kế toán, Luật Kiểm toán độc lập, Luật Ngân sách nhà nước, Luật Quản lý, sử dụng
tài sản công, Luật Quản lý thuế, Luật Thuế thu nhập cá nhân, Luật Dự trữ quốc
gia, Luật xử lý vi phạm hành chính ngày 29 tháng 11 năm 2024;
Căn cứ Luật Đấu thầu ngày 23 tháng 6 năm 2023;
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư
theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu ngày 29 tháng 11 năm 2024;
Căn cứ Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng
12 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng
tài sản công;
Căn cứ Nghị định số 165/2017/NĐ-CP ngày 31 tháng
12 năm 2017 của Chính phủ quy định việc quản lý, sử dụng tài sản tại cơ quan Đảng
Cộng sản Việt Nam;
Căn cứ Nghị định số 70/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng
5 năm 2018 của Chính phủ quy định việc quản lý, sử dụng tài sản được hình thành
thông qua việc triển khai thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng vốn
nhà nước;
Căn cứ Nghị định số 73/2019/NĐ-CP ngày 05 tháng
9 năm 2019 của Chính phủ quy định quản lý đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử
dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước;
Căn cứ Nghị định số 24/2024/NĐ-CP ngày 27 tháng
02 năm 2024 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành
Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu;
Căn cứ Nghị định số 82/2024/NĐ-CP ngày 10 tháng
7 năm 2024 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 73/2019/NĐ-CP
ngày 05 tháng 9 năm 2019 của Chính phủ quy định quản lý đầu tư ứng dụng công
nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước;
Căn cứ Nghị định số 114/2024/NĐ-CP ngày 15 tháng
09 năm 2024 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số
151/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số
điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công;
Căn cứ Nghị định số 115/2024/NĐ-CP ngày 16 tháng
9 năm 2024 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật
Đấu thầu về lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất;
Căn cứ Nghị định số 50/2025/NĐ-CP ngày 28 tháng
02 năm 2025 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định
chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công;
Căn cứ Thông tư số 144/2017/TT-BTC ngày 29 tháng
12 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn một số nội dung của Nghị định
số 151/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết một
số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công;
Căn cứ Thông tư số 11/2025/TT-BTC ngày 19 tháng
3 năm 2025 của Bộ trưởng Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư
số 144/2017/TT- BTC ngày 29 tháng 12 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng
dẫn một số nội dung của Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng 12 năm 2017 của
Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công;
Xét Tờ trình số 917/TTr-UBND ngày 20 tháng 3 năm
2025 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành Nghị quyết quy định, phân cấp thẩm
quyền quản lý, sử dụng tài sản công và mua sắm hàng hóa, dịch vụ của tính Tây
Ninh; Báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế - Ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh; ý kiến
thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp.
QUYẾT NGHỊ:
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
1. Nghị quyết này quy định về quy định, phân cấp thẩm
quyền quyết định về các nội dung sau:
a) Mua sắm, khai thác, thu hồi, điều chuyển, bán,
thanh lý, tiêu hủy tài sản công; thuê tài sản; xử lý tài sản công trong trường
hợp bị mất, hủy hoại và các hình thức xử lý tài sản công khác theo quy định của
pháp luật; mua sắm, quản lý, sử dụng tài sản công là vật tiêu hao phục vụ hoạt
động của cơ quan, tổ chức, đơn vị; sử dụng tài sản công tại đơn vị sự nghiệp
công lập để tham gia dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư; phê duyệt đề
án sử dụng tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập vào mục đích kinh doanh,
cho thuê, liên doanh, liên kết; phê duyệt phương án xử lý tài sản phục vụ hoạt
động của dự án sử dụng vốn nhà nước thuộc tỉnh quản lý;
b) Mua sắm hàng hóa, dịch vụ của các cơ quan, tổ chức,
đơn vị;
c) Mua sắm tài sản công và hàng hóa, dịch vụ của
các nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước đối với nguồn
kinh phí thuộc phạm vi tỉnh quản lý (bao gồm cả việc mua sắm hàng hóa, dịch vụ
tại cơ quan, đơn vị thuộc phạm vi quản lý và cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân
khác thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ không thuộc phạm vi tỉnh quản
lý);
d) Việc đầu tư, mua sắm các hoạt động ứng dụng công
nghệ thông tin sử dụng kinh phí chi thường xuyên nguồn vốn ngân sách nhà nước
thuộc phạm vi quản lý của tỉnh.
2. Việc mua sắm tài sản công theo phương thức tập
trung thực hiện theo quy định và hướng dẫn của pháp luật hiện hành.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Cơ quan nhà nước, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam tỉnh, huyện, thị xã, thành phố, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính
trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức
khác được thành lập theo quy định của pháp luật về hội, đơn vị sự nghiệp công lập
(sau đây gọi chung là cơ quan, tổ chức, đơn vị).
2. Văn phòng Tỉnh ủy và các cơ quan của đảng là đơn
vị dự toán trực thuộc Văn phòng Tỉnh ủy thực hiện mua sắm hàng hóa, dịch vụ.
3. Văn phòng huyện ủy, thị ủy, thành ủy thuộc tỉnh
là đơn vị dự toán thuộc ngân sách nhà nước cấp huyện.
4. Các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân thực hiện
nhiệm vụ khoa học và công nghệ không thuộc phạm vi quản lý của tỉnh nhưng có sử
dụng nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học và công nghệ thuộc phạm vi quản lý của tỉnh.
5. Các đối tượng khác có liên quan đến việc quản
lý, sử dụng tài sản công như: đơn vị tương đương cấp sở, các đơn vị, tổ chức trực
thuộc các sở, ngành và các đơn vị khác thuộc cấp huyện, doanh nghiệp có liên
quan đến quản lý, sử dụng tài sản công thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình
theo quy định của pháp luật.
6. Nghị quyết này không áp dụng đối với đơn vị sự
nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư, đơn vị sự nghiệp
công lập tự bảo đảm chi thường xuyên khi thực hiện: mua sắm tài sản công phục vụ
hoạt động của đơn vị (trừ cơ sở hoạt động sự nghiệp, xe ô tô), mua sắm tài sản
công là vật tiêu hao, thuê tài sản phục vụ hoạt động của đơn vị và khai thác
tài sản công tại đơn vị.
Điều 3. Tài sản công được giao
thẩm quyền quyết định tại cơ quan, tổ chức, đơn vị và thực hiện nhiệm vụ khoa học
và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước
1. Trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp.
2. Xe ô tô.
3. Máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải khác.
4. Quyền sở hữu trí tuệ, phần mềm ứng dụng, cơ sở dữ
liệu.
5. Tài sản công là vật tiêu hao, bao gồm: nguyên
nhiên liệu, thuốc, sinh phẩm, vật tư, vật liệu, văn phòng phẩm và các vật khác
khi đã qua một lần sử dụng thì mất đi hoặc không giữ được tính chất, hình dáng
và tính năng sử dụng ban đầu.
6. Tài sản phục vụ hoạt động phụ trợ, hỗ trợ cho việc
thực hiện nhiệm vụ chính trị của cơ quan nhà nước quy định tại điểm d khoản 1
Điều 10b của Nghị định số 151/2017/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 7 Điều
1 của Nghị định 114/2024/NĐ-CP ; tài sản phục vụ hoạt động phụ trợ, hỗ trợ cho
việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của đơn vị sự nghiệp công lập quy định tại
Điều 41b của Nghị định số 151/2017/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 36 Điều
1 của Nghị định 114/2024/NĐ-CP .
7. Tài sản là di tích lịch sử - văn hóa, di tích lịch
sử gán với đất thuộc đất xây dựng trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp; phòng
truyền thống của cơ quan, đơn vị.
8. Tài sản khác theo quy định của pháp luật.
Điều 4. Hàng hóa, dịch vụ được
giao thẩm quyền quyết định tại các Cơ quan, tổ chức, đơn vị và thực hiện nhiệm
vụ khoa học và công nghệ
Hàng hóa, dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn được
mua sắm phục vụ hoạt động của các cơ quan, tổ chức, đơn vị và thực hiện nhiệm vụ
khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước (sau đây gọi là hàng hóa, dịch
vụ).
Điều 5. Hoạt động ứng dụng công
nghệ thông tin sử dụng nguồn kinh phí chi thường xuyên được giao thẩm quyền quyết
định tại các Cơ quan, tổ chức, đơn vị
1. Hoạt động đầu tư hệ thống thông tin, phần cứng,
phần mềm, cơ sở dữ liệu là hoạt động tự thực hiện hoặc thuê tổ chức, cá nhân
thiết kế, xây dựng, phát triển, nâng cấp, mở rộng để thiết lập, hình thành hệ
thống nhằm mục đích tạo lập, cung cấp, truyền đưa, thu thập, xử lý, lưu trữ và
trao đổi thông tin sử dụng nguồn kinh phí chi thường xuyên (sau đây gọi là dự
án).
2. Hoạt động thuê dịch vụ công nghệ thông tin không
sẵn có trên thị trường.
Chương II
QUẢN LÝ SỬ DỤNG TÀI SẢN
CÔNG VÀ MUA SẮM HÀNG HÓA, DỊCH VỤ TẠI CƠ QUAN, TỔ CHỨC, ĐƠN VỊ
Điều 6. Thẩm quyền quyết định
mua sắm tài sản công
1. Tài sản công quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều
3 của Nghị quyết này do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định mua sắm tài sản
công.
2. Tài sản công quy định tại khoản 3, khoản 4, khoản
5, khoản 8 Điều 3 của Nghị quyết này:
a) Thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp tỉnh quyết
định mua sắm tài sản công cho đơn vị mình và mua sắm cho các cơ quan, đơn vị dự
toán trực thuộc có giá trị dự toán từ 300 triệu đồng trở lên/01 lần mua sắm;
mua sắm cho Bệnh viện Đa khoa tỉnh và Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh có giá
trị dự toán từ 500 triệu đồng trở lên/01 lần mua sắm;
b) Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị dự toán trực thuộc
cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp tỉnh quyết định mua sắm tài sản công có giá trị dự
toán dưới 300 triệu đồng/01 lần mua sắm; Thủ trưởng Bệnh viện Đa khoa tỉnh và
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh quyết định mua sắm tài sản công có giá trị dự
toán dưới 500 triệu đồng/01 lần mua sắm;
c) Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã,
thành phố (sau đây gọi là Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện) quyết định mua sắm
tài sản công có giá trị dự toán từ 300 triệu đồng trở lên/01 lần mua sắm đối với
các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc dự toán ngân sách cấp huyện và xã, phường,
thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã);
d) Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị dự toán trực thuộc
Ủy ban nhân dân cấp huyện và Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định mua sắm
tài sản công có giá trị dự toán dưới 300 triệu đồng/01 lần mua sắm;
đ) Đối với nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh,
nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia ủy quyền cho tỉnh quản lý sử dụng
ngân sách nhà nước thuộc phạm vi quản lý của địa phương:
Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ quyết định việc
mua sắm tài sản có giá trị dự toán từ 300 triệu đồng trở lên/01 lần mua sắm;
Tổ chức chủ trì nhiệm vụ quyết định việc mua sắm
tài sản có giá trị dự toán dưới 300 triệu đồng/01 lần mua sắm.
e) Thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị quyết định
việc mua sắm tài sản của các nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách
nhà nước cấp cơ sở do mình phê duyệt.
Điều 7. Thẩm quyền quyết định
mua sắm hàng hóa, dịch vụ
1. Thẩm quyền quyết định mua sắm hàng hóa, dịch vụ
thuộc nhiệm vụ khoa học và công nghệ
a) Đối với nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh,
nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia ủy quyền cho tỉnh quản lý sử dụng
ngân sách nhà nước thuộc phạm vi quản lý của địa phương:
Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ quyết định việc
mua sắm hàng hóa, dịch vụ có giá trị dự toán từ 300 triệu đồng trở lên/01 lần
mua sắm;
Tổ chức, cá nhân chủ trì nhiệm vụ quyết định việc
mua sắm hàng hóa, dịch vụ có giá trị dự toán dưới 300 triệu đồng/01 lần mua sắm.
b) Thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị quyết định
việc mua sắm hàng hóa, dịch vụ của các nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng
ngân sách nhà nước cấp cơ sở do mình phê duyệt.
2. Thẩm quyền quyết định mua sắm hàng hóa, dịch vụ
không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này
a) Thủ trưởng đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm
chi thường xuyên và chi đầu tư, đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường
xuyên; Thủ trưởng đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm một phần chi thường
xuyên và đơn vị sự nghiệp công lập do nhà nước bảo đảm chi thường xuyên cấp tỉnh
quyết định mua sắm hàng hóa, dịch vụ nhằm duy trì hoạt động thường xuyên để phục
vụ cho các hoạt động sự nghiệp và hoạt động kinh doanh của đơn vị theo chế độ
quy định;
b) Thủ trưởng cơ quan, tổ chức cấp tỉnh quyết định
mua sắm hàng hóa, dịch vụ cho đơn vị mình có giá gói thầu, nội dung mua sắm có
giá trị lớn hơn 200 triệu đồng/01 lần mua sắm; mua sắm cho các cơ quan, tổ chức
dự toán trực thuộc và đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm một phần chi thường
xuyên và đơn vị sự nghiệp công lập do nhà nước bảo đảm chi thường xuyên trực
thuộc có giá gói thầu, nội dung mua sắm có giá trị từ 300 triệu đồng trở lên/01
lần mua sắm;
c) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định
mua sắm hàng hóa, dịch vụ có giá gói thầu, nội dung mua sắm có giá trị từ 300
triệu đồng trở lên/01 lần mua sắm đối với các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp
công lập tự bảo đảm một phần chi thường xuyên và đơn vị sự nghiệp công lập do
nhà nước bảo đảm chi thường xuyên thuộc dự toán ngân sách cấp huyện và cấp xã;
d) Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức dự toán trực thuộc
cơ quan, tổ chức cấp tỉnh; Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức dự toán trực thuộc Ủy
ban nhân dân cấp huyện và Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định mua sắm
hàng hóa, dịch vụ có giá gói thầu, nội dung mua sắm có giá trị từ 200 triệu đồng/01
lần mua sắm đến dưới 300 triệu đồng/01 lần mua sắm;
đ) Thủ trưởng đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm
một phần chi thường xuyên và đơn vị sự nghiệp công lập do nhà nước bảo đảm chi
thường xuyên trực thuộc cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp tỉnh và Ủy ban nhân dân cấp
huyện quyết định mua sắm hàng hóa, dịch vụ có giá gói thầu, nội dung mua sắm có
giá trị dưới 300 triệu đồng/01 lần mua sắm.
Điều 8. Thẩm quyền quyết định
việc đầu tư, mua sắm các hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin
1. Thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp tỉnh quyết
định việc đầu tư, mua sắm cho đơn vị mình và mua sắm cho các cơ quan, đơn vị dự
toán trực thuộc có giá trị dự toán từ 300 triệu đồng trở lên/01 lần đầu tư, mua
sắm;
2. Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị dự toán trực thuộc
cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp tỉnh quyết định việc đầu tư, mua sắm có giá trị dự
toán dưới 300 triệu đồng/01 lần đầu tư, mua sắm;
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định việc
đầu tư, mua sắm có giá trị dự toán từ 300 triệu đồng trở lên/01 lần đầu tư, mua
sắm đối với các cơ quan, đơn vị, tổ chức thuộc dự toán ngân sách cấp huyện và cấp
xã;
4. Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị dự toán trực thuộc
Ủy ban nhân dân cấp huyện và Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định việc đầu
tư, mua sắm có giá trị dự toán dưới 300 triệu đồng/01 lần đầu tư, mua sắm.
Điều 9. Thẩm quyền quyết định
thuê tài sản phục vụ hoạt động
1. Tài sản quy định tại khoản 1 Điều 3 của Nghị quyết
này do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định thuê tài sản.
2. Tài sản quy định tại khoản 2, khoản 3, khoản 4,
khoản 8 Điều 3 của Nghị quyết này:
a) Thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp tỉnh quyết
định thuê tài sản công cho đơn vị mình và thuê tài sản cho các cơ quan, đơn vị
dự toán trực thuộc có giá trị dự toán .từ 300 triệu đồng trở lên/01 lần thuê;
b) Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị dự toán trực thuộc
cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp tỉnh quyết định thuê tài sản có giá trị dự toán dưới
300 triệu đồng/01 lần thuê;
c) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định
thuê tài sản có giá trị thuê từ 300 triệu đồng trở lên/01 lần thuê đối với các
cơ quan, đơn vị, tổ chức thuộc dự toán ngân sách cấp huyện và cấp xã;
d) Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị dự toán trực thuộc
Ủy ban nhân dân cấp huyện và Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định thuê
tài sản có giá trị thuê dưới 300 triệu đồng/01 lần thuê.
Điều 10. Thẩm quyền quyết định
khai thác tài sản công
1. Tài sản công là nhà ở công vụ do Chủ tịch Ủy ban
nhân dân tỉnh quyết định khai thác tài sản công.
2. Tài sản công quy định tại khoản 4, khoản 6, khoản
7, khoản 8 Điều 3 của Nghị quyết này:
a) Thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp tỉnh quyết
định khai thác tài sản công cho đơn vị mình và quyết định khai thác tài sản
công cho các cơ quan, đơn vị dự toán trực thuộc có nguyên giá theo sổ sách kế
toán từ 300 triệu đồng trở lên/01 đơn vị tài sản;
b) Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị dự toán trực thuộc
cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp tỉnh quyết định khai thác tài sản công có nguyên
giá theo sổ sách kế toán dưới 300 triệu đồng/01 đơn vị tài sản;
c) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định
khai thác tài sản công có nguyên giá theo sổ sách kế toán từ 300 triệu đồng trở
lên/01 đơn vị tài sản đối với các cơ quan, đơn vị, tổ chức thuộc dự toán ngân
sách cấp huyện và cấp xã;
d) Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị dự toán trực thuộc
Ủy ban nhân dân cấp huyện và Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định khai
thác tài sản công có nguyên giá theo sổ sách kế toán dưới 300 triệu đồng/01 đơn
vị tài sản.
Điều 11. Thẩm quyền quyết định
thu hồi tài sản công
1. Tài sản công quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều
3 của Nghị quyết này do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định thu hồi tài sản
công.
2. Tài sản công quy định tại khoản 3, khoản 4, khoản
8 Điều 3 của Nghị quyết này:
a) Giám đốc Sở Tài chính quyết định thu hồi đối với
tài sản công của các cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp tỉnh;
b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thu
hồi đối với tài sản công của các cơ quan, đơn vị cấp huyện, cấp xã thuộc phạm
vi quản lý.
Điều 12. Thẩm quyền quyết định
điều chuyển tài sản công
1. Tài sản công quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều
3 của Nghị quyết này do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định điều chuyển
tài sản công.
2. Tài sản công quy định tại khoản 3, khoản 4, khoản
8 Điều 3 của Nghị quyết này:
a) Giám đốc Sở Tài chính quyết định điều chuyển tài
sản công giữa các cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp tỉnh; giữa cấp tỉnh và cấp huyện;
giữa các huyện, thị xã, thành phố;
b) Thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp tỉnh quyết
định điều chuyển tài sản công giữa các cơ quan, đơn vị dự toán trực thuộc cơ
quan, tổ chức, đơn vị cấp tỉnh quản lý;
c) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định điều
chuyển tài sản công giữa các cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp huyện, cấp xã thuộc
phạm vi quản lý.
Điều 13. Thẩm quyền quyết định
bán tài sản công là tài sản cố định
1. Tài sản công là tài sản cố định quy định tại khoản
2 Điều 3 của Nghị quyết này do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định bán tài
sản cố định.
2. Tài sản công là tài sản cố định quy định tại khoản
3, khoản 4, khoản 8 Điều 3 của Nghị quyết này:
a) Thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp tỉnh quyết
định bán tài sản công cho đơn vị mình và bán tài sản công cho các cơ quan, đơn
vị dự toán trực thuộc có nguyên giá theo sổ sách kế toán từ 300 triệu đồng trở
lên/01 đơn vị tài sản;
b) Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị dự toán trực thuộc
cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp tỉnh quyết định bán tài sản công có nguyên giá
theo sổ sách kế toán dưới 300 triệu đồng/01 tài sản;
c) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định
bán tài sản công có nguyên giá theo sổ sách kế toán từ 300 triệu đồng trở
lên/01 đơn vị tài sản đối với các cơ quan, đơn vị, tổ chức thuộc dự toán ngân
sách cấp huyện và cấp xã;
d) Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị dự toán trực thuộc
Ủy ban nhân dân cấp huyện và Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định bán tài
sản công có nguyên giá theo sổ sách kế toán dưới 300 triệu đồng/01 đơn vị tài sản.
Điều 14. Thẩm quyền quyết định
thanh lý tài sản công
1. Thẩm quyền quyết định thanh lý tài sản công là
tài sản cố định tại cơ quan nhà nước
a) Tài sản công là tài sản cố định quy định tại khoản
1 Điều 3 của Nghị quyết này:
Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định thanh lý
tài sản công của các cơ quan, tổ chức cấp tỉnh;
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thanh
lý tài sản công của các cơ quan, tổ chức cấp huyện, cấp xã.
b) Tài sản công là tài sản cố định quy định tại khoản
2 Điều 3 của Nghị quyết này do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định thanh
lý tài sản công của cơ quan, tổ chức các cấp.
c) Tài sản công là tài sản cố định quy định tại khoản
3, khoản 4, khoản 8 Điều 3 của Nghị quyết này:
Thủ trưởng cơ quan, tổ chức cấp tỉnh quyết định
thanh lý tài sản công cho đơn vị mình và thanh lý tài sản công cho các cơ quan
dự toán trực thuộc có nguyên giá theo sổ sách kế toán từ 500 triệu đồng trở
lên/01 đơn vị tài sản;
Thủ trưởng các cơ quan dự toán trực thuộc cơ quan,
tổ chức cấp tỉnh quyết định thanh lý tài sản công có nguyên giá theo sổ sách kế
toán dưới 500 triệu đồng/01 đơn vị tài sản;
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thanh
lý tài sản công của các cơ quan, tổ chức cấp huyện có nguyên giá theo sổ sách kế
toán từ 500 triệu đồng trở lên/01 đơn vị tài sản;
Thủ trưởng các cơ quan dự toán trực thuộc Ủy ban
nhân dân cấp huyện và Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định thanh lý tài sản
công có nguyên giá theo sổ sách kế toán dưới 500 triệu đồng/01 đơn vị tài sản.
2. Thẩm quyền quyết định thanh lý tài sản công tại
đơn vị sự nghiệp công lập có nguyên giá từ 500 triệu đồng trở lên/01 đơn vị tài
sản
a) Tài sản công quy định tại khoản 1 Điều 3 của Nghị
quyết này:
Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định thanh lý
tài sản công của đơn vị sự nghiệp công lập cấp tỉnh và đơn vị sự nghiệp công lập
trực thuộc cơ quan, đơn vị cấp tỉnh;
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thanh
lý tài sản công của các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp
huyện.
b) Tài sản công quy định tại khoản 2 Điều 3 của Nghị
quyết này do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định thanh lý tài sản công của
đơn vị sự nghiệp công lập các cấp;
c) Tài sản công quy định tại khoản 3, khoản 4, khoản
8 Điều 3 của Nghị quyết này do Thủ trưởng đơn vị sự nghiệp công lập quyết định
thanh lý.
Điều 15. Thẩm quyền quyết định
tiêu hủy tài sản công là tài sản cố định
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định tiêu hủy
tài sản công là tài sản cố định theo quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà
nước, pháp luật về bảo vệ môi trường và pháp luật có liên quan của các cơ quan,
tổ chức, đơn vị cấp tỉnh.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định
tiêu hủy tài sản công là tài sản cố định theo quy định của pháp luật về bảo vệ
bí mật nhà nước, pháp luật về bảo vệ môi trường và pháp luật có liên quan của
các cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp huyện và Ủy ban nhân dân cấp xã.
Điều 16. Thẩm quyền quyết định
xử lý tài sản công là tài sản cố định trong trường hợp bị mất, bị hủy hoại
1. Tài sản công là tài sản cố định quy định tại khoản
1, khoản 2 Điều 3 của Nghị quyết này do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định
xử lý tài sản công trong trường hợp bị mất, bị hủy hoại.
2. Tài sản công là tài sản cố định quy định tại khoản
3, khoản 4, khoản 8 Điều 3 của Nghị quyết này:
a) Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp tỉnh
quyết định xử lý tài sản công trong trường hợp bị mất, bị hủy hoại cho đơn vị
mình và các cơ quan, đơn vị trực thuộc cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp tỉnh quản
lý;
b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định xử
lý tài sản công trong trường hợp bị mất, bị hủy hoại đối với các cơ quan, tổ chức,
đơn vị cấp huyện, cấp xã thuộc phạm vi quản lý.
Điều 17. Thẩm quyền quyết định
sử dụng tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập để tham gia dự án đầu tư
theo phương thức đối tác công tư
1. Thủ trưởng đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm
chi thường xuyên và chi đầu tư, đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường
xuyên quyết định sử dụng tài sản công để tham gia dự án đầu tư theo phương thức
đối tác công tư.
2. Thủ trưởng đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm
một phần chi thường xuyên, đơn vị sự nghiệp công lập do Nhà nước bảo đảm chi
thường xuyên trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh/Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết
định sử dụng tài sản công để tham gia dự án đầu tư theo phương thức đối tác
công tư, sau khi có ý kiến của cơ quan tài chính cùng cấp.
3. Thủ trưởng đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm
một phần chi thường xuyên, đơn vị sự nghiệp công lập do Nhà nước bảo đảm chi
thường xuyên trực thuộc cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp tỉnh trình cơ quan quản lý
cấp trên để lấy ý kiến của cơ quan tài chính. Sau khi có ý kiến của cơ quan tài
chính, Thủ trưởng cơ quan quản lý cấp trên quyết định sử dụng tài sản công để
tham gia dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư của đơn vị sự nghiệp
công lập trực thuộc.
Điều 18. Thẩm quyền phê duyệt
đề án sử dụng tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập vào mục đích kinh
doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết
1. Thủ trưởng đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm
chi thường xuyên và chi đầu tư, đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường
xuyên phê duyệt đề án sử dụng tài sản công vào mục đích kinh doanh, cho thuê,
liên doanh, liên kết.
2. Thủ trưởng đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm
một phần chi thường xuyên, đơn vị sự nghiệp công lập do Nhà nước bảo đảm chi
thường xuyên trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh/Ủy ban nhân dân cấp huyện phê
duyệt đề án sử dụng tài sản công vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh,
liên kết, sau khi có ý kiến của cơ quan tài chính cùng cấp.
3. Thủ trưởng đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm
một phần chi thường xuyên, đơn vị sự nghiệp công lập do Nhà nước bảo đảm chi
thường xuyên trực thuộc cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp tỉnh trình cơ quan quản lý
cấp trên để lấy ý kiến của cơ quan tài chính. Sau khi có ý kiến của cơ quan tài
chính, Thủ trưởng cơ quan quản lý cấp trên phê duyệt đề án sử dụng tài sản công
vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết của đơn vị sự nghiệp
công lập trực thuộc.
Điều 19. Thẩm quyền phê duyệt
phương án xử lý tài sản phục vụ hoạt động của dự án sử dụng vốn nhà nước
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt phương
án xử lý tài sản phục vụ hoạt động của dự án sử dụng vốn nhà nước về: giao, điều
chuyển tài sản cho cơ quan, tổ chức, đơn vị, dự án thuộc phạm vi quản lý của Ủy
ban nhân dân tỉnh; bán, thanh lý, tiêu hủy; xử lý tài sản trong trường hợp bị mất,
bị hủy hoại; chuyển giao diện tích đất được giao (hoặc tạm giao) để phục vụ
công tác thi công đối với dự án của các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi
quản lý của Ủy ban nhân dân tỉnh.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt
phương án xử lý tài sản phục vụ hoạt động của dự án sử dụng vốn nhà nước về:
giao, điều chuyển tài sản cho cơ quan, tổ chức, đơn vị, dự án thuộc phạm vi quản
lý của Ủy ban nhân dân cấp huyện; bán, thanh lý, tiêu hủy; xử lý tài sản trong
trường hợp bị mất, bị hủy hoại; chuyển giao diện tích đất được giao (hoặc tạm
giao) để phục vụ công tác thi công đối với dự án của các cơ quan, tổ chức, đơn
vị thuộc phạm vi quản lý của Ủy ban nhân dân cấp huyện.
Chương III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 20. Tổ chức thực hiện
1. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức triển khai thực
hiện Nghị quyết này.
2. Giao Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban
Hội đồng nhân dân tỉnh, Tổ đại biểu và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát
thực hiện Nghị quyết này.
3. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh,
các tổ chức chính trị -xã hội tỉnh tuyên truyền và tham gia giám sát việc thực
hiện Nghị quyết này.
Điều 21. Điều khoản thi hành
1. Trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật viện dẫn
trong Nghị quyết này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì áp dụng theo các
văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế.
2. Nghị quyết số 59/2023/NQ-HĐND ngày ngày 08 tháng
12 năm 2023 của Hội đồng nhân dân tỉnh Tây Ninh ban hành quy định phân cấp thẩm
quyền quyết định trong việc quản lý, sử dụng tài sản công trên địa bàn tỉnh Tây
Ninh hết hiệu lực kể từ ngày Nghị quyết này có hiệu lực.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Tây
Ninh Khóa X, Kỳ họp thứ 19 thông qua ngày 28 tháng 3 năm 2025 và có hiệu lực từ
ngày 08 tháng 4 năm 2025 .
Nơi nhận:
- Ủy ban Thường vụ Quốc hội;
- Chính phủ;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ Tài chính;
- Cục kiểm tra văn bản Quản lý xử lý vi phạm hành chính-Bộ Tư pháp;
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Ủy ban nhân dân tỉnh;
- Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh;
- Ủy ban MTTQVN tỉnh;
- Các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh;
- Đại biểu HĐND tỉnh;
- Các sở, ban, ngành tỉnh;
- TT HĐND, UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- Báo Tây Ninh; Đài PTTH Tây Ninh;
- Trung tâm Công báo - Tin học tỉnh;
- Lưu: VT, VP Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh.
|
CHỦ TỊCH
Nguyễn Mạnh Hùng
|