Bản dịch này thuộc quyền sở hữu của
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT . Mọi hành vi sao chép, đăng tải lại mà không có sự đồng ý của
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT là vi phạm pháp luật về Sở hữu trí tuệ.
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT has the copyright on this translation. Copying or reposting it without the consent of
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT is a violation against the Law on Intellectual Property.
Đang tải văn bản...
Quyết định 407/QĐ-BXD 2025 Quy hoạch chi tiết phát triển vùng đất vùng nước cảng biển Hồ Chí Minh
Số hiệu:
407/QĐ-BXD
Loại văn bản:
Quyết định
Nơi ban hành:
Bộ Xây dựng
Người ký:
Nguyễn Xuân Sang
Ngày ban hành:
11/04/2025
Ngày hiệu lực:
Đã biết
Ngày công báo:
Đang cập nhật
Số công báo:
Đang cập nhật
Tình trạng:
Đã biết
BỘ XÂY DỰNG
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 407/QĐ-BXD
Hà Nội, ngày 11
tháng 04 năm 2025
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH CHI TIẾT PHÁT TRIỂN VÙNG ĐẤT, VÙNG NƯỚC CẢNG
BIỂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH THỜI KỲ 2021-2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050
BỘ TRƯỞNG BỘ XÂY DỰNG
Căn cứ Bộ luật Hàng hải Việt Nam ngày 25 tháng 11 năm
2015;
Căn cứ Luật Quy hoạch ngày 24 tháng 11 năm 2017;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 luật có
liên quan đến quy hoạch ngày 20 tháng 11 năm 2018;
Căn cứ các Nghị định của
Chính phủ: số 37/2019/NĐ-CP ngày 07 tháng 5
năm 2019 quy định chi tiết một số điều của Luật
Quy hoạch ; số 56/2019/NĐ-CP ngày 24 tháng 6 năm 2019 quy định chi tiết thi
hành một số điều liên quan đến lĩnh vực giao thông vận tải trong Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 luật có
liên quan đến quy hoạch và số 58/2023/NĐ-CP
ngày 12 tháng 8 năm 2023 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 37/2019/NĐ-CP ngày 07 tháng 5 năm 2019;
Căn cứ Quyết định số 1579/QĐ-TTg ngày 22 tháng 9 năm 2021 của Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam
thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050;
Căn cứ Quyết định số 442/QĐ-TTg ngày 22 tháng 5 năm 2024 của Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển
Việt Nam thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050;
Căn cứ Quyết định số 140/QĐ-TTg ngày 16 tháng 01 năm 2025 của Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt Quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển, bến cảng, cầu cảng, bến
phao, khu nước, vùng nước thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050;
Xét các văn bản của Cục Hàng
hải và Đường thủy Việt Nam: tờ trình số 166/TTr- CHHĐTVN ngày 18 tháng 3 năm 2025
trình phê duyệt Quy hoạch chi tiết phát triển vùng đất, vùng nước cảng biển
Thành phố Hồ Chí Minh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; văn bản số 301/CHHĐTVN-KCHT
ngày 24 tháng 3 năm 2025 đính chính nội dung tờ trình số 166/TTr-CHHĐTVN ngày
18 tháng 3 năm 2025;
Theo đề nghị của Thường trực
Hội đồng thẩm định và Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính.
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Phê
duyệt Quy hoạch chi tiết phát triển vùng đất, vùng nước cảng biển Thành phố Hồ
Chí Minh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 với những nội dung chủ yếu
sau:
I. MỤC TIÊU
VÀ NỘI DUNG QUY HOẠCH
Cảng biển Thành phố Hồ Chí Minh
gồm các khu bến: Cát Lái - Phú Hữu, sông Sài Gòn, Hiệp Phước, Nhà Bè, Long
Bình, khu bến cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ, các bến cảng tiềm năng huyện Cần
Giờ, các bến phao, khu neo đậu chờ, tránh, trú bão.
1. Mục tiêu
a) Mục tiêu đến năm 2030
- Về hàng hóa và hành khách
thông qua: hàng hóa từ 228 triệu tấn đến 253 triệu tấn (trong đó hàng container
từ 11,41 triệu TEU đến 12,80 triệu TEU, chưa bao gồm hàng container trung chuyển
quốc tế); hành khách từ 170,6 nghìn lượt khách đến 184,4 nghìn lượt khách.
- Về kết cấu hạ tầng: có tổng số
từ 41 bến cảng đến 44 bến cảng gồm từ 89 cầu cảng đến 94 cầu cảng với tổng chiều
dài từ 16.588,2 m đến 18.588,2 m (chưa bao gồm các bến cảng khác).
- Xác định phạm vi vùng đất,
vùng nước phù hợp với quy mô bến cảng và đáp ứng nhu cầu thông qua hàng hóa.
b) Tầm nhìn đến năm 2050
- Về hàng hóa và hành khách
thông qua: hàng hóa với tốc độ tăng trưởng bình quân khoảng từ 3,5 %/năm đến 3,8
%/năm; hành khách với tốc độ tăng trưởng bình quân khoảng từ 0,9 %/năm đến 1,0
%/năm.
- Về kết cấu hạ tầng: tiếp tục
đầu tư khu bến cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ Thành phố Hồ Chí Minh để cùng
với các bến cảng khu vực Cái Mép - Thị Vải hình thành cụm cảng trung chuyển quốc
tế quy mô lớn có tầm cỡ khu vực Châu Á và quốc tế; hoàn thành công tác di dời
các bến cảng trên sông Sài Gòn phù hợp với phát triển không gian đô thị Thành
phố Hồ Chí Minh.
2. Nội dung quy hoạch
a) Phạm vi, chức năng, cỡ tàu tại
các khu bến tuân thủ theo Quyết định số 1579/QĐ-TTg
ngày 22 tháng 9 năm 2021 và Quyết định số 442/QĐ-TTg
ngày 22 tháng 5 năm 2024 của Thủ tướng Chính phủ.
b) Quy hoạch các khu bến cảng
(1) Quy hoạch đến năm 2030
- Khu bến Cát Lái - Phú Hữu
+ Về hàng hóa thông qua: từ
90,3 triệu tấn đến 99,0 triệu tấn (trong đó hàng container từ 6,60 triệu TEU đến
7,31 triệu TEU).
+ Quy mô các bến cảng: có tổng
số 7 bến cảng gồm 22 cầu cảng với tổng chiều dài 3.640,6 m, cụ thể:
. Bến cảng container quốc tế
SP-ITC: 03 cầu cảng tổng hợp, container với tổng chiều dài 790 m, tiếp nhận tàu
trọng tải đến 45.000 tấn giảm tải, đáp ứng nhu cầu thông qua hàng hóa từ 10,8
triệu tấn đến 12,5 triệu tấn.
. Bến cảng chuyên dụng Trạm tiếp
nhận, nghiền và phân phối xi măng phía Nam: 03 cầu cảng tổng hợp, rời với tổng
chiều dài 305 m, tiếp nhận tàu trọng tải đến 20.000 tấn, đáp ứng nhu cầu thông
qua hàng hóa 2,7 triệu tấn.
. Bến cảng Bến Nghé - Phú Hữu:
01 cầu cảng container dài 320 m, tiếp nhận tàu trọng tải đến 30.000 tấn, đáp ứng
nhu cầu thông qua hàng hóa từ 3,8 triệu tấn đến 4,5 triệu tấn.
. Bến cảng Cát Lái: 01 cầu cảng
container dài 222,8 m, tiếp nhận tàu trọng tải đến 40.000 tấn, đáp ứng nhu cầu
thông qua hàng hóa từ 11,1 triệu tấn đến 12,2 triệu tấn.
. Bến cảng Tân cảng Cát Lái: 06
cầu cảng tổng hợp, container với tổng chiều dài 1.211 m, tiếp nhận tàu trọng tải
đến 45.000 tấn giảm tải, đáp ứng nhu cầu thông qua hàng hóa từ 59,3 triệu tấn đến
65 triệu tấn.
. Bến cảng xăng dầu Sài Gòn
Petro: 07 cầu cảng hàng lỏng/khí với tổng chiều dài 586,8 m tiếp nhận tàu trọng
tải đến 32.000 tấn, đáp ứng nhu cầu thông qua hàng hóa 1,6 triệu tấn.
. Bến cảng xi măng Sao Mai: 01
cầu cảng tổng hợp, rời dài 205 m, tiếp nhận tàu trọng tải đến 20.000 tấn, đáp ứng
nhu cầu thông qua hàng hóa 1,0 triệu tấn.
- Khu bến trên sông Sài Gòn
+ Về hành khách thông qua: từ
93,8 nghìn lượt khách đến 101,4 nghìn lượt khách.
+ Quy mô các bến cảng: thực hiện
di dời, chuyển đổi công năng phù hợp với quy hoạch Thành phố Hồ Chí Minh và tiến
trình đầu tư xây dựng các bến cảng tại khu bến Hiệp Phước. Các bến cảng tại vị
trí quy hoạch các công trình giao thông (đường bộ, đường sắt) sẽ thực hiện di dời
theo tiến độ đầu tư xây dựng các công trình này. Trong thời gian chưa di dời,
các bến cảng được tận dụng khai thác với quy mô hiện hữu; sau khi di dời, chuyển
đổi công năng thành các bến khách cho tàu trọng tải đến 30.000 GT hoặc lớn hơn
phù hợp với kích thước thông thuyền công trình vượt sông phía hạ lưu.
- Khu bến Hiệp Phước
+ Về hàng hóa thông qua: từ
73,4 triệu tấn đến 84,6 triệu tấn (trong đó hàng container từ 3,03 triệu TEU đến
3,38 triệu TEU).
+ Quy mô các bến cảng: có tổng
số 20 bến cảng gồm từ 34 cầu cảng đến 36 cầu cảng với tổng chiều dài từ 7.772,4
m đến 8.372,4 m, cụ thể:
. Bến cảng tổng hợp Soài Rạp:
01 cầu cảng tổng hợp, rời dài 220 m, tiếp nhận tàu trọng tải đến 30.000 tấn,
đáp ứng nhu cầu thông qua hàng hóa từ 2,6 triệu tấn đến 3,1 triệu tấn.
. Bến cảng Xi măng Thăng Long:
03 cầu cảng hàng tổng hợp, rời với tổng chiều dài 403,9 m, tiếp nhận tàu trọng
tải đến 15.000 tấn, đáp ứng nhu cầu thông qua hàng hóa 1,4 triệu tấn.
. Bến cảng Xi măng Fico: 01 cầu
cảng tổng hợp, rời dài 105 m, tiếp nhận tàu trọng tải đến 20.000 tấn, đáp ứng
nhu cầu thông qua hàng hóa 1,5 triệu tấn.
. Bến cảng chuyên dùng Nhà máy
nghiền Clinker Hiệp Phước: 02 cầu cảng tổng hợp, rời với tổng chiều dài 148,3
m, tiếp nhận tàu trọng tải đến 20.000 tấn, đáp ứng nhu cầu thông qua hàng hóa
0,5 triệu tấn.
. Bến cảng Tân cảng Hiệp Phước:
01 cầu cảng tổng hợp, container dài 420 m, tiếp nhận tàu trọng tải đến 50.000 tấn,
đáp ứng nhu cầu thông qua hàng hóa từ 7,5 triệu tấn đến 7,8 triệu tấn.
. Bến cảng điện Hiệp Phước: 01
cầu cảng lỏng/khí dài 300 m, tiếp nhận tàu trọng tải đến 40.000 tấn đáp ứng nhu
cầu thông qua hàng hóa 1,2 triệu tấn.
. Bến cảng Xi măng Nghi Sơn (tại
Hiệp Phước): 01 cầu cảng tổng hợp, rời dài 204 m, tiếp nhận tàu trọng tải đến
20.000 tấn, đáp ứng nhu cầu thông qua hàng hóa 2 triệu tấn.
. Bến cảng container Trung tâm
Sài Gòn (SPCT): 03 cầu cảng tổng hợp, container với tổng chiều dài 950 m, tiếp
nhận tàu trọng tải đến 50.000 tấn, đáp ứng nhu cầu thông qua hàng hóa từ 17,2
triệu tấn đến 18,2 triệu tấn.
. Bến cảng chuyên dùng Calofic:
01 cầu cảng lỏng/khí dài 178 m, tiếp nhận tàu trọng tải đến 20.000 tấn, đáp ứng
nhu cầu thông qua hàng hóa từ 0,4 triệu tấn đến 0,8 triệu tấn.
. Bến cảng Saint-Gobain Việt
Nam: 01 cầu cảng tổng hợp, rời dài 52 m, tiếp nhận tàu trọng tải đến 1.000 tấn,
đáp ứng nhu cầu thông qua hàng hóa 0,8 triệu tấn.
. Bến cảng xi măng Hạ Long: 04
cầu cảng tổng hợp, rời với tổng chiều dài 330,8 m, tiếp nhận tàu trọng tải đến
10.000 tấn, đáp ứng nhu cầu thông qua hàng hóa 1,2 triệu tấn.
. Bến cảng Hiệp Phước 2: 01 cầu
cảng tổng hợp, rời dài 330 m, tiếp nhận tàu trọng tải đến 70.000 tấn, đáp ứng
nhu cầu thông qua hàng hóa từ 3,0 triệu tấn đến 3,2 triệu tấn.
. Bến cảng Sài Gòn - Hiệp Phước:
03 cầu cảng tổng hợp, container, rời với tổng chiều dài 800 m, tiếp nhận tàu trọng
tải đến 50.000 tấn, đáp ứng nhu cầu thông qua hàng hóa từ 6,4 triệu tấn đến 8,0
triệu tấn.
. Bến cảng Hiệp Phước 3, 4, 5:
từ 04 cầu cảng đến 05 cầu cảng tổng hợp, container, rời với tổng chiều dài từ
1.200 m đến 1.500 m, tiếp nhận tàu trọng tải đến 70.000 tấn, đáp ứng nhu cầu
thông qua hàng hóa từ 10,6 triệu tấn đến 13,3 triệu tấn.
. Bến cảng Hiệp Phước 6: 02 cầu
cảng tổng hợp, container, rời với tổng chiều dài 600 m, tiếp nhận tàu trọng tải
đến 70.000 tấn, đáp ứng nhu cầu thông qua hàng hóa từ 1,3 triệu tấn đến 2,3 triệu
tấn.
. Bến cảng Hiệp Phước 7, 8: từ
04 cầu cảng đến 05 cầu cảng tổng hợp, container, rời với tổng chiều dài từ
1.200 m đến 1.500 m, tiếp nhận tàu trọng tải đến 70.000 tấn, đáp ứng nhu cầu
thông qua hàng hóa từ 14,0 triệu tấn đến 17,0 triệu tấn.
. Bến cảng Hiệp Phước 9: 01 cầu
cảng lỏng/khí dài 330 m, tiếp nhận tàu trọng tải đến 70.000 tấn, đáp ứng nhu cầu
thông qua hàng hóa từ 1,8 triệu tấn đến 2,3 triệu tấn.
- Khu bến Nhà Bè
+ Về hàng hóa và hành khách
thông qua: hàng hóa từ 10,3 triệu tấn đến 11,4 triệu tấn; hành khách từ 76,8
nghìn lượt khách đến 83 nghìn lượt khách.
+ Quy mô các bến cảng: có tổng
số 09 bến cảng gồm 19 cầu cảng với tổng chiều dài từ 2.499,2 m đến 2.699,2 m
(chưa bao gồm các bến cảng khác), cụ thể như sau:
. Bến cảng tàu khách quốc tế tại
khu công viên Mũi Đèn Đỏ: 02 cầu cảng hành khách với tổng chiều dài 600 m, tiếp
nhận tàu trọng tải đến 60.000 GT hoặc lớn hơn tùy thuộc vào chiều cao
tĩnh không của tàu, đáp ứng nhu cầu thông qua hành khách từ 76,8 nghìn lượt
khách đến 83 nghìn lượt khách.
. Bến cảng dầu thực vật Nhà Bè
(Navioil): 01 cầu cảng tổng hợp, lỏng dài 174 m, tiếp nhận tàu trọng tải đến
20.000 tấn, đáp ứng nhu cầu thông qua hàng hóa 0,15 triệu tấn.
. Bến cảng thương mại vận tải
xăng dầu Minh Tấn: 01 cầu cảng tổng hợp, rời dài 30 m, tiếp nhận tàu trọng tải
đến 1.000 tấn, đáp ứng nhu cầu thông qua hàng hóa 0,15 triệu tấn.
. Bến cảng tổng kho xăng dầu
Nhà Bè: 09 cầu cảng lỏng/khí với tổng chiều dài từ 673,5 m đến 843,5 m, tiếp nhận
tàu trọng tải đến 50.000 tấn giảm tải, đáp ứng nhu cầu thông qua hàng hóa từ
7,15 triệu tấn đến 7,7 triệu tấn.
. Bến cảng xăng dầu PVOIL Nhà
Bè: 02 cầu cảng lỏng/khí với tổng chiều dài 296 m, tiếp nhận tàu trọng tải đến
40.000 tấn, đáp ứng nhu cầu thông qua hàng hóa từ 1,0 triệu tấn đến 1,2 triệu tấn.
. Bến cảng kho xăng dầu VK.102:
01 cầu cảng lỏng/khí dài 265 m tiếp nhận cỡ tàu trọng tải đến 40.000 tấn, đáp ứng
nhu cầu thông qua hàng hóa từ 0,8 triệu tấn đến 0,95 triệu tấn và 01 cầu cảng lỏng/khí
dài 80,5 m, tiếp nhận tàu trọng tải đến 5.000 tấn, đáp ứng nhu cầu thông qua
hàng hóa từ 0,8 triệu tấn đến 0,9 triệu tấn.
. Bến cảng Lâm Tài Chánh
(Lataca): 01 cầu cảng lỏng/khí dài 192,3 m, tiếp nhận tàu trọng tải đến 15.000
tấn, đáp ứng nhu cầu thông qua hàng hóa 0,05 triệu tấn.
. Bến cảng xăng dầu hàng không
Miền Nam: 01 cầu cảng lỏng/khí dài 188 m, tiếp nhận tàu trọng tải đến 30.000 tấn,
đáp ứng nhu cầu thông qua hàng hóa từ 0,2 triệu tấn đến 0,3 triệu tấn.
- Khu bến Long Bình
+ Về hàng hóa thông qua: từ
11,0 triệu tấn đến 12,0 triệu tấn (trong đó hàng container từ 0,85 triệu TEU đến
0,94 triệu TEU).
+ Quy mô các bến cảng: 01 bến cảng
gồm 10 cầu cảng với tổng chiều dài 1.200 m, cụ thể như sau:
. Bến cảng Long Bình: 10 cầu cảng
tổng hợp, container với tổng chiều dài 1.200 m, tiếp nhận tàu trọng tải đến
5.000 tấn, đáp ứng nhu cầu thông qua hàng hóa từ 11,0 triệu tấn đến 12,0 triệu
tấn (trong đó hàng container từ 0,85 triệu TEU đến 0,94 triệu TEU).
- Khu bến cảng trung chuyển quốc
tế Cần Giờ
+ Về hàng hóa thông qua: từ
22,8 triệu tấn đến 57,6 triệu tấn (tương ứng từ 2,4 triệu TEU đến 4,8 triệu
TEU).
+ Quy mô các bến cảng: có tổng
số từ 02 bến cảng đến 04 bến cảng gồm từ 02 cầu cảng đến 04 cầu cảng với tổng
chiều dài từ 1.016 m đến 2.016 m, cụ thể:
. Bến cảng trung chuyển quốc tế
Cần Giờ: 02 cầu cảng đến 04 cầu cảng container với tổng chiều dài từ 1.016 m đến
2.016 m, tiếp nhận tàu trọng tải đến 250.000 tấn (24.000 TEU) hoặc lớn hơn khi
đủ điều kiện, đáp ứng nhu cầu thông qua hàng hóa từ 22,8 triệu tấn đến 57,6 triệu
tấn (tương ứng từ 2,4 triệu TEU đến 4,8 triệu TEU), trong đó khối lượng
hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam được xếp dỡ tại bến cảng không vượt quá từ
20% đến 25% tổng nhu cầu hàng hóa thông qua.
- Các bến cảng tiềm năng tại
huyện Cần Giờ (bên trái luồng Sài Gòn - Vũng Tàu, khu vực Bình Khánh, cửa sông
Ngã Bảy và khu vực cù lao Gò Gia phù hợp với các quy định bảo tồn vùng dự trữ
sinh quyển quốc gia) là các bến cảng phát triển có điều kiện trên cơ sở cân đối
giữa nhu cầu hàng hóa thông qua và năng lực các bến cảng đã được quy hoạch.
- Các bến phao chuyển tải tại
khu vực sông Sài Gòn, Nhà Bè, Đồng Nai giải tỏa trước tháng 7 năm 2026. Các bến
phao phục vụ Nhà máy công nghiệp tàu thủy Sài Gòn, Nhà máy đóng tàu và công
nghiệp Hàng hải Sài Gòn giải tỏa khi có quyết định tuyên bố phá sản của cấp có
thẩm quyền. Các bến phao trên sông Soài Rạp, sông Gò Gia, sông Ngã Bảy, sông Dừa
khai thác với quy mô và thời gian đã được chấp thuận thiết lập hoặc giải tỏa
phù hợp với lộ trình đầu tư xây dựng các bến cảng thay thế và các quy hoạch có
liên quan.
- Các khu neo chờ, tránh, trú
bão tại sông Nhà Bè, Soài Rạp, Gò Gia, Thiềng Liềng - Ngã Bảy tiếp nhận tàu trọng
tải đến 20.000 tấn và khu vực khác có đủ điều kiện.
(2) Tầm nhìn đến năm 2050
Tiếp tục phát triển các bến cảng
mới đáp ứng nhu cầu thông qua hàng hóa với tốc độ tăng trưởng bình quân khoảng
từ 3,5%/năm đến 3,8%/năm. Khu bến cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ có quy mô dự
kiến phát triển khoảng 13 bến cảng đáp ứng nhu cầu thông qua hàng hóa trung
chuyển container quốc tế và tăng trưởng hàng hóa.
c) Quy hoạch phát triển kết cấu
hạ tầng hàng hải
Kết cấu hạ tầng hàng hải công cộng
duy trì chuẩn tắc luồng hiện hữu. Lộ trình đầu tư tùy thuộc vào khả năng bố
trí, huy động nguồn lực. Trường hợp huy động nguồn xã hội hoá, cho phép đầu tư
luồng hàng hải phù hợp với quy mô bến cảng theo quy hoạch.
d) Định hướng hạ tầng giao thông
kết nối
Triển khai kết nối đường bộ, đường
sắt, đường thủy nội địa và ven biển theo quy hoạch được duyệt.
đ) Các bến cảng khác
Bến cảng khác gồm: bến cảng phục
vụ trực tiếp cho các cơ sở đóng mới, sửa chữa tàu (Nhà máy công nghiệp tàu thủy
Sài Gòn, Nhà máy đóng tàu và công nghiệp Hàng hải Sài Gòn, Nhà máy đóng tàu An
Phú, Nhà máy đóng tàu 76, Nhà máy đóng tàu X51) và bến du thuyền phục vụ du lịch;
bến cảng phục vụ các cơ quan quản lý nhà nước, nghiên cứu, huấn luyện, đào tạo,
cung cấp dịch vụ hàng hải; các bến cảng, cầu cảng gắn liền với các khu bến
chính đảm nhận vai trò hỗ trợ thu gom và giải tỏa hàng hóa bằng đường thủy.
e) Định hướng quy hoạch các khu
chức năng khác
- Cơ quan quản lý nhà nước
chuyên ngành hàng hải: theo lộ trình đầu tư phù hợp với kế hoạch đầu tư công
trung hạn các giai đoạn.
- Vùng đón trả hoa tiêu, kiểm dịch:
tại khu vực cửa sông Soài Rạp, vịnh Gành Rái.
- Các khu vực, địa điểm tiếp nhận
chất nạo vét: theo quy hoạch Thành phố Hồ Chí Minh, các quy hoạch có liên quan
và các khu vực, địa điểm được Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh chấp thuận,
công bố.
(Chi
tiết tại các Phụ lục kèm theo Quyết định này).
II. NHU CẦU
SỬ DỤNG ĐẤT VÀ MẶT NƯỚC
- Tổng nhu cầu sử dụng đất theo
quy hoạch đến năm 2030 khoảng 1.567 ha (chưa bao gồm các khu vực phát triển các
khu công nghiệp, logistics... gắn liền với cảng).
- Tổng nhu cầu sử dụng mặt nước
theo quy hoạch đến năm 2030 khoảng 43.400 ha (đã bao gồm diện tích vùng nước
khác trong phạm vi quản lý không bố trí công trình hàng hải).
III. NHU CẦU
VỐN ĐẦU TƯ
Nhu cầu vốn đầu tư hệ thống cảng
biển đến năm 2030 khoảng 77.452 tỷ đồng gồm vốn đầu tư cho hạ tầng hàng hải
công cộng khoảng 2.952 tỷ đồng và nhu cầu vốn đầu tư cho bến cảng khoảng 74.500
tỷ đồng (chỉ bao gồm các bến cảng kinh doanh dịch vụ xếp dỡ hàng hóa).
IV. CÁC DỰ
ÁN ƯU TIÊN ĐẦU TƯ
1. Kết cấu hạ tầng hàng hải
Đầu tư luồng cho tàu trọng tải
đến 250.000 tấn vào bến cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ đồng bộ với quy mô
các bến cảng. Đầu tư kết cấu hạ tầng công cộng phục vụ công tác bảo đảm an toàn
hàng hải như khu neo chờ, tránh, trú bão, cơ sở vật chất phục vụ nhiệm vụ quản
lý nhà nước chuyên ngành.
2. Bến cảng biển
Đầu tư bến cảng trung chuyển quốc
tế Cần Giờ. Đầu tư các bến cảng khách du lịch, bến khách quốc tế và các bến du
thuyền gắn với các vùng động lực phát triển du lịch.
V. GIẢI PHÁP
THỰC HIỆN QUY HOẠCH
Thực hiện các giải pháp quy hoạch
theo Quyết định số 1579/QĐ-TTg ngày 22
tháng 9 năm 2021 và số 140/QĐ-TTg ngày 16 tháng 01 năm 2025 trong đó tập trung
thực hiện các giải pháp sau:
1. Giải pháp về cơ chế, chính
sách
- Khuyến khích các bến cảng phục
vụ chung tại các khu kinh tế, công nghiệp, cụm công nghiệp để nâng cao hiệu quả
đầu tư bến cảng, quỹ đất, mặt nước; các bến cảng đầu tư mới tại khu bến cảng
trung chuyển quốc tế Cần Giờ cam kết khối lượng hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt
Nam được xếp dỡ tại bến cảng không vượt quá từ 20% đến 25% tổng nhu cầu hàng
hóa thông qua.
- Tạo điều kiện bố trí cơ sở
làm việc của các cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan nghiên cứu, huấn luyện, đào
tạo, cung cấp dịch vụ hàng hải tại các bến cảng mới; tăng cường công tác quản
lý Nhà nước trong quá trình thực hiện quy hoạch, đảm bảo sự phối hợp, gắn kết đồng
bộ với quy hoạch phát triển mạng lưới giao thông khu vực, quy hoạch xây dựng
và quy hoạch chung phát triển kinh tế - xã hội của địa phương có cảng biển.
- Tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện
các chính sách về giá, phí tại cảng biển để nâng cao hiệu quả đầu tư cảng biển,
tăng tính hấp dẫn đối với các hãng tàu.
2. Giải pháp về huy động vốn đầu
tư
- Tiếp tục hoàn thiện cơ chế và
các điều kiện để huy động đa dạng các nguồn lực trong và ngoài nước tham gia đầu
tư phát triển kết cấu hạ tầng cảng biển theo quy hoạch và thể chế hóa các giải
pháp về phân cấp, phân quyền huy động nguồn lực; khai thác nguồn lực từ quỹ đất,
mặt nước, nguồn thu từ cho thuê khai thác kết cấu hạ tầng bến cảng đầu tư từ
nguồn ngân sách.
- Khuyến khích và tạo điều kiện
thuận lợi cho các tổ chức, doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia đầu
tư phát triển, khai thác cảng biển; tiếp tục đẩy mạnh xã hội hóa đầu tư phát
triển kết cấu hạ tầng cảng biển. Tăng cường vai trò của doanh nghiệp trong việc
chia sẻ trách nhiệm đầu tư, bảo trì kết cấu hạ tầng công cộng tại cảng biển như
một phần trong dự án đầu tư khai thác cảng biển của doanh nghiệp.
3. Giải pháp về môi trường,
khoa học và công nghệ
- Khuyến khích Nhà đầu tư khai
thác cảng ứng dụng khoa học công nghệ, kỹ thuật hiện đại, công nghệ số và chuyển
đổi số trong xây dựng, quản lý, khai thác hệ thống cảng biển; đẩy mạnh chuyển đổi
phương tiện, trang thiết bị sử dụng điện, năng lượng xanh hoặc có các biện pháp
phù hợp tại các cảng đầu tư mới, đầu tư bổ sung và cảng hiện hữu đáp ứng các
tiêu chí cảng xanh.
- Xây dựng các cơ chế ưu đãi đầu
tư đối với các doanh nghiệp cảng xanh, đồng thời đưa tiêu chí cảng xanh là một
trong các tiêu chí để cấp có thẩm quyền xem xét lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự
án cảng biển.
- Ưu tiên đầu tư, phát triển, sử
dụng hiệu quả hệ thống công nghệ thông tin cơ chế một cửa quốc gia.
4. Giải pháp về phát triển nguồn
nhân lực
Đào tạo, thu hút nguồn nhân lực
chất lượng cao, đặc biệt trong công tác quản lý, khai thác hạ tầng cảng biển;
nghiên cứu thực hiện cơ chế đặt hàng đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực ở các
lĩnh vực liên quan đến quản lý và khai thác cảng.
5. Giải pháp về hợp tác quốc tế
- Tăng cường xúc tiến đầu tư
trong và ngoài nước thông qua các chính sách ưu đãi, tạo thuận lợi cho hoạt động
đầu tư, kinh doanh.
- Thực hiện các điều ước, thỏa
thuận khu vực và quốc tế về biển mà Việt Nam là thành viên; nghiên cứu tham gia
các điều ước quốc tế liên quan.
- Tăng cường hợp tác, tranh thủ
sự hỗ trợ của các đối tác, các tổ chức quốc tế nhằm phát triển nguồn nhân lực,
bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu.
6. Giải pháp về tổ chức thực hiện
và giám sát thực hiện quy hoạch
- Tăng cường công tác phối hợp,
kiểm tra, giám sát tổ chức thực hiện quy hoạch bảo đảm các cảng biển được đầu
tư, khai thác theo đúng công năng, quy mô, lộ trình quy hoạch được duyệt; bảo đảm
đồng bộ giữa cảng biển và các hạ tầng liên quan. Định kỳ tổ chức hội nghị cảng
biển để giải quyết các vấn đề liên quan.
- Các bến cảng hiện hữu được
phép cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới phù hợp với quy mô, công năng, cỡ tàu đã
được quy định trong Quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển, bến cảng, cầu cảng, bến
phao, khu nước, vùng nước thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
- Cỡ tàu theo quy hoạch (tấn trọng
tải) để làm cơ sở đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng cảng biển, không là cơ sở để
không cho phép tàu có trọng tải lớn hơn hành hải trên luồng và ra, vào cảng.
Các tàu có trọng tải lớn hơn nhưng có thông số kỹ thuật khác phù hợp với khả
năng tiếp nhận của cầu cảng, phù hợp chuẩn tắc kỹ thuật của luồng tàu (bề rộng,
chiều sâu, tĩnh không...), đảm bảo điều kiện an toàn có thể được xem xét cho
phép vào cảng theo quy định của pháp luật.
- Tăng cường kết nối hệ thống cảng
cạn, trung tâm phân phối hàng hóa, dịch vụ hậu cần sau cảng và dịch vụ
logistics để hỗ trợ cho hoạt động cảng biển. Liên kết giữa các doanh nghiệp cảng
biển, hãng tàu và công ty logistics trên địa bàn với các nhà khai thác cảng cạn,
kho bãi, nhà cung cấp dịch vụ vận tải tạo thành chuỗi dịch vụ, hướng đến hình
thành “hệ sinh thái logistics” hỗ trợ chủ hàng từ vận chuyển, lưu trữ đến phân
phối sản phẩm.
- Xây dựng kho dữ liệu tập
trung, xây dựng nền tảng công nghệ thông tin khai thác dữ liệu dùng chung phục
vụ cho công tác quản lý nhà nước và khai thác cảng.
- Thiết lập bản đồ số hóa hệ thống
cảng biển phục vụ công tác thống kê, tra cứu, quy hoạch và tối ưu hóa tiến trình
phát triển cảng biển Thành phố Hồ Chí Minh.
- Các bến cảng, cầu cảng thuộc
diện di dời triển khai theo lộ trình quy hoạch.
Điều 2. Tổ
chức thực hiện
1. Cục Hàng hải và Đường thủy
Việt Nam
- Chủ trì, phối hợp với Sở,
ban, ngành của Thành phố Hồ Chí Minh: công bố, kiểm tra, giám sát quy hoạch và
thực hiện chức năng quản lý chuyên ngành hàng hải tại cảng biển Thành phố Hồ
Chí Minh theo thẩm quyền; tham mưu cho Bộ Xây dựng hoặc xử lý theo thẩm quyền nội
dung có liên quan về dự án xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp, mở rộng cầu cảng, bến
cảng, giao thông kết nối.
- Nghiên cứu, đề xuất Bộ Xây dựng
xem xét, quyết định việc cập nhật, bổ sung, điều chỉnh quy mô, chức năng, tiến
độ thực hiện các cầu, bến cảng.
- Nghiên cứu, đề xuất sửa đổi
các văn bản quy phạm pháp luật quy định về quản lý, khai thác và các giải pháp
quản lý, khai thác các bến cảng thuộc cảng biển Thành phố Hồ Chí Minh.
- Thường xuyên phối hợp với
chính quyền địa phương và các cơ quan liên quan, tổ chức kiểm tra tình hình thực
hiện quy hoạch phát triển cảng biển, đề xuất xử lý các dự án không tuân thủ quy
hoạch.
- Hướng dẫn, giám sát các doanh
nghiệp hoạt động trong lĩnh vực cảng biển thực hiện kế hoạch phát triển phù hợp
với quy hoạch được duyệt; đáp ứng yêu cầu về phát triển bền vững, bảo vệ môi
trường, sinh thái, thích ứng với biến đổi khí hậu và nước biển dâng và các quy
định khác có liên quan của pháp luật.
2. Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ
Chí Minh
- Chỉ đạo việc cập nhật các quy
hoạch của địa phương phù hợp quy hoạch chi tiết cảng biển được duyệt; quản lý,
bố trí quỹ đất theo quy định của pháp luật về đất đai đảm bảo phát triển đồng bộ
cảng và hạ tầng kết nối với cảng, khu dịch vụ hậu cảng, dịch vụ hàng hải đảm bảo
điều kiện hoạt động thuận lợi cho các cầu, bến cảng.
- Chỉ đạo cơ quan chức năng phối
hợp chặt chẽ với Cục Hàng hải và Đường thủy Việt Nam trong quá trình xây dựng,
điều chỉnh các quy hoạch, kế hoạch, các dự án trên địa bàn địa phương bảo đảm
thống nhất, đồng bộ với quy hoạch cảng biển và các định hướng phát triển giao
thông kết nối cảng biển trong quy hoạch.
- Chỉ đạo các cơ quan chức năng
phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, đơn vị xây dựng, môi trường, quốc phòng, an
ninh để giải quyết các vấn đề có liên quan theo quy định trong quá trình chấp
thuận, cấp phép đầu tư bến cảng, cầu cảng.
- Chủ trì quy định, công bố
danh mục khu vực, địa điểm tiếp nhận chất nạo vét, nhận chìm chất nạo vét từ hoạt
động nạo vét trong vùng nước cảng biển Thành phố Hồ Chí Minh theo quy định.
Điều 3. Quyết
định này có hiệu lực từ ngày ký ban hành.
Điều 4. Chánh
Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ; các Vụ trưởng; Cục trưởng Cục Hàng hải và Đường
thủy Việt Nam và Thủ trưởng các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết
định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 4;
- Thủ tướng Chính phủ (để b/c);
- Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà (để b/c);
- Bộ trưởng (để b/c);
- Các Thứ trưởng;
- Văn phòng Chính phủ;
- Các Bộ: Công an, Quốc phòng, Tài chính, Công Thương, Nông nghiệp và Môi trường;
- UBND Thành phố Hồ Chí Minh;
- Các Cục, Vụ thuộc Bộ Xây dựng;
- Cổng TTĐT Bộ Xây dựng;
- Lưu VT, KHTC (Thành).
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Nguyễn Xuân Sang
PHỤ LỤC 01:
DỰ BÁO HÀNG HÓA THÔNG QUA CẢNG BIỂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ
MINH ĐẾN NĂM 2030
(Phụ lục kèm theo Quyết định số 407/QĐ-BXD ngày 11/04/2025 của Bộ Xây dựng)
Đơn
vị: triệu tấn
TT
Tên cảng, bến cảng
Kịch bản thấp
Kịch bản cao
Tổng cộng
Hàng container
Hàng tổng hợp, rời
Hàng lỏng/khí
Tổng cộng
Hàng container
Hàng tổng hợp, rời
Hàng lỏng/khí
CẢNG BIỂN TP. HỒ CHÍ MINH
228
140
66
15
253
164
72
17
I
KHU BẾN CÁT LÁI - PHÚ HỮU
90,3
85,0
3,7
1,6
99,0
93,7
3,7
1,6
1
Bến cảng container Quốc tế
SP-ITC
10,8
10,8
12,5
12,5
2
Bến cảng chuyên dụng Trạm tiếp
nhận, nghiền và PP xi măng phía Nam
2,7
2,7
2,7
2,7
3
Bến cảng Bến Nghé - Phú Hữu
3,8
3,8
4,0
4,0
4
Bến cảng Cát Lái
11,1
11,1
12,2
12,2
5
Bến cảng Tân cảng Cát Lái
59,3
59,3
65,0
65,0
6
Bến cảng xăng dầu Sài Gòn
Petro
1,6
1,6
1,6
1,6
7
Bến cảng Xi măng Sao Mai (bến
cảng chuyên dùng Cát Lái)
1,0
1,0
1,0
1,0
II
KHU BẾN HIỆP PHƯỚC VÀ TRÊN
SÔNG SÀI GÒN
73,4
39,0
31,0
3,4
84,6
43,3
37,0
4,3
1
Bến cảng tổng hợp Soài Rạp
2,6
2,6
3,1
3,1
2
Bến cảng xi măng Thăng Long
1,4
1,4
1,4
1,4
3
Bến cảng xi măng Fico
1,5
1,5
1,5
1,5
4
Bến cảng chuyên dùng Nhà máy
nghiền Clinker Hiệp Phước
0,5
0,5
0,5
0,5
5
Bến cảng Tân cảng Hiệp Phước
7,5
7,5
7,8
7,8
6
Bến cảng Điện Hiệp Phước
1,2
1,2
1,2
1,2
7
Bến cảng xi măng Nghi Sơn (tại
Hiệp Phước)
2,0
2,0
2,0
2,0
8
Bến cảng container Trung tâm
Sài Gòn (SPCT)
17,2
12,2
5,0
18,2
12,7
5,5
9
Bến cảng chuyên dùng Calofic
0,4
0,4
0,8
0,8
10
Bến cảng Saint-Gobain Việt
Nam
0,8
0,8
0,8
0,8
11
Bến cảng Xi măng Hạ Long
1,2
1,2
1,2
1,2
12
Bến cảng Hiệp Phước 2
3,0
3,0
3,2
3,2
13
Bến cảng Sài Gòn - Hiệp Phước
6,4
2,0
4,4
8,0
2,5
5,5
14
Bến cảng Hiệp Phước 3, 4, 5
10,6
3,0
7,6
13,3
3,0
10,3
15
Bến cảng Hiệp Phước 6
1,3
0,3
1,0
2,3
0,3
2,0
16
Bến cảng Hiệp Phước 7, 8
14,0
14,0
17,0
17,0
17
Bến cảng Hiệp Phước 9
1,8
1,8
2,3
2,3
18
Bến cảng Sài Gòn
Thực hiện di dời, chuyển đổi công năng phù hợp với quy hoạch Thành phố
Hồ Chí Minh và tiến trình đầu tư xây dựng các bến cảng tại khu bến Hiệp Phước.
19
Bến cảng Tân Thuận Đông
20
Bến cảng Bến Nghé
21
Bến cảng container Quốc tế Việt
Nam (VICT)
22
Bến cảng ELF gas Sài Gòn
23
Bến cảng Biển Đông
24
Bến cảng Rau Quả
25
Bến cảng Bông Sen (LOTUS)
III
KHU BẾN NHÀ BÈ
10,3
0,3
10,0
11,4
0,3
11,1
1
Bến tàu khách quốc tế tại khu
công viên Mũi Đèn Đỏ
2
Bến cảng dầu thực vật Nhà Bè
(Navioil)
0,15
0,15
0,15
0,15
3
Bến cảng thương mại vận tải
xăng dầu Minh Tấn
0,15
0,15
0,15
0,15
4
Bến cảng tổng kho xăng dầu
Nhà Bè
7,15
7,15
7,7
7,7
5
Bến cảng xăng dầu PVOIL Nhà
Bè
1,0
1,0
1,2
1,2
6
Bến cảng Tổng kho xăng dầu
102 mở rộng
0,8
0,8
0,9
0,9
7
Bến cảng kho xăng dầu VK.102
0,8
0,80
0,95
0,95
8
Bến cảng Lâm Tài Chánh
(Lataca)
0,05
0,05
0,05
0,05
9
Bến cảng xăng dầu hàng không
Miền Nam
0,2
0,2
0,3
0,3
IV
KHU BẾN LONG BÌNH
11,0
11,0
12,0
12,0
1
Bến cảng Long Bình
11,0
11,0
12,0
12,0
V
KHU BẾN CẢNG TRUNG CHUYỂN
QUỐC TẾ CẦN GIỜ (*)
12,0
12,0
15,0
15,0
1
Bến cảng trung chuyển quốc tế
Cần Giờ
12,0
12,0
15,0
15,0
VI
KHU NEO, BẾN PHAO
31,0
31,0
31,0
31,0
Ghi chú:
(*) chưa bao gồm hàng container
trung chuyển quốc tế.
PHỤ LỤC 02:
DỰ BÁO HÀNH KHÁCH THÔNG QUA CẢNG BIỂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ
MINH ĐẾN NĂM 2030
(Phụ lục kèm theo Quyết định số 407/QĐ-BXD ngày 11/04/2025 của Bộ Xây dựng)
Đơn
vị: nghìn lượt
TT
Tên cảng, bến cảng
Kịch bản thấp
Kịch bản cao
Tổng cộng
Khách quốc tế
Khách nội địa
Tổng cộng
Khách quốc tế
Khách nội địa
CẢNG BIỂN TP. HỒ CHÍ MINH
170,6
136,5
34,1
184,4
147,6
36,8
I
KHU BẾN TRÊN SÔNG SÀI GÒN
93,8
75,1
18,7
101,4
81,2
20,2
1
Phân cảng Nhà Rồng - Khánh Hội
93,8
75,1
18,7
101,4
81,2
20,2
II
KHU BẾN NHÀ BÈ
76,8
61,4
15,4
83,0
66,4
16,6
1
Bến tàu khách quốc tế tại khu
công viên Mũi Đèn Đỏ
76,8
61,4
15,4
83,0
66,4
16,6
PHỤ LỤC 03:
DANH MỤC QUY HOẠCH CHI TIẾT CẢNG BIỂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ
MINH ĐẾN NĂM 2030
(Phụ lục kèm theo Quyết định số 407/QĐ-BXD ngày 11/04/2025 của Bộ Xây dựng)
TT
Tên cảng, bến cảng, cầu cảng
Hiện trạng
Công năng, phân loại
Quy hoạch đến năm 2030 (đã bao gồm các bến cảng hiện trạng)
Ghi chú
Số lượng cầu cảng/chiều dài (m)
Cỡ tàu (tấn)
Số lượng cầu cảng/ chiều dài
Cỡ tàu (tấn)
Công suất (Tr.Tấn)
Diện tích vùng đất (ha)
Diện tích vùng nước (ha)
KB thấp÷KB cao
CẢNG BIỂN TP. HỒ
CHÍ MINH
-
Bến cảng, cầu cảng
chính
87/13.690,6
89/16.588,2÷94/18.588,2
221,8÷ 290,6
1.567
204
-
Bến cảng, cầu cảng khác
12/1.227,3
52/4.706,1÷54/5.006,1
I
KHU BẾN CÁT LÁI -
PHÚ HỮU
-
Bến cảng, cầu cảng
chính
18/3.401,6
22/3.640,6÷22/3.640,6
91,9÷100,4
294
22
+
Bến cảng tổng hợp, container,
hàng rời
15/3.053,8
30.000 và 45.000 giảm tải
15/3.053,8÷15/3.053,8
30.000 và 45.000 giảm tải
90,3÷98,8
264
19
+
Bến cảng hàng lỏng
3/347,8
7/586,8÷7/586,8
1,6÷1,6
30
2
-
Bến cảng, cầu cảng khác
1/152
10/815,8÷10/815,8
0,6÷1,0
32
3
1
Bến cảng Container Quốc tế
SP-ITC
3/790
45.000 giảm tải
TH, Cont.
3/790÷3/790
45.000 giảm tải
10,8÷12,6
38
5
2
Bến cảng chuyên dụng Trạm tiếp
nhận, nghiền và PP xi măng phía Nam
1/205
20.000
TH (*)
1/205÷1/205
20.000
2,7÷2,7
22
1
2/100
1.500
TH (*)
2/100÷2/100
1.500
3
Bến cảng Bến Nghé - Phú Hữu
-
Cầu cảng chính
1/320
30.000
Cont.
1/320÷1/320
30.000
3,8÷4,5
26
3
-
Cầu cảng khác
CK
1/220÷1/220
5.000
Thu gom và giải tỏa hàng TH, Cont.
4
Bến cảng Cát Lái
1/222,8
40.000
Cont.
1/222,8÷1/222,8
40.000
11,4÷12,3
155
9
5
Bến cảng Tân cảng Cát Lái
5/1.189
45.000 giảm tải
TH, Cont.
5/1.189÷5/1.189
45.000 giảm tải
60,6÷65,7
1/22
2.200
TH, Cont.
1/22÷1/22
2.200
6
Bến cảng xăng dầu Sài Gòn
Petro
2/283
32.000
LK (*)
2/283÷2/283
32.000
1,6÷1,6
30
2
1/64,7
1.000
LK (*)
5/303,8÷5/303,8
1.000
7
Bến cảng Xi măng Sao Mai (bến
cảng chuyên dùng Cát Lái)
-
Cầu cảng chính
1/205
20.000
TH (*)
1/205÷1/205
20.000
1÷1
24
1
-
Cầu cảng khác
CK (*)
3/109,8÷3/109,8
1.600
Khai thác hàng TH
8
Bến cảng khác
-
Bến cảng Solog
1/152
10.000
CK
3/300÷3/300
5.000
0,3÷0,5
13
1
Thu gom và giải tỏa hàng TH, Cont.
-
Bến cảng KCN Cát Lái
CK
3/186÷3/186
5.000
0,3÷0,5
19
1
Thu gom và giải tỏa hàng TH, Cont.
II
KHU BẾN TRÊN SÔNG SÀI GÒN
-
Bến cảng, cầu cảng
chính
35/5.218,4
2/460÷3/690
50
36
+
Bến cảng tổng hợp, container,
hàng rời
32/4.900
+
Bến cảng lỏng/khí
3/318
+
Bến cảng khách
2/460÷3/690
30.000 GT
50
36
-
Bến cảng, cầu cảng khác
1/123
1
Bến cảng Sài Gòn
20/2.517,4
30.000
1.1
Phân cảng Nhà Rồng - Khánh Hội
15/1.744,2
30.000
HK (*)
2/460÷3/690
30.000 GT
50
36
1.2
Phân cảng Tân Thuận
5/773,2
60.000 giảm tải
TH
Thực hiện di dời, chuyển đổi công năng phù hợp với quy hoạch Thành phố Hồ
Chí Minh và tiến trình đầu tư xây dựng các bến cảng tại khu bến Hiệp Phước. Cỡ
tàu: trọng tải đến 30.000 tấn hoặc lớn hơn giảm tải phù hợp với điều kiện
khai thác của luồng hàng hải và tĩnh không thông thuyền công trình vượt sông.
2
Bến cảng Tân Thuận 2
1/222
60.000 giảm tải
TH
3
Bến cảng Tân Thuận Đông
1/145
10.000
TH
4
Bến cảng Bến Nghé
4/816
36.000
TH, Cont.
5
Bến cảng Container Quốc tế Việt
Nam (VICT)
3/678
25.000
Cont.
6
Bến cảng ELF gas Sài Gòn
1/178
3.000
LK (*)
7
Bến cảng Biển Đông
2/140
5.000
LK
8
Bến cảng Rau Quả
1/222
20.000
TH
9
Bến cảng Bông Sen (LOTUS)
2/300
60.000 giảm tải
TH
10
Bến cảng khác
-
Bến cảng công nghiệp tàu
thủy Sài Gòn
1/123
10.000
CK (*)
Đóng mới, sửa chữa tàu
III
KHU BẾN HIỆP PHƯỚC
-
Bến cảng, cầu cảng
chính
18/3.359,4
34/7.772,4÷36/8.372,4
76,9÷96,5
619
74
+
Bến cảng tổng hợp, container,
hàng rời
16/2.881,4
50.000
31/6.964,4÷33/7.564,4
70.000
73,8÷92,5
508
68
+
Bến cảng lỏng/khí
2/478
3/808÷3/808
3,1÷4
111
6
-
Bến cảng, cầu cảng khác
5/527,4
27/2.507,4÷28/2.507,4
24
4
1
Bến cảng tổng hợp Soài Rạp
TH
1/220÷1/220
30.000
2,6÷3,1
11
2
2
Bến cảng xi măng Thăng Long
1/205,9
15.000
TH (*)
1/205,9÷1/205,9
15.000
1,4÷1,4
14
1
1/115
500
TH (*)
2/198÷2/198
2.000
3
Bến cảng xi măng Fico
-
Cầu cảng chính
1/105
20.000
TH (*)
1/105÷1/105
20.000
1,5÷1,5
10
1
-
Cầu cảng khác
1/19
600
CK (*)
1/19÷1/19
600
Khai thác hàng TH
4
Bến cảng chuyên dùng Nhà máy
nghiền Clinker Hiệp Phước
1/114
20.000
TH (*)
1/114÷1/114
20.000
0,5÷0,5
11
1
2/34,3
1.000
TH (*)
2/34,3÷2/34,3
1.000
5
Bến cảng Tân cảng Hiệp Phước
-
Cầu cảng chính
1/420
50.000
TH, Cont.
1/420÷1/420
50.000
7,8÷8,5
22
4
-
Cầu cảng khác
2/253,4
2.000
CK
2/253,4÷2/253,4
2.000
Thu gom và giải tỏa hàng TH, Cont.
6
Bến cảng điện Hiệp Phước
1/300
40.000
LK (*)
1/300÷1/300
40.000
1,2÷1,2
54
3
7
Bến cảng xi măng Nghi Sơn (tại
Hiệp Phước)
-
Cầu cảng chính
1/204
20.000
TH (*)
1/204÷1/204
20.000
2÷2
12
1
-
Cầu cảng khác
2/255
1.000
CK (*)
2/255÷2/255
1.000
Khai thác hàng TH
8
Bến cảng Container Trung tâm
Sài Gòn (SPCT)
1/500
50.000
TH, Cont.
3/950÷3/950
50.000
17,6÷19
44
7
9
Bến cảng chuyên dùng Calofic
1/178
20.000
LK (*)
1/178÷1/178
20.000
0,4÷0,8
11
1
10
Bến cảng Saint-Gobain Việt
Nam
1/52
1.000
TH (*)
1/52÷1/52
1.000
0,8÷0,8
7
0,2
11
Bến cảng Xi măng Hạ Long
1/167,6
10.000
TH (*)
1/167,6÷1/167,6
10.000
1,2÷1,2
15
1
3/163,2
1.500
TH (*)
3/163,2÷3/163,2
1.500
12
Bến cảng Hiệp Phước 2
-
Cầu cảng chính
TH
1/330÷1/330
70.000
3,3÷4
30
2
-
Cầu cảng khác
CK
2/170÷2/170
5.000
Thu gom và giải tỏa hàng TH, Cont.
13
Bến cảng Sài Gòn - Hiệp Phước
-
Cầu cảng chính
3/800
50.000
TH, Cont.
3/800÷3/800
50.000
6,4÷8
60
8
-
Cầu cảng khác
CK
9/570÷9/570
5.000
Thu gom và giải tỏa hàng TH, Cont.
14
Bến cảng Hiệp Phước 3, 4, 5
03 bến
-
Cầu cảng chính
TH, Cont.
4/1.200÷5/1.500
70.000
13,2÷20
97
17
-
Cầu cảng khác
CK
5/470÷5/470
5.000
Thu gom và giải tỏa hàng TH, Cont.
15
Bến cảng Hiệp Phước 6
-
Cầu cảng chính
TH, Cont.
2/600÷2/600
70.000
1,5÷2,5
41
7
-
Cầu cảng khác
CK
2/260÷2/260
5.000
Thu gom và giải tỏa hàng TH, Cont.
16
Bến cảng Hiệp Phước 7, 8
02 bến
-
Cầu cảng chính
TH, Cont.
4/1.200÷5/1.500
70.000
14÷20
135
17
-
Cầu cảng khác
CK
4/510÷4/510
5.000
Thu gom và giải tỏa hàng TH, Cont.
17
Bến cảng Hiệp Phước 9
LK (*)
1/330÷1/330
70.000
1,5÷2
46
3
18
Bến cảng khác
-
Bến cảng Hiệp Phước 1
CK (*)
-
-
24
4
Đóng mới, sửa chữa tàu
IV
KHU BẾN NHÀ BÈ
-
Bến cảng, cầu cảng
chính
16/1.711,2
19/2.499,2÷19/2.669,2
14,7÷14,7
249
23
+
Bến cảng lỏng/khí, tổng hợp
16/1.711,2
40.000
17/1.899,2÷17/2.069,2
45.000 hoặc lớn hơn giảm tải, tàu khách 60.000 GT
14,7÷14,7
233
18
+
Bến cảng khách
2/600÷2/600
16
6
-
Bến cảng, cầu cảng khác
5/424,9
8/682,9÷8/682,9
53
5
1
Bến tàu khách quốc tế tại khu
công viên Mũi Đèn Đỏ
HK (*)
2/600÷2/600
60.000GT
16
6
2
Bến cảng dầu thực vật Nhà Bè
(Navioil)
1/174
20.000
TH, LK
1/174÷1/174
20.000
0,5÷0,5
24
1
3
Bến cảng thương mại vận tải
xăng dầu Minh Tấn
1/30
1.000
TH
1/30÷1/30
1.000
0,3÷0,3
3
0,2
4
Bến cảng tổng kho xăng dầu
Nhà Bè
9/673,5
40.000
LK (*)
9/673,5÷9/843,5
50.000 giảm tải
8÷8
149
8
5
Bến cảng xăng dầu PVOIL Nhà
Bè
2/296
40.000
LK (*)
2/296÷2/296
40.000
1,7÷1,7
19
3
6
Bến cảng kho xăng dầu VK.102
1/265
40.000
LK (*)
1/265÷1/265
40.000
1,55÷1,55
10
2
02 bến
1/80,5
5.000
LK (*)
1/80,5÷1/80,5
5.000
0,9÷0,9
9
1
7
Bến cảng Lâm Tài Chánh
(Lataca)
1/192,3
15.000
LK (*)
1/192,3÷1/192,3
15.000
0,2÷0,2
5
1
8
Bến cảng xăng dầu hàng không
Miền Nam
-
Cầu cảng chính
LK (*)
1/188÷1/188
30.000
1,5÷1,5
14
2
-
Cầu cảng khác
LK (*)
1/110÷1/110
2.000
Khai thác hàng LK
9
Bến cảng khác
-
Bến cảng đóng tàu và công
nghiệp Hàng hải Sài Gòn
1/100
20.000
CK (*)
1/100÷1/100
20.000
13
1
Đóng mới, sửa chữa tàu
-
Bến cảng đóng tàu An Phú
1/51,2
5.000
CK (*)
1/51,2÷1/51,2
5.000
8
0,4
Đóng mới, sửa chữa tàu
-
Bến cảng trường kỹ thuật
nghiệp vụ Hàng Giang II
1/21,7
300
CK (*)
1/21,7÷1/21,7
300
-
3
0,2
Phục vụ huấn luyện, đào tạo
-
Cầu cảng công vụ Cảng vụ
hàng hải TP. Hồ Chí Minh
1/32
300
CK (*)
1/32÷1/32
300
-
2
0,2
Phục vụ quản lý nhà nước
-
Bến cảng nhà máy đóng tàu
76
CK (*)
1/48÷1/48
7.000
-
5
0,5
Đóng mới, sửa chữa tàu
-
Bến cảng X51
1/220
10.000
CK (*)
2/320÷2/320
10.000
-
23
3
Đóng mới, sửa chữa tàu
V
KHU BẾN LONG BÌNH
-
Bến cảng container, tổng hợp
10/1.200÷10/1.200
5.000
12÷13,2
49
5
1
Bến cảng Long Bình
TH, Cont.
10/1.200÷10/1.200
5.000
12÷13,2
49
5
VI
KHU BẾN CẢNG TRUNG CHUYỂN
QUỐC TẾ CẦN GIỜ
-
Bến cảng, cầu cảng
chính
2/1.016÷4/2.016
25,7÷64,9
198
32
+
Bến cảng container
2/1.016÷4/2.016
250.000 hoặc lớn hơn
25,7÷64,9
198
32
-
Bến cảng, cầu cảng khác
7/700÷9/1.000
8.000
1
Bến cảng trung chuyển quốc tế
Cần Giờ
02÷04 bến
-
Cầu cảng chính
Cont.
2/1.016÷4/2.016
250.000 hoặc lớn hơn
25,7÷64,9
198
32
-
Cầu cảng khác
CK
7/700÷9/1.000
8.000
Thu gom và giải tỏa hàng TH, Cont.
Ghi chú:
- Phạm vi vùng đất, vùng nước
được xác định theo quy hoạch Thành phố Hồ Chí Minh, chi tiết vị trí, tọa độ diện
tích của từng cầu cảng, bến cảng sẽ xác định cụ thể trong bước nghiên cứu dự
án.
- Ký hiệu:
+ TH: tổng hợp, rời;
+ LK: lỏng/khí;
+ Cont.: container;
+ CK: cảng khác;
+ HK: khách;
+
(*): không kinh doanh xếp dỡ.
PHỤ LỤC 04:
THÔNG SỐ QUY HOẠCH LUỒNG TÀU CẢNG BIỂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ
MINH ĐẾN NĂM 2030
Phụ lục kèm theo Quyết định số 407/QĐ-BXD ngày 11/04/2025 của Bộ Xây dựng)
TT
Tên tuyến luồng, đoạn luồng hàng hải
Hiện trạng
Quy hoạch đến 2030
Chiều dài (km)
Bề rộng (m)
Cao độ đáy (mHĐ)
Chiều dài (km)
Bề rộng (m)
Cao độ đáy (mHĐ)
Cỡ tàu (tấn)
I
LUỒNG SÀI GÒN - VŨNG TÀU
80,4
80,4
-
Đoạn phao GR đến thượng lưu sông
Ngã Bảy
22,2
150
-8,5
22,2
150/200
-11,0
70.000
-
Đoạn thượng lưu sông Ngã Bảy
đến ngã ba rạch Bến Nghé
58,2
150
-8,5
58,2
150
-8,5/-
- Sông Lòng Tàu, Nhà Bè: 45.000 hoặc lớn hơn giảm tải, tàu khách 60.000
GT;
- Sông Sài Gòn: phù hợp với tiến trình di dời, chuyển đổi công năng các
bến cảng, tiếp nhận tàu khách trọng tải đến 30.000GT hoặc lớn hơn.
II
LUỒNG SOÀI RẠP
66,6
66,6
-
Đoạn 1: Soài Rạp (ngoài biển)
57,6
-9,5
57,6
-12,0
50.000 tấn đầy tải, 70.000 tấn giảm tải
+
Từ P0 đến P15-16
160
170
+
Từ P15-16 đến Bến cảng
SPCT
120
140
-
Đoạn 2: Hiệp Phước (trong
sông)
9,0
9,0
+
Từ cảng SPCT đến cảng Tân
cảng Hiệp Phước
1,9
120
-9,5
1,9
140
-12,0
+
Từ thượng lưu vũng quay
tàu cảng Tân cảng Hiệp Phước đến ngã ba Bình Khánh
7,1
150
-8,5
7,1
150
-8,5
30.000
III
LUỒNG ĐỒNG NAI
35,7
35,7
-
Đoạn từ ngã ba mũi Đèn Đỏ đến
ngã 3 rạch Ông Nhiêu
9,5
150
-8,5
9,5
150
-8,5
30.000 và 45.000 tấn giảm tải
-
Đoạn từ Ngã ba rạch ông Nhiêu
đến cầu Đồng Nai
26,2
150
TN
26,2
150
-5,7
5.000
IV
LUỒNG SÔNG DỪA
10,4
60
-7,0
10,4
150
-8,5
60.000
-
Đoạn 1: Thượng lưu tắc Đinh Cậu
đến Rạch Tràm
8,4
60
-7,0
8,4
60
-7,0
5.000
-
Đoạn 2: Rạch Tràm đến đến ngã
3 sông Ngã Bảy
2
60
-7,0
2
150
-8,5
60.000
V
LUỒNG ĐỒNG TRANH - GÒ GIA
40,9
40,9
-
Đoạn 1: Ngã 3 sông Lòng Tàu đến
hạ lưu bến cảng xi măng Đại Dương
1,0
130
TN; -5,5
1,0
130
-8,5
20.000
-
Đoạn 2: Hạ lưu bến cảng xi măng
Đại Dương đến ngã 3 Tắt Cua
14,3
130
TN; -5,5
14,3
130
-7,0
5.000
-
Đoạn 3: Ngã 3 Tắt Cua đến Tắt
ông Cu và Tắt Cu đến Tắt Bài
10,2
105
TN; -4,7
10,2
105
-7,0
-
Đoạn 4: Tắt Cua
6,4
70
TN; -7,6
6,4
70
-7,0
-
Đoạn 5: Ngã 3 Tắt Cua đến ngã
3 Tắt Bài
2,0
140
TN; -10,0
2,0
140
-10,0
30.000 tấn và lớn hơn giảm tải
-
Đoạn 6: Ngã 3 Tắt Bài đến ngã
3 sông Cái Mép
7,0
140
TN; -13,0
7,0
140
-14,0
150.000 tấn phù hợp với thực tế khai thác
Ghi chú:
Thông số cụ thể của các tuyến
luồng sẽ được xác định trong bước nghiên cứu dự án.
PHỤ LỤC 05:
DANH MỤC CÁC BẾN PHAO CẢNG BIỂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐẾN
NĂM 2030
Phụ lục kèm theo Quyết định số 407/QĐ-BXD ngày 11/04/2025 của Bộ Xây dựng)
TT
Bến phao
Số lượng bến
Cỡ tàu (tấn)
Tổng cộng
81
A
Sông Sài Gòn
I
Công ty TNHH MTV Cảng Bến
Nghé
1
B29A
1
30.000
2
B29B
1
30.000
II
Công ty TNHH MTV Công nghiệp
tàu thủy Sài Gòn
1
TB1
1
15.000
2
TB2
1
15.000
3
TB3
1
25.000
B
Sông Nhà Bè
18
I
Công ty Cổ phần Gemadept
1
PL03
1
30.000
2
PL04
1
30.000
3
PL05
1
30.000
II
Công ty TNHH MTV Công nghiệp
tàu thủy Sài Gòn
1
BP1
1
10.000
III
Công ty TNHH MTV Đóng tàu
và Công nghiệp hàng hải Sài Gòn
1
BP2
1
25.000
2
BP3
1
25.000
IV
Công ty TNHH Viên Phát
Vinh
1
BP4
1
30.000
V
Công ty CP Dịch vụ Xếp dỡ
hàng hải Sài Gòn
1
VOSCO-SSV01
1
30.000
2
VOSCO-SSV02
1
30.000
VI
Công ty CP Vận tải và Giao
nhận Hải Long
1
Hải Long 1 (HL1)
1
15.000
2
Hải Long 2 (HL2)
1
30.000
3
Hải Long 3 (HL3)
1
30.000
VII
Công ty CP Cảng Sài Gòn
1
BP 10
1
30.000; 40.000 giảm tải
2
BP11
1
40.000
3
BP12
1
40.000
4
BP13
1
30.000
5
BP14
1
30.000
VIII
Công ty CP Nhà Rồng
1
B20
1
25.000
C
Sông Soài Rạp
13
I
Công ty CP Thương mại Dịch
vụ hàng hải Phú Mỹ
1
PM 1
1
40.000
2
PM 2
1
25.000
3
PM 3
1
15.000
II
Công ty CP Vận tải và
thương mại Quốc tế
1
BP10
1
40.000
2
BP11
1
30.000
III
Công ty TNHH TMDV Hoàng Hải
Đăng
1
B.TT9
1
30.000
2
B.TT8
1
30.000
3
B.TT4
1
30.000
4
B.TT5
1
30.000
IV
Công ty CP Nhà Rồng
1
BP-SR3
1
30.000
2
BP-SR4
1
40.000
3
BP-SR5
1
40.000
4
SR-6A
1
50.000 giảm tải
D
Sông Đồng Nai
11
I
Công ty CP Vận tải và
thương mại Quốc tế
1
B11
1
40.000
IV
Tổng công ty Tân Cảng Sài
Gòn
1
Bến phao số 2 – Hạ lưu
1
25.000
2
BP6
1
40.000
3
BP7
1
40.000
VI
Công ty CP TM&DV Giao
nhận vận tải Trường An
1
Trường An 01
1
30.000
II
Công ty CP Falcon
Logistics
1
BP4
1
40.000
III
Công ty TNHH MTV Cảng Bến
Nghé
1
BP3
1
10.000
V
Tổng công ty Đường sông miền
Nam
1
SOWATCO-ĐT1
1
40.000
2
SOWATCO-ĐT2
1
30.000
3
SOWATCO-ĐT3
1
15.000
III
Bến phao đã được chấp thuận
thiết lập
1
BP-14
1
30.000
E
Sông Gò Gia
18
I
Công ty CP Đầu tư Long Thuận
1
BP12
1
80000 giảm tải
2
BP13
1
80000 giảm tải
II
Công ty CP Bảo Việt Phát
1
BVP3
1
120.000
III
Công ty CP Cảng Tổng hợp
Thị Vải (Công ty CP Hưng thái Holdings khai thác)
1
BP11
1
60.000 (10.000 tránh trú bão)
2
BP9
1
80.000 (10.000 tránh trú bão)
3
BP8
1
60.000 (10.000 tránh trú bão)
IV
Công ty CP DV VTB Hải Vân
1
BP10
1
150.000 (giảm tải)
2
BP4
1
150.000 (làm hàng) 30.000 (tránh bão)
3
BP1
1
150.000 (làm hàng) 30.000 (tránh bão)
V
Công ty TNHH Đầu tư TMDV
XNK Hoàng Minh
1
BP7
1
80000 giảm tải
VI
Tổng công ty Tân Cảng Sài
Gòn
1
BP6 (gồm 02 cụm phao BP6A và
BP6B)
1
Cụm phao BP6A: 5.000;
Cụm phao BP6B: 2.200
VII
Công ty CP vận tải và xếp
dỡ Hải An
1
BP5
1
30.000 giảm tải
VIII
Công ty CP Hưng Thái
Holdings
1
BP2
1
150.000 (20.000 tránh trú bão)
2
BP3
1
150.000 (20.000 tránh trú bão)
IX
Bến phao đã được chấp thuận
thiết lập
1
BVP4
1
30.000
2
BP15
1
60.000
3
BP16
1
30.000
4
BP17
1
150.000
F
Sông Ngã Bảy
16
I
Công ty CP TM&DV Giao nhận
vận tải Trường An
1
Trường An 06
1
60.000
II
Công ty CP Cảng Sài Gòn
1
TL2
1
80.000 giảm tải
2
TL4
1
80.000 giảm tải
3
B.TL6-8
1
60.000
III
Tổng công ty Đường sông miền
Nam
1
SOWATCO – TL9
1
60.000
IV
Công ty CP DV VTB Hải Vân
1
TL10
1
80.000 giảm tải
2
TL11
1
80.000 giảm tải
V
Bến phao đã được chấp thuận
thiết lập
1
SD3
1
60.000
2
SD2
1
60.000
3
SD1
1
60.000
4
TL1
1
60.000 và lớn hơn tùy thuộc và vị trí và điều kiện luồng hàng hải.
5
TL3
1
6
TL5
1
7
TL7
1
8
TL12
1
80.000 giảm tải
9
TL13
1
80.000 giảm tải
Ghi chú:
Các bến phao chuyển tải khai
thác với quy mô được chấp thuận thiết lập; giải tỏa phù hợp với lộ trình đầu tư
xây dựng các bến cảng thay thế và các quy hoạch có liên quan.
Quyết định 407/QĐ-BXD năm 2025 phê duyệt Quy hoạch chi tiết phát triển vùng đất, vùng nước cảng biển Thành phố Hồ Chí Minh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành
Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh
Quyết định 407/QĐ-BXD ngày 11/04/2025 phê duyệt Quy hoạch chi tiết phát triển vùng đất, vùng nước cảng biển Thành phố Hồ Chí Minh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành
173
NỘI DUNG SỬA ĐỔI, HƯỚNG DẪN
Văn bản bị thay thế
Văn bản thay thế
Chú thích
Chú thích:
Rà chuột vào nội dụng văn bản để sử dụng.
<Nội dung> = Nội dung hai
văn bản đều có;
<Nội dung> =
Nội dung văn bản cũ có, văn bản mới không có;
<Nội dung> = Nội dung văn
bản cũ không có, văn bản mới có;
<Nội dung> = Nội dung được sửa đổi, bổ
sung.
Click trái để xem cụ thể từng nội dung cần so sánh
và cố định bảng so sánh.
Click phải để xem những nội dung sửa đổi, bổ sung.
Double click để xem tất cả nội dung không có thay
thế tương ứng.
Tắt so sánh [X] để
trở về trạng thái rà chuột ban đầu.
FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN
FILE ATTACHED TO DOCUMENT
Địa chỉ:
17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
Điện thoại:
(028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail:
i nf o@ThuVienPhapLuat.vn
Mã số thuế:
0315459414
TP. HCM, ngày 31/0 5/2021
Thưa Quý khách,
Đúng 14 tháng trước, ngày 31/3/2020, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT đã bậ t Thông báo này, và nay 31/5/2021 xin bật lại.
Hơn 1 năm qua, dù nhiều khó khăn, chúng ta cũng đã đánh thắng Covid 19 trong 3 trận đầu. Trận 4 này , với chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, chắc chắn chúng ta lại thắng .
Là sản phẩm online, nên 25 0 nhân sự chúng tôi vừa làm việc tại trụ sở, vừa làm việc từ xa qua Internet ngay từ đầu tháng 5/2021 .
S ứ mệnh của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT là:
s ử dụng công nghệ cao để tổ chức lại hệ thống văn bản pháp luật ,
v à kết nối cộng đồng Dân L uật Việt Nam,
nhằm :
G iúp công chúng “…loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu…” ,
v à cùng công chúng xây dựng, thụ hưởng một xã hội pháp quyền trong tương lai gần;
Chúng tôi cam kết dịch vụ sẽ được cung ứng bình thường trong mọi tình huống.
THÔNG BÁO
về Lưu trữ, Sử dụng Thông tin Khách hàng
Kính gửi: Quý Thành viên,
Nghị định 13/2023/NĐ-CP về Bảo vệ dữ liệu cá nhân (hiệu lực từ ngày 01/07/2023) yêu cầu xác nhận sự đồng ý của thành viên khi thu thập, lưu trữ, sử dụng thông tin mà quý khách đã cung cấp trong quá trình đăng ký, sử dụng sản phẩm, dịch vụ của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT .
Quý Thành viên xác nhận giúp THƯ VIỆN PHÁP LUẬT được tiếp tục lưu trữ, sử dụng những thông tin mà Quý Thành viên đã, đang và sẽ cung cấp khi tiếp tục sử dụng dịch vụ.
Thực hiện Nghị định 13/2023/NĐ-CP, chúng tôi cập nhật Quy chế và Thỏa thuận Bảo về Dữ liệu cá nhân bên dưới.
Trân trọng cảm ơn Quý Thành viên.
Tôi đã đọc và đồng ý Quy chế và Thỏa thuận Bảo vệ Dữ liệu cá nhân
Tiếp tục sử dụng